1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình nuôi cá mè trắng trong lồng tại xã thủy tân, thị xã hương thủy, tỉnh thừa thiên huế

81 204 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 81
Dung lượng 745,66 KB

Nội dung

Nuôi trồng thủy sản không những là nhân tố quantrọng trong sự phát triển nông nghiệp nông thôn mà còn đóng một số vai trò nhất địnhtrong nền kinh tế quốc dân, cung cấp thực phẩm hàng ngà

Trang 1

KHOA KINH TẾ PHÁT TRIỂN

- -KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ MÔ HÌNH NUÔI CÁ MÈ TRẮNG TRONG LỒNG TẠI XÃ THỦY TÂN, THỊ XÃ

HƯƠNG THỦY, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

PHAN THỊ DUYÊN

KHÓA HỌC: 2014 - 2018

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 2

KHOA KINH TẾ PHÁT TRIỂN

- -KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ MÔ HÌNH NUÔI CÁ MÈ TRẮNG TRONG LỒNG TẠI XÃ THỦY TÂN, THỊ XÃ

HƯƠNG THỦY, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Sinh viên thực hiện:

Trang 3

Lời Cảm Ơn

Để hoàn thành được Khóa luận tốt nghiệp hoàn chỉnh như ngày hôm nay, ngoài

sự nỗ lực của bản thân và sự giúp đỡ, động viên của gia đình, bạn bè, tôi còn nhậnđược sự giúp đỡ, quan tâm của nhiều tổ chức và cá nhân

Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn Trường Đại học Kinh tế Huế, Khoa Kinh tế

và Phát đã cho tôi một môi trường đào tạo rất tốt Nơi đây đã giúp tôi tích lũy đượcnhững kiến thức chuyên ngành và các kiến thức liên quan để tôi có thể hoàn thànhKhóa luận này

Đặc biệt cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tớiPGS.TS Bùi Đức Tính, người đã trực tiếp giảng dạy, tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôitrong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành Khóa luận

Qua đây, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn lãnh đạo phòng ban tại Ủy ban nhân dân thị xãHương Thủy và Ủy ban nhân dân xã Thủy Tân đã tận tình giúp đỡ, tạo điều kiện thuậnlợi và cung cấp một số tài liệu để tôi hoàn thành Khóa luận này; giúp tôi tích lũy đượcnhững kinh nghiệm quý báu để làm hành trang bước vào tương lai một cách vữngvàng, tự tin hơn

Tôi xin gửi lời cảm ơn đặc biệt và chân thành nhất đến sự giúp đỡ, chia sẻ khókhăn, động viên và tạo điều kiện thuận lợi về mọi mặt từ phía gia đình và bạn bè trongsuốt thời gian qua

Và cuối cùng, mặc dù tôi đã có nhiều nỗ lực trong suốt quá trình nghiên cứu,nhưng chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định Vì vậy tôi rất mongnhận được sự chia sẻ, đóng góp ý kiến của các tổ chức, quý thầy cô và bạn bè để Khóaluân của tôi được hoàn thiện hơn

Tôi xin chân thành cảm ơn!

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i

MỤC LỤC ii

DANH MỤC VIẾT TẮT v

DANH MỤC BẢNG vi

DANH MỤC SƠ ĐỒ vii

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

2.1 Mục tiêu chung .2

2.2 Mục tiêu cụ thể 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

3.1 Đối tượng nghiên cứu .3

3.2 Phạm vi nghiên cứu 3

4 Phương pháp nghiên cứu 3

4.1 Phương pháp điều tra, thu thập số liệu 3

4.2 Phương pháp xử lí số liệu 4

4.3 Phương pháp phân tích .4

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 5

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ KINH TẾ NUÔI CÁ MÈ TRẮNG TRONG LỒNG 5

1.1 Lí luận cơ bản về hiệu quả kinh tế 5

1.1.1 Các quan điểm cơ bản về hiệu quả kinh tế 5

1.1.2 Khái niệm và bản chất của hiệu quả kinh tế 7

1.1.3 Phân loại hiệu quả kinh tế 8

1.1.4 Các chỉ tiêu phản ánh kết quả và hiệu quả nuôi cá mè trắng trong lồng 9

1.1.4.1 Các chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất 14

1.1.4.2 Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế 16

1.1.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động nuôi cá mè trắng trong lồng 9

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 5

1.1.6 Đặc điểm về cá mè trắng 10

1.1.7 Ý nghĩa của việc nghiên cứu hiệu quả kinh tế 16

1.2 Cơ sở thực tiễn 17

1.2.1 Thực trạng nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam 17

1.2.2 Thực trạng nuôi trồng thủy sản tại Thừa Thiên Huế 19

1.3 Các công trình nghiên cứu của các tác giả khác về hiệu quả nuôi cá lồng 22

CHƯƠNG 2: HIỆU QUẢ MÔ HÌNH NUÔI CÁ MÈ TRẮNG TRONG LỒNG TẠI XÃ THỦY TÂN, THỊ XÃ HƯƠNG THỦY, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 23

2.1 KHÁI QUÁT ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 23

2.1.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên 23

2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 24

2.1.3 Đánh giá chung về địa bàn nghiên cứu 29

2.2.2 Số hộ nuôi cá mè trắng trong lồng tại xã qua ba năm 2015 – 2017 32

2.3TÌNH HÌNH NUÔI CÁ MÈ TRẮNG TRONG LỒNG CỦA CÁ HỘ ĐIỀU TRA 33

2.3.1 Thông tin cơ bản của các hộ điều tra 33

2.3.2 Diện tích, sản lượng, năng suất của các hộ điều tra 37

2.3.3 Chi phí đầu tư cho nuôi cá mè trắng trong lồng 38

2.3.4 Kết quả và hiệu quả nuôi cá mè trắng trong lồng của các hộ điều tra 41

2.3.5 Các vấn đề liên quan đến thị trường tiêu thụ cá mè trắng 44

2.4 Những khó khăn và thách thức trong nuôi cá mè trắng trong lồng ở xã Thủy Tân 48

2.4.1 Mức độ khó khăn của một số yếu tố đối với việc nuôi cá mè trắng trong lồng của các hộ điều tra 49

2.4.2 Một số khó khăn khác 53

CHƯƠNG III GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG MÔ HÌNH NUÔI CÁ MÈ TRẮNG TRONG LỒNG Ở XÃ THỦY TÂN, THỊ XÃ HƯƠNG THỦY, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ .54

3.1 Các định hướng phát triển mô hình nuôi cá mè trắng theo hướng bền vững 54

3.1.1 Định hướng phát triển chung xã Thủy Tân 54

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 6

3.1.2 Định hướng cụ thể để phát triển nuôi trồng thủy sản nói chung và nuôi cá mè

trắng trong lồng nói riêng tại địa phương 54

3.2 Giải pháp phát triển mô hình nuôi cá mè trắng trong lồng theo hướng bền vững 55

3.2.1 Các giải pháp cụ thể đối với hộ nuôi 55

3.2.2 Giải pháp đối với chính quyền địa phương 57

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 59

1 Kết luận 59

2 Kiến nghị 60

TÀI LIỆU THAM KHẢO 63

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 7

DANH MỤC VIẾT TẮT

2 HQKT Hiệu quả kinh tế

Trang 8

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1 Quy mô mẫu điều tra theo tỷ lệ sai số 4

Bảng 2: Sức sinh sản của cá ở các giai đoạn phát triển khác nhau 14

Bảng 3: Tình hình khai thác và nuôi trồng thủy sản Việt Nam 2015 – 2017 19

Bảng 4: Tình hình khai thác và nuôi trồng thủy sản tỉnh Thừa Thiên Huế 20

Bảng 5: Tình hình nhân khẩu và lao động của xã qua 3 năm 2015 – 2017 25

Bảng 6: Tình hình sử dụng đất đai của xã Thủy Tân qua ba năm 2015 – 2017 26

Bảng 7: Diện tích, số lồng, năng suất, sản lượng cá mè trắng trong lồng của xã giai đoạn 2015 - 2017 31

Bảng 8: Số hộ nuôi cá mè trắng trong lồng tại xã qua ba năm 2015 – 2017 33

Bảng 9: Tình hình nhân khẩu và lao động của các hộ điều tra 34

Bảng 10: Diện tích, năng suất, sản lượng cá mè trắng của các hộ điều tra 37

Bảng 11: Chi phí và cơ cấu chi phí của các hộ điều tra tại địa bàn xã 39

Bảng 12: Kết quả và hiệu quả nuôi cá mè trắng trong lồng của các hộ điều tra (bình quân/m3/vụ) 42

Bảng 14: Các quyết định về giá trong quan hệ mua - bán cá mè trắng của các hộ điều tra 45

Bảng 15: Phương thức chi trả của người mua đối với các hộ nuôi cá mè trắng 46

Bảng 16: Ảnh hưởng của các yếu tố đến việc nuôi cá mè trắng trong lồng của các hộ điều tra 49

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 9

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1: Kênh tiêu thụ sản phẩm cá mè trắng trong lồng của các hộ điều tra 47

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 10

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

1 Tính cấp thiết của đề tài

Việt Nam là một trong những quốc gia trên thế giới có nghề nuôi trồng thủy sảnphát triển và cũng là nước có lịch sử phát triển lâu đời Trải qua hàng ngàn năm lịch sửđến nay nuôi trồng thủy sản đã thành một bộ phận quan trọng đóng góp không nhỏ chonền kinh tế quốc dân Nuôi trồng thủy sản đã trở thành một hoạt động sản xuất chủ yếuđối với nhiều ngư dân Việt Nam Nuôi trồng thủy sản không những là nhân tố quantrọng trong sự phát triển nông nghiệp nông thôn mà còn đóng một số vai trò nhất địnhtrong nền kinh tế quốc dân, cung cấp thực phẩm hàng ngày cho nhân dân, cung cấpnguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến, y tế, góp phần tăng tích lũy vốn, xuấtkhẩu thu về ngoại tệ cho nhà nước, tạo việc làm cho người lao động, góp phần vàocông cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước

Qua các năm, ngành thủy sản đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận Cụthể, tốc độ tăng trưởng của Việt Nam về xuất khẩu thủy sản giai đoạn 2010 -2015 có

xu hướng tăng dần ( năm 2010 đạt 5 tỷ USD, năm 2015 đạt 6,6 tỷ USD) Nhưng năm

2015 là một năm khó khăn của ngành thủy sản, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 6,6 tỷUSD, giảm 16% so với năm 2014, trong đó cả 3 mặt hàng thủy sản xuất khẩu chính làtôm, cá tra và cá ngừ đồng loạt giảm

Thừa Thiên Huế là một tỉnh có sẵn lợi thế để phát triển mạnh ngành nuôi cá nướcngọt nói chung và cá lồng bè nói riêng, có ý nghĩa quan trọng cả về mặt kinh tế và xãhội trong công cuộc xóa đói giảm nghèo, nó đã thực sự bùng nổ và mang lại nhữnghiệu quả đáng ghi nhận

Hương Thủy là một trong những thị xã có diện tích rộng lớn của tỉnh Thừa ThiênHuế, có diện tích mặt nước để nuôi trồng thủy sản khá phong phú, đặc biệt là xã ThủyTân, có lợi thế từ nguồn nước sông Đại Giang chảy qua địa bàn là một trong những địaphương có điều kiện thuận lợi để phát triển ngành nuôi cá nước ngọt nói chung và cálồng bè nói riêng Do vậy mô hình nuôi cá lồng bè ở đây rất phát triển với loại cá đượcthả nuôi chủ yếu là cá mè trắng, đặc biệt trong vài năm trở lại đây thu hút được một

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 11

lực lượng lao động khá lớn Bên cạnh việc tận dụng những lợi thế về điều kiện tựnhiên (ao, hồ, sông, thức ăn, giống), Thủy Tân còn có lực lượng lao động dồi dào Môhình nuôi cá mè trắng trong lồng đang là một mô hình tiềm năng và có hiệu quả ở địabàn xã, nó đóng vai trò rất quan trọng đối với người dân nơi đây, không chỉ giải quyếtcông ăn việc làm mà còn đưa lại khoản thu nhập lớn, góp phần xóa đói giảm nghèo,tăng trưởng kinh tế của xã Trong những năm qua, hoạt động đã có những khởi sắc rõrệt, đặc biệt có sự chỉ đạo của xã, thị xã về hình thức nuôi và phương pháp nuôi Tuynhiên, sự mở rộng diện tích nuôi còn mang tính tự phát, mức độ đầu tư còn chưa caonên gặp nhiều khó khăn Để hiểu rõ hơn những khó khăn cũng như những hiệu quả vàkết quả hoạt động nuôi cá mè trắng trong lồng mang lại cho người dân nơi đây, tôi tiến

hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình nuôi cá mè trắng trong

lồng tại xã Thủy Tân, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế”

2 Mục tiêu nghiên cứu.

2.1 Mục tiêu chung.

Phân tích, đánh giá thực trạng tình hình nuôi cá mè trắng trong lồng của các hộ

ở xã Thủy Tân, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế, từ đó đề xuất các giải phápnhằm nâng cao hiệu quả mô hình nuôi cá mè trắng trong lồng ở địa phương trongnhững năm tới

- Đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả mô hình trong dài hạn và có thểnhân rộng trên các địa bàn khác

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 12

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

3.1 Đối tượng nghiên cứu.

Đối tượng nghiên cứu: 60 hộ nuôi cá mè trắng trong lồng tại xã Thủy Tân, thị

xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế

4 Phương pháp nghiên cứu.

4.1 Phương pháp điều tra, thu thập số liệu.

4.1.1 Đối với số liệu thứ cấp: Số liệu thứ cấp là nguồn số liệu sẵn có, được tôi thu thập

từ các nguồn sau, để phục vụ quá trình nghiên cứu đề tài của mình

- Phòng thống kê xã Thủy Tân, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế vềcác số liệu nuôi trồng thủy sản của xã, báo cáo kinh tế-xã hội của xã năm 2015, 2016,2017

- Phòng kinh tế thị xã Hương Thủy về các số liệu liên quan đến hoạt động nuôitrồng thủy sản của thị xã trong 3 năm 2015, 2016, 2017

- Các số liệu về hoạt động nuôi trồng thủy sản được thu tập trên trang webtổng cục thống kê Việt Nam

4.1.2 Đối với số liệu sơ cấp: Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua điều tra, phỏng

vấn trực tiếp các hộ nuôi cá mè trắng trong lồng đang hoạt động trên địa bàn xã thôngqua bảng hỏi đã được chuẩn bị sẵn Cụ thể phương pháp được thực hiện như sau:

- Về địa bàn chọn mẫu: Mẫu điều tra được chọn ra là các hộ nông dân đangnuôi cá mè trắng trong lồng trên địa bàn xã Thủy Tân

- Kích thước mẫu điều tra: Hiện nay có 70 hộ nuôi cá mè trắng trong lồng tạiđịa bàn Công thức định cỡ mẫu được trình bày dưới đây:

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 13

n =

Trong đó: n: Cỡ mẫu tối thiểu; N: Tổng thể; e: sai số

Bảng 1 Quy mô mẫu điều tra theo tỷ lệ sai số

Sau khi thu thập số liệu, tôi tiến hành kiểm tra đánh giá và điều tra bổ sung,thay thế một vài thông tin chưa đạt yêu cầu Số liệu điều tra được nhập vào máy tính

để xử lí theo nội dung đã được xác định

4.3 Phương pháp phân tích.

- Phương pháp thống kê mô tả: sử dụng các chỉ tiêu số tuyệt đối, số tươngđối, số bình quân,… kết hợp với việc so sánh giữa các nhóm để phân tích, nêu lênmức độ của hiện tượng, tình hình biến động của hiện tượng và mối quan hệ giữacác hiện tượng

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 14

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ

KINH TẾ NUÔI CÁ MÈ TRẮNG TRONG LỒNG

1.1 Lí luận cơ bản về hiệu quả kinh tế

1.1.1 Các quan điểm cơ bản về hiệu quả kinh tế

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, hiệu quả kinh tế không chỉ là mối quan tâmcủa các doanh nghiệp, các nhà hoạch định chính sách mà là của toàn xã hội Hiệu quảkinh tế là một phạm trù phản ánh chất lượng của hoạt động kinh tế, là thước đo trình độ tổchức và quản lý các doanh nghiệp Chính vì vậy, trong điều kiện hiện nay các doanhnghiệp muốn tồn tại và phát triển thì yêu cầu đặt ra là hoạt động phải có hiệu quả kinh tế.Chúng ta biết khuynh hướng hiện nay của thế giới là phát triển kinh tế theo chiều sâu, mộtnền kinh tế với nguồn lực hữu hạn sản xuất ra những sản phẩm có giá trị sản xuất cao vớihao phí lao động ít nhất Có như vậy mới có điều kiện mở rộng sản xuất, áp dụng các ứngdụng, tiến bộ khoa học kĩ thuật mới Vậy hiệu quả kinh tế là gì? [4]

Hiệu quả theo quan điểm của Mác, đó là việc “tiết kiệm và phân phối một cáchhợp lý thời gian lao động sống và lao động vật hóa giữa các ngành” và đó cũng chính

là quy luật “tiết kiệm và tăng năng suất lao động hay tăng hiệu quả” [6] Như vậy, theoquan điểm của K Marx tăng hiệu quả phải được hiểu rộng và bao hàm cả tăng HQKT

và xã hội [7]

Theo quan điểm của các nhà kinh tế học thị trường, đứng đầu là PaulA.Samuelson và Wiliam.D.Nordhalls cho rằng, một nền kinh tế có hiệu quả, mộtdoanh nghiệp làm ăn có hiệu quả thì các điểm lựa chọn đều nằm trên dường giới hạnkhả năng sản xuất của nó và “hiệu quả có ý nghĩa là không lãng phí”[15] Nghiên cứuhiệu quả sản xuất phải xét đến chi phí cơ hội “hiệu quả sản xuất diễn ra khi xã hộikhông thể tăng sản lượng của một loại hàng hóa này mà không cắt giảm sản lượng củamột loại hàng hóa khác Mọi nền kinh tế có hiệu quả nằm trên đường giới hạn khảnăng sản xuất của nó” [8]

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 15

Theo quan điểm của kinh tế học vi mô thì hiệu quả kinh tế là: Tất cả nhữngquyết định sản xuất cái gì nằm trên đường năng lực sản xuất là có hiệu quả vì nó tậndụng hết nguồn lực, số lượng hàng hóa đạt trên đường giới hạn của năng lực sản xuấtcàng lớn càng có hiệu quả cao, sự thỏa mãn tối đa về mặt hàng, chất lượng, số lượnghàng hóa theo nhu cầu của thị trường trong giới hạn của đường năng lực sản xuất cho

ta đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất, và cuối cùng là kết quả trên một đơn vị chi phícàng lớn hoặc chi phí trên một đơn vị kết quả càng nhỏ thì hiệu quả kinh tế càng cao

