Đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng đất canh tác tại xã hương hồ huyện hương trà tỉnh thừa thiên huế

80 917 4
Đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng đất canh tác tại xã hương hồ huyện hương trà tỉnh thừa thiên huế

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Thạc sĩ, tiến sĩ, chuyên đề, luận văn, khóa luận, đề tài

PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ Đất đai là sản phẩm của tự nhiên, là tặng phẩm của thiên nhiên cho không loài người. Con người không thể tạo ra đất đai mà chỉ có thể dựa vào nó để sản xuất và tồn tại. Không phải ngẫu nhiên mà ông W.Petty cho rằng: “Đất đai là cha, lao động là mẹ của mọi của cải vật chất” vì ông nhận thấy tầm quan trọng của đất đai đối với loài người. Thật vậy, đất đai là môi trường sống của con người cũng như các sinh vật khác, là nơi diễn ra các hoạt động khác của con người. Đối với các hoạt động diễn ra trong ngành công nghiệp chế biến và xây dựng thì đất đai là địa điểm, là chỗ đứng, là nền tảng không gian để thực hiện quá trình lao động. Đối với ngành khai thác thì đất đai còn là kho tàng của nguyên nhiên liệu cung cấp một phần năng lượng cho con người. Đất đai còn là nơi xây dựng những khu văn hoá, du lịch, khu vui chơi giải trí, là nơi bố trí khu quân sự, an ninh quốc phòng . Đặc biệt nhất, đối với ngành nông nghiệp, đất đai không chỉ là địa điểm để thực hiện quá trình sản xuất mà còn là công cụ lao động-tư liệu sản xuất đặc biệt. Trải qua thời gian cùng với sự phát minh của nhiều công trình khoa học kỹ thuật, con người đã tạo ra ngày càng nhiều sản phẩm vật chất nhưng con người không thể tạo ra lương thực thực phẩm nuôi sống bản thân mình nếu không có đất đai. Sự gia tăng dân số và quá trình đô thị hoá diễn ra nhanh chóng trên thế giới nói chung, ở Việt Nam nói riêng đã kéo theo nhu cầu về nhà ở cũng như nhu cầu lương thực thực phẩm tăng lên. Trong lúc đó, đất đai thì bị giới hạn về mặt diện tích và không gian. Điều này buộc con người phải tính toán để vừa đảm bảo được nhu cầu nhà ở, nhu cầu cho xây dựng công nghiệp lẫn nhu cầu lương thực thực phẩm. 1 Riêng đối với nước ta, nông nghiệp chiếm một ví trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, thu hút khoảng 70% dân số và 60% lao động của cả nước. Do đó để có thể tiến hành nhanh công cuộc CNH-HĐH đất nước thì mục tiêu trước mắt là phải công nghiệp hoá nông thôn. Muốn làm được điều này thì phải không ngừng nâng cao thu nhập cho người nông dân mà trước hết là nâng cao hiệu quả của ngành sản xuất nông nghiệp trong đó nâng cao hiệu quả kinh tế sử dụng đất canh tác đóng vai trò quan trọng. Mặt khác, theo dự báo đến năm 2010 dân số Việt Nam có thể lên đến 100 triệu người, điều này buộc các nhà quản lý phải giải quyết đồng thời hai vấn đề quan trọng: vừa đảm bảo nhu cầu nhà ở, nhu cầu xây dựng công nghiệp vừa đảm bảo an ninh lương thực. Muốn vậy, một mặt cần quản lý tốt quỹ đất canh tác mặt khác không ngừng tăng năng suất, tăng vụ, tăng chất lượng sản phẩm nông nghiệp để tạo ra giá trị ngày càng cao trên quỹ đất canh tác ngày càng giảm dần. Hương Hồ nằm trong địa bàn Huyện Hương Trà là một vùng ven thành phố, dân số và lao động trên địa bàn chủ yếu hoạt động trong ngành nông nghiệp. Do đó, để phát triển kinh tế ở địa phương nhà quản lý cần có chính sách phát triển nông nghiệp mà mục tiêu chủ yếu là tạo ra giá trị ngày càng lớn trên đất sản xuất nông nghiệp. Là vùng ven thành phố do đó chịu ảnh hưởng