1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình lúa – cá của các nông hộ trên địa bàn phường thủy dương, thị xã hương thủy, tỉnh thừathiên huế

76 174 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 76
Dung lượng 528,46 KB

Nội dung

Với diện tích đất nông nghiệp là 782,54 ha, trong đó có 282,91 hađất trồng thuần lúa, đa số là ở các vùng trũng chưa được khai thác hết tiềm năng.Hòa theo sự phát triển chung của toàn th

Trang 1

PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong những năm qua, do ảnh hưởng của thời tiết, khí hậu ngày càng thấtthường cùng với những biến động to lớn của nền kinh tế trong nước nói chung vànền nông nghiệp nước ta nói riêng, đã gây tác động to lớn cho nền kinh tế nôngnghiệp nước nhà Đất đai trong nông nghiệp đang bị suy thoái nghiêm trọng do tácđộng của việc canh tác theo phong trào và chạy đua theo những lợi nhuận trướcmắt, thiên tai bão lụt Ở nhiều địa phương ven biển, nông dân đua nhau xả nướcmặn vào vùng ngọt để nuôi tôm làm cho nhiều diện tích đất trồng lúa bị nhiễm mặn,gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới quy hoạch phát triển nông nghiệp của các địaphương này nói riêng và cả nước nói chung

Để khắc phục tình trạng trên, thì việc chuyển đổi các mô hình sản xuất mới,phù hợp với từng địa phương, nâng cao thu nhập của người nông dân là một việclàm hết sức cần thiết Là một trong những địa phương như thế, tỉnh Thừa Thiên Huế

đã và đang có nhiều biện pháp để quy hoạch phát triển nông nghiệp theo hướng đadạng hóa cây trồng vật nuôi, nhiều mô hình sản xuất kết hợp giữa trồng lúa và cácloại cây trồng vật nuôi khác đang được áp dụng Một trong những điển hình cho chủtrương này là các mô hình sản xuất kết hợp ở thị xã Hương Thủy

Trong quy hoạch phát triển vùng ngọt ổn định đến năm 2010, thị xã HươngThủy, tỉnh Thừa Thiên Huế đã chủ trương xây dựng nhiều mô hình kết hợp giữatrồng lúa với các loại cây trồng, vật nuôi khác như: lúa-cá, lúa-màu, lúa- tôm, lúa-cua Là một thị xã nằm ở phía nam thành phố Huế, có diện tích đất tự nhiên 45.817

ha, trong đó đất nông nghiệp 5.517 ha, phần lớn các thửa đất đều manh mún, nhỏ lẻ.Thị xã còn nhiều diện tích đất chiêm trũng chưa được khai thác đúng tiềm năng, nếuchỉ trồng lúa trên diện tích đó thì hiệu quả mang lại cho nông dân rất thấp Chính vìthế, trong những năm gần đây, thị xã đã nhanh chóng vận động chuyển đổi đất đai vàchuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi để nông dân có cơ hội đầu tư và áp dụng các

Trang 2

mô hình sản xuất mới, nâng cao năng suất và chất lượng cây trồng Một trong những

mô hình đang được đông đảo nông dân trên địa bàn áp dụng là mô hình lúa – cá

Phường Thủy Dương là một trong những phường điển hình của công cuộcchuyển đổi đó Với diện tích đất nông nghiệp là 782,54 ha, trong đó có 282,91 hađất trồng thuần lúa, đa số là ở các vùng trũng chưa được khai thác hết tiềm năng.Hòa theo sự phát triển chung của toàn thị xã, chính quyền và những người dân ởđây cũng đã bước đầu thực hiện việc “dồn điền đổi thửa” và chuyển đổi cơ cấu câytrồng vật nuôi, bước đầu thực hiện các mô hình lúa – cá, lúa – cá – vịt… Và khi nóiđến hiệu quả kinh tế của các mô hình này, chúng ta phải kể đến mô hình xen canhlúa – cá đã và đang được các hộ nông dân nơi đây thực hiện khá nhiều Với lợi thế

về nguồn nước khá lớn, cùng với điều kiện tự nhiên thuận lợi, Thủy Dương còn cómột lực lượng lao động dồi dào cho nên trong những năm qua mô hình lúa – cáđang ngày càng được nghiều người dân áp dụng Đây là một mô hình không quáphức tạp nhưng đã mang lại hiệu quả kinh tế khá rõ rệt, góp phần nâng cao tráchnhiệm của người dân với môi trường và trách nhiệm đối với cộng đồng xã hội

Tuy nhiên trong quá trình thực hiện mô hình, nhiều người dân vẫn còn gặpkhông ít khó khăn như đất đai chỉ được chuyển đổi một số thửa còn đa số vẫn cònnhỏ lẻ, nhiều thửa ruộng xa nhà, thiếu vốn, thiếu kỹ thuật, giá cả đầu vào, đầu raluôn biến động… đã làm cho nhiều hộ nông dân không mấy yên tâm khi thực hiện

mô hình này

Trước những thuận lợi và khó khăn trên, chúng ta cần giải quyết những mặttồn tại nhằm hướng tới phát triển mô hình lúa – cá một cách bền vững lâu dài, giúpngười dân yên tâm sản xuất, nâng cao thu nhập và cải thiện môi trường

Xuất phát từ thực tế đó tôi đã chọn đề tài: “Đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình lúa – cá của các nông hộ trên địa bàn phường Thủy Dương, thị xã Hương Thủy, tỉnh ThừaThiên Huế” làm đề tài tốt nghiệp của mình.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu tổng quát

Đánh giá tổng quát thực trạng, hiệu quả sản xuất của mô hình lúa - cá trênđịa bàn phường Thủy Dương , thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế Từ đó đề

Trang 3

xuất một số giải pháp thích hợp để nhân rộng mô hình nhằm nâng cao hiệu quả sảnxuất trong sản xuất nông nghiệp.

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống hóa các cơ sở lý luận và thực tiễn về mô hình hợp canh lúa – cá

- Đánh giá thực trạng đầu tư sản xuất, kết quả và hiệu quả kinh tế của môhình hợp canh lúa - cá Đông Xuân của các hộ nông dân trên địa bàn phường

- So sánh hiệu quả kinh tế của mô hình hợp canh lúa – cá vụ Đông Xuân với

mô hình độc canh cây lúa vụ Đông Xuân trên cùng một chân ruộng trũng

- Đánh giá tiềm năng cũng như thuận lợi, khó khăn trong việc thực hiện môhình lúa – cá

- Đề ra một số giải pháp chủ yếu để góp phần giải quyết những khó khănhiện nay ở các hộ nuôi cũng như một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế

và nhân rộng mô hình

1.3 Đối tượng nghiên cứu

Các nông hộ thực hiện mô hình lúa – cá trên địa bàn phường Thủy Dương ,thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế

1.4 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi không gian: Nghiên cứu tại địa bàn phường Thủy Dương , thị xãHương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế

- Phạm vi thời gian: Số liệu thu thập từ năm 2009 – 2011

- Phạm vi nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu hiệu quả kinh tế của mô hìnhlúa – cá vụ Đông Xuân với mô hình cá Đông Xuân trên cùng một chân ruộng trũng

và so sánh hiệu quả kinh tế của hai mô hình sản xuất đó

1.5 Phương pháp nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu trên, đề tài sử dụng các phương phápnghiên cứu sau:

1.5.1 Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử

Là phương pháp được sử dụng xuyên suốt quá trình thực hiện đề tài nhằmnhận thức bản chất của các hiện tượng tự nhiên, kinh tê xã hội Nó yêu cầu các hiệntượng phải được nghiên cứu trong mối liên hệ bản chất chặt chẽ, tác động lẫn nhau

Trang 4

một cách khoa học, khách quan và lôgic, không phải đặt trong trạng thái tĩnh mà làtrong sự phát triển không ngừng.

