1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ MÔ HÌNH TRỒNG QUÝT HỒNG THEO TIÊU CHUẨN VIETGAP TẠI HUYỆN LAI VUNG TỈNH ĐỒNG THÁP

99 377 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 99
Dung lượng 1,32 MB

Nội dung

Bên cạnh nhiều lợi ích mang lại từ GAP như nâng cao chất lượng sản phẩm, cải thiện môi trường nông nghiệp, có thể kiểm tra nguồn gốc sản phẩm…thì người sản xuất theo GAP cũng gặp phải nh

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HCM



PHAN THỊ TUYẾT GHÉ

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ MÔ HÌNH TRỒNG QUÝT HỒNG THEO TIÊU CHUẨN VIETGAP TẠI

HUYỆN LAI VUNG TỈNH ĐỒNG THÁP

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG

Tp Hồ Chí Minh Tháng 06 năm 2012

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HCM



PHAN THỊ TUYẾT GHÉ

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ MÔ HÌNH TRỒNG QUÝT HỒNG THEO TIÊU CHUẨN VIETGAP TẠI

HUYỆN LAI VUNG TỈNH ĐỒNG THÁP

Ngành: Kinh Tế Tài Nguyên Môi Trường

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

GVHD: TS ĐẶNG THANH HÀ

Tp Hồ Chí Minh

Tháng 06 năm 2012

Trang 3

Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại

Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Đánh giá hiệu quả kinh

tế mô hình trồng quýt hồng theo tiêu chuẩn VietGAP tại huyện Lai Vung tình Đồng

Tháp”, do Phan Thị Tuyết Ghé sinh viên khóa 2008-2012, ngành Kinh Tế Tài Nguyên

Môi Trường, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày _

TS ĐẶNG THANH HÀ Người hướng dẫn

Ngày Tháng Năm

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo Thư kí hội đồng chấm báo cáo

Ngày Tháng Năm Ngày Tháng Năm

Trang 4

LỜI CẢM TẠ

Trong thời gian thực hiện đề tài tốt nghiệp, ngoài những cố gắng của bản thân

tôi còn nhận được nhiều sự giúp đỡ cũng như sự động viên từ phía gia đình, thầy cô và

bạn bè Đó là những động lực lớn giúp tôi hoàn thành tốt đề tài tốt nghiệp của

mình.Tôi muốn gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả những người đã giúp đỡ tôi trong

thời gian qua

Trước hết con xin gởi những dòng tri ân đến Ba Mẹ và gia đình, những người

đã sinh thành, nuôi nấng và dành cho con những điều tốt đẹp nhất để con có được ngày

hôm nay

Xin Cảm ơn Toàn thể Thầy Cô Trường Đại Học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh

Đặc biệt là quý thầy cô trong khoa Kinh Tế đã truyền dạy cho em những kiến thức và

kinh nghiệm quý báu trong suốt thời gian qua

Đặc biệt xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Đặng Thanh Hà đã tận tình hướng

dẫn, giúp đỡ, động viên cho em trong suốt quá trình thực hiện đề tài

Cảm ơn các Chú và các Anh công tác tại phòng Nông Nghiệp Phát Triển Nông

Thôn huyện Lai Vung đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình điều tra thu

thập số liệu Cảm ơn Các các chủ hộ trồng quýt hồng ở Xã Long Hậu và Xã Tân phước

đã cung cấp những thông tin quý báu giúp tôi hoàn thành khóa luận

Cho tôi gởi lời cảm ơn đến bạn bè những người đã cùng tôi chia sẻ vui buồn

trong học tập và cuộc sống, những người đã giúp tôi về mặt tinh thần cũng như đóng

góp ý kiến để tôi hoàn thành luận văn

Xin chân thành cảm ơn!

Trang 5

NỘI DUNG TÓM TẮT

PHAN THỊ TUYẾT GHÉ Tháng 06 năm 2012 "Đánh Giá Hiệu Quả Kinh

Tế Mô Hình trồng Quýt Hồng Theo Tiêu Chuẩn VietGAP Tại Huyện Lai Vung Tỉnh Đồng Tháp"

PHAN THI TUYET GHE June 2012 "An Asessment of the Economic

Efficiency of the Red Tangerine Standards VietGAP in Lai Vung District Đong Thap Province"

Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) là hướng phát triển cho ngành nông nghiệp Việt nam Bên cạnh nhiều lợi ích mang lại từ GAP như nâng cao chất lượng sản phẩm, cải thiện môi trường nông nghiệp, có thể kiểm tra nguồn gốc sản phẩm…thì người sản xuất theo GAP cũng gặp phải nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện như: tăng chi phí sản xuất, thói quen ghi chép…

Đề tài nghiên cứu sử dụng số liệu thu thập từ 70 người dân trồng quýt hồng tại Huyện Lai Vung, Tỉnh Đồng Tháp trong đó có 26 người sản xuất quýt hồng theo tiêu chuẩn VietGAP, 44 người sản xuất truyền thống về tình hình sản xuất quýt hồng Qua

đó đề tài sử dụng phương pháp gồm có phương pháp mô tả, phân tích các số liệu tính toán chi phí sản xuất để đánh giá hiệu quả mô hình và hàm sản xuất để xem xét yếu tố VietGAP ảnh hưởng như thế nào đối với năng suất quýt hồng và hàm Logit để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quýt định tham gia VietGAP của nông hộ

Kết quả cho thấy sản xuất quý an toàn theo VietGAP hiệu quả hơn so với không sản xuất theo VietGAP lợi nhuận chênh lệch giữa sản xuất quýt hồng theo VietGAP và không sản xuất theo VietGAP khá cao là 10.340.000VND/1000m2/năm Các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến năng suất quýt hồng là phân bón, tuổi cây, kinh nghiệm và

mô hình và các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng chấp nhận mô hình VietGAP là thu nhập, trình độ, nhân khẩu, hiểu biết về VietGAP Chính vì vậy cần có chính sách hỗ trợ về vốn và tăng cường công tác khuyến nông tập huấn kiến thức về GAP cho người dân

Trang 6

v   

1.3 Phạm vi nghiên cứu 3

1.4 Cấu trúc của khóa luận 3

2.1 Tổng quan về tài liệu nghiên cứu có liên quan 5

2.2 Sự ra đời và phát triển VietGAP ở Việt Nam 6

2.2.2 Chính sách phát triển VietGap ở Việt Nam 7

2.3 Nội dung quy trình thực hành VietGAP 8

2.4 Đặc điểm tổng quát của địa bàn nghiên cứu 14

2.4.2 Điều kiện kinh tế xã hội 18

CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23

3.1 Cơ sở lý luận 21

3.1.2 Những lợi ích khi áp dụng GAP 21

3.1.3 Kỹ thuật trồng quýt hồng theo VietGAP 21

3.1.4.Khái niệm chỉ tiêu hiệu quả kinh tế 29

3.2 Phương pháp nghiên cứu 30

3.2.1 Phương pháp thu thập dữ liệu 30

3.2.2 Phương pháp thống kê mô tả 30

3.2.3 Phương pháp xử lí số liệu 30

Trang 7

vi   

3.2.4 Phương pháp phân tích hồi quy 30

4.1 Thực trạng sản xuất quýt hồng tại địa phương 37

4.1.1.Tình hình sản xuất nông nghiệp tại địa phương 37

4.1 2 Tình hình sản xuất quýt hồng tại địa phương 39

4.2 Đặc điểm kinh tế xã hội của người được phỏng vấn 41

4.2.1 Trình độ học vấn 41

4.2.2 Độ tuổi 42

4.4 Đặc điểm sản xuất của các hộ điều tra 43

4.4.1 Tình hình đầu tư sản xuất quýt hồng ở các nông hộ 43

4.4.2 Tình hình áp dụng VietGAP của mẫu điều tra 45

4.4.3 Thực trạng tuân thủ quy trình sản xuất theo VietGAP 46

4.5 Phân tích hiệu quả kinh tế mô hình trồng quýt hồng theo tiêu chuẩnVietGAP 50

4.5.1 Chi phí đầu tư giai đoạn trồng mới của hai mô hình 50

4.5.2 Chi phí đầu tư trong thời kỳ KTCB 50

4.5.3 Chi phí đầu tư trong giai đoạn kinh doanh của hai nhóm 51

4.5.4 So sánh doanh thu và lợi nhuận TB của hai nhóm 52

4.5.5 Tính hiệu quả giữa hai nhóm 53

4.6 Phân tích ảnh hưởng của mô hình sản xuất VietGAP đến năng suất quýt hồng 53

4.6.1 Kết quả ước lượng các thông số của mô hình 53

4.7 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định áp dụng VietGAP của người dân

58 4.7.1 Kết quả ước lượng các thông số của mô hình logit 58

4.7.2 Đánh giá độ thích hợp của mô hình 60

4.8 Đánh giá chung về mô hình sản xuất quýt hồng VietGAP 63

5.1 Kết luận 64 5.2 Kiến nghị 66 TÀI LIỆU THAM KHẢO 68

Trang 8

vii   

CNNN Công nghiệp ngắn ngày

ĐBSCL Đồng Bằng Song Cửu Long

GAP Thực hành nông nghiệp tốt

QĐ- TTg Quyết định của Thủ Tướng

RAT Rau an toàn

Trang 9

viii   

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang Bảng 3.1 Khuyến Cáo Liều Lượng Phân Bón Thời Kỳ KiếnThiết Cơ Bản 25

Bảng 3.2 Kỳ Vọng Dấu Các Hệ Số Của Mô Hình Hàm Năng Suất 33 Bảng 3.3 Kỳ Vọng Dấu Các Hệ Số Của Mô Hình Logit 35