rất lớn của quá trình đô thị hoá. Trong những năm qua do nhiều mục đích khác nhau khiến cho quỹ đất canh tác trên địa bàn luôn giảm xuống. Điều này đã làm thiếu hụt nghiêm trọng đất sản xuất, với một diện tích nhỏ đất canh tác thì sẽ không đủ công việc cho người lao động và cũng không đủ thu nhập để chi tiêu cho nông hộ. Vì thế buộc chúng ta phải có biện pháp thâm canh tăng vụ, tạo ra một giá trị ngày càng lớn trên đất nông nghiệp hiện có nghĩa là không ngừng nâng cao hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp nói chung, hiệu quả sử dụng đất canh tác nói riêng. 2 Nhận thức được điều này, trong thời gian thực tập tại Hương Hồ, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế, tôi đã mạnh dạn nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng đất canh tác tại Hương Hồ-huyện Hương Trà- tỉnh Thừa Thiên Huế”. Nghiên cứu đề tài nhằm giải quyết các mục tiêu sau: -Nghiên cứu, phân tích thực trạng sử dụng đất canh tác, từ đó đánh giá hiệu quả kinh tế của việc sử dụng đất canh tác, trên cơ sở đó bố trí cây trồng hợp lý, mang lại hiệu quả cao. -Đề xuất phương hướng và những giải pháp thiết thực để nâng cao hiệu quả kinh tế sử dụng đất canh tác. Đề tài ngoài sử dụng phương pháp chung là phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử thì nó còn có các phương pháp cụ thể: * Phương pháp thống kê kinh tế: Là phương pháp được sử dụng để xác định các chỉ số, so sánh đối chiếu và cân đối trong nghiên cứu các chỉ tiêu, nội dung, các kiểu hiện tượng có quan hệ với nhau trong tổng thể và thực hiện phân tổ thống kê. * Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo: Đây là phương pháp được sử dụng để tham khảo các ý kiến của các chuyên gia nông nghiệp, cán bộ địa chính, cán bộ phòng nông nghiệp, cán bộ khuyến nông, các chủ hộ canh tác giỏi .và tra cứu các công trình nghiên cứu đã được công bố. * Phương pháp chọn mẫu, thu thập và xử lý số liệu: -Phương pháp chọn mẫu: Sử dụng phương pháp này giúp chọn mẫu đúng đắn, đảm bảo tính đại diện cho các vùng của xã. Chọn mẫu điều tra trước hết phải chon địa điểm điều tra đúng đắn thông qua bản đồ hiện trạng sử dụng đất. Sau đó chọn hộ điều tra theo nguyên tắc điều tra thống kê thông qua phân nhóm hộ theo các tiêu chuẩn khác nhau. Nghiên cứu đề tài này, tôi đã sử dụng 60 mẫu điều tra tại 5 thôn trên tổng 9 thôn của toàn để điều tra về tình hình lao động, đất đai, các công 3 thức luân canh . đặc biệt là hiệu quả kinh tế sử dụng đất canh tác của trong năm 2005. -Phương pháp thu thập tài liệu: Thu thập các tài liệu thứ cấp thường đã được công bố chính thức. Thu thập số liệu qua niên giám thống kê, các cơ quan như Phòng NN&PTNT, Phòng Tài nguyên môi trường, Phòng Thống kê, Chi cục thuế . -Phương pháp xử lý số liệu điều tra hộ: Thực hiện xử lý các số liệu đặc biệt là số liệu điều tra nông hộ thông qua bảng tính Excel. * Phương pháp phân tích hồi quy: Sử dụng phương pháp này để đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố đến giá trị gia tăng thu được trên một ha đất canh tác. Sử dụng phương pháp này để đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố đến giá trị gia tăng thu được trên một ha đất canh tác. Hàm tổng quát có dạng: Y = f(X 1 , X 2 , X 3 , ., X n ) Trong đó: Y là yếu tố đầu ra của sản xuất. X i là các yếu tố đầu vào của sản xuất Hàm cụ thể được sử dụng vào nghiên cứu đề tài là hàm Cobb-Douglas có dạng: Y=AX 1 α 1 X 2 α 2 e β 1D1+ β 2D2+ β 3D3+ β 4D4+ β 5D5 (1) Hay Ln 2 vế của (1) ta