1.5.2 Phương pháp thu thập số liệu

- Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp: Số liệu sơ cấp được thu thập thôngqua điều tra phỏng vấn 60 hộ thực hiện mô hình lúa - cá trên địa bàn phường năm

2011 bằng phương pháp điều tra với nội dung điều tra: điều tra các thông tin liênquan phục vụ cho đề tài nghiên cứu được phản ánh qua phiếu điều tra đã được xâydựng sẵn để điều tra các hộ thực hiện mô hình lúa – cá

- Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: Dựa vào số liệu điều tra của hợp tác

xã Thủy Dương, số liệu của phòng kinh tế thị xã Hương Thủy Các tạp chí, các sáchbáo có liên quan, qua các trang web trên internet…

1.5.3 Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu

- Sử dụng các bảng biểu: Tổng hợp, phân tích, so sánh các chỉ tiêu cơ bảncủa sản xuất nông nghiệp

1.5.4 Phương pháp so sánh

- So sánh sự biến động của các chỉ tiêu qua các năm từ năm 2009 – 2011 ởthị xã Hương Thủy và phường Thủy Dương

- So sánh chênh lệch của các chỉ tiêu giữa hai mô hình lúa Đông Xuân và lúa

- cá Đông Xuân trên địa bàn phường

- So sánh tính bền vững của 2 mô hình nhằm phát hiện ra những ưu điểm vànhược điểm, thuận lợi và khó khăn để từ đó đưa ra những giải pháp nhằm nâng caohiệu quả sản xuất trong nông nghiệp nói chung và hiệu quả kinh tế của mô hình lúa

- cá nói riêng

1.5.5 Phương pháp chuyên gia

Trong thời gian thực hiện đề tài, tôi đã chủ động tham khảo ý kiến của thầy

cô giáo, cán bộ lãnh đạo và người nuôi cá ở địa phương – những người có liên quan

và am hiểu sâu sắc các vấn đề nghiên cứu nhằm bổ sung, hoàn thiện cho bài viết củamình, đồng thời kiểm chứng kết quả nghiên cứu của đề tài

Trang 5

PHẦN II NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 Cơ sở lý luận

1.1.1 Một số khái niệm về hiệu quả kinh tế

Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thìyêu cầu đặt ra là kinh doanh phải có hiệu quả kinh tế, kinh tế phát triển phải kéotheo xã hội phát triển, môi trường được đảm bảo Vì vậy, hiệu quả kinh tế không chỉ

là mối quan tâm hàng đầu của mỗi nhà sản xuất, mỗi doanh nghiệp ma còn là mốiquan tâm hàng đầu của toàn xã hội

Có rất nhiều khái niệm hiệu quả kinh tế khác nhau, trong phạm vi doanhnghiệp thì hiệu quả kinh tế có thể được khái quát như sau:

Theo một cách hiểu đơn giản nhất thì hiệu quả kinh tế biểu hiện mối quan hệ

so sánh kết quả kinh tế xã hội đạt được so với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó.Như vậy, muốn có hiệu quả kinh tế tối ưu thì phải tối đa hóa được kết quả và làmthế nào để tối thiểu mức chi phí bỏ ra Người sản xuất muốn đạt được một kết quảnào đó trong sản xuất kinh doanh thì bắt buộc phải bỏ ra chi phí nhất định để đạtđược kết quả đó

Hiệu quả kinh tế là tương quan so sánh giữa đơn vị kết quả đạt được với chiphí bỏ ra, nó biểu hiện bằng các chỉ tiêu như: Tổng giá trị sản xuất (GO), thu nhậptính trên một đơn vị chi phí bỏ ra

Hiệu quả kinh tế có thể được xác định bằng cách so sánh tương đối (chỉ tiêuhiệu quả tính được là chỉ tiêu tương đối) và tuyệt đối (chỉ tiêu hiệu quả tính được làchỉ tiêu tuyệt đối) Chỉ tiêu hiệu quả sinh ra từ các loại so sánh trên có tác dụngkhác nhau trong đánh giá và phân tích kinh tế

Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế khách quan thể hiện trình độ tổchức quản lý, trình độ sử dụng các nguồn nhân tài, vật lực của doanh nghiệp để tạo

ra kết quả lớn nhất

Trang 6

Theo giáo trình kinh tế nông nghiệp: Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế màtrong đó sản xuất đạt được cả hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ.

Mặc dù có nhiều khái niệm khác nhau nhưng tất cả điều thống nhất về bảnchất của nó Hiệu quả kinh tế là mối tương quan so sánh giữa đơn vị kết quả đạtđược với chi phí bỏ ra Có nghĩa là người sản xuất muốn đạt được kết quả thì phải

bỏ ra một khoản chi phí nhất định như chi phí lao động, vốn, trang thiết bị, kỹ thuậtcông nghệ, trình độ quản lý… và so sánh kết quả đạt được với chi phí đã bỏ ra đểđạt được kết quả đó sẽ cho biết hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh Chênhlệch này càng lớn đồng nghĩa với hiệu quả kinh tế càng cao

Hiện nay, chỉ tiêu hiệu quả không chỉ dừng lại ở hiệu quả kinh tế mà phảibao gồm hiệu quả về mặt xã hội cũng như hiệu quả về mặt môi trường Một doanhnghiệp được coi là kinh doanh có hiệu quả khi các hoạt động sản xuất của nó tạođiều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của toàn vùng, nâng cao đời sống vậtchất và bảo vệ môi trường sinh thái Như vậy, quá trình phát triển kinh tế và pháttriển xã hội có mối liên hệ mật thiết với nhau, là tiền đề của nhau, mục tiêu để pháttriển kinh tế là xã hội và ngược lại Vì thế, khi nói đến hiệu quả kinh tế chúng ta cầnphải đặt nó trong quan hệ với hiệu quả kinh tế xã hội

1.1.2 Mô tả về mô hình lúa - cá

1.1.2.1 Một số khái niệm về mô hình, mô hình sản xuất, mô hình nông nghiệp

- Mô hình là những hình mẫu để làm đơn giản hệ thống, mô hình mangnhững tính chất của hệ thống giúp cho việc nghiên cứu hệ thống một cách dễ dàng,nghiên cứu mô hình để chọn cách quản lý, điều hành hệ thống

- Mô hình là một công cụ nghiên cứu khoa học giúp cho các nhà khoa họchiểu biết, đánh giá tối ưu hóa hệ thống Mô hình còn được dùng để đánh giá tácđộng của các biện pháp trong quản lý nguồn tự nhiên

- Mô hình sản xuất là hình mẫu sản xuất thể hiện sự kết hợp các nguồnlực trong các điều kiện cụ thể nhằm đạt được mục tiêu về mặt sản phẩm và lợiích về mặt kinh tế

- Mô hình nông nghiệp là mô hình mô tả các hoạt động của hệ thống nôngnghiệp Nhờ đó mà chúng ta có thể mô tả các hoạt động sản suất nông nghiệp tốthơn, hoàn thiện hơn

Trang 7

1.1.2.2 Mô tả khái quát về mô hình hợp canh lúa - cá

- Nuôi cá trong ruộng lúa là sự kết hợp giữa trồng lúa và nuôi cá trên mộtđơn vị diện tích đất ruộng Thông thường, diện tích của ao nuôi cá chiếm khoảng

15 – 20% diện tích đất ruộng, còn lại là diện tích đất trồng lúa, có cá hình thứcnuôi sau:

+ Nuôi luân canh (lúa – cá): Là nuôi cá vào vụ Hè Thu, còn cấy lúa vào vụĐông Xuân và được thực hiện ở vùng ruộng trũng, canh tác bấp bênh vào vụ mùa