Theo TS Nguyễn Tiến Mạnh: “Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế khách quanphản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực để đạt mục tiêu đã xác đinh” Còn theo TS PhanCông Nghĩa: “Hiệu quả kinh tế nền sản xuất xã hội là phạm trù kinh tế quan trọng, biểuhiện so sánh giữa kết quả kinh tế mà xã hội đạt được với chi phí bỏ ra để đạt được hiệuquả đó” Tuy nhiên, bản chất của hiệu qủa kinh tế đều được thống nhất đó là nâng caonăng suất lao động và tiết kiệm lao động xã hội Đây là hai mặt của vấn đề có mối quan hệmật thiết với nhau, gắn bó với nhau, gắn liền với hai quy luật tương ứng của nền sản xuất

xã hội là quy luật tăng năng suất lao động và quy luật tiết kiệm thời gian [4]

Giáo trình kinh tế nông nghiệp cho rằng [9]: Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh

tế mà trong đó sản xuất đạt được cả hiệu qủa kỹ thuật và hiệu quả phân bổ:

EE =TE*AE Hiệu quả kỹ thuật (TE): Là số lượng sản phẩm đạt được trên một chi phí đầu

vào hay nguồn lực sử dụng sản xuất trong điều kiện cụ thể về kỹ thuật hay công nghệ

Nó cho rằng, một đơn vị nguồn lực dùng vào sản xuất đem lại bao nhiêu đơn vị sảnphẩm Việc xác định hiệu quả kỹ thuật là hết sức quan trọng trong hoạt động kinh tế

Hiệu quả phân bổ (AE): Là chỉ tiêu hiệu qảu trong đó các sản phẩm thu được

trên một đơn vị chi phí thêm đầu vào hay nguồn lực Thực chất của hiệu quả phân bổnguồn lực là hiệu qủa kỹ thuật có tính đến các yếu tố về giá của đầu vào và giá của đầu

ra Việc xác định hiệu qủa của phân bổ nguồn lực giống như xác định các điều kiện về

lý thuyết biên tối đa hóa lợi nhuận, có ý nghĩa giá trị biên của nguồn lực sử dụng vào

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 16

Hiệu quả kinh tế (EE): Là phạm trù kinh tế mà trong đó sản xuất đạt hiệu quả

kỹ thuật và hiệu qảu phân bổ Điều đó có nghĩa là các yếu tố hiện vật và yếu tố giá trịtính đến khi xem xét việc sử dụng nguồn lực

1.1.2 Khái niệm và bản chất của hiệu quả kinh tế

+ Khái niệm

“Hiệu quả kinh tế của một hiện tượng (hoặc quá trình) kinh tế là một phạm trùkinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (nhân lực, tài lực, vật lực, tiền vốn) đểđạt được mục tiêu xác định” Từ khái niệm khái quát này, có thể hình thành công thứcbiểu diễn khái quát phạm trù hiệu quả kinh tế như sau:

H=K/CTrong đó: H là hiệu quả kinh tế của một hiện tượng (một quá trình kinh tế) nàođó; K là kết quả thu được từ hiện tượng (quá trình) kinh tế đó và C là chi phí toàn bộ

để đạt được kết quả đó Và như thế cũng có thể khái niệm ngắn gọn: hiệu quả kinh tếphản ánh chất lượng hoạt động kinh tế và được xác đinh bởi tỷ số giữa kết quả đạtđược với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó

Quan điểm này đã đánh giá được tốt nhất trình độ sử dụng các nguồn lực ở mọiđiều kiện “động” của hoạt động kinh tế Theo quan điểm như thế hoàn toàn có thể tínhtoán được hiệu quả kinh tế trong sự vận động và biến đổi không ngừng của các hoạtđộng kinh tế, không phụ thuộc vào quy mô và tốc độ biến động khác nhau của chúng

Từ định nghĩa về hiệu quả kinh tế như đã trình bày ở trên, chúng ta có thể hiểuhiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánhtrình độ sử dụng các nguồn lực (lao động, máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu và tiềnvốn) nhằm đạt được mục tiêu mà doanh nghiệp đã xác định

+ Bản chất về hiệu quả kinh tế

- Bản chất của hiệu quả kinh tế là nâng cao năng suất lao động của xã hội và tiếtkiệm lao động xã hội Quan điểm này gắn liền với hai quy luật của nền sản xuất xã hội

là quy luật tăng năng suất lao động và quy luật tiết kiệm thời gian lao động Điều này

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 17

thể hiện được mối quan hệ so sánh giữa lượng kết quả hữu ích thu được với lượng haophí lao động xã hội Đó chính là hiệu quả của lao động xã hội.

- Hiệu quả sản xuất kinh doanh là thước đo duy nhất chất lượng của hoạt độngsản xuất kinh doanh Một phương án sản xuất có hiệu quả thì phải đạt được kết quảcao nhất, với chi phí thấp nhất trên cơ sở ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và côngnghệ mới Về khía cạnh này cũng thể hiện được chất lượng của quá trình hoạt độngsản xuất Muốn nâng cao chất lượng của hoạt động sản xuất kinh doanh thì khôngdừng lại ở việc đánh giá những hiệu quả đã đạt được, mà còn phải thông qua nó để tìmgiải pháp thức đẩy sản xuất phát triển ở mức cao hơn Do đó, hiệu quả sản xuất kinhdoanh là một phạm trù kinh tế đánh giá trình độ sản xuất nhưng không phải mục đíchcuối cùng của sản xuất

1.1.3 Phân loại hiệu quả kinh tế

Phân loại hiệu quả kinh tế là một việc làm hết sức có tầm quan trọng và thiếtthực Nó là phương pháp để các tổ chức sử dụng để đánh giá kết quả mà mình đạtđược và là cơ sở để hoạch định nên các chính sách, chiến lược, kế hoạch kinh doanhcủa doanh nghiệp mình

 Căn cứ vào phạm vi, hiệu quả kinh tế được phân thành:

Hiệu quả kinh tế quốc dân: Là xem xét hiệu quả kinh tế cho toàn bộ nền kinh tế.Dựa vào chỉ tiêu này chúng ta đánh giá một cách toàn diện tình hình sản xuất và pháttriển sản xuất của nền kinh tế, hệ thống pháp luật, chính sách của nhà nước tác độngđến nền kinh tế xã hội nói chung

Hiệu quả kinh tế ngành: Nền kinh tế quốc dân bao gồm nhiều ngành, nhiều lĩnhvực sản xuất Mỗi ngành lại được chia thành nhiều ngành nhỏ (VD: ngành nôngnghiệp, công nghiệp; được chia thành các ngành nhỏ như: ngành trồng trọt, chăn nuôi,công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ…) Trong hiệu quả kinh tế người ta tính toán hiệuquả riêng cho mỗi ngành sản xuất

Hiệu quả kinh tế vùng: Phản ánh hiệu quả kinh tế của một vùng (vùng kinh tế,ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 18

Hiệu quả kinh tế theo quy mô tổ chức sản xuất: Đánh giá hiệu quả các quy môkhác nhau như: quy mô lớn, quy mô vừa và quy mô nhỏ.

 Căn cứ theo các yếu tố cơ bản của sản xuất và phương thức tác động vào sản xuất thì hiệu quả kinh tế gồm có:

Hiệu quả sử dụng lao động và các yếu tố tài nguyên như: đất đai, nguyên liệu,năng lượng

Hiệu quả sử dụng vốn, máy móc, thiết bị

Hiệu quả áp dụng kỹ thuật mới và quản lý

1.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động nuôi cá mè trắng trong lồng

- Diện tích, quy mô nuôi trồng: Nước là điều kiện sản xuất cơ bản của nuôitrồng thủy sản nói chung và nuôi cá lồng nói riêng Trong NTTS, diện tích mặt nước là

tư liệu sản xuất đặc biệt và không thể thay thế được Sự tác động của con người lên đốitượng nuôi chủ yếu và căn bản thông qua diện tích mặt nước Số lượng đất đai, diệntích mặt nước thực tế NTTS phản ánh mức độ khai thác và hiệu quả sử dụng đất đai,quy mô nuôi trồng của hộ Các hộ có nhiều tư liệu sản xuất đặc biệt này, họ có điềukiện đầu tư cho nuôi trồng hơn các hộ có diện tích nhỏ Do đó, quy mô diện tích cũng

là một trong những nhân tố có ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn hình thức NTTScủa các hộ ngư dân Đồng thời, nó cũng là một trong những nhân tố có ảnh hưởng đếnmức độ đầu tư và chi phí của các hộ ngư dân trong NTTS từ đó ảnh hưởng đến kết quả

và hiệu quả NTTS [10]

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 19

1.1.4.2 Các nhân tố chủ quan

- Giống: giống khỏe, không mang mầm bệnh thì sẽ phát triển tốt và ngược lại,nếu con giống không tốt thì dù có chăm sóc kỹ cũng không thể đạt được chất lượng tốtnhất [10]

- Thức ăn: đối với thức ăn do gia đình tự chế phải sạch, không nhiễm bệnh Bổsung thêm thức ăn công nghiệp trong quá trình nuôi [10]

- Kĩ thuật: phụ thuộc vào trình độ, kinh nghiệm của người nuôi cá từ cách thứclựa giống, cách cho ăn, cách vệ sinh lồng cá, theo dõi phòng tránh các dịch bệnh…

1.1.5Đặc điểm về cá mè trắng

1.1.5.1 Đặc điểm hình thái và phân bố địa lý

Cá mè trắng có thân cao, dẹp bên, đầu lớn, mắt thấp, mõm tù ngắn Miệng rộng,hơi hướng trên Hàm dưới hơi nhọn hơn hàm trên Không có râu Mắt hơi nhỏ và thấpdưới đường trục Mắt tự do, không có mang da che Khoảng cách hai mắt rất rộng,đỉnh nhô cao Lỗ mũi gần mõm hơn mắt Màng mang rộng, hai bên liền với nhau,không liền với eo mang Lược mang rất dài, số lượng rất nhiều, xếp thành hàng, phầngốc có nhiều lỗ nhỏ như tổ ong Răng hầu bầu dục và mặt hơi cong hình thuyền, mặtbên có nhiều rảnh nhỏ [14]