có: LnY=LnA + α 1 Ln X 1 + α 2 Ln X 2 + β 1 D 1 + β 2 D 2 + β 3 D 3 + β 4 D 4 + β 5 D 5 Trong đó: Y: là giá trị tăng thêm trên 1 ha đất canh tác X 1 : mức đầu tư chi phí vật chất (bao gồm: giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật) trên 1 ha đất canh tác. X 2 : công lao động đầu tư trên 1 ha đất canh tác (công/ha) D: biến giả định D 1 : hạng đất D 1 =1: Đất hạng 3 4 D 1 =0: Đất hạng 4, hạng 5 D 2 : Năng lực chủ hộ D 2 =1: nhóm chủ hộ có năng lực cao D 2 =0: nhóm chủ hộ có năng lực thấp hơn. D 3 : Công thức luân canh ngô-đậu xanh D 3 =1: Công thức luân canh ngô-đậu xanh D 3 =0: Không phải công thức luân canh ngô-đậu xanh D 4 : Công thức luân canh lạc-đậu xanh D 4 =1: Công thức luân canh lạc-đậu xanh D 4 =0: Không phải công thức lạc-đậu xanh D 5 : Công thức luân canh rau thơm D 5 =1: Công thức luân canh rau thơm D 5 =0: Không phải công thức luân canh rau thơm. A: Hệ số tự do α i : Thể hiện mức độ ảnh hưởng của các biến X i đến biến Y β i : Thể hiện mức độ ảnh hưởng của các biến giả D i đến biến 5 PHẦN II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN: 1.1.1. Khái niệm về đất: Theo Docu Raiep-người Nga: “Đất là một thể tự nhiên được hình thành do tác động tổng hợp của gồm 5 yếu tố: khí hậu, sinh vật, đá mẹ, địa hình, tuổi địa phương”.Với ông Wiliam: “Đất là lớp mặt tơi xốp của địa cầu, có khả năng sản xuất ra sản phẩm cây trồng”. Theo những định nghĩa này, thì đất đai không chỉ có lớp phủ thổ nhưỡng mà còn là sự kết hợp của nhiều yếu tố liên quan khác. Quan điểm của nước CHXHCN Việt Nam thì: “Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá, hội, an ninh và quốc phòng”. Như vậy, đất đai được sử dụng hầu hết vào các ngành, các lĩnh vực của đời sống hội. Theo đặc trưng riêng của từng ngành sản xuất, từng lĩnh vực của đời sống mà đất đai được phân thành các loại khác nhau và gọi tên theo ngành và lĩnh vực sử dụng của chúng. 1.1.2. Khái niệm về đất sản xuất nông nghiệp: Dựa vào mục đích sử dụng đất, chúng ta có thể hiểu đất nông nghiệp là đất được sử dụng chủ yếu vào sản xuất của các ngành trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản cũng như sử dụng để nghiên cứu, thí nghiệm về nông nghiệp. Trong đất nông nghiệp, người ta có thể chia thành nhiều loại tuỳ thuộc vào các tiêu thức phân loại chúng. Chẳng hạn, theo thời hạn canh tác của từng loại cây trồng có: đất trồng cây hàng năm, cây lâu năm. Căn cứ vào công dụng của đất người ta phân thành các loại: đất trồng cây lương thực, cây công nghiệp, cây thực phẩm . 1.1.3. Khái niệm về đất canh tác trong sản xuất nông nghiệp: 6 Đất canh tác là một bộ phận của đất sản xuất nông nghiệp, là đất trồng các loại cây ngắn ngày có chu kỳ sản xuất trong khoảng thời gian một năm và còn được gọi là đất trồng cây hàng năm. Đây là bộ phận quan trọng nhất trong quỹ đất sản xuất nông nghiệp nước ta vì đại bộ phận lương thực, thực phẩm được sản xuất ra trên loại đất này, hơn nữa đất canh tác có tỷ trọng rất lớn trong tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp. Cây hàng năm có chu kỳ sản xuất dưới một năm, trong điều kiện thời tiết khí hậu thuận lợi người ta có thể trồng cấy nhiều vụ trong năm. Dựa vào chỉ tiêu này người ta có thể phân đất canh tác thành các loại: + Đất 3 vụ là đất gieo trồng và thu hoạch được 3 lần của một loài hay nhiều loài cây trồng trong năm. + Đất 2 vụ là đất gieo trồng và thu hoạch được hai lần trong năm. + Còn đất 1 vụ là đất chỉ trồng và thu hoạch được một lần