Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa bằng giống lúa HT1 tại huyện Phú Thiện – Gia Lai

96 2.1K 13
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
 Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa bằng giống lúa HT1 tại huyện Phú Thiện – Gia Lai

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU 1 1.1 Sự cần thiết của đề tài 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2 1.2.1 Mục tiêu chung 2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT LÚA BẰNGGIỐNG LÚA HT1 TẠI HUYỆN PHÚ THIỆN – GIA LAI

TRƯƠNG THỊ THỦY

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

LUẬN VĂN CỬ NHÂN

NGÀNH PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VÀ KHUYẾN NÔNG

Thành phố Hồ Chí MinhTháng 7/2010

Trang 2

Hội đồng chấm báo cáo luận văn tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại

Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận luận văn “Đánh giá hiệu quả kinhtế sản xuất lúa bằng giống lúa HT1 tại huyện Phú Thiện – Gia Lai” do Trương Thị

Thủy, sinh viên khóa 32, ngành Phát Triển Nông Thôn Và Khuyến Nông, đã bảo vệthành công trước hội đồng vào ngày _.

Trần Đắc DânNgười hướng dẫn,

Ký tên, ngày tháng năm

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo Thư ký hội đồng chấm báo cáo

_ _Ký tên, ngày tháng năm Ký tên, ngày tháng năm

Trang 3

LỜI CẢM TẠ

Lời đầu tiên cho con xin gởi tất cả lòng biết ơn sâu sắc nhất đến cha mẹ, làngười đã sinh thành, nuôi dưỡng, giáo dục, động viên để con có được như ngày hômnay

Xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu trường Đại Học Nông Lâm Thành phốHồ Chí Minh, Ban chủ nhiệm khoa và tất cả các thầy cô khoa Kinh Tế đã truyền đạtcho tôi những kiến thức quý báu, những bài học bổ ích trong thời gian tôi học tập tạitrường.

Xin chân thành cảm ơn thầy Trần Đắc Dân, người đã tận tình giúp đỡ, hướngdẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài tốt nghiệp.

Xin chân thành cảm ơn lãnh đạo Phòng Nông Nghiệp Và Phát Triển NôngThôn và các phòng ban khác huyện Phú Thiện – Gia Lai, đặc biệt là chú Dương, anhTý đã tận tình giúp đỡ tôi trong thời gian thực tập tại địa phương.

Xin chân thành cảm ơn toàn thể bà con canh tác lúa trên địa bàn huyện đã cungcấp những thông tin quý báu để tôi hoàn thành đề tài này.

Xin cảm ơn tất cả bạn bè, những người đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt thờigian qua.

Xin chân thành cảm ơn!

TP HCM, ngày tháng năm 2010 Người viết

Trương Thị Thủy

Trang 4

NỘI DUNG TÓM TẮT

TRƯƠNG THỊ THỦY, Khoa Kinh Tế, Đại Học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí

Minh Tháng 7 năm 2010 “Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa bằng giống lúaHT1 tại huyện Phú Thiện – Gia Lai”.

TRUONG THI THUY, Falcuty of Economics, Nong Lam University July

2010 “Evaluating economic efficiency of HT1 rice variety production in PhuThien disctrict – Gia Lai province”.

Đề tài tìm hiểu về hiệu quả kinh tế của mô hình sản xuất giống lúa HT1 trên cơsở phân tích số liệu điều tra 50 nông hộ canh tác giống lúa HT1, 20 hộ trồng lúa giốngkhác và 20 hộ trồng giống lúa HT1 trước đây (năm 2007) tại địa bàn huyện Phú Thiện,tỉnh Gia Lai Đề tài đã sử dụng phương pháp mô tả, phương pháp thu thập số liệu,phương pháp xử lý số liệu để xác định hiệu quả kinh tế của mô hình canh tác bằnggiống lúa HT1 so với mô hình sản xuất bằng giống lúa khác và mô hình trồng lúatrước đây để thấy được hiệu quả kinh tế mà giống HT1 mang lại là hơn hẳn so với cácgiống lúa khác Ngoài ra, đề tài cũng đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quảkinh tế của các hộ canh tác lúa trên địa bàn Huyện.

Ngoài ra, đề tài cũng phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lúa Kết quảcho thấy thời tiết, kinh nghiệm trồng, phân bón, thuốc BVTV và kỹ thuật trồng lànhững yếu tố chính ảnh hưởng đến năng suất lúa tại địa phương Việc canh tác bằnggiống lúa HT1 đã mang lại thu nhập và lợi nhuận cao hơn các giống lúa khác của nônghộ, làm giảm sức ép của nạn thiếu việc làm, do quá trình phát triển công nghiệp hóa,đô thị hóa trên địa bàn huyện

Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số khó khăn về kỹ thuật canh tác, thị trường,thiếu vốn trong quá trình sản xuất, … Đó là những vấn đề cần được các cấp chínhquyền xã, huyện quan tâm hỗ trợ để việc canh tác lúa phát triển theo hướng bền vững,phù hợp với tình hình thực tế

Trang 6

2.3.6 Tình hình sử dụng đất đai 12

3.1.4 Đặc điểm sinh trưởng của một số giống lúa tại địa phương 16

4.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa gạo tại các hộ điều tra 25

4.1.2 Tình hình tiêu thụ lúa gạo trên địa bàn huyện 274.2 Mô tả mẫu điều tra sản xuất lúa tại nông hộ tại 3 xã 294.3 Lịch thời vụ sản xuất lúa của 3 xã Chư A Thai, IaKe và Ayun Hạ 34

4.4.1 Các chi phí trong quá trình sản xuất lúa tại huyện Phú Thiện 364.4.2 CPBQ và KQ,HQ giống HT1 vụ Đông Xuân và vụ Mùa trên 1 ha năm 2009

394.4.3 CPBQ và KQ, HQ giống thường vụ Đông Xuân và vụ Mùa trên 1 ha năm

4.4.4 So sánh KQ, HQSX lúa HT1 và lúa thường vụ Đông Xuân trên 1ha 2009 474.4.5 So sánh KQ, HQSX lúa HT1 và lúa thường vụ Mùa trên 1ha 2009 48

vi

Trang 7

4.3.6 CPBQ và KQ, HQ giống HT1 vụ Đông Xuân và vụ Mùa trên 1 ha năm

4.9 Dự định trong tương lai và nguyện vọng của nông hộ 60

Trang 10

DANH MỤC CÁC BẢNG

TrangBảng 2.1: Dân số trung bình phân theo giới tính, thành thị, nông thôn của huyện Phú

Bảng 2.2: Tình Hình Giáo Dục ở Huyện Phú Thiện (năm 2009) 11Bảng 2.3: Tình Hình Biến Động Đất tại Huyện Phú Thiện từ năm 2008 đến 2009 13Bảng 4.1: Năng suất, diện tích, sản lượng lúa từ 2007 – 2009 vụ Đông Xuân và vụ

Bảng 4.2: Tình hình giá lúa từ 2007 – 2009 tại huyện Phú Thiện 27

Bảng 4.10: CPBQ 1ha lúa giống HT1 trên vụ Đông Xuân 2009 39

Bảng 4.13: Kết quả - hiệu quả 1ha lúa HT1 vụ Mùa 2009 42Bảng 4.13: CPBQ 1ha lúa giống Thường trên vụ Đông Xuân 2009 43

Bảng 4.15: CPBQ 1ha lúa giống Thường trên vụ Mùa 2009 45

Bảng 4.17: So sánh KQ, HQSX lúa HT1 và lúa thường vụ Đông Xuân trên 1ha 200947Bảng 4.18: So sánh KQ, HQSX lúa HT1 và lúa thường vụ Mùa trên 1ha 2009 48

x

Trang 11

Bảng 4.21: KQ, HQ giống lúa HT1 vụ Đông Xuân năm 2007 51

Bảng 4.23: So sánh KQ – HQ lúa HT1 trước đây (2007) với lúa HT1 vụ Đông Xuân

Bảng 4.24: So sánh KQ – HQ lúa HT1 trước đây (2007) với lúa HT1 vụ Mùa 2009 54Bảng 4.25: Bảng trình độ học vấn nông hộ sản xuất lúa 58

Trang 12

DANH MỤC CÁC HÌNH

TrangHình 4.1: Biểu đồ thể hiện giá lúa từ 2007 - 2009 ở huyện Phú Thiện 27Hình 4.2: Sơ Đồ Kênh Tiêu thụ lúa tại huyện Phú Thiện 28Hình 4.3 Biểu đồ tình hình nhân khẩu các hộ trồng lúa ở 3 xã Chư A Thai, Ayun Hạ và

xii

Trang 13

DANH MỤC PHỤ LỤC

Phụ lục 1 Một số hình ảnh minh họaPhụ lục 2 Danh sách các hộ điều traPhụ lục 3: Phiếu điều tra nông hộ

Trang 14

CHƯƠNG I MỞ ĐẦU

1.1 Sự cần thiết của đề tài

Việt Nam là một nước nông nghiệp, hơn 80% dân số sống ở nông thôn, vì vậynông nghiệp và nông thôn là vấn đề thời sự luôn đuợc các cấp, các ngành quan tâm.Chưa bao giờ, vấn đề nông nghiệp và nông thôn lại có sức hấp dẫn các nhà nghiên cứulí luận và thực tiễn như hiện nay