Bảng 4.1: Kết Quả Sản Xuất Nông Nghiệp Của Huyện Lai Vung Năm 2011 38

Bảng 4.2: Quy Mô và Kế Hoạch Mở Rộng Diện Tích Quýt Hồng Tại Các Xã Của

Bảng 4.3 Liều Lượng Phân Bón, Thuốc BVTV Của Mẫu Điều Tra Áp Dụng 46

Bảng 4.4 Cách Pha Chế Phân bón, Thuốc BVTV Của Hai Nhóm 47

Bảng 4.5 Hình Thức Xử Lý Bao Bì, Thùng Chứa Thuốc Nông Dược, Phân Bón 48

Bảng 4.6 Thống Kê về Việc Ghi Nhật Ký Sản Xuất của Hai Nhóm Hộ 49

Bảng 4.7 So sánh Chi phí Của Hai Mô Hình Trong Giai Đoạn Trồng Mới 50

Bảng 4.8 Chi Chí Đầu Tư Trong Giai Đoạn KTCB Của Hai Nhóm 51

Bảng 4.9 Chi phí Đầu Tư Trong Giai Đoạn Kinh Doanh Của Hai Nhóm 52

Bảng 4.10 Doanh Thu TB Của Hai Nhóm 52

Bảng 4.11 Các Thông Số Ước Lượng của Mô Hình Hàm Năng Suất Quýt hồng 54

Bảng 4.12 Kết Quả Kiểm Định Đa Cộng Tuyến Bằng Hồi Qui Bổ Sung 56

Bảng 4.13 Các Thông Số Ước Lượng Của Hàm Logit ban đầu 59 Bảng 4.14 Các Thông Số Ước Lượng Của Hàm Logit 59

Bảng 4.15 Dấu Các Thông Số của Mô Hình Ước Lượng So Với Kỳ Vọng 60

Bảng 4.16 Kết Quả Kiểm Định Thông Qua Bảng Giá Trị Kỳ Vọng và Xác Suất 60

Bảng 4.17 Tác Động Biên Của từng Biến Độc Lập trong Mô Hình Logit 61

Trang 10

ix   

DANH MỤC CÁC HÌNH

 

Trang  Hình 4.1 Biểu Đồ Cơ cấu Trình Độ Học Vấn Của Các Chủ Hộ 42 Hình 4.2 Biểu Đồ Cơ Cấu Độ Tuổi Các Chủ Hộ 42 Hình 4.3 Biểu Đồ Cơ Cấu Độ Tuổi Vườn Quýt Hồng Điều Tra 43 Hình 4.4 Biểu Đồ So Sánh Tỷ Lệ Hộ Áp Dụng và Không Áp Dụng VietGAP 45 

Trang 11

x   

DANH MỤC PHỤ LỤC

Phụ lục 1 Một Số Hình Ảnh về Cây Quýt Hồng

Phụ lục 2 Kết Xuất Mô Hình Hàm Năng Suất

Phụ lục 3 Kết Xuất Mô Hình Hồi Quy Nhân Tạo

Phụ lục 4 Kết Xuất Mô Hình Hồi Quy Bổ Sung

Phụ lục 5 Kết Xuất Mô Hình Logit

Phụ lục 6 Phiếu Thu Thập Thông Tin về Tình Hình Sản Xuất Quýt Hồng

Trang 12

tư phát triển Hiện nay toàn huyện có diện tích khoảng 1200 ha nằm trên bốn xã Vĩnh Thới, Long Hậu, Tân Phước, Tân Thành sản lượng bình quân đạt trên 41.000 tấn/năm.Trong đó, Long Hậu là nơi trồng nhiều và nổi tiếng nhất với diện tích trên 420

ha Nhiều năm qua Quýt hồng đã mang lại hiệu quả kinh tế cho nhiều gia đình, góp phần tô điểm cho bộ mặt nông thôn Lai Vung ngày càng khởi sắc và giải quyết việc làm cho một bộ phận không nhỏ lao động nhàn rỗi ở địa phương

Trong bối cảnh hiện nay nước ta đang bước vào thời kỳ hội nhập kinh tế quốc

tế, tăng cường và mở rộng phát triển các ngành công nghiệp Tuy nhiên, nông nghiệp vẫn đóng vai trò khá quan trọng đối với nền kinh tế cả nước Với việc gia nhập WTO vừa mang đến cho nông nghiệp Việt Nam triển vọng về một thị trường tiêu thụ lớn, đồng thời cũng đặt ra cho người sản xuất những thách thức cực kỳ khó khăn về yêu cầu sản phẩm chất lượng an toàn theo tiêu chuẩn quốc tế Chính vì thế một trong những yêu cầu quan trọng là cần khẩn trương xây dựng quy trình nông nghiệp an toàn,tập trung sản xuất hàng hoá lớn có chất lượng cao, bổ dưỡng và giá rẻ để nâng cao tính cạnh tranh của nông sản Trong những thách thức này, quy trình nông nghiệp

an toàn là chìa khoá thành công cho ngành nông nghiệp của Việt Nam Để khẳng định

và giữ vững vị trí của mình trên trường quốc tế, Việt Nam đã và đang áp dụng nhiều

Trang 13

217 nhà vườn canh tác hơn 100 ha vườn trồng quýt hồng an toàn, kiểu mẫu và thành lập được tổ sản xuất gắn với tiêu thụ quýt hồng theo hướng VietGap để xây dựng thương hiệu “Quýt hồng Lai Vung” với kích cỡ trái đồng đều, đạt chuẩn trái cây sạch,

an toàn, bền vững Ngày 16/1, Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Lai Vung đã tổ chức lễ công bố chứng nhận nhãn hiệu quýt Hồng Lai Vung độc quyền

trong nước Với việc được cấp chứng nhận đăng ký nhãn hiệu độc quyền, giá trị hàng

hoá cũng như uy tín quýt hồng Lai Vung sẽ được nâng cao trên thị trường nội địa và hướng đến xuất khẩu ra nước ngoài trong thời gian tới

Tuy nhiên đi cùng những thuận lợi trên cũng đặt ra không ít thách thức cho người nông dân vớn đã quen với cách sản xuất truyền thống như thói quen ghi chép sổ sách, chi phí đầu tư có thể cao hơn, phải tuân thủ theo những tiêu chuẩn nghiêm ngặt

về chất lượng và môi trường Xuất phát từ thực tế trên đề tài “Đánh giá hiệu quả kinh

tế mô hình trồng quýt hồng theo tiêu chuẩn VietGap tại huyện Lai vung tỉnh Đồng Tháp ” được thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả kinh tế khi trồng quýt hồng theo

tiêu chuẩn Vietgap từ đó định hướng chính sách khuyến khích phát triển quýt hồng theo tiêu chuẩn VietGAP tại địa phương

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

1.1.1 Mục tiêu chung

Đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình trồng quýt hồng theo tiêu chuẩn VietGAP tại huyện Lai Vung tỉnh Đồng Tháp

1.2.1 Mục tiêu cụ thể

 Phân tích tình hình sản xuất quýt hồng tại huyện Lai Vung

 So sánh hiệu quả kinh tế giữa hai nhóm nông dân có và không áp dụng tiêu chuẩn VietGAP

Trang 14

3

 

 Phân tích ảnh hưởng của chương trình VietGAP đến năng suất cây quýt hồng

 Xác định và phân tích các yếu tố thuận lợi và khó khăn khi áp dụng VietGAP

 Đề xuất một số giải pháp giúp phát triển mô hình trồng quýt hồng tại địa phương

Thời gian thực hiện nghiên cứu từ 10/3/2012 đến 30/5/2112

1.4 Cấu trúc của khóa luận

Đề tài nghiên cứu gồm 5 chương

Chương 1: Mở đầu Trình bày lý do chọn đề tài nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu và phạm vi thực hiện của đề tài

Chương 2: Tổng quan Giới thiệu tổng quan về một số nghiên cứu có liên quan đến đề tài và sơ lược về đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Lai Vung

Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu Chương này trình bày cơ sở

lý luận các khái niệm liên quan đến đề tài như: VietGAP, lợi ích khi thực hiện VietGAP và giới thiệu sơ lược về kỹ thuật trồng quýt hồng theo VietGAP Những cơ

sở này giúp người đọc hiểu rõ hơn về vấn đề nghiên cứu.Về phần phương pháp nghiên cứu trình bày chi tiết các phương pháp được sử dụng trong đề tài gồm phương pháp thu thập số liệu, phương pháp phân tích và xử lý số liệu

Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận Trong chương này sẽ trình bày các kết quả nghiên cứu như Tình hình sản xuất quýt hồng tại địa phương, giới thiệu một số đặc điểm kinh tế xã hội của người được phỏng vấn; Đưa ra các kết quả tính toán so sánh hiệu quả hai mô hình có và không áp dụng VietGAP từ số liệu thu thập được Dùng phương pháp hồi quy chạy mô hình kinh tế lượng để đánh giá hiệu quả của mô hình và xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc chấp nhận mô hình VietGAP, đánh giá chung những thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức khi tham gia VietGAP

Trang 15

4

 

Chương 5: Kết luận và kiến nghị Rút ra những kết luận từ kết quả nghiên cứu

và đề xuất một số kiến nghị nhằm giải quyết các khó khăn và các giải pháp khuyến khích các hộ dân tham gia sản xuất an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP

Trang 16

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN

2.1 Tổng quan về tài liệu nghiên cứu có liên quan

Hầu hết các quốc gia hiện nay rất quan tâm đến vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm và môi trường Chính vì vậy để tăng khả năng cạnh tranh trong sản xuất và đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng cần có một quy định cụ thể về tiêu chuẩn trong sản xuất nông nghiệp nhằm tạo ra sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng và tốt cho môi trường hướng đến một nền nông nghiệp phát triển bền vững

Trong xu thế hội nhập toàn cầu nhiều quốc gia trên thế giới đã đưa ra nhiều tiêu chuẩn chung về GAP như EurepGAP, ThaiGAP, MaLayGAP, khối ASIAN có AsianGAP Hiện nay, chương trình GAP đang được áp dụng rộng rãi ở Việt Nam và

đã có nhiều công trình nghiên cứu về hiệu quả của việc áp dụng GAP trong nông nghiệp

Lại Hải Sâm (2010) nghiên cứu tìm hiểu chính sách VietGAP và việc thực hiện tại hợp tác xã Phước Hải Tác giả thông qua số liệu thu thập từ các hộ dân để đánh giá nhận thức về môi trường và thực trạng tuân thủ một số quy định sản xuất rau theo VietGAP của nông dân, xác định hiệu quả kinh tế sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP Kết quả nghiên cứu cho thấy người dân có ý thức bảo vệ môi trường và tuân thủ tốt các quy định sản xuất và mô hình VietGAP đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân

Trang 17

6

Nghiên cứu: “Đánh giá hiệu quả của việc sản xuất chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP ở xã Lộc Thanh, Thành phố Bảo Lộc tỉnh Lâm Đồng” được tác giả Hoàng Thị Thanh thực hiện năm 2011 Nghiên cứu này tác giả sử dụng phương pháp phân tích hồi quy để xác định và đánh giá hàm năng suất chè giữa nhóm hộ trồng chè theo VietGAP và nhóm hộ không theo VietGAP, xác định các nhân tố ảnh hưởng đến việc

áp dụng VietGAP của nông dân Kết quả nghiên cứu cho thấy mô hình VietGAP đem lại năng suất cao hơn và yếu tố có ảnh hưởng đến quyết định tham gia VietGAP của người dân là kiến thức về VietGAP, số lớp tham gia tập huấn VietGAP, trình độ học vấn và tổng thu nhập của hộ

Đặng Thị Hiền Lương (2011), “Đánh giá hiệu quả mô hình sản xuất thanh long VietGAP ở Hàm Thuận Bắc Tỉnh Bình Thuận” Đề tài sử dụng phương pháp phân tích hồi quy để phân tích ảnh hưởng của mô hình VietGAP đến năng suất cây thanh long Kết quả mô hình VietGAP đem lại năng suất cao hơn các hộ dân sản xuất truyền thống các nhân tố có ảnh hưởng đến năng suất bao gồm lao động, phân bón, thuốc BVTV Tuy nhiên giá bán thanh long của hai nhóm gần như tương đương nhau nên nhiều hộ nông dân không có động lực để tham gia VietGAP

2.2 Sự ra đời và phát triển VietGAP ở Việt Nam

2.2.1 Sự ra đời VietGAP

Trước khi VietGAP ra đời, nước ta đã có rất nhiều chương trình sản xuất nông sản an toàn đối với rau, quả, và cây dùng làm thức uống Nhiều nơi các quy định đó đã xây dựng thành quy trình phổ biến cho nông dân thực hiện

Tuy nhiên, do chưa có đơn vị nào có trách nhiệm kiểm tra và chứng nhận kịp thời hoặc có chính sách khuyến khích cho người sản xuất, nên phong trào sản xuất nông sản sạch chưa được phát triển rộng rãi

Vào năm 2004, Hiệp hội Trái cây Việt Nam tham gia vào một dự án có tên

"Tăng cường năng lực cạnh tranh" (VNCI) do VCCI (Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam) chủ trì và đã tổ chức một chuyến thăm chương trình liên kết Mỹ - Thái đang thực hiện EUREPGAP và thăm "Liên kết GAP miền Tây Thái Lan" Cũng năm đó, Hiệp hội Trái cây Việt Nam cùng với Hội Làm vườn và VCCI tổ chức hội thảo giới thiệu về GAP (EUREPGAP) tại thành phố Hồ Chí Minh Sau hội thảo này,

Trang 18

7

năm 2005 liên kết GAP sông Tiền bao gồm 6 tỉnh có trái cây đã được thành lập, hoạt động rất gắn bó và đã đem lại những kết quả đáng khích lệ.Cũng trong năm 2005, Tổ chức Thị trường quốc tế (IMO) đã tổ chức chứng nhận GAP cho một số cơ sở sản xuất rau, cà phê ở Đà Lạt Tiếp theo đó là các đơn vị sản xuất thanh long ở Bình Thuận, lâm ngư trường tôm ở miền Tây cũng lần lượt được công nhận sản xuất đạt tiêu chuần GAP

Do nhận thức được tầm quan trọng và tính chất bức xúc để có "GAP" cho Việt Nam nên chi nhánh Hội Làm vườn Việt Nam được tổ chức Syngenta Việt Nam tài trợ

đã có chuyến thăm quan, khảo sát việc thực hiện GAP ở Malaysia từ ngày 5 đến ngày

8 tháng 11 - 2007 Đoàn do Tiến Sĩ Võ Mai - Chủ tịch Hiệp hội Trái cây, dẫn đầu cùng với 6 thành viên khác Tiếp theo đó đoàn cũng đệ trình 1 bản tường trình với lãnh đạo

Bộ NN&PTNT về tính cấp thiết của việc ra đời VietGAP Ngày 28-1-2008, VietGAP

ra đời tiếp sau EUREPGAP, GlobalGAP và GAP của một số nước châu Á khác Dù ra đời muộn, VietGAP đã thừa hưởng được kinh nghiệm của nhiều GAP đi trước nên đã nhanh chóng phát huy tác dụng

Đến nay đã có đến hàng trăm tổ chức, đơn vị và cá nhân đã có sản phẩm được công nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP và đang tham gia vào các dịch vụ buôn bán các sản phẩm nông sản ngang hàng với các nước trong khu vực và thế giới

2.2.2 Chính sách phát triển VietGap ở Việt Nam

Ngày 28 tháng 12 năm 2007 Bộ NN&PTNT đã ban hành quyết định số 106/2007/QĐ- BNN quy định về chứng nhận điều kiện sản xuất, sơ chế RAT theo hướng GAP Ngày 28 tháng 1 năm 2008 Bộ NN&PTNT tiếp tục ban hành quyết định

số 379/QĐ- BNN- KHCN về quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau, quả tươi an toàn tại Việt Nam (VietGAP), từ đây đã đánh dấu chính thức sự ra đời của VietGAP ở Việt Nam

Ngày 28 tháng 7 năm 2008 Bộ NN&PTNT ban hành quy chế chứng nhận VietGAP ( Quyết định số 84/2008/QĐ- BNN) quy định về trình tự thủ tục, kiểm tra và chứng nhận VietGAP, chỉ định tổ chức chứng nhận, xử lý vi phạm, trách nhiệm quyền hạn của nhà sản xuất và tổ chức chứng nhận

Ngày 30 tháng 7 năm 2008 Chính phủ ban hành quyết định số 107/2008/QĐ- TTg về một số chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, chế biến tiêu thụ rau, quả, chè an

Trang 19

8

toàn theo VietGAP đến năm 2015 với mục tiêu đến năm 2010 tối thiểu 20% diện tích rau tại các vùng sản xuất an toàn tập trung đáp ứng yêu cầu sản xuất an toàn theo hướng thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP) và tối thiểu 30% tổng diện tích rau tiêu thụ trong nước, làm nguyên liệu cho chế biến và cho xuất khẩu là sản phẩm được chứng nhận và công bố sản xuất chế biến theo quy trình sản xuất an toàn VietGAP Đến năm 2015 các chỉ tiêu trên là 100% Ngày 9 tháng 9 năm 2009 Bộ NN&PTNT có thông tư số 95/2009/TT-BNN hướng dẫn thực hiện một số điều của quyết định số 107/QĐ- TTg đã nêu trên

Ngày 15 tháng 2 năm 2009 Bộ NN&PTNT có chỉ thị số 4136/CT-BNN- TT về việc phát động phong trào thi đua áp dụng VietGAP trong sản xuất rau quả chè Mục tiêu đặt ra là đến năm 2011, 100% các tỉnh thành phố hoàn thành quy hoạch các vùng sản xuất rau, quả, chè an toàn tập trung đảm bảo đủ điều kiện sản xuất, sơ chế sản phẩm rau, quả, chè an toàn phù hợp VietGAP và khoảng 30% sản lượng rau, quả, chè tại các vùng sản xuất an toàn tập trung được chứng nhận hoặc tự đánh giá và công bố sản xuất theo VietGAP

2.3 Nội dung quy trình thực hành VietGAP

2.3.1 Đánh giá và lựa chọn vùng sản xuất

Vùng sản xuất rau, quả áp dụng theo VietGAP phải được khảo sát, đánh giá sự phù hợp giữa điều kiện sản xuất thực tế với qui định hiện hành của nhà nước đối với các mối nguy gây ô nhiễm về hóa học, sinh học và vật lý lên rau, quả Trong trường hợp không đáp ứng các điều kiện thì phải có đủ cơ sở chứng minh có thể khắc phục được hoặc làm giảm các nguy cơ tiềm ẩn Vùng sản xuất rau, quả có mối nguy cơ ô nhiễm hóa học, sinh học, vật lý cao và không thể khắc phục thì không được sản xuất theo VietGAP

2.3.2 Giống và gốc ghép

Giống và gốc ghép phải có nguồn gốc rõ ràng, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép sản xuất Giống và gốc ghép tự sản xuất phải có hồ sơ ghi lại đầy đủ các biện pháp xử lý hạt giống, xử lý cây con, hóa chất sử dụng, thời gian, tên người xử

lý và mục đích xử lý Trong trường hợp giống và gốc ghép không tự sản xuất phải có

hồ sơ ghi rõ tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân và thời gian cung cấp, số lượng, chủng loại, phương pháp xử lý giống, gốc ghép (nếu có)

Trang 20

9

2.3.3 Quản lý đất và giá thể

Hàng năm, phải tiến hành phân tích, đánh giá các nguy cơ tiềm ẩn trong đất và giá thể theo tiêu chuẩn hiện hành của nhà nước Cần có biện pháp chống xói mòn và thoái hóa đất Các biện pháp này phải được ghi chép và lưu trong hồ sơ Khi cần thiết phải xử lý các nguy cơ tiềm ẩn từ đất và giá thể, tổ chức và cá nhân sản xuất phải được

sự tư vấn của nhà chuyên môn và phải ghi chép và lưu trong hồ sơ các biện pháp xử lý Không được chăn thả vật nuôi gây ô nghiễm nguồn đất, nước trong vùng sản xuất Nếu bắt buộc phải chăn nuôi thì phải có chuồng trại và có biện pháp xử lý chất thải đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường và sản phẩm sau khi thu hoạch

