1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đánh giá hiệu quả kinh tế hoạt động nuôi cá lồng ở xã vinh hiền, huyện phú lộc, tỉnh thừa thiên huế

82 385 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 82
Dung lượng 727,42 KB

Nội dung

Lí luận về hiệu quả kinh tế 1.1.1.1 Khái niệm về hiệu quả kinh tế Có thể hiểu hiệu quả kinh tế HQKT là một phạm trù kinh tế, biểu hiện của sựtập trung phát triển chiều sâu, phản ánh trìn

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KINH TÊ VÀ PHÁT TRIỂN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ HOẠT ĐỘNG NUÔI

CÁ LỒNG Ở XÃ VINH HIỀN, HUYỆN PHÚ LỘC,

TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

TỐNG THỊ LINH GIANG

HUẾ, 5 / 2017

Đại học kinh tế Huế

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KINH TÊ VÀ PHÁT TRIỂN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ HOẠT ĐỘNG NUÔI

CÁ LỒNG Ở XÃ VINH HIỀN, HUYỆN PHÚ LỘC,

TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Lớp: K47 KTNN Niên khóa: 2013 - 201

Đại học kinh tế Huế

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Để bài báo cáo thực tập cuối khóa này được hoàn thành đúng thời gian quy định, ngoài sự cố gắng của bản thân còn nhờ vào sự giúp đỡ của tất cả mọi người.

Đầu tiên em xin cảm ơn đến giảng viên hướng dẫn Mai Văn Xuân, Thầy đã nhiệt tình dành thời gian và công sức để hướng dẫn cho em Nếu không có thầy giúp đỡ bản thân em khó có thể hoàn thành được bài báo cáo này.

Em xin gửi lời cảm ơn đến ủy ban nhân dân xã Vinh Hiền, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho

em trong suốt thời gian thực tập tại đơn vị Cảm ơn các cô, chú, anh, chị của phòng kinh tế xã Vinh Hiền đã nhiệt tình gúp đỡ cung cấp số liệu, hướng dẫn

Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn.

Huế, tháng 5 năm 2017 Sinh viên thực hiện

Tống Thị Linh Giang

Đại học kinh tế Huế

Trang 4

MỤC LỤC

MỤC LỤC ii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT v

DANH MỤC SƠ ĐỒ vi

DANH MỤC CÁC BẢNG vii

ĐƠN VỊ QUY ĐỔI vii

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU viii

PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1.1 Lí do chọn đề tài 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1

1.2.1 Mục tiêu chung 1

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2

1.3 Đối tượng nghiên cứu 2

1.4 Phạm vi nghiên cứu 2

1.5 Phương pháp nghiên cứu 2

PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 4

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4

1.1 Cơ sở lí luận 4

1.1.1 Lí luận về hiệu quả kinh tế 4

1.1.1.1 Khái niệm về hiệu quả kinh tế 4

1.1.1.2 Bản chất của hiệu quả kinh tế 5

1.1.1.3 Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả kinh tế 6

1.1.1.4 Các chỉ tiêu phản ánh kết quả và hiệu quả kinh tế 6

1.1.1.5 Chuỗi cung sản phẩm 8

1.1.1.6 Yêu cầu kĩ thuật cơ bản trong nuôi cá lồng 11

Đại học kinh tế Huế

Trang 5

1.2.1.1 Khái niệm nuôi trồng thủy sản 13

1.2.2.2 Vai trò và đặc điểm của ngành nuôi trồng thủy sản 13

1.2.2 Tình hình nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam 16

1.2.3 Tình hình nuôi trồng thủy sản tại Thừa Thiên Huế 19

CHƯƠNG II: HIỆU QUẢ KINH TẾ HOẠT ĐỘNG NUÔI CÁ LỒNG Ở XÃ VINH HIỀN, HUYỆN PHÚ LỘC, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 22

2.1 Tình hình cơ bản của xã Vinh Hiền 22

2.1.1 Điều kiện tự nhiên 22

2.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội 23

2.1.2.1 Điều kiện kinh tế 23

2.1.2.2 Điều kiện văn hóa xã hội 26

2.1.3 Đánh giá chung về tình hình cơ bản của xã Vinh Hiền 27

2.2 Tình hình nuôi cá lồng tại xã Vinh Hiền 28

2.2.1 Tình hình nuôi cá lồng tại xã 28

2.3 Năng lực sản xuất của hộ điều tra 30

2.3.1 Tình hình nhân khẩu và lao động của hộ nuôi cá lồng 30

2.3.2 Tình hình sử dụng đất của các hộ nuôi cá lồng 33

2.3.3 Tình hình sử dụng vốn vay 33

2.3.4 Diện tích, năng suất, sản lượng của các hộ điều tra 35

2.3.5 Chi phí đầu tư nuôi cá lồng của các hộ điều tra 38

2.3.5.1 Chi phí và cơ cấu chi phí của các hộ điều tra năm 2016 38

2.3.5.2 Kết quả và hiệu quả nuôi cá lồng của các hộ điều tra 43

2.3.6 Phân tích các nhân tố tác động đến kết quả và hiệu quả kinh tế hoạt động nuôi cá lồng 47

2.3.6.1 Ảnh hưởng của thức ăn đến kết quả và hiệu quả nuôi cá lồng 47

2.3.6.2 Ảnh hưởng của giống đến kết quả và hiệu quả nuôi cá lồng 50

2.3.6.3 Ảnh hưởng của lao động đến kết quả và hiệu quả nuôi cá lồng 52

2.3.7 Phân tích chuỗi cung 53

2.3.7.1 Chuỗi cung của các yếu tố đầu vào 53

2.3.7.2 Chuỗi cung của các yếu tố đầu ra 54

Đại học kinh tế Huế

Trang 6

CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ HOẠT ĐỘNG NUÔI CÁ LỒNG CỦA CÁC CÁC HỘ TRÊN ĐỊA

BÀN XÃ VINH HIỀN 57

3.1 Định hướng cụ thể để phát triển nuôi cá lồng của địa phương 57

3.2 Phân tích SWOT 57

3.2.1 Điểm mạnh 57

3.2.2 Điểm yếu 58

3.2.3 Cơ hội 58

3.2.4 Thách thức 58

3.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế hoạt động nuôi cá lồng 60

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 64

1 Kết luận 64

2 Kiến nghị 66

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 68

Đại học kinh tế Huế

Trang 7

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

1 HQKT : Hiệu quả kinh tế

2 NTTS : Nuôi trồng thủy sản

3 TSCĐ : Tài sản cố định

4 KHTSCĐ : Khấu hao tài sản cố định

5 HĐNN : Hội đồng nhân dân

12 NHNNVPTNT : Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn

Đại học kinh tế Huế

Trang 8

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1: Chuỗi cung sản phẩm nông nghiệp 10

Sơ đồ 2: Chuỗi cung các sản phẩm cá và tỉ lệ tiêu thụ cá qua các kênh 55

Đại học kinh tế Huế

Trang 9

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1: Tình hình nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam 18

Bảng 2: Tình hình nuôi trồng thủy sản tại Thừa Thiên Huế giai đoạn 2014 - 2016 20

Bảng 3: Tình hình nuôi cá lồng ở xã Vinh Hiền 29

Bảng 4: Tình hình nhân khẩu và lao động của các hộ điều tra 30

Bảng 5: Trình độ văn hóa và trình độ chuyên môn của các chủ hộ 32

Bảng 6: Tình hình sử dụng đất đai của các hộ nuôi cá lồng 33

Bảng 7: Tình hình vay vốn của các hộ điều tra 34

Bảng 8: Tình hình vốn vay của các hộ điều tra 34

Bảng 9: Các hoạt động sản xuất khác trong năm của hộ điều tra 35

Bảng 10: Tình hình sản xuất cá lồng của các hộ điều tra tại xã Vinh Hiền năm 2016 (BQ/hộ) 37

Bảng 11: Chi phí sản xuất cá lồng của các hộ điều tra tại xã Vinh Hiền (BQC/m3) 39

Bảng 12: Kết quả và hiệu quả nuôi cá lồng của các hộ điều tra tại xã Vinh Hiền năm 2016 (BQC/m3) 44

Bảng 13: Ảnh hưởng của thức ăn đến kết quả và hiệu quả nuôi cá lồng 48

Bảng 14: Ảnh hưởng của giống đến kết quả và hiệu quả nuôi cá lồng 50

Bảng 15: Ảnh hưởng của lao động đến kết quả và hiệu quả nuôi cá lồng 52

Bảng 16: Tình hình tiêu thụ cá của các hộ điều tra ở xã Vinh Hiền 56

Đại học kinh tế Huế

Trang 10

ĐƠN VỊ QUY ĐỔI

1 sào = 500 m21ha = 10000m2

Đại học kinh tế Huế

Trang 11

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU

Hoạt động nuôi cá lồng đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với đời sống củangười dân xã Vinh Hiền Với sự ưu đãi của thiên nhiên, xã Vinh Hiền có Đầm Cầu Haichảy qua đây là một yếu tố vô cùng thuận lợi để phát triển nghề nuôi cá lồng tại địaphương này Bên cạnh những thuận lợi mà người dân có được thì cũng gặp không ítnhững khó khăn như việc thiếu thức ăn, giá thức ăn con giống quá cao, kinh nghiệmcủa người dân còn nhiều hạn chế, môi trường nước ngày càng bị ô nhiễm nên hoạtđộng nuôi cá lồng chưa phát triển đúng với tiền năng Nhằm đánh giá hiệu quả kinh tếhoạt động nuôi cá lồng ở xã Vinh Hiền, trên cơ sở đó đưa ra một số kiến nghị và giải

pháp để phát triển nghề nuôi cá lồng một cách mạnh mẽ, tôi đã chọn đề tài: “ Đánh

giá hiệu quả kinh tế hoạt động nuôi cá lồng ở xã Vinh Hiền, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế” để làm bài báo cáo tốt nghiệp của mình.