+ Nuôi xen canh (lúa – cá – lúa): Vừa cấy lúa vừa nuôi cá trong ruộng Tức

là thả cá vào đầu vụ Đông Xuân và nuôi đến cuối vụ Hè Thu mới thu hoạch

+ Nuôi xen canh (lúa – cá): Nuôi cá và trồng lúa ở vụ Đông Xuân, sau khithu hoạch lại trồng lúa và nuôi cá ở vụ Hè Thu

+ Nuôi cá vụ 3: Tiến hành sản xuất 2 vụ lúa và nuôi thêm cá vào mùa mưa

Mô hình này là mô hình nông nghiệp phát triển bền vững về nhiều mặt: vềkinh tế, đảm bảo hiệu quả kinh tế lâu bền, về xã hội thì tạo công ăn việc làm, về môitrường thì không làm cạn kiệt nguồn tài nguyên

- Chọn ruộng nuôi cá: Ruộng trũng, vùng trũng, ngập úng quanh năm hoặcngập trong mùa mưa lũ, canh tác bấp bênh để chuyển qua nuôi cá, lúa chỉ làm 1 – 2

vụ Ruộng phải có mực nước đủ sâu, thuận tiện tưới tiêu, nguồn nước phải chủđộng, giàu oxy, ít phèn, gần kênh rạch để tiện cấp thoát nước Khu vực nuôi cá phảikhông tiếp xúc với khu vực canh tác hoa màu để hạn chế nguy cơ nhiễm thuốc trừsâu khi cấp nước nuôi cá Diện tích nuôi tùy theo điều kiện của các nông hộ mà lựachọn diện tích nuôi phù hợp theo nguyên tắc ruộng càng rộng , vùng cho cá trú ẩncàng sâu càng tốt Thông thường, diện tích nuôi cá từ 1000m2 (0,1ha) trở lên vàphải đạt độ sâu tối thiểu từ 1m trở lên

- Kiến thiết ruộng nuôi cá: Trong ruộng phải có bờ bao quanh, mươngbao, cống:

+ Bờ bao quanh: chiều rộng chân bờ 2-4 m, chiều rộng mặt bờ 1-2 m, chiềucao của bờ phải cao hơn mực nước lũ hàng năm 0,5 m, những nơi không có điềukiện làm bờ bao có thể dùng lưới bao quanh Tác dụng của bờ bao quanh là giữ cá,

Trang 8

giữ nước không bị rò rỉ, đi lại trên bờ để chăm sóc và quản lý lúa – cá, có thể trồngthêm màu: mướp, đu đủ… để tạo bóng mát cho cá.

+ Mương bao: diện tích mương bao chiếm 10 – 15% diện tích ruộng, đàocách bờ khoảng 0,5 m để tránh đất từ bờ bao lỡ xuống mương, ruộng đáy mương1,5 – 2,5 m, ruộng mặt mương 2,5 – 3 m, chiều cao 1- 1,5 m Tác dụng của mươngbao là giữ được nước quanh năm để chứa cá, khi làm đất và thu hoạch cá, giữ cá khi

sử dụng thuốc trừ sâu, giữ cá lúc nhỏ và trữ cá lúc thu hoạch

+ Cống: tùy điều kiện kinh tế gia đình có thẻ làm cống bằng xi măng, câydừa, nhựa PVC… mỗi ruộng nuôi nên có cống cấp và thoát nước riêng biệt

- Chuẩn bị ruộng cấy lúa: Ruộng cấy lúa trong mô hình lúa - cá phải cải tạo

kĩ hơn ruộng trồng lúa truyền thống, vì ngoài việc trồng lúa còn ảnh hưởng tới việcthả cá Do vậy phải làm ruộng thật kĩ, phải tát cạn, diệt tạp, nạo vét bùn đáy ao, lấp

cá hang, lổ mọi và dọn cỏ quanh bờ ao Bón vôi : liều lượng 5- 10 kg/100 m2 đốivới ruộng ít chua, 10 – 15 kg/100 m2 đối với ruộng chua nhiều và rải điều khắp ao,phơi ao 2 -3 ngày, không phơi nứt nẻ để cải tạo độ PH và diệt mầm bệnh hại cá Tạothức ăn tự nhiên ban đầu cho cá bằng cách bón phân với lượng: đối với phân hữu cơbón 7 – 10 kg/100 m2, đối với phân vô cơ bón 150 – 200 kg/100 m2 Và cấp nướcvào qua lưới lọc tránh cá dữ lọt vào ao nuôi

- Thời vụ thả giống: Tùy theo các hình thức nuôi mà định thời gian thả giốngcho phù hợp Thường sau khi cấy 15 – 20 ngày thì thả cá vào ruộng, nếu gieo sạ thì

30 ngày sau mới thả và thả vào lúc sáng sớm hay chiều mát

- Mật độ thả giống: Tùy theo từng chân ruộng khác nhau mà áp dụng mật độthả cá cho phù hợp Nuôi cá trên ruộng lúa chủ yếu tận dụng được thức ăn tự nhiên

do đó chọn loài cá nuôi là những loài cá ăn tạp, những loài cá ăn lọc: cá chép, cá rôphi, cá trê, cá trôi, cá chim trắng, cá trắm cỏ… khi nuôi kết hợp nhiều loại cá khácnhau cũng cần phải có tỷ lệ phù hợp Có thể thả theo các cách sau:

+ Đối với hình thức lúa - cá xen canh, cứ 100 m2thả:

10 – 15 con cá chép cỡ 6 – 8 cm

10 – 15 con cá rô phi cỡ 4 – 6 cm

8 – 10 con cá trê phi, trê lai cỡ 6 – 8 cm

Trang 9

+ Đối với với hình thức lúa - cá luân canh cứ 100 m2thả :

10 – 15 con cá chép cỡ 6 – 8 cm

5 – 7 con cá trắm cỏ cỡ 10 – 15 cm

5 – 10 con cá rô phi cỡ 4 - 6 cm

10 – 15 con cá trê, trê lai cỡ 6 – 8 cmNếu các hộ nông dân nuôi cá trong ruộng lúa theo hình thức xen canh và thuhoạch cá sau khi thu hoạch lúa nửa tháng thì lưu ý sau khi cấy lúa phải thả cácgiống cá có kích thước lớn để kịp với thời gian thu hoạch cá là sau khi thu hoạchlúa Vì vậy, nếu thả cá có kích cỡ nhỏ thì phải bổ sung nhiều thức ăn nhân tạo hơn

để cho cá nhanh lớn

Đây là một trong những mô hình có giá trị cao trong sản xuất nông nghiệp,vừa có tính ổn định nhu cầu lương thực thực phẩm cho người dân và vừa đảm bảo

sự ổn định về môi trường sinh thái trong nông nghệp

1.1.3 Đặc điểm của ruộng trũng, của cá nuôi ở ruộng, của cây lúa

1.1.3.1 Đặc điểm của ruộng trũng

Ruộng trũng là những chân ruộng luôn luôn ổn định nước, vào mùa mưathường bị ngập nước Ở ruộng trũng có nhiều loài sinh vật sinh sống, nó cung cấpmột nguồn thức ăn dồi dào cho cá, cụ thể là những loài động vật sau :

- Thực vật lớn : Đó là các loại rong Vào mùa nước lớn, các loài rong nàyphát triển rất mạnh và mọc thành từng vùng lớn trên mặt ruộng, mật độ trung bình

là 302 g/m2 Tuy nhiên, vào mùa cấy lúa, chúng sẽ bị người dân phá đi để cấy lúa

- Thực vật thấp : Đó là các loại tảo, những loài này phát triển rất nhanh khiruộng ngập nước Đặc điểm nuôi cá ở ruộng lúa chủ yếu dựa vào thức ăn tự nhiên

Vì vậy, trong mô hình này cần chú ý tới đặc điểm này để có biện pháp tăng thêmnguồn thức ăn cho cá

- Động vật nổi: Có gần khoảng 50 loài động vật nổi ở đồng ruộng trũng.Trong đó, giáp xác chiếm 15 loài, nhuyễn thể chiếm 19 loài, giun đốt chiếm 24 loài,côn trùng có 7 loài trưởng thành

- Động vật sống quanh gốc lúa và cá bụi thủy sinh: Đây là nhóm động vậtchuyên sống bám dựa vào các động vật lớn và sống trong gốc lúa vào mùa cấy lúa

Trang 10

Nhóm này, qua điều tra người ta thu được kết quả bao gồm : giáp xác 12 loài, côntrùng 4 loài, giun tơ 1 loài Tất cả là nguồn thức ăn tự nhiên dồi dào cho cá, nguồnthức ăn này càng dồi dào hơn nếu ta đầu tư thêm nhiều phân bón cho ruộng lúa.

