MỤC LỤC
- Số diện tích đất hoang đưa vào sử dụng trong sản xuất nông nghiệp - Biến động chất lượng đất đai qua các chỉ tiêu về thành phần cơ giới, độ chua kiềm, hàm lượng các chất dễ tiêu có trong đất. - Năng suất ruộng đất: Đây là chỉ tiêu biểu hiện mối tương quan giữa kết quả sử dụng đất với chi phí sản xuất xét trên khía cạnh đất đai là tư liệu sản xuất dùng vào hoạt động sản suất nông nghiệp.
Nói chung, chính sách đất đai trong giai đoạn này chủ yếu: -Thể hiện tinh thần đổi mới nhưng thận trọng, thực hiện từng bước, chủ yếu mang tính thăm dò, thí điểm; chủ yếu điều chỉnh trong nông nghiệp và các đơn vị tập thể; quyền sử dụng đất ổn định lâu dài của cá nhân vẫn chưa được thừa nhận. -Nhóm đất biến đổi do trồng lúa: đây là loại đất phù sa rất thích hợp cho trồng lúa, có tầng đất khá dày từ 50-100cm và độ dốc dưới 30, đất đai tương đối màu mỡ, thành phần cơ giới đại bộ phận là thịt nhẹ, thịt trung bình và cát pha, hàng năm được bồi đắp phù sa bởi sông Hương.
Với tỷ lệ lao động nông nghiệp thấp hơn so với trong vùng và cả nước rất nhiều cùng với tốc độ giảm của nó năm sau cao hơn năm trước đã chứng tỏ kinh tế của xã Hương Hồ có xu hướng tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. Trong nhiều năm, với sự đóng góp của nhân dân cũng như sự đầu tư của Đảng và Nhà nước mà trực tiếp là Đảng Uỷ xã Hương Hồ, bộ mặt nông thôn xã Hương Hồ có nhiều thay đổi đáng kể, trong đó hệ thống cơ sở hạ tầng không ngừng được phát triển.
-Địa phương có những thuận lợi về điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý: giáp với thành phố Huế và nhiều địa phương khác nên có điều kiện thuận lợi cho việc học hỏi kinh nghiệm, kỹ thuật cũng như giao lưu kinh tế-văn hoá của nhiều vùng miền. -Ngoài ra người dân địa phương có bản tính cần cù, siêng năng; đặc biệt có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp nên đây là điều kiện thuận lợi không nhỏ cho sự phát triển nông nghiệp và các ngành sản xuất khác.
Đó là lực lượng nồng cốt cho phát triển kinh tế nói chung và kinh tế nông nghiệp nói riêng. -Với diện tích rất lớn của đất lâm nghiệp đã thu hút một lượng lớn lao động và phần nào góp vào bảo vệ môi trường, bảo vệ đất cũng như điều hoà nguồn nước cho sản xuất nông nghiệp trên địa bàn.
Điều này đòi hỏi lãnh đạo xã cần có sự xem xét, cân nhắc để có những quy hoạch hợp lý trong việc xây dựng các khu vực nghĩa trang-nghĩa địa tránh tình trạng người dân tự do chuyển các loại đất sang đất nghĩa địa gây tác động xấu đến hiệu quả sử dụng đất. Trong những năm qua, đặc biệt là cơn lũ lịch sử năm 1999 đã làm sạt lở một diện tích lớn hai bên bờ các con sông, nhưng những năm gần đây do công tác tác quản lý và đầu tư lớn của tỉnh cũng như của địa phương trong việc bảo vệ bờ sông nên diện tích nay ít có biến động.
Phải nói rằng, đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá đối với con người, do đó việc khai thác và quản lý đất đai hợp lý mà cụ thể là việc chuyển đổi các mục đích sử dụng đất đai là điều kiện tiên quyết để góp phần phát triển kinh tế-xã hội. Với diện tích đất canh tác trên mỗi hộ và trên mỗi lao động nông nghiệp xắp xỉ 0,2 ha lại trong điều kiện sử dụng nhiều máy nông nghiệp như hiện nay thì sẽ gây ra hiện tượng thiếu việc làm trầm trọng cho lao động nông nghiệp dẫn đến thu nhập không đủ tiêu dùng trong nông hộ.
