1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đánh giá hiệu quả kinh tế nghề khai thác cá ngừ đại dương tại tỉnh phú yên

100 243 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 100
Dung lượng 1,22 MB

Nội dung

Nghề khai thác cá ngừ đại dương tiến tới phát triển theo hướng hiện đại, bền vững là rất cần thiết và cần phải có thời gian, lộ trình và nguồn đầu tư lớn về cơ sở hạ tầng, du nhập và chu

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

VÕ LUM

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ NGHỀ KHAI THÁC

CÁ NGỪ ĐẠI DƯƠNG TẠI TỈNH PHÚ YÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ

KHÁNH HÒA - 2018

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

VÕ LUM

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ NGHỀ KHAI THÁC

CÁ NGỪ ĐẠI DƯƠNG TẠI TỈNH PHÚ YÊN

PGS.TS Nguyễn Thị Kim Anh

Phòng Đào tạo Sau Đại học:

KHÁNH HÒA - 2018

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Luận văn Thạc sĩ kinh tế phát triển với đề tài: “Đánh giá hiệu quả kinh tế nghề khai thác cá ngừ đại dương tại Phú Yên” là công trình do tôi nghiên cứu

Tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật các số liệu sử dụng trong luận văn Những kết luận trong luận văn chưa từng được công bố ở bất kỳ tài liệu nào

Khánh Hòa, 8 tháng 08 năm 2018

Học viên cao học

Võ Lum

Trang 4

LỜI CÁM ƠN

Tôi xin gửi lời cám ơn chân thành nhất đến Ban Giám hiệu, Quý thầy/cô trường Đại học Nha Trang tham gia giảng dạy lớp Cao học Kinh tế phát triển đã nhiệt tình, tận tụy truyền đạt, dạy bảo những kiến thức quý giá, hỗ trợ cho tôi trong suốt thời gian theo học khóa học

Đặc biệt tôi xin trân trọng tri ân đến TS Quách Thị Khánh Ngọc và ThS Tăng Thị Hiền đã tận tình hướng dẫn tôi thực hiện và hoàn thành luận văn cao học này

Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn

Học viên

Võ Lum

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN iii

LỜI CÁM ƠN iv

MỤC LỤC v

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT viii

DANH MỤC BẢNG ix

DANH MỤC BIỂU ĐỒ x

TRÍCH YẾU LUẬN VĂN xi

PHẦN MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HIỆU QUẢ KINH TẾ HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC THỦY SẢN 5

1.1 TỔNG QUAN VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC THỦY SẢN 5

1.1.1 Khái niệm 5

1.1.2 Nội dung hiệu quả khai thác thủy sản 7

1.2 CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC THỦY SẢN 8

1.2.1 Quy mô, năng lực tàu thuyền 8

1.2.2 Vốn đầu tư vào tàu cá 8

1.2.3 Lao động tham gia khai thác 9

1.2.4 Doanh thu khai thác 9

1.2.5 Chi phí khai thác 9

1.2.6 Lợi nhuận khai thác 11

1.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC THỦY SẢN 12

1.3.1 Nhóm nhân tố về điều kiện tự nhiên 12

1.3.2 Nhóm nhân tố mùa vụ khai thác 13

1.3.3 Nhóm nhân tố về đặc trưng kỹ thuật của tàu và vốn đầu tư 13

1.3.4 Nhóm nhân tố về đặc trưng ngư cụ 13

1.3.5 Nhóm nhân tố về lao động và tổ chức sản xuất 13

1.3.6 Nhóm nhân tố về quản lý Nhà nước 14

1.3.7 Nhóm nhân tố về thị trường 14

1.3.8 Nhóm nhân tố về rủi ro 14

Trang 6

1.4 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC VỀ HIỆU QUẢ

KINH TẾ HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC THỦY SẢN 15

1.4.1 Tình hình nghiên cứu ngoài nước 15

1.4.2 Tình hình nghiên cứu trong nước 16

Tóm tắt chương 1 17

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC VÀ HIỆU QUẢ CỦA ĐỘI TÀU KHAI THÁC CÁ NGỪ ĐẠI DƯƠNG TẠI PHÚ YÊN GIAI ĐOẠN 2011 – 2016 18

2.1 GIỚI THIỆU VỀ TỈNH PHÚ YÊN 18

2.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC CÁ NGỪ ĐẠI DƯƠNG TỈNH PHÚ YÊN 19

2.2.1 Nguồn lợi, ngư trường và thời vụ khai thác cá ngừ đại dương tại Tỉnh Phú Yên 19

2.2.2 Đặc điểm nghề khai thác cá ngừ đại dương tại tỉnh Phú Yên (nghề câu tay cá ngừ kết hợp ánh sáng) 21

2.3 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC CÁ NGỪ ĐẠI DƯƠNG TẠI TỈNH PHÚ YÊN 24

2.3.1 Thông tin chung về hộ khai thác cá ngừ đại dương tại Phú Yên 24

2.3.2 Phân tích hiệu quả kinh tế hoạt động khai thác cá ngừ đại dương tại Tỉnh Phú Yên 28

2.4 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ KINH TẾ HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC CÁ NGỪ ĐẠI DƯƠNG TẠI TỈNH PHÚ YÊN 38

2.4.1 Nhóm nhân tố về điều kiện tự nhiên 38

2.4.2 Nhóm nhân tố mùa vụ khai thác 41

2.4.3 Nhóm nhân tố về đặc trưng kỹ thuật của tàu và vốn đầu tư 42

2.4.4 Nhóm nhân tố về đặc trưng ngư cụ 43

2.4.5 Nhóm nhân tố về lao động và tổ chức sản xuất 44

2.4.6 Nhóm nhân tố về quản lý Nhà nước 46

2.4.7 Nhóm nhân tố về thị trường 47

2.4.8 Nhóm nhân tố về rủi ro 48

Tóm tắt chương 2 51

Trang 7

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GỢI Ý CHÍNH SÁCH NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ

KINH TẾ HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC CÁ NGỪ ĐẠI DƯƠNG TỈNH PHÚ YÊN 53

3.1 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC CÁ NGỪ ĐẠI DƯƠNG TỈNH PHÚ YÊN 53

3.1.1 Những kết quả đạt được 53

3.1.2 Những tồn tại, hạn chế 54

3.2 CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC CÁ NGỪ ĐẠI DƯƠNG TỈNH PHÚ YÊN 57

3.2.1 Các chính sách về ngư trường và nguồn lợi 57

3.2.2 Nhóm chính sách về tàu thuyền 59

3.2.3 Nhóm chính sách về ngư cụ 60

3.2.4 Nhóm chính sách về lao động và tổ chức sản xuất 61

3.2.5 Nhóm chính sách về Quản lý Nhà nước 63

3.2.6 Nhóm chính sách về thị trường 65

3.2.7 Nhóm chính sách về rủi ro 66

3.2.8 Nhóm chính sách về cơ sở hạ tầng và dịch vụ hậu cần nghề cá 67

3.3 KIẾN NGHỊ 69

3.3.1 Định hướng phát triển hoạt động khai thác cá ngừ đại dương Tỉnh Phú Yên đến năm 2020 69

3.3.2 Ổn định đội ngũ thuyền viên và nâng cao trình độ cho thuyền trưởng 71

3.3.3 Tổ chức sản xuất theo đội hình tàu 71

3.3.4 Tạo việc làm thêm cho các hộ ngư dân 73

3.3.5 Một số khuyến nghị khác 73

Tóm tắt chương 3 74

KẾT LUẬN 75

HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI 77

TÀI LIỆU THAM KHẢO 78 PHỤ LỤC

Trang 9

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Sản lượng cá ngừ trung bình một chuyến biển tại Phú Yên 23

Bảng 2.2: Số lượng tàu khai thác cá ngừ đại dương tại TP Tuy Hòa 25

Bảng 2.3: Số lượng tàu lấy mẫu khảo sát 25

Bảng 2.4: Cơ cấu độ tuổi chủ tàu khai thác nghề câu tại Tỉnh Phú Yên 26

Bảng 2.5: Bảng thống kê trình độ học vấn của chủ tàu và thuyền trưởng 27

Bảng 2.6: Bảng thống kê số năm kinh nghiệm của chủ tàu 27

Bảng 2.7: Thống kê số lượng tàu và thuyền viên thuyền khai thác cá ngừ đại dương tỉnh Phú Yên 2015 – 2016 29

Bảng 2.8: Thống kê Cơ cấu tàu thuyền theo nhóm công suất khai thác cá ngừ tại tỉnh Phú Yên giai đoạn 2011 – 2016 29

Bảng 2.9: Thống kê Tổng vốn đầu tư bình quân/tàu thuyền khai thác cá ngừ đại dương Phú Yên năm 2016 31

Bảng 2.10: Thống kê Lao động tham gia khai thác cá ngừ đại dương Tỉnh Phú Yên năm 2016 32

Bảng 2.11: Thống kê Chi phí cố định cho hoạt động đánh bắt cá ngừ đại dương tỉnh Phú Yên năm 2016 33

Bảng 2.12: Thống kê chi phí cho một chuyến biển 34

Bảng 2.13: Doanh thu, chi phí và thu nhập bình quân một chuyến biển 35

Bảng 2.14: Thống kê Hiệu quả kinh tế/1 chuyến biển cá ngừ đại dương tại Tỉnh Phú Yên năm 2016 36

Bảng 2.15: Những rủi ro ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động khai thác cá ngừ đại dương 48

Trang 10

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu độ tuổi chủ tàu khai thác nghề câu tại Tỉnh Phú Yên 26 Biểu đồ 2.2: Cơ cấu tỷ lệ tàu thuyền theo nhóm công suất khai thác năm 2016 30

Trang 11

TRÍCH YẾU LUẬN VĂN

Phú Yên là tỉnh duyên hải nam Trung bộ, chiều dài bờ biển 189 km, có vùng đất liền nhô ra khơi tiếp giáp với biển Đông, ngư trường rộng lớn, thuận lợi cho các đội tàu xa bờ vươn khơi bám biển chặn bắt các đàn cá nổi có giá trị kinh tế cao, có trữ lượng lớn như: cá ngừ vây vàng, cá ngừ mắt to, cá thu, cá ngừ sọc dưa, cá ngừ chù, ngừ ồ,…di cư đại dương áp lộng

Khai thác cá Ngừ đại dương (nghề khai thác xa bờ) là nghề chủ lực trong cơ cấu nghề khai thác hải sản của tỉnh Phú Yên, số lao động tham gia khai thác cá ngừ tỉnh Phú Yên năm 2016 là 7.149 chiếm tỷ trọng 19,86% trong tổng số lao động đánh bắt thủy sản, số lao động trong tỉnh tham gia khai thác cá ngừ chiếm 95,27% trên tổng số lao động trong ngành khai thác cá ngừ đại dương Khai thác cá Ngừ đại dương đã và đang tạo nhiều công ăn việc làm cho lao động miền biển, góp phần cải thiện đời sống mọi mặt của ngư dân, làm thay đổi đáng kể các làng xã ven biển