2.3.4 Phân bón và chất phụ gia

Từng vụ phải đánh giá nguy cơ ô nhiễm hoá học, sinh học và vật lý do sử dụng phân bón và chất phụ gia, ghi chép và lưu trong hồ sơ Nếu xác định có nguy cơ ô nhiễm trong việc sử dụng phân bón hay chất phụ gia, cần áp dụng các biện pháp nhằm giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm lên rau, quả Lựa chọn phân bón và các chất phụ gia nhằm giảm thiểu nguy cơ gây ô nhiễm lên rau, quả Chỉ sử dụng các loại phân bón có trong danh mục được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam Không sử dụng phân hữu cơ chưa qua xử lý (ủ hoai mục) Trong trường hợp phân hữu cơ được xử lý tại chỗ, phải ghi lại thời gian và phương pháp xử lý Trường hợp không tự sản xuất phân hữu cơ, phải có hồ sơ ghi rõ tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân và thời gian cung cấp, số lượng, chủng loại, phương pháp xử lý Các dụng cụ để bón phân sau khi sử dụng phải được vệ sinh và phải được bảo dưỡng thường xuyên Nơi chứa phân bón hay khu vực

để trang thiết bị phục vụ phối trộn và đóng gói phân bón, chất phụ gia cần phải được xây dựng và bảo dưỡng để đảm bảo giảm nguy cơ gây ô nhiễm vùng sản xuất và nguồn nước Lưu giữ hồ sơ phân bón và chất phụ gia khi mua (ghi rõ nguồn gốc, tên sản phẩm, thời gian và số lượng mua) Lưu giữ hồ sơ khi sử dụng phân bón và chất phụ gia (ghi rõ thời gian bón, tên phân bón, địa điểm, liều lượng, phương pháp bón phân và tên người bón)

2.3.5 Nước tưới

Nước tưới cho sản xuất và xử lý sau thu hoạch rau, quả phải đảm bảo theo tiêu chuẩn hiện hành của Việt Nam hoặc tiêu chuẩn mà Việt Nam đang áp dụng Việc đánh giá nguy cơ ô nhiễm hoá chất và sinh học từ nguồn nước sử dụng cho: tưới, phun

Trang 21

10

thuốc bảo vệ thực vật, sử dụng cho bảo quản, chế biến, xử lý sản phẩm, làm sạch và vệ sinh, phải được ghi chép và lưu trong hồ sơ Trường hợp nước của vùng sản xuất không đạt tiêu chuẩn, phải thay thế bằng nguồn nước khác an toàn hoặc chỉ sử dụng nước sau khi đã xử lý và kiểm tra đạt yêu cầu về chất lượng Ghi chép phương pháp xử

lý, kết quả kiểm tra và lưu trong hồ sơ Không dùng nước thải công nghiệp, nước thải

từ các bệnh viện, các khu dân cư tập trung, các trang trại chăn nuôi, các lò giết mổ gia súc gia cầm, nước phân tươi, nước giải chưa qua xử lý trong sản xuất và xử lý sau thu hoạch

2.3.6 Hóa chất (bao gồm cả thuốc bảo vệ thực vật)

Người lao động và tổ chức, cá nhân sử dụng lao động phải được tập huấn về phương pháp sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và các biện pháp sử dụng bảo đảm an toàn Trường hợp cần lựa chọn các loại thuốc bảo vệ thực vật và chất điều hòa sinh trưởng cho phù hợp, cần có ý kiến của người có chuyên môn về lĩnh vực bảo vệ thực vật Nên áp dụng các biện pháp quản lý sâu bệnh tổng hợp (IPM), quản lý cây trồng tổng hợp (ICM) nhằm hạn chế việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật Chỉ được phép mua thuốc bảo vệ thực vật từ các cửa hàng được phép kinh doanh thuốc kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật Chỉ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong danh mục được phép sử dụng cho từng loại rau, quả tại Việt Nam Phải sử dụng hoá chất đúng theo sự hướng dẫn ghi trên nhãn hàng hóa hoặc hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm đảm bảo an toàn cho vùng sản xuất và sản phẩm

Thời gian cách ly phải đảm bảo theo đúng hướng dẫn sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ghi trên nhãn hàng hóa Các hỗn hợp hoá chất và thuốc bảo vệ thực vật dùng không hết cần được xử lý đảm bảo không làm ô nhiễm môi trường Sau mỗi lần phun thuốc, dụng cụ phải vệ sinh sạch sẽ và thường xuyên bảo dưỡng, kiểm tra Nước rửa dụng cụ cần được xử lý tránh làm ô nhiễm môi trường Kho chứa hoá chất phải đảm bảo theo quy định, xây dựng ở nơi thoáng mát, an toàn, có nội quy và được khóa cẩn thận Phải có bảng hướng dẫn và thiết bị sơ cứu Chỉ những người có trách nhiệm mới được vào kho

Không để thuốc bảo vệ thực vật dạng lỏng trên giá phía trên các thuốc dạng bột Hoá chất cần giữ nguyên trong bao bì, thùng chứa chuyên dụng với nhãn mác rõ ràng Nếu đổi hoá chất sang bao bì, thùng chứa khác, phải ghi rõ đầy đủ tên hoá chất, hướng

Trang 22

11

dẫn sử dụng như bao bì, thùng chứa hóa chất gốc Các hoá chất hết hạn sử dụng hoặc

đã bị cấm sử dụng phải ghi rõ trong sổ sách theo dõi và lưu giữ nơi an toàn cho đến khi

xử lý theo qui định của nhà nước

Ghi chép các hoá chất đã sử dụng cho từng vụ (tên hoá chất, lý do, vùng sản xuất, thời gian, liều lượng, phương pháp, thời gian cách ly và tên người sử dụng) Lưu giữ hồ sơ các hóa chất khi mua và khi sử dụng (tên hóa chất, người bán, thời gian mua,

số lượng, hạn sử dụng, ngày sản xuất, ngày sử dụng) Không tái sử dụng các bao bì, thùng chứa hoá chất Những vỏ bao bì, thùng chứa phải thu gom và cất giữ ở nơi an toàn cho đến khi xử lý theo qui định của nhà nước Nếu phát hiện dư lượng hoá chất trong rau quả vượt quá mức tối đa cho phép phải dừng ngay việc thu hoạch, mua bán sản phẩm, xác định nguyên nhân ô nhiễm và nhanh chóng áp dụng các biện pháp ngăn chặn giảm thiểu ô nhiễm Phải ghi chép cụ thể trong hồ sơ lưu trữ Các loại nhiên liệu, xăng, dầu và hoá chất khác cần được lưu trữ riêng nhằm hạn chế nguy cơ gây ô nhiễm lên rau, quả

Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện qui trình sản xuất và dư lượng hoá chất

có trong rau, quả theo yêu cầu của khách hàng hoặc cơ quan chức năng có thẩm quyền Các chỉ tiêu phân tích phải tiến hành tại các phòng thí nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc gia hoặc quốc tế về lĩnh vực dư lượng thuốc bảo vệ thực vật

2.3.7 Thu hoạch và xử lý sau thu hoạch

Thiết bị, vật tư và đồ chứa: Sản phẩm sau khi thu hoạch không được để tiếp

xúc trực tiếp với đất và hạn chế để qua đêm Thiết bị, thùng chứa hay vật tư tiếp xúc trực tiếp với rau, quả phải được làm từ các nguyên liệu không gây ô nhiễm lên sản phẩm Thiết bị, thùng chứa hay vật tư phải đảm bảo chắc chắn và vệ sinh sạch sẽ trước khi sử dụng Thùng đựng phế thải, hoá chất bảo vệ thực vật và các chất nguy hiểm khác phải được đánh dấu rõ ràng và không dùng chung để đựng sản phẩm Thường xuyên kiểm tra và bảo trì thiết bị, dụng cụ nhằm hạn chế nguy cơ ô nhiễm lên sản phẩm Thiết bị, thùng chứa rau, quả thu hoạch và vật liệu đóng gói phải cất giữ riêng biệt, cách ly với kho chứa hóa chất, phân bón và chất phụ gia và có các biện pháp hạn

chế nguy cơ gây ô nhiễm

Thiết kế và nhà xưởng: Cần hạn chế đến mức tối đa nguy cơ ô nhiễm ngay từ

khi thiết kế, xây dựng nhà xưởng và công trình phục vụ cho việc gieo trồng, xử lý,

Trang 23

12

đóng gói, bảo quản Khu vực xử lý, đóng gói và bảo quản sản phẩm rau quả phải tách biệt khu chứa xăng, dầu, mỡ và và máy móc nông nghiệp để phòng ngừa nguy cơ ô nhiễm lên sản phẩm Phải có hệ thống xử lý rác thải và hệ thống thoát nước nhằm giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm đến vùng sản xuất và nguồn nước Các bóng đèn chiếu sáng trong khu vực sơ chế, đóng gói phải có lớp chống vỡ Trong trường hợp bóng đèn

bị vỡ và rơi xuống sản phẩm phải loại bỏ sản phẩm và làm sạch khu vực đó.Các thiết

bị và dụng cụ đóng gói, xử lý sản phẩm phải có rào ngăn cách đảm bảo an toàn

Vệ sinh nhà xưởng: Nhà xưởng phải được vệ sinh bằng các loại hoá chất thích

hợp theo qui định không gây ô nhiễm lên sản phẩm và môi trường.Thường xuyên vệ

sinh nhà xưởng, thiết bị, dụng cụ

Phòng chống dịch hại: Phải cách ly gia súc và gia cầm khỏi khu vực sơ chế,

đóng gói và bảo quản rau, quả.Phải có các biện pháp ngăn chặn các sinh vật lây nhiễm vào các khu vực sơ chế, đóng gói và bảo quản Phải đặt đúng chỗ bả và bẫy để phòng trừ dịch hại và đảm bảo không làm ô nhiễm rau, quả, thùng chứa và vật liệu đóng gói

Phải ghi chú rõ ràng vị trí đặt bả và bẫy

Vệ sinh cá nhân: Người lao động cần được tập huấn kiến thức và cung cấp tài

liệu cần thiết về thực hành vệ sinh cá nhân và phải được ghi trong hồ sơ.Nội qui vệ sinh cá nhân phải được đặt tại các địa điểm dễ thấy.Cần có nhà vệ sinh và trang thiết bị cần thiết ở nhà vệ sinh và duy trì đảm bảo điều kiện vệ sinh cho người lao động.Chất thải của nhà vệ sinh phải được xử lý

Xử lý sản phẩm: Chỉ sử dụng các loại hoá chất, chế phẩm, màng sáp cho phép

trong quá trình xử lý sau thu hoạch Nước sử dụng cho xử lý rau, quả sau thu hoạch phải đảm bảo chất lượng theo qui định

Bảo quản và vận chuyển: Phương tiện vận chuyển phải được làm sạch trước

khi xếp thùng chứa sản phẩm Không bảo quản và vận chuyển sản phẩm chung với các hàng hóa khác có nguy cơ gây ô nhiễm sản phẩm Phải thường xuyên khử trùng kho bảo quản và phương tiện vận chuyển

2.3.8 Quản lý và xử lý chất thải

Phải có biện pháp quản lý và xử lý chất thải, nước thải phát sinh từ hoạt động sản xuất, sơ chế và bảo quản sản phẩm

Trang 24

13

2.3.9 Người lao động

An toàn lao động: Người được giao nhiệm vụ quản lý và sử dụng hoá chất phải

có kiến thức và kỹ năng về hóa chất và kỹ năng ghi chép.Tổ chức và cá nhân sản xuất phải cung cấp trang thiết bị và áp dụng các biện pháp sơ cứu cần thiết và đưa đến bệnh viện gần nhất khi người lao động bị nhiễm hóa chất.Phải có tài liệu hướng dẫn các bước sơ cứu và có bảng hướng dẫn tại kho chứa hoá chất Người được giao nhiệm vụ

xử lý và sử dụng hoá chất hoặc tiếp cận các vùng mới phun thuốc phải được trang bị

quần áo bảo hộ và thiết bị phun thuốc Quần áo bảo hộ lao động phải được giặt sạch và không được để chung với thuốc bảo vệ thực vật Phải có biển cảnh báo vùng sản xuất rau, quả vừa mới được phun thuốc

Điều kiện làm việc :Nhà làm việc thoáng mát, mật độ người làm việc hợp

lý.Điều kiện làm việc phải đảm bảo và phù hợp với sức khỏe người lao động Người lao động phải được cung cấp quần áo bảo hộ.Các phương tiện, trang thiết bị, công cụ (các thiết bị điện và cơ khí) phải thường xuyên được kiểm tra, bảo dưỡng nhằm tránh rủi ro gây tai nạn cho người sử dụng Phải có quy trình thao tác an toàn nhằm hạn chế

tối đa rủi ro do di chuyển hoặc nâng vác các vật nặng

Phúc lợi xã hội của người lao động: Tuổi lao động phải phù hợp với các quy

định của pháp luật Việt Nam Khu nhà ở cho người lao động phải phù hợp với điều

kiện sinh hoạt và có những thiết bị Lương, thù lao cho người lao động phải hợp lý,

phù hợp với Luật Lao động của Việt Nam

Đào tạo: Trước khi làm việc, người lao động phải được thông báo về những

nguy cơ liên quan đến sức khoẻ và điều kiện an toàn Người lao động phải được tập

huấn công việc trong các lĩnh vực dưới đây:

- Phương pháp sử dụng các trang thiết bị, dụng cụ

- Các hướng dẫn sơ cứu tai nạn lao động

- Sử dụng an toàn các hoá chất, vệ sinh cá nhân

2.3.10 Ghi chép, lưu trữ hồ sơ, truy nguyên nguồn gốc và thu hồi sản phẩm

Tổ chức và cá nhân sản xuất rau, quả theo VietGAP phải ghi chép và lưu giữ đầy đủ nhật ký sản xuất, nhật ký về bảo vệ thực vật, phân bón, bán sản phẩm, v.v Tổ chức và cá nhân sản xuất theo VietGAP phải tự kiểm tra hoặc thuê kiểm tra viên kiểm tra nội bộ xem việc thực hiện sản xuất, ghi chép và lưu trữ hồ sơ đã đạt yêu cầu chưa

Trang 25

14

Nếu chưa đạt yêu cầu thì phải có biện pháp khắc phục và phải được lưu trong hồ sơ

Hồ sơ phải được thiết lập cho từng chi tiết trong các khâu thực hành VietGAP và được lưu giữ tại cơ sở sản xuất Hồ sơ phải được lưu trữ ít nhất hai năm hoặc lâu hơn nếu có yêu cầu của khách hàng hoặc cơ quan quản lý Sản phẩm sản xuất theo VietGAP phải được ghi rõ vị trí và mã số của lô sản xuất Vị trí và mã số của lô sản xuất phải được lập hồ sơ và lưu trữ Bao bì, thùng chứa sản phẩm cần có nhãn mác để giúp việc truy nguyên nguồn gốc được dễ dàng Mỗi khi xuất hàng, phải ghi chép rõ thời gian cung cấp, nơi nhận và lưu giữ hồ sơ cho từng lô sản phẩm Khi phát hiện sản phẩm bị ô nhiễm hoặc có nguy cơ ô nhiễm, phải cách ly lô sản phẩm đó và ngừng phân phối Nếu

đã phân phối, phải thông báo ngay tới người tiêu dùng Điều tra nguyên nhân ô nhiễm

và thực hiện các biện pháp ngăn ngừa tái nhiễm, đồng thời có hồ sơ ghi lại nguy cơ và

giải pháp xử lý

2.3.11 Kiểm tra nội bộ:

Tổ chức và cá nhân sản xuất rau, quả phải tiến hành kiểm tra nội bộ ít nhất mỗi năm một lần Việc kiểm tra phải được thực hiện theo bảng kiểm tra đánh giá; sau khi kiểm tra xong, tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc kiểm tra viên có nhiệm vụ ký vào bảng kiểm tra đánh giá Bảng tự kiểm tra đánh giá, bảng kiểm tra (đột xuất và định kỳ) của

cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải được lưu trong hồ sơ Tổ chức và cá nhân sản xuất theo VietGAP phải tổng kết và báo cáo kết quả kiểm tra cho cơ quan quản lý chất

lượng khi có yêu cầu

2.3.12 Khiếu nại và giải quyết khiếu nại:

Tổ chức và cá nhân sản xuất theo VietGAP phải có sẵn mẫu đơn khiếu nại khi khách hàng có yêu cầu Trong trường hợp có khiếu nại, tổ chức và cá nhân sản xuất theo VietGAP phải có trách nhiệm giải quyết theo quy định của pháp luật, đồng thời lưu đơn khiếu nại và kết quả giải quyết vào hồ sơ

2.4 Đặc điểm tổng quát của địa bàn nghiên cứu

2.4.1 Điều kiện tự nhiên

2.4.1.1 Vị trí địa lý

Lai Vung là huyện nằm ở phía Nam của tỉnh Đồng Tháp Huyện có 11 xã và 1 thị trấn, diện tích tự nhiên 23.844,457ha, dân số năm 2010 là 160.241 người, mật độ dân số bình quân 673 người/km2 Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân là 16,3%/năm

Trang 26

15

Với vị trí quan trọng nằm giữa sông Tiền và sông Hậu; gần khu công nghiệp Sa Đéc, ngang khu công nghiệp Trà Nóc (Cần Thơ) và tiếp giáp với các trung tâm đô thị lớn của vùng như thành phố Cần Thơ, thành phố Long Xuyên (An Giang) rất thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội

Mạng lới giao thông thủy bộ rất thuận lợi với các tuyến huyện lộ đường nhựa kết nối với tỉnh lộ 851, 852, 853, Quốc lộ 54 và 80; cách cảng Sa Đéc và cảng Cần Thơ chỉ 20 km đi từ khu công nghiệp Sông Hậu

Mây: Mây dưới (1/8 bầu trời) 2,8%, mây tổng quan (1/8 bầu trời) 5,7%

Nắng: là vùng có số giờ nắng cao (208 giờ/tháng), tháng 3 có số giờ nắng cao nhất 9,1 giờ/ ngày

Bức xạ: Bức xạ tổng cộng bình quân: 155Kcal/cm2/năm, trong đó: Bức xạ trực tiếp 82 Kcal/cm2/năm, bức xạ khuyết tán 72 Kcal/cm2/năm, bức xạ hấp thu 29 Kcal/cm2/năm

Chế độ mưa: Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11, lượng mưa chiếm 90%- 92% lượng mưa cả năm,trong đó tập trung tháng 9 và tháng 10 (30-40% lượng mưa năm), còn lại mùa khô lượng mưa chiếm 8-10% lượng mưa năm.Lượng mưa trung bình nhiều năm 1.5186mm/năm Từ tháng 5 bắt đầu mưa nhiều và tập trung cao độ ở tháng 9,10 ảnh hưởng đến thu hoạch lúa Hè Thu và Thu Đông

2.4.1.3 Địa hình

Địa hình của huyện co ở ven sông Tiền và sông Hậu, trũng ở giữa, cao độ phổ biến (0.9-(+1.0)), cao nhất (+2.0), thấp nhất (+0.8), bề mặt địa hình bị chia cắt bởi hệ thống kênh mương dày đặc thuận lợi cho việc tưới tiêu

Trang 27

16

Đất đai ven bờ sông Hậu là dãy đất phù sa ven sông và ven các kênh rạch lớn lâu đời hàng năm được bồi đắp, nguồn nước ngọt dồi dào quanh năm thuận lợi cho phát triển lúa, màu, cây ăn trái, nuôi trồng và khai thác thủy sản

2.4.1.5 Tài nguyên nước

Nước mặt

Huyện Lai vung có nguồn nước mặt dồi dào được cung cấp bởi nước sông Tiền

và sông Hậu Tuy nhiên lượng nước phân bổ không đồng đều trong năm, mùa kiệt mực nước thấp nên hầu hết diện tích canh tác phải bơm tưới, mùa lũ quá nhiều nước gây ngập lụt nghiêm trọng ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống nhân dân Ngoài huyện còn có sông Sa Đéc chảy qua phân phối nước ngọt quanh chi phối cho vùng giữa của huyện

Nước ngầm

Lượng nước của huyện Lai Vung nói riêng và tỉnh Đồng Tháp nói chung hạn chế về trữ lượng so với các tỉnh trong vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long Nước ngầm tầng sâu (100-300m) tương đối dồi dào nhưng một số nơi bị nhiễm phèn Những giếng khoan nước ngầm phục vụ sinh hoạt tại địa bàn huyện cho thấy lượng nước ngầm ở huyện tương đối tốt có thể khai thác sử dụng phục vụ sinh hoạt

Trang 28

17

Chế độ thủy văn

Chế độ thủy văn của huyện chịu tác động bởi 3 yếu tố: lũ, mưa nội đồng, và thủy triều biển Đông, hàng năm hình thành 2 mùa rõ rệt: mùa lũ trùng hợp với mùa mưa và mùa kiệt trùng với mùa khô

Chế độ thủy văn mùa kiệt: mùa kiệt nối tiếp sau mùa lũ từ tháng 12 đến tháng 6 hàng năm Chế độ thủy văn trong sông, kênh chịu tác động trực tiếp của thủy triều biển Đông, mực nước giảm dần đến tháng 1và 2 trở đi bắt đầu thấp hơn mặt ruộng, trừ một

số khu vực phía Nam có thể lợi dụng thủy triều khai thác tưới tự chảy Biên độ các tháng mùa kiệt lớn, bình quân từ 0,4-0,7m

Chế độ thủy văn mùa lũ: Ở tỉnh Đồng Tháp lũ thường xuất hiện từ tháng 7 đến tháng 11 vào loại sớm ở khu vực ĐBSCL, trong đó huyện Lai vung lũ thường về muộn hơn Huyện Lai vung nằm trong vùng ngập nông, độ ngập sâu nhất 1,5m, ngập nông nhất 0,8m, thời gian ngập chịu tác động bởi lũ thượng nguồn, mưa tại chỗ và thủy triều biển Đông

2.4.1.6 Tài nguyên sinh vật

Thảm thực vật: Có trên 130 loài trong đó 14 loài thân gỗ, 2 loài thân bụi, 5

loài dây leo và 109 loài thân thảo Cây trồng phong phú và đa dạng chủ yếu là các loại giống lúa ngắn ngày năng suất cao, các loại cây hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày, cây ăn trái

Tài nguyên thủy sản: Là huyện có 2 nhánh sông Tiền và sông Hậu chảy qua

cùng với diện tích mặt nước sông, kênh trên 2.000 ha thuận lợi cho khai thác và nuôi trồng các loại thủy sản như: cá tra, mè vinh, cua, cá lóc, cá trê, tôm…

Hệ sinh vật nước: Gồm 174 loài thực vật nổi, 123 loài động vật đáy, 20 loài

động vật nổi

2.4.1.7 Tài nguyên khoáng sản

Lai Vung là huyện nghèo về khoáng sản, chủ yếu là đất sét với một lượng ít làm

gạch ngói phục vụ xây dựng, có mỏ cát trử lượng 3 triệu khối/ năm

Đánh giá chung

Điều kiện tự nhiên của huyện Lai vung cơ bản thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp

Trang 29

- Khí hậu thuận lợi cho thâm canh tăng vụ tăng năng suất cây trồng vật nuôi

- Mạng lưới kênh mương dày đặc thuận lợi cho giao thông thủy lợi

-Nguồn tài nguyên thủy sản phong phú, đa dạng, diện tích có khả năng nuôi thủy sản lớn

2.4.2 Điều kiện kinh tế xã hội

2.4.2.1 Kinh tế

Về sản xuất Nông nghiệp

- Vụ Đông xuân năm 2011-2012 xuống giống 13.885/13.866 ha, đạt 100,1% so

kế hoạch, đế nay đã thu hoạch 5.917 ha, năng suất bình quân 7,41 tấn/ha - Vụ lúa Hè thu năm 2012 xuống giống 1.053/11.875 ha, đạt 8,87%

- Rau màu vụ Đông xuân gieo trồng 261,58/375 ha đạt 69,7% so kế hoạch, đến nay đã thu hoạch 229 ha

- Rau màu vụ Hè thu gieo trồng.1.082,2/2.581 ha, đạt 41,9% kế hoạch

- Toàn huyện có 3.921,32 ha diện tích vườn cây ăn trái, trong đó diện tích trồng quýt là 1.418,8 ha, quýt hồng chiếm 1.176 ha còn lại là quýt đường, sản lượng ước đạt 46.500 tấn Hiện nay các nhà vườn đang tập trung tưới nước kích thích ra hoa khoảng trên 30%

- Tổng diện tích nuôi thuỷ sản 150,413 ha, trong đó cá tra 39,333/62,033 ha, cá khác 36,97 ha (cá rô đồng 9,98 ha; cá lóc 6,193 ha; các đối tượng khác 20,8 ha); ươn

cá tra bột 74,11 ha; lồng bè 16 cái Sản lượng trong quí I/2012 thu hoạch (cá tra 4.490 tấn, cá khác 430 tấn, đánh bắt tự nhiên 98 tấn)

Về Sản xuất công nghiệp, thương mại - dịch vụ

Sản xuất công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp tăng do chuẩn bị sản phẩm cho thị trường Tết, các nhóm mặt hàng xay xát, chế biến lương thực, thực phẩm, đông lạnh, sản lượng chế biến thức ăn thuỷ sản, gốm xuất khẩu, các ngành nghề truyền thống,

Trang 30

2.4.2.2 Văn hóa xã hội

Xây dựng chỉ tiêu, Kế hoạch, thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” huyện Lai Vung Tổ chức phúc tra khóm, ấp văn hoá năm

2011 có 61/71 khóm, ấp đạt chuẩn Văn hóa và chuẩn bị hồ sơ tỉnh phúc tra khóm, ấp văn hoá 03 năm 05 năm,; triển khai công tác Phòng, chống bạo lực gia đình, hỗ trợ hoạt động các Câu lạc bộ Phòng, chống bạo lực gia đình; tăng cường công tác quản lý các đại lý Internet và trò chơi trực tuyến

Ngành Giáo dục và Đào tạo

Tổ chức sơ kết học kỳ I, triển khai kế hoạch học kỳ II năm học 2011-2012, trong học kỳ I, tổng số 29.794 học sinh (Mầm non 5.083 học sinh, Tiểu học 13.666 học sinh, THCS 7.997 học sinh, THPT 3.048 học sinh); 3 trường đạt chuẩn quốc: Tiểu học thị trấn Lai Vung, Tân Thành 1, Phong Hoà 2 và 1 Trường THPT Tỷ lệ học sinh

bỏ học trong học kỳ I: 304/29.794 học sinh, chiếm tỷ lệ 1,20%, trong đó: Tiểu học 31

em chiếm tỷ lệ 0,2%; Trung học Cơ sở 166 em chiếm tỷ lệ 2%, Trung học Phổ thông

107 em chiếm tỷ lệ 3,4% trong đó: 38 học sinh do hoàn cảnh khó khăn, 177 có học lực yếu, kém, 11 học sinh xa trường đi lại khó khăn, 79 học sinh do nguyên nhân khác Về chất lượng giáo dục: Mầm non có trên 90% loại Bé ngoan; Tiểu học hạnh kiểm thực hiện đầy đủ đạt 99,96%; THCS 70,9% hạnh kiểm tốt: loại yếu chiếm 1,2%, loại giỏi chiếm 16,5%, yếu kém chiếm 1,5%; THPT hạnh kiểm loại tốt chiếm 70,2%: loại yếu chiếm 2,9%, loại giỏi 9,3%, loại yếu kém chiếm 22,86% Công tác phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục THCS được duy trì và đảm bảo tốt các chuẩn đã đạt được

Trang 31

20

Ngành Y tế

Về nhân lực phòng Y tế 6 người, có 2 Bác sĩ; Trung tâm Y tế và phòng khám

Đa khoa 62 người, có 4 Bác sĩ; Trạm Y tế 125 người, có 14 Bác sĩ; Bệnh viện Đa khoa huyện 128 người, có 21 Bác sĩ

vụ án chuyển sang Viện kiểm sát nhân dân huyện truy tố đúng qui định pháp luật Thực hiện công tác cấp, đổi giấy chứng minh nhân dân và đăng ký, cấp biển số xe mô

tô hoạt động bình thường, ổn định Phát động phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc; tuyên truyền Luật Giao thông đường bộ, tăng cường công tác kiểm tra phòng chống cháy nổ được thường xuyên

Trang 32

21

 

CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Cơ sở lý luận

3.1.1 Khái niệm VietGAP

Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau quả tươi của Việt Nam (gọi tắt là VietGAP: Vietnamese Good Agricultural Practices) là những nguyên tắc, trình tự, thủ tục hướng dẫn tổ chức, cá nhân sản xuất, thu hoạch, sơ chế bảo đảm an toàn, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo phúc lợi xã hội, sức khoẻ người sản xuất và người tiêu dùng, bảo vệ môi trường và truy nguyên nguồn gốc sản phẩm

3.1.2 Những lợi ích khi áp dụng GAP

Có rất nhiều lợi ích trong các nguyên lý, tiêu chuẩn và quy định của GAP bao gồm tăng cường chất lượng an toàn thực phẩm, tạo thuận lợi cho việc thâm nhập thị trường và giảm bớtt rủi ro liên quan đến thuốc BVTV được phép sử dụng, dư lượng tối

đa cho phép và các nguy cơ ô nhiễm khác Đối với người sản xuất GAP giúp cho họ tiêu thụ sản phẩm được thuận lợi hơn do người tiêu dùng tin tưởng vào các sản phẩm

có chất lượng áp dụng theo quy trình sản xuất nông nghiệp an toàn giá bán sẽ cao nên đạt hiệu quả kinh tế cao hơn, sức khỏe được đảm bảo hơn; người tiêu dùng sẽ có những sản phẩm chất lượng và an toàn; nhà kinh doanh sẽ có lợi nhuận nhiều hơn từ những sản phẩm có chất lượng; con người sẽ có một môi trường bền vững và thân thiện hơn

Trang 33

Đào mương lên liếp: nhằm mục đích nâng cao tầng canh tác và giúp cây không

bị ngập úng trong mùa mưa Mương tưới và tiêu nước có chiều rộng từ 1-2m, chiều ngang liếp từ 5-8m Vườn phải có đê bao chống lũ triệt để

b) Chuẩn bị cây giống

Hiện nay, quýt hồng chủ yếu được trồng bằng nhánh chiết từ cây giống ở địa phương Nhánh chiết phải chọn từ cây mẹ 5 năm tuổi trở lên, sạch bệnh, sai trái, trái

to, vỏ đẹp, trái có ít múi và múi to

Cây giống phải đảm bảo tiêu chuẩn có hồ sơ ghi lại các biện pháp xử lý Trong trường hợp mua phải có hồ sơ ghi lại đầy đủ nguồn gốc về giống và gốc ghép

c) Đặt cây con

Chuẩn bị mô: Dùng đất mặt ruộng hay đất bị bồi ven sông phơi khô Mô có chiều cao 40 - 60cm, đường kính 60 - 80cm, đào hố giữa mô, trộn đều đất với 5-10 kg phân chuồng, 1 kg phân Super lân và 0,5 kg vôi cho vào hố trước khi đặt cây con

Cách đặt cây con: Đặt cây xuống giữa hố, sao cho mặt bầu ngang bằng mặt mô,

ém đất xung quanh gốc, cắm cọc giữ cho cây không bị gió làm lung lay và tưới đủ nước Cây con trồng từ nhánh chiết có thể đặt thẳng hay nghiêng Nếu cây con có cành phân bố đều thì nên đặt thẳng, vì cây sẽ tạo được tán bình thường, nếu nhánh chiết có

ít cành bên thì có thể đặt nghiêng để cây con dễ tạo các cành bên sau này

Đánh dấu/kí hiệu cho từng cây và vẽ sơ đồ vườn trồng

Chăm sóc cây con: Cây con sau khi trồng cần được chăm sóc kỹ, nhằm đảm bảo mật số và độ đồng đều giữa các cây

Trang 34

23

 

Tạo tán là việc làm cần thiết ngay trong thời kỳ xây dựng cơ bản (từ năm thứ 1

đến năm thứ 3) Mục đích là tăng diện tích lá hữu hiệu, giúp quá trình quang hợp tốt hơn Duy trì sức sống tốt cho cây, bảo đảm sự cân bằng sinh trưởng và kết trái.Thuận lợi trong việc quản lý vườn Hình thành và phát triển bộ khung cơ bản, từ đó phát triển các cành nhánh thứ cấp cho cây, đồng thời giúp cây vững chắc, tránh đổ ngã, gãy nhánh

Sau khi trồng, cây cần được tưới nước đầy đủ để phục hồi sinh trưởng Khi cây xuất hiện tượt non đầu tiên thì tiến hành bấm ngọn Từ gốc lên khoảng 60-80 cm (đối với nhánh chiết) hoặc từ vị trí mắt ghép lên khoảng 40 - 60 cm (trên gốc ghép) thì bấm

bỏ phần ngọn, mục đích để các mầm ngủ và cành bên phát triển Chọn 3 cành khỏe, thẳng mọc từ thân chính và phát triển theo ba hướng tương đối đồng đều nhau làm cành cấp 1 Dùng tre cột giữ cành cấp 1 tạo với thân chính một góc 35 – 40o Sau khi cành cấp 1 phát triển dài khoảng 50-80 cm thì cắt đọt để các mầm ngủ trên cành cấp 1 phát triển hình thành cành cấp 2 và chỉ giữ lại 2-3 cành

Các cành cấp 2 cách nhau khoảng 15-20 cm và tạo với cành cấp 1 một góc 30-

35o Sau đó cũng tiến hành cắt đọt cành cấp 2 như cách làm ở cành cấp 1 Từ cành cấp

2 sẽ hình thành những cành cấp 3

Cành cấp 3 không hạn chế về số lượng và chiều dài nhưng cần loại bỏ các chỗ cành mọc quá dày hoặc quá yếu Sau 3 năm cây sẽ có bộ tán cân đối, thuận lợi trong chăm sóc, phòng ngừa sâu bệnh và thu hoạch

Công việc tỉa cành được tiến hành hàng năm, sau khi thu hoạch cần phải loại

bỏ những đoạn cành sau đây:

Cành đã mang quả (thường rất ngắn khoảng 10- 15 cm)

Cành bị sâu bệnh, cành ốm yếu, cành nằm bên trong tán không có khả năng mang quả

Cành đan chéo nhau, những cành vượt trong thời kỳ cây đang mang quả nhằm hạn chế việc cạnh tranh dinh dưỡng với quả

Một số điểm cần lưu ý:

Dụng cụ, thiết bị dùng trong tỉa cành, tạo tán phải được vệ sinh sạch sẽ, khử trùng dụng cụ bằng nước Javel hoặc cồn 90o khi cắt hoặc tỉa cành để tránh lây bệnh qua cây khác Sau khi sử dụng xong phải được cất giữ vào nơi an toàn

Trang 35

24

 

Không được dùng dụng cụ hay thiết bị cắt, tỉa những cây bị nhiễm bệnh chung với cây sạch bệnh Nếu dùng chung thì phải vệ sinh sạch trước khi sử dụng

Phải có kho chứa dụng cụ hay thiết bị dùng trong khâu tỉa cành, tạo tán

Những vết thương lớn sau khi cắt tỉa cần phải dùng sơn hoặc các thuốc trừ bệnh quét kín vết cắt nhằm tránh vết thương bị thối tạo điều kiện thích hợp cho côn trùng và mầm bệnh tấn công

3.1.3.2 Chăm sóc

a) Vét mương bồi liếp

Có thể vét bùn kết hợp với việc tạo khô hạn để xử l ra hoa Vét bùn vào tháng

2-3 dương lịch, lớp bùn dày khoảng 2 cm là tốt nhất Chú ý không được bồi bùn lấp

kín mặt gốc cây quýt hồng vì bộ rễ cây vẫn cần không khí để hô hấp trong thời gian

xử lý ra hoa

b) Trồng cây chắn gió và che mát

Xây dựng hàng cây chắn gió là yêu cầu cấp thiết đối với vườn Quýt hồng, nhằm ngăn chặ sự di chuyển của sâu bệnh theo gió xâm nhập vào vườn, tạo tiểu khí hậu thích hợp trong vườn, hạn chế thiệt hại do gió bão Các loại cây sử dụng làm cây chắn gió là: dâm bụt, mận, bạch đàn

Quýt hồng thích hợp với ánh sáng tán xạ, vì vậy nên trồng cây che mát xen giữa hai hàng cây hoặc trồng dọc theo mương bằng các loại cây như: cóc, mận, mãng cầu, so đũa, cau, tràm

c) Tủ gốc giữ ẩm

Cần tủ gốc bằng cỏ, rơm rạ và cách gốc khoảng 20cm nhằm giữ ẩm trong mùa nắng, hạn chế cỏ dại phát triển, đồng thời khi rơm rạ bị phân hủy sẽ là nguồn dinh dưỡng cung cấp cho cây

Trong thời kỳ kiến thiết cơ bản nên trồng hoa màu để hạn chế đất bị xói mòn, tăng thu nhập

Trong thời kỳ khai thác thác xu hướng hiện nay là quản lý cỏ dại trong vườn chứ không làm sạch cỏ nhằm giữ ẩm cho đất trong mùa nắng và chống xói mòn trong mùa mưa

Trang 36

25

 

d) Quản lý nước:

Chất lượng nước tưới và nước sử dụng sau thu hoạch phải đảm bảo tiêu chuẩn

hiện hành và đã lưu vào hồ sơ các đánh giá nguy cơ ô nhiễm hóa chất và sinh học từ

nguồn nước

Mùa nắng nên tưới nước thường xuyên cho cây, nếu thiếu nước sẽ làm giảm

năng suất của cây, đồng thời phải thoát nước kịp thời trong mùa mưa để tránh ngập

úng Nên giữ ổn định mực nước luôn cách mặt liếp từ 60 - 80cm

e) Quản lý phân bón

Phải đáp ứng các chỉ tiêu đã được đánh giá nguy cơ ô nhiễm hóa học, sinh vật,

vật lý, có thể gây nhiễm bẩn sản phẩm từ việc sử dụng phân bón Chỉ được phép sử

dụng các loại phân bón có trong danh mục cho phép Đối với phân hữu cơ chỉ sử dụng

khi đã qua xử lý và có đầy đủ hồ sơ ghi lại các loại phân này Nếu nhà vườn tự ủ phân

chuồng thì cần xây dựng và đặt bể ủ phân đảm bảo cách ly, không gây ô nhiễm cho

vườn trồng và nguồn nước tưới Không để phân hoá học và phân chuồng tiếp xúc hay

dính vào quả trong quá trình bón phân

Các thời kỳ bón phân:

Thời kỳ kiến thiết cơ bản: (cây 1-3 năm tuổi)

Phân bón được chia làm nhiều đợt (4-6 đợt) để bón cho cây Sau khi trồng nên

dùng phân urê hoặc phân DAP với liều lượng 40g hoà tan trong 10 lít nước để tưới cho

cây (2 tháng/lần) Khi cây trên 1 năm tuổi cần bón phân gốc để giúp cây phát triển

mạnh Hàng năm bón phân hữu cơ hoai mục từ 5 – 10 kg/cây

Bảng 3.1 Khuyến Cáo Liều Lượng Phân Bón Thời Kỳ KiếnThiết Cơ Bản

Tuổi cây (năm) Số lần bón/ năm Lượng phân (g/cây/năm)

Trang 37

Lần 1 (sau thu hoạch từ 1-3 ngày): DAP 20 kg + Super lân 50 kg + phân hữu

cơ hoai mục (10-20 kg phân hữu cơ/gốc) + Tricô 1 kg

Lần 2 (sau thu hoạch 10 ngày, nhằm hỗ trợ tạo mầm hoa):Phun phân bón lá 60-10 (10 kg)

Lần 3 (1-2 ngày sau tưới): 20 kg DAP + Phân gà 50 kg + Tricô 1 kg

Lần 4 (7-10 ngày sau khi tưới): 20 kg NPK (20-20-15) + 1-2 kg Risopla V Lần 5 (35-40 ngày sau khi tưới): 10 kg NPK (12-11-18) + Phân gà 50 kg + Tricô 1 kg

Lần 6 (60 ngày sau khi tưới): 10 kg NPK (15-5-20)