Như thế, với tỷ lệ diện tích đất trồng các loại cây chưa có sự thay đổi lớn, trong đó diện tích trồng cây lúa chiếm ưu thế hơn, điều này chứng tỏ cơ cấu trồng trọt trên địa bàn chậm chuyển đổi, vẫn lấy cây lúa làm cây trồng chủ lực. Mặc dù tiềm năng của địa phương rất lớn về trồng sắn, nhưng do loại cây này phụ thuộc quá nhiều vào thị trường nhất là nhà máy chế tinh bột sắn hoạt động không đều gây ra tình trạng lo lắng cho người dân trong gieo trồng loại cây này.
Điều đó thể hiện sự cố gắng rất lớn của nhân dân và chính quyền địa phương mà trực tiếp là HTX Hương Hồ trong công tác thuỷ lợi, cung cấp giống chất lượng cao, cũng như các công tác phòng trừ dịch bệnh, bố trí thời vụ hợp lý..Tuy nhiên qua so sánh, ta thấy năng suất của hai vụ lúa có sự chênh lệch lớn trong đó năng suất của lúa Đông xuân cao hơn của lúa Hè thu. Phải nói cây đậu là loại cây rất ít được chăm sóc, nó chủ yếu được trồng để tận dụng chất dinh dưỡng còn lại trong đất ngô, lạc nên nó năng suất của nó cũng chịu ảnh hưởng vào lượng phân còn lại trong đó.
Nguồn: Chi cục thuế huyện Hương Trà Nhìn chung địa bàn xã Hương Hồ chủ yếu là đất hạng 4, với diện tích 124,5223 ha chiếm 41,97% tổng diện tích đất canh tác được phân hạng tại địa phương và chiếm 9,86% trong tổng loại đất này của toàn Huyện. Để có thể sử dụng hiệu quả ruộng đất trong điều kiện khó khăn này đòi hỏi trong quá trình sử dụng đất người nông dân phải biết kết hợp và sử dụng những biện pháp canh tác hợp lý như công tác làm đất, bón phân, luân canh cây trồng hợp lý.
Mặc dù, những năm qua địa phương đã có nhiều cố gắng trong việc xây dựng hệ thống đường giao thông, hệ thống thuỷ lợi nhưng chỉ mới khắc phục được một phần nhỏ trong rất nhiều khó khăn của việc sử dụng đất canh tác. Trong điều kiện đất canh tác ngày càng giảm như hiện nay thì việc không ngừng nâng cao hệ số sử dụng đất canh tác là điều kiện cần thiết nếu không muốn nói là cấp bách.
Phần lớn các chủ hộ của các nông hộ thường là những người lớn tuổi, họ đã có con lớn nên lượng lao động trong gia đình thường cao hơn so với các hộ khác. Tuy là các hộ nông nghiệp nhưng có gần 50% lao động trong hộ tham gia các ngành nghề khác, nhìn chung còn bình quân khoảng 2 lao động nông nghiệp/hộ và thông thường đây là những người lớn tuổi trong gia đình.
Còn lại phần khá nhỏ là đất hạng 3 có tổng diện tích gần 4,3 ha, đây là loại đất có chất lượng cũng như điều kiện tốt nhất tại địa phương nên được sử dụng hầu hết vào các loại CTLC, nhất là các CTLC có cây trồng đòi hỏi cao về chất lượng đất như cây Lạc, Rau. Như vậy, qua số liệu ta thấy lúa được trồng hầu hết trên hạng đất khác nhau, còn đối với cây Rau thơm thì chỉ được trồng trên đất hạng 3, các CTLC như Ngô- Đậu xanh, Lạc- Đậu xanh được trồng trên đất hạng 4, 5.
Như vậy, đứng trên quan điểm chi phí vốn thì nhóm cây rau thơm, đậu xanh có hiệu quả rất cao; tiếp đến là nhóm cây lạc, ngô; cuối cùng cây lúa có hiệu quả thấp nhất. Điều này cần có sự xem xét của hộ gia đình cũng như của địa phương trong việc chuyển đổi, phát triển các loại cây trồng mang lại thu nhập cao.
Từ đó, đòi hỏi nếu muốn canh tác cây lạc trên đất hạng 4 thì phải có mức đầu tư thâm canh nhiều hơn nữa nhất là công tác làm đất và nên sử dụng nhiều phân chuồng, phân hoai mục. Mặc khác cũng có thể thay đổi cây trồng cho hợp lý với từng hạng đất, cụ thể: chuyển diện tích hạng 3 sang trồng lạc, và đất hạng 4 sang trồng ngô như thế sẽ mang lại hiệu quả cao trên đất canh tác.