Qua điều tra hầu hết số ngư dân khai thác nghề khai thác cá ngừ đại dương đa

số có độ tuổi từ 40 trở lên Đối với những ngành có tính đặc thù đòi hỏi phải có kinh phí đầu tư tàu công suất lớn, do vậy những đối tượng trẻ tuổi thường không làm chủ những con thuyền đó Nếu chủ tàu lớn tuổi, không thể đi biển được thì thường thuê thuyền trưởng là con, cháu, rể…trong nhà Chỉ ngoại trừ những trường hợp cần thiết mới thuê thuyền trưởng là người ngoài Nhìn chung số tàu khai thác cá ngừ và số thuyền viên trên tàu ngày càng tăng, năm 2016 tăng 131 tàu so với 2015 tương ứng tỷ

lệ tăng 18,82%, số thuyền viên 2016 so với 2015 tăng 1.053 người tương ứng tỷ lệ tăng 6,42% Điều này cho thấy nghề câu cá ngừ đại dương ngày càng được ngư dân phát triển

Qua số liệu điều tra thu nhập 1 lao động chuyến biển năm 2016 cao hơn năm

2015, từ 5 đến 6 triệu đồng/ chuyến biển Thu nhập của 1 tàu/ chuyến biển năm sau cao hơn năm trước, từ 80,2 triệu đồng đến 96,07 triệu đồng Tàu có công suất lớn thì thu nhập cao hơn tàu có công suất nhỏ Theo đó, năm 2016, nền kinh tế Tỉnh tiếp tục

ổn định và duy trì mức tăng trưởng 7,8% Cơ cấu nền kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng hướng, tỷ trọng nông – lâm – thủy sản chiếm 24,84% trong cơ cấu GRDP, sản lượng khai thác thủy sản tăng 4,3% trong đó khai thác cá ngừ đại dương tăng 6,6% so cùng kỳ

Theo kết quả điều tra cho thấy, nhóm tàu có công suất lớn hơn thì doanh thu cao hơn, đồng thời chi phí cũng cao hơn Tuy nhiên, thu nhập của nhóm tàu có công suất

Trang 12

lớn hơn lại có xu hướng thấp hơn nhóm tàu có công suất nhỏ Nếu nhóm tàu có công suất dưới 300 CV cho hiệu quả cao nhất với 1 đồng chi phí tạo ra được 0,68 đồng lợi nhuận; thì nhóm tàu lớn hơn với công suất 300 CV – 400 CV và trên 400 CV chỉ cho lần lượt 0,3 và 0,27 đồng lợi nhuận nếu chi ra 1 đồng chi phí Điều này có thể được giải thích, là do các tàu công suất lớn thường có chi phí đầu tư lớn, chi phí hoạt động cũng lớn, chẳng hạn chi phí nhân công và chi phí nhiên liệu Trong khi đó, sản lượng khai thác của tàu công suất lớn không cao hơn so với tàu công suất nhỏ Nguyên nhân chính là do hoạt động bảo quản cá sau khai thác chưa hiệu quả, dẫn đến chuyến đi biển của tàu công suất lớn không dài hơn so với tàu công suất nhỏ, nên không thể gia tăng hiệu quả về mặt chi phí

Lợi nhuận thu được sau khi trừ đi chi phí cho mỗi chuyến biển là khác nhau theo quy mô, công suất tàu thuyền đánh bắt, tàu có công suất lớn thì thu nhập thu được

sẽ cao nhưng thực tế tình trạng hiện nay thì ngược lại Doanh thu cho mỗi nhóm tàu/ 1 chuyến biển tăng theo sản lượng khai thác Tức là sản lượng thu được càng nhiều thì doanh thu cho mỗi tấn sản lượng càng tăng Ngược lại với doanh thu, chi phí khai thác/tấn sản lượng đánh bắt được sẽ giảm khi sản lượng khai thác tăng Tức là cùng là một mức chi phí như nhau, nếu đánh bắt được nhiều thì sẽ làm giảm chi phí khai thác

bỏ ra, từ đó làm tăng thu nhập của các nhóm tàu

Tuy nhiên, do sự phát triển nhanh và chưa có định hướng nên cũng gặp nhiều trở ngại trong khai thác: trữ lượng nguồn lợi giảm, sự đầu tư các đội tàu chưa hợp lý, chất lượng cá sau đánh bắt giảm dẫn đến lợi nhuận ròng giảm, ảnh hưởng đến đời sống của ngư dân và nguồn nguyên liệu cho chế biến cũng như thị trường xuất khẩu Điều này phản ánh cách quản lý ngành khai thác thủy sản từ trước đến nay không còn phù hợp và tất yếu cần có một biện pháp quản lý để nhằm duy trì, bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, đồng thời đảm bảo sinh kế cho ngư dân, duy trì hiệu quả quản lý trong một thời gian dài Đây là vấn đề cấp thiết mà các cơ quan ngành cần giải quyết để phát triển nghề câu vàng cá ngừ đại dương nói riêng và các nghề đánh bắt xa bờ nói chung

có hiệu quả theo hướng ổn định và bền vững

Những rủi ro khác mà ngư dân cũng thường xuyên đối mặt là: đứt hoặc mất câu (60%), nguồn lợi thủy sản suy giảm (chiếm 90%), thời tiết thất thường (50% ), tàu bị

hự máy (60%) và ngư trường không ổn định/cố định (70%) Đối với trường hợp bão (chiếm 20%) chiếm tỷ lệ thấp trong khảo sát do hiện nay ngư dân được thông báo, cập

Trang 13

nhật tình hình diễn biến bão xảy ra kịp thời để chủ động phòngtránh nên ít bị thiệt hại

do bão gây ra trong những năm gần đây

Để duy trì và phát triển làng cá truyền thống nơi đây, luận văn đã đề xuất 8 nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động khai thác cá ngừ đại dương cho các

hộ dân tại làng chài tại Phú Yên Nghề khai thác cá ngừ đại dương tiến tới phát triển theo hướng hiện đại, bền vững là rất cần thiết và cần phải có thời gian, lộ trình và nguồn đầu tư lớn về cơ sở hạ tầng, du nhập và chuyển giao các ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại, đóng tàu vỏ thép, đào tạo nâng cao tay nghề, nhận thức của ngư dân làng nghề, tổ chức sản xuất theo quy mô tổ đội, hợp tác xã, nghiệp đoàn,

Từ khóa: Đánh giá hiệu quả kinh tế, nghề khai thác Cá Ngừ Đại Dương, Tỉnh Phú Yên

Trang 14

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Phú Yên là tỉnh duyên hải nam Trung bộ, chiều dài bờ biển 189 km, có vùng đất liền nhô ra khơi tiếp giáp với biển Đông, ngư trường rộng lớn, thuận lợi cho các đội tàu xa bờ vươn khơi bám biển chặn bắt các đàn cá nổi có giá trị kinh tế cao, có trữ lượng lớn như: cá ngừ vây vàng, cá ngừ mắt to, cá thu, cá ngừ sọc dưa, cá ngừ chù, ngừ ồ,…di cư đại dương áp lộng

Cá ngừ đại dương là loài hải sản được nhiều nước trên thế giới chuộng làm nguồn thực phẩm cao cấp, có giá trị kinh tế cao, có trữ lượng lớn, tập trung ở vùng biển xa bờ Hàng năm, nhờ vào sự nỗ lực, cố gắng, lao động sáng tạo và bền bỉ của bà con ngư dân nên sản lượng khai thác cá Ngừ vây vàng và cá Ngừ mắt to đạt sản lượng cao, sản phẩm tươi sống đã xuất sang các thị trường như: Mỹ, EU, Nhật Bản, Khai thác cá Ngừ đại dương (nghề khai thác xa bờ) là nghề chủ lực trong cơ cấu nghề khai thác hải sản của tỉnh Phú Yên, đã và đang tạo nhiều công ăn việc làm cho lao động miền biển, góp phần cải thiện đời sống mọi mặt của ngư dân, làm thay đổi đáng kể các làng xã ven biển

Tuy nhiên, do sự phát triển nhanh và ồ ạt nên hiệu quả khai thác cá ngừ đại dương ngày càng có xu huớng giảm: trữ lượng nguồn lợi giảm, sự đầu tư các đội tàu chưa hợp lý, chất lượng cá sau đánh bắt giảm dẫn đến lợi nhuận ròng giảm, ảnh hưởng đến đời sống của ngư dân và nguồn nguyên liệu cho chế biến cũng như thị trường xuất khẩu Điều này phản ánh cách quản lý ngành khai thác thủy sản từ trước đến nay không còn phù hợp và tất yếu cần có một biện pháp quản lý để nhằm duy trì, bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, đồng thời đảm bảo sinh kế cho ngư dân, duy trì hiệu quả quản lý trong một thời gian dài Đây là vấn đề cấp thiết mà các cơ quan ngành cần giải quyết để phát triển nghề câu vàng cá ngừ đại dương nói riêng và các nghề đánh bắt xa

bờ nói chung có hiệu quả theo hướng ổn định và bền vững Do đó, cần phải có sự phân tích, đánh giá về nhiều mặt: kinh tế, xã hội, nguồn lợi… đặc biệt là đánh giá về hiệu quả kinh tế của nghề khai thác cá ngừ đại dương qua các năm để thấy được thực trạng,

xu hướng biến đổi nhằm có các chính sách nâng cao hơn nữa hiệu quả của nghề này trong tương lai

Nghiên cứu này tiếp tục tập hợp những thông tin về quản lý ngành, khoa học công nghệ, thực tế sản xuất, giúp có thêm thông tin làm cơ sở cho việc xây dựng định

Trang 15

hướng chiến lược, chương trình phát triển hoạt động khai thác và nâng cao chất lượng

và giá trị cá ngừ đại dương Phú Yên trên các thị trường trong và ngoài nước; góp phần tăng hiệu quả kinh tế hơn nữa cho ngư dân tỉnh Phú Yên và bảo vệ chủ quyền biển đảo

của Tổ quốc Chính vì vậy, tôi thực hiện đề tài “Đánh giá hiệu quả kinh tế nghề khai thác cá ngừ đại dương tại Phú Yên”

2 Mục tiêu nghiên cứu

3 Câu hỏi nghiên cứu

- Hiệu quả kinh tế nghề khai thác cá ngừ đại dương tại Phú Yên như thế nào trên các mặt: trình độ kỹ thuật, mức độ đầu tư, sản lượng, doanh thu, chi phí… ?

- Những mặt tích cực, cơ hội và những khó khăn, thách thức, nguyên nhân nào ảnh hưởng đến sự phát triển nghề khai thác cá ngừ đại dương?

- Cần có chính sách và khuyến nghị gì cho hộ ngư dân và chính quyền địa phương nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế nghề khai thác cá ngừ đại dương?