Mục tiêu nghiên cứu:

- Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả của hoạt động nuôi

cá lồng tại xã Vinh Hiền, huyện Phú Lộc, Tỉnh Thừa Thiên Huế

Thời gian nghiên cứu:

- Số liệu thứ cấp được thu thập giai đoạn: 2014 - 2016

- Số liệu sơ cấp được thu thập trong năm: 2016

Đại học kinh tế Huế

Trang 12

Không gian nghiên cứu:

- Đề tài tập trung nghiên cứu ở xã Vinh Hiền, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa ThiênHuế

Đối tượng nghiên cứu:

- Hoạt động nuôi cá lồng của 60 hộ tại xã Vinh Hiền, huyện Phú Lộc, tỉnh ThừaThiên Huế

Phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp thu thập số liệu+ Số liệu sơ cấp: được thu thập từ quá trình điều tra 60 hộ ở xã Vinh Hiền,huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế

+ Số liệu thứ cấp: Phòng thống kê xã Vinh Hiền, huyện Phú Lộc, tỉnh ThừaThiên Huế Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Phú Lộc Được thu thập

từ UBND xã về các báo cáo kinh tế xã hội năm 2014, 2015, 2016 Thông tin thu thập

từ các trang Web liên quan

- Phương pháp chuyên gia: Trong quá trình thực hiện đề tài tôi đã tham khảo ýkiến của các chuyên gia, các cán bộ chuyên môn, người nuôi cá lồng ở địa phươngnhằm bổ sung, hoàn thiện nội dung nghiên cứu và kiểm chứng kết quả nghiên cứu của

đề tài Từ đó đề xuất những giải pháp cụ thể có tính khả thi phù hợp với thực tế của địaphương

- Phương pháp thống kê mô tả và hạch toán kinh tế: Dựa vào số liệu thứ cấp thuđược, sử dụng phương pháp thống kê mô tả để hệ thống các số liệu bằng các chỉ tiêunghiên cứu dưới dạng thống kê mô tả, từ đó phân tích, đánh giá theo các chỉ tiêu quathời gian Ngoài ra đề tài còn sử dụng phương pháp hạch toán kinh tế để phân tích, sosánh các chỉ tiêu kết quả và hiệu quả kinh tế của địa phương và các hộ nuôi cá lồng

- Phương pháp phân tích tài liệu: Trên cơ sở các số liệu được tổng hợp, vậndụng các phương pháp phân tích thống kê, so sánh để đánh giá thực trạng và đề xuấtcác giải pháp nhằm đáp ứng mục tiêu đề ra

- Phương pháp so sánh: So sánh các chỉ tiêu với nhau để phản ánh tình hình sản

Đại học kinh tế Huế

Trang 13

Nội dung nghiên cứu:

Tình hình cơ bản của xã Vinh Hiền

Tình hình nuôi cá lồng tại xã Vinh Hiền

Năng lực sản xuất của các hộ điều tra

Chi phí đầu tư nuôi cá lồng của các hộ điều tra

Kết quả và hiệu quả nuôi cá lồng của các hộ điều tra

Sử dụng mô hình hồi quy để nghiên cứu mối quan hệ các yếu tố đến lợi nhuậnkinh tế hoạt động nuôi cá lồng

Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả nuôi cá lồng tại địa bàn nghiêncứu

Các kết quả nghiên cứu cần đạt được:

Đánh giá được thực trạng, kết quả, hiệu quả nuôi cá lồng tại xã Vinh Hiền

Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả nghề nuôi cá lồng

Đề xuất được một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế mô hình nuôi cálồng

Đại học kinh tế Huế

Trang 14

PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1 Lí do chọn đề tài

Việt Nam là một đất nước có thế mạnh về Nông - Lâm - Ngư nghiệp Việc nuôitrồng thủy sản không những giải quyết công ăn việc làm cho người dân ở mà cònnâng cao thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo Đặc biệt còn làm cho chuyển dịch

cơ cấu nông nghiệp nông thôn Làm cho nền kinh tế của Việt Nam phát triển hơn, cuộcsống của người dân ấm no hạnh phúc hơn

Việt Nam là một nước có đường bờ biển dài Nên việc nuôi trồng thủy sản ởnước ta là vô cùng thuận lợi Để đáp ứng nhu cầu của con người, người dân ngoài việcđánh bắt thủy hải sản còn nuôi trồng thủy hải sản để cung cấp nhu cầu lớn của mọingười Một trong những hình thức nuôi trồng thủy sản có hiệu quả là nuôi cá lồng bè

Mô hình nuôi cá lồng bè đã phát triển rộng rãi khắp cả nước Năm 2016 là một nămđầy thách thức đối với những người dân ngư nghiệp, họ phải đối mặt với rất nhiều khókhăn do ô nhiễm nguồn nước Nhưng đến nay những khó khăn đó đã được giải quyết.Hứa hẹn một năm 2017 là một năm có nhiều thắng lợi mới trong ngư nghiệp

Thừa Thiên Huế là một tỉnh của dải đất miền Trung Để tận dụng, khai thác cácnguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có ở địa phương như diện tích mặt nước, vật liệu làmlồng bè, nguồn thức ăn và kinh nghiệm nuôi cá lồng của bà con, người dân của xãVinh Hiền, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế đã chọn nghề nuôi cá lồng để duy trìcuộc sống hiện tại của mình Nuôi cá lồng đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho ngườidân, tạo công ăn việc làm xóa đói giảm nghèo và cải thiện đời sống cho người dân nơiđây Tuy nhiên, sự mở rộng diện tích nuôi cá lồng có mức độ đầu tư chưa cao, chịunhiều ảnh hưởng từ thiên tai nên hiệu quả chưa xứng với tiềm năng Xuất phát từ thực

tế đó em đã chọn đề tài: “ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ HOẠT ĐỘNG NUÔI

CÁ LỒNG Ở XÃ VINH HIỀN, HUYỆN PHÚ LỘC, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ”

từ đó có thể đưa ra những giải pháp để nhằm phát triển nghề nuôi cá lồng của địaphương

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

Đại học kinh tế Huế

Trang 15

- Đánh giá hiệu quả kinh tế hoạt động nuôi cá lồng tại xã Vinh Hiền, huyện PhúLộc, tỉnh Thùa Thiên Huế.

- Đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của hoạt động nuôi cálồng tại xã Vinh Hiền, huyện Phú Lộc, Tỉnh Thừa Thiên Huế

- Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả của hoạt động nuôi

cá lồng tại xã Vinh Hiền, huyện Phú Lộc, Tỉnh Thừa Thiên Huế

1.3 Đối tượng nghiên cứu

- Hoạt động nuôi cá lồng của 60 hộ tại xã Vinh Hiền, huyện Phú Lộc, tỉnh ThừaThiên Huế 60 hộ này là những hộ nuôi tiêu biểu của xã Vinh Hiền, các chủ hộ có kinhnghiệm nuôi lâu năm, kĩ thuật nuôi cao và thường mang lại lợi nhuận trong quá trìnhnuôi

1.4 Phạm vi nghiên cứu

 Không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu ở xã Vinh Hiền, huyện Phú Lộc,tỉnh Thừa Thiên Huế

 Thời gian:

- Số liệu thứ cấp được thu thập giai đoạn: 2014 - 2016

- Số liệu sơ cấp được thu thập trong năm: 2016

1.5 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp thu thập số liệu+ Số liệu sơ cấp: được thu thập từ quá trình điều tra 60 hộ ở xã Vinh Hiền,huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế

+ Số liệu thứ cấp: Phòng thống kê xã Vinh Hiền, huyện Phú Lộc, tỉnh ThừaThiên Huế Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Phú Lộc Được thu thập

từ UBND xã về các báo cáo kinh tế xã hội năm 2014, 2015, 2016 Thông tin thu thập

từ các trang Wed liên quan

Đại học kinh tế Huế

Trang 16

- Phương pháp chuyên gia: Trong quá trình thực hiện đề tài tôi đã tham khảo ý

kiến của các chuyên gia, các cán bộ chuyên môn, người nuôi cá lồng ở địa phươngnhằm bổ sung, hoàn thiện nội dung nghiên cứu và kiểm chứng kết quả nghiên cứu của

đề tài Từ đó đề xuất những giải pháp cụ thể có tính khả thi phù hợp với thực tế của địaphương

- Phương pháp thống kê mô tả và hạch toán kinh tế: Dựa vào số liệu thứ cấp thuđược, sử dụng phương pháp thống kê mô tả để hệ thống các số liệu bằng các chỉ tiêunghiên cứu dưới dạng thống kê mô tả, từ đó phân tích, đánh giá theo các chỉ tiêu quathời gian Ngoài ra đề tài còn sử dụng phương pháp hạch toán kinh tế để phân tích, sosánh các chỉ tiêu kết quả và hiệu quả kinh tế của địa phương và các hộ nuôi cá lồng

- Phương pháp phân tích tài liệu: Trên cơ sở các số liệu được tổng hợp, vậndụng các phương pháp phân tích thống kê, so sánh để đánh giá thực trạng và đề xuấtcác giải pháp nhằm đáp ứng mục tiêu đề ra

- Phương pháp so sánh: So sánh các chỉ tiêu với nhau để phản ánh tình hình sảnxuất của địa phương

