1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn thịt của các hộ nông dân ở thị xã hương thủy, tỉnh thừa thiên huế

69 290 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 69
Dung lượng 739,72 KB

Nội dung

Các yếu tố như quy mô chăn nuôi, quy mô nguồn vốn, giống, công tác thú y phòngtrừ dịch bệnh, các yếu tố khác như trình độ học vấn, kinh nghiệm chăn nuôi, giá thức ăn, giá bán sản phẩm đề

Trang 1

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN

-KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

HIỆU QUẢ KINH TẾ CHĂN NUÔI LỢN THỊT

CỦA CÁC HỘ NÔNG DÂN Ở THỊ XÃ HƯƠNG THỦY, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

ĐOÀN THỊ NGỌC QUỲNH

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 2

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN

-KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

HIỆU QUẢ KINH TẾ CHĂN NUÔI LỢN THỊT

CỦA CÁC HỘ NÔNG DÂN Ở THỊ XÃ HƯƠNG THỦY, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Sinh viên thực hiện : Giáo viên hướng dẫn: Đoàn Thị Ngọc Quỳnh TS Phạm Xuân Hùng Lớp : K48C - KTNN

Niên Khóa : 2014-2018

Huế, tháng 5 năm 2018

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 3

Để hoàn thành Khóa luận tôt nghiệp này tôi nhận được sự giúp đỡ quý báu của các cơ quan, các cấp lãnh đạo và các cá nhân Tôi xin được bày tỏ lòng biết

ơn tới tất cả tập thể và cá nhân đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành Khóa luận.

Trước hết, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc sự giúp đỡ nhiệt tình và đầy trách nhiệm của thầy giáo TS Phạm Xuân Hùng trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành Khóa luận này.

Tôi xin trân trọng cảm ơn Lãnh đạo nhà trường Đại học Kinh tế Huế, Khoa Kinh tế và Phát triển trường Đại học Kinh tế Huế cùng quý thầy cô giáo đã giảng dạy tôi trong suốt 4 năm học vừa qua.

Tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến cán bộ Chi cục Chăn nuôi

và Thú y tỉnh Thừa Thiên Huế, Phòng Kinh tế và Phòng Thống kê Thị xã Hương Thủy đã giúp đỡ tôi có những thông tin, tư liệu quý để thực hiện Khóa luận.

Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã luôn động viên, ủng hộ, tạo mọi điều kiện cho tôi trong suốt quá trình làm Khóa luận.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh nhất Song do buổi đầu mới làm quen với công tác nghiên cứu Khóa luận, tiếp cận với thực tế sản xuất cũng như hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm nên không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định mà bản thân chưa thấy được Tôi rất mong được sự góp ý của quý Thầy, Cô giáo và các bạn để khoá luận được hoàn chỉnh hơn.

Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn!

Trang 4

LỜI CẢM ƠN i

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU v

DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ vi

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU vii

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU viii

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

2.1 Mục tiêu chung 2

2.2 Mục tiêu cụ thể 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

3.1 Đối tượng nghiên cứu 2

3.2 Phạm vi nghiên cứu 2

4 Phương pháp nghiên cứu 3

4.1 Phương pháp thu thập số liệu 3

4.2 Phương pháp chuyên gia 4

4.3 Phương pháp tổng hợp, xử lý, phân tích số liệu 4

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 5

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 5

1.1 Cơ sở lý luận về vấn đề nghiên cứu 5

1.1.1 Lý luận cơ bản về hiệu quả kinh tế 5

1.1.1.1 Khái niệm về hiệu quả kinh tế 5

1.1.1.2 Bản chất của HQKT và sự vận dụng trong nông nghiệp 8

1.1.1.3 Ý nghĩa của việc nâng cao HQKT 11

1.1.2 Đặc điểm, phương pháp đánh giá HQKT trong chăn nuôi lợn thịt 12

1.1.2.1 Các vấn đề cơ bản về chăn nuôi lợn thịt 12

1.1.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến HQKT chăn nuôi lợn thịt 16

1.1.2.3 Đặc điểm, tiêu chuẩn đánh giá kết quả và HQKT chăn nuôi lợn thịt 18

1.1.2.4 Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá kết quả và HQKT chăn nuôi lợn thịt 20

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 5

1.2.1 Khái quát tình hình chăn nuôi lợn thịt trên thế giới 22

1.2.2 Khái quát tình hình chăn nuôi lợn thịt ở Việt Nam 23

1.2.3 Khái quát tình hình chăn nuôi ở tỉnh T.T- Huế 26

2.1 Đặc điểm cơ bản của Thị xã Hương Thủy 27

2.1.1 Đặc điểm của tự nhiên 27

2.1.1.1 Vị trí địa lý 27

2.1.1.2 Địa hình 28

2.1.1.3 Khí hậu thủy văn 28

2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội 29

2.1.2.1 Hiện trạng sử dụng đất 29

2.1.2.2 Tình hình dân số và lao động 29

2.1.3 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của thị xã Hương Thủy 30

2.1.3.1 Thuận lợi 30

2.1.3.2 Khó khăn 31

2.2 Khái quát về chăn nuôi lợn thịt ở Thị xã Hương Thủy 31

2.3 Đánh giá kết quả và hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn thịt ở Thị xã Hương Thủy 32

2.3.1 Nguồn lực sản xuất của các hộ 32

2.3.1.1 Tình hình nhân khẩu và lao động của các hộ điều tra 32

2.3.1.2 Tình hình đất đai chăn nuôi lợn thịt 34

2.3.1.3Tình hình tư liệu sản xuất và vốn phục vụ chăn nuôi của các hộ điều tra 34

2.3.1.4 Tình hình sử dụng chuồng trại và xử lý chất thải 36

2.3.2 Tình hình chăn nuôi lợn thịt của các chủ hộ điều tra 37

2.3.3 Tình hình chi phí chăn nuôi lợn thịt của các hộ điều tra 39

2.3.4 Kết quả và hiệu quả của các hộ chăn nuôi lợn 42

2.4 Thị trường tiêu thụ thịt lợn ở Thị xã Hương Thủy 44

2.4.1 Thị trường địa phương 44

2.4.2 Thị trường ngoài địa phương 45

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 6

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ CHĂN NUÔI LỢN THỊT Ở THỊ XÃ HƯƠNG THỦY 48

3.1 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn thịt ở Thị xã Hương Thủy 48

3.2.1 Nhóm giải pháp về kỹ thuật 48

3.2.1.1 Giải pháp về con giống 48

3.2.1.2 Giải pháp về thức ăn 49

3.2.1.3 Giải pháp về thú y và phòng trừ dịch bệnh 49

3.2.2 Nhóm giải pháp về thị trường tiêu thụ 50

3.2.3 Nhóm giải pháp về vốn đầu tư 51

PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 52

1 Kết luận 52

2 Kiến nghị 53

2.1 Đối với cơ quan nhà nước 53

2.2 Đối với các hộ chăn nuôi 53

TÀI LIỆU THAM KHẢO 54

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 7

HQKT : Hiệu quả kinh tế

NN-PTNT : Nông nghiệp và phát triển nông thôn

VAC : Vườn ao chuồng

XCBQ : Xuất chuồng bình quân

UBND : Uỷ ban nhân dân

VSATTP : Vệ sinh an toàn thực phẩm

CNLT : Chăn nuôi lợn thịt

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 8

Biểu đồ 1: Các nước, khu vực sản xuất thịt lợn lớn nhất thế giới) 23

Biểu đồ 2: % sản lượng thịt hơi của các sản phẩm chăn nuôi năm 2016 25

Sơ đồ 1: Kênh tiêu thụ thịt lợn của các hộ điều tra tại Thị xã Hương Thủy 44

Sơ đồ 2: Kênh tiêu thụ thịt lợn ngoài Thị xã Hương Thủy 45

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 9

Bảng 1: Số lượng lợn của cả nước và các vùng qua 3 năm (2014 – 2016) 24

Bảng 2: Sản lượng sản phẩm chăn nuôi chủ yếu của nước ta qua 3 năm (2014– 2016) 25