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng về hiệu quả kinh tế của các tàu khai thác cá

ngừ đại dương tại Phú Yên

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Về nội dung: Hiệu quả kinh tế của các tàu khai thác cá ngừ đại dương

Về không gian: Tại Tỉnh Phú Yên

Trang 16

Về thời gian:

- Số liệu thứ cấp: 2011 – 2016

- Số liệu sơ cấp: điều tra các thông tin về đội tàu hoạt động khai thác nghề khai thác cá ngừ đại dương tại Phú Yên trong 2 năm 2015 và 2016, thời gian điều tra vào tháng 4/2017 – 10/2017

5 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thu thập số liệu:

Loại dữ liệu cần thu thập:

- Dữ liệu thứ cấp: Để thực hiện đề tài này, tác giả đã thu thập, nghiên cứu các tài liệu (bài báo, tạp chí, luận văn thạc sĩ, trang web…) liên quan đến hoạt động khai thác

cá ngừ đại dương và thu thập số liệu đã được công bố từ các cơ quan Cục Thống kê tỉnh Phú Yên, Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Phú Yên, phòng Kinh tế TP Tuy Hòa Các chỉ tiêu thu thập bao gồm: Chỉ tiêu kinh tế - xã hội…Ngoài những tài liệu nghiên cứu trong nước, tác giả còn tham khảo một số tài liệu nghiên cứu nước ngoài liên quan

- Dữ liệu sơ cấp: Được thu thập thông qua phỏng vấn trực tiếp, phiếu khảo sát các hộ ngư dân có tàu đánh bắt cá ngừ đại dương tại thành phố Tuy Hòa., dựa trên bảng câu hỏi đã được chuẩn hóa qua phỏng vấn sơ bộ các chuyên gia

Nội dung điều tra đánh giá gồm: Số liệu thu thập cho mùa vụ năm 2015 và 2016 Các thông tin thu thập bao gồm:

- Đặc điểm hoạt động đánh bắt (số chuyến, số tháng, số ngày hoạt động trong năm, số thuyền viên, số lưỡi câu sử dụng trong một chuyến, ngư trường)

- Đặc điểm kỹ thuật của tàu (chiều dài, công suất tàu);

- Các thông tin về chi phí liên quan bao gồm: dữ liệu về chi phí bình quân cho 1 chuyến đi biển; các chi phí đầu tư cho tàu và ngư cụ, chi phí sửa chữa và lãi vay;

- Thông tin sản lượng khai thác và giá bán bình quân, doanh thu;

- Các thông tin về đặc điểm hoạt động tiêu thụ đầu ra (nơi bán, người mua, cơ cấu sản lượng của người mua và giá bán, hình thức bán, phương thức giao dịch, trao đổi, tiếp cận thông tin thị trường và phương thức thanh toán, thông tin bảo quản chất lượng sản phẩm và ghi chép nhật kí khai thác và các thông tin khác

Trang 17

Phương pháp phân tích dữ liệu: Đề tài sử dụng phương pháp thống kê mô tả, thống kê phân tích và thống kê so sánh nhằm phân tích và đánh giá hiệu quả kinh tế của đội tàu khai thác cá ngừ đại dương, cũng như chỉ ra những thuận lợi khó khăn của ngành này

Phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế: Đề tài sử dụng chỉ tiêu Doanh thu; chi phí (chi phí cố định, chi phí biến đổi) và lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu, tỷ suất lợi nhuận trên chi phí, Tỷ suất lợi nhuận trên tổng vốn đầu tư, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu

6 Kết cấu luận văn

Bố cục đề tài chia làm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý thuyết về hiệu quả kinh tế hoạt động khai thác thủy sản Chương 2: Thực trạng hoạt động khai thác cá ngừ đại dương tại Phú Yên giai đoạn 2011 - 2016

Chương 3: Một số gợi ý chính sách để nâng cao hiệu quả kinh tế nghề khai thác

cá ngừ đại dương tỉnh Phú Yên

Kết luận

Trang 18

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HIỆU QUẢ KINH TẾ HOẠT ĐỘNG

KHAI THÁC THỦY SẢN 1.1 Tổng quan về hiệu quả hoạt động khai thác thủy sản

1.1.1 Khái niệm

1.1.1.1 Khái niệm khai thác thủy sản

Có nhiều khái niệm về khai thác thủy sản:

Theo Luật Thủy sản Việt Nam (2013) định nghĩa: “Khai thác thủy sản là việc khai thác nguồn lợi thủy sản trên biển, sông, hồ, đầm, phá và các vùng nước tự nhiên khác”

“Đánh bắt thủy sản hay khai thác thủy sản là một hoạt động của con người (ngư dân) thông qua các ngư cụ, ngư thuyền và ngư pháp nhằm khai thác nguồn lợi thủy sản

tự nhiên” (Nguyễn Văn Tư, 2006)

“Khai thác thủy sản là hoạt động của con người sử dụng các công cụ và nhiều phương pháp khác nhau để tác động tới đối tượng các tài nguyên sinh vật trong vùng nước tự nhiên khác nhau và môi trường nhằm đáp ứng nhu cầu của con người và xã hội về các sản phẩm hàng hóa thủy sản” (Dương Trí Thảo, 2008)

Như vậy, khai thác thủy sản được hiểu là hoạt động khai thác các nguồn tài nguyên động thực vật tự nhiên sống trong môi trường nước, nhằm cung cấp hàng hóa cho tiêu dùng và nguyên liệu cho công nghiệp chế biến

Quá trình khai thác thủy sản cũng chính là quá trình tương tác giữa con người và

tự nhiên vì mục đích của con người hay đây là hoạt động chủ quan của con người Trong điều kiện các tài nguyên sinh vật trong vùng nước tự nhiên tồn tại vận động theo các qui luật tự nhiên Do vậy, nếu quá trình khai thác này phù hợp với qui luật tự nhiên thì sẽ tác động tốt, ngược lại sẽ hủy hoại môi trường sinh thái biển

Vũ Đình Thắng & Nguyễn Việt Trung (2005) khai thác thủy sản được phân thành

2 loại hình khai thác: khai thác ven bờ và khai thác xa bờ

bờ biển (ngấn nước khi thuỷ triều thấp nhất) đến đường nối liền các điểm cách bờ biển

24 hải lý; được phân thành hai tuyến: tuyến bờ và tuyến lộng

Trang 19

Khai thác xa bờ hiện nay được tạm thời quy định là đánh cá ở vùng biển tính từ

đường cách bờ biển 24 hải lý đến giới hạn ngoài của vùng biển Việt Nam (hay còn gọi

là tuyến khơi) và chỉ cho phép tàu có lắp máy chính công suất từ 90 CV trở lên, có đăng ký hành nghề đánh cá xa bờ tại địa phương nơi cư trú hoặc giấy phép hành nghề đánh cá xa bờ do cơ quan bảo vệ nguồn lợi thủy sản cấp Đồng thời tàu cá tuyến khơi không được hoạt động tại tuyến bờ và tuyến lộng

Nhưng hiện nay các qui định đã được thay thế bằng các văn bản khác về chính sách khuyến khích đầu tư tàu đánh bắt xa bờ

1.1.1.2 Khái niệm hiệu quả khai thác thủy sản

Hiệu quả (Efficiency): là sự liên quan giữa nguồn lực đầu vào khan hiếm (lao động, vốn, máy móc, ) với kết quả trung gian hay kết quả cuối cùng Hiệu quả là một phạm trù được sử dụng rộng rãi trong tất cả các lĩnh vực kinh tế, kỹ thuật, xã hội Hiểu theo nghĩa rộng, hiệu quả thể hiện mối tương quan giữa các biến số đầu ra thu được so với các biến số đầu vào được sử dụng để tạo ra những kết quả đầu ra đó

Farell (1997) định nghĩa hiệu quả kinh tế (Economic efficiency): là một phạm trù kinh tế trong đó sản xuất đạt được cả hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân phối” Hiệu quả kỹ thuật ( Technical efficiency): là khả năng tạo ra một lượng đầu ra

cho trước từ một lượng đầu vào nhỏ nhất hay khả năng tạo ra một lượng đầu ra tối đa

từ một lượng đầu vào cho trước, ứng với một trình độ công nghệ nhất định

Hiệu quả phân bố (Allocative effciency): là khả năng đạt được lợi nhuận tốiđa

ở một mức giá cho trước với những đầu ra và đầu vào cho trước

Như vậy, mặc dù có rất nhiều những quan điểm khác nhau về hiệu quả kinh tế nhưng chung quy lại chúng ta có thể hiểu: hiệu quả kinh tế là phạm trù phản ánh mặt chất lượng của hoạt động kinh doanh, phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực sản xuất (lao động, máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu, tiền vốn, ) trong quá trình tiến hành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp để tối đa hóa lợi nhuận

Từ đó, có thể hiểu: Hiệu quả hoạt động khai thác thủy sản là quá trình phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực sản xuất (lao động, máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu, tiền vốn, ) để tác động tới đối tượng các tài nguyên sinh vật trong vùng nước tự nhiên

và môi trường nhằm đáp ứng nhu cầu của con người và xã hội về các sản phẩm hàng hóa thủy sản của tổ chức, cá nhân hay doanh nghiệp để tối đa hóa lợi nhuận

Trang 20

1.1.2 Nội dung hiệu quả khai thác thủy sản

Nâng cao hiệu quả hoạt động khai thác thủy sản là một phạm trù không chỉ gắn liền với khai thác thủy sản mà trong điều kiện nguồn lợi có hạn, các tác động đối với

xã hội và môi trường ngày càng lớn, nó đòi hỏi hướng đến vấn đề phát triển bền vững

Do đó, nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản cũng chứa đựng các nội dung như phát triển kinh tế, tỉnh hội, môi trường và thể chế

Khai thác thủy sản đem đến những lợi ích kinh tế cho người dân ven biển nhưng đồng thời vẫn bảo đảm cải thiện về xã hội gắn với ngư dân, ngư trường và nguồn lợi

Bộ qui tắc ứng xử nghề cá có trách nhiệm là căn cứ quan trọng cho việc định hướng phát triển khai thác thủy sản ở các quốc gia Tùy thuộc tình hình và điều kiện từng nước, từng vùng và các điều kiện khác nhau mà việc phát triển khai thác thủy sản sẽ có các mục tiêu ưu tiên trong từng thời kì Bộ qui tắc chứa đựng các nội dung cơ bản liên quan đến phát triển khai thác thủy sản gồm:

Gia tăng sản lượng thủy sản và đáp ứng nhu cầu xã hội về thủy sản

Tận dụng triệt để các nguồn lực thuận lợi, khai thác lợi thế so sánh về ngư trường, lao động sẵn có, chuyển đổi mùa vụ phù hợp với nguồn lực thủy sản, tránh tình trạng khai thác quá mức trữ lượng cho phép

Tăng lợi nhuận chuyển biến trên cơ sở tăng năng suất khai thác, tăng chất lượng

và tổng sản lượng, giảm chi phí khai thác hướng tới thỏa mãn nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu đồng thời duy trì sự phát triển bền vững nguồn lợi hải sản

Áp dụng các biện pháp phù hợp để duy trì hay phục hồi đàn cá ở mọi mức độ có thể, để có được sản lượng bền vững cao nhất