- Một số phương pháp khác

Đại học kinh tế Huế

Trang 17

PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Cơ sở lí luận

1.1.1 Lí luận về hiệu quả kinh tế

1.1.1.1 Khái niệm về hiệu quả kinh tế

Có thể hiểu hiệu quả kinh tế (HQKT) là một phạm trù kinh tế, biểu hiện của sựtập trung phát triển chiều sâu, phản ánh trình độ khai thác các nguồn lực và trình độchi phí các nguồn lực đó trong quá trình tái sản xuất nhằm thực hiện mục tiêu kinhdoanh

+ HQKT cũng có thể hiểu theo nghĩa là phạm trù kinh tế có nghĩa là sản xuấtđạt cả hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ Điều đó nói lên rằng cả yếu tố hiện vật

và yếu tố giá trị đều tính đến khi xem xét việc sử dụng các nguồn lực trong nôngnghiệp Sản xuất đạt HQKT khi việc sử dụng nguồn lực đạt cả hiệu quả kỹ thuật vàhiệu quả phân bổ

+ Hiệu quả kỹ thuật là số lượng sản phẩm có thể đạt được trên một đơn vị chiphí đầu vào hay nguồn lực sản xuất vào trong những điều kiện cụ thể về kỹ thuật haycông nghệ áp dụng vào sản xuất nông nghiệp Như vậy, hiệu quả kỹ thuật của việc sửdụng các nguồn lực thể hiện thông qua mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra, giữa cácđầu vào với nhau và giữa các loại sản phẩm

+ Hiệu quả phân bổ các nguồn lực là chỉ tiêu hiệu quả trong các yếu tố sảnphẩm và giá đầu vào được tính để phản ánh giá trị sản phẩm thu thêm trên một đồngchi phí thêm về đầu Hiệu quả phân bổ phản ánh khả năng kết hợp các yếu tố đầu vàomột cách hợp lý để tối thiểu hóa chi phí với một lượng đầu ra nhất định nhằm đạt đượclợi nhuận tối đa Thực chất của hiệu quả phân bổ là hiệu quả kĩ thuật có tính đến giácủa các yếu tố đầu vào và đầu ra nên hiệu quả phân bổ còn được gọi là hiệu quả về giá

HQKT = Hiệu quả kỹ thuật * Hiệu quả phân bổ

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, hiệu quả kinh tế không chỉ là mối quantâm của các doanh nghiệp mà còn là mối quan tâm của các nhà hoạch định chính sách

mà là của toàn xã hội Bởi lẽ nó là thước đo quan trọng phản ánh chất lượng, trình độ

tổ chức quản lý và sản xuất kinh doanh của các chủ doanh nghiệp

Đại học kinh tế Huế

Trang 18

Thực chất của HQKT là nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực, tiết kiệm chi phí

để đạt được mục đích sản xuất kinh doanh Do vậy có thể hiểu HQKT của doanhnghiệp là đạt kết quả kinh tế tối đa với mức chi phí nhất định hay đạt được kết quảkinh tế nhất định với mức chi phí tối thiểu

HQKT không chỉ đề cập đến kinh tế tài chính mà còn gắn liều với hiệu quả xãhội và môi trường Mục đích của hoạt động sản xuất kinh doanh là lợi nhuận Tuynhiên, hiện nay thì không coi lợi nhuận là tiêu chuẩn duy nhất để đánh giá HQKT Cácnhà khoa học kinh tế đều thống nhất quan điểm đánh giá HQKT phải dựa trên cả bamặt: kinh tế, xã hội, môi trường Như vây thì mới đạt được mục tiêu kinh tế bền vữngđược

Quan niệm về HQKT nuôi trồng thủy sản cũng giống như quan niệm về hiệuquả đã đề cập ở trên HQKT nuôi trồng thủy sản là tương quan so sánh giữa các yếu tốnguồn lực và chi phí đầu vào với kết quả chi phí đầu ra trong hoạt động sản xuất kinhdoanh thủy sản Quá trình nuôi trồng thủy sản là một quá trình hoạt động kinh doanhlấy hiệu quả kinh tế làm cơ sở để phát triển

Nâng cao HQKT có ý nghĩa quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của mỗidoanh nghiệp và mỗi hoạt động sản xuất kinh doanh Nó giúp tận dụng và tiết kiệmcác nguồn lực hiện có trong điều kiện khan hiếm hiện nay, giúp các chủ doanh nghiệptăng cường đầu tư và áp dụng khoa học công nghệ vào quá trình sản xuất để nâng caonăng suất lao động, giúp nền kinh tế tăng trưởng và nâng cao đời sống vật chất cũngnhư tinh thần cho người dân Đạt HQKT là mục tiêu cao nhất và nâng cao HQKT làvấn đề quan tâm hàng đầu của từng doanh nghiệp cũng như toàn bộ nền kinh tế, đặcbiệt trong điều kiện toàn cầu hóa hiện nay Một nền kinh tế đạt được hiệu quả chính làmột nền kinh tế thành công và vững chắc

1.1.1.2 Bản chất của hiệu quả kinh tế

Bản chất của hiệu quả kinh tế là tiết kiệm chi phí xã hội và nâng cao năng suấtlao động xã hội Yêu cầu của việc nâng cao hiệu quả kinh tế là đạt kết quả sản xuất ởmức độ tối đa với chi phí đầu vào nhất định hoặc đạt được một kết quả nhất định với

Đại học kinh tế Huế

Trang 19

Bất kỳ một quốc gia nào hay một đơn vị nào khi đi vào hoạt động sản xuấtkinh doanh đều mong muốn với nguồn lực có hạn có thể tạo ra lượng sản phẩm nhiềunhất, với giá trị và chất lượng cao nhất để từ đó thu lại lợi nhuận lớn nhất Nâng caohiệu quả kinh tế là cơ hội để tăng lợi nhuận từ đó làm cở sở để nhà sản xuất, tích lũyvốn và tiếp tục đầu tư tái sản xuất mở rộng, nâng cao thu nhập cho người lao động.

Nâng cao hiệu quả kinh tế là một quá trình tất yếu của sự phát triển xã hội, tuynhiên ở các vị trí khác nhau thì mục đích khác nhau Đối với người sản xuất tăng hiệuquả chính là tăng lợi nhuận, đối với người tiêu dùng tăng hiệu quả là khi nâng caođược độ thỏa dụng khi sử dụng hàng hóa Như vậy nâng cao hiệu quả kinh tế là làmcho cả xã hội có lợi, bởi lẽ lợi ích của người sản xuất và người tiêu dùng đều đượcnâng cao Để đạt được mục đích đó, cần tạn dụng và tiết kiệm nguồn lực hiện có, thúcđẩy tiến độ khoa học công nghệ, đẩy nhanh công nghiệp hóa hiện đại hóa, tuy nhiêncần bảo vệ và giữ gìn những giá trị tinh thàn truyền thống để đồng thời nâng cao đờisống vật chất và tinh thần cho con người

Trong nuôi trồng thủy sản việc áp dụng biện pháp kỹ thuật nuôi nào, hìnhthức nuôi nào đều phải suy tính đến hiệu quả kinh tế, tính toán đến lợi ích kinh tế đemlại và chi phí bỏ ra đầu tư Vì vậy cần tiến hành phân tích và đánh giá hiệu quả kinh tếđối với từng biện pháp kỹ thuật nuôi trồng nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế

1.1.1.3 Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả kinh tế

- Giảm giá thành và tăng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

- Trong khi các nguồn lực ngày càng giảm thì nhu cầu của con người ngày càngtăng Như vậy để cạnh tranh và đứng vững trên thị trường thì bắt buộc các doanhnghiệp phải tạo ra hay duy trì lợi thế cạnh tranh cho mình Mà một trong những lợi thế

đó chính là doanh nghiệp phải biết tiết kiệm các nguồn lực sản xuất

- Đưa ra các biện pháp để nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất

1.1.1.4 Các chỉ tiêu phản ánh kết quả và hiệu quả kinh tế

Để đánh giá khả năng và mức độ đầu tư các yếu tố đầu vào của việc nuôi cálồng chúng ta sử dụng hệ thống các chỉ tiêu sau:

 Chi phí ao hồ, công trình xây dựng cơ bản bình quân trên một đơn vị diệntích và các loại tài sản cố định phục vụ cho nuôi cá lồng như: phương tiện vận chuyển,

Đại học kinh tế Huế

Trang 20

máy bơm nước, máy sục khí Chỉ tiêu này phản ánh chất lượng độ kiên cố và trình độthâm canh của ao nuôi Đây là phần chi phí cố định ban đầu chiếm tỷ trọng khá lớntrong tổng chi phí nuôi cá lồng và được thu lại dưới dạng giá trị khấu hao TSCĐ.