Bảng 3: Tình hình chăn nuôi ở tỉnh Thừa Thiên Huế qua 3 năm (2014 -2016) 26

Bảng 4: Hiện trạng sử dụng đất năm 2016 29

Bảng 5: Tình hình dân số, lao động ở Thị xã Hương Thủy qua 3 năm (2014 – 2016) 30 Bảng 6: Tình hình chăn nuôi lợn thịt ở T,x Hương Thủy trong 3 năm (2014 - 2016) 32

Bảng 7 : Tình hình nhân khẩu và lao động của các hộ điều tra (Tính BQ/hộ) 33

Bảng 8: Quy mô diện tích đất đai chăn nuôi lợn của các hộ (Tính BQ/hộ) 34

Bảng 9: Tình hình về trang bị TLSX phục vụ chăn nuôi lợn thịt ( Tính BQ/hộ) 35

Bảng 10: Nguồn vốn đầu tư chăn nuôi lợn thịt ( Tính BQ/hộ) 36

Bảng11: Tình hình sử dụng chuồng trại và xử lý chất thải 36

Bảng 12: Một số chỉ tiêu chung về CNLT của các hộ điều tra (Tính BQ/hộ) 37

Bảng 13: Tình hình đầu tư chi phí của các hộ chăn nuôi lợn thịt 39

Bảng 14: Kết quả và hiệu quả chăn nuôi của các hộ điều tra 42

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 10

Để thực hiện khóa luận tốt nghiệp của mình, tôi quyết định lựa chọn đề tài: “Hiệuquả kinh tế chăn nuôi lợn thịt của các hộ nông dân ở Thị xã Hương Thủy, tỉnh ThừaThiên Huế”.

- Mục đích nghiên cứu: Khảo sát tình hình thực tế để phân tích, đánh giá hiệu quảkinh tế chăn nuôi lợn thịt của các nông hộ trên địa bàn Thị xã Hương Thủy, tỉnh ThừaThiên Huế Từ những cơ sở, căn cứ đó đề xuất một số biện pháp,giải pháp nâng caohiệu quả chăn nuôi lợn thịt cho các hộ nông dân trên địa bàn thị xã

- Dữ liệu phục vụ nghiên cứu: Trong quá tình nghiên cứu đề tài tôi sử dụng các dữliệu sau:

+ Số liệu sơ cấp: số liệu thu thập qua việc điều tra, phỏng vấn trực tiếp 60 hộ chănnuôi lợn thịt trên địa bàn Thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế về tình hình chănnuôi, kết quả và hiệu quả chăn nuôi lợn thịt năm 2017

+ Số liệu thứ cấp: Niên giám thống kế của Thị xã Hương Thủy, các luận án, luậnvăn, thông tin từ sách, báo, các trang web liên quan đến đề tài nguyên cứu Số liệu vềđặc điểm tự nhiên, tình hình kinh tế xã hội, lao động, việc làm, dân số của Thị xãHương Thủy được tổng hợp thông các tài liệu từ các văn bản, báo cáo của Phòng Kinh

tế Thị xã Hương Thủy

- Phương pháp nghiên cứu: phương pháp điều tra hộ; phương pháp phân tích sosánh; phương pháp chuyên gia, chuyên khảo;

- Kết quả nghiên cứu:

Chăn nuôi lợn thịt là một loại hình chăn nuôi không thể thiếu trong nền kinh tế xãhội

Các yếu tố như quy mô chăn nuôi, quy mô nguồn vốn, giống, công tác thú y phòngtrừ dịch bệnh, các yếu tố khác như trình độ học vấn, kinh nghiệm chăn nuôi, giá thức

ăn, giá bán sản phẩm đều ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả kinh tế trong chăn nuôilợn thịt của hộ

Để nâng cao HQKT CNLT cần có các giải pháp tích cực, đồng bộ và hữu hiệu nhưgiải pháp về vốn, giải pháp về con giống, giải pháp về thị trường tiêu thụ

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 11

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

1 Tính cấp thiết của đề tài

Để ngành nông nghiệp Việt Nam ngày càng phát triển, cần phải kết hợp phát triểnđồng thời cả hai ngành trồng trọt và chăn nuôi một cách có kế hoạch và bền vững,trong đó giá trị sản xuất ngành chăn nuôi trong tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệpngày càng tăng lên

Trong chăn nuôi, lợn là loài gia súc được nuôi phổ biến ở nước ta, trong đó thịt lợnchiếm trên 70% tổng lượng thịt sản xuất và cung ứng trên thị trường, đem lại nguồnthu nhập cao cho các hộ chăn nuôi Vì vậy có thể nói chăn nuôi lợn là một ngànhchiếm vị trí quan trọng bậc nhất đối với sự phát triển của ngành chăn nuôi ở Việt Nam.Mặt khác, với truyền thống nuôi lợn đã có từ lâu đời nên người dân đã rất quenthuộc với con lợn đồng thời cũng đúc rút được nhiều kinh nghiệm trong chăn nuôi.Hơn nữa lợn là con vật dễ nuôi, có thể tận dụng nguồn thức ăn phụ phẩm dồi dào và

dư thừa hàng ngày của trồng trọt làm thức ăn cho lợn tăng trọng nhanh, nhất là tronggiai đoạn hiện nay khi bà con nông dân đã biết sử dụng thức ăn công nghiệp vào trongchăn nuôi để nâng cao hiệu quả, tăng thu nhập cho gia đình Chính vì những lý do trên

mà nghề chăn nuôi lợn đã và đang ngày càng phát triển, đặc biệt là chăn nuôi lợn thịt.Quy mô đàn lợn trong các hộ gia đình đã lớn dần lên, nhiều hộ chăn nuôi đã mở rộngthành các trang trại xuất chuồng vài trăm, vài nghìn con một năm

Thị xã Hương Thủy là địa phương có nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển chănnuôi một cách toàn diện Tuy vậy, sản xuất chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nóiriêng trên địa bàn Thị xã Hương Thủy vẫn còn nhiều bất cập và khó khăn như: quy môsản xuất còn nhỏ lẻ, trình độ thâm canh chăn nuôi còn thấp; nguồn lực đầu tư, chấtlượng sản phẩm và hiệu quả chăn nuôi còn hạn chế; thị trường đầu vào và đầu ra chochăn nuôi không ổn định; sản xuất gặp nhiều rủi ro;nguy cơ dịch bệnh đang tiềm ẩn;vấn đề ô nhiễm môi trường,… dẫn đến thu nhập của người chăn nuôi lợn thịt chưa cao

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 12

hữu hiệu đảm bảo hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi, đồng thời giải quyết nhữngvấn đề khó khăn có ý nghĩa quan trọng thiết thực.

Xuất phát từ những vấn đề thực tế trên tôi đã lựa chọn đề tài: “Hiệu quả kinh tếchăn nuôi lợn thịt của các hộ nông dân ở Thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế”làm đề tài tốt nghiệp cuối khóa

2 Mục tiêu nghiên cứu

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận và thực tiễn về hiệu quảkinh tế chăn nuôi lởn Thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế

Trang 13

nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn ở Thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa ThiênHuế đến năm 2020.

