1.2.1 Mục tiêu chung Đánh giá hiệu quả kinh tế và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả chăn nuôi lợn thịt tại huyện Văn Lâm, đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc chăn nuôi lợn thịt tại các nông hộ của huyện. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế chăn nuôi nói chung và hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn thịt nói riêng. Đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn thịt của các hộ nông dân Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn thịt. Đề xuất một số giải pháp chính nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn thịt cho các hộ nông dân.
Trang 1Trờng đại học nông nghiệp hà nội Khoa kinh tế và phát triển nông thôn
-Luận văn tốt nghiệp đại học
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CHĂN NUễI LỢN THỊT CỦA CÁC HỘ NễNG DÂN, TẠI HUYỆN VĂN LÂM,
TỈNH HƯNG YấN
Tên sinh viên : ĐỖ ĐỨC HẢI
Chuyên ngành đào tạo : Kinh tế nông nghiệp
Giáo viên hớng dẫn : TS NGUYỄN THỊ DƯƠNG NGA
Hà nội, năm 2009
LỜI CAM ĐOAN
Tụi xin cam rằng số liệu và kết quả nghiờn cứu trong luận văn này làtrung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ học vị nào
Tụi xin cam đoan trong luận văn cú tụi cú sử dụng cỏc thụng tin từnhiều nguồn dữ liệu khỏc nhau, cỏc thụng tin trớch dẫn được sử dụng đềuđược tụi ghi rừ nguồn gốc xuất xứ
Trang 2Hà Nội ngày 10 tháng 5 năm 2009
Sinh viên
Đỗ Đức Hải
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Với lòng biết ơn chân thành, tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệunhà trường, Ban chủ nhiệm khoa KT&PTNT, cảm ơn các thầy cô giáo đãtruyền đạt cho tôi những kiến thức vô cùng quý báu trong suốt quá trình rènluyện và học tập tại trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội
Tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn, chỉ đạo tận tình của cô giáoNguyễn Thị Dương Nga, cùng toàn thể các thầy cô giáo trong khoa đã giúp
đỡ tôi trong suốt thời gian thực tập để hoàn thành tốt luận văn này
Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới các bác, các anh phòng Nôngnghiệp và PTNT huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên và các hộ nông dân ở huyệnVăn Lâm, tỉnh Hưng Yên đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thànhcông việc trong thời thực tập tại huyện
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè đã giúp
đỡ, động viên tôi cả về mặt vật chất và tinh thần để tôi hoàn thành tốt bài báocáo tốt nghiệp này
Hà nội ngày 10 tháng 5 năm 2009
Sinh viên
Đỗ Đức Hải
Trang 4TÓM TẮT
Tỉnh Hưng Yên nói chung và huyện Văn Lâm nói riêng đã có nhữngbước phát triển đáng kể trong lĩnh vực chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi lợnthịt Người dân đã quan tâm nhiều hơn đến sản xuất lợn thịt theo hướng sảnxuất hàng hóa Tuy nhiên, việc đánh giá kết quả trong chăn nuôi còn gặpnhiều khó khăn Do đó, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giáhiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn thịt của các hộ nông dân, tại huyện Văn Lâm,tỉnh Hưng Yên”
Mục tiêu chính của đề tài là đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn thịttại hộ nông dân của huyện Văn Lâm, đồng thời cũng đưa ra các giải pháp đểnâng cao hiệu quả kinh tế ngành chăn nuôi lợn thịt của huyện Chúng tôi tiếnhành nghiên cứu, điều tra 60 hộ nông dân Trong 60 hộ chăn nuôi lợn thịt này,tiến hành phân chia các hộ chăn nuôi theo các quy mô khác nhau gồm các quy
mô lớn, vừa và nhỏ Ngoài ra, còn phân theo các phương thức chăn nuôi vàcác giống lợn nuôi khác nhau để tiện cho việc phân tích và đánh giá
Trong đề tài chúng tôi sử dụng các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tếchăn nuôi lợn thịt của huyện, bao gồm các chỉ tiêu GO, TC, IC, VA, MI, Pr…Ngoài ra, chúng tôi còn tiến hành kiểm định T-stat đề kiểm định sự khác nhaugiữa các quy mô, phương thức chăn nuôi và các giống lợn nuôi khác nhau
Đề tài tập trung nghiên cứu vào các vấn đề sau:
-Tình hình chăn nuôi trên địa bàn huyện Văn Lâm
-Hiệu quả kinh tế ở các hộ chăn nuôi lợn thịt điều tra
-Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chăn nuôi lợn thịt
-Một số định hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế chănnuôi lợn thịt của huyện
Trong quá trình điều tra nghiên cứu, đề tài rút ra một số một số các chỉtiêu về hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn thịt của huyện Văn Lâm như sau:
Trang 5-Về quy mô chăn nuôi: hộ chăn nuôi quy mô lớn có hiệu quả sử dụngđồng vốn của thu nhập hỗn hợp là cao nhất, cụ thể đạt 0,35 lần, có nghĩa lànếu bỏ ra một đồng vốn sản xuất thì thu về được 0,35 đồng thu nhập hỗn hợp.Lợi nhuận mà hộ chăn nuôi theo quy mô lớn cũng là cao nhất, tính bình quâncho 100 kg thịt lợn hơi xuất chuồng thì hộ chăn nuôi theo quy mô lớn thuđược 776,54 ngàn đồng lợi nhuận.
-Về phương thức chăn nuôi: hiệu quả sử dụng đồng vốn của thu nhậphỗn hợp ở hộ theo phương thức công nghiệp là 0,34 lần, cao hơn so với hộchăn nuôi theo phương thức bán công nghiệp là 0,25 lần và thấp nhất ở hộchăn nuôi theo phương thức truyền thống là 0,22 lần Lợi nhuận tính bìnhquân cho 100 kg thịt lợn hơi xuất chuồng của hộ chăn nuôi theo phương thứccông nghiệp cũng là cao nhất với 745,54 ngàn đồng lợi nhuận
-Về giống lợn nuôi: giống lợn hướng nạc đã thể hiện hiệu quả kinh tếcao hơn so với lợn lai kinh tế Hiệu quả sử dụng đồng vốn của thu nhập hỗnhợp ở hộ chăn nuôi giống lợn hướng nạc là 0,27 lần, trong khi đó, ở hộ nuôilợn lai kinh tế là 0,18 lần Lợi nhuận mà hộ chăn nuôi lợn thịt hướng nạc thuđược tính bình quân cho 100 kg thịt lợn hơi xuất chuồng là 575,38 ngàn đồng,trong khi đó, ở hộ chăn nuôi giống lợn lai kinh tế là 320,12 ngàn đồng
Như vậy, hộ chăn nuôi theo quy mô lớn, chăn nuôi với phương thứccông nghiệp và bán công nghiệp thể hiện được hiệu quả kinh tế hơn so vớichăn nuôi theo quy mô vừa và nhỏ với phương thức chăn nuôi truyền thống
Và cuối cùng đề tài đưa ra những kết luận và kiến nghị nhằm nâng caohiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn thịt tại các hộ nông dân huyện Văn Lâm tỉnhHưng Yên
Trang 6MỤC LỤC
Lời cảm ơn i
Tóm tắt ii
Mục lục iv
Danh mục các bảng vii
Danh mục đồ thị, hình, sơ đồ ix
Danh mục viết tắt x
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.2.1 Mục tiêu chung 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
1.3 Câu hỏi nghiên cứu 2
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu 2
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu 2
PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 3
2.1 Cơ sở lý luận 3
2.1.1 Các khái niệm 3
2.1.2 Vai trò của ngành chăn nuôi lợn thịt trong nền kinh tế quốc dân 14
2.1.3 Đặc điểm kinh tế, kỹ thuật của chăn nuôi lợn thịt 15
2.1.4 Hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn thịt 18
2.1.5 Những nhân tố ảnh hưởng HQKT trong chăn nuôi lợn thịt 18
2.2 Cơ sở thực tiễn 21
2.2.1 Tình hình phát triển chăn nuôi lợn trên thế giới 21
2.2.2 Tình hình chăn nuôi lợn thịt ở Việt Nam 25
Trang 72.2.3 Những bài học kinh nghiệm về phát triển chăn nuôi lợn thịt cho nông hộ
chăn nuôi lợn 27
2.2.4 Một số chính sách của Đảng và Nhà nước đối với vấn đề chăn nuôi lợn thịt 28
2.2.5 Một số nghiên cứu về hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn thịt 30
PHẦN III: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .31 3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 31
3.1.1 Điều kiện tự nhiên 31
3.1.2 Điều kiện kinh tế- xã hội 34
3.2 Phương pháp nghiên cứu 40
3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 40
3.2.2 Phương pháp phân tích số liệu 41
3.2.3 Hệ thống chỉ tiêu dùng trong đề tài nghiên cứu 43
PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 45
