Tình hình biến động diện tích gieo trồng (DTGT) và sản lượng các loại cây trồng hàng năm của xã Hương Hồ qua 3 năm 2003-

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng đất canh tác tại xã hương hồ huyện hương trà tỉnh thừa thiên huế (Trang 38 - 42)

cây trồng hàng năm của xã Hương Hồ qua 3 năm 2003-2005

3.1.3.1. Cơ cấu DTGT một số cây hàng năm.

Đây là chỉ tiêu đánh giá trình độ chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất canh tác. Sự phong phú và đa dạng của nhiều loài cây theo xu hướng giảm dần độc canh một loại cây có giá trị kinh tế thấp tăng dần DTGT cũng như sản lượng một số cây công nghiệp có giá trị kinh tế sẽ biểu hiện được tính tích cực trong sản xuất của địa phương. Trên cơ sở đó chúng ta sẽ tiến hành phân tích, đánh giá cơ cấu DTGT các loại cây hàng năm của xã Hương Hồ qua số liệu ở bảng 5 để thấy được thực trạng sử dụng đất canh tác của địa phương. Và qua đó chúng ta sẽ rút ra được những mặt tích cực cũng như hạn chế của địa phương.

nghiệp ngắn ngày, nhóm cây thực phẩm, và nhóm các loại hoa. Trong đó, tổng DTGT, DTGT của từng nhóm cây cũng như từng loại cây trong nhóm đều có sự biến động qua các năm tuy sự biến động này không lớn. DTGT cây hàng năm của năm 2004 giảm 16,1 ha so với 2003, tuy nhiên năm 2005 lại tăng thêm 29,6 ha so với 2004 đạt 572,4 ha-vượt qua cả năm 2003. Mặc dù diện tích đất canh tác qua các năm giảm xuống nhưng nhờ công tác tổ chức khuyến nông, thâm canh, tăng vụ của địa phương làm cho DTGT tăng lên một cách đáng kể. Để nghiên cứu kỹ hơn, chúng ta sẽ tiến hành phân tích, đánh giá từng nhóm cây trồng cụ thể.

3.1.3.2. Nhóm cây lương thực có hạt

Đây là nhóm cây chiếm diện tích gieo trồng lớn nhất trong cơ cấu DTGT cây hàng năm của địa phương. Năm 2003 diện tích này là 396,2 ha, chiếm tỷ trọng 70,89% trong tổng DTGT cây hàng năm. Và nó có sự biến động phức tạp, cụ thể: năm 2004 giảm 24 ha so với 2003 làm cho nó chỉ còn 68,57% trong tổng DTGT cây hàng năm, đến năm 2005 thì lại tăng 8,7 ha so với năm 2004. Tuy nhiên, xét theo số tương đối thì tỷ lệ DTGT của nó so với tổng DTGT liên tục giảm xuống qua 3 năm, tương ứng: đạt 70,89% vào năm 2003, 68,57% vào năm 2004 và chỉ còn 66,54% vào năm 2005. Đây là tín hiệu rất đáng mừng, chứng tỏ địa phương đã có sự chuyển biến mạnh mẽ trong cơ cấu cây trồng theo hướng giảm tình trạng độc cây lương thực mà thay vào đó là những cây công nghiệp có giá trị kinh tế.

Trong cơ cấu cây lương thực có hạt chủ yếu vẫn là cây lúa. Đây là tình trạng chung của sản xuất nông nghiệp Việt Nam, còn nặng tính độc canh cây lúa. Tuy nhiên, nó cũng cho thấy nhu cầu lương thực vẫn là ưu tiên hàng đầu với mục đích vừa đảm bảo nhu cầu lương thực cho cuộc sống vừa đảm bảo an ninh lương thực. Bên cạnh đó, lúa cũng là một phần thu nhập chính của nông hộ, vì thế việc quan tâm đầu tư để nâng cao sản lượng cũng như chất lượng lúa đang được người dân và chính quyền đặc biệt chú trọng. Mặc dù chiếm tỷ trọng lớn những năm gần đây diện

gieo trồng là 348,2 ha, với tỷ trọng 57,55%. Trong đó, lúa chỉ được trồng 2 vụ với DTGT là tương đương nhau: năm 2003, 2004 diện tích gieo trồng lúa Hè thu có cao hơn lúa Đông xuân, nhưng năm 2005 điều này là ngược lại. Điều này là do lúa vụ Hè thu thường có năng suất thấp hơn mà nguyên nhân chủ yếu do chuột phá hoại, thiếu nước và nhiều bệnh mà đặc biệt là bệnh lem lép hạt, trong lúc đó chi phí đầu tư cho vụ này thường lớn hơn.

Cây ngô trong thời gian gần đây cũng được người dân chú trọng do đó diện tích gieo trồng cũng khá lớn, năm 2003 đạt 48 ha với tỷ trọng 8,59%, mặc dù diện tích này có giảm xuống trong năm 2004 nhưng nó lại tăng lên vào 2005 đạt 51,5 ha chiếm tỷ lệ 9%. Hiện nay, cây ngô được xem là cây mang tính chất sản xuất hàng hoá cao, người dân có thể bán sản phẩm ngay tại đồng nên rất thuận tiện. Mặc khác, cây ngô cũng đem lại hiệu quả kinh tế khá cao. Vì vậy mà nhu cầu gieo trồng cây ngô đã tăng lên đáng kể trong thời gian qua.