- Về không gian: Tại Thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế,tập trung tại 3phường Thủy Dương, Thủy Phương và Thủy Vân của Thị xã Hương Thủy

- Về thời gian: Đề tài thu thập số liệu, thông tin trên cơ sở điều tra kết quả chănnuôi lợn thịt của các hộ nông dân trong thời kỳ 2015- 2017

Thời gian thực hiện đề tài từ: 02/01/2018- 23/04/2018

4 Phương pháp nghiên cứu

4.1 Phương pháp thu thập số liệu

a) Số liệu thứ cấp

- Niên giám thống kế của Thị xã Hương Thủy

- Các luận án, luận văn, thông tin từ sách, báo, các trang web liên quan đến đề tàinguyên cứu

- Số liệu về đặc điểm tự nhiên, tình hình kinh tế xã hội, lao động, việc làm, dân sốcủa Thị xã Hương Thủy được tổng hợp thông các tài liệu từ các văn bản, báo cáo củaPhòng Kinh tế Thị xã Hương Thủy

b) Số liệu sơ cấp

- Thu thập số liệu từ các hộ nông dân chăn nuôi lợn thông qua bảng hỏi đã có sẵn

- Tiến hành điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên 60 trên 3 phường của thị xã, thu thập ýkiến của các hộ chăn nuôi có kinh nghiệm, có kiến thức chăn nuôi thông qua việc sửdụng bộ công cụ PRA và công cụ quan sát trực tiếp để đánh giá hiệu quả kinh tế chănnuôi lợn thịt của các hộ

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 14

4.2 Phương pháp chuyên gia

Tổ chức thảo luận với trưởng phòng Chi cục Chăn nuôi Thú y, Phòng Kinh tế Thị

xã Hương Thủy nhằm lấy ý kiến làm cở cho định hướng và giải pháp nâng cao hiệuquả kinh tế chăn nuôi lợn thịt

4.3 Phương pháp tổng hợp, xử lý, phân tích số liệu

Sau khi thu thập số liệu tiến hành kiểm tra đánh giá, điều tra bổ sung Sau đó xử lý

số liệu bằng cách sử dụng phần mềm Excel theo những nội dung đã được xác định.Phân tích số liệu thông qua các phương pháp như thống kê mô tả

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 15

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU1.1 Cơ sở lý luận về vấn đề nghiên cứu

1.1.1 Lý luận cơ bản về hiệu quả kinh tế

1.1.1.1 Khái niệm về hiệu quả kinh tế

Khi đi tìm lợi nhuận, các đơn vị kinh doanh luôn cố gắng thỏa mãn người tiêudùng và toàn xã hội về các hàng hoá và dịch vụ khác nhau Người tiêu dùng thườngquan tâm đến giá cả và chất lượng sản phẩm để tối đa hoá lợi ích của họ, còn ngườisản xuất kinh doanh thì đặt mục tiêu lợi nhuận lên hàng đầu

Vậy hiệu quả kinh tế là gì? Nội dung và bản chất của nó như thế nào? Xuất phát từcác góc độ nghiên cứu khác nhau, hiện nay có nhiều quan điểm về HQKT, có thể kháiquát như sau:

* Ở góc độ vĩ mô

Tính hiệu quả theo quan điểm của K Marx, đó là việc “tiết kiệm và phân phối mộtcách hợp lý thời gian lao động sống và lao động vật hoá giữa các ngành” và đó cũngchính là quy luật “tiết kiệm và tăng năng suất lao động hay tăng hiệu quả”

Như vậy, theo quan điểm của K Marx tăng hiệu quả phải được hiểu rộng và nóbao hàm cả tăng HQKT và xã hội

Theo David Begg và các cộng sự “Hiệu quả sản xuất diễn ra khi xã hội không thểtăng sản lượng một loại hàng hoá này mà không cắt giảm sản lượng một loại hàng hoákhác Một nền kinh tế có hiệu quả nằm trên đường giới hạn khả năng sản xuất của nó”

và David Begg còn khẳng định “Hiệu quả nghĩa là không lãng phí”

Như vậy, những quan điểm này là đúng nhưng chưa đủ vì điểm lựa chọn nằm trênđường giới hạn khả năng sản xuất mới là điều kiện cần chứ chưa phải là điều kiện đủ

để đạt HQKT tối ưu Hơn nữa, những quan điểm này phản ánh còn chung chung, khó

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 16

xác định được HQKT một cách chính xác vì chưa đề cập đến chi phí để tạo ra sảnphẩm.

Các nhà kinh tế học Cộng hoà dân chủ Đức mà đại diện là Stenien cho rằng

“HQKT là chỉ tiêu so sánh mức độ tiết kiệm chi phí trong một đơn vị kết quả hữu ích

và mức tăng kết quả hữu ích của hoạt động sản xuất vật chất trong một thời kỳ, gópphần làm tăng thêm lợi ích của xã hội” Kết quả hữu ích là một đại lượng vật chất tạo

ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh Xuất phát từ sự mâu thuẫn giữa khả năng hữuhạn về tài nguyên với nhu cầu ngày càng tăng lên của con người, nên người ta phảixem xét kết quả đó đạt được như thế nào và chi phí bỏ ra là bao nhiêu, có đem lại kếtquả hữu ích hay không

Quan điểm này có ưu điểm là đã xét đến chi phí bỏ ra để có được kết quả, tức phảnánh được trình độ, chất lượng của hoạt động sản xuất Nhưng nhược điểm là vẫn chưa

rõ ràng, chưa cụ thể về phương diện xác định, tính toán kết quả hữu ích của hoạt độngsản xuất

* Ở góc độ vi mô

Ở góc độ vi mô hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau về HQKT, nhưng tựutrung lại bao gồm 3 quan điểm chính sau:

Thứ nhất, HQKT là mối tương quan so sánh giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra

để đạt được kết quả đó Kết quả đạt được là phần giá trị thu được của các sản phẩmđầu ra, lượng chi phí bỏ ra là phần giá trị của các nguồn lực đầu vào để đạt được kếtquả đó

HQKT = Kết quả - Chi phí

Theo quan điểm này: Nếu chỉ đánh giá HQKT ở khía cạnh lợi nhuận thuần tuýnhư quan điểm thứ nhất thì chỉ mới xác định được quy mô của hiệu quả nhưng khôngphản ánh được chất lượng của hoạt động sản xuất, trình độ sử dụng các yếu tố nguồnlực đầu vào và chưa so sánh được khả năng cung cấp của cải vật chất cho xã hội củanhững đơn vị sản xuất đạt hiệu số này như nhau vì chưa xét đến chi phí bỏ ra bao

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 17

nhiêu để đạt được kết quả đó Và trong thực tế trong nhiều trường hợp không thực hiệnđược phép trừ hay phép trừ không có ý nghĩa.

Thứ hai, HQKT là đại lượng được xác định bởi sự so sánh tương đối giữa kết quả

đạt được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó

Nếu đánh giá HQKT bằng quan điểm thứ hai thì chưa toàn diện vì mới phản ánhđược chất lượng của hoạt động sản xuất kinh doanh, trình độ sử dụng các nguồn lựcđầu vào nhưng chưa xác định được quy mô của hiệu quả sử dụng đầu vào Bên cạnh

đó, kết quả sản xuất là kết quả của sự tác động của nhiều yếu tố như: thiên nhiên, kinh

tế, xã hội… các yếu tố này cần được phản ánh đầy đủ mới thấy hết các khía cạnh củaHQKT

HQKT = Kết quả / Chi phí

Thứ ba, HQKT là sự so sánh giữa mức độ biến động của kết quả đạt được và mức

độ biến động của chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó Sự so sánh ở đây bao gồm cả về

số tuyệt đối và tương đối

HQKT = ΔKết quả / Δchi phí Hoặc HQKT = %ΔKết quả / %Δchi phí

Với quan điểm xem xét HQKT chỉ ở phần kết quả bổ sung và chi phí bổ sung thìcho biết hiệu quả của mức độ đầu tư theo chiều sâu hoặc áp dụng các tiến bộ khoa học

kỹ thuật mới Tuy nhiên, hạn chế của quan điểm này là không xét đến HQKT của tổngchi phí bỏ ra vì kết quả sản xuất là sự đạt được do tác động của cả chi phí bổ sung vàchi phí sẵn có Trong thực tế, các cơ sở sản xuất kinh doanh có chi phí sẵn có khácnhau thì hiệu quả của chi phí bổ sung sẽ khác nhau

Như vậy, có rất nhiều quan điểm khác nhau về HQKT trong sản xuất kinh doanh,điều này tuỳ thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội và mục đích yêu cầu của từng đơn vịsản xuất trong từng giai đoạn phát triển nhất định Tuy nhiên, mọi quan điểm vềHQKT đều thể hiện một điểm chung nhất là tiết kiệm nguồn lực để sản xuất ra khốilượng sản phẩm tối đa