trong năm. Để sử dụng đất canh táchiệu quả, người ta phải xây dựng hệ thống luân canh hợp lý, đó là sự thay đổi cây trồng về không gian và thời gian theo từng chu kỳ xác định dựa trên cơ sở kỹ thuật trồng trọt và yêu cầu hiệu quả kinh tế-xã hội. Một đặc trưng cơ bản chỉ có đất mới có, nhờ nó mà đất mới tạo ra khối lượng nông sản phẩm rất lớn phục vụ nhu cầu con người đó là độ phì nhiêu. Độ phì nhiêu của đất là một thuộc tính tự nhiên khách quan, là đặc tính tự nhiên không thể tách rời về khái niệm đất. Đó là khả năng của đất cung cấp cho cây trồng về nước, thức ăn, khoáng và các yếu tố cần thiết khác để cây trồng sinh trưởng và phát triển bình thường. Độ phì nhiêu của đất gồm các loại: -Độ phì tự nhiên: là độ phì nhiêu được hình thành dưới tác động của các yếu tố tự nhiên chưa có tác động của con người. -Độ phì nhân tạo: là độ phì nhiêu được tạo ra do tác động của con người, thông qua hoạt động sản xuất tác động vào đất đai như cày xới, bón phân, cải tạo đất, tưới tiêu, áp dụng các biện pháp kỹ thuật nông nghiệp . 7 -Độ phì tiềm tàng: là độ phì tự nhiên tạm thời cây trồng chưa sử dụng được. -Độ phì nhiêu kinh tế: là sự thống nhất giữa độ phì tự nhiên và độ phì nhân tạo. Đây là loại độ phì mang lại lợi ích kinh tế cụ thể, là cơ sở để đánh giá kinh tế của đất. Khai thác độ phì của đất là mục tiêu cơ bản trong quá trình sử dụng đất. Người ta dựa vào độ phì nhiêu của đất để phân loại đất, định hạng đất giúp cho con người sử dụng đất một cách có hiệu quả cả về mặt diện tích lẫn khai thác tiềm năng. 1.1.4. Khái niệm về phân hạng đất trong sản xuất nông nghiệp: Phân hạng đấtsự đánh giátính chất so sánh về mặt chất lượng của đất, sự đánh giá về độ màu mỡ và khả năng sản xuất của đất. Hạng đất là những điều kiện khoảnh đất có cùng một khả năng sản sinh ra một lượng sản phẩm trong những điều kiện và trình độ thâm canh như nhau. Để phân hạng đất người ta sử dụng các yếu tố phân hạng như: -Tính chất đất. -Yếu tố vị trí địa lý của đất. -Yếu tố địa hình của đất. -Yếu tố điều kiện khí hậu thời tiết. -Yếu tố điều kiện tưới tiêu. 1.1.5. Đặc điểm ruộng đất trong sản xuất nông nghiệp: Đất đai trong sản xuất nông nghiệp có những đặc điểm sau: -Thứ nhất, đất đai là tư liệu sản xuất không thể thay thế được. Nó vừa là đối tượng vừa là tư liêu lao động. Vả lại, các tư liệu sản xuất khác khi sử dụng sẽ bị hao mòn và hỏng đi còn đất đai nếu được sử dụng hợp lý thì không những bảo vệ được đất mà còn tăng độ phì nhiêu và làm tăng hiệu quả kinh tế sử dụng đất canh tác lên. Nhận thức được đặc điểm này của đất sẽ giúp con người sử dụng tiết kiệm và hiệu quả đất đai. 8 -Thứ hai, đất đai bị giới hạn về mặt diện tích, đầu tiên là giới hạn bởi bề mặt các lục địa, sau nữa là là bị giới hạn trong diện tích đất sử dụng vào nông nghiệp. Điều này đòi hỏi con người phải tìm cách sử dụng thật hợp lý, tiết kiệm và đạt hiệu quả cao nhất trên diện tích bị giới hạn để đáp ứng lượng sản phẩm ngày càng tăng của mình. Muốn làm được điều đó, trong quá trình sử dụng cần cân nhắc kỹ khi chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang mục đích khác; tổ chức thực hiện việc đưa diện tích lớn đất chưa sử dụng vào canh tác; đồng thời có chính sách thâm canh, tăng vụ, tăng năng suất trên một đơn vị diện tích. -Thứ ba, đất đai có vị trí cố định. Bởi nó gắn với bề mặt lục địa và ở mỗi nơi trên bề mặt đó, đất đai gắn liền với nhiều yếu tố sản xuất khác nhau như: thời tiết, khí hậu, địa hình, nguồn nước và