4.1 Tình hình chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn huyện Văn Lâm 45
4.1.1 Tình hình chăn nuôi của huyện Văn Lâm 45
4.1.2 Tình hình chăn nuôi lợn thịt của huyện Văn Lâm 48
4.2 Hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn thịt ở các hộ nông dân 50
4.2.1 Tình hình cơ bản của các hộ điều tra 50
4.2.2 Đánh giá kết quả chăn nuôi lợn thịt của các hộ điều tra 53
4.3.Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới HQKT trong chăn nuôi lợn thịt 74
4.3.1 Quy mô chăn nuôi, phương thức chăn nuôi 74
4.3.2 Giống vật nuôi ảnh hưởng đến HQKT trong chăn nuôi lợn thịt 75
4.3.3 Tuổi của chủ hộ ảnh hưởng tới kết quả và hiệu quả chăn nuôi lợn thịt của hộ 75
4.3.4 Ảnh hưởng của dịch bệnh trong chăn nuôi lợn thịt 77
Trang 84.3.5 Biến động giá cả sản phẩm thịt lợn 79
4.3.6 Biến động giá một số loại đầu vào trong chăn nuôi lợn thịt 80
4.3.7 Những khó khăn trong chăn nuôi lợn thịt của huyện 81
4.3.8 Hiệu quả xã hội, hiệu quả môi trường của chăn nuôi lợn thịt ở huyện Văn Lâm 83
4.4 Một số định hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn thịt của huyện 85
4.4.1 Định hướng chung về phát triển chăn nuôi lợn thịt của huyện 85
4.4.2 Căn cứ để đưa ra giải pháp 86
4.4.3 Các giải pháp chính 87
PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 90
5.1 Kết luận 90
5.2 Kiến nghị 91
Trang 9DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Sản lượng thịt lợn của 10 nước sản xuất nhiều nhất trên TG 22
Bảng 2.2 Tình hình xuất nhập khẩu thịt lợn của một số nước trên thế giới qua các năm 24
Bảng 2.3 Số lượng lợn phân theo vùng (1000 con) 25
Bảng 3.1 Tình hình đất đai của huyện Văn Lâm năm 2005-2007 33
Bảng 3.2 Tình hình lao động của huyện Văn Lâm năm 2006-2008 36
Bảng 3.3 Tình hình phát triển và cơ cấu kinh tế huyện Văn Lâm năm 2006-2008 38
(theo giá thực tế) 38
Bảng 4.1 Tình hình chăn nuôi trên địa bàn huyện Văn Lâm 46
Bảng 4.2 Kết quả chăn nuôi lợn thịt của huyện qua 3 năm (2006-2008) 49
Bảng 4.3 Tình hình cơ bản của các hộ điều tra 52
Bảng 4.4 Một số chỉ tiêu chung về chăn nuôi lợn thịt của các hộ theo quy mô (tính bình quân 1 hộ) 55
Bảng 4.6 Bảng kiểm định sự khác nhau giữa các quy mô 55
Bảng 4.7 Một số chỉ tiêu chung chăn nuôi lợn thịt của các hộ theo phương thức chăn nuôi (tính bình quân 1 hộ) 56
Bảng 4.8 Bảng kiểm định sự khác nhau giữa các phương thức chăn nuôi 56
Bảng 4.9 Chi phí của các hộ chăn nuôi lợn thịt theo quy mô chăn nuôi (tính bình quân cho 100kg thịt lợn hơi) 57
Bảng 4.10 Bảng kiểm định sự khác nhau về chi phí giữa các quy mô chăn nuôi 58
Bảng 4.11 Chi phí của hộ chăn nuôi lợn thịt theo phương thức khác nhau (Tính bình quân cho 100kg thịt lợn hơi) 61
Bảng 4.12 Bảng kiểm định sự khác nhau về chi phí giữa các phương thức 61
Bảng 4.13.Tình hình đầu tư chi phí của hộ theo các giống lợn khác nhau (Tính bình quân cho 100kg lợn thịt hơi) 63
Bảng 4.14 Bảng kiểm định sự khác nhau giữa các giống lợn về chi phí 63
Trang 10Bảng 4.15 Kết quả chăn nuôi lợn thịt ở các hộ điều tra theo quy mô chăn nuôi (Tính bình quân cho 100kg thịt lợn hơi) 64Bảng 4.16 Bảng kiểm định sự khác nhau về MI, Pr giữa các quy mô 65Bảng 4.17 Kết quả chăn nuôi lợn thịt ở các hộ điều tra theo phương thức chăn nuôi (Tính bình quân cho 100kg thịt lợn hơi) 67Bảng 4.18 Sự khác biệt giữa các phương thức về MI, Pr 67Bảng 4.19 Kết quả và hiệu quả chăn nuôi lợn thịt theo giống lợn khác nhau (Tính bình quân cho 100kg lợn thịt hơi) 71Bảng 4.20 Sự khác biệt giữa các giống lợn về MI, Pr 71Bảng 4.21 Tác nhân mua lợn thịt tại hộ chăn nuôi 72Bảng 4.22 Bảng kiểm định sự khác biệt về tuổi của chủ hộ ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn thịt 76Bảng 4.23 Những khó khăn trong chăn nuôi lợn thịt 81Bảng 4.24 Mục tiêu phát triển đàn lợn đến năm 2015 của huyện Văn Lâm 85
Trang 11DANH MỤC ĐỒ THỊ, HÌNH, SƠ ĐỒ
Đồ thị 2.1 Sản lượng thịt lợn của các nước trên thế giới 23
Đồ thị 2.2 Số lượng lợn phân theo vùng 26
Đồ thị 4.1 Hiệu quả kinh tế tính trên 1 đồng chi phí trung gian 66
theo quy mô chăn nuôi 66
Đồ thị 4.2 Hiệu quả kinh tế tính trên 1 đồng chi phí trung gian theo 69
phương thức chăn nuôi 69
Đồ thị 4.3 Hiệu quả kinh tế tính trên 1 đồng chi phí 72
theo giống lợn khác nhau 72
Đồ thị 4.4 Biến động giá thịt lợn hơi năm 2008 79
Đồ thị 4.5 Biến động giá đầu vào trong chăn nuôi lợn thịt 80
Hình 2 1: Sự lựa chọn phối hợp yếu tố đầu vào 8
Hình 2.2: Sự lựa chọn phối hợp yếu tố đầu ra 9
Sơ đồ 4.1 Kênh tiêu thụ sản phẩm thịt lợn của huyện Văn Lâm 73
Sơ đồ 4.2 Nguồn cung cấp giống 87
Trang 12Công nghiệpBán công nghiệpNông nghiệp và phát triển nông thônBình quân chung
Participatory Riral AppraisalLao động
Quy mô lớnQuy mô vừaQuy mô nhỏĐơn vị tính
Trang 13PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ1.1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Chăn nuôi là một ngành sản xuất vật chất quan trọng của ngành nông nghiệp
và được phát triển ở hầu hết các nước trên thế giới Các loại sản phẩm của ngànhchăn nuôi là nguồn thực phẩm không thể thiếu của người nông dân Nó cung cấpthực phẩm giàu dinh dưỡng cho nhu cầu của người tiêu dùng, đồng thời nâng caothu nhập cho người dân, góp phần đáng kể trong việc cải thiện mức sống của hộ
Đối với Việt Nam, ngành chăn nuôi đã có từ lâu và ngày càng pháttriển trở thành một ngành sản xuất chính trong nông nghiệp và nông thônnước ta Trong cơ cấu ngành chăn nuôi thì chăn nuôi lợn có vị trí quan trọngvới những đặc tính riêng của nó như vòng đời ngắn, khả năng tăng trọngnhanh, dễ nuôi…Do đó, đã mang lại hiệu quả cao cho các hộ và trang trạichăn nuôi lợn Theo báo cáo chiến lược phát triển đến năm 2020 của Bộ Nôngnghiệp và phát triển nông thôn, những năm qua tốc độ đàn lợn nái có tốc độtăng trưởng cao từ 2,95 triệu con năm 2001 lên 3,8 triệu con năm 2005, trong
đó đàn lợn nái chiếm 14% tổng đàn lợn Sản lượng thịt lợn hơi năm 2001 là1,51 triệu tấn, năm 2007 là 2,55 triệu tấn (TCTK 2007)
Văn Lâm là huyện có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển chăn nuôilợn đặc biệt là chăn nuôi lợn thịt theo hướng sản xuất hàng hóa và đã đạt đượcnhững thành tựu nhất định Tổng đàn lợn thịt trong toàn huyện liên tục tănglên với tốc độ nhanh và ổn định Chăn nuôi lợn thịt đã mang lại thu nhập ổnđịnh cho các hộ chăn nuôi
Tuy nhiên trong quá trình phát triển, các hộ chăn nuôi lợn trong huyệnvẫn còn có những khó khăn nhất định về chất lượng con giống, vốn dùngtrong chăn nuôi, kỹ thuật trong chăn nuôi, dich bệnh…cũng như các khó khănliên quan khác như thị trường tiêu thụ không ổn định, không được xác địnhchính xác giá cả thị trường, thiếu các thông tin về chăn nuôi lợn thịt Việcđánh giá kết quả và hiệu quả trong quá trình chăn nuôi của hộ còn gặp nhiềukhó khăn và hầu như không được xác định một cách cụ thể
Trang 14Xuất phát từ những vấn đề trên, tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn thịt của các hộ nông dân, tại
huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên”
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Đánh giá hiệu quả kinh tế và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả chănnuôi lợn thịt tại huyện Văn Lâm, đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao hiệuquả của việc chăn nuôi lợn thịt tại các nông hộ của huyện
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế chăn nuôinói chung và hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn thịt nói riêng
- Đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn thịt của các hộ nông dân
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh tế trong chăn nuôilợn thịt
- Đề xuất một số giải pháp chính nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế chănnuôi lợn thịt cho các hộ nông dân