Áp dụng các biện pháp bảo tồn lâu dài và sử dụng bền vững nguồn lợi thủy sản thông qua các chính sách, khuôn khổ thể chế và pháp lý phù hợp Các biện pháp quản

lý và bảo tồn nhằm đảm bảo tính bền vững lâu dài của nguồn lợi thủy sản mọi mức độ

để khuyến khích mục tiêu sử dụng tối ưu và duy trì tình sẳn có của nguồn lợi thủy sản cho thế hệ hiện tại và tương lai Phải khuyến khích các nghiên cứu nhằm thực hiện hợp

ký việc đánh bắt, đặc biệt liên quan đến khả năng đánh bắt quá mức và các mức độ vượt quá của cường lực đánh bắt Nâng cao thu nhập cho người sản xuất, góp phần xóa đói giảm nghèo

Trang 21

Đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn, sức khỏe cho người tham gia KTTS không được thấp hơn các qui định tối thiểu của quốc tế

1.2 Các tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động khai thác thủy sản

1.2.1 Quy mô, năng lực tàu thuyền

Tàu thuyền khai thác thủy sản là tàu thuyền có kết cấu và năng lực phù hợp với yêu cầu hoạt động của từng loại ngư cụ nhằm đạt hiệu quả đánh bắt cao Phân loại trang bị tàu thuyền đánh bắt dựa vào các yếu tố: trang bị động lực ( máy lắp theo công suất), loại ngư cụ (lưới kéo, lưới vây, lưới rê, câu, chụp mực, ), vật liệu vỏ tàu ( gỗ, thép, xi măng lưới thép, composit, )

Quy mô tàu thuyền phản ánh nguồn lực phục vụ cho hoạt động khai thác thủy sản, đồng thời qua quy mô tàu thuyền cũng đánh giá được hiệu quả hoạt động khai thác thông qua sản lượng khai thác và năng suất khai thác

Sản lượng khai thác: Sản lượng khai thác được tính trên cơ sở sản lượng khai thác

trên biển và sản lượng không giảm qua các năm được xem là dấu hiệu tốt về kinh tế

Năng suất khai thác: Năng suất khai thác được tính toán dựa trên từng đối tượng

khai thác cho từng nghề, chỉ số này cho biết bình quân công suất trong một kỳ tạo ra bao nhiêu tấn (đồng) sản lượng, năng suất càng tăng chứng tỏ môi trường nguồn lợi còn phong phú, mức sản lượng khai thác chưa vượt qua mức sản lượng bền vững

Tổng sản lượng (DT) khai thác Năng suất khai thác =

Tổng công suất tàu thuyền

1.2.2 Vốn đầu tư vào tàu cá

Vốn đầu tư là toàn bộ số vốn để đầu tư ban đầu cho tàu cá bao gồm: vỏ tàu, máy tàu và các máy móc khai thác, các thiết bị cơ khí, thiết bị điện, thiết bị bảo quản ngư lưới cụ

Nguồn vốn này tùy thuộc vào khả năng tài chính của các chủ tàu, có thể là nguồn vốn của chính họ do quá trình tích lũy trong sản xuất, nguồn từ các tài trợ của

dự án, nguồn vay của ngân hàng, vay tư nhân

Trang 22

1.2.3 Lao động tham gia khai thác

Lao động là một yếu tố đầu vào quan trọng phục vụ cho quá trình đánh bắt hải sản Trên tàu thường có các lao động bạn và lao động gia đình chủ tàu tham gia khai thác

Tỷ lệ lao động tham gia khai thác là chỉ tiêu đánh giá mức độ lao động trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất, đồng thời cũng góp phần vào việc giải quyết việc làm

Tổng lao động tham gia khai thác

Tỷ lệ lao động khai thác =

Tổng lao động

1.2.4 Doanh thu khai thác

Doanh thu từ khai thác là tổng giá trị các lợi ích kinh tế mà các thủy thủ tham gia hoạt động đánh bắt trên tàu thu được từ việc khai thác và tiêu thụ sản phẩm thủy sản

Trong một năm, doanh thu bao gồm tổng doanh thu khai thác trong mùa chính

và mùa phụ Doanh thu không bao gồm phần thu nhập cá nhân do thủy thủ làm thêm trong quá trình đánh bắt và cũng như không bao gồm phần thủy sản khai thác được chia cho người lao động để làm thức ăn cho gia đình

Trong đó:

TR: doanh thu tính cho một chuyến biển

Pi: đơn giá sản phẩm loại i

Qi: khối lượng sản phẩm loại i

Tỷ suất doanh thu/chi phí (TR/TC): chỉ tiêu này cho biết một đồng chi phí đầu

tư mang lại bao nhiêu đồng giá trị sản phẩm

Tuy nhiên, phương pháp đánh giá này có nhược điểm là kết quả đánh giá phụ thuộc nhiều vào biến động của giá cả cá ngừ trên thị trường, và có sự biến động theo mùa khai thác Do đó, nếu chỉ sử dụng đơn thuần phương pháp đánh giá dựa vào Tỷ suất doanh thu/chi phí thì không loại được tác động của mùa vụ của nghề khai thác và biến động giá trên thị trường

1.2.5 Chi phí khai thác

Chi phí khai thác là tổng các khoản tiền chi ra phục vụ cho hoạt động khai thác thủy sản của tàu và các khoản khấu trừ tài sản thông qua khấu hao

Trang 23

Trong khai thác thủy sản, chi phí có thể được phân thành 2 loại: chi phí cố định

và chi phí biến đổi

TC = VC + FC

Trong đó:

TC: tổng chi phí tính cho một chuyến đi

VC: chi phí biến đổi

FC: chi phí cố định

Chi phí cố định (FC): là những khoản chi phí thường không biến đổi hoặc biến

đổi rất ít khi mức độ hoạt động thay đổi Các khoản chi phí này thường đượccác chủ tàu gánh chịu và bù đắp bằng phần thu nhập sau khi đã trừ chi phí biến đổi Chi phí cố định trong khai thác thủy sản bao gồm:

+ Chi phí khấu hao: là khoản chi phí bù đắp sự giảm dần giá trị của tài sản cố

định do quá trình sử dụng, do hao mòn tự nhiên, do tiến bộ kỹ thuật, Chi phí nàybao gồm các khoản khấu hao về vỏ tàu, máy tàu, thiết bị cơ khí, thiết bị điện tử, ngư cụ, thiết bị bảo quản, thiết bị khác

+ Chi phí sửa chữa lớn: là những khoản chi phí phục hồi, thay thế những bộ

phận bị hao mòn, hư hỏng trong quá trình sử dụng tài sản cố định Những chi phí này chủ yếu phát sinh trong thời điểm tàu ngưng hoạt động, bao gồm: chi phí sửa chữa vỏ tàu, sửa chữa ngư cụ, sửa chữa lớn máy tàu và trang thiết bị trên tàu,

+ Chi phí lãi vay: là khoản chi phí trả cho chi phí sử dụng vốn vay dài hạn do

ngư dân thường được vay vốn đầu tư cho tài sản cố định

Chi phí biến đổi (VC): là những khoản chi phí có quan hệ tỷ lệ thuận với biến

động về mức độ hoạt động Chi phí biến đổi trong khai thác thủy sản bao gồm:

+ Chi phí chuyến biển: là khoản chi phí bỏ ra mua nhiên liệu, bảo quản, lương

thực, chi phí sửa chữa nhỏ, Chi phí này được bù đắp bằng doanh thu trước khi chia lương cho lao động

+ Chi phí nhiên liệu: bao gồm chi phí dầu, nhớt phục vụ cho hoạt động máy tàu + Chi phí bảo quản: bao gồm chi phí mua đá, muối dùng để bảo quản sản phẩm

khai thác

+ Chi phí lương thực, thực phẩm: bao gồm những chi phí phục vụ ăn uống

trong quá trình khai thác

Trang 24

+ Chi phí sửa chữa nhỏ: bao gồm chi phí sửa chữa tàu, ngư cụ, trang thiết bị

phát sinh trong khi tàu đang hoạt động khai thác thủy sản Chi phí này thường nhỏ và xảy ra thường xuyên

+ Các loại chi phí phải trả và chi phí khác: bao gồm phí neo đậu tàu thuyền,

phí cập bến thực hiện một số dịch vụ hậu cần trước khi ra khơi

tham gia khai thác

1.2.6 Lợi nhuận khai thác

Lợi nhuận trong khai thác thủy sản là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và chi phí bỏ ra sau khi khai thác

Chỉ tiêu này có ý nghĩa quan trọng trong đánh giá hiệu quả hoạt động khai thác thủy sản Giá trị lợi nhuận thu được ảnh hưởng đến tình trạng lời, lỗ hoặc hòa vốn của chủ tàu cũng như tiền lương của lao động trên thuyền

Trong khai thác thủy sản, lợi nhuận có thể được chia làm 3 loại:

Lợi nhuận của từng chuyến biển

Lợi nhuận của từng chuyến biển = Doanh thu chuyến biển – Chi phí chuyến biển

Trong đó, chi phí chuyến biển bao gồm chi phí biến đổi cho chuyến biển, chi phí bảo hiểm, chi phí nhân công, khấu hao, lãi vay,

Lợi nhuận của một thuyền

Lợi nhuận của một thuyền = Lợi nhuận của từng chuyến biển × Số chuyến biển bình quân trong năm của nghề

Lợi nhuận của nghề

Lợi nhuận của nghề = Lợi nhuận của từng tàu × Số tàu khai thác bình quân trong năm

Tỷ suất thu nhập/chi phí (NI/TC): chỉ tiêu này cho biết 1 đồng bỏ ra đầu tư mang lại bao nhiêu đồng thu nhập

Tuy nhiên, như đã đề cập ở trên, chỉ tiêu “Tỷ suất thu nhập/chi phí” cũng sẽ chịu tác động của biến động thị trường về giá cả cá ngừ và tính chất mùa vụ của nghề

Trang 25

khai thác cá ngừ Do đó, chỉ sử dụng đơn thuần chỉ tiêu này trong đánh giá sẽ cho kết quả không chính xác Do đo, cần kết hợp phương pháp này với các phương pháp khác

để có cách thức đánh giá toàn diện nhất

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động khai thác thủy sản

Thông qua việc xác định các nhân tố ảnh hưởng đến khai thác thủy sản, phần nào xác định các biện pháp quản lý tương ứng, các nhân tố ảnh hưởng này có thể chia thành 8 nhóm nhân tố

1.3.1 Nhóm nhân tố về điều kiện tự nhiên

Đặc điểm về trữ lượng, sinh học, ngư trường, thời tiết, mùa vụ,… ảnh hưởng đến những biến động về sản lượng khai thác, tỉ lệ sinh sản, thời gian sinh sản, thời gian sinh trưởng, tỷ lệ chết tự nhiên…Việc khai thác quá mức sẽ làm giảm trữ lượng thủy sản, do đó không thể gia tăng cường lực mãi mà phải gắn với đặc điểm sinh học

Hiện nay, tình trạng khai thác quá mức nguồn lợi hải sản biển đang diễn ra mạnh mẽ nhất là nguồn lợi ven bờ, nên cứ tiếp tục như vậy sẽ dẫn đến cạn kiệt nguồn hải sản đánh bắt, đồng thời nó cũng làm ảnh hưởng mạnh mẽ đến sản lượng khai thác trên biển, nhiều tàu thuyền sẽ bị thua lỗ nặng nề, có khi phải bỏ nghề vì nguồn thu ít