3.1.3.2. Nhóm cây lấy củ:

Cũng thuộc nhóm cây lương thực, chiếm tỷ lệ khá lớn, chỉ đứng sau cây lương thực có hạt. Với diện tích gieo trồng 62,6 ha tương đương với 11,2% năm 2003, giảm xuống còn 53 ha tương ứng với 9,76% năm 2004, và đạt 59,5 ha tương ứng 10,39% vào năm 2005. Trong đó diện tích gieo trồng chủ yếu là khoai lang. Đây là loại cây có thể trồng được ở nhiều loại đất, tốn ít công, chi phí thấp nên người dân có thể tận dụng nhiều loại đất và chen vào trong những thời gian rảnh của đất, chủ yếu để làm thức ăn cho gia súc.

Riêng cây sắn, ở địa phương chưa phát triển mạnh, đặc biệt cây sắn công nghiệp. Mặc dù tiềm năng của địa phương rất lớn về trồng sắn, nhưng do loại cây này phụ thuộc quá nhiều vào thị trường nhất là nhà máy chế tinh bột sắn hoạt động không đều gây ra tình trạng lo lắng cho người dân trong gieo trồng loại cây này. Do đó diện tích của nó vẫn xắp xỉ chiếm tỷ lệ trên 1% qua các năm.

3.1.3.3. Nhóm cây công nghiệp ngắn ngày:

Trên địa bàn xã Hương Hồ, cây trồng chính trong nhóm cây này là cây lạc, chủ yếu được trồng vào vụ Đông xuân. Nhóm cây này vẫn còn chiếm một diện tích và tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu DTGT cây hàng năm của xã. Tuy nhiên, diện tích này liên tục tăng mạnh qua các năm, cụ thể: năm 2003 chỉ có 12,3 ha chiếm 2,24%, năm 2004 tăng thêm 9,5 ha và tiếp tục tăng thêm 10 ha vào năm 2005. Đến nay, diện tích gieo trồng loại cây này đạt 32 ha chiếm tỷ trọng 5,6% trong cơ cấu DTGT cây hàng năm của địa phương. Mặc dù đã có sự chuyển biến mạnh trong diện tích gieo trồng tuy nhiên nó vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng của vùng.

Vả lại trong nhóm cây công nghiệp ngắn ngày, địa phương còn quá chú trọng cây lạc mà chưa đưa vào canh tác một số loại cây khác để đa dạng hoá sản phẩm cây trồng cũng như giảm tính rủi ro trong sản xuất.

3.1.3.4. Nhóm cây thực phẩm:

Xã Hương Hồ nằm trên địa bàn ven thành phố, có điều kiện thích hợp cho việc phát triển nhóm cây này nhất là các loại rau để cung cấp cho các địa bàn lân cận đặc biệt là khu vực thành phố Huế. Với lợi thế đó, những năm qua diện tích gieo trồng nhóm cây này không ngừng tăng lên. Năm 2003, diện tích gieo trồng là 46 ha tương ứng với 8,23%, nó tăng mạnh trong 2004-tăng 23 ha làm cho tỷ trọng của nó đạt 12,71% trong cơ cấu DTGT cây hàng năm trên địa bàn. Trong đó tăng mạnh nhất là rau các loại, năm 2003 chỉ có 12 ha, nhưng do hiệu quả của nó nên đến năm 2004, 2005 diện tích này đạt đến 30 ha. Tuy nhiên cây rau ở địa phương còn mang tính tự túc chưa có quy hoạch tập trung nên hiệu quả mang lại vẫn chưa cao.

Còn các loại đậu thì ít biến động hơn từ 34 ha năm 2003 lên 37 ha năm 2004, nhưng giảm xuống còn 30 ha vào năm 2005. Điều này làm giảm diện tích gieo trồng nhóm cây thực phẩm xuống còn 65 ha năm 2005. Đặc biệt, trong năm 2004, địa

năm 2005. Mặc dù tỷ trọng còn nhỏ nhưng cũng thể hiện được sự chuyển biến tích cực trong cơ cấu DTGT đặc biệt là mở rộng một số loại cây trồng mới có hiệu quả kinh tế cao hơn. Với tiềm năng như hiện nay của địa phương thì nhóm cây thực phẩm đặc biệt là các loại rau, dưa còn có thể phát triển hơn nữa.

3.1.3.5. Hoa các loại:

Nhóm cây này phát triển rất nhiều năm ở địa phương, đây có thể xem như đặc trưng của vùng đất canh tác xã Hương Hồ. Chủ yếu trong nhóm cây này là hoa Huệ, hoa Layơn. Tuy nhiên, diện tích nhóm cây này đã giảm mạnh trong năm 2004. Năm 2003 nó có diện tích gieo trồng là 41,6 ha chiếm tỷ trọng khá lớn 7,44%, nhưng năm 2004 chỉ còn 26,6 ha với tỷ trọng 4,9%. Canh tác cây hoa rất khó đặc biệt là cây Huệ, yêu cầu công chăm sóc lớn, chi phí cao và rủi ro cũng không kém, điều này khiến người dân ngại canh tác. Mặt khác, loại cây này chỉ được luân canh khoảng 5 năm trên một mảnh đất, nên hiện nay không còn đủ diện tích để canh tác Huệ. Hoa Layơn thì dễ trồng hơn, nhưng nó đặc biệt chịu ảnh hưởng của thời tiết, như năm 2005 do thời tiết không thích hợp nên hoa bị mất mùa.

Tuy nhiên, cây hoa vẫn là nhóm cây mang lại hiệu quả kinh tế khá cao, thu hút được nhiều công lao động nhất nên giải quyết được phần nào lao động nông nghiệp nhàn rỗi, nâng cao thu nhập cho người dân. Nếu có chính sách hợp lý về kỹ thuật đặc biệt là chính sách chuyển một số diện tích đất của các loại cây kém hiệu quả sang canh tác hoa thì hiệu quả đạt được trên đất sẽ được cải thiện.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng đất canh tác tại xã hương hồ huyện hương trà tỉnh thừa thiên huế (Trang 38 - 42)