De = (Gb+ S –Gt)/T

De: Giá trị khấu hao TSCĐGb: Giá trị ban đầu của TSCĐS: Chi phí sửa chữa lớn TSCĐGt: Giá trị còn lại của TSCĐT: Thời gian sử dụng TSCĐ

 Chi phí về giống trên một đơn vị diện tích: Chỉ tiêu này phản ánh mức độđầu tư về con giống trong sản xuất Đây là một trong những nhân tố hàng đầu quyếtđịnh đến kết quả và hiệu quả của hoạt động nuôi cá lồng

 Chi phí lao động trên một đơn vị diện tích: Chỉ tiêu này phản ánh mức đầu

tư lao động sống phục vụ cho nuôi cá lồng

 Chi phí thức ăn trên một đơn vị diện tích: Phản ánh giá trị thức ăn đã đầu tưtrên một đơn vị diện tích, không tính lượng thức ăn có trong tự nhiên

a Hệ thống chỉ tiêu đánh giá kết quả kinh tế

- Diện tích nuôi trồng thủy sản: Là toàn bộ diện tích mặt nước được hộ nuôi sửdụng vào nuôi cá lồng, thường được tính theo vụ trong năm hoặc cả năm Đây là chỉtiêu phản ánh năng lực sản xuất của hộ nuôi và cũng là căn cứ quan trọng để tính cácchỉ tiêu khác

- Sản lượng (Q): Là toàn bộ sản phẩm thu được mà hộ nuôi tạo ra trong một vụnhất định

- Tổng giá trị sản xuất (GO): Là toàn bộ giá trị sản phẩm thủy sản của hộ nuôiđược tạo ra trong một kỳ nhất định

GO = ∑Pi*Qi (i = 1,2, ,n)Trong đó: Pi: Giá bán sản phẩm loại i

Qi: Số lượng sản phẩm thứ i

Đại học kinh tế Huế

Trang 21

- Tổng chi phí sản xuất (TC): là số tiền mà một nhà sản xuất hay doanh nghiệpphải chi để mua các yếu tố đầu vào cần thiết cho quá trình sản xuất hàng hóa nhằmmục đích thu lợi nhuận.

+ Chi phí sản xuất tự có (Ch)+ Chi phí sản xuất bằng tiền (Cbt)

- Giá trị gia tăng (VA): Là chỉ tiêu phản ánh những phần giá trị do lao độngsáng tạo ra trong một thời kỳ nhất định Đó chính là một bộ phận còn lại của giá trị sảnxuất sau khi trừ đi chi phí trung gian

VA = GO − Cbt

- Thu nhập hỗn hợp (MI): Là phần còn lại của giá trị gia tăng sau khi đã trừ đikhấu hao tài sản cố định và thuế (nếu có)

MI = VA − Khấu hao – Thuế

- Lợi nhuận kinh tế (Pr):

Pr = MI – Chi phí lao động

b Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế

 Năng suất (N): Chỉ tiêu này cho biết sản lượng thu được trên một đơn vịdiện tích

N = Q/S

Trong đó: N: Năng suất

Q: Sản lượngS: Diện tích

 Tổng giá trị sản xuất trên chi phí trung gian (GO/TC): Cho biết một đồngchi phí sản xuất tạo ra được bao nhiêu đồng giá trị sản xuất

 Tỷ suất chi phí gia tăng theo giá trị gia tăng (VA/TC): cho biết một đồng chiphí sản xuất thu được bao nhiêu đồng giá trị gia tăng

 Tỷ suất thu nhập hỗn hợp trên chi phí trung gian (MI/TC): Cho biết việc bỏ

ra một đồng chi phí sản xuất thì thu được bao nhiêu đồng thu nhập hỗn hợp

 Tỷ suât lợi nhuận kinh tế trên tổng chi phí (Pr/TC): Cho biết việc bỏ ra mộtđồng tổng chi phí thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận

1.1.1.5 Chuỗi cung sản phẩm

Đại học kinh tế Huế

Trang 22

a Khái niệm về chuỗi cung sản phẩmChuỗi cung bao gồm tất cả các doanh nghiệp tham gia một cách trực tiếp haygián tiếp trong việc đáp ứng nhu cầu khách hàng Bên trong mỗi tổ chức, chẳng hạnnhà sản xuất, chuỗi cung bao gồm tất cả các chức năng liên quan đến việc nhận và đápứng nhu cầu khách hàng Những chức năng này không hạn chế, phát triển sản phẩmmới, marketing, sản xuất, phân phối, tài chính và dịch vụ khách hàng (Bài giảngMarketing Nông nghiệp – Th.s Nguyễn Văn Cường – 2006 - Trường Đại học Kinh tếHuế).

Trong định nghĩa trên nói rõ ba vấn đề sau:

- Thứ nhất, thành phần của chuỗi cung bao gồm các doanh nghiệp tham gia trựctiếp và gián tiếp trong việc đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của con người, đóng vai trò làmcầu nối cho người sản xuất và người tiêu dùng

- Thứ hai, nói về mối quan hệ đồng thời cùng các dòng chảy bên trong chuỗicung như: dòng thông tin, dòng thanh toán, dòng chuyển sở hữu

- Thứ ba, nói về các vai trò và chức năng phân phối trong toàn bộ chu kỳ sốngcủa sản phẩm - dịch vụ Đây là một định nghĩa tổng quát nói lên đầy đủ bản chất củachuỗi cung sản phẩm hàng hóa - dịch vụ trong nền kinh tế thị trường hiện nay

Như vậy, thực chất của việc phân tích chuỗi cung là việc phân tích chuỗi quátrình tiêu thụ sản phẩm từ người sản xuất đến người tiêu dùng

b Các tác nhân trong chuỗi cung sản phẩmChuỗi cung sản phẩm gồm các tác nhân: Cơ sở cung cấp các dịch vụ đầu vào,

hộ sản xuất, người thu gom, người bán lẻ và người tiêu dùng Ta có sơ đồ sau:

Đại học kinh tế Huế

Trang 23

Sơ đồ 1: Chuỗi cung sản phẩm nông nghiệp

Khái niệm các tác nhân:

- Cơ sở cung cấp đầu vào: là những cơ sở cung cấp cho hộ những yếu tố đầu

vào như giống, thức ăn

- Hộ sản xuất: Là những gia đình hoặc cơ sở sản xuất cung cấp sản phẩm cho

thị trường Các chủ thể này nhận các đầu vào từ các cơ sở cung cấp dịch vụ đầu vàonhư giống, thức ăn phối hợp với các nguồn lực có sẵn của hộ như lao động gia đình,lồng bè để tổ chức sản xuất cung cấp sản phẩm cho thị trường

- Người thu gom: là những người trung gian đầu mối, tổ chức thu mua sản

phẩm của các hộ hoặc các cơ sở sản xuất, sau đó thu gom về một địa điểm để bán lạicho các nhà bán lẻ khác

- Người tiêu dùng: Người tiêu dùng (các cá nhân, các hộ gia đình, quán ăn, nhà

hàng ) là những người hoặc cơ sở tiêu thụ sản phẩm các loại của người bán lẻ hoặc hộthu gom

Trong sơ đồ trên, tất cả các sản phẩm để đến được tay người tiêu dùng thườngqua một vài hình thức của chuỗi cung ứng, có một số lớn hơn và một số thì phức tạp

3

4

5

67

Đại học kinh tế Huế

Trang 24

hơn nhiều Chúng ta thấy chỉ có một người tạo ra lợi nhuận cho toàn chuỗi đó là ngườitiêu dùng cuối cùng Khi các khâu riêng lẻ trong chuỗi cung ứng ra quyết định kinhdoanh mà không quan tâm đến các thành viên khác trong chuỗi, điều này dẫn đến giábán cuối cùng cho người tiêu dùng thường rất cao.

c Mối quan hệ giữa các tác nhân trong chuỗi cung sản phẩmTheo sơ đồ chuỗi cung sản phẩm ở trên ta có:

(1) quan hệ giữa cơ sở cung cấp dịch vụ đầu vào với hộ sản xuất(2) quan hệ giữa hộ sản xuất với người thu gom nhỏ

(3) quan hệ giữa người thu gom nhỏ với người tiêu dùng(4) quan hệ giữa người thu gom lớn với người thu gom nhỏ(5) quan hệ giữa hộ sản xuất với người tiêu dùng

(6) quan hệ giữa hộ sản xuất với người thu gom lớn(7) quan hệ giữa người thu gom lớn với người tiêu dùng

d Vai trò của tiêu thụ sản phẩmTiêu thụ sản phẩm là thực hiện mục đích của sản xuất hàng hoá, là đưa sảnphẩm từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng Vì thế tiêu thụ sản phẩm là khâu lưu thônghàng hoá là cầu nối trung gian giữa một bên là sản xuất và phân phối và một bên làtiêu dùng Tiêu thụ sản phẩm là giải pháp đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách hàng vềcác sản phẩm, góp phần cân đối cung cầu đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanhđược diễn ra một cách liên tục Hơn thế nữa, tiêu thụ sản phẩm đóng vai trò quan trọngquyết định sự tồn tại và phát triển của người sản xuất Khi sản phẩm tiêu thụ đượcnghĩa là nó được người tiêu dùng chấp nhận, hay được thị trường chấp nhận Vì thếsức tiêu thụ sản phẩm phản ánh uy tín của người sản xuất, chất lượng sản phẩm, sựthích ứng với nhu cầu tiêu dùng và sự hoàn thiện của các hoạt động dịch vụ Đồngthời, tiêu thụ sản phẩm phản ánh đầy đủ nhất điểm mạnh, điểm yếu của nhà sản xuất.1.1.1.6 Yêu cầu kĩ thuật cơ bản trong nuôi cá lồng

a Tiêu chuẩn lồng nuôi

- Lồng có dạng hình chữ nhật hoặc hình hộp lập phương có 1 mặt đáy, 4 mặt

Đại học kinh tế Huế

Trang 25

- Lồng có thể làm bằng lưới, tre, gỗ Hai đầu để khe hở từ 0.5 – 1 cm để nướclưu thông dễ dàng Lồng nuôi cá phải đảm bảo chất lượng, thoải mái, đảm bảo an toàn

vệ sinh, sạch sẽ

b Tiêu chuẩn cá giống và mật độ nuôi

- Tiêu chuẩn cá giống: Giống đưa vào nuôi phải đảm bảo chất lượng, loại giống,đạt các yêu cầu cần thiết để đảm bảo cá lớn nhanh, không nhiễm bệnh Nên mua giống

