HQKT của một số CTLC chủ yếu phân theo quy mô đất đa

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng đất canh tác tại xã hương hồ huyện hương trà tỉnh thừa thiên huế (Trang 61 - 62)

Đánh giá HQKT các CTLC theo quy mô đất đai là xem xét mối quan hệ giữa mức đầu tư về vật chất, lao động; và hiệu quả thu được của từng CTLC cụ thể theo từng quy mô đất đai khác nhau. Trong những năm gần đây nhờ chính sách của nhà nước trong việc cho phép các nông hộ có đủ điều kiện về vốn, nhân lực tích tụ ruộng đất để canh tác nên quy mô ruộng đất ngày càng có ý nghĩa trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất canh tác.

Trên địa bàn Hương Hồ, hiện tại cây rau thơm chỉ được trồng với quy mô nhỏ và diện tích trồng không có nhiều thay đổi nên trong mục này tôi chỉ tiến hành phân tích trên các CTLC còn lại. Ở đây, tôi tiến hành phân thành 2 tổ để đánh giá hiệu quả của các CTLC: tổ I có quy mô đất đai nhỏ, đây là tập hợp của những hộ có diện tích cho các CTLC dưới 2.500m2 ( dưới 5 sào); tổ II có quy mô đất đai lớn, là hộ có diện tích đất cho các CTLC từ 2.500m2 (từ 5 sào) trở lên. Với 2 nhóm quy mô này chúng ta sẽ tiến hành phân tích chi phí và kết quả đạt được của các CTLC trên từng nhóm, từ đó có sự so sánh và rút ra kết luận về mức độ hiệu quả của từng quy mô đất đai.

Hiện tại, công tác dồn điền, đổi thửa trên địa bàn xã Hương Hồ đã được hoàn thành với kết quả đạt được là rất cao; và được các nông hộ rất đồng tình và cảm kích trước sự thay đổi đó. Điều này góp phần làm tăng thêm ý nghĩa của sự phản ánh thực trạng sản xuất nông nghiệp theo quy mô đất đai trên địa bàn.

Qua số liệu tính toán ở bảng 17, ta thấy, mức đầu tư cho chi phí trung gian của các CTLC giảm xuống khi quy mô đất đai tăng lên; ngược lại hiệu quả mang lại thì tăng theo quy mô. Cụ thể:

Đối với CTLC lúa-lúa, ở quy mô dưới 5 sào thì chi phí đầu tư là 13750 nghìn đồng/ha, và chỉ là 12582 nghìn đồng/ha nếu là quy mô trên 5 sào. Trong lúc lúc đó, giá trị sản xuất và giá trị gia tăng của nhóm có quy mô đất đai lớn đều cao hơn nhóm có quy mô nhỏ. Xem xét trên quan điểm chi phí vốn và thu nhập trên lao động thì các chỉ tiêu này cũng có giá trị tăng theo sự tăng lên của quy mô đất đai. Ở nhóm có quy mô trên 2.500m2: nếu bỏ ra 1000đ chi phí sẽ cho thu về 660đ

giá trị gia tăng và thu nhập của một lao động là 44,8 nghìn đồng. Còn nhóm có quy mô dưới 2.500m2 thì con số tương ứng là 510đ và 32,2 nghìn đồng.

Đối với các CTLC còn lại ngô-đậu xanh, lạc-đậu xanh cũng có chi phí trung gian giảm khi quy mô tăng. Hiệu quả của ngô-đậu xanh trên 1000đ chi phí trung gian qua các quy mô là từ 2.190đ của quy mô nhỏ đến 2.670đ của quy mô lớn. Nếu là lạc-đậu xanh thì giá trị này tương ứng là từ 2.010đ đến 2.680đ. Thu nhập trên lao động của ngô-đậu xanh, lạc-đậu xanh lần lược là từ 55,3 nghìn đồng, 50,3 nghìn đồng nếu là nhóm có diện tích dưới 5 sào đến 75,8 nghìn đồng, 70,2 nghìn đồng nếu là nhóm có diện tích trên 5 sào.

Qua đây đã thể hiện một thực tế tồn tại trên địa bàn xã Hương Hồ là quy mô đất đai càng lớn thì hiệu quả sử dụng đất canh tác càng cao. Điều này đã phản ánh đúng vì khi quy mô đất đai tăng lên sẽ tiết kiệm được chi phí, lao động...; các nông hộ chú trọng nhiều hơn vào chăm sóc cho cây trồng từ đó mang lại hiệu quả cao. Đặc biệt, công tác dồn điền, đổi thửa đã tạo rất nhiều thuận lợi cho nông hộ nhất là khi mà quy mô ruộng đất tăng lên, điều này đã góp phần làm tăng hiệu quả sử dụng đất canh tác nói riêng và hiệu quả sản xuất nông nghiệp nói chung ở địa phương.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng đất canh tác tại xã hương hồ huyện hương trà tỉnh thừa thiên huế (Trang 61 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w