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 18

Ở nước ta, phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có

sự điều tiết vĩ mô của nhà nước, hoạt động kinh tế của mỗi doanh nghiệp, mỗi cơ sởsản xuất kinh doanh không chỉ nhằm vào tăng hiệu quả và các lợi ích kinh tế của mình

mà còn phải phù hợp với các yêu cầu của xã hội và đảm bảo các lợi ích chung bởi cácđịnh hướng, chuẩn mực do Nhà nước quy định

Vì thế, theo chúng tôi HQKT trong sản xuất kinh doanh nói chung và CNLT nóiriêng được hiểu một cách khái quát như sau:

Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế thể hiện mối tương quan giữa kết quả vàchi phí Hiệu quả kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các yếu tố đầu tư, các nguồn lực tựnhiên và phương thức quản lý nhằm đạt mục tiêu của từng cơ sở sản xuất kinh doanh

và phù hợp với yêu cầu của xã hội

1.1.1.2 Bản chất của HQKT và sự vận dụng trong nông nghiệp

a) Nội dung của hiệu quả kinh tế

Thứ nhất, HQKT là quan hệ so sánh giữa kết quả thu được với toàn bộ các yếu tố

chi phí đầu vào của quá trình sản xuất (đất đai, vốn, lao động, khoa học kỹ thuật, quảnlý…)

Kết quả và HQKT là hai phạm trù kinh tế khác nhau, nhưng có quan hệ mật thiếtvới nhau Đây là mối liên hệ mật thiết giữa mặt chất và mặt lượng trong hoạt động sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp Kết quả thể hiện khối lượng, quy mô của một sảnphẩm cụ thể và được thể hiện bằng nhiều chỉ tiêu, tuỳ thuộc vào từng trường hợp Hiệuquả là đại lượng dùng để đánh giá kết quả đó được tạo ra như thế nào? Mức chi phícho một đơn vị kết quả có chấp nhận được không? Dựa theo nội dung này giúp chúng

ta phân biệt giữa kết quả và hiệu quả của một hiện tượng hay quá trình kinh tế

Thứ hai, hiệu quả gắn liền với kết quả của từng hoạt động cụ thể trong sản xuất

kinh doanh, ở những điều kiện lịch sử cụ thể

Trong sản xuất một sản phẩm cụ thể luôn có mối quan hệ giữa sử dụng các yếu tốđầu vào và đâu ra, từ đó chúng ta mới biết được hao phí để sản xuất một đơn vị sản

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 19

phẩm là bao nhiêu? Mức chi phí như vậy có hiệu quả không? Tuy nhiên, kết quả vàhiệu quả phụ thuộc vào từng ngành, từng hoạt động ở điều kiện tự nhiên, kinh tế, xãhội, thị trường…

Thứ ba, HQKT khi tính toán gắn liền với việc lượng hoá các yếu tố đầu vào và các

yếu tố đầu ra của từng sản phẩm, dịch vụ trong điều kiện nhất định HQKT liên quantrực tiếp đến các yếu tố đầu vào và đầu ra của quá trình sản xuất Việc lượng hoá hết

và cụ thể các yếu tố này để tính toán HQKT thường gặp nhiều khó khăn, đặc biệt trongsản xuất nông nghiệp Chẳng hạn:

Đối với các yếu tố đầu vào:

Trong sản xuất nói chung, sản xuất nông nghiệp nói riêng, tài sản cố định (đấtnông nghiệp, vườn cây lâu năm, gia súc cơ bản, nhà xưởng, chuồng trại…) được sửdụng cho nhiều chu kỳ sản xuất, trong nhiều năm nhưng không đồng đều Mặt khác,giá trị hao mòn khó xác định chính xác, nên việc tính khấu hao tài sản cố định và phân

bổ chi phí để tính hiệu quả chỉ có tính chất tương đối

Một số chi phí chung như chi phí đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng (đường giaothông, hệ thống thuỷ lợi, trạm điện…), chi phí thông tin, khuyến cáo khoa học kỹthuật… cần thiết phải hạch toán vào chi phí, nhưng trên thực tế khó có tính toán cụ thể

Đối với các yếu tố đầu ra: Trên thực tế chỉ lượng hoá được các kết quả bằng hiệnvật, còn kết quả dưới dạng phi vật chất như tạo công ăn việc làm, khả năng cạnh tranhtrên thị trường, bảo vệ môi trường, cải thiện chế độ dinh dưỡng cho người dân…

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 20

thường không thể lượng hoá ngay được và chỉ biểu lộ hiệu quả sau một thời gian Vìvậy, việc xác định đúng, đủ lượng kết quả này cũng gặp khó khăn.

b) Bản chất của hiệu quả kinh tế

- Từ các nội dung trên cho thấy bản chất của HQKT là nâng cao năng suất laođộng xã hội và tiết kiệm lao động xã hội Quan niệm này gắn liền với hai quy luật củanền sản xuất xã hội là quy luật tăng năng suất lao động và quy luật tiết kiệm thời gianlao động Quan niệm này cũng thể hiện mối quan hệ so sánh giữa lượng kết quả hữuích thu được với lượng hao phí lao động xã hội Đó chính là hiệu quả của lao động xãhội

Hiệu quả sản xuất kinh doanh là thước đo duy nhất chất lượng của hoạt động sảnxuất kinh doanh Một phương án sản xuất có hiệu quả thì phải đạt được kết quả caonhất, với chi phí thấp nhất thông qua việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và côngnghệ tiên tiến, phù hợp Về khía cạnh này HQKT thể hiện chất lượng của hoạt độngsản xuất kinh doanh

- HQKT không phải là mục đích cuối cùng của đơn vị sản xuất kinh doanh Muốnnâng cao chất lượng của hoạt động sản xuất kinh doanh thì không dừng lại ở việc đánhgiá hiệu quả đã đạt được, mà còn thông qua nó để tìm giải pháp thúc đẩy sản xuất pháttriển ở mức cao hơn Do đó, hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tếđánh giá trình độ sản xuất nhưng không phải mục đích cuối cùng của sản xuất

Như vậy, HQKT là chỉ tiêu rất cụ thể, thiết thực cho từng doanh nghiệp, nông hộ

và cả nền sản xuất xã hội Thông qua việc nghiên cứu HQKT nhằm tìm ra nhữngphương hướng và biện pháp phù hợp có lợi để từ đó tác động nhằm thúc đẩy sản xuấtphát triển, đáp ứng nhu cầu xã hội ngày càng cao Nghiên cứu HQKT nhằm góp phầnthúc đẩy sản xuất trong nước phát triển và hoà nhập với nền kinh tế trong khu vực vàquốc tế

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 21

1.1.1.3 Ý nghĩa của việc nâng cao HQKT

Bất kỳ một quốc gia, một ngành hay một đơn vị sản xuất nào khi tiến hành hoạtđộng sản xuất kinh doanh đều mong muốn với nguồn lực có hạn thì làm thế nào để tạo

ra được khối lượng sản phẩm lớn nhất, có giá trị cao và chất lượng tốt nhất Bởi vậy,tất cả các hoạt động sản xuất đều được tính toán kỹ lưỡng sao cho đạt HQKT cao nhất.HQKT là chỉ tiêu phản ánh sự phát triển kinh tế theo chiều sâu Nếu như sự pháttriển theo chiều rộng là huy động mọi nguồn lực vào sản xuất như: tăng quy mô, tăngvốn, lao động và kỹ thuật mới, mở mang thêm nhiều ngành nghề, tạo ra nhiều mặthàng mới, mở rộng thị trường… thì sự phát triển theo chiều sâu lại là xác định cơ cấuđầu tư, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu loại hình hợp lý, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹthuật, công nghệ mới, chuyên môn hoá, hợp tác hoá, nâng cao chất lượng sản phẩm,dịch vụ và nâng cao trình độ sử dụng các nguồn lực Theo nghĩa này, phát triển kinh tếtheo chiều sâu là nhằm nâng cao HQKT Do sự khan hiếm về nguồn lực (vốn, đất đai,tài nguyên…) làm hạn chế phát triển sản xuất theo chiều rộng và sự cạnh tranh trên thịtrường ngày càng cao nên các đơn vị sản xuất kinh doanh cần phải chú trọng phát triểnkinh tế theo chiều sâu