Trong những năm gần đây, với sự tham gia của các nhà khoa học, nhà nghiêncứu nông nghiệp đã mang lại cho nền nông nghiệp nước ta đã có những chuyển biến rõrệt, đây là nền tảng góp phần quan trọng trong chiến lược XĐGN Với một nước đi lêntừ nền nông nghiệp nghèo nàn, luôn trong tình trạng thiếu lương thực, chúng ta đã trởthành một nước xuất khẩu hàng đầu thế giới về lúa gạo Thành quả này không chỉ nhờvào chính sách chỉ đạo của Đảng, nhà nước mà còn nhờ vào khả năng ứng dụng, tìmkiếm kỹ thuật, mô hình sản xuất mới của người nông dân trên khắp cả nước Ngườidân Việt Nam đã không ngừng tiếp thu và ứng dụng các loại giống cây trồng, vật nuôimới Họ đã thử nghiệm và chấp nhận các loại giống mới có hiệu quả kinh tế cao, đốivới ngành lúa gạo Việt Nam việc đưa nguồn giống mới vào sản xuất đã giúp cho ngườinông dân tự tin hơn với sản phẩm của mình trên con đường xuất khẩu lúa gạo trên thếgiới.

Gia Lai là một trong 5 tỉnh Tây Nguyên được biết đến với các sản phẩm câycông nghiệp như cà phê, cao su, hồ tiêu Nhưng bên cạnh đó cây lúa cũng góp phầnkhông nhỏ vào sự phát triển của tỉnh nhà Với diện tích gieo trồng là 36.280 ha (theoTổng cục thống kê năm 2008), cây lúa được xem là cây ngắn ngày chủ lực của tỉnh.Đối với người dân nơi đây, việc chọn giống lúa vừa thích nghi với điều kiện tự nhiên,vừa đạt hiệu quả kinh tế cao đã gây trở ngại cho người nông dân trong khâu chọngiống để đưa vào sản xuất đại trà

Trang 15

Huyện Phú Thiện thuộc phía Đông Nam Gia Lai là huyện mới được thành lậpnăm 2007, có diện tích tự nhiên 50.191 ha, trong đó diện tích sản xuất nông nghiệp là21.303,70 ha, với diện tích sản xuất lúa khá lớn (7.680,74 ha), được cung cấp nguồnnước dồi dào từ hồ chứa Ayun Hạ, là điều kiện rất thuận lợi để canh tác lúa nước Vàchính nơi đây được coi là vựa lúa của Tây Nguyên bởi sản lượng mà nó cung ứng mỗinăm, nguồn lúa gạo ở đây không những đáp ứng cho huyện nhà mà còn cho các tỉnhlân cận như Kon Tum, Đăklăk, Bình Định, Với điều kiện thuận lợi như vậy, nhưngngười dân địa phương vẫn còn trăn trở trong việc lựa chọn giống lúa thích hợp để đưavào sản xuất Đó là làm sao chọn được loại giống phù hợp với điều kiện tự nhiên củavùng, kháng sâu bệnh tốt lại cho hiệu quả kinh tế cao.

Trong các nhóm giống mà người nông dân canh tác, HT1 là giống lúa hiện đangđược sản xuất khá phổ biến ở vùng này bởi năng suất và hiệu quả kinh tế của nó hơnhẳn với các giống lúa khác Với mong muốn sau đề tài này người dân sẽ biết tới giốnglúa HT1 và chọn nó canh tác để mang lại hiệu quả cao nhất Đó cũng chính là lý do tôi

tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất bằng giống lúaHT1 tại huyện Phú Thiện - Gia Lai”.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu1.2.1 Mục tiêu chung

Đánh giá tình hình sản xuất lúa của bà con nông dân khi đưa giống HT1 vào sảnxuất trên diện rộng tại địa bàn huyện

Trang 16

- Khuyến cáo người dân sử dụng giống lúa HT1 với quy mô rộng hơn.

1.3 Phạm vi nghiên cứu

Địa điểm: Tiến hành phỏng vấn nông hộ trồng lúa HT1 và một số giống lúakhác tại 3 xã Chư A Thai, IaKe và Ayun Hạ

Thời gian: Từ 1/4/2010 – 30/5/2010

1.4 Nội dung nghiên cứu

Phân tích hiệu quả kinh tế của giống lúa HT1 so với các giống lúa khác đangđược sử dụng tại địa phương.

Đánh giá khả năng áp dụng và phổ biến của giống HT1 tại địa phươngĐề xuất ý kiến nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất lúa tại địa phương

1.5 Cấu trúc đề tài

Đề tài gồm 5 chương:Chương 1 Đặt vấn đề

Sơ lược về lí do lựa chọn, mục tiêu, nội dung cũng như giới hạn của đề tàinghiên cứu

Chương 2 Tổng quan

Giới thiệu một số tình hình cơ bản của huyện Phú Thiện như: điều kiện tựnhiên, kinh tế xã hội, giáo dục, y tế, cơ sở hạ tầng…đồng thời sơ lược hiện trạngchung về sản xuất nông nghiệp ở địa phương.

Chương 3 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Giới thiệu về các khái niệm sử dụng phục vụ cho đề tài nghiên cứu như: kháiniệm kinh tế hộ, vai trò kinh tế hộ, đặc điểm một số giống lúa tại địa phương,các chỉtiêu đánh giá kết quả kinh tế…cũng như phương pháp thu thập và xử lí số liệu.

Chương 4 Kết quả và thảo luận

Tìm hiểu cụ thể về thực trạng sản xuất giống lúa HT1 của nông hộ, lịch thời vụcủa bà con nơi đây, so sánh KQ, HQ giữa giống lúa HT1 và các giống lúa khác ở hiệntại và trước đây (năm 2007) Bên cạnh đó, nêu lên những ưu nhược điểm của giống lúaHT1 và giống lúa thường để thấy được hiệu quả khi canh tác giống HT1 Đồng thờicũng nêu lên các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lúa, những nguyện vọng, dự định củangười dân trồng lúa tại địa phương và đề xuất một số biện pháp để nâng cao năng suấtđối với người trồng lúa.

3

Trang 17

Chương 5 Kết luận và kiến nghị

Tóm lược kết quả nghiên cứu và đề xuất một số kiến nghị đối với quá trình canh táclúa HT1 nói riêng và ngành trồng lúa nói chung.

Trang 18

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN

2.1 Tổng quan về tình hình lúa gạo Việt Nam

Theo kết quả điều tra ngân hàng thế giới, tổng sản lượng tiêu thụ lúa gạo khôngngừng gia tăng, trong đó Châu Á chiếm tới 88%, nhưng tổng sản lượng trên thế giớităng rất chậm do thiên tai gây nên Cùng với sự bùng phát dân số ở các nước kém pháttriển và đang phát triển (Châu Á, Châu Phi, Châu Mỹ La Tinh) cộng với tình trạngthiếu lương thực đang và sẽ xảy ra Để đảm bảo an ninh lương thực cho con người, đòihỏi các nhà khoa học trên thế giới tập trung nghiên cứu nhằm cải tiến năng suất và giatăng sản lượng cho ra nhiều giống mới để phục vụ bà con nông dân.

Việc nghiên cứu các loại giống lúa mới vào sản xuất trên diện rộng đã phần nàođưa Việt Nam xứng tầm quốc tế với vị trí nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai trên thếgiới Trong đó phải kể đến đồng bằng Sông Cửu Long, mặc dù chỉ chiếm 12% diệntích cả nước nhưng với tiềm năng sẵn có, chủng loại giống vừa đa dạng vừa phong phúvà đây cũng là vùng trọng điểm lúa gạo nước ta chiếm hơn 50% tổng sản lượng cảnước, hàng năm đóng góp trên 90% lượng gạo xuất khẩu Tuy nhiên vài năm gần đâydịch bệnh cũng gây không ít khó khăn cho ngành trồng lúa khiến giá và sản lượng lúabất ổn.

Từ năm 1985, Nhà nước đã có những chương trình lớn về quỹ gen, hàng nămđầu tư từ 3 - 4 tỷ đồng cho chương trình quỹ gen cây trồng, vật nuôi và vi sinh Trongđó, đặc biệt coi trọng việc nghiên cứu về quỹ gen cây lúa Chương trình quốc gia nàyđã tạo thành được một màng lưới duy trì và bảo tồn các nguồn gen quý, đồng thời tiếnhành các nghiên cứu lai tạo nhiều giống mới Cho đến nay, đã có gần 30 giống lúađược công nhận là giống quốc gia

Ngoài những nghiên cứu về hàng loạt các giống cho hiệu quả cao còn phát triểnvề kỹ thuật trồng lúa bằng các nông cụ tiên tiến hiện đại như: máy gieo sạ hàng, máy

Trang 19

cấy lúa, máy gặt liên hợp đã giảm được một phần hai lượng giống trên 1 ha, tiết kiệmchi phí giống, giảm lượng phân bón, giảm lượng thuốc BVTV và mang lại hiệu quảkinh tế cao Nhưng thực trạng cho thấy người dân Việt Nam vẫn còn lối canh tác theothói quen, truyền thống đặt ra vấn đề cần được quan tâm và tìm cách khắc phục.