các yếu tố hội. Vì vậy, trong quá trình sử dụng ruộng đất cần có những quy hoạch, bố trí cây trồng hợp lý, trang bị công cụ và tổ chức sản xuất thích hợp với điều kiện đất đai ở từng vùng cụ thể. -Thứ tư, chất lượng đất đai không đồng nhất ở các vị trí khác nhau. Vì ở những vị trí khác nhau đất đai chịu ảnh hưởng về mặt thổ nhưỡng, địa hình, vị trí, độ màu mỡ của ruộng đất là khác nhau. Do đó trong quá trình sử dụng đất cần quy hoạch, bố trí loại cây trồng phù hợp với từng loại đất để đem lại hiệu quả kinh tế cao. 1.1.6. Yêu cầu sử dụng đất nông nghiệp: Xuất phát từ vai trò, vị trí và đặc điểm của đất đai, sử dụng tốt đất đai cần phải đáp ứng các yêu cầu sau: -Không ngừng nâng cao hiệu quả sinh lời của đất. Đây là yêu cầu xuất phát từ đặc điểm đất đai bị giới hạn về mặt diện tích nhất là diện tích đất canh tác ngày càng bị thu hẹp. -Kết hợp một cách hợp lý yếu tố đất đai với sức lao động trong tất cả các vùng trên phạm vi cả nước. Thực tế quỹ đất nông nghiệp chúng ta đã không dồi dào mà chúng ta lại không sử dụng hợp lý, không kết hợp được hai yếu tố lao động và 9 đất đai trên phạm vi cả nước. Có những nơi đất chưa sử dụng hết do thiếu lao động, trong lúc đó lại có những nơi thiếu đất canh tác, điều này gây ra lãng phí lớn nguồn lao động và tài nguyên đất. Do đó, nhà nước cần có chính sách để huy động lực lượng lao động đi khai hoang lập nghiệp ở những vùng đất đai còn nhiều. -Kết hợp sử dụnghiệu quả đất với cải tạo, bồi dưỡng và nâng cao độ phì của đất; bảo vệ môi trường sinh thái. Sử dụng đất không chỉ đáp ứng cho những nhu cầu ở hiện tại mà phải tính đến nhu cầu của tương lai. Điều này đòi hỏi trong quá trình sử dụng đất cần có những biện pháp để cải tạo, bồi dưỡng; phải sử dụng theo nguyên tắc bền vững, kết hợp giữa hiệu quả kinh tế và bảo vệ môi trường sinh thái. 1.1.6. Bản chất và phương pháp xác định hiệu quả kinh tế. 1.1.6.1. Khái niệm và ý nghĩa của hiệu quả. Hiệu quả là thuật ngữ dùng để chỉ mối quan hệ giữa kết quả thực hiện và các mục tiêu hoạt động của chủ thể và chi phí mà chủ thể bỏ ra để có kết quả đó trong những điều kiện nhất định. Nếu kết quả mà chủ thể nhận được theo hướng mục tiêu trong hoạt động của mình càng lớn hơn chi phí bỏ ra bao nhiêu thì càng có lợi bấy nhiêu. Hiệu quả là chỉ tiêu dùng để phân tích, đánh giá và lựa chọn các phương án hành động. Nó được hiểu theo nhiều góc độ khác nhau, do đó hình thành nhiều khái niệm khác nhau: Hiệu quả tổng hợp, hiệu quả kinh tế, hiệu quả chính trị hội, hiệu quả trực tiếp, hiệu quả gián tiếp, hiệu quả tương đối và hiệu quả tuyệt đối . Xét theo góc độ chủ thể nhận được kết quả (lợi ích) và bỏ chi phí để có kết quả đó thì có khái niệm: hiệu quả tài chính (hiệu quả kinh tế) và hiệu quả kinh tế quốc dân (hiệu quả kinh tế hội). Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế phản ánh chất lượng hoạt động kinh tế, là thước đo trình độ tổ chức và quản lý kinh doanh của các doanh nghiệp. Có rất nhiều khái niệm khác nhau về hiệu quả kinh tế, GSTS Ngô Đình Giao cho rằng: "Hiệu quả kinh tế là tiêu chuẩn cao nhất của mọi sự lựa chọn kinh tế của các doanh 10 . mạnh dạn nghiên cứu đề tài: Đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng đất canh tác tại xã Hương Hồ- huyện Hương Trà- tỉnh Thừa Thiên Huế . Nghiên cứu đề tài nhằm. chung, hiệu quả sử dụng đất canh tác nói riêng. 2 Nhận thức được điều này, trong thời gian thực tập tại xã Hương Hồ, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế,