Vì vậy, việc tìm kiếm nguồn lợi hải sản là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả khai thác Xu hướng đánh bắt xa bờ là hướng đi đúng cho một người dân tham gia khai thác

Ngư trường khai thác cũng là một yếu tố khá quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng một chuyến khai thác hải sản xa bờ Giả sử, nếu đánh bắt ở những ngư trường có

ít nguồn lợi thủy sản hay không đúng thời vụ sinh sản của các loài hài sản ở ngư trường khai thác, thì nguồn lợi thu được cũng sẽ giảm, trong khi phải chi nhiều khoản chi phí khác nhau, dễ dẫn đến bị thua lỗ và ngược lại Thông thường, các ngư trường

xa bờ thường có khả năng cho năng suất khai thác cao hơn gần bờ

Sự thay đổi khí hậu có tác động đến các hệ sinh thái biển, làm biến động chủng quần và nguồn lợi cá biển, vì vậy làm ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của cộng đồng ngư dân khu vực ven biển

Chế độ thủy triều khá phức tạp gồm nhiều tính chất thủy triều khác nhau có ảnh hưởng đến việc ra vào cảng của tàu thuyền, đặc biệt là ở những vùng có bãi ngang, bãi bồi, nhiều tàu có thể bị mắc cạn trong quá trình ra vào neo đậu ở cảng Bão và áp thấp

Trang 26

cũng tác động đến ngư trường đánh bắt của ngư dân, chi phí cho việc di chuyển đến nơi an toàn tốn kém,

1.3.2 Nhóm nhân tố mùa vụ khai thác

Do đặc thù nghề biển bị tác động và chi phối hoàn toàn vào yếu tố thời tiết và mùa vụ khai thác Cho nên khi thời tiết tốt và đồng thời điểm mùa vụ chính, ngư dân tập trung ra khơi, đồng thời tăng cường thời gian bám biển để khai thác nên sản lượng thủy sản khai thác được tăng lên

Tuy nhiên, thủy sản là một sinh vật có các giai đoạn sinh sản, phát triển, chết,… giống như bao sinh vật khác Do đó, nếu khai thác trong mùa sinh sản điều đó chứng tỏ rằng công tác bảo vệ nguồn lợi chưa được thực hiện

1.3.3 Nhóm nhân tố về đặc trưng kỹ thuật của tàu và vốn đầu tư

Đặc trưng về vỏ tàu (vật liệu đóng tàu, hình dáng, chiều dài, chiều rộng, trọng tải tàu), máy tàu (công suất máy chính, máy phụ, loại máy, tình trạng máy), trang thiết

bị trên tàu (các thiết bị khai thác, thiết bị điện lực, thiết bị hàng hải, thiết bị cứu sinh), tuổi tàu, nơi mua,… các nhân tố này ảnh hưởng đến thời gian bám biển khi có các sự

cố về thời tiết, mức độ an toàn không cao, khó khăn để phát triển đánh bắt xa bờ

1.3.4 Nhóm nhân tố về đặc trưng ngư cụ

Đặc điểm ngư cụ được thể hiện thông qua đặc điểm riêng biệt mỗi nghề Tuy nhiên các tàu thường có xu hướng kiêm nghề nghĩa là làm cả nghề chính và nghề phụ Ngư cụ đánh bắt cũng thay đổi theo từng mùa tùy thuộc vào khả năng của chủ tàu, sự

đa dạng của ngư cụ đã góp phần nâng cao hiệu quả đánh bắt cá

Tuy nhiên, rất nhiều trường hợp xảy ra là ngư dân sẵn sàng chuyển đổi nghề hoặc cải hoán nghề nhưng không đăng ký với cơ quan quản lý, điều này làm ảnh hưởng đến công tác quản lý tàu thuyền, nghề cũng như bảo vệ nguồn lợi

1.3.5 Nhóm nhân tố về lao động và tổ chức sản xuất

Lao động là một yếu tố đầu vào quan trọng phục vụ cho quá trình đánh bắt hải sản Đặc điểm về chủ tàu, thuyền trưởng, nhân công liên quan đến lao động như trình

độ văn hóa, thời gian làm nghề, truyền thống nghề, kinh nghiệm, sức khỏe, bằng cấp, phương thức ăn chia tổ chức sản xuất trên biển, sự phối hợp của các lao động trên tàu,

Trang 27

so sánh chuyến khai thác, so sánh tàu trong tổ (đội) sản xuất Những điều này hạn chế khả năng tiếp cận khoa học kỹ thuật và ý thức bảo vệ môi trường cũng như hiệu quả của hoạt động đánh bắt ngay trên tàu và sau khi lên bờ

1.3.6 Nhóm nhân tố về quản lý Nhà nước

Nhà nước quản lý khai thác thủy sản có thể thông qua các khoản như: các loại thuế, các khoản hỗ trợ của chính phủ, thông qua các công trình dự án của chính phủ hoặc tổ chức phi chính phủ nhằm hỗ trợ cho ngư dân

Ngoài ra, quản lý ngư nghiệp sử dụng hệ thống các loại công cụ gồm pháp luật, chính sách,… thúc đẩy tạo ra sự phá triển bền vững của nền kinh tế, môi trường tự nhiên và các giá trị văn hóa xã hội mang bản sắc dân tộc

1.3.7 Nhóm nhân tố về thị trường

Yếu tố thị trường ở đây chủ yếu là giá cả tác động đến đầu vào, đầu ra:

Thị trường các yếu tố đầu vào: bao gồm nhiên liệu, lương thực, thực phẩm,

nước đá, lao động,… luôn là những yếu tố biến động mạnh Sự thay đổi chỉsố (giá cả các sản phẩm đầu vào) tác động mạnh đến kết quả kinh tế trong khai thác thủy sản, đặc biệt là giá xăng dầu, chịu tác động của thị trường thế giới Có năm, giá xăng dầu quá cao, một số tàu phải nằm bờ, một số ra khơi nhưng hiệu quả khai thác không cao

Thị trường các yếu tố đầu ra: bao gồm cầu về thủy sản tươi sống Nếu nhu cầu

người tiêu dùng nội địa và xuất khẩu tăng sẽ làm tăng giá bán, kích thích khaithác thủy sản, phục vụ cho nhu cầu chế biến thực phẩm, góp phần làm tăng thu nhập cho người dân, đồng thời làm tăng GDP cả nước

1.3.8 Nhóm nhân tố về rủi ro

Khai thác thủy sản là một nghề gặp phải rất nhiều rủi ro: gặp cướp biển, tai nạn trên biển, nặng thì có thể chìm tàu, nhẹ thì hư hỏng nhẹ, và có cả trường hợp mất mạng Điều này sẽ gây ra ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống tinh thần và vật chất của ngư dân Tuy nhiên, không thể không làm bởi bám biển là nguồn thu chủ yếu phục vụ cho nhiều gia đình nơi đây

Ngoài ra, rủi ro trong khai thác thủy sản cũng xuất phát từ ý thức trong khai thác và khai thác vượt giới hạn lãnh thổ khai thác dẫn đến những hậu quả nghiêm

Trang 28

trọng Nó không chỉ đơn giản là bị mất hết tài sản, có khi còn mất cả mạng sống của các ngư dân đi biển

1.4 Tổng quan nghiên cứu trong và ngoài nước về hiệu quả kinh tế hoạt động

khai thác thủy sản

1.4.1 Tình hình nghiên cứu ngoài nước

Nghiên cứu của FAO (1999) trong ba năm 1995 đến 1997 về khả năng phát triển kinh tế trong lĩnh vực khai thác thủy sản của một số nước tiêu biểu thuộc bốn nhóm: Châu Á, Châu Phi, Châu Âu và Châu Mỹ La tinh Sau đó, trong báo cáo của FAO về thành tựu kinh tế kỹ thuật nghề cá đã tóm tắt những kết quả kinh tế tài chính trong hoạt động khai thác hải sản của 15 nước thực hiện trong năm 1999 và 2000 Nghiên cứu cho thấy, trong 108 nghề được nghiên cứu tại 15 nước (Nam Mỹ, Châu

Âu, Châu Phi và Châu Á) có 105 nghề đạt dòng tiền dương (positive gross cash flow) chiếm 97% Nghiên cứu cũng cho thấy khi xem xét chi phí sử dụng vốn như: chi phí khấu hao và chi phí lãi vay thì có 92 nghề đạt lợi nhuận khai thác dương, chiếm 85% tổng số nghề nghiên cứu

Flaaten và cộng sự (1995) đã so sánh sự khác biệt lợi nhuận của đội tàu khai

thác lưới vây sử dụng giấy phép miễn phí và đội tàu khai thác lưới vây mua giấy phép theo giá thị trường tại Nauy Các tác giả đã sử dụng phương pháp hồi quy OLS để phân tích những nhân tố tác động đến doanh thu và chi phí của 2 đội tàu khai thác lưới vây nhằm chỉ ra những khác biệt về doanh thu và chi phí của 2 đội tàu, từ đó xác định

sự khác biệt về lợi nhuận, làm cơ sở tìm ra giá trị thật của giấy phép trên thị trường chuyển nhượng Các ông nhận thấy rằng: các tàu vây được cấp hạn ngạch quota có lợi nhuận cao hơn so với các nhóm tàu vây khác Nguyên nhân chính là do chủ tàu đã phải

tốn chi phí vốn quá cao

Trong bài viết nghiên cứu về hoạt động kinh tế và tài chính các nghề cá biển ở

15 nước trên thế giới của các tác giả u Tietze và J.Prado J.-M.Le Ry R Lasch, trong tổng số 108 loại tàu khai thác thì có đến 105 (chiếm 97%) loại tàu có dòng tiền luân chuyển dương (gross cash flow) và bù đắp được mọi chi phí bỏ ra Nếu trừ chi phí khấu hao và lãi suất, thì có 92 trên 108 loại tàu có lợi nhuận ròng Chỉ có các loại tàu lưới kéo cá và tôm tầng đáy có dòng tiền luân chuyển âm Những tàu trước đây có kết

Trang 29

quả lợi nhuận dương, nhưng một thời gian sau đó có lợi nhuận âm thường rơi vào những tàu có tuổi thọ khá lớn

1.4.2 Tình hình nghiên cứu trong nước

Cùng với sự gia tăng cường lực khai thác trong những năm gần đây, nguồn lợi thuỷ hải sản biển ngày một suy giảm, đặc biệt ở vùng nước ven bờ Các nhà quản lý nghề cá từ Trung ương đến địa phương và đặc biệt là ngư dân cũng đã nhận thức được điều này Chính vì vậy, tại Việt Nam ngày càng có nhiều cuộc điều tra chủ yếu xoay quanh vấn đề xác định nguồn lợi và đa dạng sinh học biển