2.2 Tổng quan về điều kiện tự nhiên huyện Phú Thiện2.2.1 Vị trí địa lý

Huyện Phú Thiện nằm ở phía Đông Nam tỉnh Gia Lai, nằm ở sườn đông dãyTrường Sơn Trung tâm huyện cách thành phố Pleiku 72 km theo quốc lộ 25 về phíaNam, là huyện mới chia tách có diện tích tự nhiên là 50.191 ha, trong đó có diện tíchđất nông nghiệp 21.303,7 ha, đơn vị hành chính trực thuộc gồm có 9 xã và 1 thị trấn.

Địa giới hành chính huyện Phú Thiện:Phía Đông giáp huyện Ia Pa

Phía Tây giáp huyện Chư SêPhía Nam giáp thị xã Ayun PaPhía Bắc giáp huyện Chư Sê

Huyện Phú Thiện có quốc lộ 25 là trục giao thông chính của huyện kéo dài từđầu đến cuối huyện

2.2.2 Địa hình

Huyện Phú Thiện có độ cao trung bình từ 200 – 250m so với mặt nước biển vànằm trên địa hình trung du của cao nguyên Gia Lai Cấu trúc địa hình phức tạp, bị chiacắt bởi nhiều khe suối, địa hình có hai dạng chính:

Địa hình bằng phẳng có độ dốc từ 00 – 200, phân bố ở phía Đông Nam, đất đai màu mỡkết hợp với hệ thống kênh mương thủy lợi Ayun Hạ rất thuận lợi cho việc sản xuấtnông nghiệp (sản xuất lúa và hoa màu …) và nuôi trồng thủy sản.

Địa hình đồi núi phân bố ở phía Tây và Tây Bắc, có độ dốc từ 200 – 250, đất đaichủ yếu cho việc phát triển rừng, trồng rừng và khoanh nuôi tái sinh rừng.

2.2.3 Thời tiết, khí hậu

Điều kiện khí hậu huyện Phú Thiện ngoài những đặc điểm chung của khu vựcTây Nguyên còn mang đặc điểm riêng của tiểu vùng Do ảnh hưởng của điều kiện địahình có dãy núi cao bao bọc xung quanh và ở giữa là thung lũng bằng phẳng thấp đã

Trang 20

Huyện Phú Thiện là một trong những vùng nóng nhất của tỉnh Gia Lai, mangtính nhiệt đới gió ẩm và khí hậu Cao Nguyên Một năm có hai mùa khô và mùa mưa rõrệt, mùa mưa bắt đầu từ tháng 6 đến tháng 11, lượng mưa phân bổ không đều trongnăm, lượng mưa trung bình từ 1.200 – 1.250mm/năm, tập trung cao điểm vào cáctháng 9, 10, 11; mùa khô bắt đầu từ 12 – 5 năm sau.

Nhiệt độ không khí trung bình năm là 25,50CĐộ ẩm trung bình năm là: 80%

Lượng mưa bình quân năm là: 1.225mm/năm

Huyện Phú Thiện có hai hướng gió chính là: hướng Đông Nam bắt đầu từ tháng11 đến tháng 7 năm sau; hướng Tây Nam từ tháng 8 đến tháng 10.

Với đặc thù thời tiết như trên cây lúa có thể phát triển tốt ở vùng Cao Nguyênnày.

2.2.4 Thủy văn

Huyện Phú Thiện có hệ thống sông suối tương đối nhiều Đặc biệt có sôngIaYun là sông chính chảy qua địa phận huyện, dọc theo ranh giới từ phía Bắc kéo dàixuống phía Nam Đây là nguồn dự trữ và cung cấp chủ yếu cho các ngành sản xuất,dịch vụ cũng như phục vụ sinh hoạt của người dân trong huyện Tuy nhiên, vào mùamưa sông Ia Yun thường bị ngập lụt gây xói mòn hai bên bờ, phá hoại mùa màng ảnhhưởng xấu tới sản xuất và sinh hoạt của bà con nông dân.

Ngoài nguồn nước chủ yếu của con sông Ia Yun và các nhánh suối của nó,huyện còn có công trình hồ chứa thủy điện AYun Hạ, đây là một trong những côngtrình thủy lợi lớn, là nguồn nước chính cung cấp nước sinh hoạt, cung cấp nước sảnxuất nông nghiệp và cung cấp điện cho vùng dân cư rộng lớn.

Lượng nước dồi dào từ hệ thống sông IaYun kết hợp với hệ thống thủy lợi giúpcây lúa được cung ứng đủ cho quá trình sản xuất.

Tuy nhiên, do đặc điểm địa hình miền núi và khí hậu khắc nghiệt cùng với chếđộ mưa tập trung, nên một số vùng vẫn còn thiếu nước vào mùa khô và thừa nước vàomùa mưa, nhất là tháng 10 và tháng 11.

7

Trang 21

2.2.5 Tài nguyên đất

Đây là nguồn tài nguyên quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội của toànhuyện, nhờ có sông Ayun chảy qua đã tạo nên thung lũng rộng lớn thuận lợi cho pháttriển sản xuất nông nghiệp đặc biệt là sản xuất lúa nước, hoa màu và cây lâu năm.

Đất của huyện Phú Thiện chủ yếu là đất Ferarit màu nâu xám phát triển trên đámẹ Macma acid Với đặc điểm địa tầng, độ dày tầng đất khoảng 20cm, thành phần cơgiới từ cát pha đến thịt nhẹ hoặc đất thịt trung bình thuận lợi cho việc sản xuất nôngnghiệp.

Về đất đai thổ nhưỡng có những loại đất sau:Đất phù sa bồi tụ

Đất vàng trên phù sa cổ Đất cát pha thịt nhẹ

Đất xám trên đá Macma acidĐất vàng đỏ trên đá Granit, nolitCác loại đất khác

Nhìn chung với điều kiện khí hậu, đất đai thổ nhưỡng của khu vực huyện PhúThiện rất thuận lợi cho việc phát triển các loại cây trồng ngắn ngày đặc biệt là cây lúanước, cây công nghiệp, … mang lại hiệu quả kinh tế cao.

2.2.6 Các nguồn tài nguyên khác

Ngoài các nguồn tài nguyên trên trong huyện còn có nguồn tài nguyên sinh vấtrất phong phú với diện tích rừng 23.901ha Trong đó có rất nhiều loại quý như: sao,hương, cate, trắc, cẩm lai,… các sản phẩm ngoài gỗ như: dược liệu, măng, nấm, mậtong, củi tre… Thu nhập từ khai thác các nguồn tài nguyên trên cũng góp phần thunhập cho một số bà con DTTS khi chưa thu hoạch lúa Tuy nhiên, việc khai thác quámức cũng làm tài nguyên rừng ngày càng cạn kiệt đòi hỏi cần có biện pháp bảo vệ vàphát triển khả năng tái sinh rừng.

2.3 Tình hình kinh tế xã hội2.3.1 Dân số và lao động

Dân số và lao động là các yếu tố quan trọng và có nhiều ảnh hưởng tới việcphát triển cũng như kinh tế xã hội của huyện nhà.

Trang 22

Huyện Phú Thiện hiện tại có tổng số 103 thôn, làng, tổ dân phố với tổng số hộ14.989 hộ Trong đó, số hộ đồng bào DTTS là 7.512 hộ chiếm 50,11%; số hộ nghèo là1.704 hộ chiếm 11,37% phần lớn hộ nghèo tập trung chủ yếu ở khu vực nông thôn vàlà đồng bào DTTS 1.348 hộ chiếm 79,10% tổng số nghèo của toàn huyện.

Bảng 2.1: Dân số trung bình phân theo giới tính, thành thị, nông thôn của huyện Phú Thiện từ 2007 – 2009.

Trong những năm qua dưới sự lãnh đạo của Huyện ủy và UBND huyện đờisống của những người dân trên địa bàn ngày càng được nâng cao, nhất là các hộ ngườiđồng bào DTTS đã được cải thiện đáng kể cả về vật chất lẫn tinh thần Công tác xóađói giảm nghèo được cấp uỷ, chính quyền đặc biệt quan tâm với nhiều giải pháp tíchcực như điều tra nắm số hộ nghèo, vận động nhân dân giúp nhau làm kinh tế, cho vayxóa đói giảm nghèo và các chương trình vay vốn quốc gia giải quyết việc làm đã manglại kết quả hạ thấp số hộ nghèo Cùng với các hoạt động văn hoá xã hội thiết thực đápứng nhu cầu vật chất và tinh thần cho nhân dân, góp phần làm thay đổi mức sống vàsinh hoạt của nhân dân theo hướng tích cực Tuy nhiên vẫn còn một bộ phận khôngnhỏ dân cư đời sống vẫn còn gặp nhiều khó khăn do trình độ sản xuất còn ở mức thấpcần được sự quan tâm nhiều hơn nữa.