Ngày đăng: 22/08/2013, 23:05

Hình ảnh liên quan

2.2.2. Tình hình cơ sở hạ tầng: - Đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng đất canh tác tại xã hương hồ huyện hương trà tỉnh thừa thiên huế

2.2.2..

Tình hình cơ sở hạ tầng: Xem tại trang 28 của tài liệu.
3.1.6. Đánh giá tình hình sử dụng đất canh tác của xã Hương Hồ qua các năm 2003-2005. - Đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng đất canh tác tại xã hương hồ huyện hương trà tỉnh thừa thiên huế

3.1.6..

Đánh giá tình hình sử dụng đất canh tác của xã Hương Hồ qua các năm 2003-2005 Xem tại trang 48 của tài liệu.
BẢNG 8: HỆ SỐ SỬ DỤNG ĐCT CỦA XÃ HƯƠNG HỒ QUA CÁC NĂM - Đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng đất canh tác tại xã hương hồ huyện hương trà tỉnh thừa thiên huế

BẢNG 8.

HỆ SỐ SỬ DỤNG ĐCT CỦA XÃ HƯƠNG HỒ QUA CÁC NĂM Xem tại trang 49 của tài liệu.
BẢNG 10: TÌNH HÌNH ĐẤT ĐAI CỦA CÁC NÔNG HỘ ĐƯỢC ĐIỀU TRAĐIỀU TRA - Đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng đất canh tác tại xã hương hồ huyện hương trà tỉnh thừa thiên huế

BẢNG 10.

TÌNH HÌNH ĐẤT ĐAI CỦA CÁC NÔNG HỘ ĐƯỢC ĐIỀU TRAĐIỀU TRA Xem tại trang 50 của tài liệu.
BẢNG 10: TÌNH HÌNH ĐẤT ĐAI CỦA CÁC NÔNG HỘ ĐƯỢC ĐIỀU TRAĐIỀU TRA - Đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng đất canh tác tại xã hương hồ huyện hương trà tỉnh thừa thiên huế

BẢNG 10.

TÌNH HÌNH ĐẤT ĐAI CỦA CÁC NÔNG HỘ ĐƯỢC ĐIỀU TRAĐIỀU TRA Xem tại trang 50 của tài liệu.
Douglas. Sử dụng mô hình này để xem xét ảnh hưởng của các yếu tố như: chi phí vật chất, công lao động, năng lực chủ hộ, hạng đất và các công thức luân canh đến giá trị gia tăng thu được trên 1 ha đất canh tác - Đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng đất canh tác tại xã hương hồ huyện hương trà tỉnh thừa thiên huế

ouglas..

Sử dụng mô hình này để xem xét ảnh hưởng của các yếu tố như: chi phí vật chất, công lao động, năng lực chủ hộ, hạng đất và các công thức luân canh đến giá trị gia tăng thu được trên 1 ha đất canh tác Xem tại trang 63 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan