sánh, từ đó có biện pháp thích hợp trong việc bố trí các CTLC phù hợp với từng hạng đất để mang lại hiệu quả cao trong sử dụng đất canh tác.
Qua bảng số liệu 15, ta thấy:
Đối với công thức Lúa-Lúa có sự chênh lệch về giá trị sản xuất, giá trị gia tăng trên từng hạng đất. So với đất hạng 4,5 thì đất hạng 3 tạo ra giá trị cao hơn, tương ứng với VA của đất hạng 3 là 8908 nghìn đồng/ha và của hạng 4 là 7663 nghìn đồng/ha. Xét trên quan điểm chi phí vốn, thì giá trị gia tăng tạo ra trên 1000đ chi phí trung gian tăng theo hạng đất, cụ thể: bỏ ra 1000đ chi phí sẽ mang
về 612đ giá trị gia tăng trên đất hạng 3; 595đ trên đất hạng 4 và 581đ trên đất hạng 5. Tương tự khi xem xét thu nhập của ngày công lao động, đối với đất hạng 3 thu nhập của 1ngày người là 40,18 nghìn đồng, đất hạng 4 là 37,63 nghìn đồng, và đất hạng 5 là 38,50 nghìn đồng. Như vậy, hiệu quả đạt được sẽ cao nếu canh tác trên đất được xếp hạng cao qua thực tế sản xuất lúa trên địa bàn xã Hương Hồ. Tuy sự chênh lệch là không lớn nhưng cũng phản ánh khá thực tế, vì đối với đất hạng 3 sẽ có chất lượng tốt nên năng suất cao hơn và nhất là cây lúa nếu các điều kiện về thuỷ lợi, giao thông thuận lợi sẽ không những làm tăng năng suất mà còn hạn chế các khoản chi phí khác về chăm sóc thu hoạch...
Đối với Ngô-Đậu xanh, thì cũng không có sự khác biệt so với thực trạng của CTLC Lúa-Lúa. Với 1000đ chi phí trung gian bỏ ra thì giá trị gia tăng thu được trên đất hạng 3, 4 tương ứng là 2270đ, 2290đ. Mặc dù, hiệu quả trên đồng vốn của Ngô- Đậu xanh chênh lệch qua các hạng đất là không lớn, tuy nhiên nếu tính theo thu nhập trên lao động thì sự chênh lệch là khá lớn. So sánh giá trị gia tăng của 1 ngày người thì giá trị tương ứng là 61,11 nghìn đồng trên đất hạng 3, và 57,13 nghìn đồng trên đất hạng 4.
Hiệu quả của công thức luân canh Lạc-Đậu xanh có sự chênh lệch lớn trên các hạng đất. So với 14.860 nghìn đồng giá trị tạo ra trên 1ha đất hạng 4, thì với đất
hạng 4 trong việc sử dụng công thức Lạc-Đậu xanh cũng cao hơn đất hạng 3. Điều này dẫn đến giá trị gia tăng thu được tính trên 1000đ chi phí của đất hạng 3 cao hơn nhiều so với đất hạng 4 tương ứng là 2.520đ và 1.840đ. Tính trên 1 ngày người thì canh tác Lạc-Đậu xanh trên đất hạng 3 mang lại thu nhập cao với 62.320đ, trong lúc đó chỉ có 48.612đ nếu là đất hạng 4.
Như vậy, nếu canh tác trên đất hạng 3 thì Lạc-Đậu xanh có hiệu quả cao hơn, có khả năng đem lại tích luỹ cho nông hộ so với Ngô-Đậu xanh, tuy nhiên nếu canh tác trên đất hạng 4 thì Ngô-Đậu xanh có hiệu quả hơn. Điều này cho thấy các nông hộ cũng như địa phương cần có sự xem xét để luân chuyển các CTLC trên các hạng đất thích hợp nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao trên đất canh tác.