9

Trang 23

2.3.2 Sản xuất nông nghiệp

Thuận lợi nhất của huyện Phú Thiện là có nguồn nước do công trình thủy lợiAyun Hạ cung cấp, nên việc sản xuất lúa nước rất thuận lợi, cho năng suất cao Ngoàira còn một số loại cây trồng khác cũng mang hiệu quả kinh tế cao như: mía, mì, bắp,…Diện tích sản xuất các loại cây trồng:

Lúa Đông Xuân: 5.900 ha; năng suất bình quân đạt 6,77 tấn/haLúa Mùa: 6.150 ha; năng suất bình quân đạt 5,14 tấn/ha;

Cây ngô cả năm: 2.260,0 ha; năng suất bình quân đạt 3,7 tấn/ha;Cây mì (sắn): 850 ha; năng suất bình quân đạt 10 tấn/ha;

Cây mía: 2.901,0 ha; năng suất bình quân đạt 44,7 tấn/ha

Bên cạnh đó, còn một số cây trồng khác như: đậu, mè, lạc và rau củ các loạicũng đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân.

Về chăn nuôi : Trên địa bàn huyện tổng đàn gia súc có 48.567 con, trong đó đàntrâu có 752 con, đàn bò có 24.056 con, đàn heo có 22.073 con, đàn dê có 1.686 con;tổng gia cầm hiện có 273.400 con và tổng diện tích nuôi thủy sản 300 ha Với số lượngtrên cũng đã góp phần tăng thêm thu nhập của huyện nhà.

2.3.3 Sản xuất lâm nghiệp

Trên địa bàn huyện, ngoài diện tích rừng các xã quản lý theo quyết định 245còn có Ban quản lý rừng phòng hộ Ayun Pa và Ban quản lý rừng phòng hộ Chư AThai.

Công tác giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chưa gắn kết vớicác cơ chế hưởng lợi, chính sách hỗ trợ đi kèm Vì vậy, hiệu quả của việc sử dụngrừng và đất rừng còn thấp, tài nguyên rừng vẫn bị suy giảm liên tục theo thời gian.Nhận thức của người dân về chế biến khai thác lâm sản vẫn còn hạn chế, nhiều diệntích rừng khai thác và sử dụng chưa hợp lý.

2.3.4 Sản xuất các ngành nghề khác

Trên lĩnh vưc sản xuất công nghiệp của huyện chủ yếu là các cơ sở sản xuất vàgia công cơ khí, vật liệu xây dựng, sản xuất hàng tiêu dùng và chế biến lượng thựcthực phẩm ở quy mô nhỏ Đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt và tiêu dùng tại địa

Trang 24

phương Hoạt động dịch vụ của trung tâm thương mại huyện đã tăng lên nhiều so vớinhững năm trước đó.

2.3.5 Cơ sở hạ tầng và công trình phúc lợi

Trong những năm qua, huyện Phú Thiện đã có bước phát triển tương đối ổnđịnh và đang có sự tăng trưởng mọi mặt nên bộ mặt nông thôn ngày càng giàu có, vănminh hơn Về cơ sở hạ tầng kỹ thuật đang được từng bước đầu tư, xây dựng và mởrộng Mạng lưới giao thông của huyện có quốc lộ 25 đi qua đã đáp ứng nhu cầu vận tảithông thương giữa các xã Hệ thống giao thông cơ bản đã được trải đá, láng nhựa, bêtông hoá… đến từng địa bàn xã, một số thôn Các công trình phúc lợi được xây dựngkhang trang, đẹp đẽ tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế và sinh hoạt văn hoácủa nhân dân.

Về y tế, công tác khám chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân, các

chương trình quốc gia về y tế hàng năm thực hiện đạt 100% Các xã đều có trạm y tếđạt chuẩn quốc gia về y tế cơ sở.

Về thông tin tuyên truyền, xã có hệ thống truyền thanh gồm 10 cụm loa lắp

đặt trong 6 thôn với 12 loa, mặc dù vật chất kỹ thuật còn thiếu nhưng hoạt động thôngtin tuyên truyền đã đáp ứng nhu cầu và nhiệm vụ chính trị đề ra.

Về giáo dục, trong thời gian qua, huyện đã đầu tư xây dựng cơ sở vật chất,

trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy và học theo hướng đạt chuẩn Áp dụng cácchương trình sách giáo khoa mới, phương pháp giảng dạy mới nên chất lượng dạy vàhọc được nâng lên

Bảng 2.2: Tình Hình Giáo Dục ở Huyện Phú Thiện (năm 2009)

Trang 25

2.3.6 Tình hình sử dụng đất đai

Trong những năm gần đây, huyện Phú Thiện đã có những thay đổi rõ rệt về tìnhhình sử dụng đất đai Điều này được thể hiện qua cơ cấu sử dụng đất và biến động đấtđai.

Diện tích đất lâm nghiệp là 23.901,00 ha chiếm tỷ lệ 47,62 % diện tích đất tựnhiên.

Diện tích đất nhà ở là 1.705,4 ha chiếm tỷ lệ 3,40 % diện tích đất tự nhiên Diện tích đất chưa sử dụng và sông suối, núi đá là 432,00 ha chiếm tỷ lệ 0,86% diện tích đất tự nhiên

Diện tích đất khác là 2.848,90 ha chiếm tỷ lệ 5,68 % diện tích đất tự nhiên.

b) Tình hình biến động đất

Trong những năm gần đây, sự biến động trong việc sử dụng đất diễn ra rấtthường xuyên do quá trình đô thị hóa nên địa bàn huyện cũng ít nhiều chịu ảnh hưởng.Về sơ bộ diện tích đất sử dụng cho ngành công nghiệp tuy có gia tăng nhưng tốc độchưa cao Diện tích đất sử dụng trong nông nghiệp theo kế hoạch chuyển đổi cơ cấucây trồng, vật nuôi của huyện khuyến khích bà con gia tăng sản xuất theo quy mô nêndiện tích đất sử dụng trong nông nghiệp ngày càng tăng Diện tích đất lâm nghiệp đanggiảm rõ rệt do người dân phá rừng để canh tác nương rẫy, nếu tốc độ khai thác rừngcủa người dân vẫn tiếp tục tăng cao sẽ dẫn đến suy kiệt nguồn tài nguyên rừng, kèmtheo đó là các vấn đề lo ngại khác Dân số huyện tăng lên kèm theo đó là diện tích đấtsử dụng để xây dựng nhà ở cho người dân cũng tăng lên Bảng số liệu sau sẽ cho thấytình hình biến động về mục đích sử dụng đất tại huyện từ năm 2008 – 2009.

Trang 26

Bảng 2.3: Tình Hình Biến Động Đất tại Huyện Phú Thiện từ năm 2008 đến 2009

Diện tích sử dụng cho ngành nông nghiệp của huyện Phú Thiện là 21.303,70 hatrong đó, diện tích trồng lúa khá lớn là 7.680,74 ha chiếm 36,10% diện tích đất nôngnghiệp Còn lại là diện tích một số cây hàng năm và lâu năm khác nhưng không đángkể.

Qua quá trình điều tra thực tế và tổng hợp số liệu cho thấy diện tích đất nôngnghiệp tăng đáng kể Một số hộ nông dân đã chuyển nuôi cá nước ngọt sang canh táclúa có giá trị kinh tế cao để cải thiện đời sống gia đình

2.3.7 Đánh giá những thuận lợi và khó khăna) Thuận lợi

Với một địa phương có diện tích tự nhiên khá lớn, diện tích ao hồ tương đốirộng lớn ngoài hồ chức Ayun Hạ do tỉnh quản lý, trên địa bàn huyện còn có khoảng125 ha ao hồ, mặt nước có thể nuôi trồng các loại thủy sản Với các cơ sở vật chất hiệncó đã được nhà nước đầu tư xây dựng trong những năm trước, nhất là công trình phụcvụ dân sinh như: công trình đại thủy nông Ayun Hạ có diện tích mặt nước lớn, hệ

13

Trang 27

thống kênh mương khá tốt được khai thác tối đa năng lượng tưới Với một số côngtrình xây dựng căn bản từ các nguồn vốn trong và ngoài tỉnh sẽ giúp cho huyện nhàphát triển nhanh hơn về kinh tế - xã hội, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động sảnxuất nông nghiệp đặc biệt là canh tác cây lúa với quy mô lớn và chất lượng khá hơn

Qua công tác chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi, chuyển giao KHKTbằng các mô hình trình diễn, các lớp tập huấn Bà con nông dân đã nắm bắt đượcnhững quy trình kỹ thuật về trồng và chăm sóc một số loại cây trồng, vật nuôi có giátrị kinh tế cao Hiện nay, huyện đã nhập thêm rất một số giống lúa mới có khả năngchống chịu bệnh tốt và cho năng suất cao giúp bà con nông dân có nguồn giống tốt đểcanh tác.

Hệ thống giao thông nâng cấp thường xuyên giúp cho việc đi lại, vận chuyểnnông sản của nông dân ngày càng thuận tiện hơn.

Hệ thống thủy lợi được đầu tư mở rộng và đảm bảo cung cấp đủ lượng nướctưới phục vụ cho sản xuất nông nghiệp nên một số nông hộ sản xuất lúa vụ ba để tăngthêm thu nhập.

Được sự quan tâm của cơ quan chính quyền huyện bà con nông dân đã được hỗtrợ phần nào về trang thiết bị máy móc và được chuyển giao những công nghệ tiến bộKHKT để đẩy mạnh nông thôn ngày càng giàu mạnh.

b) Khó khăn

Là một huyện mới thành lập, cơ sở hạ tầng còn nhiều thiếu thốn nên cần huyđộng nguồn vốn để đầu tư xây dựng Vì thế nguồn vốn đầu tư cho việc trồng lúa chongười nông dân còn rất ít.

Thành phần đồng bào DTTS còn chiếm tỷ lệ cao (khoảng 60%) tổng số hộ trênđịa bàn huyện, dân trí và trình độ sản xuất thấp nên năng suất mang lại chưa đạt đượcmức tối đa.

Trình độ canh tác của người dân chưa cao, phương thức canh tác còn manh múnnhỏ lẻ Công tác phòng, chống dịch bệnh của người dân còn thiếu sự đồng bộ.

Việc áp dụng những tiến bộ KHKT, nhân rộng các mô hình kinh tế có hiệu quảcòn hạn chế.

Trang 28

CHƯƠNG 3

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Cơ sở lý luận

3.1.1 Khái niệm kinh tế hộ

Hộ nông dân là đơn vị sản suất cơ bản, là đơn vị kinh tế xã hội khá đặc biệt.Bản thân mỗi hộ nông dân là một tế bào xã hội, là một đơn vị sản xuất và tiêu dùng Làđơn vị sản xuất cơ bản trong nông nghiệp, hộ có mục đích tối đa hóa nguồn thu trên cơsở sử dụng toàn bộ các nguồn lực và nâng cao phúc lợi gia đình.

3.1.2 Đặc điểm kinh tế hộ

Hộ nông dân là đơn vị sản xuất nhưng với quy mô nhỏ, họ cũng có đầy đủ cácyếu tố, các tư liệu phục vụ sản xuất Đó là các nguồn lực sẵn có của nông hộ như: laođộng, đất đai, vốn, kỹ thuật, công cụ… Từ các yếu tố sản xuất đó nông hộ sẽ tạo ra cácsản phẩm cung cấp cho gia đình và xã hội Do sản xuất với quy mô nhỏ nên số lượnghàng hóa tạo ra của từng hộ là không lớn Tư liệu sản xuất không đầy đủ nên chấtlượng của sản phẩm làm ra cũng chưa cao

Hộ nông dân là đơn vị tiêu dùng Các sản phẩm tạo ra nhằm đáp ứng cho nhucầu tiêu dùng của gia đình họ là chính, nếu còn dư họ sẽ cung cấp ra thị trường bằngcách trao đổi hoặc buôn bán Cũng có một số nông hộ chuyên sản xuất để cung cấp rathị trường Hoạt động sản xuất chính của các nông hộ là trồng trọt và chăn nuôi Trướckia, hầu hết các nông hộ đều sản xuất để cung cấp cho nhu cầu của gia đình họ Đó làđặc tính tự cung tự cấp của các hộ nông dân Nhưng trong quá trình phát triển của đấtnước, các hộ nông dân cũng đã có những bước đổi mới khá quan trọng Họ đã tiếnhành sản xuất chuyên canh để cung cấp sản phẩm cho xã hội Điều đó cũng có nghĩa làhọ phải hoàn thiện tư liệu sản xuất để tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả kinhtế.

Trang 29

Do đa số các hộ nông dân đều thiếu tư liệu sản xuất: thiếu vốn, thiếu đất đai, kỹthuật nên họ thường đầu tư sản xuất thấp, họ luôn tránh rủi ro Cũng vì vậy nên hiệuquả kinh tế mang lại của nông hộ thường không cao Chỉ có một số nông hộ mạnh dạnđầu tư với quy mô lớn, năng suất lao động cao nên thu nhập của họ cũng khá caonhưng mức độ rủi ro cũng khá lớn Đa số các nông hộ đều chọn cho mình cách sảnxuất khá an toàn đó là họ luôn trồng nhiều loại cây khác nhau trong cùng một thời kỳhoặc chăn nuôi nhiều vật nuôi một lúc Điều này làm cho sản phẩm của họ luôn đadạng nhưng số lượng thì không nhiều Điều đó đồng nghĩa với việc họ tránh được rủiro, nếu giá cả hàng hóa này giảm xuống thấp thì còn có hàng hóa khác Nhưng cáchsản xuất này không mang lại hiệu quả cao cho nông hộ.

3.1.3 Vai trò kinh tế hộ

Tuy các hộ nông dân còn sản xuất một cách nhỏ lẻ, quy mô không lớn, năngsuất chưa cao, hiệu quả kinh tế chưa cao nhưng không thể phủ nhận vai trò quantrọng của kinh tế hộ trong sản xuất nông nghiệp Các hộ nông dân đã sử dụng nhữngđiều kiện sẵn có để sản xuất, ổn định cuộc sống Điều đó cũng giải quyết được một sốlượng lớn lao động nhàn rỗi trong xã hội.

Ngoài việc tạo ra các thành phẩm phục vụ cho nhu cầu của gia đình và xã hội,kinh tế hộ nông dân còn đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguyên liệu, hànghóa, dịch vụ, là cầu nối hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất lớn đến với người tiêu dùng

Vì mô hình kinh tế hộ có quy mô sản xuất nhỏ, vốn đầu tư không lớn, công tácquản lý khá dễ dàng so với các loại hình sản xuất khác nên kinh tế hộ thường đượcchọn làm điểm khởi đầu Mô hình kinh tế hộ rất phù hợp với những nông hộ có ít vốn,chưa có nhiều kinh nghiệm sản xuất, tư liệu sản xuất còn hạn chế Nó cũng là tiền đềcho sự phát triển các loại hình sản xuất khác

3.1.4 Đặc điểm sinh trưởng của một số giống lúa tại địa phươnga) Giống lúa HT1

Nguồn gốc

Giống Hương thơm số 1 (HT1) là giống lúa thơm ngắn ngày có nguồn gốc từgiống Phúc Quảng Thanh, là giống lúa thơm ngắn ngày của Trung Quốc, nhập nội vàoViệt Nam năm 1998 Được nước ta công nhận giống chính thức năm 2004

Trang 30

Khả năng chống chịu: chịu rét và chua trung bình Kháng được đạo ôn, bạc lá,chịu thâm canh, chống đổ trung bình khá.

b) Giống lúa Q5Nguồn gốc

Là giống lúa thuần nhập nội từ Trung Quốc, có nơi còn gọi là dòng lai số 2 củaQ4 hoặc Mộc Tuyền ngắn ngày Giống được công nhận theo quyết định số 1659QĐ/BNN-KHCN, ngày 13 tháng 5 năm 1999.

Hàm lượng amylose (%): 27,0.

Năng suất trung bình: 50 - 55 tạ/ha Năng suất cao có thể đạt 60- 70 tạ/ha.Khả năng chống đổ và chịu rét tốt, Chịu chua mặn ở mức trung bình.Là giống nhiễm rầy nâu

Nhiễm vừa bệnh Đạo ôn, bệnh Bạc lá, nhiễm nhẹ bệnh Khô vằn

17

Trang 31

c) Giống lúa Khang DânNguồn gốc

Khang Dân là giống lúa có xuất xứ từ Trung Quốc, được công ty Cổ Phần lúaThái Bình chọn lọc.

Đặc điểm nông học

Thời gian sinh trưởng: vụ xuân từ 125 – 130 ngày, vụ Mùa từ 100 – 105 ngày,đẻ nhánh khá, đẻ gọn Chống chịu bệnh đạo ôn khá, chống chịu bệnh bạc lá và bệnhkhô vằn nhẹ Hạt gạo dài, trong, cơm dẻo.

Năng suất trung bình đạt từ 60 – 70 tạ/ha Thâm canh tốt đạt từ 85 – 90 tạ/ha.Chân đất thích hợp vàn và vàn cao.