Quy hoạch tổng thể ngành thuỷ sản, đây là một công trình nghiên cứu do Viện Kinh tế và Quy hoạch thuỷ sản thực hiện Nhóm nghiên cứu đã thực hiện khá công phu

để đánh giá hiện trạng và xác định tiềm năng phát triển của ngành thuỷ sản ở Việt Nam Dựa vào kết quả đánh giá về hiện trạng ngành thuỷ sản các lĩnh vực khai thác gần bờ, khai thác xa bờ, nuôi trồng, chế biến hải sản , nhóm nghiên cứu đã xây dựng các mục tiêu và định hướng phát triển ngành thuỷ sản nước ta đến năm 2010 Tuy nhiên, công trình nghiên cứu này chưa đánh giá kết quả kinh tế trong khai thác hải sản

và đề cập các giải pháp nâng cao kết quả kinh tế của các nghề khai thác ở nước ta

Lê Kim Long (2006) nghiên cứu về kết quả kinh tế nghề câu vàng cá ngừ đại dương tại Nha Trang, Khánh Hoà cho thấy nghề này mang lại lợi nhuận tương đối cao trong năm 2004, một trong những nghề mới phát triển trong những năm gần đây đã tạo được công ăn việc làm cho nhiều lao động nghề cá với thu nhập ổn định Nghiên cứu cũng đã bước đầu xây dựng mô hình kinh tế lượng đánh giá về tác động của những nhân tố

kỹ thuật đến doanh thu khai thác và doanh thu khai thác trên một đơn vị cường lực (CPUE)

Nguyễn Ngọc Duy (2010) nghiên cứu về đánh giá hiệu quả kinh tế và hiệu quả của các đội tàu đánh bắt xa bờ ở Việt Nam nói chung và đối với nghề lưới rê tại Nha Trang nói riêng Kết quả của nghiên cứu đã cho thấy lợi nhuận trung bình của một tàu lưới rê là 17,3% Nghiên cứu cũng chứng minh rằng công suất máy, ngư cụ và số ngày đánh bắt trên một chuyến biển là những yếu tố phản ánh nhiều nhất nỗ lực đánh bắt thủy sản

Phạm Thị Thanh Thủy (2007) đã chỉ ra rằng đây là nhóm nghề khai thác vẫn còn khá hấp dẫn với tỷ suất sinh lợi cao trong các loại nghề khai thác ven bờ Bên cạnh đó,

Trang 30

nghề này cũng đóng vai trò quan trọng trong tạo việc làm cho ngư dân miền biển, thực phẩm bổ dưỡng và thu nhập đáng kể cho cộng đồng địa phương Nghiên cứu cũng cung cấp cho chính các ngư dân rõ hơn một số chỉ tiêu như doanh lợi trên doanh thu, doanh lợi trên chi phí, doanh lợi trên tổng vốn đầu tư, từ đó có thể kiểm soát được toàn

bộ quyết định của mình trong phân bổ các nguồn lực

Tóm tắt chương 1

Khai thác thủy sản là một bộ phận quan trọng cấu thành ngành Thủy sản và Huyền thoại về nguồn lợi thủy sinh luôn được coi là quà tặng không giới hạn của tự nhiên dành tặng cho ngành nghề này Tuy nhiên, quà tặng không giới hạn này đã dần biến mất, khi cả thế giới phải đối mặt với hiện thực nguồn lợi thủy sản dẫu có tái tạo nhưng ngày càng cạn kiệt Do đó, ngày nay phát triển và bền vững là hai từ luôn đi song hành khi nói đến ngành thủy sản hiện đại Không thể chỉ chú trọng đến công nghệ, kỹ thuật để tạo ra năng suất cao, phát triển vượt bật mà chúng ta còn cần phải quan tâm đến quản lý ngư trường, nguồn lợi, tạo thế bền vững trên cả 3 khía cạnh: kinh tế, tài nguyên và xã hội nghề cá Điều này đặc biệt quan trọng đối với nghề cá quy mô nhỏ ở vùng ven bờ là nơi hầu như sự khai thác thường đã vượt quá mức giới hạn cân bằng về nguồn lợi, sức tải môi trường

Với việc nghiên cứu các lý thuyết phát triển và hiệu quả trong khai thác thủy sản, xây dựng các chỉ số đánh giá sự phát triển trong khai thác thủy sản, luận văn đã rút ra được những lý luận cơ bản vững chắc làm nền tảng cho việc phân tích thực trạng nâng cao hiệu quả khai thác cá ngừ đại dương tỉnh Phú Yên, Phú Yên ở chương 2 Lý thuyết nâng cao hiệu quả hoạt động khai thác thủy sản là một phạm trù không chỉ gắn liền với khai thác thủy sản mà trong điều kiện nguồn lợi có hạn, các tác động đối với

xã hội và môi trường ngày càng lớn, nó đòi hỏi hướng đến vấn đề phát triển bền vững

Do đó, nó được vận dụng trong định hướng phát triển nói chung và phát triển khai thác thủy sản nói riêng phải gắn liền với công tác bảo vệ nguồn lợi, tránh tình trạng khai thác quá mức trữ lượng khai thác cho phép, bảo vệ môi trường sinh thái, bảo đảm hiệu

quả kinh tế cho ngư dân, phát triển bền vững nghề cá

Trang 31

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC VÀ HIỆU QUẢ CỦA ĐỘI TÀU KHAI THÁC CÁ NGỪ ĐẠI DƯƠNG TẠI PHÚ YÊN

GIAI ĐOẠN 2011 – 2016

2.1 Giới thiệu về tỉnh Phú Yên

Phú Yên là tỉnh ven biển thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, có tọa độ địa lý

từ 12°39’10” - 13°45’20” vĩ độ Bắc và từ 108°40’40” - 109°27’47” kinh độ Đông Phía Bắc giáp tỉnh Bình Định, phía Nam giáp tỉnh Khánh Hoà, phía Tây giáp 2 tỉnh Đắk Lắk và Gia Lai, phía Đông tiếp giáp biển Đông Tỉnh có 09 đơn vị hành chính gồm các huyện: Đồng Xuân, Đông Hòa, Sông Hinh, Sơn Hòa, Phú Hòa, Tây Hòa, Tuy

An, thị xã Sông Cầu và thành phố Tuy Hòa (là trung tâm tỉnh lỵ)

Phú Yên có hệ thống sông ngòi phân bổ tương đối đều trên toàn tỉnh, các sông đều bắt nguồn từ phía Đông của dãy Trường Sơn, chảy trên địa hình đồi, núi ở trung và thượng lưu, đồng bằng nhỏ hẹp ở hạ lưu rồi đổ ra biển Phú Yên có trên 50 con sông lớn nhỏ, đáng chú ý là 3 con sông chính: sông Kỳ Lộ, Sông Ba, Sông Bàn Thạch với với tổng diện tích lưu vực là 16.400km2, tổng lượng dòng chảy 11.8 tỷ m3, phục vụ nước tưới cho nông nghiệp, thủy điện và sinh hoạt của người dân Phú Yên

Với bờ biển dài 189 km, có nhiều vịnh, bãi, vũng, đầm phá, gành còn mang vẻ đẹp hoang sơ tạo nên những cảnh quan sinh thái phong phú, đa dạng là tiềm năng rất lớn cho du lịch biển, du lịch nghỉ dưỡng và du lịch sinh thái Bên cạnh đó, Phú Yên có nhiều vùng bãi triều nước lợ, cửa sông, đầm phá, vịnh rất thuận lợi cho phát triển nuôi trồng thủy sản xuất khẩu Đây là tiềm năng, lợi thế để Phú Yên phát triển kinh tế biển

Phú Yên nằm trên trục giao thông Bắc - Nam, có cả đường sắt, đường bộ, đường biển, đường hàng không và cảng biển, là điều kiện thuận lợi thu hút đầu tư trong và ngoài nước để phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh

Giai đoạn 2010 – 2015, tổng giá trị sản phẩm tăng bình quân 8,6%/năm Trong

đó, nông, lâm, thủy sản tăng 5%/năm; Công nghiệp - xây dựng tăng 10,1%/năm; Dịch

vụ tăng 10%/năm

Trang 32

Những năm qua nền kinh tế Phú Yên đã có sự chuyển dịch tích cực, theo đúng hướng, cơ cấu giá trị nông, lâm, thủy sản giảm từ 38,8% năm 2000 xuống 24,7% năm

2015 Khu vực công nghiệp - xây dựng tăng từ 24,1% năm 2000 lên 36,8% năm 2015 Khu vực dịch vụ tăng từ 37,2% năm 2000 lên 38,5% năm 2015 Dân số trung bình của tỉnh năm 2015 trên 892,6 nghìn người, tốc độ tăng bình quân thời kỳ đạt 0,74%/năm Trong đó, tỷ lệ dân cư khu vực thành thị có xu hướng tăng, từ 19% năm 2000 tăng lên 26,4% năm 2015 Dân số tập trung chủ yếu ở thành phố Tuy Hòa (1.483 người/km2) (Nguồn: Niên giám thống kê, Cục Thống kê tỉnh Phú Yên )

2.2 Thực trạng hoạt động khai thác cá ngừ đại dương tỉnh Phú Yên

2.2.1 Nguồn lợi, ngư trường và thời vụ khai thác cá ngừ đại dương tại Tỉnh Phú Yên

Phú Yên là một trong những tỉnh có nhiều tiềm năng, lợi thế để đẩy mạnh phát triển khai thác thủy sản Với chiều dài bờ biển trên 189 km, diện tích vùng biển và vùng đặc quyền kinh tế trên 34.000km2, với 9 đảo lớn, nhỏ gần bờ (Lao Mái Nhà, Hòn Yến, Hòn Chùa, Hòn Than, Hòn Dứa, Hòn Khô, Hòn Nưa .) Nguồn lợi hải sản

Trang 33

phong phú, đa dạng: có gần 500 loài cá, 30 loài tôm, 15 loài mực và một số loài hải sản khác thuộc lớp nhuyễn thể

Theo kết quả điều tra của Viện Nghiên cứu Hải sản, đã phát hiện được 09 loài

cá ngừ phân bố ở các vùng biển Việt Nam, bao gồm: (i) nhóm cá ngừ lớn, phân bố ở

vùng biển xa bờ - cá ngừ đại dương gồm: cá ngừ mắt to (Thunnus obesus), cá ngừ vây vàng (T albacares'), cá ngừ vây ngực dài (T alalungaj, cá ngừ vằn (Katsimonus peiamis); (ii) nhóm cá ngừ nhỏ, phân bố ở các nước gần bờ hơn gồm: cá ngừ bò (Thunnus tonggol), cá ngừ phương đông (Sarda orientalis'), cá ngừ chù (Auxis

thazară'), cá ngừ ồ (A rochei% cá ngừ chấm (Euthynnus ạffìnis)

Ngư trường: Vùng biển miền Trung là khu vực có nhiều đảo, núi ngầm và

những đường đẳng sâu lớn, có các yếu tố như nhiệt độ, độ mặn, thức ăn, rất phù hợp với các loài cá ngừ đại dương Hàng năm, chúng thường di cư tới để sinh sản, cư trú, tìm kiếm thức ăn và phát triển theo chu kỳ của các dòng hải lưu Vì vậy, vùng biển này rất thuận lợi cho việc phát triển nghề khai thác cá ngừ đại dương Ngư trường hoạt động nghề câu vàng cá ngừ đại dương thay đổi theo mùa Thông thường, những tháng