Khởi điểm của vây lưng sau khởi điểm vây bụng, gần cán đuôi hơn mút mõm.Các vây đều không có gai cứng Vây ngực nhọn, dài, gần hoặc tới gốc vây bụng Khi

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 20

vào thấy ráp sắc, còn ở cá cái trơn láng Vây bụng chưa tới gốc vây hậu môn Vây hậumôn dài, có 14 – 17 tia phân nhánh, tia đầu rất dài, viền sau vây lõm Vây đuôi có thùydưới hơi lớn hơn thùy trên Lườn bụng hoàn toàn từ vây ngực đến hậu môn Vẩy trònnhỏ, mỏng dễ rụng Vẩy phía dưới thân to hơn vẩy phía trên thân Đường bên phíatrước hơi cong, đến cuống đuôi đi vào giữa Bóng hơi hai ngăn, ngăn trước to và ngắn,ngăn sau dài gấp 1,3 – 1,7 lần ngăn trước Lưng màu xám đen, bụng xám trắng, cácvây xám nhạt [14]

Cá mè trắng phân bổ rất rộng ở nhiều nước trên thế giới Chúng là đối tượngnuôi phổ biến ở Việt Nam và Trung Quốc Cá mè trắng ở Việt Nam là loài cá sống phổbiến ở sông ngòi miền Bắc nước ta, phân bố chủ yếu ở lưu vực các sông lớn các tỉnhphía Bắc như sông Hồng, sông Thái Bình, có ít ở sông Mã, sông Lam Chúng còn làđối tượng nuôi quan trọng ở các ao hồ, đập nước, sông cụt [5]

Cá mè trắng sống ở tầng nước giữa trên, cá thích sông ở vùng nước tĩnh Điềukiện môi trường thích hợp cho cá mè trắng sinh trưởng và phát triển là nhiệt độ nước

20 – 30oC, độ pH = 7 – 7,5, hàm lượng oxy trên 3mg/lít [5]

Ở giai đoạn cá giống (dài hơn 30mm) mang của cá bắt đầu hoàn thiện như cátrưởng thành và có dạng như cái mành tre, có tác dụng như một lưới lọc [5]

Cá mè trắng trưởng thành có chiều dài ruột gấp 6,85 lần chiều dài cơ thể Thức

ăn chính của chúng trong giai đoạn này là thực vật phù du, sau đó là động vật phù du,

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 21

ngoài ra còn có mùn bã hữu cơ (detrix) đang trong quá trình phân hủy Thức ăn đượcđưa vào miệng của cá cùng với nước và bị các tia mang giữ lại đưa vào ruột [5]

Tập tính sống

Cá mè trắng, mè hoa, cá trắm cỏ, cá trôi sống ở các tầng nước khác nhau bởi vì

có sự khác nhau về tập tính bắt mồi Cá mè trắng thức ăn chính là thực vật phù du(phytoplankton) do đó chúng thường sống ở tầng nước mặt và tầng giữa, nơi mà thựcvật phù du tập trung nhiều Cá mè trắng sống thích hợp ở những nơi nước giàu dinhdưỡng nên nó có thể chịu đựng được ở những nơi có hàm lượng vật chất tiêu hao oxykhá cao [5]

Cá mè trắng khi đánh lưới thường nhảy rất cao để trốn thoát Vì vậy khi đánhbắt người ta phải thêm một lớp lưới phụ phía trên [5]

Thông thường, cá mè trắng sống ở các sông cả ở những nơi chứa nhiều thức ăn

để kiếm mồi Trước mùa đẻ trứng cá thành thực sinh dục bắt đầu tập trung thành từngđàn và di cư dọc theo sông lên thượng nguồn để đẻ trứng Cá bột nở ra thì sống trôi nổitrên các khác sông Cá giống nhỏ sẽ bơi chủ động tìm đến những khúc sông rộng,vịnh, hồ để tìm chỗ kiếm mồi [5]

Mặc dù cá mè trắng có thể chịu đựng được sự thay đổi rất lớn của pH, nhưng dùsao nó cũng có một giới hạn nhất định, nó sẽ bị chết nhanh chóng khi pH < 4; hoặc pH

> 10,2 Nhu cầu oxy hòa tan và trao đổi chất sẽ suy giảm rất nhanh khi pH xuống nhỏhơn 6 Trong trường hợp này cá chậm lớn Thực tế chỉ ra rằng pH tối ưu cho cá mètrắng phát triển từ 7-8 [5]

Nhiệt độ nước cực thuận lợi cho cá phát triển từ 20 – 32oC Khi nhiệt độ giảmxuống dưới 15oC cường độ bắt mồi của cá giảm mạnh và chúng sẽ ngừng bắt mồi ởnhiệt độ 7 – 8oC

Sự tăng trưởng và cường độ bắt mồi của cá bị chi phối nhiều bởi hàm lượng khíoxy hòa tan Khi hàm lượng khí oxy hòa tan (DO) lớn hơn 2,2mg/l thì cá mè trắng sinhtrưởng và phát triển bình thường Khi DO < 2mg/l nhu cầu sử dụng thức ăn giảm

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 22

xuống rõ rệt Tại DO < 1,1mg/l cá bắt đầu nổi đầu và bỏ ăn Sự nổi đầu nghiêm trọngtại thời điểm DO = 0,5mg/l Cá sẽ ngạt thở và chết khi DO < 0,35mg/l [5]

Đặc điểm sinh trưởng và sinh sản

Cá có kích cỡ lớn có thể đạt 15kg Cá khai thác có kích cỡ trung bình 0,5 –1,5kg Tốc độ tăng trưởng của cá nuôi trong ao phụ thuộc vào nguồn thức ăn cung cấp.Trong ao nuôi có nguồn thức ăn phong phú cá nhanh lớn, sau 1 năm nuôi cá đạt 0,5 –1kg, 2 năm nuôi đạt 1,5 – 2,5kg và 3 năm nuôi đạt 4kg [14]

Cá nuôi trong ao thành thục năm thứ 3 (2+ tuổi) Cá đực thành thục có chiều dài40cm, nặng 2000g, cá cái thành thục dài 47cm, nặng 2300g Trong tự nhiên khi trưởngthành vào mùa phát dục cá ngược lên vùng trung du và thượng lưu cá con sông tìm nơi

có điều kiện thích hợp để đẻ trứng Bãi đẻ tự nhiên của cá mè trắng Việt Nam có một

số đặc điểm như sau:

- Độ sâu của nước 7 – 12cm, đáy sỏi cát, độ dốc của hai bờ sông là 45 – 85 độ,lòng sông dốc 1 – 65 độ

- Lưu tốc nước 0,8 – 1,3 m/s, nước vừa dâng cao vừa chảy quẩn

- Nhiệt độ nước từ 22 – 30oC, thích hợp nhất là 24 – 28oC

- pH 7 – 7,5, hàm lượng oxy 5 – 7mg/l, độ trong của nước 6 – 12 cm

Trứng trên đường trôi về xuôi sẽ nở dần thành cá bột và cá bố mẹ cũng xuôi

về sinh sống ở vùng tăng trưởng

Sức sinh sản của cá mè trắng Việt Nam được trình bày ở bảng sau:

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 23

Bảng 2: Sức sinh sản của cá ở các giai đoạn phát triển khác nhau

Nguồn: Đoàn Văn Đẩu, Nguyễn Văn Hải 1970

Mùa vụ sinh sản của cá mè trắng Việt Nam trong tự nhiên từ cuối tháng 4 vàkết thúc vào cuối tháng 6, thưa thớt đầu tháng 7 cá còn đẻ Cá đẻ rộ nhất từ 15 tháng 5đến 15 tháng 6 Trong điều kiện sinh sản nhân tạo, khoảng giữa tháng 4 là cá có thểcho đẻ và mùa vụ sinh sản nhân tạo tốt nhất là từ cuối tháng 4 đến giữa tháng 5 Trứng

cá mè trắng ở dạng nổi Trong điều kiện nuôi vỗ tốt cá có thể phát dục và đẻ 3 – 4 lầntrong năm (Tuy nhiên lượng trứng thu được của cá mè trắng đẻ lần thứ 2 chỉ bằng 70%lượng trứng của lần đẻ thứ nhất) [14]

1.1.6 Các chỉ tiêu phản ánh kết quả và hiệu quả nuôi cá mè trắng trong lồng

1.1.6.1 Các chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất

Trong nuôi trồng thủy sản, chi phí sản xuất là toàn bộ hao phí mà người nuôiphải bỏ ra để tiến hành nuôi trồng một loại thủy sản nào đó Trong ngắn hạn, chi phísản xuất bao gồm: chi phí biến đổi và chi phí cố định

Kết quả sản xuất của hộ nuôi trồng thủy sản là giá trị sản lượng thủy sản sảnxuất ra, nó chính là doanh thu hoặc giá trị sản xuất của hoạt động nuôi trồng thủy sảncủa nông hộ Trong thực tế, kết quả của quá trình nuôi trồng thủy sản có thể được sử

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 24

dụng với nhiều mục đích như bán để thu tiền, để lại gia đình làm thực phẩm hoặc làmthức ăn cho gia súc, để lại làm giống cho vụ tiếp theo,

- Số lồng nuôi: đây là chỉ tiêu phản ánh năng lực sản xuất của hộ

- Sản lượng cá mè trắng (Q): là toàn bộ số lượng cá mè trắng thu hoạch đượctrong một vụ nhất định

MI = VA - Chi phí lao động thuê – A – thuế (nếu có)

- Chi phí trung gian (IC), còn được gọi là chi phí sản xuất: Là toàn bộ cấuthành tổng giá trị sản xuất bao gồm toàn bộ chi phí thường xuyên về vật chất và dịch

vụ cho sản xuất sản phẩm nông nghiệp Chi phí trung gian trong hoạt động sản xuất

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 25

bao gồm chi phí phi vật chất trực tiếp và chi phí dịch vụ thuê không bao gồm chi phílao động thuê.