3.1.5 Một số yêu cầu kỹ thuật của cây lúaa) Đặc điểm sinh trưởng của cây lúa

Lúa là cây lương thực hàng năm, thuộc họ hòa thảo, vùng thích nghi rộng từ đầmlầy đến sườn núi, từ vùng xích đạo, nhiệt đới đến ôn đới, từ vùng phù sa nước ngọt đếnvùng đất cát sỏi ven biển nhiễm mặn, nhiễm phèn Theo đặc tính sinh hóa hạt gạo, tùyvào lượng amylose trong tinh bột người ta phân biệt lúa nếp và lúa tẻ

Bắt đầu từ lúc hạt nảy mầm cho đến khi lúa chín, có thể chia làm 3 giai đoạn:Giai đoạn tăng trưởng, giai đoạn sinh sản và giai đoạn chính

Cây lúa sinh trưởng trong điều kiện nhiệt độ từ 20 – 30oC, sử dụng khoảng 65%năng lượng ánh sáng mặt trời Trong điều kiện thủy lợi chưa hoàn chỉnh, lượng mưa làyếu tố khí hậu có tính chất quyết định đến việc hình thành vùng trồng lúa và các vụ lúatrong năm, trung bình là 7 – 8 mm/ngày Ở giai đoạn làm đòng và trổ, gió mạnh ảnhhưởng xấu đến quá trình hình thành và phát triển cảu đòng lúa, sự trổ bông, thụ phấn,thụ tinh và sự tích lũy chất khô trong hạt bị trở ngại làm tăng tỷ lệ hạt lép, hạt lửng làmgiảm năng suất lúa Tuy nhiên, gió nhẹ giúp cho quá trình trao đổi không khí trongquần thể ruộng lúa tốt hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình quang hợp và hô hấpgóp phần tăng năng suất Ngoài ra, điều kiện thủy văn cũng quyết định và hình thànhcác vùng trồng lúa khác nhau, tùy theo địa hình cao hay thấp, gần hay xa sông mà thờigian ngập nước và độ ngập sâu cạn khác nhau Từ đó, quyết định chế độ nước và hìnhthành các vùng trồng lúa, kiểu canh tác và mùa vụ khác nhau.

Trang 32

Đất trồng lúa cần giàu dinh dưỡng, nhiều hữu cơ, tơi xốp, thoáng khí, khả nănggiữ nước, giữ phân tốt Loại đất thịt hay đất thịt pha sét, ít chua hay trung tính (PH =5,5 – 7,5) là thích hợp với cây lúa Trong thực tế có những giống lúa có thể thích nghirất tốt trong những điều kiện đất đai khắc nghiệt như: phèn, mặn, khô hạn, ngập úng.

b) Kỹ thuật canh tác lúa

Kỹ thuật canh tác lúa theo phương pháp sạ

Có năm kiểu sạ; Sạ ướt, sạ khô, sạ ngầm, sạ chay, sạ gởi Nhưng trong đề tài nàychỉ đề cập tới phương pháp sạ ướt phù hợp với kiểu canh tác lúa của người dân địaphương.

Làm đất: Đất sau khi cày ải hoặc cày giòn tiến hành bừa trục san bằng mặt

ruộng, làm sạch cỏ dại, lúa rài, lúa cỏ có thể nhổ cỏ bằng tay hoặc dùng một trong các

loại thuốc trừ cỏ sau: Fagon, Gramoxone, Roundup, Carphosate, diệt cỏ từ 7-10 ngày

trước khi bừa trục lần cuối Trước khi sạ rút khô nước mặt ruộng

Giống: Chọn những giống lúa sinh trưởng tốt, kháng một số loại sâu bệnh chính,

thích nghi tốt với điều kiện địa phương Hạt giống đã được ngâm, ủ và mọc mầm đạtkhoảng 80%.

Sạ: Tùy giống lúa, đất đai, tỷ lệ nảy mầm mà lượng sạ trung bình từ 150 –

200kg/ha Sau khi rải thật đều tay, bừa lấp hạt để tránh chim chuột phá hại và giữ ẩmtốt Có 2 cách sạ phổ biến:

- Sạ lan theo băng: Ngâm hạt giống 24 - 36 giờ (đối với những giống lúa có vỏ

dày thì ngâm 48 giờ), rửa sạch hạt giống cho đến hết chua, đem hạt giống ủ 36 - 48giờ, theo dõi đống ủ để thêm nước (lấy ngót), khi đống ủ thiếu ẩm

- Sạ hàng: Ngâm hạt giống 24 - 36 giờ (đối với những giống lúa có vỏ dày thìngâm 48 giờ), rửa sạch hạt giống cho đến hết chua, đem hạt giống ủ 24 - 36 giờ (lưu ýphải theo dõi hạt giống vừa nứt nanh thì tiến hành sạ) Trước khi sạ có thể xử lý hạtgiống với chất kích thích sinh trưởng để giúp hạt giống mọc nhanh và đều.

Phòng trừ cỏ dại: Cần sử dụng tổng hợp nhiều biện pháp: chọn giống sạch hạt

cỏ dại; kỹ thuật canh tác (cày, xới phơi đất, gieo thưa vừa phải, bón phân, tưới nước,…); luân, xen canh; hóa học; thủ công,…Khi sử dụng thuốc hoá học, cần tuân thủ 4đúng: thuốc, lúc, liều lượng, cách phun Làm cỏ bằng tay bổ sung, nhất là vào giaiđoạn 10 – 15 ngày sau gieo kết hợp với tỉa bỏ bớt chỗ những chỗ quá dày do sạ không

19

Trang 33

đều là khâu kỹ thuật quan trọng cần thực hiện tốt Một số thuốc trừ cỏ có thể sử dụngtrên ruộng mè: Dual, Dual gold, Lasso 48 EC, Nabu 12 EC, Gallant super 700,Onecide 450,…

Phân bón và kỹ thuật bón: Lượng phân bón khuyến cáo cho 1 ha: 80 – 100 kg

N (đạm nguyên chất), 60 kg P2 O5 (lân nguyên chất), 40 – 50 kg K2O (Kali nguyênchất) Tùy loại đất, tùy chế độ canh tác mà có thể tăng hoặc giảm lượng phân cho phùhợp Có thể bón phân Urê và NPK (20 -20-15) hoặc các loại phân khác miễn đáp ứngđủ yêu cầu trên

Phương pháp bón: rãi đều phân trên ruộng sau khi tưới nước một ngày Mỗi lầnbón, chừa lại một lượng ít để bón dặm những chỗ thiếu phân do bón không đều Đốivới ruộng sạ hàng, nếu có công lao động, có thể hòa tan phân tưới hoặc rãi trực tiếpvào các hàng mè, sau đó tưới nước bổ sung

Lưu ý: những ruộng bị phèn, sạ lan, có thể bón lót một lượng phân NPK để tạo

điều kiện cho cây sinh trưởng, phát triển tốt ngay giai đoạn cây con.

Phòng trừ sâu bệnh: Lúa sạ có mật độ dày hơn lúa cấy nên sâu bệnh dễ phát

triển, cần thăm ruộng thường xuyên để phòng trừ đúng lúc, chú ý các đối tượng gâyhại trong điều kiện ruộng không ngập nước như: dế, chim, chuột, bù lạch …

Biện pháp phòng trừ: Dùng giống lúa có tính kháng rầy cao Trừ rầy ngay ởruộng lúa hay cả ở bờ bụi, ở bất cứ giai đoạn sinh trưởng phát triển nào của cây lúa.Hiệu quả trừ rầy bằng thuốc hóa học cao nhất là lúc rầy cám, sẽ giảm nhanh khi rầytrưởng thành.

Bệnh cháy lá (Đạo ôn)

Thường bị nặng nhất là giai đoạn làm đòng đến sau trổ Nấm tấn công nhiều nhất

Trang 34

giữa phình ra màu xám, chung quanh có viền nâu và quầng vàng làm lá lúa bị cháykhô.

Biện pháp phòng trừ: Diệt sạch cỏ dại trước khi canh tác, xử lý hạt giống Khichớm bệnh dùng các loại thuốc trừ nấm xịt lên lá lúa.

Bệnh cháy bìa lá lúa

Bệnh xuất hiện và gây hại từ giai đoạn lúa đẻ nhánh đến đòng trổ và chín, phátsinh mạnh vào những tháng mưa nhiều, chủ yếu trên phiến lá, đầu tiên xuất hiện ở rìalá và lan dần vào trong, tạo thành các vết dài màu xanh tái, sau chuyển thành màu

trắng xám Bệnh nặng lan tới gốc bẹ lá, làm giảm khả năng thụ phấn, hạt bị lép nhiều.

Biện pháp phòng trừ: Cần canh tác đúng thời vụ, sạ với mật độ vừa phải Sửdụng những giống lúa có khả năng chống chịu với bệnh này Bón phân cân đối giữacác loại đạm - lân và kali Khi lúa bị bệnh có thể sử dụng các loại thuốc hóa học để trịbệnh như Kasumin 21, Kasuran 47 WP,….

Bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá

Bệnh này được lan truyền thông qua tuyến nước bọt của con rầy nâu Lá lúa từmàu xanh chuyển dần sang màu xanh nhạt rồi vàng nhạt, vàng cam và chết khô Ládưới gốc bị vàng trước rồi lan dần lên các lá phía trên Khi bệnh xuất hiện thì tép lúa bịbệnh không tiếp tục phát triển chiều cao nữa, vì thế tép lúa bị lùn đi Nếu bệnh xuấthiện trễ thì cây lúa bị lùn ít hoặc không bị lùn, sau này cây lúa có thể bị trổ nghẹn vàlép nhiều

Biện pháp phòng trừ: Hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị , vì vậy phải phòngngay từ đầu vụ để hạn chế sự tấn công của rầy nâu như: Sử dụng giống kháng bệnh,kháng rầy, gieo cấy với mật độ vừa phải, dùng thuốc tiêu diệt rầy,….

Bệnh đốm vằn

Do nấm trên mặt nước bám vào bẹ lá, lan dần lên phiến lá Lúc đầu tròn sauloang lổ vằn vện, bẹ lá khô tóp lại làm lá bị chết khô, bông lúa bị nghẹn, làm hạt lépnhiều.

