1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất rau an toàn theo quy trình vietgap tại hợp tác xã kim thành, xã quảng thành, huyện quảng điền, tỉnh thừa thiên huế

70 408 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 70
Dung lượng 1,7 MB

Nội dung

 Với mục tiêu nghiên cứu sau: Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về sản xuất rau an toàn Đánh giá tình hình sản xuất rau an toàn tại hợp tác xã Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuấ

Trang 1

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN

KIM THÀNH, XÃ QUẢNG THÀNH, HUYỆN QUẢNG ĐIỀN,

TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

NGÔ THỊ CẨM TÚ

Khóa học: 2009-2013

Trang 2

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN

KIM THÀNH, XÃ QUẢNG THÀNH, HUYỆN QUẢNG ĐIỀN,

TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Sinh viên thực hiện:Giáo viên hướng dẫn:

Ngô Thị Cẩm TúThS Nguyễn Văn Vượng Lớp: K43B KTNN

Niên khóa: 2009-2013

Huế, tháng 05 năm 2013

Trang 3

Sau quá trình thực tập tại HTX Kim Thành, xã Quảng Thành, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế, tôi đã hoàn thành đề tài “Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất rau an toàn theo quy trình VietGap tại Hợp tác xã Kim thành, xã Quảng Thành, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế ” Để hoàn thành tốt đề tài này ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy cô trong trường cùng các chú các bác trong đơn vị cơ quan Cho phép tôi được bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến :

Các thầy cô giáo trong trường Đại học Kinh Tế Huế đã tận tình dạy cho tôi trong suốt quá trình học tại trường, trang bị cho tôi những kiến thức cần thiết

để tôi hoàn thành khóa luận này cũng như cho nghề nghiệp tương lai, đặc biệt là ThS Nguyễn Văn Vượng đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực tập.

Xin được gửi đến toàn thể các chú, các bác tại HTX Kim Thành lời cảm ơn trân trọng nhất, bởi họ

đã góp phần rất lớn vào thành công của bài khóa luận này.

Xin được gửi lời cám ơn đến toàn thể bạn bè và gia đình đã luôn là nguồn động viên, khích lệ cho tôi trong quá trình học cũng như trong thời gian thực tập

để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp của mình.

Huế, tháng 5 năm 2013 Sinh viên thực tập Ngô Thị Cẩm Tú

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT vi

ĐƠN VỊ QUY ĐỔI vii

DANH MỤC CÁC BẢNG viii

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ix

PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 3

3 Phương pháp nghiên cứu 3

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4

PHẦN II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 5

CHƯƠNG I CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 5

1.1 Cơ sở lí luận 5

1.1.1 Khái niệm,phương pháp xác định hiệu quả kinh tế 5

1.1.1.1 Khái niệm 5

1.1.1.2 Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế 6

1.1.2 Sự cần thiết khách quan của sản xuất rau xanh đối với sự phát triển kinh tế xã hội 7

1.1.2.1 Giá trị dinh dưỡng của rau 7

1.1.2.2 Giá trị kinh tế của rau 8

1.1.2.3 Đặc điểm ngành sản xuất rau và xu hướng của nó trong xu hướng chuyển dịch cơ cấu cây trồng hiện nay 8

1.1.2.3.1 Đặc điểm của ngành sản xuất rau 8

1.1.2.3.2 Vị trí và vai trò của ngành sản xuất rau 9

1.1.3 Rau an toàn và những vấn đề phát triển rau an toàn 11

1.1.3.1 Định nghĩa rau an toàn (RAT) 11

1.1.3.2 Những quy định chung cho sản xuất RAT 12

1.1.3.3 Tiêu chuẩn xác định vùng RAT 13

1.1.3.3.1 Điều kiện về sản xuất: 13

1.1.3.3.2 Điều kiện kỹ thuật 13

Trang 5

1.1.3.3.3 Điều kiện tổ chức 14

1.1.3.3.4 Quyền lợi của người trồng RAT 14

1.1.4 Hiệu quả kinh tế xã hội môi trường từ việc phát triển rau an toàn 15

1.1.4.1 Hiệu quả kinh tế 15

1.1.4.2 Hiệu quả xã hội 15

1.1.4.3 Hiệu quả môi trường 16

1.1.5 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 16

1.2 Cơ sở thực tiễn 16

1.2.1 Tình hình sản xuất rau an toàn theo quy trình VietGap tại Việt Nam 16

1.2.2 Tình hình sản xuất rau an toàn tại Thừa Thiên Huế 19

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH SẢN XUẤT, KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT RAU AN TOÀN TẠI HTX NN KIM THÀNH 22

2.1 Tình hình cơ bản của địa bàn nghiên cứu 22

2.1.1 Đặc điểm tự nhiên 22

2.1.1.1 Địa hình, đất đai, thổ nhưỡng 22

2.1.1.2 Khí hậu thời tiết 23

2.1.1.3 Nguồn nước và thủy văn 24

2.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội 24

2.1.2.1 Tình hình đất đai 24

2.1.2.2 Tình hình dân số và lao động 26

2.1.2.3 Tình hình trang bị cơ sở hạ tầng 27

2.1.2.3.1 Tình hình tư liệu lao động 27

2.1.2.3.2 Tình hình giao thông thủy lợi 27

2.1.2.3.3 Hệ thống điện và thông tin liên lạc 28

2.1.2.3.4 Y tế và giáo dục 28

2.1.3 Đánh giá điều kiện tự nhiên- kinh tế- xã hội của HTX Kim Thành 29

2.1.3.1 Thuận lợi 29

2.1.3.2 Khó khăn 29

2.2 Thực trạng sản xuất, kết quả và hiệu quả sản xuất RAT và rau thường tại HTX Kim Thành 29

2.2.1 Tình hình chung về sản xuất RAT và rau thường tại HTX Kim Thành 29

2.2.1.1 Tình hình diện tích, năng suất, sản lượng RAT và rau thường nói chung tại HTX Kim Thành 29

Trang 6

2.2.2 Tình hình sản xuất RAT và rau thường của các hộ điều tra 31

2.2.2.1 Năng lực sản xuất RAT và rau thường của các hộ tại HTX Kim Thành 31

2.2.2.2 Thời vụ 33

2.2.3 Tình hình đầu tư thâm canh trong sản xuất 33

2.2.4 Kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất RAT và rau thường của các hộ điều tra 36

2.2.4.1 Cơ cấu diện tích gieo trồng rau của các hộ điều tra 36

2.2.4.2 Tổng chi phí trong sản xuất 37

2.2.4.3 Kết quả sản xuất RAT và rau thường của các hộ điều tra 38

2.2.5 Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất RAT và rau thường 40

2.2.5.1 Hiệu quả sử dụng chi phí trong sản xuất 40

2.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới kết quả, hiệu quả sản xuất 44

2.3.1 Ảnh hưởng bởi quy mô đất đai 44

2.3.2 Ảnh hưởng bởi chi phí sản xuất 46

2.3.4 Ảnh hưởng bởi các nhân tố khác 48

CHƯƠNG III ĐỊNH HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN RAT TẠI HỢP TÁC XÃ KIM THÀNH 50

3.1 Định hướng phát triển RAT ở HTX Kim Thành 50

3.2 Một số giải pháp chủ yếu để phát triển RAT 51

3.2.1 Đối với nhà nước 51

3.2.2 Đối với hợp tác xã và người trồng rau 52

3.2.2.1 Quy hoạch vùng sản xuất, đầu tư cơ sở hạ tầng, bố trí sản xuất 52

3.2.2.2 Giải pháp về khoa học kỹ thuật 53

3.2.2.3 Liên kết các hộ trồng rau theo VietGAP thành một tổ chức xin đăng ký tư cách pháp nhân 54

3.2.2.4 Giải pháp tiêu thụ sản phẩm 54

PHẦN III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 56

1 Kết Luận 56

2 Kiến nghị 57

2.1 Về cơ chế chính sách 57

2.2 Về tổ chức quản lí 58

TÀI LIỆU THAM KHẢO 59

Trang 7

DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT

NN & PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn

Trang 8

ĐƠN VỊ QUY ĐỔI

1 sào = 500 m2

Trang 9

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1: Các mô hình áp dụng VietGAP trong sản xuất rau, quả, chè 18

Bảng 2: Các đơn vị sản xuất RAT trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế 20

Bảng 3: Tình hình sử dụng đất đai của HTX qua 3 năm 2010-2012 25

Bảng 4: Tình hình dân số và lao động của HTX qua 3 năm 2010-2012 26

Bảng 5: Tình hình sản xuất RAT theo hướng VietGap và rau thường ở HTX Kim Thành qua 2 năm 2010-2011 30

Bảng 6: Năng lực sản xuất RAT và rau thường của các hộ điều tra năm 2012 32

Bảng 7: Mức đầu tư thâm canh các yếu tố đầu vào cho sản xuất RAT và rau thường năm 2012 34

Bảng 8: Cơ cấu DTGT các loại rau trong sản xuất RAT và rau thường ở các hộ điều tra 36

Bảng 9: Tổng chi phí trong sản xuất RAT và rau thường của các hộ điều tra 37

Bảng 10: Tổng doanh thu trong sản xuất RAT 38

Bảng 11: Hiệu quả sử dụng chi phí trong sản xuất RAT và rau thường 40

Bảng 12: Hiệu quả sử dụng lao động trong sản xuất RAT và rau thường 42

Bảng 13: Ảnh hưởng của quy mô diện tích sản xuất tới kết quả và hiệu quả sản xuất RAT theo quy trình VietGap của các hộ 44

Bảng 14: Ảnh hưởng của chi phí sản xuất tới kết quả và hiệu quả sản xuất RAT theo quy trình VietGap của các hộ điều tra 46

Trang 10

để lại rất lớn Ngoài việc tăng chi phí sản xuất nó còn làm ô nhiễm môi trường,suythoái đất mà nguy hại nhất là ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Với tình trạng ngộ độc thực phẩm do ăn rau có dư lượng thuốc trừ sâu ngàycàng gia tăng Điều này đòi hỏi ngành sản xuất rau phải phất triển theo hướng sạch, antoàn để đảm bảo sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường

Từ những lí do trên mà em tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất rau an toàn theo quy trình VietGap tại hợp tác xã Kim Thành,

xã Quảng Thành, huyện Quảng điền, tỉnh Thừa Thiên Huế”.

 Với mục tiêu nghiên cứu sau:

Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về sản xuất rau an toàn

Đánh giá tình hình sản xuất rau an toàn tại hợp tác xã

Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất rau

Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả sản xuất rau

Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả sảnxuất rau cho địa phương

 Dữ liệu phục vụ nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu để thực hiện đề tài này tôi đã sử dụng tài liệu từ cácnguồn sau:

Số liệu tổng quát cho phần cơ sở nghiên cứu được thu thập từ niên giámthống kê địa phương, niêm giám thống kê của cả nước và các sách báo tạp chí

Số liệu từ HTX Kim Thành và xã Quảng Thành

Thu thập số liệu qua quá trình điều tra phỏng vấn các hộ sản xuất

 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp duy vật biện chứng

Trang 11

Phương pháp thu thập số liệu

- Thu thập số liệu thứ cấp

- Thu thập số liệu sơ cấp: thông qua điều tra bảng hỏi, tiến hành phỏng vấntrực tiếp 50 hộ trồng rau trong đó 25 hộ trồng RAT theo hướng VietGap và 25 hộtrồng rau thường trên địa bàn HTX Kim Thành

Phương pháp phân tích và sử lí số liệu

 Kết quả nghiên cứu đạt được

Kết quả khả quan mà sản xuất rau mang lại là mở ra hướng phát triển mới chosản xuất nông nghiệp ở HTX Kim Thành, tăng thu nhập cho người dân, giải quyết một

bộ phận không nhỏ lao động ở nông thôn, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng caomức sống cho người dân

Tuy nhiên sản xuất rau vẫn còn một số hạn chế như sau:

- Giá cả phụ thuộc vào năng lực tiêu thụ trên thị trường, tiêu thụ sản phẩm còngập nhiêug khó khăn

- Việc áp dụng cơ giới hóa vào đất đai chưa cao

- Hiện tượng sâu bệnh là một khó khăn lớn cho các hộ

- Việc trồng rau phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết

Tóm lại: Quá trình nghiên cứu đề tài, sự phong phú của thực tiễn sản xuất vàđời sống đã bổ sung kiến thức cho bản thân tôi Kết quả lớn nhất là kinh nghiệm sảnxuất, kiến thức về thị trường và khóa luận tốt nghiệp này

Trang 12

PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ

1 Tính cấp thiết của đề tài

Thách thức của thị trường nông sản là rất khó xác định được tác nhân sản xuất,

nguồn gốc sản phẩm và kiểm soát chất lượng nông sản trong toàn chuỗi cung ứng.

Thực hành nông nghiệp tốt (viết tắt là GAP) đã được chứng minh là một công cụ hiệuquả để vượt qua các thách thức trên Hiện nay, thực hành nông nghiệp tốt được thừanhận và thực hiện ở cả cấp độ toàn cầu (EUREPGAP/ GlobalGAP), cấp độ khu vực(AseanGAP) và cấp độ quốc gia (ThaiGAP, ChinaGAP, JGAP, )

Việt Nam đã chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và Khuvực mậu dịch tự do Châu Á - Thái Bình Dương (FTAAP) hòa cùng với mối quan tâmngày càng tăng đối với vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm Bên cạnh đó, nước ta phảicam kết thực hiện Hiệp định SPS về kiểm dịch thực vật và vệ sinh, an toàn thực phẩm.Đây là một cơ hội lớn cho nông sản nước ta thâm nhập thị trường thế giới Đồng thời,đây cũng là rào cản kỹ thuật cho nông sản của chúng ta nếu muốn xuất khẩu sang cácnước khác là phải đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng ở nước nhập khẩu, phải truyđược xuất xứ hàng hóa nông sản, phải đủ về lượng, thường xuyên và liên tục Hiệnnay, người tiêu dùng trong nước cũng rất quan tâm đến chất lượng và an toàn thựcphẩm Chính vì vậy, người sản xuất muốn bán được sản phẩm, thì phải sản xuất theotiêu chuẩn vệ sinh, an toàn thực phẩm, khi đó GAP giải quyết rất tốt vấn đề này Trongbối cảnh toàn cầu đó, để góp phần đẩy mạnh sản xuất nông sản thực phẩm an toàn nóichung và rau, quả nói riêng phục vụ tiêu dùng trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu,ngày 28 tháng 01 năm 2008, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Bộ NN&PTNT)

đã ban hành Quyết định số 379/QĐ-BNN-KHCN: “Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau, quả tươi an toàn tại Việt Nam (VietGap)” Quy trình này

được xây dựng dựa theo AseanGAP, hệ thống phân tích nguy cơ và xác định điểmkiểm soát tới hạn (Hazard Analysis and Critical Control Point; HACCP), các thựchành sản xuất nông nghiệp tốt quốc tế được công nhận như EUREPGAP/GLOBALGAP (EU), FRESHCARE (Úc) và luật pháp Việt Nam về vệ sinh an toàn

Trang 13

thực phẩm Đây là một quy trình có mục đích hướng dẫn các nhà sản xuất nâng caochất lượng, bảo đảm vệ sinh an toàn, nâng cao hiệu quả, ngăn ngừa hoặc giảm tối đanhững nguy cơ tiềm ẩn về hoá học, sinh học và vật lý có thể xảy ra trong suốt quá trìnhsản xuất, thu hoạch, vận chuyển, bảo quản và chế biến nông sản Chính vì những lợiích trước mắt và lâu dài nói trên mà quy trình VietGAP được Bộ NN & PTNT khuyếnkhích ứng dụng vào thực tiễn sản xuất.

Tuy nhiên, hiện nay số lượng đơn vị và diện tích áp dụng sản xuất quy trình cònrất hạn chế Tính đến tháng 1/2010 cả nước mới chỉ có 15 mô hình sản xuất áp dụngVietGAP được cấp chứng nhận, trong đó, trên địa bàn Hà Nội có 1 giấy chứng nhậndành cho sản xuất rau an toàn (Theo Cục Trồng trọt - Bộ NN&PTNT) Thực trạng nàyxuất phát từ: (1) việc áp dụng quy trình VietGAP đòi hỏi người nông dân phải tăngvốn đầu tư để cải thiện điều kiện sản xuất, ngoài ra còn đầu tư thêm chi phí quản lýchất lượng, giấy chứng nhận và một số khoản chi phí phát sinh khác Đây là rào cảnlớn cho nông dân, đặc biệt là các hộ có quy mô sản xuất nhỏ; (2) lợi nhuận từ RATVietGAP chưa đáp ứng được nguyện vọng của người sản xuất bởi người tiêu dùngchưa có được thông tin đầy đủ để tin tưởng vào sự khác biệt giữa RAT VietGAP vàrau thường Dẫn đến, giá bán của nó chưa tương xứng với lợi ích mang lại cho ngườitiêu dùng cũng như công sức và chi phí mà người sản xuất đã bỏ ra Vậy bài toán đặt

ra là làm thế nào để cải thiện tình trạng đó? Làm thế nào để sản xuất rau theo quy trìnhVietGAP mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân?

Hợp tác xã nông nghiệp Kim Thành thuộc xã Quảng Thành, huyện Quảng Điền,tỉnh Thừa Thiên Huế là HTX có tiềm năng rất lớn về đất đai,lao động với tổng diệntích tự nhiên 723,8 ha trong đó diện tích đất nông nghiệp là 451,4 ha Bên cạnh việcsản xuất lúa, nuôi trồng thủy sản (NTTS) thì người đân nơi đây có nghề trồng rautruyền thống Hiện nay do nhu cầu thị trường với mục đích nâng cao hiệu quả trồngrau thì HTX cùng bà con nơi đây áp dụng mô hình trồng rau theo quy trình sản xuấtrau an toàn (RAT) Đây là mô hình sản xuất mới dựa trên kỹ thuật trồng cũ nên nó còngặp nhiều khó khăn trong việc vấn đề sản xuất cũng như tiêu thụ sản phẩm RAT trênthị trường

Trang 14

Xuất phát từ những lí do trên, qua điều tra thực tế, nghiên cứu đề tài cùng với

sự giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn và các cán bộ ở HTX tôi đã quyết định nghiên cứu

đề tài “ Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất rau an toàn theo quy trình VietGap tại hợp tác xã Kim Thành, xã Quảng Thành, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế”

 Tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả sản xuất RAT

 Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả sảnxuất RAT trên địa bàn nghiên cứu

3 Phương pháp nghiên cứu

 Phương pháp duy vật biện chứng

Là phương pháp xuyên suốt trong quá trình thực hiện đề tài, là cơ sở lí luận đểnghiên cứu việc nghiên cứu một vấn đề luôn đặt trong sự tác động của các yếu tố môitrường xung quanh

 Phương pháp thu thập số liệu

Thu thập số liệu thứ cấp: các tài liệu liên quan đến cơ sở lí luận và thực tiễn

về hoạt động sản xuất RAT và rau thường, báo cáo về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xãhội và thực trạng sản xuất RAT và rau thường của các cấp chính quyền, các loại sáchbáo, Internet…

Thu thập số liệu sơ cấp: thông qua bảng hỏi điều tra, tiến hành phỏng vấntrực tiếp 25 hộ trồng RAT và 25 hộ trồng rau thường trên địa bàn HTX Kim Thành

 Phương pháp sử lí và phân tích số liệu

Tổng hợp và phân tích các số liệu thu được, tính toán các chỉ tiêu đánh giá hiệuquả và tiến hành phân tích tìm ra các nhân tố ảnh hưởng tới kết quả, hiệu quả sản xuất

Trang 15

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

 Đối tượng nghiên cứu

Ngiên cứu tình hình sản xuất và đánh giá hiệu quả sản xuất rau của các hộ ởHTX Kim Thành

 Phạm vi nghiên cứu

Không gian: đề tài tiến hành nghiên cứu hiệu quả sản xuất RAT và rauthường trên địa bàn HTX Kim Thành, xã Quảng Thành, huyện Quảng Điền, tỉnh ThừaThiên Huế

Thời gian: số liệu thứ cấp sử dụng 2 năm 2010,2012, số liệu điều tra năm 2012

Trang 16

PHẦN II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

cả của một nền kinh tế quốc dân đều nhằm mục đích cuối cùng là đạt hiệu quả cao

Hiệu quả được xem xét trên mọi phương diện kinh tế, văn hóa, xã hội hay môitrường Tuy nhiên, hiệu quả kinh tế vẫn là mục tiêu hang đàu đóng vai trò quyết địnhcủa một phương án kinh doanh

Vì vậy, hiệu quả kinh tế và chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế chính là cơ sở lý thuyếtcho thước đo sự tồn tại và phát triển của một hoạt động sản xuất hay một nền kinh tế

Có nhiều quan điển khác nhau về hiệu quả kinh tế, theo Schultz (1964), Rizzo

(1979) “ Hiệu quả kinh tế được xác định bởi việc so sánh kết quả đạt được và kết quả

bỏ ra ( nguồn lực đầu vào sản xuất) để đạt được kết quả đó Bản chất của hiệu quả kinh tế là mối quan hệ giữa một bên là kết quả kinh tế với một bên là chi phí sản xuất

bỏ ra Kết quả đó có thể là doanh thu, là lợi nhuận thu được sau sản xuất Còn chi phí

là nhân lực, vật lực, vốn… đầu tư vào sản xuất Như vậy, tiêu chuẩn đê đánh giá hiệu quả là sự tiết kiệm yếu tố đầu vào hay sự gia tăng giá trị thu được trên một đơn vị chi phí bỏ ra”

Trong quá trình nghiên cứu hiệu quả kinh tế sản xuất nông nghiệp, chúng ta cầnphân biệt rõ ba khái niệm về hiệu quả: hiệu quả khĩ thuật, hiệu quả kinh tế và hiệu quảphân phối

Hiệu quả kĩ thuật là số lượng sản phẩm có thể đạt được trên một đơn vị chi phíđầu vào hay nguồn lực vào sản xuất trong những điều kiện cụ thể về kĩ thuật hay công

Trang 17

nghệ được áp dụng vào sản xuất nông nghiệp Hiệu quả này thường được phản ánhtrong mối quan hệ về hàm sản xuất Hiệu quả kĩ thuật liên quan đến phương diện vậtchất của sản xuất, nó chỉ ra rằng một đơn vị nguồn lực dung vào sản xuất đem lạithêm bao nhiêu đơn vị sản phẩm Hiệu quả kĩ thuật của việc sử dụng nguồn lực đượcthể hiện thông qua mối quan hệ giữ đầu vào và đầu ra, giữa các đầu vào với nhau vàgiữa các sản phẩm khi nông dân đưa ra sản xuất.

Hiệu quả kĩ thuật phụ thuộc nhiều vào bản chất kĩ thuật và công nghệ áp dụngvào sản xuất nông nghiệp, kỹ năng của người sản xuất cũng như môi trường kinh tế xãhội khác nhau mà trong đó kĩ thuật được áp dụng

Hiệu quả phân bố là chỉ tiêu hiệu quả trong đó yếu tố sản phẩm và giá đầu vàođược tính để phản ánh giá trị sản phẩm thêm trên một đồng chi phí chi thêm về đầuvào và đầu ra Việc xác định hiệu quả này giồng như xác điịnh các điều kiện về lýthuyết biên để tối đa lợi nhuận Điều đó có nghĩa là giá trị biên của sản phẩm phảibắng gí trị chi phí biên của nguồn lực sử dụng vào trong sản xuất

Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế mà trong đó sản xuất đạt cả hiệu quả kĩthuật và hiệu quả phân phối.Điều đó có nghĩa là cả hai yếu tố hiện vật và giá trị điềuđược tính đến khi xem xét việc sử dụng các nguồn lưch trong công nghiệp Nếu đạtđược hoặc yếu tố hiệu quả kĩ thuật hoặc hiệu quả yếu tố phân phối thì mới chỉ là điềukiện cần chứ chưa phải là điều kiện đủ để đạt được hiệu quả kinh tế Chỉ khi nào việc

sử dụng nguồn lực đạt cả chỉ tiêu hiệu quả kĩ thuật và phân phối thì sản xuất mới đạthiệu quả kinh tế

1.1.1.2 Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế

 Phương pháp 1: Hiệu quả kinh tế được xác định bằng tỉ số kết quả thu đượcvới chi phí bỏ ra

H=Q/C

Trong đó: H là hiệu quả kinh tế

Q là kết quả thu được

C là chi phí bỏ raPhương pháp này cho chúng ta xác định được kết quả thu được từ một đơn vị chiphí Nó cũng phản ánh hiệu quả sử dụng nguồn lực của quá trình sản xuất kinhn doanh

Trang 18

 Phươnh pháp 2: Hiệu quả kinh tế bằng tỉ số giữa kết quả tăng thêm với chiphí tăng thêm để đạt điều đó

H=DQ/DH

Trong đó: H là kết quả kinh tế

DQ là kết quả tăng thêm

DH là chi phí tăng thêmPhương pháp này cho ta xác định hiệu quả của một đồng chi phí đầu tư thêmmang lại Nó thường áp dụng để tính hiệu quả trong đầu tư thâm canh

Với 2 phương pháp trên, việc xác định hiệu quả kinh tế chưa phản ánh đượcquy mô sản xuất Do vậy, người ta thường sử dụng thêm chỉ tiêu về lợi nhuận hay thunhập đẻ xác định hiệu quả kinh tế Sự tổng hợp các con số sẽ cho ta một cái nhìn baoquát hơn, đánh giá chính xác hơn hiệu quả kinh tế đạt được

1.1.2 Sự cần thiết khách quan của sản xuất rau xanh đối với sự phát triển kinh tế

xã hội

1.1.2.1 Giá trị dinh dưỡng của rau

Theo kết quả nghiên cứu của nhiều nhà dinh dưỡng học trong và ngoài nước thìtrong khẩu phần ăn của người Việt Nam cần khoảng 2300-2500 calo năng lương hằngngày để sống và hoạt động Ngoài nguồn năng lượng cung cấp từ lương thực thì rauxanh góp phần đáp ứng nhu cầu dưỡng chất cho cơ thể con người Do đó rau xanh từlâu không thể thiếu trong cơ cấu bữa ăn hằng ngày, rau cung cấp phần lớn các nguyên

tố A,B,C,D,E… chưa kể đến các nguyên tố muối khoáng và đường Những loại raucàng đảm bảo tiêu chuẩn an toàn thực phẩm càng có giá trị dinh dưỡng cao

Từ những đánh giá của viện nghiên cứu dinh dưỡng Trung Ương thì rau cungcấp khoảng 6-8% lượng chất khô có trong cơ thể, từ 1,4-2,5% protein theo từng loại,khoảng 4,5-7% hydrocacbon (đường tổng số), vitamin B1 là 0,06mg/100g, vitamin là30-80mg/100g Như vậy rau đã cung cấp một lượng lớn chất dinh dưỡng cần thiết cho

cơ thể con người, giá trị dinh dưỡng sẽ tăng lên nếu đó là sản phẩm sạch Tuy nhiênnếu trong quá trình tiêu dung mà gặp phải những sản phẩm không sạch không đảm bảochất lượng vệ sinh an toàn thì hậu quả không lường trước được

Trang 19

1.1.2.2 Giá trị kinh tế của rau

Ngày nay xu thế phát triển của xã hội cùng với sự tăng dần của dân cư phi nôngnghiệp tại các thành phố đã tạo nên một nhu cầu lớn về lương thực, thực phẩm Sựthay đổi cơ cấu khẩu phần trong bữa ăn theo hướng giảm dần về số lượng và tăng đàn

về chất lượng, giảm dần tỷ trọng dinh dưỡng có nguồn gốc từ động vật và tăng dầnhàm lượng dinh dưỡng có nguồn gốc từ thực vật Vì thế rau xanh ngày càng có tầmquan trọng trong các bữa ăn hang ngày của người dân Và việc cung cấp rau cho cácnhu cầu đó ngày càng được chú trọng, sản xuất rau đã đem lại giá trị kinh tế cao chongười trồng rau Rau là nguồn nguyên liệu và là mặt hàng xuất khẩu có giá trị cao.Nước ta nằm trong vùng nhiệt đới, mùa đông có ở các vùng miền bắc rất thích hợp chonhiều laoị rau có nguồn gốc ôn đới Nếu chúng ta biết phát huy lợi thế các loại rau vụđông xuân thì chúng ta sẽ có một lượng lớn rau để xuất khẩu Năm 2012, xuất khẩurau quả tăng trưởng chậm lại do vướng các quy định về chất lượng của các nước nhậpkhẩu nhập khẩu, ước đạt 770 triệu USD, tăng 30% so với năm 2011 Các loại rau đượcxuất khẩu chủ yếu là ớt khô, hạt mùi, tỏi khô và một số loại rau tươi là cà tím, dưachuột, bắp cải, súp lơ,…

Rau là nguồn nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến thực phẩm: côngnghệ đồ hộp (dưa chuột, cà chua, ngô bao tử, măng tây, đậu bắp), công nghệ bánh kẹo(bí xanh, cà rốt, khoai tây), công nghệ giải khát (cà chua, cà rốt, bí đao), công nghệ chếbiến dược liệu (tỏi, hành), làm hương liệu (hạt mùi, ớt, cà chua,nghệ)

1.1.2.3 Đặc điểm ngành sản xuất rau và xu hướng của nó trong xu hướng chuyển dịch cơ cấu cây trồng hiện nay

1.1.2.3.1 Đặc điểm của ngành sản xuất rau

Hầu hết các loại rau xanh đều qua thời kì vườn ươm sau đó mới đem trồngngoài ruộng sản xuất Bởi vì hạt giống của các loại rau rất nhỏ, rễ ăn nông nên cầngieo trên diện tích nhỏ ở vườn ươm để có điều kiện chăm sóc cho cây có bộ rễ khỏe,

ăn sâu, than lá phát triển để thích nghi với điều kiện ngoài đồng ruộng sản xuất Phầnlớn các loại rau có than lá non, mềm, bộ rễ yếu nên cần được chăm sóc cẩn thận, tỉ mỉ.Mặc khác, thời gian sinh trưởng của các loại rau tương đối ngắn từ 30-120 ngày, do

Trang 20

vậy một năm có thể trồng 2-3 vụ, có nơi từ 4-5 vụ tùy thuộc vào điều kiện tự nhiên vàloại rau trồng.

Rau là loại cây yêu cầu sự quan tâm, chăm sóc thường xuyên của con người,việc đầu tư lao động trong sản xuất góp phần tăng năng xuất, chất lượng sản phẩm.Rau có hàm lượng dinh dưỡng cao nên cần nhiều phân bón, đặc biệt là phân hữu cơ

Rau là loại cây trồng có nhiều sâu bệnh phá hoại và nhu cầu dinh dưỡng của nó

là điều kiện thuận lợi để sâu bệnh phát triển Vì vậy, một trong những khâu quan trọngquyết định năng suất cũng như chất lượng rau là cần dự báo chính xác và phòng ngừabệnh kịp thời

Rau là loại cây thích hợp trồng xen, trồng gối hay gieo lẫn với nhau Đây làbiện pháp kỹ thuật rất thích hợp với cây rau và đem lại hiệu quả kinh tế cao

Rau là loại cây trồng rất nhạy cảm với điều kiện ngoại cảnh nhất là sự thay đổithời tiết Nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, ánh sáng là những yếu tố gây ra sự thay đổitrong quá trình sinh trưởng và phát triển của rau Do vậy đòi hỏi thời vụ rất nghiêmngặt và khẩn trương

Ngành sản xuất rau là ngành sản xuaát hàng hóa Sau khi thu hoạch các loại rau

sẽ trở thành hàng hóa được trao đổi trên thị trường Sự kết hợp chặt chẽ giữa người sảnxuất, thu mua, vận chuyển,… và người tiêu dùng là điều kiện đảm bảo hiệu quả sảnxuất, thúc đẩy sự phát triển một cách ổn định, bền vững

1.1.2.3.2 Vị trí và vai trò của ngành sản xuất rau

 Giá trị dinh dưỡng: Tuy không phải là nguồn cung cấp calo chính cho cáchoạt động sống của con người, nhưng rau xanh được biết đến như một yếu tố đóng vaitrò cân bằng dinh dưỡng và kéo dài tuổi thọ khi nhu cầu về các loại lương thực, thựcphẩm giàu Protein đã được đảm bảo Các loại rau cung cấp một lượng lớn Vitamin (C,B1-B6, E, K,… ) và nhiều Provitamin A, D… Ngoài ra, rau còn cung cấp các nguyên

tố khoáng đa lượng, vi lượng cần thiết cho cấu tạo của tế bào, cấu tạo các Enzim, tácnhân xúc tác và điều hoà các quá trình sinh tổng hợp trong cơ thể người Đồng thời,rau xanh còn cung cấp một lượng lớn chất xơ có khả năng làm tăng hoạt động của nhu

mô ruột và hệ tiêu hoá

Trang 21

Bên cạnh giá trị dinh dưỡng, một số loại rau xanh như: hành, tỏi, nghệ, tía tô,mướp đắng,… còn được coi như những vị thuốc rất có giá trị đối với sức khoẻ conngười Chính vì thế, trong cuộc sống con người, rau xanh đóng một vai trò hết sứcquan trọng và là sản phẩm nông nghiệp được tiêu thụ với số lượng lớn Các kết quảnghiên cứu và số liệu thống kê cho thấy, mức độ tiêu thụ rau xanh trên thế giới tínhtheo đầu người ngày càng có chiều hướng tăng cao So với những nước đang phát triểnthì các nước phát triển thường có mức tiêu thụ rau bình quân đầu người cao hơn.

Đối với sản xuất nông nghiệp, rau là loại cây trồng quan trọng và không thểthiếu trong hệ thống trồng trọt Với lợi thế có thời gian sinh trưởng ngắn, kích thướccác loại rau thường nhỏ nên cây rau rất phù hợp trong cơ cấu trồng xen hay trồng gốivới những loại cây trồng khác, cho phép nâng cao hiệu suất sử dụng đất Chính vì thế,thu nhập từ sản xuất rau cũng cao hơn nhiều so với thu nhập từ sản xuất lúa cũng nhưmột số cây trồng khác Trong đó, các loại rau ăn lá thường có thời gian sinh trưởngngắn và dễ chăm sóc, khả năng khai thác năng suất/đơn vị diện tích/đơn vị thời giannhanh hơn và mang lại hiệu quả kinh tế lớn hơn

Như vậy, có thể nói, rau là loại thực phẩm rất cần thiết đối với con người và làsản phẩm không thể thay thế bởi rau xanh cung cấp rất nhiều các chất quan trọng cho

sự phát triển của con người như các loại vitamin, các loại chất khoáng, chất xơ… trong

đó có 2 thành phần chủ yếu đó là: các loại vitamin và chất khoáng Các chất này có tácdụng điều hòa, cân bằng kiềm toan trong máu, là những chất cần thiết cấu tạo máu vàxương Ngoài ra trong rau còn có một khối lượng lớn các loại chất xơ có tác dụng tốtcho tiêu hóa Qua thực tế sản xuất cho thấy giá trị sản xuất trên 1 ha rau màu thườngcao hơn gấp 2 - 3 lần so với 1 ha lúa nên rau được xem là cây trồng đem lại hiệu quảkinh tế cao trong sản xuất nông nghiệp Ngoài ra rau còn có nhiều ý nghĩa kinh tế khácnhư là loại cây lương thực, là loại hàng hóa có giá trị xuất khẩu cao và là nguồnnguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến

 Về y học: Một số loại rau được coi là loại dược liệu quý và chữa được nhiều bệnh

 Về mặt xã hội: Khi ngành sản xuất rau phát triển thì sẽ có nhiều mặt tác độngtích cực đối với đời sống của con người như: góp phần tăng thu nhập cho người laođộng, đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của xã hội; khi sản xuất rau được phát

Trang 22

triển với quy mô lớn sẽ là điều kiện cho việc sắp xếp lao động nông nhàn một cáchhợp lý; hơn nữa phát triển sản xuất rau còn tạo điều kiện để hỗ trợ cho các ngành kinh

tế khác phát triển

Chính vì rau có những vị trí và vai trò quan trọng như vậy mà hiện nay ngànhsản xuất này đang được chú trọng để phát triển, năng suất, sản lượng rau không ngừngtăng lên qua các thời kỳ với nhiều chủng loại phong phú đa dạng và tạo ra nguồn thunhập không nhỏ cho những người sản xuất Nhưng bên cạnh những mặt tích cực đó thìviệc sản xuất rau cũng đang đặt ra nhiều vấn đề cần phải quan tâm như tình trạng ngộđộc thực phẩm, môi trường sống bị ô nhiễm

1.1.3 Rau an toàn và những vấn đề phát triển rau an toàn

1.1.3.1 Định nghĩa rau an toàn (RAT)

Theo cách hiểu thông thường hiện nay thì rau an toàn là loại rau được sản xuấttrong điều kiện bình thường, có thể sử dụng các loại phân bón, thuốc trừ sâu nhưngphải đảm bảo thời gian cách ly để tránh gây độc khi sử dụng

 Theo quyết định số 67/ 1998/QĐ - BNN - KHCN ngày 28/04/1998 về các quyđịnh tạm thời về sản xuất rau an toàn của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn thì:

“Những sản phẩm rau tươi bao gồm tất cả các loại rau ăn củ, thân, lá, hoa, quả có chất lượng đúng với đặc tính giống của chúng, hàm lượng các hoá chất độc và mức độ nhiễm các vi sinh vật gây hại ở dưới mức tiêu chuẩn cho phép, an toàn cho người tiêu dùng và môi trường thì được coi là rau đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, gọi tắt là: Rau an toàn”.

 Theo Trần Khắc Thi, sản phẩm rau được xem là an toàn khi đáp ứng đủ cácyêu cầu sau:

Sạch hấp dẫn về hình thức: Tươi, sạch bụi bẩn, tạp chất Thu hoạch đúng độchín khi chất lượng cao nhất, không có sâu bệnh Bao bì hợp vệ sinh

Sạch an toàn về chất lượng: Các sản phẩm rau không chứa các dư lượng vượtquá ngưỡng cho phép theo tiêu chuẩn vệ sinh quốc tế bao gồm:

- Dư lượng thuốc hóa học (thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ)

- Số lượng vi sinh vật và ký sinh trùng

- Dư lượng đạm nitơrat (NO3)

Trang 23

- Dư lượng các kim loại nặng ( Chì, Thủy ngân, Kẻm , Đồng ).

Theo Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn ( NN&PTNT ), thì tiêu chuẩnchung của rau sạch theo quy định an toàn thực phẩm như sau:

- Rau quả thương phẩm phải đảm bảo phẩm chất, không dập nát, héo sảnphẩm, hư hại, sạch đất cát

- Hàm lượng nitơrat, kim loại nặng, thuốc bảo vệ thực vật, vi sinh vật gây hạitrong ngưỡng cho phép

1.1.3.2 Những quy định chung cho sản xuất RAT

Khi sản xuất RAT cần có những quy định chung, khi thực hiện cần phải vậndụng cụ thể cho từng loại rau và từng điều kiện cụ thể của từng địa phương Nếu thựchiện đầy đủ nghiêm túc những quy định sau thì đảm bảo các yêu cầu về RAT

 Đất trồng: Đất trực tiếp sản xuất RAT không chịu ảnh hưởng trực tiếp củachất thải công nghiệp, giao thông, khu dân cư tập trung, bệnh viện, nghĩa trang…không bị nhiễm các hóa chất độc hại cho con người và môi trường

 Phân bón: Chỉ dung phân hữu cơ như phân xanh, phân chuồng ủ hoại, tuyệtđối không dung các loại phân hữu cơ tươi như phân bắc, phân chuồng, phân rác…Sửdụng hợp lý cân đối giữa các loại phân hữu cơ và vô cơ Số lượng phân bón phải dựatrên tiêu chuẩn cụ thể quy định trong các quy trình của từng loại rau Đặc biệt đối vớiRAT cần kết thúc bón trước khi thu hoạch sản phẩm 15-20 ngày Hạn chế tối đa cácchất kích thích, điều hòa sinh trưởng cây trồng

 Nước tưới: Chỉ dung nước giếng khoan, nước từ các sông hồ, suối…màkhông bị ô nhiễm các hóa chất độc hại tuyệt đối không dung nước thải từ các khucông nghiệp, tahnhf phố, khu dân cư, bệnh viện, nước ao mương tù đọng,…

 Phòng trừ sâu bệnh: Phải áp dụng phương pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp(IPM) trên nguyên tắc hạn chế thấp nhất thiệt hại do sâu bệnh gây ra Do đó cần chú ýcác biện pháp sau:

Giống: Phải chọn những giống tốt, các cây giống cần phải xử lí sạch sâu bệnhtrước khi đưa ra khỏi vườn ươm

Biện pháp canh tác: Cần tận dụng triệt để các biện pháp canh tác nhằm hạnchế mức thấp nhất nhất các điều kiện và nguồn phát sinh các loại dịch hại trên rau

Trang 24

Chú ý thực hiện các chế độ luân canh, xen canh giữa các loại rau khác nhau nhằmgiảm bớt sâu tơ và một số sâu hại khác cho rau.

An toàn về chất lượng: Sản phẩm có dư lượng không vượt quá ngưỡng chophép theo tiêu chuẩn quốc tế (WHO) đối với các yếu tố:

1.1.3.3 Tiêu chuẩn xác định vùng RAT

Để được công nhận là vùng RAT thì nó phải hội đủ các điều kiện sau:

1.1.3.3.1 Điều kiện về sản xuất:

 Vùng sản xuất RAT phải có diện tích canh tác tập trung theo từng đơn vịhành chính, ấp, xã, liên xã Vị trí vùng canh tác phải nằm trong vùng rau quy hoạchphát triển RAT của thành phố nhưng không gần nơi bị ô nhiễm như bệnh viện, khucông nghiệp, khu chứa rác, nghĩa trang…

 Đất canh tác có lý, hóa phù hợp với sự phát triển của cây rau thường xuyêncải tạo nâng cao độ phì nhiêu của đất

 Nước tưới: nguồn nước tưới cho rau không bị ô nhiễm bởi hóa chất, VSV độchại, không dùng nước thải trong sản xuất công nghiệp, nước thải sinh hoạt, nước ao tùđộng và chưa được sử lí

1.1.3.3.2 Điều kiện kỹ thuật

 Tối thiểu 90% số hộ trồng rau trong vùng đồng thuận sản xuất RAT phảiđược tâp huấn về kỹ thuật do chi cục BVTV thành phố tổ chức Và khi thực hiện sảnxuất thì số hộ trồng rau phải thực hiện đúng quy trình sản xuất RAT của sở NN &PTNT Phải áp dụng những phương pháp IPM nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao, ítđộc hại cho môi trường và con người

Trang 25

 Giống: chọn những giống tốt, sạch sâu bệnh, khuyến khích sử dụng nhữnggiống mới, giống lai F1 có năng suất và chất lượng cao.

 Thuốc BVTV phải đảm bảo thời gian cách li trước khi thu hoạch theo đúnghướng dẫn trên nhãn từng loại thuốc Tuyệt đối không dùng những loại thuốc đangnằm trong danh mục cấm Khuyến khích sử dụng những loại thuốc có nguồn gốc sinhvật, thảo mộc và các loại thuốc chống phân hủy ít ảnh hưởng các loại sinh vật có íchtrên đồng ruộng

 Phân bón: không sủ dụng phân rác tươi, phân hữu cơ chưa ủ hoai, khi sửdụng phải cân đối hợp lí và có thời gian cách li an toàn trước khi thu hoạch

1.1.3.3.3 Điều kiện tổ chức

vận động các hộ nông dân trồng rau trong vùng thành lập tổ sản xuất có banđiều hành do tập thể điều ra để tiện cho việc tổ chức sản xuất, tiếp thu các tiến bộ côngnghệ, tiêu thụ

Trong thời gian 3 tháng chi cục BVTV sẽ tiếm hành kiểm tra ngẫu nhiên cácmẫu rau trên đồng ruộng và sau khi thu hoạch Sau đó sẽ đề nghị sở NN & PTNT côngnhận vùng RAT khi tất cả các mẫu điều đạt tiêu chuẩn theo quy định

Sau khi công nhận vùng RAT chi cục BVTV sẽ thường xuyên đến kiểm tra và

đề nghị sở NN & PTNT ra quyết định công nhận đạt tiêu chuẩn sau thời hạn 1 năm kể

từ ngày ra quyết định công nhận của kì trước

1.1.3.3.4 Quyền lợi của người trồng RAT

Sở NN&PTNT phối hợp với UBND các quận huyện, phường xã có vùng RATchỉ đạo cho các sở, chi cục quản lý nước, trung tâm nước sinh hoạt và vệ sinh môitrường nông thôn cùng bà con nông dân hoàng thiện hệ thống tưới tiêu, nước sinhhoạt, giao thông nông thôn, giao thông hội đồng để đảm bảo sinh hoạt và sản xuất

Sở NN&PTNT chỉ đạo cho chi cục BVTV , trung tâm khuyến nông xây dựng

hệ thống công tác viên để kịp thời theo dõi sâu bệnh, hướng dẫn chuyển giao các tiến

bộ khoa học kỹ thuật

Sở NN&PTNT phối hợp với các ngân hàng đại phương, giúp các nông dântrồng rau hưởng các chế độ tín dụng ưu đãi theo văn bản của UBND thành phố Sẽ vận

Trang 26

động công ty thuốc trừ sâu, giống cây trồng, phân bón cung ứng vật tư theo phươngthức ứng trước (nếu nông dân có như cầu).

Sở NN&PTNT vận động các cá nhân kinh doanh RAT tổ chức thu mua chovùng RAT

Sở NN&PTNT giao cho phòng nông nghiệp hướng dẫn nhân dân thành lập tổhớp tác, HTX, xây dụng các biện pháp quản lý và điều hành sản xuất RAT

1.1.4 Hiệu quả kinh tế xã hội môi trường từ việc phát triển rau an toàn

1.1.4.1 Hiệu quả kinh tế

Với kỹ thuật trồng RAT và ứng dụng IPM sẽ nâng cao chất lượng sản phẩm,tăng tính cạnh tranh và góp phần đẩy nhanh tiến trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng,phát triển một vùng nông nghiệp bền vững, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập chongười dân

Mặc khác, việc kiểm tra dư lượng thuốc trừ sâu sẽ tạo ra khả năng xuất khâurau quả sạch không những ở thị trường trong nước mà còn ở nước ngoài Từ đó thungoại tệ để có thể tái đầu tư phát triển nông thôn Sản xuất RAT nó còn ngăn chặnđược các trường hợp ngộ độc do ăn rau cũng như đảm bảo sức khỏe và tính ổn địnhtrong sản xuất, nhất là ở trong các xí nghiệp, khu công nghiệp có bếp ăn tập thể, bếp

ăn phục vụ lễ hội, khách du lịch

1.1.4.2 Hiệu quả xã hội

Trước tiên là chuyển giao những tiến bộ khoa học kỹ thuật và sản xuất nângcao dân trí cho người nông dân bảo vệ sức khỏe cộng đồng

Thứ hai, dư lượng thuốc hóa học trong rau quả đã làm nguy hại con người, làđiều mà các tài liệu khoa học trong và ngoài nước đều khẳng định ở nước nhiểm độcquá cao thì nó sẽ gây nhiễm độc cấp tính nhiều khi còn nguy hiểm đến tính mạng, cònnếu ăn hằng ngày với lượng ít nhưng vượt quá ngưỡng cho phép thì nó tích lũy trong

cơ thể và ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe vỉ vậy kiểm tra dư lượng thuốc trừ sâu làbiện pháp dể ngăn chặng các loại rau quả không an toàn đến tay người tiêu dùng Đó làbiện pháp bảo vệ sức khỏe người dân, sức khỏe cộng đồng

Thứ ba, tạo ra nông sản tương đối sạch, đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng.Người tiêu dùng sẽ không lo ngại khi phải chọn mua rau quả

Trang 27

Thứ tư, đó là việc hoạch toán đơn gian, người sản xuất có thu nhập dồng thờithu lại khấu hao do việc đầu tư nhà kính, nhà lưới.

1.1.4.3 Hiệu quả môi trường

Khi có công cụ phân tích dư lượng thuốc trừ sâu thì việc quan lý việc sử dụngthuốc trừ sâu thuận tiện hơn sẽ tạo ra áp lực cho người nông dân dùng thuốc trừ sâu,phân bón hóa học đúng kỹ thuật, đúng liều lượng, tránh việc lạm dụng dụng thuốc trừsâu trên rau quả, tè đó giảm ô nhiểm cho môi trường đất, nước, không khí, cân bằng hệsinh thái được tái lập và thúc đẩy nền nông nghiệp bền vững

1.1.5 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

Để đánh giá tình hình phát triển RAT của các nông hộ ở HTX Kim Thànhhuyện Quảng Điền, chúng tôi áp dụng một số chỉ tiêu nghiêm cứu sau:

- Tổng doanh thu= ∑QiZi

Trong đó:

Qi: khối lượng sản phẩm tiêu thụZi: giá bán đơn vị

- Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất = Tổng doanh thu – Tổng chi phí

- Hiệu quả sử dụng chi phí

+ Doanh thu/chi phí

+ Lợi nhuận/chi phí

- Hiệu quả sử dụng lao động

+ Năng suất lao động = Doanh thu/ Số lao động bình quân

+ Chỉ tiêu sinh lời bình quân một lao động = Lợi nhuận/Số lao động bình quân

1.2 Cơ sở thực tiễn

1.2.1 Tình hình sản xuất rau an toàn theo quy trình VietGap tại Việt Nam

Hiện nay, VietGAP là tiêu chuẩn tự nguyện nhưng đến năm 2015, 100% diện tích

SX rau tập trung phải đáp ứng và đạt được chứng nhận VietGAP (107/2008/QĐ-TTg) Tínhđến tháng 1/2010, cả nước mới có 15 mô hình SX áp dụng VietGAP được chứng nhận (Cụctrồng trọt) Tại Hà Nội, nguồn vốn đầu tư cho SX RAT tăng liên tục trong 15 năm trở lạiđây nhưng kết quả rất hạn chế (đến 7/2009, có 6.820ha vùng SX RAT tập trung được quyhoạch, trong đó chỉ có 219ha được chứng nhận đủ điều kiện SX sơ chế RAT)

Trang 28

 Các mô hình áp dụng VietGAP được chứng nhận

Theo báo cáo của các tổ chức chứng nhận VietGAP được chỉ định và các địaphương đến cuối năm 2009 cả nước đã có trên 15 mô hình/địa phương áp dụngVietGAP được chứng nhận Trong đó có 10 mô hình VietGAP trên rau với diện tích31.5 ha; 3 mô hình VietGAP trên chè với diện tích 24 ha; 01 địa phương (Bình Thuậnvới nhiều mô hình) áp dụng VietGAP trên Thanh Long với diện tích 300 ha