ở các cơ sở có chất lượng Cá giống phải khỏe mạnh, không dị hình, xây xát, kích cỡđồng đều, không bị mất nhớt Cá hoạt động linh hoạt, bơi lội nhanh nhẹn, bơi chìm

- Mật độ nuôi: Nuôi trong lồng bè khoảng 70 – 80 con/m3 Cá có trọng lượnglớn hơn thì 30 – 50 con/m3 Nên thả cá vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát Mùa vụ thả

cá có thể quanh năm, tuy nhiên cần tính toán thời gian thả cá nuôi đến khi thu hoạch làtrước mùa mưa bão để tránh thiệt hại do mưa bão gây ra

- Hàng ngày quan sát hoạt động của cá trong các lồng nuôi: cá nổi đầu do thiếuoxy, tình hình sử dụng thức ăn, chất thải, dịch bệnh và các hiện tượng bất thường khácxẩy ra để có cách xử lý kịp thời

- Cho cá ăn đủ chất lượng và số lượng

- Khi xẩy ra dịch bệnh cần cách ly lồng đến vị trí an toàn và tiến hành phòngbệnh cho cá Trường hợp cá nuôi bị bệnh nặng và có khả năng lây lan nhanh, phải tiếnhành thu hoạch cá

Đại học kinh tế Huế

Trang 26

- Vào mùa mưa lũ phải kiểm tra các dây neo lồng để tránh những rủi ro có thểxẩy ra.

e Phòng trị bệnh cho cá nuôi

- Mỗi loại bệnh của cá có triệu chứng bệnh lí riêng, cần thường xuyên theo dõi

để phát hiện bệnh lí nếu xẩy ra

- Chủ động phòng ngừa bệnh cho cá, trong quá trình nuôi dùng vôi để cải tạomôi trường

- Không dùng thuốc, hóa chất đã cấm sử dụng gây hại đến sự sinh trưởng, pháttriển và sự sống của cá

1.2 Cơ sở thực tiễn 1.2.1 Tầm quan trọng của nuôi trồng thủy sản

1.2.1.1 Khái niệm nuôi trồng thủy sản

Nuôi trồng thủy sản là một khái niệm dùng để chỉ tất cả các hình thức nuôitrồng động thực vật thủy sinh ở các môi trường nước ngọt lợ mặn (Pillay, 1990)

Theo FAO (2008) thì nuôi trồng thủy sản (aquaculture) là nuôi các thủy sinh vậttrong môi trường nước ngọt và lợ/mặn, bao gồm áp dụng các kĩ thuật vào quy trìnhnuôi nhằm nâng cao năng suất, thuộc sở hữu cá nhân hay tập thể

Một số khái niệm nuôi trồng thủy sản đơn giản hơn đó là nuôi hay canh tácđộng và thực vật dưới nước do xuất xứ từ thuật ngữ (aqua) + culture (nuôi)

Như vậy, nuôi trồng thủy sản là một ngành sản xuất vật chất sử dụng nguồn tàinguyên thiên nhiên như đất đai, diện tích mặt nước, thời tiết khí hậu để sản xuất racác loại sản phẩm thủy sản phục vụ cho nhu cầu đời sống của con người

1.2.2.2 Vai trò và đặc điểm của ngành nuôi trồng thủy sản

 Vai trò của ngành nuôi trồng thủy sản+ Cung cấp thực phẩm cho con ngườiThủy sản là một trong những thực phẩm quan trọng duy trì sự sống của conngười Thủy sản cung cấp chất dinh dưỡng quan trọng và được mọi người ưu chuộng.Thủy sản cung cấp canxi, protein, nhiều loại vitamin cho con người giúp con người

Đại học kinh tế Huế

Trang 27

Để duy trì và nâng cao sức khỏe con người nên sử dụng thủy sản thườngxuyên Rất nhiều người sử dụng thủy sản để cung cấp protein, protein trong thủy sản là

vô cùng dồi dào Theo tính toán khoa học, trong các loại chất protein của động vật làcon người dễ hấp thụ nhất, khoảng gần một nửa có nguồn gốc từ sản phẩm thủy sản

Có rất nhiều loại thực phẩm duy trì sự sống của con người nhưng có gì có thể so sánhđược với các loại thủy sản vì thế nuôi trồng thủy sản là vô cùng quan trọng giúp conngười duy trì sự sống và sức khỏe

+ Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi, phân bón cho nông nghiệpKhông chỉ là cung cấp thức ăn cho người mà còn là nguồn cung cấp thức ăn chochăn nuôi, phân bón cho nông nghiệp Nguồn thức ăn thiên nhiên này có chất lượng tốtkhông có chất hóa học, không có chất bảo quản nên chất lượng của các vật nuôi đượcnâng cao Không những thế hàng năm ở Việt Nam đã sản xuất ra khoảng 40.000 –50.000 tấn bột cá là nguyên liệu cho các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi gia súcgia cầm và thức ăn cho tôm cá

+ Cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệpRất nhiều mặt hàng thủy sản được cung cấp làm nguyên liệu cho công nghiệpchế biến đông lạnh như: cá, tôm ; nguyên liệu cho các công ty dược phẩm để làmthuốc; sản xuất keo Cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật, đời sống nhân dânngày càng được nâng cao thì các sản phẩm nuôi trồng thủy sản ngày càng có xu hướngđược sử dụng rộng rãi hơn Nhờ các sản phẩm thủy sản đã đẩy mạnh sự phát triển củacác ngành nghề liên quan

+ Tạo nguồn hàng xuất khẩu, tăng thu ngoại tệ cho đất nướcViệt Nam nằm trong địa hình địa thế thuận lợi nên nguồn thủy sản của ViệtNam xuất khẩu sang những nước khác vô cùng phong phú và đây là một nguồn thu vôcùng quan trọng của đất nước Xuất khẩu thủy sản đưa đất nước ta giao lưu với cácnước trên thế giới và làm cho mối quan hệ của các nước với nhau trở nên mật thiếthơn Các ngành nuôi trồng thủy sản đã đi theo hướng phát triển kinh tế hướng ngoại đểtham gia vài thị trường quốc tế để hội nhập hơn với thế giới

+ Phát triển kinh tế - xã hội

Đại học kinh tế Huế

Trang 28

Nghề nuôi trồng thủy sản tạo công ăn việc làm vô cùng tốt cho bà con nhân dân,giúp cho người dân xóa đói giảm nghèo và cuộc sống ấm no hạnh phúc và làm giàucho gia đình bản thân, xã hội Nguồn lao động nông thôn vô cùng phong phú nhưng dotrình độ người dân còn thấp nên việc đào tạo nên còn nhiều khó khăn và khó có thểđược tiếp nhận nhưng với kinh nghiệm nuôi trồng nhiều năm những ngư dân nơi đâyđang một đi lên theo hướng tích cực hơn.

 Đặc điểm của ngành nuôi trồng thủy sản+ Nuôi trồng thủy sản là một ngành phát triển rộng và tương đối phức tạp hơn

so với các ngành khác

Đối tượng của ngành nuôi trồng thủy sản là những cơ thể sống, sinh sống trongmôi trường nước và chịu ảnh hưởng trực tiếp của điều kiện tự nhiên như khí hậu, thờitiết và các yếu tố môi trường như thủy lí, thủy hóa, thủy sinh Do đó, để cho các đốitượng nuôi trồng có thể phát triển một cách tốt nhất phải cho chúng trong môi trườngphù hợp nhất với cơ thể của từng đối tượng Không những thế khi nuôi trồng thủy sảncác biện pháp kỹ thuật khi nuôi là vô cùng quan trọng chỉ khi nào phù hợp với các yêucầu sinh thái, phù hợp với các quy luật sinh trưởng, phát triển và sinh sản của các đốitượng nuôi trồng thì mới giúp các đối tượng sinh trưởng và phát triển tốt, mang lại sảnlượng cao và ổn định, đạt năng suất cao Vì con người phải phụ thuộc vào thiên nhiênnên khá khó khăn cho ngư dân nhưng vì kinh nghiệm của người dân đã tích lũy đượclâu dài nên họ biết được thời điểm nào là tốt nhất cho các đối tượng nuôi

+ Trong môi trường thủy sản đất đai, diện tích mặt nước vừa là tư liệu sản xuấtchủ yếu vừa là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế được

Đất đai là tư liệu sản xuất, song đất đai còn là tư liệu sản xuất đặc biệt Tức làđất đai có vị trí cố định, không thể tăng thêm hay giảm bớt được, diện tích của chúng

có giới hạn và hơn hết sức sản xuất của đất đai không cố định trong mức sản lượngbao nhiêu mà còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa Khi biết sử dụng đất đai hợp líthì đất đai diện tích mặt nước sẽ không bị hao mòn mà còn phì nhiêu hơn mang lạihiệu quả cao hơn Mặt khác, mỗi vùng khác nhau thì độ phì nhiêu của đất sẽ khác nhau

Đại học kinh tế Huế

Trang 29

+ Nuôi trồng thủy sản có tính thời vụ caoCác đối tượng nuôi chịu sự tác động của môi trường tự nhiên, môi trường tựnhiên phù hợp thì các đối tượng nuôi mới phát triển tốt được Vì thế trong nuôi trồngthủy sản, quá trình tái sản xuất kinh tế xen kẽ với quá trình tái sản xuất tự nhiên, thờigian lao động không hoàn toàn ăn khớp với thời gian sản xuất do đó nuôi trồng thủysản mang tính thời vụ khá rõ rệt.