Biện pháp phòng trừ: Nên sạ cấy vừa phải, bón ít đạm, tăng cường phân lân Khibệnh chớm dùng cấc loại thuốc trừ năm như bệnh cháy lá.

21

Trang 35

3.1.7 Khái niệm hiệu quả kinh tế

Hiệu quả kinh tế trong Nông nghiệp: là tổng hợp các hao phí về lao động và laođộng vật chất hóa để sản xuất ra sản phẩm nông nghiệp Nó thể hiện bằng cách so sánhkết quả sản xuất đạt được với khối lượng chi phí lao động và chi phí vật chất bỏ ra.Lúc đó ta phải tình đến việc sử dụng đất đai và nguồn dự trữ vật chất, lao động, haynguồn tiềm năng trong sản xuất nông nghiệp (vốn sản xuất, vốn lao động, vốn đất đai).Nghĩa là tiết kiệm tối đa các chi phí mà thực chất là hao phí lao động để tạo ra một đơnvị sản phẩm

3.1.8 Các chỉ tiêu tính toán kết quả, hiệu quả

Doanh thu (DT) Là chỉ tiêu cho biết tổng số tiền thu được cùng với mức sản

lượng và mức giá bán một đơn vị sản phẩm.

Doanh thu = Sản lượng * Đơn giá bán sản phẩm

Năng suất: Là chỉ tiêu cho biết sản lượng thu hoạch được trên một đơn vị diện

Năng suất = Sản lượng thu hoạch/ Diện tích trồng

Tổng chi phí (TC) Là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ chi phí bỏ ra đầu tư vào quá

trình sản xuất Chỉ tiêu này nhiều hay ít phụ thuộc vào quy mô canh tác và mức đầu tưcủa từng nông hộ.

TC = Chi phí vật chất + Chi phí lao động

Lợi nhuận (LN) Là phần lời thu được sau khi trừ tất cả các khoản chi phí kể

cả chi phí do gia đình đóng góp.LN = DT – TC

Thu nhập (TN) Là phần thu được sau khi trừ tất cả các khoản chi phí sản xuất

không kể đến chi phí do gia đình đóng góp.TN = DT – CPVC – công LĐ thuê

3.1.9 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế

Tỷ suất thu nhập/Chi phí Chỉ tiêu này cho biết một đồng bỏ ra đầu tư mang

lại bao nhiêu đồng thu nhập.

Tỷ suất thu nhập/Chi phí =TN/TC

Tỷ suất lợi nhuận/Chi phí Đây là chỉ tiêu cho biết một đồng bỏ ra đầu tư

Trang 36

Tỷ suất lợi nhuận/Chi phí = LN/TC

Tỷ suất doanh thu/chi phí Chỉ tiêu này cho biết một đồng chi phí đầu tư

mang lại bao nhiêu đồng giá trị sản lượng.Tỷ suất doanh thu/Chi phí = DT/CP

Tỷ suất thu nhập/Doanh thu Chỉ tiêu này nói lên rằng cứ một đồng doanh thu

tạo ra trong quá trình sản xuất thì tạo ra bao nhiêu đồng thu nhập.Tỷ suất thu nhập/Doanh thu = TN/DT

Tỷ suất lợi nhuận/Doanh thu Chỉ tiêu này nói lên rằng cứ một đồng doanh

thu tạo ra trong quá trình sản xuất thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.Tỷ suất lợi nhuận/Doanh thu = LN/DT

3.2 Phương pháp nghiên cứu

3.2.1 Phương pháp thu thập thông tina) Thu thập số liệu thứ cấp

Phương pháp thu thập số liệu gián tiếp liên quan đến: diện tích trồng, sản lượng,giá cả, công tác khuyến nông, sự áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật…tại phòngNN&PTNT huyện Phú Thiện và các phòng ban khác; thông tin qua một số sách, báo,internet có liên quan.

b) Thu thập số liệu sơ cấp

Là phương pháp phỏng vấn trực tiếp những người có kinh nghiệm, uy tín ở địabàn nghiên cứu Trong bài tôi sử dụng phương pháp điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên đểchọn ra 50 mẫu thuộc 3 xã có diện tích trồng lúa HT1, trong đó có 50 hộ vừa trồnggiống lúa HT1 vừa giống lúa khác (20 hộ) và 20 hộ canh tác lúa HT1 trước đây (năm2007) để nghiên cứu cho toàn huyện, gồm các xã Chư A Thai, Ayun Hạ và IaKe.

3.2.2 Phương pháp phân tích dữ liệua) Phương pháp xử lý số liệu

Sau khi thu thập thông tin, sử dụng phần mềm Excel để tính toán kết quả, hiệuquả sản xuất lúa

b) Phương pháp so sánh

Tiến hành các thao tác so sánh kết quả, hiệu quả sản xuất 2 vụ lúa: Đông Xuânvà Mùa của giống lúa HT1; so sánh giữa giống lúa HT1 và các giống lúa khác màngười dân canh tác hiện tại và giống HT1 trước đây.

23

Trang 37

c) Phương pháp phân tích thống kê mô tả.

Dùng phương pháp thống kê mô tả của phần mềm Excel để phân tích, mô tả tìnhhình sản xuất giống lúa HT1 và các giống lúa khác tại địa phương.

Trang 38

CHƯƠNG 4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa gạo tại các hộ điều tra

Từ năm 2007 – 2009 tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa gạo đã có những chuyểnbiến rõ rệt Cụ thể như sau:

4.1.1 Tình hình sản xuất

a) Năng suất, diện tích, sản lượng lúa từ 2007 – 2009

Trên địa bàn hiện đang có rất nhiều giống lúa khác nhau Trong đề tài này tôichỉ đề cập tới giống lúa HT1 và một số loại giống thường được canh tác phổ biến.

Đối với giống HT1

Giống lúa HT1 đã mang lại sự gia tăng sản phẩm đầu ra, đặc tính của giống chothấy đây là loại giống có khả năng chống chịu tốt với sâu bệnh, thích nghi với khí hậu,thổ nhưỡng của vùng và cho năng suất cao Các nông hộ chọn giống HT1 canh tác hầunhư là mua từ trại giống của xã, có phẩm chất tốt, hạt giống chắc, đẹp, không bị lẫn tạpchất, đảm bảo chất lượng lúa, gạo.

Đối với giống lúa thường

Giống lúa thường ở đây là các loại giống được bà con canh tác từ rất lâu vàcách chọn giống của người dân là chọn ra diện tích nào có lượng lúa đẹp, trong quátrình canh tác ít sâu bệnh sẽ được giữ lại làm giống từ vụ này sang vụ khác Hay nóicách khác loại giống thường là loại giống đã được trồng lâu dời không được thuần hóa,phẩm chất kém, năng suất thấp và khả năng kháng bệnh không cao với một số sâubệnh…

Các loại giống mà bà con thường dung là: giống lúa Q5, TBR-1, Ải 32, KhangDân Mai Lâm, C47,… Trong nhóm giống này thì giống Q5 được người dân trồngnhiều nhất do nó thích hợp với điều kiện địa phương, dễ làm, có năng suất (chất lượngthấp không thể xuất khẩu được mà đa số là chế biến một số sản phẩm khác từ gạo như

Trang 39

làm bánh kẹo, bún, hoặc là làm thức ăn gia súc) Được trồng ít nhất là giống lúa C47và giống Mai Lâm vì năng suất và khả năng kháng bệnh không cao, nhưng do tậpquán, thói quen nên người dân vẫn canh tác trên diện tích nhỏ.

Bảng 4.1: Năng suất, diện tích, sản lượng lúa từ 2007 – 2009 vụ Đông Xuân và vụMùa của huyện Phú Thiện

Diệntích (ha)

Năng suất (tấn/ha)

Sản lượng (tấn)

Diện tích (ha)

Năng suất (tấn/ha)

Sản lượng (tấn)

Từ bảng 4.1, ta cũng thấy được vụ Đông Xuân năng suất và sản lượng lúa cũngcao hơn hẳn vụ Mùa Bởi trong vụ này thời tiết khá thuận lợi, lượng mưa tương đối ổnđịnh, cây lúa phát triển tốt nên năng suất cao hơn vụ Mùa Ngược lại, vụ Mùa năngsuất giảm dần vì những năm gần đây vụ này mưa nhiều cây lúa dễ sâu bệnh và bị ngậpúng nên năng suất đã giảm thiểu đáng kể.

Trang 40

Giá lúa (1000đ)

Lúa HT1Lúa thường

4.1.2 Tình hình tiêu thụ lúa gạo trên địa bàn huyệnVề giá cả

Bảng 4.2: Tình hình giá lúa từ 2007 – 2009 tại huyện Phú Thiện

Nguồn tin: Phòng NN&PTNT huyện Phú Thiện, 2010

Hình 4.1: Biểu đồ thể hiện giá lúa từ 2007 - 2009 ở huyện Phú Thiện

Nguồn tin: Điều tra và tính toán tổng hợp, 2010

(Ghi chú: Dấu chấm trong đồ thị này là dấu phẩy trong phân cách số liệu).