12 -3 năm sau, tàu thường khai thác ở đông bắc Hoàng Sa, bắc Trường Sa, các tháng 4

- 11 khai thác ở vùng biển Trường Sa, miền Trung, nam Biển Đông Như vậy, cá ngừ

có tính di cư theo mùa từ bắc xuống nam

Nguồn lợi: Nhóm cá ngừ vây vàng và cá ngừ mắt to có trữ lượng trung bình ước

tính khoảng hơn 45 nghìn tấn, khả năng cho phép khai thác khoảng từ 17 đến 21 nghìn tấn/năm

Mùa vụ: Mùa vụ khai thác có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và sản lượng

khai thác thủy sản của tàu thuyền ra khơi Nếu xác định được mùa vụ khai thác thì ngư dân có thể đánh bắt được nhiều lượng thủy sản hơn Cá ngừ đại dương xuất hiện quanh năm ở vùng biển ngoài khơi miền Trung nước ta, mùa vụ khai thác chính từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, mùa phụ từ tháng 5 đến tháng 10 Tuy nhiên, vào tháng 10 đến tháng 12 do thời tiết xấu nên nhiều tàu không đi khai thác mà ở nhà để sửa chữa tàu, thiết bị và ngư cụ chuẩn bị cho mùa đánh bắt tiếp theo

Những năm gần đây, do biến đổi khí hậu cùng sự nóng lên toàn cầu có tác động đến hệ sinh thái biển, làm biến động chủng loại và nguồn lợi thủy sản, vì thế ảnh hưởng trực tiếp đến cộng đồng ngư dân khu vực ven biển Bão, áp thấp nhiệt đới gia

Trang 34

tăng tác động trực tiếp đến khai thác thủy sản, làm tàu thuyền hư hỏng, gián đoạn thời gian ra khơi Không những thế, thời tiết không thuận lợi còn còn có thể gây ra thiệt hại cho ngư dân về cả vật chất và tính mạng con người

2.2.2 Đặc điểm nghề khai thác cá ngừ đại dương tại tỉnh Phú Yên (nghề câu tay

Dây câu: Dây câu có 2loại, dây triên và dây thẻo

+ Đối với triên, chiều dài L = 150 mét Tuy nhiên, trong quá trình khai thác, thôngthường chiều dài dây được thả là 90 mét, số còn lại để dự phòng trong trường hợp cá ăn sâu hoặc cá tháo chạy khi cắn câu

+ Đối với dây thẻo, chiều dài cố định L = 15 mét, trên mỗi dây triên được lắp 2 dây thẻo, khoảng cách tối thiểu giữa 2 dây thẻo là 15 mét Trong quá trình khai thác, tùy theo cá ăn sâu hay nông mà họ có thể lắp đặt dây thẻo cho phù hợp với tầng nước

Nếu so sánh với nghề câu vàng, vật liệu, quy cách và màu sắc của các vật tư, thiết bị hầu hết giống nhau, chỉ khác nhau về số lượng và cấu tạo dây câu Như vậy, các vật tư, thiết bị sử dụng để chế tạo ngư cụ của nghề câu vàng và câu tay cơ bản như nhau, không sai khác nhiều

Quy trình khai thác cá ngừ bằng nghề câu tay kết hợp ánh sáng khá đơn giản, bao gồm 6 công đoạn:

Trang 35

b Đặc điểm về công nghệ bảo quản sản phẩm

Hiện nay, ngư dân tỉnh Phú Yên bảo quản cá ngừ sau khai thác chủ yếu bằng nước đá được xay nhỏ tại bến, cảng cá đưa vào hầm trữ đá dùng cho chuyến biển Đa

số hầm bảo quản sản phẩm sử dụng vật liệu với chất liệu là xốp ghép (styrofor), một số tàu còn sử dụng bạt và những tấm xốp rời lót trong hầm nên khả năng giữ lạnh thấp, mức tiêu hao đá lớn, chất lượng sản phẩm giảm nhanh, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm Một số tàu đã tiến hành lắp đặt hầm bảo quản bằng công nghệ xốp thổi (Polyurethane), đảm bảo chất lượng, kỹ thuật và vệ sinh an toàn thực phẩm, xong chưa nhiều.Đối với tàu câu, quy trình xử lý, sơ chế và bảo quản không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật; hầu hết không thực hiện công đoạn ngâm hạ nhiệt, nước đá chất lượng không đạt, thời gian bảo quản kéo dài (25- 30 ngày), tỷ lệ cá đạt yêu cầu chất lượng ăn tươi (sashimi) thấp, nhất là câu tay kết hợp với ánh sáng.Nhìn chung, cơ sở vật chất, kỹ thuật, chất lượng hầm bảo quản, tay nghề và kỹ thuật xử lý, sơ chế, bảo quản sản phẩm sau thu hoạch của tất cả các tàu khai thác cá ngừ hiện nay chưa đạt yêu cầu, nên chất lượng cá giảm sút, dẫn đến giá trị thương phẩm giảm, giảm sức cạnh tranh trên thị trường; tổn thất sau thu hoạch còn lớn

c Đặc điểm về tồ chức sản xuất trên biển

Đối với đội tàu khai thác cá ngừ nói chung, khoảng 60% tàu hoạt động theo mô hình sản xuất độc lập, không theo hình thức tổ đội Bên cạnh đó, có một số mô hình hợp tác làm ăn phù hợp như: hợp tác hùn vốn, ngư cụ, lao động, phối hợp nhau thành từng tổ (3 - 5 tàu) để thông tin về ngư trường, đàn cá, hợp tác trong việc đánh bắt và phân phối thu nhập, hỗ trợ nhau khi gặp rủi ro, tai nạn trên biển Một số tàu bán sản phẩm trên biển, một số tàu gửi sản phẩm cho tàu khác về bờ tiêu thụ, như một số mô hình tàu câu vàng của Phường 6, Phường Phú Đông thuộc thành phố Tuy Hòa.Những tàu khai thác từ 15 ngày trở lên thường được tổ chức dưới dạng tổ đội sản xuất hoặc có mối liên hệ chặt chẽ với các tàu khác trong địa phương giúp nhau trong việc vận chuyển sản phẩm về bờ hoặc cung ứng nguyên, nhiên vật liệu từ bờ ra Tuy nhiên, do ý thức cộng đồng chưa cao, nên hình thức sản xuất theo tổ, đội và tổ chức liên kết sản xuất trên biển còn ở tỷ lệ thấp

Trang 36

2.2.2.2 Sản lượng khai thác

Bảng 2.1 Sản lượng cá ngừ trung bình một chuyến biển tại Phú Yên

ĐVT: Kg

200 - <300 CV 300 - <400 CV =>400 CV Chỉ tiêu

(Nguồn: Số liệu điều tra)

Theo bảng điều tra nhận thấy, khai thác cá ngừ đại dương năm 2016 tàu < 300 CV

là 1.950 kg/chuyến biển/tàu, tăng 9,3% so với năm 2015, tàu < 400 CV là 2.060 kg/chuyến/ biển/tàu, tăng 4,94% so với năm 2015, tàu >400 CV là 2.069 kg/chuyến biển/tàu, giảm 1,34%

so với năm 2015

2.2.2.3 Tiềm năng phát triển của ngành khai thác cá ngừ đại dương ở Phú Yên

Có 03 tàu câu cá ngừ đại dương trang bị thí điểm máy lọc nước biển thành nước ngọt do Công ty cổ phần Purastar cung cấp, láp đặt Nhờ đó giảm được tải trọng và chi phí vận chuyển

01 tàu câu cá ngừ đại dương trang bị thí điểm hệ thống đèn Led + câu tay do Công ty Cổ phần Bóng đèn phích nước Rạng Đông thử nghiệm Năm 2016, khai thác

05 chuyến biển đều đạt hiệu quả cao (sản lượng từ 25 - 40 con /chuyến và chi phí nhiên liệu giảm khoảng 25% nhờ thống đèn Led tiêu tốn rất ít năng lượng)

40 tàu lưới vây trang bị máy dò quét cá, đặc biệt có 03 tàu lưới vây trang bị máy

dò chụp 360 độ, đây là loại máy dò hiện đại, phát hiện cá từ mọi hướng và truy bám tự động (bằng nguồn vốn vaỳ theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP, khoảng 1,6 tỷ đồng/máy), mỗi chuyến biển đánh bắt được 40 -50 tấn, doanh thu gần tỷ đồng

20 tàu câu cá ngừ đại dương trang bị dụng cụ làm choáng cá trước khi bắt lên tàu (do Công ty cổ phân Bá Hải phối hợp với Trường Cao đẳng Công nghiệp Phú Yên

Trang 37

sáng chê), dụng cụ này giúp ngư dân làm việc nhẹ nhàng, thời gian kéo cá lên tàu nhanh gấp 3 lần so với đánh bắt thông thường, không xổng cá khi mắc câu, chất lượng

cá tốt hơn Nhiều tàu câu cá ngừ đại dương sử dụng mồi mực giả do Nhật Bản sản xuất

để câu, giúp chủ động hơn trong việc giải quyết tìm mồi câu khi hoạt động trên biển

Trên 40 tàu câu cá ngừ đại dương trong Tỉnh sử dụng lưỡi câu vòng để câu cá ngừ đại dương,tăng năng suẩt câu và ít bị xổng cá, không bị mắc câu các đối tượng cam đánh bắt như: Rùa biển, cá heo

Đến nay có 04 tàu lưới vây và 10 tàu câu cá ngừ đại dương lắp đặt, sử dụng hầm bảo quản sản phâm khai thác băng vật liệu P.Ư (Poly ưrethane); Trong đó có 03 tàu khai thác cá ngừ đại dương tham gia chuỗi liên kết của Công ty cổ phần Bá Hải

2.3 Phân tích hiệu quả kinh tế hoạt động khai thác cá ngừ đại dương tại tỉnh Phú Yên

2.3.1 Thông tin chung về hộ khai thác cá ngừ đại dương tại Phú Yên

Để phân tích được hiệu quả kinh tế của nghề khai tác cá ngừ đại dương tại Phú Yên, nếu chỉ sử dụng các số liệu thứ cấp được cung cấp bởi các cơ quan hữu quan sẽ rất khó đánh giá chính xác hoạt động của nghề khai thác Vì vậy, nghiên cứu tiến hành xây đựng bảng câu hỏi và khảo sát ngư dân Bảng câu hỏi gồm các nội dung về thông tin công suất tàu khai thác, số lượng lao động, các khoản mục chi phí khai thác, doanh thu của một chuyến khai thác, thông tin về chủ tàu Bảng câu hỏi được phát cho các chủ tàu hoạt động nghề khai thác cá ngừ đại dương Do số lượng tàu hoạt động nghề này ở địa phương không quá nhiều, và thường tập trung ở một số khu vực cụ thể nên hoạt động phát và thu phiếu không gặp nhiều khó khăn Mẫu nghiên cứu được chọn theo phương pháp điều tra thuận tiện Tổng số tàu TP Tuy Hòa là 510 chiếc tàu, trong