1.1.3.2 Đặc điểm của các loài cá nuôi ở ruộng

Khi chọn loài cá nuôi trong ruộng lúa cần chú ý chọn những loài cá có nhữngđặc điểm sau :

Loài cá nuôi cần có thời gian sinh trưởng ngắn, phù hợp với điều kiện canhtác của ruộng lúa

Đặc điểm loài cá sống phù hợp với môi trường của ruộng lúa là các loài cá

ăn chất hữu cơ, động vật phù du, sâu bọ và còn có khả năng ăn trực tiếp cám, bộtngô, khoai sắn và thức ăn hỗn hợp Các loài cá thường được nuôi trong ruộnglúa là :

- Cá chép : Cá chép phân bố rộng, có ở gần khắp các nước trên thế giới Cáchép sống chủ yếu trong nước ngọt nhưng cũng sống được trong nước lợ có nồng

độ muối thấp Cá chép là loài cá rộng nhiệt, nhưng nhiệt độ thích hợp cho cá chép

từ 20 – 280C , sống được ở độ PH thích hợp cho cá là 7 – 8 Cá cũng sống được ởnước tĩnh có hàm lượng oxy thấp hay sống ở nơi có nước chảy thường xuyên Cáchép là loài ăn tạp thiên về động vật đáy như: nhuyễn thể, giun, ốc, hến, ấu trùng,côn trùng, mùn bã hữu cơ, mầm non và củ thực vật Cá cũng ăn được nhiều loàithức ăn do con người cung cấp như bột ngũ cốc các loại, bột cá, bột tôm, rau, bèo,phân động vật, đồ thừa nhà bếp, phụ phẩm lò mổ Nuôi trên ruộng, cá hao hụtnhiều vì cá có màu sắc sáng nên kẻ thù dễ phát hiện Cá chép nuôi ở ruộng ngậpnước vào mùa mưa sau 8 – 9 tháng có thể đạt trọng lượng 0,5 – 0,8 kg/con

- Cá rô phi: Cá rô phi là loài đặc trưng ở vùng nhiệt đới rất thích hợp với điềukiện môi trường sống ở Việt Nam và hiện là đối tượng nuôi quan trọng cho nhiềumặt nước trong nội địa và vùng ven biển nước ta Ở giai đoạn trưởng thành cá ăntạp Thức ăn gồm : mùn bã hữu cơ, tảo lắng ở đáy, ấu trùng, côn trùng, giun, sinhvật phù du Trong ao nuôi, cá cũng ăn thức ăn nhân tạo như : cám, bột ngô, thức ănviên, phân gia súc, gia cầm Đây là loài cá được sử dụng phổ biến nhất trong

Trang 11

các loài cá nuôi trong ruộng lúa HTX Thủy Dương, nó được chọn làm đối tượngnuôi chủ yếu, chiếm 30 – 45% tỷ lệ cá trong ruộng nuôi.

- Cá mè: Cá mè có hai loại là mè trắng và mè hoa Đây là loài cá đặc trưngcủa khu hệ cá đồng bằng Trong thủy vực cá phân bố chủ yếu ở tầng mặt và tầnggiữa Cá thích sống trong môi trường nước thoáng, rộng, nước sâu, hàm lượng oxycao, nhiệt độ thích hợp là 22 – 250C, PH = 7 – 8 Khi trưởng thành cá ăn thực vậtphù du là chính, ngoài ra còn ăn thêm động vật phù du và chất hữu cơ lơ lửng.Trong ao nuôi cá cũng ăn thêm thức ăn như cám mịn, bột mì, bột sắn Trong điềukiện những ao rộng hay ở ruộng lúa ngập nước sâu vào mùa mưa cá lớn rất nhanh,sau 1 năm đạt 0.8 – 1 kg/con

- Cá trắm cỏ : Cá sống ở tầng giữa và các vùng có nhiều cỏ ven bờ, tốc độsinh trưởng của cá rất nhanh Thức ăn chủ yếu là rong cỏ dưới nước và nguồn rauxanh trên cạn Chính vì thế, nuôi cá trắm cỏ kết hợp với trồng lúa sẽ làm sạch cỏ dạicho lúa Tuy nhiên, cần chú ý là: cá trắm cỏ chỉ nên thả khi lúa đã cứng thân nếukhông lúa sẽ trở thành thức ăn cho cá hoặc là nên nuôi theo hình thức luân canh

- Cá trôi: Cá trôi thường sống ở tầng đáy, nguồn thức ăn chủ yếu là các loạimùn bã hữu cơ, các loại thức ăn bột, cám gạo Cá trôi có tác dụng sục bùn choruộng lúa nếu được nuôi trong mô hình lúa – cá

- Cá tra: là loài cá ăn tạp, chúng ăn tất cả các loại cá con, tép con, ấu trùng,các loại phân hữu cơ, phân chuồng Do đặc điểm như vậy nên nếu nuôi cá tra trongruộng lúa thì cần bón nhiều phân chuồng

Vì vậy, người dân cần nắm rõ đặc điểm của từng loại cá để có mức đầu tư,mật độ thả cũng như thời gian thả phù hợp nhằm tăng hiệu quả của mô hình

1.1.3.3 Đặc điểm của cây lúa

Cây lúa (tên khoa học là Oryza sativa) là một trong những loại ngũ cốc cólịch sử trồng trọt từ lâu đời và sản phẩm của cây lúa là hạt gạo đã trở thành loạithực phẩm hết sức quan trọng cho con người, được con người trồng trọt và pháttriển, nghề trồng lúa phát triển với nền văn minh của nhân loại Theo thống kêcủa cơ quan thực phẩm Liên Hợp Quốc trên thế giới thì có khoảng 147.5 triệu hatrồng lúa và 90% diện tích này là thuộc các nước Châu Á cũng sản xuất 92%

Trang 12

tổng sản lượng gạo trên thế giới Có thể nói rằng Châu Á là một trung tâm sảnxuất gạo lớn nhất thế giới.