+ Đối tượng sản xuất trong nuôi trồng thủy sản là những cơ thể sốngCác đối tượng trong nuôi trồng thủy sản trải qua quá trình sinh trưởng và pháttriển theo quy luật nhất định vậy nên con người phải tạo ra môi trường sống tốt nhất,lành mạnh nhất và cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho các đối tượng nuôi

1.2.2 Tình hình nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam

Nuôi trồng thuỷ sản đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thực phẩm chocon người Thực phẩm thuỷ sản có giá trị dinh dưỡng cao rất cần thiết cho sự pháttriển của con người Không những thế nó còn là một ngành kinh tế tạo công ăn việclàm cho nhiều dân cư đặc biệt ở những vùng nông thôn và ven biển Ở Việt Nam, nghềkhai thác và nuôi trồng thuỷ sản cung cấp công ăn việc làm thường xuyên cho khoảng1,1 triệu người, tương ứng với 2,9% lực lượng lao động có công ăn việc làm Nuôitrồng thuỷ sản cũng có những đóng góp đáng kể cho sự khởi động và tăng trưởng kinh

tế nói chung của nhiều nước

Không những là nguồn thực phẩm, nuôi trồng thuỷ sản còn là nguồn thu nhậptrực tiếp và gián tiếp cho một bộ phận dân cư Với những vai trò hết sức to lớn nhưtrên và những thuận lợi, tiềm năng vô cùng dồi dào của Việt Nam cả về điều kiện tựnhiên và con người, phát triển nghề nuôi trồng thuỷ sản phục vụ tiêu dùng của mỗi hộ

và phát triển kinh tế là một trong những mục tiêu sống còn của nền kinh tế Việt Nam

Nuôi trồng thủy sản là một ngành mũi nhọn ở nước ta Việt Nam là một nước cóđường bờ biển dài 3260 km và nằm bên bờ Tây của Biển Đông Vùng biển và đặcquyền kinh tế rộng hơn 1 triệu km2 với hơn 4000 hòn đảo, tạo nên 12 vịnh, đầm phávới tổng diện tích 1160 km2 được che chắn tốt dễ trú đậu tàu thuyền Nhiệt độ vùngbiển tương đối ấm và ổn định quanh năm , thích hợp cho sự sinh trưởng của các loàithuỷ sản nước mặn nước, nước lợ

Đại học kinh tế Huế

Trang 30

Biển Việt Nam có trữ lượng cá lớn và đặc sản biển phong phú có thể nuôi tôm,

cá và các thuỷ sản khác Do đó, ngành nuôi thuỷ sản của nước ta, kể cả thuỷ sản nướcmặn, nước lợ, nước ngọt có thể trở thành ngành sản xuất chính

Vùng biển nước ta có nhiều loài cá và đặc sản quý với hàng nghìn loài cá biển,

300 loài cua biển, 40 loài tôm he, gần 300 loài trai ốc hến, 100 loài tôm, trên 300 loàirong biển Trong đó nhiều loại đặc sản có giá trị xuất khẩu cao, được ưa chuộng trênthị trường quốc tế

Tổng trữ lượng cá trong vùng biển Việt Nam khoảng 3 triệu tấn, trong đó gần1,6 triệu tấn cá đáy và 1,4 triệu tấn cá nổi Với trữ lượng cá trên, có thể đánh bắt từ 1,3đến 1,4 triệu tấn/ năm

Tiềm năng của biển nước ta lớn Cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành đã và đangđược chú trọng phát triển Ngoài các xí nghiệp đánh bắt cá quốc doanh trung ương,hàng loạt cơ sở đánh bắt cá quốc doanh địa phương, các hợp tác xã nghề cá đã vàđang được xây dựng ở các huyện, tỉnh ven biển, đi đôi với những cơ sở hậu cần, chếbiến tạo điều kiện cho ngành đánh bắt và chế biến cá biển nước ta phát triển mạnh mẽ.Đồng thời, nhiều cơ sở quốc doanh và tập thể, tư nhân đánh bắt cá nuôi trồng và chếbiến thuỷ sản nước mặn, nước lợ, nước ngọt được phát triển mở rộng ở nhiều vùng,khu vực trên phạm vi cả nước

Nuôi trồng thuỷ sản Việt Nam rất phong phú và đa dạng Theo điều tra sơ bộcủa ngành thuỷ sản, riêng cá nước ngọt có 544 loài, cá nước lợ, nước mặn cũng có 186loài Trong đó nhiều loại đặc sản có giá trị xuất khẩu cao, được ưa chuộng trên thịtrường quốc tế Phương thức nuôi trồng cũng rất đa dạng tạo cho sản phẩm thêmphong phú

Nuôi trồng thuỷ sản thời gian qua phát triển với tốc độ khá nhanh, thu đượchiệu quả kinh tế – xã hội đáng kể, từng bước góp phần thay đổi cơ cấu kinh tế ở cácvùng ven biển, nông thôn và góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập và xoá đói,giảm nghèo

Ước lượng sản lượng khai thác thủy sản cả năm 2016 đạt 3121,3 nghìn tấn

Đại học kinh tế Huế

Trang 31

Bảng 1: Tình hình nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam

(Nguồn tổng cục thống kê)Sản lượng thuỷ sản năm 2016 đạt 6.728,6 nghìn tấn, tăng 2,73% so với nămtrước, trong đó cá đạt 4.843,3 nghìn tấn, tăng 2,5% và tôm đạt 823,9 nghìn tấn, tăng3,3%

Hoạt động nuôi trồng thủy sản những tháng đầu năm gặp khó khăn do thời tiếtthay đổi thất thường, tình trạng ô nhiễm nguồn nước, thị trường xuất khẩu giảmmạnh, giá thu mua sản phẩm không ổn định Những tháng cuối năm, tình hình đãkhởi sắc hơn do tình trạng ô nhiễm môi trường được khắc phục nhưng nhìn chung kếtquả nuôi trồng thủy sản cả năm đạt tương đối thấp Sản lượng thủy sản nuôi trồngnăm 2016 đạt 3.604,3 nghìn tấn, tăng 2,6% so với năm trước, trong đó cá đạt 2.576,8nghìn tấn, tăng 2,1% và tôm đạt 649,3 nghìn tấn, tăng 3,4%

Nuôi cá tra có tín hiệu tích cực trong những tháng cuối năm nhưng vẫn gặp khókhăn do giá cả và thị trường tiêu thụ chưa thực sự ổn định Diện tích nuôi cá tra côngnghiệp năm 2016 đạt 5.105 ha, giảm 1,2% so với năm trước; sản lượng đạt 1.143,1nghìn tấn, tăng 1,3%

Nuôi tôm nước lợ phát triển tương đối tốt trong những tháng cuối năm do thờitiết mưa nhiều làm giảm tình trạng hạn Bên cạnh đó, công tác phòng chống, kiểmsoát dịch bệnh được quan tâm thực hiện nên diện tích nuôi và sản lượng thu hoạchđạt khá Diện tích nuôi tôm sú năm 2016 đạt 571 nghìn ha, tăng 0,1% so với nămtrước; sản lượng đạt 251,7 nghìn tấn, tăng 1% Diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng năm

Đại học kinh tế Huế

Trang 32

2016 đạt 102,3 nghìn ha, tăng 16,3% so với năm trước; sản lượng đạt 357,6 nghìntấn, tăng 5%.

Thời tiết trong năm tương đối thuận lợi cho hoạt động khai thác, đánh bắt thủysản trên biển, giá xăng dầu thấp cùng với dịch vụ hậu cần nghề cá phát triển đã tạođiều kiện cho ngư dân ra khơi, bám biển dài ngày Tuy nhiên, sự cố môi trường biểnxảy ra cuối tháng Tư tại vùng biển các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, ThừaThiên Huế gây ra hiện tượng cá chết hàng loạt đã ảnh hưởng đến hoạt động khai thácthủy sản của các tỉnh ven biển miền Trung cũng như của cả nước Năm 2016, sảnlượng thủy sản khai thác đạt 3.124,3 nghìn tấn, tăng 2,9% so với năm 2015, trong đó

cá đạt 2.266,5 nghìn tấn, tăng 2,9%, tôm đạt 174,7 nghìn tấn, tăng 3,3%

Tất cả những thành tựu đạt được trên là nhờ sự cố gắng và nỗ lực khôngngừng nghỉ của người dân Nhưng bên cạnh những thành tựu đạt được đó người dâncần có những biện pháp nhằm hạn chế và khắc phục những khó khăn Trong thời gianqua, nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam chịu ảnh hưởng của sự cố biển nên gặp rất nhiềukhó khăn Cá chết hàng loạt gây thiệt hại vô cùng to lớn cho ngư dân Không nhữngthế những loài được sống sót cũng bị nhiễm bệnh, đặc biệt nước ô nhiễm làm cho cá

bị nhiễm chì làm cho người dân cũng không dám tiêu dùng Người dân đầu tư vào cá,mua thức ăn, chăm sóc cá hàng ngày, nhưng thu lại chỉ là những con cá nhiễm bệnh,không bán được ra thị trường Khó khăn tiếp theo là nhiều đối tượng nuôi đã đượcthử nghiệm nhưng chưa tạo được khối lượng hàng hóa lớn và bền vững Về tiêu thụ,nhiều đối tượng nuôi chưa tìm được thị trường ổn định họ thường buôn bán nhỏ lẻ vàgặp nhiều rủi ro Đầu tư cho nuôi trồng thủy sản đã được chú trọng hơn nhưng còndàn trải và chiếm tỉ trọng rất thấp trong cơ cấu đầu tư chung của Nhà nước

Nhà nước cần có những chương trình thực tế để đưa nuôi trồng thủy sản nước

ta phát triển theo hướng bền vững và hiệu quả góp phần tích cực vào phát triển kinh

tế, ổn định xã hội, tăng cường an ninh quốc phòng và chủ quyền vùng biển, đảo Tổquốc

1.2.3 Tình hình nuôi trồng thủy sản tại Thừa Thiên Huế

Đại học kinh tế Huế

Trang 33

Hai chạy dọc suốt 5 huyện ven biển của tỉnh Thừa Thiên Huế, từ Phong Điền, HươngTrà, Quảng Điền, Phú Vang, Phú Lộc là tiềm năng vô cùng quý giá mà thiên nhiên đãban tặng cho địa phương với điều kiện tự nhiên thuận lợi và hệ sinh thái phong phú đãmang lại nhiều lợi ích kinh tế cho người dân nơi đây Ở đây không chỉ phát triển ngànhnuôi trồng thủy sản mà còn có tiền năng lớn về du lịch và một số lĩnh vực khác.

Ngành nuôi trồng thủy sản ở Thừa Thiên Huế đang ngày càng phát triển nhờnhững thuận lợi mà thiên nhiên ban tặng Mỗi năm ngành thủy sản của Thừa ThiênHuế đã góp nguồn thu lớn cho ngân sách của tỉnh Các loài thủy sản như cá, tôm đãđưa vào nuôi trồng và mang lại hiệu quả to lớn Trong đó, nhiều loại có có giá trị dinhdưỡng và giá trị kinh tế cao được nuôi trong môi trường nước lợ như cá mú, cá vẩu, cáhồng Nhờ nuôi trồng thủy sản mà người dân đã có cuộc sống đỡ vất vả, đỡ khổ cựchơn đây cũng là công cụ giúp người dân xóa đói giảm nghèo

Năm 2016 nuôi trồng thủy sản giảm cả về diện tích và sản lượng, nguyên nhânchủ yếu là do nguồn nước trong môi trường tự nhiên trên vùng cửa biển tỉnh ThừaThiên Huế bị ô nhiễm, bên cạnh đó tình hình thời tiết biến đổi phức tạp, môi trườngnước của một số nơi của vùng đầm phá bị ô nhiễm, khâu tiêu thụ gặp nhiều khó khănnên giá của các loại thủy sản giảm mạnh Trong khi đó giá thức ăn, con giống giữ ởmức cao nên có hiệu quả kinh tế thấp

Bảng 2: Tình hình nuôi trồng thủy sản tại Thừa Thiên Huế giai đoạn 2014 - 2016

-0,9+ SL nuôi trồng (tấn) 14.872 13.977 13.843 -21,8

(Nguồn UBND xã Vinh Hiền)Diện tích nuôi trồng thủy sản năm 2016 ước đạt 7.205 ha, giảm 0,4% so vớinăm 2015 Số lồng, bè nuôi thủy sản 5.245 cái, tăng 7% so với năm 2015

Năm 2016 tổng sản lượng thủy sản ước đạt 44.450 tấn, giảm 18,1% so với năm

2015 Trong đó sản lượng thủy sản khai thác ước đạt 30.607 tấn, giảm 2,1% Sản

Đại học kinh tế Huế

Trang 34

lượng khai thác biển giảm là do ô nhiễm nguồn nước biển trong môi trường tự nhiên,tàu thuyền dưới 90CV khai thác vùng biển ven bờ và vùng lộng trong vòng 20 hải lýtạm ngừng hoạt động Khai thác nội địa 4.025 tấn, tăng 2,5%, sản lượng khai thác nộiđịa tăng để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ thủy sản của thị trường Sản lượng nuôi trồngnăm 2016 ước đạt 13.843 tấn, giảm 0,9% so với năm 2015; trong đó cá các loại 8.382tấn, giảm 0,7%; tôm các loại 4.586 tấn, giảm 20,6%; thủy sản khác 875 tấn, giảm5,6%.

Tính đến cuối tháng 10/2016, tàu thuyền có công suất 90CV trở lên là 341chiếc, tăng 39 chiếc, tăng 12,9%, với tổng công suất 108.216 CV, tăng 38.323CV, tăng54,8% so với năm 2015 Bao gồm tàu công suất từ 90CV đến dưới 250CV có 155chiếc, chiếm 45,5% tổng số, với công suất 21.514CV; tàu công suất từ 250CV đếndưới 400CV có 56 chiếc, chiếm 16,4%, với công suất 16.383CV; tàu từ 400CV đếndưới 800CV có 110 chiếc, chiếm 32,3%, với công suất 52.943CV; tàu từ 800CV trởlên có 20 chiếc, chiếm tỷ lệ 5,9%, với công suất 17.376CV Nguyên nhân tàu thuyền

từ 90CV trở lên tăng khá là do ngư dân đóng mới, nâng cấp cải hoán tàu thuyền cócông suất dưới 90CV đánh bắt vùng biển ven bờ và vùng lộng thành tàu thuyền cócông suất trên 90CV để đánh bắt xa bờ Bên cạnh đó ngư dân được vay vốn để đầu tưđóng mới, cải hoán tàu theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP và nghị định số 89/2015/NĐ-

CP sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 67 của Chính phủ về một số chính sáchphát triển thủy sản

Đại học kinh tế Huế

Trang 35

CHƯƠNG II: HIỆU QUẢ KINH TẾ HOẠT ĐỘNG NUÔI CÁ LỒNG Ở XÃ

VINH HIỀN, HUYỆN PHÚ LỘC, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 2.1 Tình hình cơ bản của xã Vinh Hiền

2.1.1 Điều kiện tự nhiên

a Vị trí địa líVinh Hiền là một xã vùng ven biển, có diện tích 1.997,2 ha, bờ biển dài hơn 7,5

km Là một xã ven thường xuyên bị ảnh hưởng của bão và triều cường Địa bàn xãVinh Hiền có 7 thôn, cách trung tâm huyện 15 km và cách thành phố Huế 55 km vềphía Đông Nam Ranh giới được xác định như sau:

- Phía Đông giáp biển Đông

- Phía Tây giáp Đầm Cầu Hai

- Phía Nam giáp Đầm Cầu Hai và Biển Đông

- Phía Bắc giáp xã Vinh Giang, huyện Phú Lộc và xã Vinh Hải, huyện Phú Lộc

b Khí hậu thời tiết

Là xã thuộc vùng đồng bằng ven biển miền Trung nên khí hậu thời tiết tươngđối khắc nghiệt Một năm được chia làm bốn mùa rõ rệt Có mùa đông lạnh và mùa hènóng, nhiệt độ ở đây thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp

Nhiệt độ

- Nhiệt độ trung bình trong năm khoảng 25,2 °C

- Nhiệt độ cao nhất trong năm khoảng 41,3 °C (tháng 6 – tháng 7)

- Nhiệt độ thấp nhất trong năm khoảng 18 °C (tháng 12)

Gió

- Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, có 2 hướng gió chính là gió mùa đông bắc

về mùa đông và gió mùa tây nam về mùa hè Đồng thời chịu tác động của bão, gióbiển và gió đất liền theo chu kì ngày đêm

NắngVinh Hiền nằm trong vùng giàu ánh sáng, có giờ nắng trung bình trong nămkhoảng 1950 giờ/năm Nếu như trời quá nắng sẽ ảnh hưởng đến cá nghiêm trọng Trờiquá nắng làm cho nước Đầm Cầu Hai bị nóng dẫn đến cá chết hàng loạt Nhưng nếu

Đại học kinh tế Huế

Trang 36

nằm trong một khoảng nắng vừa đủ sẽ kích thích sự sinh trưởng và phát triển của cá,

cá sẽ lớn nhanh và giàu dinh dưỡng

Mưa

- Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng: 2900 mm

- Năm có lượng mưa cao nhất khoảng: 4956 mm

- Năm có lượng mưa thấp nhất khoảng: 1850 mmNếu mưa lớn xẩy ra sẽ gây nên lũ lụt làm cá chết gây khó khăn trong việc nuôi

cá Nên người dân cần có những biện pháp phòng ngừa nếu có lũ lụt xẩy ra

Xã Vinh Hiền nằm cạnh Đầm Cầu Hai Đầm rộng khoảng 11.200 ha thông vớibiển Đông qua cửa biển Tư Hiền Đầm Cầu Hai là một nguồn tài nguyên sẵn có đểngười dân xã Vinh Hiền tận dụng để nuôi trồng thủy sản đặc biệt là nuôi cá lồng Vìthế cá ở đây được mệnh danh là ngon nhất xứ Huế

Về chế độ thủy triều ở xã Vinh Hiền là chế độ bán nhật triều Bán nhật triều cónghĩa là trong một chu kỳ triều có 2 lần triều lên và 2 lần triều xuống, những vùng chịuảnh hưởng của loại triều này thường nằm ở vĩ tuyến gần xích đạo Chế độ thủy lý, thủyhóa khá ổn định Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc đánh bắt và nuôi trồng thủysản tại địa phương

2.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội

2.1.2.1 Điều kiện kinh tế

a Lĩnh vực kinh tế

Đại học kinh tế Huế

Trang 37

Trong năm qua do điều kiện thời tiết thuận lợi cho dịch vụ - du lịch Nắng nóngthường kéo dài nên các cơ sở kinh doanh đã đầu tư lại trang thiết bị để phục vụ nhucầu của người dân được tốt hơn Môi trường ngày càng được chú trọng tạo ra một môitrường du lịch sinh thái trong lành Qua đó, đã tạo được doanh thu đối với các cơ sởkinh doanh dịch vụ Lượng khách du lịch biển của năm giảm so với cùng kỳ nămtrước Do một số địa phương lân cận cũng đã tổ chức khai thác dịch vụ du lịch biển đãchia sẻ lượng khách và cả doanh thu Vì thế, trong năm 2016 doanh thu ngành dịch vụ,

du lịch đạt 11,1 tỷ đồng

Tiếp tục phối hợp với các ban ngành của huyện giới thiệu, quảng bá du lịch,thúc đẩy, xúc tiến và kêu gọi các thành phần kinh tế đầu tư vào các điểm du lịch trênđịa bàn xã, đặc biệt là khu bãi biển Hàm Rồng