đó Phường 6 và Phường Phú Đông có 408 chiếc làm nghề câu cá ngừ đại dương và

102 chiếc làm nghề khác Vì vậy, phiếu câu hỏi khảo sát chủ yếu được phát ở hai phường này

Sau khi phát ra 215 phiếu, thu về đủ 215 phiếu nhưng chỉ có 200 phiếu có đầy

đủ thông tin cần khảo sát Do đó, mẫu nghiên cứu hợp lệ trong nghiên cứu này là 200 mẫu Các phiếu nghiên cứu sau khi thu về được hiệu chỉnh, nhập vào phần mềm xử lý

số liệu, làm sạch, mã hóa và tiến hành phân tích Kết quả thể hiện ở dưới đây

Trang 38

Bảng 2.2: Số lượng tàu khai thác cá ngừ đại dương tại TP Tuy Hòa

Loại tàu khai thác

Tác giả chọn 3 nhóm tàu chia theo công suất được lấy 200 mẫu như sau:

Bảng 2.3: Số lượng tàu lấy mẫu khảo sát

Nhóm công suât Số tàu thực tê Số tàu lấy mẫu Tỷ lệ đại diện (%)

(Nguồn: Thống kê từ số liệu điều tra)

Tác giả lựa chọn kích thước mẫu là 200 chủ tàu tương ứng 30,2% tổng thể dùng cho nghiên cứu thực trạng kết quả, hiệu quả kinh tế tác động đến hoạt động nghề câu

xa bờ tại Phú Yên

Trong đó:

+ Nhóm tàu công suất từ 200 -<300 CV điều tra 75/116 mẫu, chiếm 37,5% tổng thể + Nhóm tàu công suất từ 300 -<400 CV điều tra 40/55 mẫu, chiếm 20% tổng thể + Nhóm tàu công suất từ 400 - <500 CV điều tra 85/226 mẫu, chiếm 42,5%

tổng thể

* Cơ cấu độ tuổi

Qua điều tra hầu hết số ngư dân khai thác nghề khai thác cá ngừ đại dương đa

số có độ tuổi tử 40 trở lên Đối với những ngành có tính đặc thù đòi hỏi phải có kinh phí đầu tư tàu công suất lớn, do vậy những đối tượng trẻ tuổi thường không làm chủ những con thuyền đó Nếu chủ tàu lớn tuổi, không thể đi biển được thì thường thuê thuyền trưởng là con, cháu, rể…trong nhà Chỉ ngoại trừ những trường hợp cần thiết mới thuê thuyền trưởng là người ngoài

Trang 39

Bảng 2.4: Cơ cấu độ tuổi chủ tàu khai thác nghề câu tại Tỉnh Phú Yên

(Nguồn: Thống kê từ số liệu điều tra)

Qua bảng số liệu trên cho thấy 85% chủ tàu đều là những người có tuổi đời trên

40, tỷ lệ thuyền trưởng nằm trong độ tuổi (41 -50) chiếm chủ yếu 39%, tương đương với những ngư dân có tuổi đời 50 tuổi trở lên chiếm tỷ lệ 46% Trong số những ngư dân được khảo sát, hầu hết tất cả các gia đình đều có truyền thống khai thác nghề câu

từ đời này qua đời khác

Số hộ ngư dân được khảo sát thường có trên 2 con, trong các gia đình thường còn có cả ông, bà Trong cộng đồng ngư dân tại Tỉnh Phú Yên thì tỷ lệ nam giới cao hơn so với tỷ lệ nữ giới Điều này là trái ngược với tình hình nhân khẩu học nói chung

ở Việt Nam song lại có lợi cho nghề cá bởi vì nghề cá cần nhiều nam giới, nếu có thể thu hút được họ

(Nguồn: Thống kê từ số liệu điều tra)

Biểu đồ 2.1 Cơ cấu độ tuổi chủ tàu khai thác nghề câu tại Tỉnh Phú Yên

Độ t uổi 25- 40 40- 50

>50

Trang 40

* Trình độ văn hoá và kinh nghiệm khai thác

Trình độ học vấn của các thành viên trong các gia đình ngư dân rất đa dạng Phần lớn đều học từ cấp 2 và cấp 3 Trình độ tiểu học hiện nay chiếm tỷ lệ rất thấp khoảng 11% Rất ít ngư dân được học qua các trường dạy nghề hoặc các trường thuỷ sản Không

có ngư dân nào tốt nghiệp đại học Hầu hết các kinh nghiệm ngư dân được tích lũy từ năm này qua năm khác hoặc do người thân truyền lại do vậy các ngư dân đều có thể đọc các văn bản, tài liệu và tiếp nhận các thông tin có liên quan đến nghề nghiệp của họ như các quy định, tài liệu mới v.v…Đây cũng cũng là một hạn chế trong việc tiếp thu kiến thức quản lý, kỹ thuật đánh bắt nâng cao công nghệ cao

Bảng 2.5: Bảng thống kê trình độ học vấn của chủ tàu và thuyền trưởng

Chủ tàu hoặc thuyền trưởng Bậc học

(Nguồn: Thống kê từ số liệu điều tra)

Kinh nghiệm là một yếu tố cơ bản và quan trọng quyết định hiệu quả trong khai thác Hầu hết ngư dân miền biển đều là những người có gia đình truyền thống làm nghề khai thác hải sản cha truyền con nối Số hộ xuất thân từ gia đình có truyền thống làm nghề biển chiếm tỷ lệ cao Việc học nghề thường theo kinh nghiệm truyền thống của từng gia đình Cụ thể kinh nghiệm dưới 10 năm chiếm tỷ lệ 9%, từ 11 năm đến 20 năm chiếm 27%, từ 21 năm đến 30 năm chiếm 48%, trên 30 năm chiếm tỷ lệ 16%

Bảng 2.6: Bảng thống kê số năm kinh nghiệm của chủ tàu

Ngày đăng: 11/02/2019, 21:59

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Ban thống kê Tỉnh Phú Yên 2016, Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2011 – 2016 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2016 – 2020 của Tỉnh Phú Yên, Phú Yên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2011 – 2016 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2016 – 2020 của Tỉnh Phú Yên
2. Ban thống kê Tỉnh Phú Yên 2017), Báo cáo tình hình khai thác, chế biến hải sản, dịch vụ hậu cần nghề cá của Tỉnh Phú Yên, Phú Yên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tình hình khai thác, chế biến hải sản, dịch vụ hậu cần nghề cá của Tỉnh Phú Yên
3. Ban thống kê Tỉnh Phú Yên 2017, Báo cáo đánh giá thực hiện phát triển kinh tế - xã hội năm 2011 – 2016, Tỉnh Phú Yên, Phú Yên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo đánh giá thực hiện phát triển kinh tế - xã hội năm 2011 – 2016, Tỉnh Phú Yên
4. Dương Trí Thảo 2008, Bài giảng kinh tế thủy sản, Trường Đại học Nha Trang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng kinh tế thủy sản
12. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 2016, Báo cáo tổng kết tình hình triển khai thực hiện Nghị quyết số 12/NQ/TƯ ngày 02/8/2010 của Ban thường vụ Tỉnh ủy về Phát triển cá ngừ đại dương, Tỉnh Phú Yên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tổng kết tình hình triển khai thực hiện Nghị quyết số 12/NQ/TƯ ngày 02/8/2010 của Ban thường vụ Tỉnh ủy về Phát triển cá ngừ đại dương
16. Viện kinh tế quy hoạch thủy sản 2012, Báo cáo tóm tắt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành thủy sản Việt Nam đến 2020, tầm nhìn 2030, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tóm tắt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành thủy sản Việt Nam đến 2020, tầm nhìn 2030
17. Vũ Đình Thắng &amp; Nguyễn Việt Trung 2005, Giáo trình kinh tế Thủy sản, Nhà xuất bản lao động xã hội Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình kinh tế Thủy sản
Nhà XB: Nhà xuất bản lao động xã hội Hà Nội
19. FAO 1999, Indicator For Suitainable Development of Marine Capture Fisheries, FAO Technical Guidelines for Responsible Fisheries Sách, tạp chí
Tiêu đề: Indicator For Suitainable Development of Marine Capture Fisheries
5. Hoàng Văn Tính 2007, ‘Thực trạng và một số giải pháp phát triển hợp lý nghề lưới kéo cá đáy xa bờ khai thác tại vùng biển Đông Nam Bộ’, Luận án Tiến sĩ Khai thác Thủy sản, Trường Đại học Nha Trang Khác
6. Lê Thị Hòa 2015, ‘Đánh giá hiệu quả kinh tế hoạt động đánh bắt hải sản xa bờ của các hộ dân xã Hoằng Trường, huyện Hoằng Hà, tỉnh Thanh Hóa’, Luận Văn Thạc sĩ, Trường Đại học Nha Trang Khác
7. Nguyễn Thị Kim Anh &amp; Nguyễn Văn Điền 2009, ‘Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả kinh tế của đội tàu đánh bắt xa bờ tỉnh Bến Tre’, Luận văn Thạc sĩ trường Đại học Nha Trang, Nha Trang Khác
8. Nguyễn Duy Toàn 2010, Bài giảng Địa lý kinh tế nghề cá, Đại học Nha Trang Khác
9. Nguyễn Văn Tư 2006, Bài giảng Thủy sản đại cương, Trường Đại học Nông lâm Thành phố Hồ Chí Minh Khác
10. Phùng Giang Hải 2006, ‘Hiệu quả kinh tế ngành khai thác hải sản tỉnh Cà Mau: Các yếu tố ảnh hưởng và giải pháp phát triển’, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Kinh Tế Thành phố Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh Khác
13. Tổng cục Thủy sản 2016, Quy hoạch tổng thể phát triển cá ngừ đại dương tỉnh Phú Yên đến năm 2020, Hà Nội Khác
14. Trần Thanh Kiệt 2009, ‘Một số nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của đội tàu cá xa bờ làm nghề lưới kéo đôi tại tỉnh Kiên Giang’, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Nha Trang Khác
15. Thủ tướng Chính phủ 2014, Nghị định 67/2014/NĐCP về một số chính sách phát triển Thủy sản, Hà Nội Khác
18. Trần Thế Vinh 2011, ‘Phát triển khai thác thủy sản ven bờ ở vùng biển huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa’, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Đà Nẵng.Tiếng Anh Khác
20. Fousekis P. &amp; Klonaris S. 2003, ‘Technical efficiency determinants for fishery : a study of trammel netters in Greece’, Fisheries Research, Vol. 63, pp. 85–95 Khác
21. Kareem R.O., Idowu E.O., Ayinde I.A. &amp; Badmus M.A 2012, ‘Economic Efficiency of Freshwater Artisanal Fisheries in Ijebu Waterside of Ogun State, Nigeria’, Global Journal of Science Frontier Research Agriculture and Veterinary Sciences Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w