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
1 Hiệu quả kinh tế của các hộ chăn nuôi như thế nào?
2 Những yếu tố nào ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn thịtcủa hộ và mức ảnh hưởng của chúng?
3 Những khó khăn cơ bản của hộ chăn nuôi lợn thịt tại huyện Văn Lâm?
4 Biện pháp nâng cao hiệu quả kinh tế và nâng cao thu nhập cho các hộnông dân chăn nuôi lợn thịt ở huyện Văn Lâm?
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
Các hộ nông dân chăn nuôi lợn thịt và các đối tượng liên quan
Trang 15PHẦN II TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
Tchayanov, nhà nông học người Nga cho rằng: “Hộ nông dân là mộtđơn vị sản xuất ổn định và ông coi hộ nông dân là đơn vị tuyệt vời để tăngtrưởng và phát triển nông nghiệp” Luận điểm của ông đã được áp dụng rộngrãi trong chính sách nông nghiệp tại nhiều nước trên thế giới
Theo Ellis năm 1988: “Hộ nông dân là hộ có phương tiện kiếm sống từruộng đất, sử dụng chủ yếu lao động gia đình vào sản xuất, luôn nằm trongmột hệ thống kinh tế rộng hơn, nhưng về cơ bản được đặc trưng bởi sự thamgia từng phần vào thị trường với mức độ hoàn hảo không cao”
Ở nước ta, cũng có nhiều tác giả đền cập đến khái niệm hộ nông dân,
Lê Đình Thắng (1993) cho rằng: “Nông hộ là tế bào kinh tế xã hội, là hìnhthức kinh tế cơ sở trong nông nghiệp và nông thôn”
Đào Thế Tuấn (1997) cho rằng: “Hộ nông dân là những hộ chủ yếuhoạt động theo nghĩa rộng, bao gồm cả nghề rừng, nghề cá và hoạt động phinông nghiệp ở nông thôn”
Hộ nông dân có những đặc điểm sau:
Một là, hộ nông dân là đơn vị kinh tế, vừa là đơn vị sản xuất vừa là đơn
vị tiêu dùng
Hai là, quan hệ giữa tiêu dùng và sản xuất được biểu hiện ở trình độphát triển của hộ từ tự cấp hoàn toàn đến sản xuất hoàn toàn Trình độ nàyquyết định quan hệ giữa hộ nông dân và thị trường
Trang 16Ba là, các HND ngoài hoạt động nông nghiệp còn tham gia hoạt độngphi nông nghiệp với các mức độ khác nhau.
Từ khái niệm và đặc điểm của HND cho thấy, hộ nông dân là những hộsống ở nông thôn, hoạt động sản xuất nông nghiệp và phi nông nghiệp HND
là đơn vị kinh tế cơ sở, đơn vị sản xuất và là đơn vị tiêu dùng
Kinh tế hộ nông dân (KTHND)
Theo Tchayanov (1920): “Kinh tế hộ nông dân được hiểu là một hìnhthức tổ chức kinh tế nông nghiệp chủ yếu dựa vào sức lao động gia đình,nhằm thỏa mãn những nhu cầu cụ thể của hộ gia đình như một tổng thể màkhông dựa trên chế độ trả công theo lao động với mỗi thành viên của nó”
Có quan điểm cho rằng: “ KTHND bao gồm toàn bộ các khâu của quátrình tái sản xuất mở rộng: Sản xuất, phân phối, trao đổi, tiêu dùng Kinh tế hộthể hiện được các hoạt động kinh tế trong nông thôn như hộ nông nghiệp, hộnông-lâm-ngư nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, thương nghiệp”
Có ý kiến lại cho rằng: “KTHND là một hình thức kinh tế phức tạp xét
từ góc độ quan hệ kinh tế tổ chức, là sự kết hợp những ngành, những côngviệc khác nhau trong quy mô gia đình nông dân”
Theo Frank Ellis (1988): “KTHND là kinh tế của những hộ gia đình cóquyền sinh sống trên các mảnh đất đai, sử dụng chủ yếu lao động của giađình Sản xuất của họ thường nằm trong hệ thống sản xuất lớn hơn và thamgia ở mức độ không hoàn hảo vào hoạt động của thị trường
Theo TS.Đỗ Văn Viện (2006): “Kinh tế hộ nông dân là hình thức tổchức kinh tế cơ sở của nền sản xuất xã hội, trong đó các nguồn lực như đấtđai, lao động, tiền vốn và tư liệu sản xuất được coi là của chung để tiến hànhsản xuất Có chung ngân quỹ, ngủ chung một nhà, mọi quyết định trong sảnxuất – kinh doanh và đời sống là tùy thuộc vào chủ hộ, được Nhà nước thừanhận, hỗ trợ và tạo điều kiện để phát triển”
Kinh tế hộ nông dân có những đặc điểm sau:
Trang 17Thứ nhất: có sự thống nhất chặt chẽ giữa quyền sở hữu và quá trình
quản lý và sử dụng các yếu tố sản xuất Sở hữu trong nông hộ là sự sở hữuchung, nghĩa là mọi thành viên trong hộ đều có quyền sở hữu với những tưliệu sản xuất vốn có cũng như những tài sản của hộ
Thứ hai: Lao động quản lý và lao động trực tiếp có sự gắn bó chặt chẽ,
trong nông hộ mọi người thường gắn bó chặt chẽ với nhau theo quan hệ huyếtthống, kinh tế nông hộ lại tổ chức với quy mô nhỏ hơn các loại hình doanhnghiệp khác cho nên việc điều hành sản xuất và quản lý cũng đơn giản gọn nhẹ
Thứ ba: Kinh tế nông hộ có khả năng thích nghi và tự điều chỉnh rất
cao Do kinh tế nông hộ có quy mô nhỏ nên bao giờ cũng có sự thích ứng dễdàng hơn so với các doanh nghiệp nông nghiệp quy mô lớn
Thứ tư: Có sự gắn bó chặt chẽ giữa quá trình sản xuất với lợi ích của
người lao động Trong kinh tế nông hộ mọi người gắn bó với nhau cả trên cơ
sở kinh tế, huyết tộc và cùng chung ngân quỹ nên dễ dàng đồng tâm hiệp lực
để phát triển kinh tế nông hộ
Thứ năm: Kinh tế nông hộ là đơn vị sản xuất có quy mô nhỏ nhưng
hiệu quả Quy mô nhỏ không đồng nghĩa với sự lạc hậu, năng suất thấp Kinh
tế nông hộ vẫn có khả năng cho năng suất lao động cao hơn các doanh nghiệpnghiên cứu có quy mô lớn Kinh tế nông hộ vẫn có khả năng ứng dụng cáctiến bộ kĩ thuật và công nghệ tiên tiến để cho hiệu quả kinh tế cao thì đó làbiểu hiện của sản xuất lớn
Thứ sáu: Kinh tế nông hộ sử dụng sức lao động và tiền vốn của hộ là
chủ yếu
Song kinh tế nông hộ cũng có giới hạn nhất định, đặc biệt trong sảnxuất đòi hỏi các hộ phải có sự hợp tác, đoàn kết thì mới làm được Một số hộnông dân riêng lẻ khó có thể giải quyết các vấn đề về thủy lợi, phòng trừ sâubệnh- dịch hại, áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật và sản xuất, tiêu thụ nôngsản hàng hóa, phòng trừ thiên tai và rủi ro trong sản xuất kinh doanh Ở đâylại nổi lên sự cần thiết của kinh tế nhà nước, kinh tế hợp tác, kinh tế tư nhân