Tuy hiện nay có nhiều giống lúa khác nhau nhưng về cơ bản có những đặcđiểm sau :

- Thời gian sinh trưởng của cây lúa: Thời gian sinh trưởng của cây lúa từ lúcnảy mầm cho đến lúc chín thay đổi từ 90 – 180 ngày, nó phụ thuộc vào giống vàđiều kiện ngoại cảnh như thời tiết, khí hậu, nhiệt độ, ánh sáng…

- Các thời kì sinh trưởng và phát triển:

+ Trong thời kì sinh trưởng và dinh dưỡng: từ lúc gieo cho đến khi làm đòng,cây lúa chủ yếu hình thành và phát triển các cơ quan dinh dưỡng như: lá, thân, rễ Quá trình phát triển của cây lúa trong thời kì này trải qua 3 giai đoạn: Giai đoạn mạ(từ khi gieo đến khi mạ có năm lá thật), giai đoạn đẻ nhánh (bắt đầu từ khi cây mạ cónhánh cho đến khi đạt được số nhánh tối đa) và cuối cùng là giai đoạn vươn tốt Thời

kỳ này dài hay ngắn phụ thuộc rất lớn vào giống và điều kiện ngoại cảnh

+ Thời kì sinh trưởng sinh thực: Là thời kì phân hóa cơ quan sinh sản, câylúa hình thành hoa, tập hợp thành bông lúa, bao gồm các quá trình làm đòng, trổbông và hình thành hạt Thời kì này kéo dài khoảng 30 ngày, nó quyết định số hoatrên trên một bông lúa, tiền đề cho việc quyết định số hạt tối đa

+ Thời kì chín: Bắt đầu từ khi phơi màu (chín sữa) đến khi hạt chín hoàntoàn, kéo dài khoảng 30 ngày ở tất cả các giống lúa Trong thời kì này, nhiệt độ ônhòa, độ ẩm vừa phải, lượng nước vừa đủ, trời nắng là điều kiện thuận lợi cho việctích lượng tinh bột, lúa chín, hạt chắc

+ Như vậy, quá trình sinh trưởng của cây lúa được chia làm nhiều giai đoạn,mỗi giai đoạn đòi hỏi các yếu tố như chất dinh dưỡng, nhiệt độ, ánh sáng khác nhau.Nắm được mối quan hệ này chúng ta mới có thể có cơ sở để xây dựng các kế hoạchsản xuất, áp dụng các biện pháp kĩ thuật phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuấtlúa Trong mô hình lúa – cá, nắm được đặc điểm này để chọn thời gian thả cũngnhư mật độ thả cá phù hợp

Trang 13

1.1.4 Các lợi ích từ phương thức nuôi cá kết hợp

- Tạo công ăn việc làm, tăng tính chủ động cho người dân

- Tăng thêm thu nhập trên một diện tích đất, góp phần cải thiện đời sống chonông dân, tận dụng mặt nước và thức ăn sẵn có trên ruộng lúa Cá và lúa sốngchung nhau trong ruộng lúa không có sự cạnh tranh nhau về thức ăn, ngược lạichúng có sự bổ sung, hỗ trợ lẫn nhau:

+ Ruộng lúa cung cấp thức ăn cho cá: các loài cỏ dại, rơm rạ mục, thócrụng, hạt cỏ, sâu bọ, các loài động vật sống trong ruộng lúa đều có thể là thức ăncho các loài cá Nhờ hệ thống thức ăn này, nông dân đã tiết kiệm được chi phí thức

ăn cho cá

+ Cá cải tạo điều kiện sống cho cây lúa: các loại chất thải của cá tích tụ cótác dụng như một phần phân bón làm tăng độ mùn, độ xốp cho ruộng lúa Cáthường xuyên kiếm thức ăn bằng cách sục bùn, làm cho ruộng lúa thoáng khí, tăngquá trình phân giải chất hữu cơ trong ruộng, phân của cá làm tăng độ phì của đất,làm tăng năng suất lúa, tầng oxi hóa hoạt động mạnh tạo điều liện cho cây lúa sinhtrưởng phát triển tốt Cá ăn các loài sâu bọ, côn trùng làm giảm dịch hại cho câylúa Nuôi cá kết hợp trong ruộng lúa giúp người nông dân giảm được chi phí nhâncông là cỏ, giảm chi phí bảo vệ thực vật, giảm chi phí đầu tư thức ăn cho cá và kếtquả sau cùng là tăng lợi nhuận/đồng vốn bỏ ra của nông dân

- Khuyến khích chăn nuôi phát triển để cung cấp các nguồn phân bón cho

Trang 14

Nông nghiệp bền vững, nói một cách cụ thể là một hệ thống nông nghiệp: Vềkinh tế đảm bảo được hiệu quả lâu bền Về xã hội không tạo khoảng cách lớn vềgiàu nghèo, không làm bần cùng hóa người nông dân và gây ra những tệ nạn xã hộinghiêm trọng Về tài nguyên thiên nhiên không làm cạn kiệt tài nguyên, không làmsuy thoái và hủy hoại môi trường Về văn hóa quan tâm đến việc bảo tồn và pháthuy bản sắc văn hóa dân tộc.

Theo nghi định của TAC/CGIAR (Ban cố vấn kỹ thuật thuộc nhóm chuyêngia quốc tế về nghiên cứu nông nghiệp): "Nông nghiệp bền vững phải bao hàm sựquản lý thành công tài nguyên nhằm thỏa mãn nhu cầu của con người đồng thời cảitiến chất lượng môi trường và gìn giữ tài nguyên thiên nhiên"

Theo giáo sư Đào Thế Tuấn "Nông ngiệp bền vững là một nền nông nghiệp

có sức sống về mặt kinh tế, sạch về môi trường và công bằng về xã hội Nôngnghiệp bền vững trả lời cho nhu cầu hiện nay (thức ăn sạch, nước có chất lượng,việc làn và chất lượng cuộc sống) và không làm tổn hại đến nguồn lực tự nhiên chocác thế hệ sau"

Như vậy, sự phát triển bền vững luôn bao hàm các mặt:

- Khai thác sử dụng hợp lý nhất tài nguyên thiên nhiên để có thể thỏa mãnnhu cầu ăn ở của con người

- Giữ gìn chất lượng tài nguyên thiên nhiên cho các thế hệ sau

- Tìm cách bồi dưỡng, tái tạo các năng lượng tự nhiên thông qua việc tìm racác năng lượng thay thế, nhất là năng lượng sinh học

Triết lý của nông nghiệp bền vững là phải hợp tác với thiên nhiên, tuân thủnhững quy luật của thiên nhiên, không chống lại thiên nhiên Phải xem xét toàn bộ

hệ thống trong sự vận động của nó, không tách rời từng bộ phận, phải chú ý tới lợiích toàn cục Vì vậy, nông nghiệp bền vững không chỉ thu hẹp trong phạm vi nôngnghiệp mà còn tham gia giải quyết nhiều vấn đề toàn cầu

Nông nghiệp bền vững khuyến khích mọi người thay đổi phương thức mớihoàn thiện hơn, kích thích sự sáng tạo của người dân để giải quyết các vấn đề ở địaphương như: ô nhiễm nguồn nước, cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên

Trang 15

Tuy nhiên, người dân chúng ta đã quên với phương thức cũ, để họ thừa nhận

và thực hiện chủ trương nông nghiệp bền vững trong thực tiễn là việc khó khăn, làmột cuộc đấu tranh gian nan Vì vậy, những người hoạch định chính sách cần có cáinhìn xa rộng và kiên trì thuyết phục người dân thị mới đem lại kết quả cao

1.1.5.2 Phát triển bền vững

Trong những năm gần đây, do dân số gia tăng mạnh mẽ, con người đã khaithác quá mức các nguồn lực, tài nguyên thiên nhiên làm cho sự cân bằng sinh thái bịphá vỡ dẫn tới các thảm họa thiên nhiên ngày càng gia tăng, hạn hán, lũ lụt xảy rakhắp nơi trên thế giới Trước những vấn đề trên,vào nửa cuối thế kỉ XX, Liên HợpQuốc (UN) đã đưa ra ý tưởng về phát triển bền vững

Định nghĩa chung nhất về phát triển bền vững là: "Phát triển bền vững là quátrình phát triển nhằm thỏa mãn nhu cầu của thế hệ ngày nay mà không làm giảmkhả năng đáp ứng những nhu cầu của thế hệ tương lai" (theo báo cáo củaBrundland)

Trên thực tế, phát triển bền vững nói cụ thể bao gồm 4 vấn đề chính yếu: sứchấp thu các vật phế thải của xã hội, sự cạn kiệt của tài nguyên thiên nhiên không thểtái sinh, sự bảo tồn các hệ sinh thái và sự giảm thiểu các tiện nghi môi trường