Nâng cao HQKT là cơ sở để nâng cao lợi nhuận, từ đó người sản xuất không chỉtận dụng và tiết kiệm các nguồn lực hiện có mà còn tích luỹ vốn để đầu tư tái sản xuất

mở rộng, thúc đẩy ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ nhằm nâng cao HQKT Nângcao HQKT là góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động Như vậy, nâng cao HQKT trong từng doanh nghiệp, từng ngành, từng địa phương

và từng quốc gia là rất cần thiết và có ý nghĩa to lớn Nâng cao HQKT trong CNGT cóliên quan đến các vấn đề như: lựa chọn con giống, quy mô, hình thức nuôi, thời giannuôi, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực… Nâng cao HQKT CNGT là cơ sở để cácngười chăn nuôi không chỉ nâng cao lợi nhuận, tích luỹ vốn để đầu tư tái sản xuất mởrộng, nâng cao chất lượng cuộc sống… mà còn đáp ứng tốt hơn nhu cầu ngày càngtăng của người tiêu dùng và góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 22

1.1.2 Đặc điểm, phương pháp đánh giá HQKT trong chăn nuôi lợn thịt

1.1.2.1 Các vấn đề cơ bản về chăn nuôi lợn thịt

a) Vai trò của ngành chăn nuôi lợn trong nền kinh tế quốc dân

Chăn nuôi lợn có vai trò quan trọng trong hệ thống sản xuất nông nghiệp cùng vớilúa nước là hai hợp phần quan trọng và xuất hiện sớm nhất trong sản xuất nông nghiệp

ở Việt Nam Hàng năm chăn nuôi lợn thịt mang về nguồn thu lớn cho nền kinh tế quốcdân, nguồn thu nhập lớn cho các hộ nông dân Nhìn chung chăn nuôi lợn có một số vaitrò nổi bật sau:

- Chăn nuôi lợn cung cấp thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao cho con người.Theo kết quả nghiên cứu của GS Harris và cộng sự (1956) cho biết cứ 100g thịt lợnnạc có 367Kcal, 22g protein

- Chăn nuôi lợn thịt cung cấp nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến Hiệnnay, lợn thịt là nguồn nguyên liệu chính cho ngành công nghiệp chế biến thịt xôngkhói (bacon), thịt hộp, thịt lợn xay, các món ăn truyền thống của người Việt Nam nhưchả dò, chả lụa… cũng được làm từ thịt lợn

- Chăn nuôi lợn cung cấp phân bón cho cây trồng, phân lợn là một trong nhữngnguồn phân hữu cơ tốt, có thể cải tạo và nâng cao độ phì của đất, đặc biệt là đất nôngnghiệp Một con lợn thịt trong một ngày đêm có thể thải 2,5 – 4 kg phân, ngoài ra còn

có lượng nước tiểu chứa hàm lượng Nitơ và Phốt pho cao

- Chăn nuôi lợn góp phần giữ vững cân bằng sinh thái giữa cây trồng, vật nuôi vàcon người Trong các nghiên cứu về môi trường nông nghiệp, lợn là vật nuôi quantrọng và là một thành phần không thể thiếu được của hệ sinh thái nông nghiệp Chănnuôi lợn có thể tạo ra các loại giống lợn nuôi ở các vườn cây cảnh hay các giống lợnnuôi cả trong nhà góp phần làm tăng thêm đa dạng sinh thái tự nhiên

- Chăn nuôi lợn có thể tạo ra nguồn nguyên liệu cho y học trong công nghệ sinhhọc y học, lợn đã được nhân bản gen (cloning) để phục vụ cho mục đích nâng cao sứckhỏe của con người

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 23

- Chăn nuôi lợn thịt làm tăng tính an ninh cho các hộ gia đình nông dân trong cáchoạt động xã hội và chi tiêu gia đình Các hộ gia đình ở nông thôn ngoài nguồn thunhập từ trồng trọt thì nguồn thu nhập từ CNLT cũng đóng góp không nhỏ cho các hộ.Nguồn thu nhập của CNLT giúp cho các hộ có thêm nguồn để trang trải chi tiêu hàngngày, nguồn kinh phí giúp cho con cái họ có thể đến trường… Ngoài ra, lợn thịt giúpcho người nông dân có thể dùng trong các hoạt động văn hóa như cưới hỏi, ma chay,

lễ hội,tết…

CNLT có vị trí hàng đầu trong ngành chăn nuôi ở nước ta và cả trên thế giới CNL

có vai trò quan trọng trong nông nghiệp nước ta, phát triển CNL góp phần tạo công ănviệc làm, tăng thu nhập cho người nông dân góp phần thực hiện nhanh chóng quá trìnhCNH - HĐH đất nước Phát triển CNL góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý,đưa ngành CNLT lên là ngành sản xuất cân đối với ngành trồng trọt Đồng thời CNLgóp phần khai thác sử dụng các nguồn lực một cách có hiệu quả nhất

b) Đặc điểm kỹ thuật trong chăn nuôi lợn thịt

Để chăn nuôi lợn đạt hiệu quả cao, đòi hỏi các nhà chăn nuôi cần có sự lựa chọngiống thích hợp, thực hiện đúng các quy trình kĩ thuật trong chăn nuôi, chọn nhữnggiống lợn có tỷ lệ nạc cao, khả năng tăng trọng nhanh, trọng lượng xuất chuồng lớn,tiêu tốn thức ăn trên 1 kg tăng trọng thấp là những giống lợn đang được ưa chuộnghiện nay

- Con giống: trước đây các giống lợn được sử dụng ở nước ta hầu hết là giống lợnnội như: Móng cái, Ỉ, Lang Hồng, Hiện nay, nhiều giống lợn đã được nhập khẩu đểnhân giống và lai giống phục vụ chăn nuôi thương phẩm Các giống ngoại được sửdụng chủ yếu là Landrace, Yorkshire, Đại Bạch, các giống này cũng thường được sửdụng làm đực giống lai với các giống nội để cho ra con lai F1 hoặc lai với nái F1 để racon lai ¾ máu ngoại

- Nhu cầu dinh dưỡng và thức ăn cho lợn: Lợn là một loại động vật phàm ăn, cókhả năng chịu đựng kham khổ cao, do đó lợn có thể sử dụng nhiều loại thức ăn khác

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 24

thể tận dụng các phụ phế phẩm của ngành trồng trọt, của ngành công nghiệp chế biếnthực phẩm Khả năng tiêu hóa thức ăn của lợn cao nên tiêu tốn ít thức ăn cho 1 kg tăngtrọng Hơn nữa, CNLT tiêu hao ít thời gian lao động, người nông dân có thể sử dụngthời gian nhàn rỗi trong ngày và tận dụng tính mùa vụ trong sản xuất nông nghiệp Dovậy, lợn rất phù hợp với chăn nuôi hộ gia đình.