Trang 18cũng như nhiều tổ chức khác trong quan hệ hướng dẫn và hỗ trợ kinh tế nông
hộ phát triển
Từ các khái niệm trên nhận thấy: Kinh tế HND là hình thức tổ chứckinh tế cơ sở của xã hội, trong đó có các nguồn lực như đất đai, lao động, tiềnvốn và tư liệu sản xuất
2.1.1.2 Khái niệm về hiệu quả
2.1.1.2.1 Hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân bổ, hiệu quả kinh tế
a.Hiệu quả kỹ thuật
Hiệu quả kỹ thuật rất quan trọng trong sản xuất, đặc biệt là ở nhữngquốc gia đang phát triển và các quốc gia có nguồn lực khan hiếm ít có cơ hộiphát triển hay việc phát triển công nghệ mới là rất khó khăn Ở những nướcnày việc nâng cao lợi ích kinh tế được thể hiện bằng cách nâng cao hiệu quả
kỹ thuật hơn là phát triển công nghệ mới Hơn nữa, tất cả các hãng, các trangtrại và nông hộ đều muốn sản xuất ở mức độ tốt nhất để đạt sản lượng tối đahơn là chỉ sản xuất ở mức sản lượng trung bình
Như vậy, hiệu quả kỹ thuật được xác định như là khả năng của ngườinông dân có thể đạt được mức sản lượng nào đó so với mức sản lượng tối đavới các điều kiện đầu vào và kỹ thuật hiện đại
Có nhiều nghiên cứu cho rằng hiệu quả kỹ thuật chịu ảnh hưởng bởi bayếu tố chính, đó là sự tiếp cận thông tin, kỹ năng của người lao động và thờigian, phương pháp áp dụng các biện pháp kỹ thuật hiện đại Các yếu tố này lạichịu sự tác động của các nhân tố kinh tế, xã hội, thể chế và môi trường mà cáchãng, trang trại, nông hộ tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh Ngoài
ra, học vấn của chủ hộ, kinh nghiệm sản xuất cũng là những yếu tố quan trọngảnh hưởng tới hiệu quả kỹ thuật của nông hộ
Việc xác định mức hiệu quả kỹ thuật của một hãng hay một hộ nôngdân sẽ giúp chúng ta ra quyết định nên thay đổi công nghệ sản xuất hiện đạihay tiếp tục nâng cao hiệu quả kỹ thuật để nâng cao năng suất sản phẩm sảnxuất ra Nếu hiệu quả kỹ thuật của các đơn vị sản xuất kinh doanh đạt >=90%
Trang 19thì đơn vị nên thay đổi công nghệ sản xuất mới để nâng cao sản lượng đầuvào Ngược lại, nếu hiệu quả kỹ thuật đạt được <90% thì nên nâng cao trình
độ kỹ thuật để tăng mức sản lượng đầu ra mà không cần tăng thêm lượng đầuvào cũng như áp dụng những tiến bộ kỹ thuật mới
b.Hiệu quả phân bổ
Hiệu quả phân bổ là chỉ tiêu hiệu quả, trong đó các yếu tố giá sản phẩm
và giá đầu vào được tính để xác định giá trị sản phẩm thu thêm trên một đơn
vị chi phí tăng thêm về đầu vào Thực chất của hiệu quả phân bổ là hiệu quả
kỹ thuật có tính đến yếu tố giá của đầu vào và giá đầu ra, vì thế nó còn đượcgọi là hiệu quả giá
c.Hiệu quả kinh tế
Farell (1957) đã khảng định rằng: Hiệu quả kinh tế của một hãng baogồm hai bộ phận cấu thành, đó là hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ
Hiệu quả kỹ thuật được xác định như là khả năng của người nông dân
có thể đạt được một mức sản lượng nào đó so với mức sản lượng tối đa vớiđiều kiện các đầu vào và kỹ thuật hiện đại
Hiệu quả phân bổ là việc sử dụng các yếu tố đầu vào theo những tỷ lệnhằm đạt được lợi nhuận tối đa khi biết cụ thể các giá trị đầu vào
Hiệu quả kinh tế = Hiệu quả kỹ thuật x Hiệu quả phân bổ
* Xét hiệu quả trong không gian đầu vào - đầu vào.
Giả sử người sản xuất sử dụng hai đầu vào X1 và X2 để sản xuất một số lượng đầu ra Y Người sản xuất này có thể sử dụng các yếu tố đầu vào này với tỷ lệ khác nhau Điều này được thể hiện ở hình 1
Trang 20
-2 1 Px Px
Hình 2 1: Sự lựa chọn phối hợp yếu tố đầu vào Nguồn: Phạm văn Hùng2005 P: Mức đầu vào cần thiết để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm SS’ của người sản xuất Q: Mức kết hợp đầu vào cần thiết để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm SS’ đạt hiệu quả kỹ thuật tối ưu Nếu hãng sản xuất nằm trên đường SS’ thì đạt hiệu quả kỹ thuật Nếu hãng sử dụng hỗn hợp số lượng các đầu vào ở điểm P để sản xuất ra một đơn vị sản phẩmthì không đạt hiệu quả kỹ thuật tối đa và hãng cần phair cắt giảm đầu vào QP để vẫn sản xuất ra một đơn vị sản phẩm Y và hiệu quả kỹ thuật được đo: OQ QP TE = - = 1 -
-OP OP Q’ là điểm hãng vừa đạt được hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ OR Do vậy hiệu quả phân bổ được xác định là : AE =
-OQ OR Hiệu quả kinh tế được xác định : EE = TE*AE =
-OP
X2 (đầu vào)
X1 (đầu vào)
S’
Q
C
S
P A’
A O
Trang 21* Hiệu quả trong không gian đầu ra - đầu ra
Giả sử người sản xuất cần phân bổ nguồn lực khan hiếm cố định vào
hai sản phẩm Y1 và Y2 với giá sản phẩn tương ứng là P1 và P2
0 1
Y Hình 2.2: Sự lựa chọn phối hợp yếu tố đầu ra
Nguồn: Phạm văn Hùng, 2005
PPF: Đường giới hạn khả năng sản xuất
Người sản xuất có thể lựa chọn sản xuất tại điểm A với tập hợp đầu ra
tương ứng là Y10, Y20 Nếu tổ hợp đầu vào được sử dụng một cách hiệu quả
hơn thì khi đó họ có thể đạt được mức sản lượng tại B trên đương giới hạn
khă năng sản xuất chứ không phải tại A
Hiệu quả kỹ thuật được xác định: TE0 = OA/OB
Hiệu quả kinh tế được xác định: EE = OA/OD
Khi đó hiệu quả phân bổ là: AE = EE/TE = OB/OD
*Hiệu quả trong không gian đầu vào – đầu ra.
Ym là mức sản lượng tối đa có thể đạt được tương ứng với các mức đầu
vào có thể được ước lượng theo phương pháp hợp lý tối đa (MLE) Tất cả
những điểm nằm trên đường Ym đều đạt được hiệu quả kỹ thuật tối ưu
Ya là sản lượng trung bình thực tế đạt được tương ứng với các mức đầu
vào được ước lượng theo phương pháp bình phương nhỏ nhất (OLS)
Y2 (đầu ra )1)
PPF
0 2
Trang 22PyC
Người sản xuất đầu tư ở mức X1 đạt được sản lượng thực tế Y3 trongkhi người sản xuất có trình độ tốt nhất có thể đạt được mức sản lượng Y2 –mức sản lượng cao nhất có thể cùng với mức đầu tư
Trang 23HHình 2.3 : Sự lựa chọn phối hợp yếu tố đầu vào và đầu ra
Nguồn: Phạm văn Hùng, 2005.
Hiệu quả kỹ thuật được đo: TE = Y3/Y2
Người sản xuất có thể đầu tư tại mức đầu vào hiệu quả kinh tế tại mức
X2, họ có thể đạt được mức sản lượng tại C tương ứng với Y3 trên hàm sảnxuất cực biên
Tại điểm C người sản xuất đạt mức lợi nhuận cao nhất ( VMPx = Px)Hiệu quả phân bổ: AE = Y2/Y1
Hiệu quả kinh tế là : EE = AE*TE = Y3/Y2
2.1.1.2.2 Hiệu quả xã hội, hiệu quả môi trường
Hiệu quả xã hội là sự phản ánh mối tương quan giữa kết quả các lợi ích
về mặt xã hội và sản xuất mang lại với chi phí bỏ ra để đạt hiệu quả đó như vềviệc giải quyết công ăn việc làm…
Hiệu quả môi trường: Hiệu quả đạt được làm tăng độ phì của đất, giảiquyết ô nhiễm môi trường
2.1.1.3 Các quan điểm về hiệu quả kinh tế
a.Quan điểm 1
Hiệu quả kinh tế là quan hệ so sánh giữa hiệu quả sản xuất kinh doanh
mà ta thu được với chi phí mà ta sử dụng để sản xuất kinh doanh
Trong đó:
H : Hiệu quả kinh tế
Q : Kết quả sản xuất kinh doanh đã đạt được
C : Chi phí sử dụng trong sản xuất kinh doanh
Trang 24Quan điểm này được sử dụng phổ biến Hiệu quả sản xuất là chỉ tiêuđược tính trên cơ sở so sánh giữa kết quả với chi phí để đạt được kết quả đó.b.Quan điểm thứ 2
Theo Nguyễn Đình Hợi, hiệu quả kinh tế được đo bằng hiệu số giữa giátrị sản xuất đạt được và số lượng chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó
Hiệu quả kinh tế = Kết qủa sản xuất – Chi phí sản xuấtTuy nhiên, trong thực tế có nhiều trường hợp không thực hiện đượcphép trừ hoặc phép trừ không có ý nghĩa Mặt khác, quan điểm này không chothấy khả năng cung cấp vật chất cho xã hội của các cơ sở kinh tế khác nhau làkhác nhau khi có cùng hiệu số giữa kết quả và chi phí
d.Quan điểm 4
Theo Samuelson Nordthuas(1997) cho rằng hiệu quả kinh tế là khônglãng phí Nghiên cứu hiệu quả sản xuất phải xét đến chi phí cơ hội Hiệu quảsản xuất diễn ra khi xã hội không thể tăng thêm sản lượng hàng hóa này màkhông làm giảm một lượng hàng hóa khác, nền kinh tế đạt hiệu quả khi nằmtrên đường giới hạn khả năng sản xuất của nó
2.1.1.4 Vai trò, bản chất của hiệu quả kinh tế
Trang 25Từ những quan điểm về hiệu quả kinh tế nêu trên cho chúng ta thấyhiệu quả là một phạm trù trọng tâm và rất cơ bản của khoa học kinh tế vàquản lý.
* Hiệu quả kinh tế (HQKT) là một phạm trù kinh tế khách quan, nhưng nókhông phải là mục đích cuối cùng mà là mục tiêu của sản xuất Mục đích củasản xuất là thỏa mãn tốt nhất các nhu cầu vật chất, tinh thần sáng tạo ra nhữngkết quả hữu ích ngày càng cao của xã hội Nhưng đạt được mục tiêu về hiệuquả kinh tế là với khối lượng nguồn lực nhất định tạo ra một khối lượng sảnphẩm hữu ích lớn nhất
* Kết quả và HQKT có quan hệ khăng khít với nhau Kết quả là một đạilượng vật chất được biểu hiện bằng nhiều chỉ tiêu, nhiều nội dung tùy thuộcvào từng trường hợp cụ thể để xác định
Trong nền sản xuất hàng hóa, kết quả hữu ích đạt được chịu tác độngcủa các quy luật kinh tế của nền sản xuất hàng hóa, nền kinh tế thị trường,quy luật hiệu suất giảm dần và các quy luật kinh tế khác trong điều kiện kinh
tế xã hội nhất định Trong sản xuất nông nghiệp hàng hóa, ngoài sự ảnhhưởng của các quy luật trên, kết quả còn chịu ảnh hưởng bởi các quy luật tựnhiên, đặc điểm của sản xuất nông nghiệp và đặc trưng của thị trường
Điều trên cũng cho thấy HQKT không chỉ là phạm trù kinh tế mà cònmang tính chất của phạm trù xã hội Mặt khác, trong nông nghiệp do tính đặcthù của nó nên việc xác định, so sánh hiệu quả kinh tế là khó khăn và mangtính chất tương đối
* Hiệu quả là một đại lượng để đánh giá xem xét kết quả hữu ích được tạo rathế nào từ nguồn chi phí bao nhiêu, trong điều kiện cụ thể nào có thể nhậnđược hay không Như vậy, HQKT liên quan trực tiếp đến các yếu tố đầu vào
và các yếu tố đầu ra của quá trình sản xuất
* Đánh giá hiệu quả kinh tế của sản xuất nông nghiệp trong điều kiện kinh tếthị trường, việc xác định các yếu tố đầu vào, đầu ra có nhiều khó khăn:
Những khó khăn trong xác định yếu tố đầu vào:
Trang 26Trong sản xuất nông nghiệp, việc sử dụng tư liệu sản xuất vào nhiềuquá trình sản xuất không đồng đều Hơn nữa có loại rất khó xác định giá trịđào thải và chi phí sửa chữa lớn Ví thế, việc khấu hao và phân bổ chi phí đểtính đúng chi phí sản xuất chỉ có tính tương đối.
Các chi phí sản xuất chung như chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng, chi phíthông tin tuyên truyền, giáo dục đào tạo, khuyến cáo kỹ thuật cần phải đượchạch toán vào chi phí, nhưng thực tế không tính được một cách cụ thể Ảnhhưởng của thị trường làm giá cả biến động, mức độ trượt giá gây khó khăntrong việc xác định các loại chi phí sản xuất
Các yếu tố về điều kiện tự nhiên tác động lớn đến quá trình sản xuấtnông nghiệp và hiệu quả của nó Tuy nhiên, mức độ tác động của các yếu tốnày đến nay vẫn chưa có phương pháp chuẩn xác
Những khó khăn trong việc xác định các yếu tố đầu ra:
Kết quả sản xuất về mặt vật chất có thể lượng hóa để tính và so sáchtrong thời gian và không gian cụ thể nào đó Nhưng, những kết quả về mặt xãhội, môi trường sinh thái, độ phì của đất, khả năng nông nghiệp canh tranhtrên thị trường của một doanh nghiệp hay của vùng sản xuất thì không thểlượng hóa và chỉ được bộc lộ trong thời gian dài Đó là việc khó khăn trongviệc xác định đúng và đủ các yếu tố đầu ra
Mong muốn của người sản xuất là tăng nhanh kết quả hữu ích hay mụcđích cuối cùng của sản xuất là đáp ứng tốt nhất những nhu cầu về vật chấttinh thần, văn hóa xã hội Đồng thời, mục tiêu của người sản xuất là tiết kiệmcác yếu tố đầu vào để tăng nhanh kết quả hữu ích đó hay tăng hiệu quả kinh
tế Bản chất của HQKT là thực hiện tối ưu giữa yếu tố đầu vào với đầu ra
2.1.2 Vai trò của ngành chăn nuôi lợn thịt trong nền kinh tế quốc dân
Trong những năm gần đây, kinh tế hộ nông dân đã có những bước pháttriển đáng kể, tạo ra sức mạnh trong phát triển nông nghiệp và thu đượcnhững thành tích đáng kể Sản xuất nông nghiệp bao gồm cả trồng trọt vàchăn nuôi đều phát triển mạnh và vững chắc Giá trị sản phẩm nông nghiệp
Trang 27không ngừng tăng lên Nông nghiệp nước ta thực sự là cơ sở, là nền tảng cho
sự nghiệp CNH-HĐH đất nước Tổng sản xuất nông nghiệp nước ta, ngànhchăn nuôi đặc biệt là ngành chăn nuôi lợn giữ một vai trò quan trọng Giá trịtổng sản phẩm chăn nuôi chiếm 24,4% trong tổng giá trị sản phẩm nôngnghiệp (TCTK, 2007)
Trong điều kiện sản xuất của các nông hộ hiện nay, chăn nuôi lợn tậndụng được các điều kiện như kỹ thuật, sức lao động, thức ăn sẵn có của các
hộ gia đình, đồng thời cung cấp các sản phẩm có giá trị dinh dưỡng cao và giátrị hàng hóa phục vụ cho nhu cầu ngày càng tăng của xã hội Chăn nuôi lợncòn tạo ra nguồn phân bón hữu cơ cho phát triển trồng trọt, cung cấp nguyênliệu cho một số ngành chế biến Chăn nuôi lợn cũng là hướng để chuyển đổi
cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, tạo ra việc làm cho người lao động,tăng thu nhập cho người chăn nuôi và tăng sản phẩm có chất lượng Sản phẩmngành chăn nuôi ngoài việc thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng trong nước, còn làmặt hàng nông sản xuất khẩu có giá trị làm tăng ngoại tệ để nhập khẩu cácmáy móc thiết bị Chúng ta đã xuất khẩu thịt lợn sang thị trường Đông Âu,Hồng Kông, Trung Quốc, Malayxia…và sẽ tiếp tục mở rộng thị trường xuấtkhẩu sang các nước khác trong thời gian tới Năm 2006 Việt Nam đã xuấtkhẩu được 15 nghìn tấn thịt lợn, đến năm 2007 thì lượng thịt lợn xuất khẩucủa Việt Nam là 18 nghìn tấn, tương ứng tăng 20%/năm Như vậy, chăn nuôilợn có vai trò quan trọng trong nông nghiệp nước ta Phát triển chăn nuôi lợn
sẽ góp phần tạo ra công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động nhằmthực hiện thành công sự nghiệp CNH-HĐH đất nước
Phát triển chăn nuôi lợn nhằm góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tếnông nghiệp hợp lý, đưa ngành chăn nuôi lợn lên là ngành sản xuất chính cânđối với ngành trồng trọt Đồng thời, chăn nuôi lợn góp phần phát triển kinh tế