1.1.6 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

 Hệ thống các chỉ tiêu kết quả

- Tổng giá trị sản xuất (GO): Là toàn bộ giá trị của cải vật chất và dịch vụđược hộ nông dân sản xuất ra trong một chu kỳ nhất định (thường là một năm)

GO=Qi*Pi (i=1,2,…,n)Trong đó: Qi : Khối lượng sản phẩm thứ i

Pi: Giá bán sản phẩm thứ i

n : Số sản phẩm

- Tổng chi phí sản xuất của hộ (C): Là khoản chi phí mà các hộ nông dân phải

bỏ ra đầu tư để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh của mình Bao gồm chi phíbằng tiền của hộ (Cbt) và chi phí tự có của hộ (Ctc)

Trang 16

+ Chi phí bằng tiền của hộ (Cbt): là tất cả các khoản mà hộ phải chi tiền mặt raphục vụ cho quá trình sản xuất của mình trong khoảng thời gian nhất định Ví dụnhư tiền mua giống, phân bón, mua thuốc BVTV….

+ Chi phí tự có (Ctc): là những khoản mà hộ gia đình tự có và họ dùng để đầu

tư vào sản xuất Các chi phí này là chi phí cơ hội của hộ nông dân Ví dụ như cônglao động của gia đình…

- Lợi nhuận kinh tế ròng (NB): là phần thu được sau khi lấy doanh thu trừ đitổng chi phí đầu tư cho quá trình sản xuất

NB=GO - C

- Thu nhập hỗn hợp (MI): Là kết quả cuối cùng thu được sau khi trừ đi chi phíbằng tiền của hoạt động sản xuất kinh doanh nào đó của hộ gia đình

MI=GO – Cbt

 Hệ thống chỉ tiêu hiệu quả

- Thu nhập hỗn hợp trên giá trị sản xuất (MI/GO): chỉ số này cho biết cứ mỗiđồng giá trị sản xuất thu được thì có bao nhiêu đồng thu nhập hỗn hợp

- Thu nhập hỗn hợp trên chi phí trực tiếp (MI/Ctt): chỉ tiêu này phản ánh mộtđồng chi phí trực tiếp thì tạo ra được bao nhiêu đồng thu nhập hỗn hợp Đây là chỉtiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả sản xuất

Mô hình lúa - cá được người dân ở hầu hết các xã tham gia vào đầu nhữngnăm 2000 nhưng đến năm 2004, công tác “dồn điền đổi thửa” hoàn thành là điều

Trang 17

kiện tốt cho việc xây dựng và phát triển mô hình nuôi cá trong ruộng lúa trên cácchân ruộng trũng.

Năm 2006, được sự hỗ trợ của Chương trình phát triển nông thôn, PhòngNN&PTNT huyện Hương Thủy đã triển khai mô hình “Nuôi kết hợp cá lúa ” vụ HèThu trên 30 hộ nông dân thuộc 4 xã, gồm Thủy Thanh: 10 hộ, Thủy Phương: 12 hộ,Thủy Lương: 4 hộ, Thủy Phù: 4 hộ với tổng diện tích thực hiện là 22,9 ha Trongnăm 2006, thời tiết xảy ra bất thường với nhiều đợt lũ bão lớn và diễn ra sớm hơnmọi năm, đặc biệt là cơn bão số 4 xảy ra ngày 13/8 - sớm hơn mọi năm một tháng

và cơn bão số 6 xảy ra ngày 30/9 với cấp độ 10 – 11 đã làm cho một số hộ chưa kịpthu hoạch bị thất thoát nặng nề Tuy nhiên, do việc chăm sóc, nuôi dưỡng của các

hộ tốt, vì vậy kết quả đạt được bình quân thu nhập đạt 5.120.000đ/hộ, lãi ròng đạt4.786.000đ/hộ, lãi trên sào đạt 220.000đ/vụ, bình quân lợi nhuận gấp 2 lần so vớisản xuất lúa độc canh

Nuôi cá trong ruộng lúa có khả năng được áp dụng ở hầu hết các xã trên địabàn huyện, giúp đáp ứng được nhu cầu cung cấp thực phẩm tại chỗ, quy trình sảnxuất ổn định, có thể tận dụng được lao động phụ trong gia đình, đem lại thu nhập ổnđịnh, tăng hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích sản xuất Chính vì vậy, nhiềunăm qua việc nuôi cá trong ruộng lúa đã có bước phát triển nhanh về diện tích, đặcbiệt là ở các xã (phương) Thủy Tân, Thủy Phương, Thủy Dương, Thủy Phù, ThủyLương, Thủy Châu, Thủy Thanh đã chuyển dần diện tích ruộng trũng sang nuôi cákết hợp với trồng lúa mang lại hiệu quả kinh tế cao Qua số liệu ở bảng 1 là mộtminh chứng cho điều này

Qua bảng số liệu ta thấy, trong vòng 3 năm, tuy chỉ có xã Thủy Thanh có giảmmột ít về diện tích và số hộ áp dụng nhưng nhìn chung là các xã (phường) đều có sựtăng lên rõ về diện tích và số hộ áp dụng trong mô hình lúa – cá Diện tích lúa - cá

từ 177,88 ha (năm 2009) đã tăng lên 224,9 ha (năm 2010) tương ứng với 26,43% vànăm 2011 là 286,9 ha tương ứng tăng 27,57% so với năm 2010 Điều này chứng tỏcác xã (phường) đã từng bước biết tận dụng những ưu thế của địa phương mình đểthực hiện mô hình có hiệu quả hơn Điều này cũng đồng nghĩa với việc thực hiện

mô hình lúa - cá được áp dụng ngày càng rộng rãi trên địa bàn thị xã Mặc dù đã

Trang 18

được áp dụng qua nhiều năm nhưng người dân nơi đây vẫn còn gặp nhiều khó khăntrong vấn đè vốn, con giống, kỹ thuật, giá cả đầu vào, đầu ra và rủi ro thiên tai nênhiệu quả mang lại chưa đúng với tiềm năng của mô hình Cho nên, trên địa bàn thị

xã vẫn còn rất nhiều người dân đang thực hiện mô hình thuần lúa kiểu cũ trên

những chân ruộng mà vụ mùa bấp bênh Vì vậy, vấn đề đặt ra là các cấp chínhquyền cùng với người dân phải chú trọng hơn trong việc điều tra quy hoạch lại vùngđất thực hiện mô hình lúa - cá một cách khoa học, hợp lý hơn, cần chú trọng tới vấn

đề chuyển giao kỹ thuật, hỗ trợ người dân nhằm mở rộng quy mô trên địa bàn thị

xã, để mô hình thực sự mang lại hiệu quả cao tương xứng với tiềm năng của nó

Trang 19

Bảng 1: Tình hình thực hiện mô hình lúa - cá của các xã (phường) trên địa bàn

thị xã Hương Thủy qua 3 năm 2009 – 2011 Các xã

DT (ha)

Trang 20

CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ MÔ HÌNH LÚA

CÁ CỦA CÁC NÔNG HỘ TRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG THỦY DƯƠNG THỊ XÃ HƯƠNG THỦY, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

2.1 Tình hình cơ bản của phường Thủy Phương

2.1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của phường

Thủy Dương là điểm nối giữa thành phố Huế và thị xã Hương Thủy, là cửangõ phía nam thành phố Huế Địa giới hành chính của phường như sau:

- Phía Bắc giáp phường An Đông và An Tây thành phố Huế

- Phía Nam giáp phường Thủy Phương

- Phía Đông giáp xã Thủy Thanh

- Phía Tây giáp xã Thủy Bằng

Với diện tích tự nhiên là 1250 ha, số hộ: 2604 hộ, 11.493 nhân khẩu được bốtrí ở 20 tổ dân phố Có đường Quốc lộ 1A và đường sắt Bắc Nam đi qua , đườngThủy Dương – Tự Đức, đường Dương – Phương nên mạng lưới giao thông rấtthuận tiện trong việc đi lại và vận chuyển hàng hóa Trên địa bàn được các ngànhcủa Trung ương, tỉnh và thị xã xây dựng nhiều công trình quan trọng như: khu đôthị Đông Nam Thủy An, các dự án Nhà rường, du lịch sinh thái… các công ty, xínghiệp đóng trên địa bàn kinh doanh có hiệu quả như Công ty cổ phần Dệt MayHuế, Công ty May Thiên An Phát…thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội, với cơ cấukinh tế Công nghiệp – Dịch vụ - Nông nghiệp có nguồn nhân lực và trình độ dân tríkhá cao nên Thủy Dương được xem là phường trọng điểm của thị xã về phát triểnkinh tế - xã hội

- Đất đai chủ yếu là đất chiêm trũng, thuận tiện cho việc áp dụng mô hìnhlúa – cá

- Khí hậu chia làm hai mùa, mùa khô và mùa mưa, mùa khô kéo dài từ tháng

3 đến tháng 9, mùa mưa từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau

- Thêm vào đó, phường có con sông Lợi Nông chảy qua nên cung cấp mộtlượng nước khá dồi dào cho sản xuất nông nghiệp

- Diện tích đất nông nghiệp chiếm tới 62,60% với 782,54 ha (2011) Diện

Trang 21

tích đất canh tác chiếm 52,53% trong tổng diện tích đất nông nghiệp, trong đó đấttrồng lúa luôn chiếm tỷ trọng cao nhất đến 68,83% Đất nuôi trồng thủy sản củaphường mới được khai hoang trong những năm trở lại đây Diện tích này khá nhỏchỉ có 28,22 ha chiếm 3,61%, chủ yếu là nuôi cá hồ và ương cá.

- Với những phương án quy hoạch và kế hoạch điều chỉnh quy hoạch sửdụng đất của phường Thủy Dương sẽ tạo ra tổng sản lượng lương thực, các chỉ tiêukinh tế xã hội tăng hơn nhiều, việc bảo vệ môi trường sống, bảo vệ tài nguyên đấtđai, ưu tiên phát triển cơ sở hạ tầng, tạo đà cho việc phát triển kinh tế, xã hội chungcho toàn phường

- Thủy Dương có dân số là 11.493 người (2011) Trong đó, hộ nông nghiệpchiếm 24,58% với 640 hộ Về lao động năm 2011 toàn phường có 7.526 lao động.Bình quân lao động ở mỗi hộ gia đình năm 2011 là 2.89 người, trong đó có 2.351 laođộng trong nông nghiệp chiếm 31,24% trong tổng lao động của phường

2.1.2 Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên và tình hình kinh tế xã hội của phường Thủy Dương

- Lợi thế về điều kiện tự nhiên

Nhìn chung, với vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên phường Thủy Dương có rấtnhiều thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội

+ Với vị trí trung tâm giữa thành phố Huế và xã Thủy Phương (là hai thịtrường có khả năng tiêu thụ rất lớn các sản phẩm nông nghiệp…), có hệ thốngđường giao thông đường bộ, đường sắt rất phát triển (tuyến quốc lộ 1A, đườngtránh thành phố Huế, đường sắt thống nhất Bắc Nam), Thủy Dương có rất nhiềuđiều kiện thuận lợi để phát triển một nền kinh tế đa dạng và phong phú theo hướng:Dịch vụ - công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp – nông nghiệp

+ Điều kiện tự nhiên (khí hậu, địa hình, thổ dưỡng…) của phường phù hợpvới nhiều loại cây trồng, phù hợp với nền sản xuất nông lâm sản hàng hóa theohướng tập trung thành các vùng chuyên canh lớn trồng lương thực, thực phẩm, cây

ăn quả có giá trị kinh tế cao

- Hạn chế về điều kiện tự nhiên:

+ Điều kiện khí hậu, thời tiết một số năm gần đây biến động thất thường gâynên lũ lụt và hạn hán ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp và sinh

Trang 22

hoạt của người dân (trận lũ lụt năm 1999, hạn hán năm 2002, dịch cúm gia cầm vàtrận lụt tháng 11 năm 2004).

+ Một số gò đồi của phường đất xấu, thiếu nguồn nước, dân cư thưa thớt,gặp khó khăn trong việc phát triển kinh tế xã hội

- Tình hình kinh tế xã hội:

Toàn phường Thủy Dương đoàn kết, có quyết tâm cao trong chủ trương pháttriển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng của Đảng bộ và chính quyền trong thời kỳđổi mới dân cư tập trung thuận tiện cho việc bố trí các công trình phúc lợi côngcộng Trong những năm qua, nhờ có sự chỉ đạo đúng đắn của các cấp, các ngành,phường đã có những đổi mới, có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý, phường đã 2lần thực hiện chủ trương “dồn điền đổi thửa”

Bên cạnh đó, hệ thống giao thông trên địa bàn phường rất phát triển và đượcphân bố khá hợp lý với đường quốc lộ, tỉnh lộ, đường giao thông liên khu vực, đáp ứngngày càng tốt hơn nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa Hệ thống thủy lợi cơ bảnphục vụ đủ nước tưới; cơ cấu cây trồng vật nuôi đa dạng, theo hướng sản xuất hànghóa Với điều kiện cơ sở hạ tầng như vậy đã tạo điều kiện cho phường chuyển dịch cơcấu kinh tế khá nhanh, đã thực sự khai thác và tận dụng đúng tiềm năng hiện có

2.1.3 Tình hình kinh tế phường Thủy Dương

- Cơ cấu kinh tế phường Thủy Dương năm 2011

Cơ cấu kinh tế phường Thủy Dương

Biểu đồ 1: Cơ cấu kinh tế phường Thủy Dương năm 2011

Trang 23

Nhìn vào biểu đồ ta thấy, Thủy Dương là phường phát triển theo hướng côngnghiệp hóa, hiện đại hóa khá nhanh Trong cơ cấu kinh tế của phường ngành thươngmại dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhất là 44,7% tương ứng với 199,39 tỷ đồng, chủyếu tập trung vào các lĩnh vực: sữa chữa xe máy, điện tử, kinh doanh xăng dầu, vậtliệu xây dựng đặc biệt, dịch vụ vận tải, dịch vụ ăn uống, giải khát… phát triểnmạnh, chất lượng của các dịch vụ cũng được nâng lên, nổi bật là cụm dịch vụ dọcđường quốc lộ 1A Ngành chiếm tỷ trọng cao thứ hai là ngành tiểu thủ công nghiệp

và xây dựng với tỷ trọng là 36% tương ứng với 160,58 tỷ đồng Các ngành nghềtruyền thống như mộc, nề, gò hàn… có hướng phát triển khá ổn định Mặc dù nôngnghiệp chiếm tỷ trọng thấp nhất trong cơ cấu kinh tế của phường, chỉ với 86,09 tỷđồng chiếm 19,3% trong tổng giá trị sản xuất, nhưng nó cũng đóng một vai trò rấtquan trọng trong sự nghiệp phát triển của phường Thủy Dương

- Tình hình sản xuất nông nghiệp:

Trong những năm qua, tình hình sản xuất nông nghiệp của phường đã cónhững thành tích đáng khích lệ Mặc dù gặp nhiều khó khăn về thời tiết như lũ lụt

và sâu bệnh, nhưng nhờ làm tốt công tác chuyển dịch cơ cấu cây trồng, chuyển đổiruộng đất nên phường Thủy Dương đã đạt được những thành quả nhất định