Thương mại và vận chuyển hàng hóa

Kế thừa của những năm trước đây, dịch vụ - thương mại và vận tải hàng hóangày càng được mở rộng nhằm góp phần thực hiện việc buôn bán phát triển kinh tếtheo hướng nhiều ngành, nhiều nghề, đáp ứng nhu cầu cơ bản của nhân dân Hiện nay,toàn xã có 06 chiếc xe vận chuyển và 08 xe du lịch

Dịch vụ thu mua và vận chuyển thủy hải sản diễn ra tại địa phương ngày càngphát triển đồng bộ, có tính cạnh tranh cao góp phần nâng cao giá thành sản phẩm, kíchthích ngư dân đầu tư phát triển nuôi trồng và đánh bắt sản phẩm được thu mua tận nơitạo đầu ra tiêu thụ được rộng rãi; sản phẩm làm ra không bị ứ đọng, ép giá

Tiểu thủ công nghiệpHoạt động tiểu thủ công nghiệp tiếp tục có sự chuyển biến đáng kể, chủ yếu tậptrung lĩnh vực như mộc mỹ nghệ, chế biến nước mắm, mắm các loại…để sản xuất,hàng trăm tấn sản phẩm phục vụ trong tỉnh và các tỉnh phía nam

Làng nghề chế biến thủy hải sản Phụ An đã được UBND tỉnh Thừa Thiên Huếcông nhận và đã cho ra nhãn mác sản phẩm

Nghề may mặc trong năm được phát triển mạnh tại địa phương Hiện nay, cókhoảng 200 máy gia công các hàng may mặc từ Thành Phố Hồ Chí Minh đã góp phầntạo công ăn việc làm tại chỗ cho người lao động Các nghề truyền thống như mộc mỹnghệ, xây dựng, chế biến nước mắm…được duy trì và phát triển

Đại học kinh tế Huế

Trang 38

Công nghiệp đóng tàu: việc xây dựng cơ sở đóng tàu được bà con nhân dân tiếptục chú trọng và tập trung đầu tư xây dựng từ nguồn vốn tự có của nhân dân Đến thờiđiểm này trên địa bàn của xã có 02 cơ sở đóng tàu nhằm phục vụ việc đóng, sữa chữatàu tại chỗ cho nhân dân được kịp thời và nhanh chóng mang lại lợi ích về kinh tếbiển Hiện nay, ở xã duy trì đội tàu 07 chiếc với công suất mỗi chiếc là 250CV trở lên

Về cây màu tổng diện tích: 18,5 ha, trong đó:

+ Lạc: 02 ha năng suất bình quân 15 tạ/ha, sản lượng 3 tấn

+ Dưa gang, dưa hấu: 15 ha, năng suất bình quân 50 tạ/ha, giá trị thu được 750triệu đồng

+ Khoai lang: 1,5 ha, năng suất bình quân 10 tấn/ha, sản lượng 15 tấn Chủ yếu

là vùng Đông Dương

* Về chăn nuôi:

Công tác thú y được quan tâm như tiêm phòng, vệ sinh tiêu độc khử trùng,kiểm dịch giết mổ nên trong năm không có dịch bệnh xảy ra Tổng đàn gia súc là 687con, gia cầm là 9.000 con

Nhìn chung, tình hình chăn nuôi không tăng so với cùng kỳ năm trước do giátiêu thụ sản phẩm tăng không đáng kể, trong lúc đó giá thức ăn chăn nuôi luôn ở mứccao; ngoài ra nguy cơ dịch bệnh luôn đe dọa gây tâm lý e ngại đối với người chăn

Đại học kinh tế Huế

Trang 39

Tổng diện tích nuôi tôm là 45,31ha (chuyên tôm 13,06ha; xen ghép 32,25ha), sốlượng thả chuyên tôm và xen ghép 656 vạn con sản lượng đạt 37 tấn; nuôi cá lồng có

3106 lồng sản lượng đạt 363 tấn, gồm 496 hộ, số lượng cá thả các loại 110.390 con,tăng 71 lồng so với với kế hoạch đề ra

Thực hiện chính sách của nhà nước về hỗ trợ thủy lợi phí đã hỗ trợ cho nhândân nuôi trồng thủy sản với tổng số tiền là 97.150.000 đồng

là khá cao, do giá cả thị trường ngày càng tăng so với các năm trước đây

2.1.2.2 Điều kiện văn hóa xã hội

- Làm tốt phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa Đến nay,trên địa bàn toàn xã có 07/7 thôn được công nhận văn hóa Trong đó, có 03 thôn đượccông nhận lần 1 gồm: Hiền Hòa 1, Hiền Hòa 2, Hiền An 2 và có 04 thôn được côngnhận lần 2 gồm: thôn Hiền An 1, Hiền Vân 1, Hiền Vân 2, Đông Dương

- Qua sự cố môi trưởng biển địa phương đã tiến hành rà soát, thống kê thiệt hại

để hỗ trợ khẩn cấp theo Quyết định 973 của UBND tỉnh Hiện nay đã tiến hành hỗ trợ218.700 kg gạo cho 502 hộ, 2.430 nhân khẩu, hỗ trợ bằng tiền cho 323 thuyền với sốkinh phí 1.342.000.000 đồng và tiến hành thống kê để thực hiện công tác bồi thườngtheo Công văn số 6851 và 7433 của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Đã có1.224 đối tượng bị ảnh hưởng của đợt 1

Đại học kinh tế Huế

Trang 40

- Theo Quyết định số 4185/QĐ-UBND ngày 14 tháng 10 năm 2016 của Uỷ bannhân dân huyện Phú Lộc về việc phê duyệt danh sách và kinh phí bồi thường thiệt hại

do sự cố mối trường biển trên địa bàn huyện ( đợt 1) Trên địa bàn xã có 1.123 đốitượng bị ảnh hưởng được chi trả đợt 1 với số tiền 22.879.395.000 đồng, ngoài ra địaphương còn tiếp nhận các phần quà từ các đơn vị tài trợ như:

+ Ủy ban MTTQ Việt Nam 50 suất, giá trị 50.000.000 đồng

+ Công ty Huda Huế 104 suất, giá trị 41.600.000 đồng

+ Giáo hội Phật giáo Tỉnh 104 suất, giá trị 31.200.000 đồng

+ Hội Chữ Thập đỏ huyện 50 suất, giá trị 15.000.000 đồng

- Lập, cấp phát thẻ bảo hiểm y tế cho toàn dân đối vùng đặc biệt khó khăn, bãingang ven biển

- Hoàn thành việc điều tra hộ nghèo, cận nghèo năm 2017 Kết quả:

+ Hộ nghèo: 320 hộ chiếm 13,3%

+ Hộ cận nghèo: 147 hộ chiếm 6,2%

- Hoàn thành việc xây dựng nhà ở theo Quyết định 48 của Chính Phủ

- Thường xuyên rà soát lại các đối tượng đang hưởng trợ cấp khuyết tật để đềnghị điều chỉnh hoặc cắt giảm chế độ khi đối tượng thay đổi mức độ khuyết tật

2.1.3 Đánh giá chung về tình hình cơ bản của xã Vinh Hiền

a Thuận lợiTrong bối cảnh còn nhiều khó khăn, thách thức, được sự lãnh đạo và tạo điềukiện giúp đỡ của Huyện ủy và UBND huyện được sự chỉ đạo, điều hành chủ động,hiệu quả, linh hoạt và quyết liệt của Đảng ủy, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân xã;

sự nỗ lực phấn đấu, quyết tâm của các ban, ngành và nhân dân, kinh tế - xã hội xã đạtđược nhiều kết quả phấn khởi, toàn diện và có sự ổn định để phát triển bền vững

- Các công trình trọng điểm có tác động thúc đẩy kinh tế - xã hội tiếp tục đượctriển khai đảm bảo tiến độ

- Lĩnh vực văn hoá xã hội tiếp tục có nhiều chuyển biến tiến bộ Các chínhsách hỗ trợ an sinh xã hội được triển khai kịp thời, có hiệu quả, công tác xã hội hoá

Đại học kinh tế Huế

Ngày đăng: 11/07/2018, 00:26

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
4. Báo cáo kinh tế xã hội năm 2014, 2015, 2016 UBND xã Vinh Hiền 5. Bách khoa toàn thư: https://vi.wikipedia.org/wiki Link
8. Trang thông tin điện tử Tổng cục Thủy sản https://tongcucthuysan.gov.vn 9. Trang thông tin điện tử Tổng cục thống kê: www.gso.gov.vnĐại học kinh tế Huế Link
1. Nguyễn Văn Cường (2016), bài giảng Marketing nông nghiệp, NXB Đại học Huế Khác
2. Hoàng Hữu Hòa, Mai Văn Xuân, Nguyễn Văn Toàn (1997), giáo trình nguyên lý thống kê, NXB Đại học Huế Khác
3. Mai Văn Xuân, Bùi Dũng Thể, Phan Văn Hòa (2008), giáo trình phân tích kinh tế nông hộ, NXB Đại học Huế Khác
7. Niên giám thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế 2016 Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w