Mặc khác nếu xem xét mức độ sử dụng lao động thì công thức luân canh Rau thơm là sử dụng nhiều lao động nhất, điều này đã góp phần giải quyết vấn đề lao động trong nông nghiệp nhất là lao động nữ. Do rau thơm là loại cây yêu cầu có chế độ tưới tiêu thuận lợi, nên hộ gia đình cũng như địa phương cần có biện pháp để chuyển một phần diện tích đất trồng lúa và một số cây trồng khác thiếu hiệu quả sang canh tác cây rau thơm.
Tuy sự chênh lệch là không lớn nhưng cũng phản ánh khá thực tế, vì đối với đất hạng 3 sẽ có chất lượng tốt nên năng suất cao hơn và nhất là cây lúa nếu các điều kiện về thuỷ lợi, giao thông thuận lợi sẽ không những làm tăng năng suất mà còn hạn chế các khoản chi phí khác về chăm sóc thu hoạch. Như vậy, nếu canh tác trên đất hạng 3 thì Lạc-Đậu xanh có hiệu quả cao hơn, có khả năng đem lại tích luỹ cho nông hộ so với Ngô-Đậu xanh, tuy nhiên nếu canh tác trên đất hạng 4 thì Ngô-Đậu xanh có hiệu quả hơn.
Riêng Lạc-Đậu xanh thì có sự khác biệt so với các CTLC trên, chi phí chủ yếu cho CTLC này là giống, có tỉ lệ cao nhất trong cơ cấu chi phí trung gian; tiếp đến là chi phí lao động; sau cùng mới đến chi phí cho phân bón và bảo vệ thực vật. Qua đây chúng ta có thể thấy được phần nào sự mất cân đối giữa các khoản chi phí cũng như sự mất cân đối sự đầu tư của nông hộ trên các hạng đất vì quá chú trọng đầu tư vào đất hạng 3, điều này đã gây ra sự lãng phí trong việc sử dụng đất đai.
Điều này đã phản ánh đúng vì khi quy mô đất đai tăng lên sẽ tiết kiệm được chi phí, lao động..; các nông hộ chú trọng nhiều hơn vào chăm sóc cho cây trồng từ đó mang lại hiệu quả cao. Đặc biệt, công tác dồn điền, đổi thửa đã tạo rất nhiều thuận lợi cho nông hộ nhất là khi mà quy mô ruộng đất tăng lên, điều này đã góp phần làm tăng hiệu quả sử dụng đất canh tác nói riêng và hiệu quả sản xuất nông nghiệp nói chung ở địa phương.
Qua kết quả ước lượng hàm sản xuất, hệ số của yếu tố chi phí vật chất có giá trị là –0,515 cho biết: trong điều kiện cố định các yếu tố còn lại ở mức trung bình, nếu tăng 1% chi phí vật chất so với mức trung bình thì sẽ làm giảm giá trị gia tăng trên 1 ha đất canh tác 0,515%. Với kết quả phân tích trên phần nào đã đánh giá được chính xác thực trạng sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã Hương Hồ, nó kết quả góp phần điều chỉnh hành vi sản xuất của nông hộ ở địa phương nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao trong sử dụng đất canh tác.
- Chuyển đổi một số diện tích canh tác không có hiệu quả sang trồng cây bưởi, thanh trà; từ đó hình thành những vùng chuyên canh cây ăn quả mang lại giá trị cao. Đồng thời, chính quyền địa phương cần phải năng động trong việc xây dựng mối liên hệ giữa tổ chức tiêu thụ với nhóm nông hộ, cũng như cung cấp thông tin về giá để giúp cho nông hộ đưa ra quyết định trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm một cách có lợi nhất.
Ngoài ra cần tăng cường sử dụng các công cụ cơ giới nhỏ kết hợp với công cụ cải tiến ở khâu làm đất, chăm sóc, thu hoạch..Có như thế mới mở rộng được quy mô sản xuất, phát triển một nền sản xuất theo hướng sản xuất hàng hoá. Có chính sách hợp lý trong việc giao đất, cho phép khai hoang tích tụ ruộng đất để hình thành nên những trang trại tổng hợp, sử dụng ngày càng có hiệu quả đất đai và đất canh tác nói riêng.