- Quy luật sinh trưởng và phát triển của lợn thịt trải qua 3 giai đoạn: thời kỳ saucai sữa, thời kỳ nuôi lợn choai, thời kỳ vỗ béo Trong quá trình phát triển, con lợnthường mắc phải một số bệnh như lở mồm lông móng, lợn tai xanh… tỷ lệ chết rấtcao Lợn dễ bị dịch bệnh, độ rủi ro cao do khí hậu, thời tiết thất thường, thiên tai bão

lũ, hạn hán ảnh hưởng đến khả năng sản xuất của lợn Do vậy cần có biện pháp đảmbảo vệ sinh môi trường, vật nuôi và dụng cụ, vệ sinh chuồng trại thường xuyên, chú ýtới công tác thú y phòng trừ dịch bệnh cho lợn

- Chuồng trại và cách chăm sóc đàn lợn: Chuồng trại cho lợn phát triển tốt là phảithoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông, tránh gió lùa; thích hợp với sinh lý, sinhtrưởng và sinh sản của từng loại lợn; có tường ngăn vững chắc, nền chuồng không quánhẵn nhưng cũng không quá nhám để vừa dễ cọ rửa, vừa không làm cho lợn trượt ngã,

độ dốc 2%; có hệ thống máng ăn, vòi uống đầy đủ; có hệ thống làm mát bằng vòi phunnước hoặc quạt thông gió về mùa hè, ổ úm với đèn sưởi về mùa đông cho lợn con mớisinh; số lợn trong một ngăn chuồng và diện tích mỗi ô chuồng không nên vượt quá tiêuchuẩn

c) Các hình thức tổ chức chăn nuôi

* Theo phương thức chăn nuôi:

- Phương thức chăn nuôi truyền thống (TT): là phương thức chăn nuôi khá phổbiến nhất là ở những vùng kinh tế khó khăn, ít có điều kiện tiếp thu khoa học kỹ thuật,chủ yếu tập trung vào những hộ có thu nhập thấp, họ ít đầu tư vào chăn nuôi nên yêucầu chuồng trại đơn giản, nguồn thức ăn chủ yếu tận dụng thức ăn dư thừa hoặc cácphế, phụ phẩm của ngành trồng trọt và chế biến thực phẩm là chính, thức ăn côngnghiệp chỉ được sử dụng một tỷ lệ rất ít, khoảng dưới 10% để phối trộn với các loại

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 25

thức ăn sẵn có khác Các giống lợn được nuôi theo phương thức này là các lợn F1, khảnăng tăng trọng thấp, thời gian nuôi dài, tỷ lệ mỡ cao,…

- Phương thức chăn nuôi bán công nghiệp (BCN):là phương thức chăn nuôi kếthợp giữa kinh nghiệm nuôi tuyền thống với áp dụng quy trình chăn nuôi tiên tiến, chủyếu tập trung vào các gia trại Sử dụng nguồn thức ăn sẵn có như cám gạo, ngô, khoai,sắn, hèm bia,… kết hợp thức ăn công nghiệp đậm đặc với tỷ lệ khoảng 50,%, đồngthời sử dụng thức ăn công nghiệp dạng hỗn hợp khoảng dưới 10% nhằm đảm bảo chế

độ dinh dưỡng cho lợn trong từng thời kỳ sinh trưởng và phát triển

- Phương thức chăn nuôi công nghiệp (CN): chủ yếu tập trung vào các cơ sở chănnuôi lớn như trang trại và một số gia trại, đây là phương thức chăn nuôi dựa trên cơ sởthâm canh tăng năng suất sản phẩm, sử dụng hoàn toàn thức ăn công nghiệp dạng hỗnhợp, tỷ lệ sử dụng thức ăn 100%, thức ăn khi mua về không phải qua chế biến mà cho

ăn trực tiếp, các giống lợn thường được sử dụng trong phương thức chăn nuôi cho chấtlượng sản phẩm thịt tốt như các giống lợn lai F2, ngoại, chuồng trại đảm bảo yêu cầu

kỹ thuật, công tác thú y phải thường xuyên đảm bảo

* Theo loại hình chăn nuôi

- Chăn nuôi lợn thịt: là những cơ sở chuyên CNLT, sản phẩm của nó là trọnglượng thịt hơi xuất chuồng được đtôi bán cho lò mổ, công ty chế biến, chủ buôn lợnhơi hoặc các đối tượng khác

- Chăn nuôi lợn nái: là những cơ cở chuyên chăn nuôi lợn nái sinh sản, sản phẩmcủa quá trình chăn nuôi là trọng lượng lợn con bán cho người chăn nuôi sử dụng làmgiống hoặc bán cho lái buôn, cơ sở chế biến lợn sữa đông lạnh xuất khẩu, tùy thuộcvào điều kiện chăn nuôi và thị trường tiêu thụ ở từng địa phương

- Chăn nuôi lợn hỗn hợp: là loại hình chăn nuôi mà trong đó hộ chăn nuôi theođuổi 2 hướng chăn nuôi trở lên

Tùy theo từng điều kiện tự nhiên, kinh tế và tập quán sản xuất của mỗi vùng, mỗiĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 26

trong phát triển CNL là chuyển dịch cơ cấu chăn nuôi theo hướng giảm dần tỷ trọngphương thức chăn nuôi truyền thống với quy mô nhỏ, manh mún, kỹ thuật lạc hậu,tăng dần tỷ trọng phương thức chăn nuôi bán công nghiệp và công nghiệp với quy môphù hợp.

1.1.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến HQKT chăn nuôi lợn thịt

* Nhóm nhân tố tự nhiên

- Nhiệt độ, độ ẩm: Đối với ngành chăn nuôi đặc biệt là CNL chịu ảnh hưởng nhiềubởi điều kiện tự nhiên, thời tiết khí hậu (nhiệt độ, lượng mưa, độ ẩm) có tác động trựctiếp và gián tiếp tới vật nuôi.Ở nhiệt độ từ 23 – 330 C, lợn phát triển tốt nhất, ít mắcdịch bệnh và khả năng tăng trọng cao Độ ẩm cao cũng ảnh hưởng tới khả năng thíchnghi của lợn, làm tăng thân nhiệt trung tâm và cản trở sự phát triển của lợn

- Đất đai, nguồn nước: Đất đai nói chung là nơi diễn ra các hoạt động sản xuấtchăn nuôi như xây dựng chuồng trại, trồng rau là thức ăn cho lợn Do đó, để phát triểnCNLT cần có một diện tích đủ lớn theo quy mô chăn nuôi Do đó, đất đai là khâu thenchốt cho sự mở rộng quy mô Nguồn nước cũng ảnh hưởng lớn tới mức tăng trọng củalợn Ngoài việc phục vụ cho nhu cầu hàng ngày, nước còn dùng để thường xuyên tắmchải cho lợn, vệ sinh dụng cụ chuồng trại Nguồn nước dùng cho lợn phải là nướcsạch, nước ngọt nhằm hạn chế sự nhiễm dịch bệnh cho lợn

*Nhóm nhân tố tài chính

- Vốn: Nguồn vốn ảnh hưởng rất lớn đến việc phát triển CNLT và đây được coi lànhân tố quyết định đến sự phát triển trong chăn nuôi Không có vốn, hoặc ít vốn thìhoạt động chăn nuôi lợn chỉ dừng lại ở hình thức nuôi tận dụng, sản phẩm làm ra chỉphục vụ cho nhu cầu của chính mình hoặc như một hình thức tiết kiệm của người sảnxuất Nếu nguồn vốn lớn, việc đầu tư vốn cho CNL nhiều thì CNLT sẽ được mở rộng

về quy mô và đi vào nâng cao chất lượng chăn nuôi

- Khoa học công nghệ: Khoa học công nghệ cũng là yếu tố không kém quan trọngtrong CNLT Áp dụng khoa học công nghệ trong tất cả các khâu chăn nuôi sẽ làm cho

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 27

ngành chăn nuôi trở thành ngành công nghiệp chăn nuôi Sản phẩm từ chăn nuôi sẽđược nâng cao cả về số lượng và chất lượng đáp ứng đầy đủ nhu cầu đa dạng chongười tiêu dùng.

