Giải pháp cụ thể

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng đất canh tác tại xã hương hồ huyện hương trà tỉnh thừa thiên huế (Trang 69 - 72)

4.2.2.1. Đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ:

Thâm canh, tăng vụ là biện chủ yếu nhằm nâng cao năng suất cây trồng, tăng hiệu quả sử dụng đất canh tác. Để thâm canh có hiệu quả trước hết cần phải xác định loại đất, chất lượng đất để có mức đầu tư hợp lý về phân bón, giống cây trồng...Và để tăng vụ thì cần có biện pháp nghiên cứu điều kiện đất đai, thời tiết cũng như các điều kiện khác về cơ sở hạ tầng, kỹ thuật đồng thời tuyển chọn các loại cây trồng ngắn ngày đảm bảo cho công tác tăng vụ có hiệu quả.

Nói chung, thâm canh-tăng vụ đòi hỏi phải có sự áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất cũng như có sự bố trí cơ cấu cây trồng hợp lý.

4.2.2.2. Công tác phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật cho nông nghiệp

Đây là vấn đề rất quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp nói chung và sử dụng đất canh tác nói riêng. Nhất là hệ thống thuỷ lợi, có ảnh hưởng trực tiếp đời sống cũng như năng suất cây trồng đặc biệt là các loại cây trồng cần có chế độ tưới tiêu đầy đủ như lúa, hoa, và các loại rau. Những năm tới, để có thể mở rộng quy mô diện tích một số loại cây trồng có giá trị cao như hoa, rau thì phải có

quan trọng là cần nâng cao trách nhiệm của đội ngũ cán bộ nhân viên làm công tác thuỷ lợi luôn đảm bảo tưới, tiêu kịp thời.

Trong điều kiện của nền sản xuất hàng hoá thì sự phát triển của hệ thống giao thông nội đồng đóng vai trò quan trọng. Nó vừa tạo điều kiện thuận lợi cho việc canh tác, thu hoạch nông sản vừa tạo điều kiện cho quá trình chăm sóc cây trồng được tiện lợi hơn.

Ngoài ra cần tăng cường sử dụng các công cụ cơ giới nhỏ kết hợp với công cụ cải tiến ở khâu làm đất, chăm sóc, thu hoạch...Có như thế mới mở rộng được quy mô sản xuất, phát triển một nền sản xuất theo hướng sản xuất hàng hoá.

4.2.2.3. Chính sách đất đai:

Có chính sách hợp lý trong việc giao đất, cho phép khai hoang tích tụ ruộng đất để hình thành nên những trang trại tổng hợp, sử dụng ngày càng có hiệu quả đất đai và đất canh tác nói riêng.

Phát triển hệ thống ngành nghề ở địa phương, khuyến khích các nông hộ có điều kiện chuyển sang hoạt động các lĩnh vực khác có thu nhập cao hơn để đẩy nhanh quá trình tích tụ ruộng đất. Như thế sẽ mang lại hiệu quả ngày càng cao trong sử dụng đất canh tác.

4.2.2.4. Giải pháp phát triển hệ thống CTLC:

Với thuận lợi là có vị trí gần với trung tâm thực nghiệm giống cây trồng, địa phương cần có chính sách hợp lý trong việc đa dạng hoá giống cây trồng có chất lượng, năng suất cao.

Nghiên cứu để tìm ra giải pháp phát triển hệ thống công thức luân canh phù hợp, có hiệu quả kinh tế cao. Nhìn chung, hiện tại ở địa phương sử dụng công thức luân canh ngô-đậu xanh, lạc-đậu xanh mang lại hiệu quả kinh tế khá cao so với cây lúa. Đặc biệt, phát triển quy mô cây rau thơm ngoài đạt được hiệu quả kinh tế cao còn cho phép sử dụng lượng lao động lớn giải quyết phần nào tình trạng thất nghiệp

4.2.2.5. Giải pháp phòng trừ sâu bệnh và chuột hại

Thực hiện tốt công tác bảo vệ thực vật đối với cây trồng nhằm tăng hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào và tăng chất lượng sản phẩm. Trong đó, sử dụng tốt biện pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp (IPM) góp phần tiết kiệm chi phí, làm sạch môi trường và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Chuột hại làm giảm năng suất từ đó làm giảm hiệu quả sử dụng đất canh tác. Do đó, diệt chuột là biện pháp cần thiết để nâng cao hiệu quả sử dụng đất canh tác. Muốn làm được điều đó, cần vận động người dân thường xuyên diệt chuột bằng các biện pháp thủ công nhưng hiệu quả. Đối với các gò đất cao cần khuyến khích người dân phát quang, khai hoang vừa tận dụng nguồn đất đai, vừa hạn chế chuột hại.

PHẦN III

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng đất canh tác tại xã hương hồ huyện hương trà tỉnh thừa thiên huế (Trang 69 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w