- Chi phí khác (K):

- Tổng chi phí (TC): là tổng số chi phí về vật chất, dịch vụ và lao động đã đầu

tư cho việc tổ chức và tiến hành sản xuất trong năm

TC = IC + A + KH TSCĐ + K

- Lợi nhận(Pr): là chênh lệch giữa giá trị sản xuất và tổng chi phí sản xuất

Pr = GO – TC

1.1.6.2 Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế

- Giá trị sản xuất tính cho cho 1 đơn vị chi phí trung gian (GO/IC): chỉ tiêu nàycho biết cứ 1 đơn vị chi phí trung gian bỏ ra thì thu được bao nhiêu đơn vị sản xuất

- Giá trị gia tăng tính cho 1 đơn vị chi phí trung gian (VA/IC): chỉ tiêu này chobiết cứ 1 đơn vị chi phí trung gian bỏ ra thì thu được bao nhiêu đơn vị giá trị gia tăng

- Thu nhập hỗn hợp tính cho 1 đơn vị chi phí trung gian (MI/IC): chỉ tiêu nàycho biết cứ 1 đơn vị chi phí trung gian bỏ ra thì thu được bao nhiêu đơn vị thu nhậphỗn hợp

- Lợi nhuận tính cho một đơn vị chí phí trung gian (Pr/IC): thể hiện 1 đơn vịchi phí mua ngoài bỏ ra thì mua được bao nhiêu đơn vị lợi nhuận

- Tỷ suất lợi nhuận trên tổng chi phí (Pr/TC): chỉ tiêu này cho biết cứ 1 đồngchi phí bỏ ra thì thu được bao nhiêu lợi nhuận

- Như vậy muốn xác định được HQKT thì cần phải xác định được Q, C, ,, nghĩa là phải xác định được khối lượng đầu ra và chi phí đầu vào, kết quả đầu ra

và chi phí đầu vào được biểu hiện qua các góc độ khác nhau của mục đích kinh tế

1.1.7 Ý nghĩa của việc nghiên cứu hiệu quả kinh tế

Bản chất của hiệu quả kinh tế trong hoạt động sản xuất kinh doanh là phảnánh mặt chất lượng trong hoạt động sản xuất kinh doanh, phản ánh trình độ sửdụng các nguồn lực (lao động, thiết bị máy móc, nguyên vật liệu và tiền vốn) để

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 26

nhuận Để hiểu rõ bản chất của phạm trù hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuấtkinh doanh Kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh là những gì đạt được saumột quá trình sản xuất kinh doanh nhất định, kết quả cần đạt cũng là mục tiêu cầnthiết của người sản xuất kinh doanh Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh cóthể coi là những đại lượng cân đo, đong, đếm được như một số sản phẩm tiêu thụmỗi loại, doanh thu, chi phí, thị phần và cũng có thể là các đại lượng chỉ phản ánhmặt chất lượng hoàn hảo có tính chất định tính như uy tín của doanh nghiệp, chấtlượng sản phẩm chính vì vậy kết quả bao giờ cũng là mục tiêu của người kinhdoanh Trong khi đó, công thức tính hiệu quả ở trên lại cho thấy trong khái niệm

về hiệu quả sản xuất kinh doanh người ta đã sử dụng cả hai chỉ tiêu là kết quả(đầu ra) và chi phí (đầu vào) để đánh giá sản xuất kinh doanh Vấn đề ở đây đượcđặt ra là hiệu quả kinh tế là mục tiêu hay phương tiện của kinh doanh Trong thực

tế thì người ta sử dụng chỉ tiêu để làm mục tiêu cần đạt được và trong nhiềutrường hợp khác người ta sử dụng như một công cụ nhận biết khả năng để tiến tớiđạt được mục tiêu là kết quả cần đạt được

Nâng cao hiệu quả kinh tế là quá trình tất yếu của việc phát triển xã hội, đấtnước Trong sản xuất thì người sản xuất luôn muốn tăng hiệu quả kinh tế tức là họ tăngđược lợi nhuận, còn đối với người tiêu dùng thì khi tăng hiệu quả kinh tế tức là khi họnâng cao độ thỏa dụng khi sử dụng hàng hóa Như vậy nâng cao hiệu quả kinh tế sẽlàm cho xã hội ngày càng phát triển và có lợi, khi mà lợi ích của người tiêu dùng vàngười sản xuất tăng lên hiệu quả trong nuôi trồng cá mè trắng có ý nghĩa rất quantrọng trong xu thế phát triển ngày nay Giúp cho ngành nuôi cá mè trắng phát triển, ổnđịnh, bền vững, tiết kiệm được các nguồn lực, giảm thiểu ô nhiễm môi trường để ngàycàng nâng cao được chất lượng của cá mè trắng

1.1 Cơ sở thực tiễn

1.2.1 Thực trạng nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam

Việt Nam là đất nước có bờ biển dài 3260 km và nhiều hệ thống sông ngòi, ao

hồ dày đặc cung cấp nước dồi dào cho phát triển nuôi trồng thủy sản, khí hậu nhiệt đớigió mùa thuận lợi cho việc sinh trưởng và phát triển quanh năm của động thực vật thủy

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 27

sản Với điều kiện thuận lợi như vậy, Việt Nam có tiềm năng lớn về phát triển nuôitrồng thủy sản với những loài có giá trị kinh tế cao như: cá ba sa, cá chẽm, tôm sú,tôm thẻ, tôm hùm Vì thế trong những năm qua Đảng và nhà nước ta luôn quan tâmkhuyến khích thế mạnh này nhằm tạo nguồn đầu vào cho các ngành công nghiệp chếbiến thủy sản để xuất khẩu, mang lại nguồn thu ngoại tệ lớn cho đất nước, nâng caođời sống cho người dân, góp phần xóa đói giảm nghèo Hiện nay vấn đề nâng cao hiệuquả nuôi trồng thủy sản là điều được người dân sản xuất rất quan tâm, trong đó vấn đềlựa chọn đối tượng nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao luôn được quan tâm nhất.

Thủy sản Việt Nam trong 10 năm gần đây đã có những bước phát triển vượtbậc, trở thành một trong những nước có tốc độ phát triển thủy sản nhanh trên thế giới.Trong đó, ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam được coi là tiến bộ nhanh nhất, bấtchấp sự khởi đầu muộn và hiện chiếm khoảng 1/3 tổng sản lượng thủy sản của cảnước, góp phần quan trọng trong việc nâng cao sản lượng và giá trị xuất khẩu và tạocông ăn việc làm cho nhiều người dân, đặc biệt là vùng dân nghèo ven biển, vùng sâuvùng xa, hải đảo… Từ đó tiến tới sự ổn định các mặt của xã hội

Nước ta có diện tích bề mặt nước ngọt lớn với 653 nghìn ha sông ngòi, 394nghìn ha hồ chứa, 85 nghìn ha đầm phá ven biển, 580 nghìn ha ruộng lúa nước Nhờvậy, nguồn lợi cá nước ngọt ở Việt Nam thực sự phong phú Theo kết quả điều trakhoa học, đã xác định được 544 loài cá nước ngọt phân bố ở Việt Nam Ngoài ra, nước

ta còn nhập nội thêm hàng chục loài khác như: cá trắm cỏ, cá rô phi,

Theo Tổng cục thủy sản, tổng sản lượng thủy sản cả nước năm 2017 đạt7225,0 nghìn tấn, tăng 7,38% so với năm trước, trong đó cá đạt 5192,4 nghìn tấn,tăng 4,8%, tôm đạt 887,5 nghìn tấn, tăng 8,8% Hoạt động nuôi trồng thủy sản năm

2017 đạt khá, nhất là nuôi tôm nước lợ và cá tra Sản lượng thủy sản nuôi trồng cảnăm ước tính đạt 3835,7 nghìn tấn, tăng 6,42% so với năm 2016, trong đó cá đạt2694,3 nghìn tấn, tăng 4,2%, tôm đạt 723,8 nghìn tấn, tăng 10,3% Thời tiết trongnăm tương đối thuận lợi cho hoạt động khai thác, đánh bắt thủy sản trên biển, cùngvới dịch vụ hậu cần nghề cá phát triển đã tạo điều kiện cho ngư dân ra khơi bám biển,

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 28

Bộ đã phục hồi trở lại sau sự cố môi trường biển trong năm 2016 Năm 2017, sảnlượng thủy sản khai thác của cả nước ước tính đạt 3389,3 nghìn tấn, tăng 8,48% sovới năm 2016, trong đó cá đạt 2498,1 nghìn tấn, tăng 5,4%, tôm đạt 163,7 nghìn tấn,tăng 2,6% Sản lượng thủy sản khai thác biển ước tính đạt 3191,2 nghìn tấn, tăng5,1%, trong đó cá đạt 2363,8 nghìn tấn, tăng 5,4%, tôm đạt 150,2 nghìn tấn, tăng2,8% [1]

Bảng 3: Tình hình khai thác và nuôi trồng thủy sản Việt Nam 2015 – 2017

ĐVT: nghìn tấn

Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 2016/2015 2017/2016

Tổng sản lượng 6.549,7 6.728,6 7.225,0 +2,70% +7,38%Sản lượng khai

Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam 2015, 2016, 2017

1.2.2 Thực trạng nuôi trồng thủy sản tại Thừa Thiên Huế

Thừa Thiên Huế có bờ biển dài 126km và hệ thống đầm phá Tam Giang – CầuHai kéo dài từ cửa sông Ô Lâu đến chân núi Vĩnh Long, là một tỉnh duyên hải miềnTrung có hệ thống đầm phá lớn nhất cả nước Đây là tiềm năng vô cùng quý giá màthiên nhiên đã ban tặng cho địa phương để phát triển kinh tế Ở đây không chỉ pháttriển lĩnh vực nuôi trồng thủy sản mà còn có tiềm năng lớn về du lịch và một số lĩnhvực khác Nhờ những ưu thế đó, trong những năm qua tỉnh Thừa Thiên Huế đã khôngngừng đẩy mạnh phát triển ngành sản xuất nuôi trồng thủy sản Hiện nay có nhiều loạithủy sản có giá trị kinh tế cao như: tôm, cua, cá…đã được đưa vào nuôi trồng có hiệuquả Trong đó, có nhiều loại cá có giá trị dinh dưỡng cao được nuôi ở môi trường nước

lợ là cá trắm, cá mè, cá dìa… Các loại thủy sản này không chỉ mang lại giá trị kinh tếcao mà còn là công cụ giúp xóa đói giảm nghèo đối với các địa phương trong tỉnh

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 29

Thời gian qua, tỉnh đã chỉ đạo các ngành, các địa phương thực hiện kịp thờiviệc chi trả bồi thường thiệt hại do sự cố môi trường biển cho người dân, qua đó đã tạođiều kiện cho người dân vùng biển nâng cao năng lực khai thác thủy sản, thông quaviệc đầu tư nâng cấp, đóng mới tàu thuyền, lưới để đánh bắt hải sản, nhờ đó sản lượnghải sản khai thác biển đã phục hồi và tăng trở lại Tổng sản lượng thủy sản năm 2017ước đạt 50.923 tấn, tăng 12,2% so với năm 2016, bao gồm lượng thủy sản khai thácđạt 36.242 tấn, tăng 15,4%, trong đó khai thác biển đạt 32.244 tấn, tăng 17,8%; khaithác nội địa 3.998 tấn, giảm 0,7% Sản lượng nuôi trồng ước đạt 14.681 tấn, tăng 4,8%

so với năm 2016, trong đó cá các loại 8.757 tấn, tăng 3,9%, tôm các loại 4.925 tấn,tăng 7,1%, riêng tôm sú 1.181 tấn, tăng 10,5%, tôm thẻ chân trắng 3.478 tấn, tăng6,2%, thủy sản khác 999 tấn, tăng 1,5%, trong đó sản lượng cua 625 tấn, tăng 2%

Trong năm 2017, tại một số địa phương trong tỉnh xảy ra hiện tượng cá lồngchết bất thường Tổng số lồng nuôi bị thiệt hại là 509 lồng, sản lượng cá chết 53 tấn.Ước tính giá trị thiệt hại khoảng 1,78 tỷ đồng Nguyên nhân chủ yếu là do mật độ thảnuôi quá dày, công tác vệ sinh lồng nuôi chưa đảm bảo dẫn đến nguồn nước bị ônhiễm Các ngành chức năng hướng dẫn người dân di chuyển lồng nuôi đến nơi thôngthoáng, đảm bảo vệ sinh vùng nuôi, tăng cường phương tiện sục khí cho lồng bè nhằmhạn chế thiệt hại

Do ảnh hưởng của cơn bão số 12 xảy ra vào đầu tháng 11/2017 đã gây ngập lũlớn, diện tích rộng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, làm thiệt hại về nuôi trồng thủysản: nuôi nước ngọt có 728 lồng cá chết và bị trôi; 112,6 ha diện tích nuôi trồng bị sạt

lở, ngập; sản lượng thiệt hại 751,2 tấn cá nước ngọt (tương đương 30 tỷ đồng) Nuôinước lợ, diện tích ươm nuôi cá dìa và nuôi xen ghép trái vụ bị ngập trên 2.000 ha Sốlượng cá dìa ương trôi khoảng 1,2 triệu con (tương đương 2,4 tỷ đồng) và sản lượngtôm, cua , cá thiệt hại khoảng 99 tấn (tương đương 14,8 tỷ đồng) [2]

Bảng 4: Tình hình khai thác và nuôi trồng thủy sản tỉnh Thừa Thiên Huế

ĐVT: tấn

Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 2016/2015 2017/2016

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 30

Nguồn: Cục thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2015, 2016, 2017

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 31

1.3 Các công trình nghiên cứu của các tác giả khác về hiệu quả nuôi cá lồng

Tác giả Nguyễn Thị Liền (2015) nghiên cứu hiệu quả kinh tế mô hình nuôi cátrắm cỏ trong lồng tại xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế đã sửdụng số liệu điều tra năm 2015 và sử dụng mô hình hàm kinh tế Cobb – Douglas đãkết luận rằng có 4 nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả nuôi cá trắm cỏ tronglồng là: giống, thức ăn, lao động, vôi Tác giả này đã kết luận rằng: Cá giống, thức ăn

là những nhân tố đầu vào quan trọng trong hoạt động nuôi cá trắm cỏ Trong thực tế,không phải ta cứ tăng lượng cá giống và thức ăn lên thì năng suất, sản lượng cá tănglên Tác giả này đã đề xuất những kiến nghị để nâng cao hiệu quả nuôi cá trắm cỏtrong lồng nên làm những vấn đề sau:

Đối với Nhà nước: Cần nghiên cứu và hoàn thiện chính sách về tín dụng, chínhsách hỗ trợ cho tổ chức khuyến nông Tạo điều kiện để hoàn thiện hệ thống cơ sở hạtầng bằng các khoản kinh phí hỗ trợ

Đối với địa phương: Tổ chức bố trí quy hoạch vùng nuôi cá để nâng cao hiệu quảnuôi tránh tình trạng ô nhiễm nguồn nước và tranh chấp quyền sử dụng diện tích mặt nướctrên sông Bồ Đầu tư xây dựng hệ thống thủy lợi và nâng cấp đường giao thông nông thônnhằm phục vụ sản xuất tốt hơn Tăng cường kiến thức cho nhân dân về các vấn đề kỹthuật như: loài cá giống, thức ăn, mật độ, chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh…

Đối với người dân: Mạnh dạn đầu tư xây dựng lồng nhôm để nuôi cá hạn chếảnh hưởng từ thời tiết và dịch bệnh Tích cực học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau trong quátrình sản xuất cũng như kinh nghiệm từ các nơi khác Người dân cần nâng cao ý thứctrong vấn đề bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh môi trường nước sẽ giúp cho hoạtđộng nuôi cá lồng tại xã phát triển một cách bền vững

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 32

CHƯƠNG 2: HIỆU QUẢ MÔ HÌNH NUÔI CÁ MÈ TRẮNG TRONG

LỒNG TẠI XÃ THỦY TÂN, THỊ XÃ HƯƠNG THỦY,

TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

2.1 KHÁI QUÁT ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

2.1.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên

2.1.1.1 Vị trí địa lý

Xã Thủy Tân nằm phía Nam thị xã Hương Thủy, cách trung tâm thành phố Huế17km về phía Nam.Thủy Tân là xã đồng bằng nằm phía Nam của thị xã Hương Thủy,cách xã là trục giao thông chính như Quốc lộ, tỉnh lộ; Thủy Tân nằm phía hạ lưu sôngĐại Giang nên lượng phù sa bồi đắp hàng năm không đáng kể do đó ruộng đất khôngđược màu mỡ [12]

Phía Bắc giáp thị trấn Phú Đa (huyện Phú Vang); phía Nam giáp xã Thủy Phù (thị

xã Hương Thủy); phía Đông giáp xã Vinh Thái (huyện Phú Vang), xã Thủy Phù (thị xãHương Thủy); phía Tây giáp phường Thủy Lương, Phú Bài (thị xã Hương Thủy) [12]

2.1.1.2 Địa hình.

Xã Thủy Tân là một xã đồng bằng, không có đồi núi, đồng ruộng của Thủy Tânphần lớn sâu trũng thấp hơn mặt nước biển lại có con sông Đại Giang chạy dọc phíaĐông đồng ruộng của xã nên hàng năm thường bị ngập úng khi có mưa bão xảy ra [12]

2.1.1.3 Khí hậu thời tiết

Thủy Tân ở vào vùng vành đai của khí hậu nhiệt đới gió mùa, mang tính chuyểntiếp từ á xích đạo đến nội chí tuyến gió mùa, chịu ảnh hưởng của khí hậu chuyển tiếpgiữa miền Bắc và miền Nam nước ta [13] Với những đặc điểm cơ bản như sau:

Chế độ nhiệt: Thủy Tân có mùa nóng và mùa mưa ẩm lạnh Nhiệt độ trung bìnhhàng năm khoảng 24oC – 25oC [13]

Mùa nóng: từ tháng 5 đến tháng 9, chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam nên khônóng, nhiệt độ cao Nhiệt độ trung bình các tháng nóng là từ 27oC – 29oC, tháng nóngnhất (tháng 5, 6) nhiệt độ có thể lên đến 38oC – 40oC [13]

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 33

Mùa lạnh: từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, chịu ảnh hưởng của gió mùa ĐôngBắc nên mưa nhiều, trời lạnh Nhiệt độ trung bình về mùa lạnh là 20oC – 22oC [13]

Chế độ mưa: lượng mưa trung bình khoảng 2500 mm/năm Mùa mưa bắt đầu từtháng 9 đến tháng 2 năm sau, tháng 11 có lượng mưa lớn nhất, chiếm tới 30% lượngmưa cả năm

Độ ẩm trung bình 88% - 86% [13]

Đặc điểm mưa ở Thủy Tân cũng giống mưa ở Huế là mưa không đồng đều,lượng mưa tăng dần từ Đông sang Tây, từ Bắc vào Nam và tập trung vào một số thángvới cường độ mưa lớn do đó dễ gây lũ lụt [13]