 Các mô hình đã và đang áp dụng VietGAP

Hiện tại với sự đầu tư của Nhà nước và một số dự án có 6 mô hình trồng rauđang áp dụng VietGAP với diện tích 80 ha ở các địa phương: Hải Phòng, Bắc Ninh,Lâm Đồng, Tp HCM; tỉnh Bình Thuận đã tập huấn VietGAP và hiện nay đã cókhoảng 3000 ha Thanh Long đang áp dụng VietGAP Trường Đại học Nông nghiệp

Hà Nội cũng đã tư vấn cho nông dân trông vải ở Hồng Giang, Lục Ngạn, Bắc Giang

áp dụng VietGAP trên diện tích 5 ha

Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với các địa phương triển khai các

mô hình RAT theo kế hoạch khuyến nông 2009 (kinh phí 4.3 tỷ đồng)

Dự án CIDA cũng đang tập huấn triển khai một mô hình rau VietGAP tại LâmĐồng Tp HCM Hà Nội

Nhiều vùng rau an toàn (RAT) đã được hình thành đem lại thu nhập cao và antoàn cho người sử dụng đang được nhiều địa phương chú trọng đầu tư xây dựng mới

và mở rộng: Hà Nội, Hải Phòng (An Lão), TP Hồ Chí Minh, Lâm Đồng (Đà Lạt)

Thực tế, hàng năm rau quả Việt Nam trên thị trường trong nước cũng như xuấtkhẩu đều có sức cạnh tranh không cao Do 2 nguyên nhân cơ bản sau:

Thứ nhất, quy trình sản xuất rau ở Việt Nam còn sử dụng quá nhiều phân hóahọc và thuốc BVTV làm cho dư lượng hóa học trong rau sản phẩm phần lớn vượt quámức tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm của bộ y tế Xét về chất lượng, rau ViệtNam không thể cạnh tranh với rau các nước có nền nông nghiệp tiên tiến trên thế giới

Thứ hai, sản xuất theo mô hình nhỏ lẻ, kỹ thuật sản xuất không caolàm cho chiphí sản xuất tăng cao, chất lượng sản phẩm không đồng đều Khâu đóng gói, bảo quảncủa các sản phẩm rau Việt Nam còn nhiều hạn chế làm giảm sức hấp dẫn đối vớingười tiêu dùng về mẫu mã sản phẩm

Trang 29

Bảng 1: Các mô hình áp dụng VietGAP trong sản xuất rau, quả, chè

ST

Diệntích(ha)

Chủng loại Địa bàn

Mô hình được chứng nhận

3 Viện CLT-CTP 2.0 Bí xanh Dưa chuột Hải Dương

4 Doanh nghiệp Thoa Liên 2.0 Rau các loại Bắc Ninh

6 Trung tâm giống và PT NLN CNC

7 Trang trại Phạm Gia Trang 2.0 Rau ăn quả ăn lá Hải Dương

8 HTX RAT Lĩnh Nam 2.5 Rau ăn lá ăn quả Hà Nội

9 Nhóm hộ thôn Kim Thái (xã Ba

Rau họ cải cà chua (5 loại rau)

TháiNguyên

10 Nhóm hộ thôn Náng (xã Phú Bình) 3.2 Rau họ cải rau gia vị Thái

Nguyên

15 Một số trang trại Thanh Long 300 Thanh Long Bình Thuận

Mô hình đang áp dụng

2 Liên tổ SX RAT Ấp Đình 10 Rau các loại TP HCM

4 Trang trại Phong Thuý 27 Rau các loại Lâm Đồng

5 Tổ hợp tác Xuân Viên 20 Rau các loại Lâm Đồng

6 HTX SX&TT RAT Hoà Đình 10 Rau các loại Bắc Ninh

7 Các trang trại Thanh Long 3.000 Thanh Long Bình Thuận

(Nguồn Cục Bảo vệ thực vật 2009)

Để sản xuất có hiệu quả cao, đáp úng nhu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm, đảmbảo sức khỏe cho người tiêu dùng cần có những quy hoạch sản xuất, quy định kiểm

Trang 30

định chặt chẽ sảm phẩm làm ra Các mô hình rau sạch cần được đẩy mạnh hơn nữa ởViệt Nam để rau quả trong nước có thể vươn xa hơn trên thị trường thế giới.

1.2.2 Tình hình sản xuất rau an toàn tại Thừa Thiên Huế

Thừa Thiên Huế là một trong những trung tâm văn hoá, du lịch của cả nước.Hàng năm trên địa bàn tỉnh đón nhiều khách du lịch trong nước và quốc tế, hàng vạnsinh viên các tỉnh về cư trú học tập Công nghiệp của tỉnh đang trên đà phát triểnmạnh, nhiều khu công nghiệp đang được xây dựng, nhiều đô thị mới sẽ được hìnhthành Do đó nhu cầu các sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao, an toàn phục vụ chođời sống ngày càng tăng

Toàn tỉnh có diện tích sản xuất rau trên 3200 ha, song phân bố không đều, manh

mún, nhỏ lẻ mang tính thời vụ, tự cung tự cấp Chỉ có một số vùng trồng tập trung,chuyên canh chủ yếu ở thành phố Huế và một số xã vùng ven như Quảng Thành,Quảng Thọ - huyện Quảng Điền, Hương An, Hương Xuân, Hương Chữ -huyện HươngTrà, Phú Mậu - huyện Phú Vang,

Năm 2009, thông qua một số các đề tài, dự án, chương trình của Trung tâmKhuyến Nông Lâm Ngư, của trường Đại học Nông Lâm Huế, và một số tổ chức khác,một số mô hình sản xuất rau an toàn đã được triển khai tại các địa phương như: HTXHương Long - TP Huế ( 0,5 ha), HTX Kim Thành - Quảng Thành (1,1 ha), HTX LaChữ -Hương Trà (1 ha),…

 Từ năm 2009 đến nay, các dự án được ngân sách Trung ương và ngân sáchtỉnh Thừa Thiên Huế đầu tư hỗ trợ như dự án nông thôn miền núi cấp nhà nước ủy

quyền địa phương quản lý “Xây dựng mô hình ứng dụng các sản phẩm công nghệ

sinh học để tổ chức sản xuất rau an toàn theo hướng VietGAP tại huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế” do Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện

Quảng Điền chủ trì thực hiện với diện tích 3,4 ha; 6 loại rau: cải xanh, xà lách, cải cúc,rau thơm, rau má và mướp đắng, được thực hiện tại 2 xã Quảng Thành và Quảng Thọ;

dự án khoa học công nghệ “Hỗ trợ phát triển rau an toàn” do truờng Đại học Nông

Lâm Huế chủ trì với quy mô diện tích là 2,4208 ha thực hiện tại các HTX Hương Long

và Hương An Đến nay đã cho một số kết quả khả quan

Trang 31

 Tính đến nay đã có 5 đơn vị được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn(NN & PTNT) tỉnh Thừa Thiên Huế cấp giấy đủ điều kiện sản xuất kinh doanh rau quả

an toàn

Bảng 2: Các đơn vị sản xuất RAT trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế

rau quả Số QĐ-ngày

Hương An, huyện

Hương Trà

0,9893

Rau cải, hành lá,

xà lách, kiệu, rauthơm

737/ QĐ-NNPTNTngày 7/10/2010HTX Hương Chữ, xã

Hương Chữ, huyện

Hương Trà

1,075

Xà lách, hành hoa,kiệu, dền đỏ, rauthơm

05/ QĐ-NNPTNTngày 06/01/2010

(Nguồn Sở NN &PTNT tỉnh Thừa Thiên Huế)

 Sở NN & PTNT đã chỉ định Trung tâm Khuyến Nông Lâm Ngư tỉnh là tổchức thực hiện chứng nhận VietGAP cho rau, quả an toàn trên địa bàn tỉnh (Quyếtđịnh số 668/QĐ-NN&PTNT ngày 11 tháng 9 năm 2010), hoàn thiện thủ tục hànhchính về cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất rau an toàn cho các địa phương

Trang 32

Nhìn chung, tình hình sản xuất rau an toàn vẫn còn dừng lại ở mức độ sản xuấtthử nghiệm với quy mô nhỏ, thị trường tiêu thụ rau an toàn chưa nhiều Các đơn vị sảnxuất mới chỉ thực hiện đăng ký đủ điều kiện sản xuất, chưa có đơn vị nào công bố sảnphẩm rau quả sản xuất được áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt chorau, quả tươi an toàn theo Quyết định số 379/QĐ/BNN-KHCN ngày 28 tháng 01 năm

2008 của Bộ trưởng Bộ NN & PTNT

Trang 33

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH SẢN XUẤT, KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ

SẢN XUẤT RAU AN TOÀN TẠI HTX NN KIM THÀNH

2.1 Tình hình cơ bản của địa bàn nghiên cứu

2.1.1 Đặc điểm tự nhiên

HTX NN Kim Thành nằm về phía bắc xã Quảng Thành, có:

Phía Bắc giáp với HTX An Xuân

Phía Nam giáp với HTX Hương Phong

Phía Tây giáp với HTX Phú Thanh

Phía Đông giáp với HTX Tam Giang

HTX Kim Thành nằm về vung trũng cuối hạ lưu sông Bồ tiếp cận với phá TamGiang Nên đầu vụ đông xuân thường hay ngập úng, vụ hè thu bị hạn và mặn, hàngnăm bị lũ lụt đe dọa

Địa bàn HTX nằm cách quốc lộ 1A khoảng 2km về phía tây và cách trung tâmthành phố Huế khoảng 18km đường bộ Với vị trí thuận lợi cho việc lưu thông, giaohợp hợp tác với các HTX khác nhằm giúp nhau phát triển kinh tế, cải thiện bộ mặtnông thôn Trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp gồm chăn nuôi, trồng trọt thì ngườidân nơi đây còn đầu tư NTTS do lợi thế phía đông giáp với phá Tam Giang Bên cạnhnhững thuận lợi và khó khăn trên thì địa bàn nơi đây cũng gặp phải một số khó khăntrong sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất rau nói riêng Đó là việc tiêu úngtrong vụ đông xuân và tưới nước ngăn mặn vào vụ hè Do địa bàn nằm cách xa thànhphố gây khó khăn trong việc tiếp cận thị trường, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuậtmới trong sản xhuất nông nghiệp và nhất là trong nghề trồng rau

2.1.1.1 Địa hình, đất đai, thổ nhưỡng

Là một HTX thuộc xã Quảng Thành chịu ảnh hưởng của địa hình huyện QuảngĐiền khá phức tạp, địa hình tương đối bằng phẳng, đất đai khá màu mỡ chủ yếu là đấtthịt pha cát và đất phù sa chiếm vị trí quan trọng trong sản xuất nông nghiệp Địa hìnhHTX thấp trũng hơn so với những vùng khác nên sau những đợt lũ lụt đất đai ở đâytiếp nhận một lượng phù sa màu mỡ, có tác dụng tăng độ phì cho đất, từ đó tạo diều

Trang 34

kiện thuận lợi cho việc tăng năng suất cây trồng Tuy nhiên lũ lụt về nó cũng phá hoạimùa màng và nhất là gây hại cho cây trồng.

2.1.1.2 Khí hậu thời tiết

Thời tiết khí hậu của HTX Kim Thành mang bản chất khí hậu miền trungnhưng cụ thể chịu ảnh hưởng của tỉnh Thừa Thiên Huế Nơi đây vừa chịu ảnh hưởngnhiệt độ của cả nước vừa chịu ảnh huỏng của khí hậu khắc nhiệt do địa hình miềntrung mang lại Một năm có hai mùa rõ rệt; mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau,khí hậu lạnh, ẩm; mùa khô từ tháng 4 đến tháng 8, khí hậu nắng nóng và khô hạn Vớikhí hậu như vậy đã làm ảnh hưởng đến quá trình sản xuất nông nghiệp và nhất là trongngành sản xuất rau quả

 Nhiệt độ: nhiệt độ thay đổi theo các tháng trong năm và trung bình cả năm là23,20 C, những tháng có nhiệt độ cao nhất từ tháng 5 đến tháng 8 với nhiệt độ trungbình là 290C Nhiệt độ cao và nóng gây thiếu nước, lượng phân bón bị bốc hơi và nảysinh ra một số sâu bệnh làm giảm năng suất và phẩm chất cây trồng, gây khó khăn chonghề trồng rau vì loại cây trồng này đòi hỏi lượng nước và độ ẩm không khí cao Vìvậy cần hoàn thiện hệ thống thủy lợi nhằm đảm bảo công tác tưới nước kịp thời bảo vệthành quả lao động Ngược lại thì từ tháng 1 đến tháng 3 năm sau lại có nhiệt độ thấp,trung bình tháng lạnh nhất là 190C, các tháng này thích hợp để phát triển các loại rau

vụ đông xuân

 Ẩm độ: ẩm độ trung bình tháng cao nhất là 92% vào tháng 12 và tháng 2.Tháng 7 và tháng 8 độ ẩm thấp nhất là 77% Với độ ẩm không khí cao tạo điều kiệnthuận lợi để phát triển một số laoị rau ưa thích độ ẩm cao nhưng đồng thời nó cũngphát sinh một số loại sâu bệnh phá hoại mùa màng Do đó cần chú ý đến công tác theodõi phòng trừ sâu bệnh kịp thời, vào các tháng có độ ẩm cao này thích hợp cho các loạisâu ăn lá, rệp trắng, bệnh thổi rễ Còn các tháng khô hạn có độ ẩm thấp thì cần chú ýche đậy chống thoát hơi nước, đồng thời có biện pháp tưới tiêu kịp thời

 Mưa: cũng như tất cả các vùng khác, lượng mưa ở đây cũng thay đổi theotháng Lượng mưa trung bình cả năm là 204,2mm, mưa là nguồn nước tưới cho câytrồng tuy nhiên với lượng mưa cao quá sẽ gây xói mòn rửa trôi đất và làm dập nát than

lá, thối rễ Do đó vào các thàng này thường có lũ lụt và vào các tháng 9,10 thì thường

Trang 35

không sản xuất được Trong đó vào các tháng 5,6 lượng mưa tập trung ít vào khoảng9,3mm cùng với nhiệt độ cao làm cho sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn.

 Nắng: nắng và ánh sáng là điều kiện để cây trồng quang hợp, tổng hợp chấtdiệp lục chất hữu cơ và năng lượng sống Tổng số giờ nắng trong năm rất cao vàokhoảng 160,83 giờ Từ tháng 4 đến tháng 7 thì nắng nhiều và gây khô hạn cho câytrồng, nên cần có các biện pháp che tủ, làm nhà lưới cho rau

 Gió, bão: chế độ gió diễn biến theo mùa, mùa khô gió tây nam xuất hiện từtháng 4 đến tháng 8 trong năm gây khô hạn, mùa mưa gió đông bắc ẩm lạnh kéo theomưa từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau Bão tập trung trong hai tháng 9 và 10 bão kèmmưa to, lũ lụt gây hại đến mùa màng và cả đời sống người dân

Như vậy, đời sống người dân HTX Kim Thành chịu ảnh hưởng phức tạp củadiễn biến thời tiết khí hậu như trên Do đó trong phương án sản xuất kinh doanh HTXcần có kế hoạch xây dựng mạng lưới tưới tiêu, chống ngập úng, ngập mặn đồng thờivận động bà con nông dân xuống đồng đúng thời vụ nhằm hạn chế thấp nhất nhữngthiệt hại do thiên tai gây ra

2.1.1.3 Nguồn nước và thủy văn

HTX Kim Thành có nguồn chẩy tương đối là sông Bồ Ngoài ra HTX còn xâydựng được hệ thống kênh mương gắn với các trạm bơm phục vụ tưới tiêu tương đốithuận lợi

Do địa hình thấp trũng nên nơi đây hình thành một số ao vũng nước nông cạnchủ yếu để trồng rau muống Ngoài ra người dân nơi đây còn tận dụng nguồn nướcmưa,nước ngầm để sản xuất rau Nguồn nước máy cũng đã về nơi đây để phục vụ chođời sống sinh hoạt người dân nơi đây

2.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội

2.1.2.1 Tình hình đất đai

Trong sản xuất nông nghiệp đất đai đóng vai trò hết sức quan trọng, nó là tưliệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế được Sử dụng hợp lí và tận dụng triệt đểnguồn lực đất đai là một trong những giải pháp tối ưu nhằm nâng cao hiệu quả sảnxuất nông nghiệp Ngày nay, khi dân số tăng nhanh, sự hình thành các khu côngnghiệp, khu đô thị và các khu vui chơi giải trí… đã làm không ít diện tích đất nông

Ngày đăng: 08/11/2016, 22:25

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
10. Thông tin lấy trên các website http://www.khoaluan.vnhttp://www.thuathienhue.org.vn http://www.rauquavietnam.vn Link
1. Mai Phương Anh – Rau và trồng rau, NXB nông nghiệp, Hà Nội, năm 1996 2. Mai Văn Xuân- Giáo trình lí thuyết thống kê Khác
7. Tài liệu tập huấn Kỹ thuật trồng rau an toàn theo quy trinh VietGap - TS Lê Thị Khánh, Đại học Nông Lâm Huế, năm 2011 Khác
8. Báo cáo đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của HTX Kim Thành, giai đoạn 2010-2012 Khác
9. Khóa luận tốt nghiệp Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất rau ở Diễn Xuân, Diễn Châu, Nghệ An- Sinh viên Lê Thị Huy Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w