*Nhóm nhân tố kinh tế - xã hội

- Thị trường:Bất kỳ hoạt động sản xuất và tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ nào cũngchịu sự tác động mạnh mẽ của trị trường Trong hoạt động CNLT cũng vậy, yếu tố thịtrường, bao gồm thị trường đầu vào và thị trường đầu ra có ảnh hưởng rất lớn đến kếtquả và hiệu quả chăn nuôi

Khi giá cả đầu vào, đầu ra ở mức phù hợp thì các cơ sở chăn nuôi có điều kiện tiếtgiảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh và HQKT Bêncạnh đó, giá cả ổn định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho người chăn nuôi hạch toán sảnxuất kinh doanh, trong trường hợp này người chăn nuôi thường có xu hướng mở rộngquy mô sản xuất, tăng mức đầu để thúc đẩy hoạt động chăn nuôi của đơn vị mình cũngnhư ngành chăn nuôi phát triển Ngược lại, giá các yếu tố đầu vào quá cao, hay giá đầu

ra quá thấp và biến đổi khó lường thì người chăn nuôi bị thua lỗ và họ cũng không thểnào tính toán được hiệu quả sản xuất, nên thường là họ giảm quy mô sản xuất và thậmchí là đóng cửa hoạt động sản xuất kinh doanh

Bên cạnh yếu tố giá cả thì sự sẵn có của các yếu tố đầu vào, đa dạng thị trường đầu

ra sẽ điều kiện thuận lợi giúp người chăn nuôi chủ động và tiết giảm chi phí từ đó làmtăng HQKT và ngược lại

- Nguồn lao động CNLT là công việc không vất vả, đòi hỏi ít thời gian, có thể tậndụng thức ăn thừa và lao động nhàn rỗi Do vậy ở những nơi lao động nhàn rỗi nhiềuhơn thì hoạt động CNL cũng phát triển hơn những vùng ít có lao động nhàn rỗi Chính

vì ảnh hưởng của nhân tố này mà ta thấy hoạt động CNL diễn ra nhiều ở vùng nôngthôn hơn so với thành thị

- Các chính sách xã hội của nhà nước Trong quá trình chuyển đổi cơ chế quản lýnền kinh tế hành chính bao cấp sang nền kinh tế thị trường, sự điều tiết vĩ mô của nhà

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 28

đó hoặc ngược lại nó có thể kìm hãm sự phát triển của ngành đó CNL tuy đã có nhiềuchuyển biến song vẫn rất cần sự can thiệp của nhà nước theo hướng thúc đẩy phát triển

1.1.2.3 Đặc điểm, tiêu chuẩn đánh giá kết quả và HQKT chăn nuôi lợn thịt

a) Đặc điểm đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn thịt

CNLT và đánh giá HQKT CNLT có những đặc điểm và các yếu tố tác động phứctạp, đa dạng so với một số loài vật nuôi khác Do đó, khi đánh giá HQKT CNLT cầnxem xét, lưu ý các đặc điểm sau:

- Quá trình CNLT phải sử dụng nhiều yếu tố đầu vào khác nhau như con giống,thức ăn, thuốc thú y, công lao động, đất đai… Đánh giá HQKT CNLT trước tiên phảixác định được đơn vị tính toán phù hợp, trên cơ sở khảo sát thực tế, hỏi ý kiến củachuyên gia tôi lựa chọn đơn vị tính là 1000đ/kg lợn thịt hơi xuất chuồng Đồng thời đểđảm bảo tính toàn diện khi tính toán HQKT cần xem xét hiệu quả của các yếu tố đầuvào khác như tính trên một đồng chi phí, giá trị sản xuất hay m2 sử dụng trong chănnuôi

- Trong CNLT người chăn nuôi có thể nuôi các giống lợn, hình thức chăn nuôi,quy mô,… khác nhau Để hiểu rõ HQKT CNLT cần đánh giá HQKT theo các tiêu thứcnày

- Ở nước ta, CNLT được tiến hành ở các trang trại, gia trại và nông hộ, họ lànhững đơn vị kinh tế tự chủ do đó việc đánh giá HQKT CNLT được tiến hành nghiêncứu ở các trang trại, gia trại và hộ có CNLT

b) Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn thịt

HQKT là một phạm trù kinh tế, đặc trưng cho một nền kinh tế - xã hội Về bảnchất của HQKT không thay đổi, nhưng ở mỗi một hệ thống kinh tế - xã hội khác nhau,mỗi đơn vị kinh tế khác nhau thì tiêu chuẩn đánh giá HQKT cũng khác nhau Việc xácđịnh tiêu chuẩn đánh giá HQKT còn có nhiều ý kiến khác nhau, nhưng đa số các nhàkinh tế đều thống nhất ở các điểm cơ bản sau:

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 29

- Tiêu chuẩn đánh giá HQKT đối với toàn xã hội là khả năng thoả mãn các nhucầu của sản xuất và tiêu dùng cho xã hội bằng của cải vật chất sản xuất ra Đối vớiCNLT, tiêu chuẩn đánh giá HQKT là mức đạt được các mục tiêu kinh tế do xã hội đặt

ra như tăng năng suất chăn nuôi, tăng chất lượng và tổng sản phẩm thịt nhằm thoả mãntốt nhu cầu trong nước và hướng tới xuất khẩu ra nước ngoài

- Trong cơ chế thị trường, tiêu chuẩn đánh giá HQKT đối với các cơ sở chăn nuôi

là tăng thu nhập, lợi nhuận trên cơ sở nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm vàtăng khả năng cạnh tranh, từ đó tăng lợi ích cho xã hội

- Đối với sử dụng các tài nguyên, tiêu chuẩn cơ bản và tổng quát khi đánh giáHQKT là mức độ đáp ứng nhu cầu của xã hội và sự tiết kiệm lớn nhất về chi phí nguồntài nguyên Do đó, tiêu chẩn đánh giá việc nâng cao HQKT sử dụng các nguồn tàinguyên trong chăn nuôi là mức độ tăng thêm các kết quả sản xuất trong điều kiệnnguồn lực hiện có hoặc mức tiết kiệm về chi phí các nguồn lực khi sản xuất ra mộtkhối lượng sản phẩm nhất định

- HQKT CNLT là một bộ phận của hiệu quả kinh tế - xã hội và có ảnh hưởng đếnHQKT nông nghiệp, các vấn đề xã hội và môi trường ở vùng nghiên cứu Vì vậy, đánhgiá HQKT CNLT cần hướng đến 3 tiêu chuẩn sau:

+ Bền vững về mặt kinh tế: Hoạt động chăn nuôi phải có năng suất và chất lượngsản phẩm ngày càng cao, khả năng khai thác các nguồn lực ngày càng có hiệu quả, sảnphẩm không chỉ đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng trong tỉnh mà cảngoài tỉnh, thậm chí trong tương lai còn hướng tới thị trường xuất khẩu

+ Bền vững về môi trường: Phải khống chế được dịch bệnh, xử lý có hiệu quả cácchất thải trong chăn nuôi và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

+ Bền vững về mặt xã hội: Tạo ra nhiều việc làm, tăng thu nhập, cải thiện chấtlượng cuộc sống và tăng cường tính liên kết trong cộng đồng dân cư

Tóm lại, đánh giá HQKT CNLT theo tiêu chuẩn: Đối với toàn xã hội là khả năngĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 30

với thị trường thế giới gắn với sự phát triển bền vững của ngành Đối với các chủ thểchăn nuôi, đó là sự tiết kiệm nhất về chi phí các nguồn lực, từ đó giảm giá thành, tăngsức cạnh tranh, tăng thu nhập, lợi nhuận và góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội ởvùng nghiên cứu.

Do vậy, đánh giá HQKT CNLT phải phù hợp với đặc điểm và trình độ phát triểnngành chăn nuôi của từng thời kỳ, của từng chủ thể chăn nuôi Nâng cao HQKTCNLT, hiểu đầy đủ bao gồm cả nâng cao hiệu quả xã hội và môi trường, hiệu quảtrước mắt và lâu dài, hiệu quả bộ phận và hiệu quả toàn bộ

1.1.2.4 Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá kết quả và HQKT chăn nuôi lợn thịt

Trong chăn nuôi lợn thịt, chi phí, kết quả và hiệu quả sản xuất được xác định nhưsau:

* Chi phí sản xuất (CPSX)

- Chi phí sản xuất chi trả bằng tiền (Cbt): Là toàn bộ chi phí bằng tiền của hộ đểtiến hành sản xuất kinh doanh, bao gồm chi phí sản xuất trực tiếp (Ctt); lãi tiền vayngân hàng (i)

Cbt= Ctt+ i

- Chi phí sản xuất trực tiếp (Ctt): Là toàn bộ chi phí bằng tiền của hộ để tiến hànhsản xuất kinh doanh như mua thức ăn, giống, thuê lao động, thuê các dịch vụ khác.Các khoản chi phí này thường được tính theo giá thị trường

- Chi phí sản xuất tự có của hộ (Ctc): Là các khoản chi phí mà hộ gia đình khôngphải dùng tiền mặt để thanh toán và gia đình có khả năng cung cấp như lao động giađình, giống và các loại thức ăn sẵn có… Thông thường các khoản chi phí này đượctính theo chi phí cơ hội

- Tổng chi phí sản xuất của hộ (C): C = Cbt+ Ctc+ KHTSCĐ

* Chỉ tiêu phản ánh kết quả và hiệu quả

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 31

- Giá trị sản xuất (GO): Là toàn bộ giá trị của sản phẩm chính và sản phẩm phụ(phân bón, ) của chăn nuôi lợn thịt.