Giá bán lúa tại địa bàn huyện không ổn định mà thường xuyên biến động theothời vụ và đối tượng bán sản phẩm Giá chỉ căn cứ vào giá thị trường và thương lái đặtra và căn cứ vào chất lượng giống lúa của từng hộ cũng như căn cứ vào vị trí của nônghộ bán lúa ở đâu Thường thì cuối mùa vụ giá lúa cao nhất do người dân ít có khả năngdự trữ nên đến thời điểm này, sản lượng còn lại không nhiều còn đầu vụ giá bán cũngcao hơn giữa vụ vì mới bắt đầu thu hoạch nên sản lượng còn khan hiếm Giữa vụ làthời điểm nông dân thu hoạch rộ nhất và sản lượng bán cũng lớn nhất nên giá bán

27

Ngày đăng: 30/10/2012, 14:38

Hình ảnh liên quan

Bảng 2.1: Dân số trung bình phân theo giới tính, thành thị, nông thôn của huyện Phú Thiện từ 2007 – 2009. -  Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa bằng giống lúa HT1 tại huyện Phú Thiện – Gia Lai

Bảng 2.1.

Dân số trung bình phân theo giới tính, thành thị, nông thôn của huyện Phú Thiện từ 2007 – 2009 Xem tại trang 21 của tài liệu.
Bảng 2.2: Tình Hình Giáo Dục ở Huyện Phú Thiện (năm 2009) -  Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa bằng giống lúa HT1 tại huyện Phú Thiện – Gia Lai

Bảng 2.2.

Tình Hình Giáo Dục ở Huyện Phú Thiện (năm 2009) Xem tại trang 23 của tài liệu.
Bảng 2.3: Tình Hình Biến Động Đất tại Huyện Phú Thiện từ năm 2008 đến 2009 -  Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa bằng giống lúa HT1 tại huyện Phú Thiện – Gia Lai

Bảng 2.3.

Tình Hình Biến Động Đất tại Huyện Phú Thiện từ năm 2008 đến 2009 Xem tại trang 25 của tài liệu.
Bảng 4.1: Năng suất, diện tích, sản lượng lúa từ 2007 – 2009 vụ Đông Xuân và vụ Mùa của huyện Phú Thiện -  Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa bằng giống lúa HT1 tại huyện Phú Thiện – Gia Lai

Bảng 4.1.

Năng suất, diện tích, sản lượng lúa từ 2007 – 2009 vụ Đông Xuân và vụ Mùa của huyện Phú Thiện Xem tại trang 38 của tài liệu.
Bảng 4.2: Tình hình giá lúa từ 2007 – 2009 tại huyện Phú Thiện -  Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa bằng giống lúa HT1 tại huyện Phú Thiện – Gia Lai

Bảng 4.2.

Tình hình giá lúa từ 2007 – 2009 tại huyện Phú Thiện Xem tại trang 39 của tài liệu.
Hình 4.2: Sơ Đồ Kênh Tiêu thụ lúa tại huyện Phú Thiện. -  Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa bằng giống lúa HT1 tại huyện Phú Thiện – Gia Lai

Hình 4.2.

Sơ Đồ Kênh Tiêu thụ lúa tại huyện Phú Thiện Xem tại trang 40 của tài liệu.
Bảng 4.3: Độ Tuổi Lao Động của Nông Hộ Canh Tác Lúa -  Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa bằng giống lúa HT1 tại huyện Phú Thiện – Gia Lai

Bảng 4.3.

Độ Tuổi Lao Động của Nông Hộ Canh Tác Lúa Xem tại trang 42 của tài liệu.
Bảng 4.5: Trình Độ Văn Hóa của Chủ Hộ -  Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa bằng giống lúa HT1 tại huyện Phú Thiện – Gia Lai

Bảng 4.5.

Trình Độ Văn Hóa của Chủ Hộ Xem tại trang 43 của tài liệu.
Tình hình sử dụng vốn của bà con nông dân -  Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa bằng giống lúa HT1 tại huyện Phú Thiện – Gia Lai

nh.

hình sử dụng vốn của bà con nông dân Xem tại trang 44 của tài liệu.
Bảng 4.9: Tổng CPLĐ sản xuất 1ha lúa năm 2009 -  Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa bằng giống lúa HT1 tại huyện Phú Thiện – Gia Lai

Bảng 4.9.

Tổng CPLĐ sản xuất 1ha lúa năm 2009 Xem tại trang 49 của tài liệu.
c) Các chi phí khác -  Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa bằng giống lúa HT1 tại huyện Phú Thiện – Gia Lai

c.

Các chi phí khác Xem tại trang 50 của tài liệu.
Bảng 4.10: CPBQ 1ha lúa giống HT1 trên vụ Đông Xuân 2009 -  Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa bằng giống lúa HT1 tại huyện Phú Thiện – Gia Lai

Bảng 4.10.

CPBQ 1ha lúa giống HT1 trên vụ Đông Xuân 2009 Xem tại trang 50 của tài liệu.
Bảng 4.13: Kết quả - hiệu quả 1ha lúa HT1 vụ Mùa 2009 -  Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa bằng giống lúa HT1 tại huyện Phú Thiện – Gia Lai

Bảng 4.13.

Kết quả - hiệu quả 1ha lúa HT1 vụ Mùa 2009 Xem tại trang 53 của tài liệu.
b) KQ,HQ 1ha lúa giống Thường trên vụ Đông Xuân 2009 Bảng 4.14: KQ, HQ 1ha lúa Thường vụ Đông Xuân 2009 -  Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa bằng giống lúa HT1 tại huyện Phú Thiện – Gia Lai

b.

KQ,HQ 1ha lúa giống Thường trên vụ Đông Xuân 2009 Bảng 4.14: KQ, HQ 1ha lúa Thường vụ Đông Xuân 2009 Xem tại trang 55 của tài liệu.
Từ bảng 4.14 cho thấy, so với vụ Đông Xuân của giống HT1, giống thường mang lại hiệu quả thấp hơn. -  Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa bằng giống lúa HT1 tại huyện Phú Thiện – Gia Lai

b.

ảng 4.14 cho thấy, so với vụ Đông Xuân của giống HT1, giống thường mang lại hiệu quả thấp hơn Xem tại trang 55 của tài liệu.
Bảng 4.16: KQ,HQ 1ha lúa thường vụ Mùa 2009 -  Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa bằng giống lúa HT1 tại huyện Phú Thiện – Gia Lai

Bảng 4.16.

KQ,HQ 1ha lúa thường vụ Mùa 2009 Xem tại trang 57 của tài liệu.
Bảng 4.19: CPBQ vụ Đông Xuân giống HT1 năm 2007 -  Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa bằng giống lúa HT1 tại huyện Phú Thiện – Gia Lai

Bảng 4.19.

CPBQ vụ Đông Xuân giống HT1 năm 2007 Xem tại trang 59 của tài liệu.
4.3.6 CPBQ và KQ,HQ giống HT1 vụ Đông Xuân và vụ Mùa trên 1ha năm 2007 a) CPBQ 1ha lúa giống Thường trên vụ Mùa 2009 -  Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa bằng giống lúa HT1 tại huyện Phú Thiện – Gia Lai

4.3.6.

CPBQ và KQ,HQ giống HT1 vụ Đông Xuân và vụ Mùa trên 1ha năm 2007 a) CPBQ 1ha lúa giống Thường trên vụ Mùa 2009 Xem tại trang 59 của tài liệu.
Bảng 4.21: KQ,HQ giống lúa HT1 vụ Đông Xuân năm 2007 -  Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa bằng giống lúa HT1 tại huyện Phú Thiện – Gia Lai

Bảng 4.21.

KQ,HQ giống lúa HT1 vụ Đông Xuân năm 2007 Xem tại trang 61 của tài liệu.
4.4.7 So sánh KQ – HQ lúa HT1trước đây (2007) với lúa HT1 vụ Đông Xuân 2009 -  Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa bằng giống lúa HT1 tại huyện Phú Thiện – Gia Lai

4.4.7.

So sánh KQ – HQ lúa HT1trước đây (2007) với lúa HT1 vụ Đông Xuân 2009 Xem tại trang 63 của tài liệu.
Bảng 4.23: So sánh KQ – HQ lúa HT1trước đây (2007) với lúa HT1 vụ Đông Xuân 2009 -  Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa bằng giống lúa HT1 tại huyện Phú Thiện – Gia Lai

Bảng 4.23.

So sánh KQ – HQ lúa HT1trước đây (2007) với lúa HT1 vụ Đông Xuân 2009 Xem tại trang 63 của tài liệu.
Tình hình vay vốn của gia đình Nguồn  vaySố tiền (1000đ)Thời hạn  (tháng) Lãi  suất/tháng -  Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa bằng giống lúa HT1 tại huyện Phú Thiện – Gia Lai

nh.

hình vay vốn của gia đình Nguồn vaySố tiền (1000đ)Thời hạn (tháng) Lãi suất/tháng Xem tại trang 92 của tài liệu.
10. Ông (bà) bán lúa dưới hình thức nào? -  Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa bằng giống lúa HT1 tại huyện Phú Thiện – Gia Lai

10..

Ông (bà) bán lúa dưới hình thức nào? Xem tại trang 93 của tài liệu.