Lần 7 (100 ngày sau khi tưới): 10 kg NPK (20-20-15)

Lần 8 (130 ngày sau khi tưới): 10 kg NPK (15-5-20) + Phân gà 50 kg + Tricô 1

kg

Lần 9 (bón nuôi trái sau lũ): 20kg NPK (15-15-15) + 1-2 kg Risopla V

Lần 10 (Trước thu hoạch 1 tháng): 10-15 kg KCl

Cách bón phân

Cuốc rãnh xung quanh gốc theo hình chiếu tán cây, rãnh sâu 15cm, rộng

10-20cm cho phân vào, lấp đất và tưới nước

Ngoài việc bón phân hoá học, phân hữu cơ, hàng năm cần cung cấp thêm vôi để tăng pH đất, bổ sung Calcium cho cây nhằm hạn chế nứt trái Liều lượng bón khoảng 1kg/cây/năm và được bón trước mùa mưa lũ

Phân bón lá nên phun 4-5 lần/vụ quả ở giai đoạn sau khi đậu quả và giai đoạn quả bắt đầu phát triển nhanh, mỗi lần cách nhau 15-20 ngày

3.1.3.3 Xử lý ra hoa

Cây quýt hồng cũng giống như cây có múi khác, cần có thời gian khô hạn để phân hóa mầm hoa Vì vậy, ở các vườn quản lý được nước thì có thể tạo sự khô hạn để cây ra hoa đồng loạt

Trang 38

27

 

Sau khi thu hoạch xong tiến hành bón phân cho cây phục hồi, khoảng 30 ngày sau thì tiến hành vệ sinh vườn như: cắt tỉa cành già, cành sâu bệnh, làm cỏ, phun thuốc phòng trừ sâu bệnh… Không nên cắt tỉa cành sớm vì cây sẽ ra đọt non ảnh hưởng đến việc xử lý ra hoa sau này (hoa sẽ ra muộn dẫn đến thu hoạch muộn)

Cây được bón phân lần 2 và tưới nước vừa đủ ẩm trước khi tiến hành xử lý ra hoa Sau khi ngưng tưới nước khoảng 15-20 ngày (khi cây có biểu hiện héo) thì bắt đầu tưới nước trở lại, mỗi ngày 2-3 lần và tưới liên tục 3 ngày Từ ngày thứ 4 trở về sau tưới 1 lần/ngày 7-15 ngày sau khi tưới đợt đầu tiên cây sẽ ra hoa, thời gian này ngày tưới ngày nghỉ, 10-15 ngày sau khi trổ hoa, hoa sẽ rụng cánh (đậu quả)

Các yếu tố liên quan để việc xử lý ra hoa thành công

Trước giai đoạn xử lý ra hoa, không được bón quá nhiều phân có hàm lượng đạm cao

Đất quá ẩm hoặc thời gian khô hạn không đủ để cây phân hoá mầm hoa

Trên cây có nhiều tược non và cành vượt không được tỉa bỏ thường xuyên cũng ảnh hưởng đến sự ra hoa của cây

3.1.3.4 Quản lý sâu bệnh

Giai đoạn từ khi ra hoa đến đậu trái cần quản lý các đối tượng sâu và bệnh hại như: rầy chổng cánh, sâu vẽ bùa, bọ trĩ, nhóm nhện, ghẻ lồi, ghẻ lõm, bệnh loét…

Giai đoạn từ khi đậu trái đến khi thu hoạch cần quản lý các đối tượng côn trùng

và bệnh hại như: nhóm nhện, rầy mềm, rệp sáp, bọ trĩ, bệnh ghẻ, bệnh loét, và tuyến trùng hại rễ…

Ngoài ra, cần thường xuyên theo dõi phòng trừ bệnh vàng lá thối rễ, bệnh chảy

mũ thân và đặt biệt chú ý loại trừ những cây bị nhiễm bệnh do virus như: bệnh vàng lá gân xanh, bệnh Tristerza

Phải tuân thủ nguyên tắc sử dụng hóa chất, thuốc BVTV, thuốc sinh học có trong danh mục cho phép tại các của hàng có giấy phép kinh doanh, đúng theo nhãn hướng dẫn và lập nhật ký hồ sơ theo dõi việc sử dụng và xử lý hóa chất, thuốc BVTV

và chú ý thường xuyên kiểm tra dư lượng hóa chất trên sản phẩm để đảm bảo an toàn

3.1.3.5 Thu hoạch và xử lý sau thu hoạch

Việc thu hoạch phải đúng thời gian cách ly Thời gian cách ly tối thiểu 15 ngày trước khi thu hoạch đối với việc bón phân hoá học, phun phân bón lá, chất điều hoà

Trang 39

28

 

sinh trưởng và thuốc bảo vệ thực vật Dụng cụ thu hoạch, sơ chế bảo quản phải đảm bảo sạch sẽ, an toàn và phù hợp Khu vực sơ chế đóng gói và bảo quản phải cách xa với kho bãi chứa hóa chất và các vật tư khác, đảm bảo không gây nhiễm bẩn sản phẩm Việc sử dụng hóa chất để xử lý sản phẩm sau thu hoạch phải đảm bảo an toàn đúng theo quy định

a) Neo trái

Đến thời điểm thu hoạch mà giá hạ thì có thể neo quả trên cây thêm từ 15- 30 ngày để chờ giá xuất bán, bằng cách phun lên cây các sản phẩm như: Retain, ProGibbe… Tuy nhiên, không nên neo trái quá lâu trên cây sẽ ảnh hưởng khả năng ra hoa ở vụ sau và tuổi thọ của cây bị giảm

b) Thu hoạch

Quýt hồng từ khi ra hoa đến khi thu hoạch khoảng 10 tháng Do đó, có thể điều khiển cây ra hoa để trái chín đúng vào dịp mà nông dân muốn bán trái

Trái được xác định là chín khi có 25-50% diện tích vỏ trái chuyển màu vàng, tỷ

lệ độ đường (brix) với lượng chất chua (acid) trong trái thay đổi 7/1-10/1, hàm lượng dịch trái chiếm khoảng 50% trọng lượng trái

Thời gian thu hái trái tốt nhất trong ngày vào khoảng 8 giờ sáng đến 3 giờ chiều, vì lúc này sương đã khô và trái mất độ trương, do đó giảm được sự tổn thương tinh dầu ở vỏ (tạo những vết bầm ở trái sau khi thu hoạch) Không nên hái trái sau khi mưa vì dễ gây thối trái

c) Xử lý và bảo quản sau thu hoạch

Trái quýt hồng sau khi thu hoạch được rửa bằng dung dịch chlorine 100- 200ppm (1-2g chlorine + 10 lít nước), có thể dùng vải mềm để chùi vỏ trái, làm vỏ trái sáng bóng hơn đồng thời loại bỏ bớt một số vi sinh vật gây hại Sau khi rửa xong thì rửa lại bằng nước sạch và để khô

Có thể bảo quản hoặc vận chuyển quýt hồng ở nhiệt độ 8oC và nếu duy trì ở nhiệt độ này sẽ giữ cho trái tươi được khoảng 11 tuần với chất lượng ngon; ở nhiệt độ

15oC có thể tồn trữ trái đến 7 tuần Ngoài ra nếu sử dụng bao PE đục 3 lỗ, mỗi lỗ đường kính 1 mm có thể tồn trữ đến 5 tuần ở nhiệt độ phòng, tuy nhiên tỷ lệ bệnh khá cao Nếu kết hợp bao PE ở điều kiện 15oC có thể kéo dài thời gian tồn trữ đến 9 tuần

Trang 40

29

 

3.1.4.Khái niệm chỉ tiêu hiệu quả kinh tế

Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế đặc biệt quan trọng, nó thể hiện kết quả sản xuất trong mỗi đơn vị chi phí của ngành sản xuất Về mặt hình thức, hiệu quả kinh tế là một đại lượng so sánh kết quả sản xuất với chi phí bỏ ra

Để đánh giá hiệu quả kinh tế chúng ta phải đứng trên quan điểm toàn diện, phải biểu hiện trên nhiều góc độ khác nhau và có quan hệ chặt chẽ với nhau theo không gian – thời gian – số lượng – chất lượng

+ Về mặt không gian: Khi xét hiệu quả kinh tế không nên xét một mặt, một lĩnh vực mà phải xét trong mối quan hệ hữu cơ hợp lý trong tổng thể chung

+ Về mặt thời gian: Sự toàn diện của hiệu quả kinh tế đạt được không chỉ xét ở từng giai đoạn mà phải xét trong toàn bộ chu kỳ sản xuất

+ Về mặt số lượng: Hiệu quả kinh tế phải thể hiện hiệu mối tương quan thu, chi theo hướng giảm đi hoặc tăng thêm

+ Về mặt chất lượng: Hiệu quả kinh tế phải đảm bảo sự cân đối hợp lý giữa các mặt kinh tế, chính trị, xã hội Việc xác định hiệu quả kinh tế là điểm xuất phát cho mọi tính toán trong kế hoạch phát triển kinh tế quốc dân Đối với địa phương, nó là cơ sở

để xác định đúng đắn một cơ cấu kinh tế hợp lý, tạo ra nguồn sản phẩm dồi dào đáp ứng nhu cầu xã hội đồng thời mang lại lợi ích thiết thực cho nhà sản xuất

Kết quả - hiệu quả kinh tế có ý nghĩa to lớn trong lý luận, trong thực tiễn tổ chức sản xuất của các đơn vị sản xuất kinh doanh cũng như toàn bộ nền kinh tế quốc dân Tùy vào qui mô, mục đích sản xuất mà các đơn vị sản xuất kinh doanh dùng chỉ tiêu kết quả hay hiệu quả làm mục tiêu hoạt động của mình

Hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp thể hiện bằng cách so sánh sản lượng thu hoạch được so với chi phí bỏ ra Khi xác định hiệu quả kinh tế phải tính đến các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất như phân, giống, nông dược, và các yếu tố về thổ nhưỡng, khí hậu thời tiết, kinh nghiệm sản xuất của nông hộ

Hiệu quả kinh tế = Kết quả sản xuất/Chi phi sản xuất

Ngày đăng: 07/03/2018, 10:18

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w