GO = ∑ Qi*Pi

Trong đó: Qi là sản lượng sản phẩm loại i (thịt lợn)

Pi là đơn giá sản phẩm loại i (thịt lợn), giá thịt lợn tại thời điểm điều tra

NB = MI – Ctc

NB = GO – C

* Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế

- GO/C: Tổng giá trị sản xuất trên tổng chi phí: cho biết một đồng chi phí sản xuấtcho ra bao nhiêu đồng giá trị sản xuất

- MI/C: Thu nhập hỗn hợp trên tổng chi phí: cho biết một đồng chi phí sản xuấtcho ra bao nhiêu đồng thu nhập hỗn hợp

- NB/C: Lợi nhuận ròng trên tổng chi phí: cho biết một đồng chi phí sản xuất cho

ra bao nhiêu đồng lợi nhuận kinh tế ròng

- NB/GO: Lợi nhuận kinh tế ròng trên tổng giá trị sản xuất: cho biết một đồng giátrị sản xuất thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận kinh tế ròng

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 32

1.2 Cơ sở thực tiễn về vấn đề nghiên cứu

1.2.1 Khái quát tình hình chăn nuôi lợn thịt trên thế giới

Nghề chăn nuôi lợn ra đời rất sớm Cách đây một vạn năm chăn nuôi lợn đã xuấthiện và phát triển ở châu Âu và Á Sau đó, khoảng thế kỷ XVI, bắt đầu phát triển ởchâu Mỹ và thế kỷ XVIII phát triển ở châu Úc Đến nay, nuôi lợn đã trở thành mộtnghề truyền thống của nhiều quốc gia Ở nhiều nước, chăn nuôi lợn có công nghệ cao

và có tổng đàn lợn lớn như: Nga, Anh, Pháp, Mỹ, Nhật, Canada, Hà Lan, Đan Mạch,Thụy Điển, Đức, Ý, Úc, Trung Quốc, Xing-ga-pho, Đài Loan Nói chung ở các nướctiên tiến có chăn nuôi lợn phát triển lợn theo hình thức công nghiệp và đạt trình độchuyên môn hóa cao

Tuy vậy, đàn lợn trên thế giới phân bố không đồng đều ở các châu lục Có tới 70%

số đầu lợn được nuôi ở châu Á và Âu, khoảng 30 % ở các châu lục khác Trong đó, tỷ

lệ đàn lợn được nuôi nhiều ở các nước có chăn nuôi lợn tiên tiến Nơi nào có nhu cầuthịt lợn cao, nơi đó nuôi nhiều lợn Tính đến nay chăn nuôi lợn ở các nước châu Âuchiếm khoảng 52%, châu Á 30,4%, châu Úc 5,8%, châu Phi 3,2 %, châu Mỹ, 8,6 %.Chăn nuôi lợn có vị trí hàng đầu trong lĩnh vực chăn nuôi tại Việt Nam và trên thếgiới Thống kê của FAO: lượng thịt lợn tiêu thụ tính trên đầu người: Đức: 54,7% (60kg); Đan Mạch: 57,46% (45 kg); Hà Lan: 51,35% (40 kg); Trung Quốc: 62,94% (20kg); Việt Nam: 77,20% Không những thế, thịt lợn tiêu thụ phổ biến trong các bữa ănhàng ngày của người dân, được nhận định là loại thực phẩm có mùi vị dễ thích hợp vớinhiều đối tượng khác nhau

FAS trong báo cáo mới nhất đã cho thấy sản lượng thịt lợn toàn cầu sẽ tăng 1%trong năm 2017 và 1,8% trong năm 2018 Ngoại trừ khối liên minh châu Âu (EU) vàNhật Bản, các nước sản xuất thịt lợn lớn trên thế giới đều sẽ tăng cường sản xuất

Trong đó, sản lượng thịt lợn của Mỹ sẽ tăng 3,6% trong năm 2017 và tăng tiếp 4%trong năm sau Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc cũng dự báo tăng 1% trong năm

2017 và tăng 2% trong năm sau Sản lượng thịt lợn của Canada dự báo tăng 2,4%

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 33

trong năm 2017 và tăng 2% trong năm sau Riêng EU, sản lượng thịt lợn giảm 0,5%trong năm nay và giảm tiếp 0,2% trong năm tiếp theo.

Biểu đồ 1: Các nước, khu vực sản xuất thịt lợn lớn nhất thế giới (ĐVT: Triệu tấn)

(Nguồn: USDA/ FAS)Đối với xuất khẩu thịt lợn, FAS dự báo xuất khẩu thịt lợn trên toàn thế giới giảm0,6% trong năm 2017,nhưng sẽ phục hồi trở lại trong năm 2018 với mức tăng 2,6%Nhìn chung, sản phẩm của ngành chăn nuôi lợn được sử dụng rộng rãi khắp nơitrên thế giới Giá trị dinh dưỡng cao của thịt lợn là nguồn thực phẩm tốt cho conngười, không những thế nghề chăn nuôi lợn đã đtôi lại lợi nhuận không nhỏ cho nềnkinh tế của các nước này

1.2.2 Khái quát tình hình chăn nuôi lợn thịt ở Việt Nam

Ngành chăn nuôi lợn ở nước ta có nhiều tiến bộ đáng kể cả về số lượng và chấtlượng Từ việc mở rộng quy mô chăn nuôi đến việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuậthiện đại, nhiều giống lợn có chất lượng tốt được đưa vào để chăn nuôi, công tác thú y

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 34

Theo Cục Chăn nuôi, hiện nước ta có đàn lợn khoảng 29 triệu con, đứng đầuASEAN, đứng thứ 2 ở châu Á, nằm trong top 15 nước có đàn lợn lớn nhất thế giới.Tốc độ tăng trưởng đàn lợn; giai đoạn 2014 – 2017 đạt 0,91%/năm Sản lượng thịt lợntrong năm 2016 đã đạt mức kỷ lục với 3664,6 nghìn tấn, tăng 5% so với năm 2015 vàđứng thứ 7 trên thế giới sau Trung Quốc, Mỹ, Đức, Tây Ban Nha, Braxin và Nga.Hiện tại, ước tính có 3 triệu cơ sở chăn nuôi lợn trên cả nước và khoảng 500,000 hộchăn nuôi sẵn sàng tham gia nuôi khi lợn được giá Trong giai đoạn 2014 – 2017, số

cơ sở chăn nuôi lợn nông hộ ước giảm 5 – 6%/năm Lợn nuôi theo hướng hàng hóachiếm đến 75% số cơ sở chăn nuôi Tỷ lệ cơ sở chăn nuôi có sử dụng cám công nghiệpước khoảng 70% Năng suất chăn nuôi lợn của Việt Nam thuộc dạng thấp, chỉ từ 17 –

24 con cai sữa/nái/năm

Bảng 1: Số lượng lợn của cả nước và các vùng qua 3 năm (2014 – 2016)

2015

(ĐVT:

Nghìncon)

2016

(ĐVT:

Nghìncon)

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Ngày đăng: 11/07/2018, 00:28

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w