Gió bão: chịu ảnh hưởng của hai gió chính đó là: Gió mùa Tây Nam: bắt đầu từtháng 4 đến tháng 8, khô nóng, bốc hơi mạnh gây khô hạn kéo dài Gió mùa ĐôngBắc: bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau, gió thường kèm theo mưa làm cho khíhậu lạnh, ẩm, dễ gây lũ lụt Bão thường xuất hiện từ tháng 8 đến tháng 9 – 10 [13]

Nhìn chung, khí hậu có nền nhiệt độ cao, lượng mưa lớn thuận lợi cho sinh trưởng

và phát triển cây trồng Tuy nhiên, mưa tập trung, cường độ lớn, gây nhiều khó khăn chosản xuất nông nghiệp, bên cạnh đó còn làm ngập úng các công trình giao thông thủy lợigây cản trở đến đời sống sản xuất và sinh hoạt của người dân trên địa bàn xã

2.1.1.4 Tài nguyên thiên nhiên

*Tài nguyên đất

Tổng diện tích toàn xã có 754.91 ha trong đó đất nông nghiệp tại thời điểm năm

2016 là 487.66 ha, đất phi nông nghiệp là 246.88 ha

*Tài nguyên rừng và khoáng sản

Xã Thủy Tân không có tài nguyên rừng và khoáng sản

2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội

2.1.2.1 Tình hình nhân khẩu và lao động

Dân số và lao động chính là nguồn lực sản xuất của xã hội Đó vừa là mục tiêuvừa là động lực của mọi sự phát triển Dân số tăng trưởng hợp lý, cơ cấu lao động tíchcực là nền tảng vững chắc cho sự phát triển kinh tế và phồn vinh của xã hội Đánh giá

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 34

và đồng thời cũng là một bộ phận của thị trường tiêu thụ từ đó mới có những phươnghướng biện pháp phát triển đúng đắn.[10]

Bảng 5: Tình hình nhân khẩu và lao động của xã qua 3 năm 2015 – 2017

So sánh (2017/2015)

427121582113

441122862125

499329102083

722752-30

16,9034,85-1,42

3 Tổng số lao động

- Nam

- Nữ

LĐLĐLĐ

294315371406

321818681350

345319421511

510405105

17,3226,357,47

4 Bình quân khẩu/hộ Khẩu/hộ 4,01 3,71 3,87 -0,14 -3,49

5 Bình quân LĐ/hộ LĐ 2,77 2,71 2,67 -0,10 -3,61

Nguồn: Số liệu thứ cấp của UBND xã Thủy Tân

Từ bảng số liệu cho thấy: từ năm 2015 – 2017 tổng số hộ tăng 227 hộ, tăng21,33%, trong đó số nhân khẩu nữ giảm 30 khẩu và nam tăng 752 khẩu Số ngườitrong độ tuổi lao động tăng đều qua 3 năm, từ 2015 – 2017, số người trong độ tuổi laođộng tăng 510 lao động, tăng 17,32%, trong đó số lao động nam tăng 405 lao động qua

3 năm tăng 26,35%, nhiều hơn sự tăng lên của lao động nữ là 100 lao động Lao độngnữa qua 3 năm tăng 105 lao động, tăng 7,47%

Qua ba năm 2015 – 2017 số nhân khẩu, số hộ và số lao động đều tăng, nhưngbình quân chung số khẩu/hộ đều ổn định là từ 3 – 4 khẩu/hộ; và 2 -3 lao động/hộ

2.1.2.2 Tình hình sử dụng đất đai

Đối với sản xuất nông nghiệp, đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt quan trọng vàkhông thể thay thế được Nó vừa là đối tượng lao động vừa là tư liệu lao động và có tínhchất giới hạn theo bề mặt không gian Quy mô và trình độ sử dụng nguồn lực này có ảnhhưởng rất lớn đến thu nhập từ sản xuất nông nghiệp Làm thế nào để khai thác và sử dụngtài nguyên đất hợp lý và hiệu quả là vấn đề không dễ đối với người dân sản xuất.[10]

Theo tài liệu cung cấp của phòng địa chính xã, cơ cấu các loại đất và đối tượngquản lí sử dụng đất tại địa bàn có được như sau:

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 35

Bảng 6: Tình hình sử dụng đất đai của xã Thủy Tân qua ba năm 2015 – 2017 Chỉ tiêu

Tổng diện tích đất tự nhiên 754,93 100 754,93 100 754,93 100 0 0

1.Đất sản xuất nông nghiệp 453,88 60,12 452,88 59,99 455,2 60,29 1,32 100,29

-Đất trồng cây hàng năm 404,98 53,64 403,98 53,51 405,5 53,71 0,52 100,13-Đất trồng cây lâu năm 48,90 6,48 48,90 6,48 49,70 6,58 0,80 101,642.Đất nuôi trồng thủy sản 21,25 2,82 22,37 2,96 23,16 3,07 1,91 108,99

Nguồn: Tài liệu ghi chép số liệu thứ cấp của xã Thủy Tân

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 36

Thủy Tân là một xã chuyên về hoạt động sản xuất lúa và nuôi trồng cá mètrắng Từ bảng số liệu bảng 6 cho ta thấy qua ba năm 2015 – 2017 diện tích đất nôngnghiệp luôn chiếm diện tích lớn nhất trong tổng diện tích đất tự nhiên của xã Cụ thể,qua ba năm diện tích đất nông nghiệp luôn chiếm hơn 60% trong tổng diện tích đất tựnhiên của xã Năm 2015 diện tích đất nông nghiệp chiếm 62,94%, trong đó diện tíchlớn nhất là đất sản xuất nông nghiệp chiếm 95,53% trong cơ cấu đất nông nghiệp vàchiếm 60,12% trong tổng cơ cấu diện tích đất tự nhiên Năm 2016 diện tích đất nôngnghiệp chiếm 62,95%, trong đó diện tích lớn nhất vẫn là đất sản xuất nông nghiệpchiếm 59,99 trong cơ cấu diện tích đất tự nhiên Năm 2017, diện tích đất nông nghiệptăng 3,23 ha so với năm 2015, chiếm 63,36% trong tổng cơ cấu đất tự nhiên của xã,trong đó diện tích đất sản xuất nông nghiệp vẫn chiếm ưu thế, chiếm 95,16% trongdiện tích đất nông nghiệp và chiếm 60,29% trong tổng diện tích đất tự nhiên của xã.Nguyên nhân là do xã Thủy Tân là một xã chuyên sản xuất nông nghiệp như sản xuấtlúa, hoa màu.

Diện tích thấp nhất trong diện tích đất nông nghiệp là đất NTTS, chiếm 4,47%trong tổng cơ cấu đất nông nghiệp và 2,82% trong tổng diện tích đất tự nhiên của xã ởnăm 2015, năm 2016 diện tích này tăng lên 2,96% trong tổng diện tích đất tự nhiên.Năm 2016, diện tích đất NTTS tiếp tục tăng lên đến 3,07% trong tổng diện tích đất tựnhiên của xã Đất NTTS tăng lên tỷ lệ thuận với sự giảm xuống của diện tích đất chưa

sử dụng Đất NTTS quan ba năm tăng 1,91 ha tăng 8,99

Đất đai tại địa bàn xã chưa được tận dụng triệt để Mặc dù diện tích đất chưa sửdụng qua ba năm giảm 9,4 ha tuy nhiên diện tích đất chưa sử dụng qua ba năm vẫncòn Cụ thể năm 2015, diện tích đất chưa sử dụng chiếm 1,94% và đến năm 2017 diệntích đất chưa sử dụng chỉ còn 0,7% trong tổng diên tích đất tự nhiên Đây là một bướcphát triển của xã, nhưng chính quyền xã vẫn cần phải có những kế hoạch quy hoạchđất đai phù hợp, cần chú trọng đầu tư, cải tạo, bồi dưỡng để nâng cao độ phì nhiêu củađất, nhằm sử sụng đất được cho cả những mục đích mới

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 37

2.1.2.3 Cơ sở hạ tầng

Về giao thông: Mạng lưới giao thông xã trong những năm qua đã có nhữngbước phát triển rõ rệt Xã Thủy Tân đã có hệ thống đường liên thôn liên xã Nhìnchung hệ thống giao thông trên địa bàn xã được phân bố khá hợp lý, thuận lợi vềhướng, tuyến tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu hàng hóa với các xã khác Cáctuyến đường vào thôn xóm, đường nội đồng chưa được đảm bảo, các tuyến đường chủyếu là đường rất nhỏ, hẹp, nhiều đoạn dốc, mặt đường xấu, tầm nhìn hạn chế, hệ thốngcầu cống và các tuyến đường đã cũ và thiếu Bên cạnh đó nhu cầu đi lại của nhân dânngày càng tăng, do đó vấn đề giao thông đang là vấn đề trở ngại lớn trong việc pháttriển nông thôn Trong thời gian tới để tăng cường hiệu quả phục vụ nhu cầu kinh tế -

xã hội của xã thì vấn đề giành quỹ nâng cấp, mở rộng các tuyến đường như giao thôngkhu dân cư và giao thông nội đồng là hết sức cần thiết

Về thủy lợi: Toàn xã có 7 trạm bơm, trong đó chỉ có 4 trạm bơm đáp ứng yêucầu Có 20km kênh mương, trong đó đã kiên cố hóa 12,4 km Số cống hiện có 14,trong đó có 8 cống đạt yêu cầu

Về điện lưới: Trong những năm qua, việc điện khí hóa nông thôn rất được xãchú trọng nhằm đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội và được chuyển dịch cơcấu kinh tế nông theo hướng CNH – HĐH Công tác quản lý an toàn điện lưới đượcchú ý, từng bước hạ thấp giá điện ở vùng nông thôn Xã Thủy Tân được sử dụng điệnánh sáng sinh hoạt nguồn trạm trực tiếp từ trạm trung gian 35KV Phú Bài Có10,546km đường dây hạ thế, số hộ dùng điện là 100% Mức độ đáp ứng yêu cầu vềđiện cho hoạt động sản xuất là 100%

Về văn hóa thể thao: Trong những năm gần đây, phong trào văn nghệ ở địaphương phát triển mạnh mẽ Các thôn đều có đội văn nghệ và đội bóng chuyền Cáchoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao được duy trì và phát triển, nhân dân tíchcực tham gia hưởng ứng các cuộc vận động “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống vănhóa khu dân cư” đã tạo ra hiệu quả thiết thực Phong trào xây dựng nếp sống văn

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 38

minh, gia đình văn hóa được phát động rộng khắp toàn xã Phong trào thể dục thể thaoluôn được duy trì.