hộ và trang trại, nâng cao thu nhập, góp phần khai thác sử dụng nguồn lực cóhiệu quả nhất
2.1.3 Đặc điểm kinh tế, kỹ thuật của chăn nuôi lợn thịt
Trang 28Lợn là loại động vật có hệ thần kinh cao cấp và rất mẫn cảm với các tácđộng bên ngoài Các yếu tố chủ yếu như nhiệt độ, độ ẩm, thức ăn và môitrường sống đều có tác động lớn đến sinh trưởng và phát triển của đàn lợn.Ngoài tác động của thời tiết khí hậu, lợn thịt còn chịu ảnh hưởng bởi côngchăm sóc và nuôi dưỡng
Giống và tuổi của lợn cũng ảnh hưởng rất lớn đến mức tăng trọng củađàn lợn Giống khác nhau thì sức sản xuất thịt, mỡ khác nhau Nhìn chung cácgiống lợn thịt hướng nạc co mức tăng trọng cao hơn lợn lai kinh tế
Quy luật sinh trưởng và phát triển của lợn thịt trải qua 3 giai đoạn: Thời
kỳ cai sữa, thời kỳ lợn choai, thời kỳ vỗ béo
Thời kỳ cai sữa Khi cai sữa cho lợn con cần chú ý phải tiến hành từ từtrong 7 ngày đề không ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng và phát dục của lợncon Lợn con cần được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng nhưng không ăn quánhiều ngay đề tránh bị ỉa chảy (GS.TS Phạm Vũ Bình và cộng sự, 2006)
Thời kỳ lợn vỗ béo là thời kỳ lợn trên 60kg, trong thời kỳ này cần cungcấp một lượng thức ăn đủ lớn để lợn sinh trưởng và phát triển bình thường,lượng thức ăn phải tăng dần tùy theo khối lượng của lợn để đáp ứng quá trìnhtăng trưởng Trong thời kỳ vỗ béo nếu lượng thức ăn không đầy đủ sẽ ảnhhưởng tới mức tăng trọng cũng như chất lượng thịt của lợn Do đó, chăn nuôilợn thịt phải có tính chuyên môn cao
Trong quá trình phát triển, con lợn thường mắc phải một số bệnh như lởmồm long móng, bệnh lợn tai xanh có tỷ lệ chết cao ở lợn Do vậy, cần cóbiện pháp đảm bảo vệ sinh môi trường, vật nuôi và dụng cụ, vệ sinh chuồngtrại, chú ý công tác thú y phòng chống dịch bệnh cho lợn
Trong chăn nuôi lợn thịt, đòi hỏi người lao động phải có trình độ nhấtđịnh, đồng thời để phát triển chăn nuôi lợn thịt cần có lượng vốn đầu tư khálớn để xây dựng chuồng trại, các thiết bị phục vụ chăn nuôi cũng như đầu tưcon giống và thức ăn cho chăn nuôi
Trang 29Chăn nuôi lợn là ngành kinh tế sản xuất hàng hóa Sản phẩm chính củangành là thịt lợn Đây là sản phẩm được trao đổi trên thị trường là chủ yếu Vìvậy, ngành sản xuất này được coi là sản xuất hàng hóa.
Ở nước ta, đây là ngành sản xuất hàng hóa đang phát triển mạnh vớicác phương thức chăn nuôi và quy mô chăn nuôi khác nhau, cụ thể được phântheo phương thức và quy mô chăn nuôi sau:
a.Phương thức chăn nuôi
Phương thức chăn nuôi truyền thống (TT) là phương thức chăn nuôiđược lưu truyền từ xa xưa, ngày nay vẫn còn tồn tại khá phổ biến, nhất là ởcác vùng kinh tế khó khăn, ít có điều kiện tiếp thu khoa học kỹ thuật Với yêucầu chuồng trại đơn giản, nguồn thức ăn chủ yếu là tận dụng thức ăn dư thừatrong sinh hoạt…Đặc điểm của phương thức chăn nuôi này là thời gian chănnuôi kéo dài, năng suất chất lượng sản phẩm thấp, không đáp ứng nhu cầungày càng cao của người tiêu dùng cả về số lượng và chất lượng
Phương thức chăn nuôi công nghiệp (CN) là phương thức chăn nuôidựa trên cơ sở thâm canh tăng năng suất sản phẩm, sử dụng các giống lợn chonăng suất, chất lượng tốt như giống lợn hướng nạc Đặc điểm của phươngthức này là yêu cầu vốn đầu tư lớn, chuồng trại phải đảm bảo tiêu chuẩn kỹthuật cơ giới hóa các khâu trong quy trình chăn nuôi, thức ăn hỗn hợp đượcchế biến theo quy trình công nghiệp, năng suất sản phẩm cao, thời gian củamột chu kỳ chăn nuôi ngắn phù hợp với quy mô lớn Đây là phương thứcchăn nuôi được áp dụng phổ biến đối với các nước có nền công nghiệp pháttriển, nhưng ở Việt Nam chưa được áp dụng rộng rãi
Phương thức chăn nuôi bán công nghiệp (BCN) là phương thức chănnuôi kết hợp giữa kinh nghiệm chăn nuôi truyền thống với áp dụng quy trìnhchăn nuôi tiên tiến Sử dụng nguồn thức ăn có sẵn như cám, gạo, ngô, khoai,sắn…kết hợp với thức ăn đậm đặc pha trộn đảm bảo chế độ dinh dưỡng cholợn Giống lợn được sử dụng chủ yếu là lợn thịt hướng nạc, phương thức nàyphù hợp với hình thức chăn nuôi trong các trang trại ở Việt Nam
Trang 30b Quy mô chăn nuôi
Khác với trước đây, mỗi hộ nông dân thường chỉ nuôi 1-2 con lợn vớimục đích chủ yếu là tận dụng phế phụ phẩm của ngành trồng trọt và thức ănthừa trong sinh hoạt gia đình Hiện nay, khi nền kinh tế đã có những thay đổicùng với sự tiến bộ của khoa học công nghệ, chăn nuôi theo hướng hàng hóa
đã phát triển, quy mô lớn hơn, tăng cả về số lượng và chất lượng trong chănnuôi lợn Tùy theo điều kiện của các nông hộ (vốn, đất đai, lao động…), điềukiện tự nhiên mà cơ cấu chăn nuôi khác nhau Tuy nhiên, phương hướngchung trong phát triển chăn nuôi lợn thịt là chuyển dịch cơ cấu chăn nuôi theohướng giảm dần tỷ trọng phương thức chăn nuôi truyền thống với quy mô nhỏ
lẻ, tăng dần trong phương thức chăn nuôi với quy mô phù hợp nhằm pháttriển chăn nuôi lợn thịt mang lại hiệu quả kinh tế cao
Chăn nuôi theo quy mô gia trại: phương thức chăn nuôi này phổ biến
ở các tỉnh Đồng bằng sông Hồng ( Thái Bình, Nam Định, Hải Dương, HàNội, Hưng yên, Hà Nam…) và phát triển mạnh trong những năm gần đây,chiếm khoảng 10-15% đầy con, quy mô chăn nuôi phổ biến là từ 10-30 nái,hoặc từ 10-50 lợn thịt có mặt thường xuyên, ngoài các phụ phẩm nông nghiệpthì có khoảng 40% thức ăn công nghiệp được sử dụng cho lợn, con giống chủyếu là con lai có từ 50-70% máu lợn ngoại trở lên, công tác thú y và chuồngtrại chăn nuôi đã được coi trọng hơn chăn nuôi truyền thống, năng suất chănnuôi đã có tiến bộ Khối lượng xuất chuồng bình quân 70-75kg
2.1.4 Hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn thịt
Trong chăn nuôi lợn thịt, hiệu quả kinh tế thường được tính cho 100kgthịt lợn hơi xuất chuồng, do thời gian nuôi của các hộ khác nhau Các chỉ tiêuthường dùng đánh giá HQKT của chăn nuôi lợn thịt là:
- Tổng giá trị sản xuất cho 100 kg thịt lợn hơi xuất chuồng, là giá trịhay doanh thu thu được cho 100kg thịt lợn hơi xuất chuồng
Trang 31- Tình hình đầu tư chi phí cho 100 kg thịt lợn hơi xuất chuồng của các
hộ chăn nuôi lợn thịt theo quy mô chăn nuôi và phương thức chăn nuôi, là chiphí bỏ ra cho 100 kg thịt lợn hơi xuất chuồng
- Hiệu quả sử dụng đồng vốn trong chăn nuôi Khi bỏ ra một đồng vốnthì thu được bao nhiêu
- Hiệu quả sử dụng các yếu tố sản xuất và áp dụng khoa học kỹ thuậttrong chăn nuôi lợn thịt của hộ
- Hiệu quả sử dụng lao động của chăn nuôi lợn thịt, tức là khi bỏ ra mộtcông lao động thì thu được bao nhiêu đồng giá trị sản phẩm và bao nhiêuđồng thu nhập hỗn hợp
- Hiệu quả xã hội thể hiện ở sự tăng việc làm, nâng cao thu nhập chocác nông hộ, góp phần thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nôngnghiệp nông thôn
2.1.5 Những nhân tố ảnh hưởng HQKT trong chăn nuôi lợn thịt
2.1.5.1 Nhóm nhân tố tự nhiên
Đối với ngành chăn nuôi đặc biệt là chăn nuôi lợn chịu ảnh hưởngnhiều bởi điều kiện tự nhiên, thời tiết khí hậu có tác động trực tiếp và giántiếp đến vật nuôi
Ở nhiệt độ từ 23-330C, lợn phát triển tốt nhất, ít mắc dịch bệnh và khảnăng tăng trọng cao Khi lợn không bị mắc bệnh thì lợn sẽ lớn nhanh và pháttriển bình thường, từ đó nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn Độ ẩmcao cũng ảnh hưởng tới khả năng thích nghi của lợn, làm tăng thân nhiệt trungtâm và cản trở sự phát triển của lợn
Bên cạnh đó thì yếu tố đất đai, nguồn nước cũng ảnh hưởng tới sự sinhtrưởng và phát triển của lợn
Đất đai nói chung là nơi diễn ra hoạt động sản xuất chăn nuôi như xâydựng chuồng trại, trồng rau làm thức ăn cho lợn Do đó, để phát triển chănnuôi lợn thịt thì cần có một diện tích đủ lớn theo quy mô chăn nuôi Vì vậy,đất đai là khâu then chốt cho sự mở rộng quy mô
Trang 32Nguồn nước cũng ảnh hưởng lớn tới mức tăng trưởng của lợn Ngoàiviệc phục vụ cho nhu cầu hàng ngày, nước còn dùng để thường xuyên tắmchải cho lợn, vệ sinh chuồng trại Nguồn nước dùng cho lợn cũng phải lànước sạch, nước ngọt nhằm hạn chế sự nhiễm dịch bệnh cho lợn.
Qua phân tích ở trên ta thấy rằng, điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng lớnđến HQKT trong chăn nuôi lợn, các yếu tố như khí hậu, đất đai, nguồnnước…có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến quá trình tăng trưởng vàphát triển của lợn Điều kiện tự nhiên tốt lợn sẽ phát triển tốt, cho năng suấtcao, và ngược lại, điều kiện tự nhiện không thuận lợi nó sẽ cản trở sự pháttriển của lợn thịt
2.1.5.2 Nhóm nhân tố kinh tế xã hội
Thị trường tiêu thụ sản phẩm
Thị trường có vai trò quan trọng đối với sản xuất kinh doanh và sự pháttriển của nền kinh tế xã hội Đây là khâu then chốt của sản xuất hàng hóa, thịtrường chính là cầu nối giữa người sản xuất và người tiêu dùng Nó cho chúng
ta biết kết quả sản xuất của một chu kỳ kinh doanh Ngày nay, khi đời sốngkinh tế xã hội phát triển nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng cao đòi hỏithị trường phải cung cấp sản phẩm thịt lợn có chất lượng cao Đáp ứng nhucầu đó, người chăn nuôi đã đầu tư lợn thịt hướng nạc nhằm tăng tỷ lệ thịt nạctrong thành phần thịt xẻ, nâng cao chất lượng thịt và an toàn, song còn gặpphải khó khăn do dịch bệnh và có nhiều sản phẩm thay thế cho thịt lợn nhưthịt gà, thịt bò… Vì vậy, thị trường tiêu thụ có tác động tích cực đến chănnuôi lợn thịt Thị trường tiêu thụ nhanh và ổn định sẽ là điều kiện tốt để ngườichăn nuôi mở rộng quy mô chăn nuôi, yên tâm hơn khi chăn nuôi… Từ đógiúp người chăn nuôi nâng cao HQKT trong chăn nuôi
Vốn sản xuất: Vốn là điều kiện tiên quyết để phát triển chăn nuôi lợn
thịt Vốn được sử dụng để xây dựng chuồng trại, mua con giống, đầu tư chănnuôi, thuê lao động, mở rộng quy mô
Tuy nhiên, mặc dù vốn đầu tư ban đầu cho chăn nuôi lợn thịt tương đốilớn song thời gian thu hồi vốn lại khá chậm do đặc điểm của chăn nuôi lợn
Trang 33thịt Do đó, việc mở rộng quy mô chăn nuôi theo phương thức chăn nuôi côngnghiệp của các hộ gặp không ít những khó khăn
Lao động: Lao động trong chăn nuôi lợn thịt phải là lao động có trình
độ nhất định Do đó, để phát triển chăn nuôi lợn thịt cần phải đào tạo đượcmột đội ngũ lao động có trình độ, có hiểu biết sâu sắc về đối tượng phục vụnày Ngoài ra, trong chăn nuôi lợn thịt có những công việc mang tính chất thủcông nên có thể tận dụng lao động bình thường nhàn rỗi Lao động có ảnhhưởng lớn tới kết quả và hiệu quả chăn nuôi
Các chính sách kinh tế xã hội của Nhà nước
Trong quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý nền kinh tế hành chính baocấp sang nền kinh tế thị trường, sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước là hết sứcquan trọng Nó có thể khuyến khích sự phát triển của một ngành sản xuất nào
đó hoặc ngược lại, kìm hãm sự phát triển của ngành đó Chăn nuôi lợn thịt tuy
đã có nhiều chuyển biến song vẫn rất cần sự can thiệp của Nhà nước theohướng thúc đẩy phát triển
Ở nước ta, theo cấp quốc gia hoạt động chăn nuôi lợn thịt được giaocho Bộ Nông nghiệp và PTNT Cục Nông nghiệp được thành lập năm 2003theo sự cải tổ của Bộ, chịu trách nhiệm khởi thảo các chính sách về ngànhchăn nuôi Theo các địa phương (cấp tỉnh và thấp hơn), nhờ quá trình phâncấp quản lý, các tỉnh có thể ban hành chỉ thị và quyết định về hoạt động chănnuôi lợn thịt được thực hiện trong phạm vi của tỉnh
2.1.5.3 Nhóm nhân tố thuộc về kỹ thuật và tổ chức sản xuất
Nhóm nhân tố kỹ thuật
Cũng như rất nhiều ngành chăn nuôi khác, trong chăn nuôi lợn thịt congiống được coi là một trong những điều kiện tiên quyết để phát triển Do đó,
nó đòi hỏi phải được chọn lọc sao cho phù hợp với mục đích sản xuất
Nếu như con giống là điều kiện tiên quyết thì thức ăn là nền tảng chophát triển chăn nuôi Tùy theo đặc tính sinh lý của mỗi gia súc mà yêu cầu vềthức ăn thường khác nhau và cách chuyển hóa sản phẩm cũng khác nhau Vớilợn thịt, thức ăn là yếu tố cơ bản để tăng chất lượng thịt, tăng tỷ lệ nạc trong
Trang 34thịt xẻ, do đó nếu thức ăn không đủ chất dinh dưỡng sẽ ảnh hưởng đến quátrình phát triển và ảnh hưởng đến quá trình sản xuất về sau.
Bên cạnh giống và thức ăn, quá trình chăm sóc và nuôi dưỡng cũng cóảnh hưởng lớn đến sức sản xuất của lợn, từ đó quyết định đến hiệu quả củachăn nuôi lợn Việc chăm sóc và nuôi dưỡng lợn thịt không giống nhau trongsuốt thời kỳ, từ vận động cho lợn đến phối hợp các loại thức ăn trong khẩuphần ăn của lợn
Công tác thú y rất quan trọng ảnh hưởng tới sự phát triển của đàn lợn.Nếu được thực hiện tốt sẽ tạo điều kiện cho các hộ yên tâm đầu tư chăn nuôilợn thịt
Nhân tố tổ chức sản xuất
Lựa chọn một hình thức tổ chức hợp lý sẽ tạo thế mạnh cho phát triểnchăn nuôi Trước kia, nước ta chỉ có hai hình thức sản xuất được tổ chức chủyếu, đó là quốc doanh và tập thể Trong những năm gần đây, cùng với sự đổimới nền kinh tế, kinh tế hộ nông dân đã được quan tâm phát triển hơn Kinh
tế hộ được khảng định như một đơn vị kinh tế tự chủ, có điều kiện phát huythế mạnh của mình nhằm khai thác triệt để các tiền năng về đất đai, lao động,tiền vốn, tạo cho nông nghiệp nước ta có bước tiến vượt bậc
2.2 Cơ sở thực tiễn
2.2.1 Tình hình phát triển chăn nuôi lợn trên thế giới
Trang 35Bảng 2.1 Sản lượng thịt lợn của 10 nước sản xuất nhiều nhất trên TG
Trang 36* Sản xuất
Trên thế giới hiện nay thịt lợn là sản phẩm thiết yếu cho nhu cầu hàngngày của người tiêu dùng Theo trang tin tức-xúc tiến thương mại của BộNông Nghiệp và PTNT Việt Nam thì trong những năm qua sản lượng thịt lợntrên thế giới tăng trưởng ổn định và dự báo sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tớivới tốc độ tăng bình quân từ năm 2004-2007 là 3,81%
Tình hình chăn nuôi lợn thịt được thể hiện qua bảng 2.1
Đồ thị 2.1 Sản lượng thịt lợn của các nước trên thế giới
Trung Quốc là nước có sản lượng thịt lợn lớn nhất thế giới với 56200nghìn tấn thịt năm 2007 chiếm 54,12% sản lượng của toàn thế giới Đứng sauTrung Quốc là Mỹ chiếm 9.44% Việt Nam cũng là nước có sản lượng thịt lợncao trên thế giới đứng thứ 8 trên thế giới sau các nước Trung Quốc, Mỹ, Đức,Tây Ban Nha, Braxin, Canada, Nga (Theo số liệu thống kê của FAO) Năm
2007, sản lượng thịt lợn của Việt Nam đạt khoảng 1.842 nghìn tấn Theo báocáo của Bộ Nông nghiệp Mỹ, năm 2008 sản lượng của các nước chính tăng4% dẫn đến sản lượng thịt đạt 106.595 ngìn tấn, trong đó Trung Quốc chiếmhơn 50% tổng sản lượng
*Thương mại
Về xuất khẩu thịt lợn của thế giới năm 2007 tăng 3%, đạt 5.339 nghìntấn, tập trung vào các nước xuất khẩu chính như Canada, Mỹ, Braxin, TrungQuốc, Chilê Trong đó, Mỹ xuất khẩu nhiều nhất với 1402 nghìn tấn, tiếp đến
Trang 37là Canada, sau cùng là ChiLê Thịt lợn xuất khẩu của Việt Nam qua các nămrất ổn định thể hiện ở bảng số liệu 2.2.
Bảng 2.2 Tình hình xuất nhập khẩu thịt lợn của một số nước trên thế giới qua các năm.
ĐVT:1000 tấn
Dự báo 2008
Nguồn: Thống kê của Bộ Nông nghiệp Mỹ USDA
Năm 2007, sản lượng thịt lợn xuất khẩu là 18 nghìn tấn và cùng với sự
hỗ trợ của Nhà nước với những chính sách phù hợp nâng cao chất lượng sảnphẩm thịt lợn, thúc đẩy xuất khẩu vào năm 2008 dự định đạt 21 nghìn tấn, gầnđạt với mức xuất khẩu của năm 2004
Trang 38Hàng năm lượng thịt lợn nhập khẩu của các nước vẫn tiếp tục tăng cả
về số lượng và chất lượng, tập chung chủ yếu ở một số nước công nghiệpnhư Nhật Bản, Nga, Mỹ…Trong đó, nước nhập khẩu nhiểu nhất là Nhật Bảnvới 1228 nghìn tấn năm 2007, sau đó là Nga và sau, nhu cầu nhập khẩu vẫntiếp tục tăng trong những năm tới Đây là một cơ hội mới cho ngành chănnuôi lợn thịt của Việt Nam theo hướng sản xuất hàng hóa phục vụ cho xuấtkhẩu
Bên cạnh đó, chúng ta thấy có một số nước vừa xuất khẩu thịt lợntương đối lớn nhưng cũng nhập khẩu một lượng khá cao như Mỹ, Canada…
do thị trường tiêu dùng phong phú đa dạng
2.2.2 Tình hình chăn nuôi lợn thịt ở Việt Nam
Bảng 2.3 Số lượng lợn phân theo vùng (1000 con)
ST
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
06/05 (%)
07/06 (%)
BQ(% )
2007 giảm xuống còn 3,8 triệu nái, một phần do dịch “tai xanh”
Trang 39Theo ước tính năm 2007, các vùng có số lượng lợn nhiều theo thứ tự là:lớn nhấ là vùng Đồng Bằng Sông Hồng có 6,89 triệu con, chiếm 25,94% tổngđàn cả nước; Đông Bắc 4,72 triệu con chiếm 17,77%; Tây Nguyên 1,54 triệucon chiếm 5,46% và thấp nhất vùng Tây Bắc gần 1,2 triệu con chiếm 4,5%.
Đồ thị 2.2 Số lượng lợn phân theo vùng
Trong những năm qua cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ kỹthuật hiện đại, các chính sách hỗ trợ của Đảng và Nhà nước đã tạo điều kiện chonền kinh tế có những bước phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là trong sản xuất nôngnghiệp đã đạt được những thành tựu to lớn, nó được thể hiện bằng việc cung cấpđầy đủ lương thực thực phẩm, đảm bảo an ninh lương thực và là nước xuất khẩugạo đứng thứ 2 trên thế giới Trong chăn nuôi, nước ta cũng đạt được nhữngthành tựu đáng kể, đặc biệt là chăn nuôi lợn Hiện mỗi năm nước ta xuất chuồngkhoảng 25 triệu con lợn Tham gia vào hệ thống sản xuất thịt lợn bao gồm cáctrang trại Nhà nước, tư nhân và trang trại thuộc các doanh nghiệp nước ngoài,doanh nghiệp Nhà nước chủ yếu cung cấp con giống Các công ty nước ngoàihoạt động chăn nuôi lợn ở nước ta dưới dạng liên kết sản xuất với bà con nôngdân bằng cách cung cấp thức ăn, con giống, thuốc thú y, bao tiêu sản phẩm
Trong hơn 10 năm qua, ngành chăn nuôi Việt Nam có tốc độ tăng trưởngvượt bậc, sản lượng thịt lợn thương phẩm cao, tỷ lệ thịt siêu nạc ngày càng lớn,đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội Năm 1995, sản lượng thịt lợn của nước tađạt 1012,86 nghìn tấn, đến năm 2005 đạt 2288,32 nghìn tấn, tăng 1275,46 nghìn
Trang 40tấn Chăn nuôi lợn đang chuyển từ tự cấp, tự túc sang sản xuất hàng hóa Chănnuôi trong các nông hộ mở rộng theo hướng trang trại với quy mô lớn, khôngnhững cung cấp đủ nhu cầu tiêu dùng thịt lợn trong nước mà còn xuất khẩu sangnhiều nước như Nhật Bản, Hàn Quốc…
Trung Quốc là một nước có tình hình chăn nuôi lợn rất phát triển, là mộttrong những nước có sản lượng thịt lợn lớn nhất thế giới Sản lượng thịt lợn củaTrung Quốc năm 2008 là 58400 nghìn tấn và xuất khẩu 515 nghìn tấn Chănnuôi lợn của Trung Quốc phát triển như vậy là vì họ áp dụng tiến bộ kỹ thuậtmới vào trong chăn nuôi, quy mô chăn nuôi ngày càng được mở rộng Theothông tin của Bộ nông nghiệp Trung Quốc, giá thịt lợn của Trung Quốc tăng30,4% trong tháng 6/2008 và có xu hướng tiếp tục tăng lên
Để ngành chăn nuôi Việt Nam có thể phát triển, thì Việt Nam cần phảihọc hỏi và những rút ra những bài học kinh nghiệm từ việc phát triển chăn nuôilợn thịt của Trung Quốc Điều quan trọng của ngành chăn nuôi lợn thịt của ViệtNam hiện nay là cần tiến hành đổi mới và áp dụng công nghệ tiên tiến trongchăn nuôi lợn
2.2.3 Những bài học kinh nghiệm về phát triển chăn nuôi lợn thịt cho nông
hộ chăn nuôi lợn
Việc phát triển chăn nuôi lợn thịt thực sự có ý nghĩa nếu nó tạo thêmđược công ăn việc làm và mang lại lợi nhuận cho người nông dân Một số bàihọc kinh nghiệm về phát triển và chăn nuôi lợn thịt ở nước ta hiện nay cầnđược xem xét:
Một là, cần thu hẹp diện tích phát triển lợn thịt, tập trung vào nhữngvùng thuân lợi cung cấp về thức ăn, nhất là thức ăn tinh, thô xanh, trình độ kỹthuật tương đối tốt Không phát triển chăn nuôi lợn thịt ở những vùng hàngnăm bị lũ lụt cũng như các vùng bị hạn hán
Hai là, thường xuyên tiến hành thống kê, đánh giá và chọn lọc lại đànlợn, loại thải những con xấu Cần lựa chọn giống tốt, có khả năng chịu tốt vàcho năng suất cao Chú ý đầu tư đúng mức để nâng cao chất lượng đàn lợn và
ưu tiên cho con giống