Về thông tin liên lạc: Hệ thống thông tin liên lạc trên địa bàn xã ngày càng đượchiện đại hóa, đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc cũng như giao lưu với các vùng xungquanh của người dân địa phương Hầu hết các gia đình đều có các phương tiện nghe nhìn

2.1.3 Đánh giá chung về địa bàn nghiên cứu

2.1.3.1 Thuận lợi

Điều kiện địa hình, thổ nhưỡng, thời tiết khí hậu, thủy văn mặc dù không đượcthuận lợi nhưng phù hợp với sản xuất nuôi cá mè trắng trong lồng, nên thực hiện bố trí

tổ chức sản xuất hợp lý và khoa học để tăng năng suất và hiệu quả nuôi cá mè trắng

Tiềm năng đất đai dồi dào, diện tích đất chưa sử dụng lớn Đây là quỹ đất sửdụng cho công tác quy hoạch phát triể kinh tế của xã và được chính quyền xã ưu tiên mởrộng quy mô, diện tích nuôi cá mè trắng tạo công ăn việc làm cho người dân, nâng caothu nhập, ổn định cuộc sống, nâng cao được hiệu quả và lợi thế sẵn có của địa bàn xã

Mạng lưới hệ thống điện, nước cơ sở hạ tầng đảm bảo, môi trường trong lành

Xã Thủy Tân có hệ thống cơ sở hạ tầng tốt nhằm thúc đẩy hoạt động sản xuất củanhân dân trong xã Đất nông nghiệp có chất lượng tốt phù với đầu tư thâm canh, tăngnăng suất cây trồng Xã đã có những tổ chức và hướng dẫn việc thực hiện các chươngtrình, kế hoạch, đề án khuyến khích phát triển và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sảnxuất Hướng dẫn nông dân chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cây trồng vật nuôi trong sản xuấttheo quy hoạch, kế hoạch chung và phòng trừ dịch bệnh cho cây trồng vật nuôi

Có nguồn lao động dồi dào đáp ứng nhu cầu sản xuất nông lâm ngư Phát triểncác ngành nghề truyền thống của địa phương

Trang 39

Do vị trí địa lý nên hằng năm thường xuyên bị ảnh hưởng nặng nề bởi lụt, bão,nước mặn xâm thực, gây ảnh hưởng lớn tới quá trình nuôi cá mè trắng và các loại thủysản khác.

Quỹ đất chưa sử dụng tương đối nhiều, chưa có những đầu tư thỏa đáng, chưa

có biện pháp tác động hiệu quả để thúc đẩy mạnh quá trình đầu tư, sản xuất cá mètrắng trên địa bàn xã

Người dân chưa được tiếp cận những phương thức, kỹ thuật nuôi cá mè trắng đểmang lại hiệu quả, nên người dân sợ rủi ro và không dám tham gia

Lao động có trình độ và qua đào tạo chỉ có số lượng ít, gây ra nhiều khó khăntrong công tác tuyên truyền, tập huấn các kỹ thuật nuôi cá mè trắng

Nền kinh tế của xã có tăng trưởng nhưng chưa ổn định, thiếu vững chắc Tốc độphát triển của các ngành mũi nhọn như: nuôi trồng thủy hải sản còn chậm Nên chưathể hiện tính bền vững và phát triển của xã

Người dân thiếu vốn để sản xuất, đặc biệt là vốn đầu tư cho nuôi trồng thủy hảisản Lực lượng lao động ngư nghiệp thiếu kinh nghiệm sản xuất

2.2 TÌNH HÌNH NUÔI CÁ MÈ TRẮNG TRONG LỒNG TẠI XÃ THỦY TÂN, THỊ XÃ HƯƠNG THỦY, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

2.2.1 Diện tích, năng suất, sản lượng cá mè trắng trong lồng của xã giai đoạn 2015 – 2017

Hoạt động nuôi trồng thủy sản là một trong những ngành mang lại lợi ích kinh

tế lớn cho người dân Thủy Tân Với đặc thù là một xã thuần nông và vùng trũng nênngành nuôi cá nước ngọt đã xuất hiện từ lâu, một trong những loài cá được người dânlựa chọn là cá mè trắng Hiện nay, có hai hình thức nuôi cá mè trắng đó là nuôi cá mètrắng xen ghép với các loài cá khác như cá trắm, cá rô phi,… và hình thức nuôi cá mètrắng trong lồng

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 40

Bảng 7: Diện tích, số lồng, năng suất, sản lượng cá mè trắng trong lồng của xã

Nguồn: Số liệu thứ cấp của UBND xã Thủy Tân

Qua bảng 7 cho thấy, diện tích nuôi cá mè trắng qua ba đều tăng Cụ thể như sau:

Diện tích nuôi cá mè trắng năm 2015 là 4600 m2tương ứng với 230 lồng, năm

2016 tăng 740 m2, tăng 37 lồng so với năm trước và tiếp tục tăng thêm 5460 m2ở năm

2017 Nguyên nhân là do mô hình nuôi cá mè trắng mang lại hiệu quả kinh tế nên

được bà con nơi đây học hỏi lẫn nhau và nhân rộng mô hình Mặt khác, thức ăn dành

cho cá mè trắng không tốn quá nhiều chi phí Họ sử dụng thức ăn công nghiệp với số

lượng rất ít (khoảng 25%/100%), phần lớn là sử dụng thức ăn tự có từ việc trồng lúa

của gia đình

Diện tích qua ba năm tăng nhưng sản lượng thu hoạch lại giảm, cụ thể năm

2017 giảm 19,83 tấn, giảm 12,59% so với năm 2016 Năm 2015, sản lượng đạt 138 tấn

mang lại giá trị sản lượng 3036 triệu đồng Năm 2016, sản lượng đạt 157,53 tấn đạt giá

trị sản lượng 3308,13 triệu đồng Nguyên nhân do diện tích tăng 740m2 nên sản lượng

thu được cũng tăng cùng với sự tăng lên của diện tích nuôi trồng Năm 2017, diện tích

tăng nhưng sản lượng giảm xuống 137,7 tấn đạt giá trị sản lượng 2754 triệu đồng

Nguyên nhân là do hiện tượng cá chết vì bị ngạt oxy từ ngày 9/3 – 3/10/2017 Độ oxy

trong nước bị thấp: lưu tốc nước (trừ khi có mưa, lũ) thấp <0,5m/s, có khi nước không

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Ngày đăng: 11/07/2018, 00:26

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[3] Nguyễn Thị Liền, 2015, Đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình nuôi cá trắm cỏ trong lồng tại xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Kinh tế Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình nuôi cá trắm cỏ tronglồng tại xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế
[4]. Nguyễn Thị Huệ, 2015, Hiệu quả kinh tế nuôi cá nước ngọt ở Phường Thủy Phương, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Kinh tế Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiệu quả kinh tế nuôi cá nước ngọt ở Phường ThủyPhương, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế
[6] K. Marx, Tư bản, quyển 1, tập 1960, NXXB Sự thật Hà Nội, Tr 122 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tư bản
[7] Nguyễn Lê Hiệp (2016), Hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà ở tỉnh Thừa Thiên Huế, Luận án tiến sĩ Kinh tế, trường Đại học Kinh tế Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà ở tỉnh Thừa Thiên Huế
Tác giả: Nguyễn Lê Hiệp
Năm: 2016
[8] Begg D., S. Fischer và R. Dornbusch (1992), Kinh tế học, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Kinh tế học
Tác giả: Begg D., S. Fischer và R. Dornbusch
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1992
[9] Trần Văn Hòa, Giáo trình kinh tế nông nghiệp, Tài liệu lưu hành nội bộ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình kinh tế nông nghiệp
[10] Hà Thị Phương Châu, 2016, Hiệu qủa kinh tế nuôi xem ghép tại xã Hương Phong, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Kinh tế Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiệu qủa kinh tế nuôi xem ghép tại xã Hương Phong,thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế
[11] Báo cáo Tình hình nuôi cá lồng bị chết trên sông Đại Giang, xã Thủy Tân, thị xã Hương Thủy tháng 10/2017 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tình hình nuôi cá lồng bị chết trên sông Đại Giang, xã Thủy Tân, thị xãHương Thủy
[5] Nguyễn Phương Hà Linh Linh 2011, Đặc điểm sinh học của cá mè trắng, http://tailieu.vn/doc/diem-sinh-hoc-cua-ca-me-trang-hypophthamichthys-molitrix-tieng-anh-silver-854945.html Link
[13] Huế - Thành phố festival: Điều kiện tự nhiên, xem ngày 13/4/2018 http://huefestival.com/?cat_id=15&amp;id=34#.WtB9ZB8UrIU Link
[1] Báo cáo Tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng – an ninh năm 2015, 2016, 2017 Khác
[2]. Báo cáo Tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2015, 2016, 2017 Khác
[14] Trần Văn Vỹ, 1999, Kỹ thuật nuôi cá mè trắng, mè hoa. NXBNNĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w