Diện tích đất gieo trồng là 533,5 ha (2011), trong đó diện tích lúa ĐôngXuân là 240 ha, với năng suất 6,1 tấn/ha với sản lượng đạt được là 1.464 tấn Cácloại cây ngắn ngày như sắn: 40 ha, rau màu: 13,5 ha Đây là một diện tích khá nhỏ

so với diện tích trồng lúa nhưng nó cũng mang lại một thu nhập đáng kể cho ngườidân nơi đây

Giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi phường Thủy Dương liên tục tăng trong

3 năm 2009 – 2011 Năm 2011, tổng đàn trâu bò, dê nghé có 256 con, tổng đàn lợn

978 con, tổng số gia cầm 4.160 con

Trong 3 năm, diện tích nuôi trồng thủy sản đã tăng lên Năm 2009 là 24 ha,năm 2010 là 27 ha và năm 2011 là 28,22 ha với sản lượng là 189.074 tấn

Trang 24

2.2 Tình hình thực hiện mô hình lúa - cá qua 3 năm 2009 – 2011 của phường Thủy Dương

Năm 2004 xã (hiện là phường) Thủy Dương bắt đầu thực hiện mô hình hợpcanh lúa – cá Thôn 3 (hiện là khu vực 3) là tâm điểm để thực hiện chuyển đổiruộng đất và tiến hành thực hiện các mô hình kinh tế trên một mảnh ruộng của cácnông hộ Nhìn thấy được hiệu quả của mô hình lúa – cá từ một số hộ như hộ giađình ông Lê Quý Vui, hộ gia đình ông Lê Viết Thanh ở khu vực 3, các hộ gia đìnhkhác đã học hỏi kinh nghiệm và cũng đã xây dựng được các mô hình lúa – cá choriêng mình, bước đầu mang lại hiệu quả khá cao

Do đặc điểm lũ lụt của miền Trung thường bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 11dương lịch hàng năm nên không thể thực hiện mô hình lúa – cá cho cả 2 vụ, vì vậy,người dân ở đây đã tiến hành thực hiện mô hình này theo hình thức xen canh, mỗinăm làm 2 vụ là nuôi cá kết hợp trồng lúa Đông Xuân và trồng lúa vụ Hè Thu Vụlúa - cá Đông Xuân thường bắt đầu vào đầu tháng 1 dương lịch và kết thúc vàokhoảng gần cuối tháng 5 dương lịch Vào đầu vụ người dân sạ lúa trên ruộng lúađồng thời thả cá ở dưới mương, mục nước trong ruộng ở thời điểm này chỉ ngậpmương nuôi cá còn trên ruộng lúa nước chỉ lấp xấp mặt ruộng sau đó tăng dần khicây lúa lớn dần nhưng mức nước tăng không đủ cho cá lên ruộng đến khoảng mộttháng sau khi sạ lúa thì người dân tiến hành bơm nước để cho cá sinh sống và kiếm

ăn trong ruộng lúa Do thời gian nuôi ngắn nên cá được các hộ chọn nuôi là cá đãlớn, cỡ 30 gam/con

Trang 25

Bảng 2: Tình hình thực hiện mô hình lúa - cá trong 3 năm 2009 – 2011

của phường Thủy Dương

2009

Năm 2010

Năm 2011

(Nguồn: Báo cáo tình hình thực hiện mô hình lúa - cá của hợp tác xã Thủy Dương)

Có thể thấy rằng số hộ áp dụng mô hình lúa cá cũng như diện tích đất lúa

-cá tăng dần trong 3 năm 2009 – 2011 Từ năm 2009 mới chỉ có 40 hộ thì đến năm

2010 đã có 43 hộ, tức là tăng 107,50% và đến năm 2011 có đến 67 hộ, tăng thêm 24

hộ, tương ứng với tăng 155,81% so với năm 2010

Cùng với sự tăng lên về số hộ thực hiện mô hình này thì diện tích đất lúa cácũng tăng lên Năm 2009 diện tích đất lúa - cá chỉ mới 28 ha, đến năm 2011đã tănglên hơn 1,5 lần với 46,90 ha so với năm 2009, chiếm 37% đất tiềm năng củaphường Trong 3 năm, năm 2011 có bước chuyển lớn về diện tích, tăng lên 16,7 hatương ứng với tăng 155,305 so với năm 2010 Như vậy, số hộ áp dụng mô hình lúa -

cá cũng như diện tích đất lúa - cá cũng tăng dần qua 3 năm 2009 – 2011 Điều nàycho thấy cuộc vận động chuyển đổi ruộng đất đã tạo điều kiện thuận lợi cho nôngdân phường Thủy Dương thực hiện mô hình này

Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy, năng suất cũng như sản lượng qua cácnăm liên tục tăng Năng suất lúa Đông Xuân là 5,87 tấn/ha trong năm 2009 và năm

2010 là 5,90 tấn/ha và năm 2011 năng suất lại tiếp tục tăng lên với 5,98 tấn/ha.Tương ứng với sự gia tăng về năng suất và diện tích, sản lượng lúa Đông Xuâncũng tăng lên qua các năm Năm 2009 sản lượng lúa Đông Xuân là 90,40 tấn, năm

Trang 26

2010 là 98,00 tấn, tăng 108,41% so với năm 2009 và năm 2011 sản lượng đạt154,28 tấn, tăng 56,28 tấn tương ứng với tăng 157,43% so với năm 2010 Đây lànhững con số đáng kể, thể hiện sự cố gắng rất lớn của bà con nông dân phườngThủy Dương trong 3 năm qua.

Cùng với lúa, trên diện tích ruộng sạ còn có các loài cá được thả nuôi trongruộng Với sự đầu tư đúng mức, năng suất, sản lượng cá không ngừng tăng lên trong

3 năm Năm 2009, năng suất cá đạt 2,94 tấn/ha, năm 2010 đã tăng lên 2,97 tấn/ha,năm 2011 năng suất cá đạt 3,01 tấn/ha Với diện tích năm 2009 là 28 ha, sản lượng

cá ruộng đạt được trong toàn phường là 37,04 tấn, năm 2010 diện tích đất lúa - cátăng lên đến 30,20 nên sản lượng cá đạt được cũng tăng lên là 40,36 tấn, tăng108,96% so với năm 2009 và sản lượng cá đạt được vượt trội vào năm 2011 với63,81 tấn, tăng đến 23,45 tấn so với năm 2010 do diện tích đất lúa - cá tăng lên đến46,90 ha Đây quả thực là kết quả rất khả quan đối với các hộ nông dân nơi đây

Như vậy, trong giai đoạn 2009 – 2011, phường Thủy Dương đã có những cốgắng lớn, khắc phục và đẩy lùi những khó khăn bằng việc đúc rút kinh nghiệm khithực hiện mô hình đồng thời đầu tư thức ăn cho cá, kỹ thuật thực hiện mô hình cũngtốt hơn Nhờ vậy, năng suất và sản lượng lúa, cá trong mô hình lúa - cá khôngngừng tăng lên và nếu thời tiết thuận lợi, không xảy ra lũ lụt thì năng suất cũng nhưsản lượng lúa và cá sẽ tăng lên rất lớn

Tuy nhiên cần phải nói rằng, với năng suất lúa và cá như vậy vẫn chưa tưngxứng với tiềm năng vốn có của phường Một vấn đề đặt ra cho các cấp chính quyền

là làm sao hoàn thiện hệ thống thủy lợi, khuyến khích các hộ nông dân mạnh dạnvay vốn đầu tư, tạo nguồn cung, đầu vào đầu ra ổn định Khi ruộng đất đã chuyểnđổi xong, với hệ thống thủy lợi tốt, ruộng đất được đào đắp lên cao, đầu tư lớn cùngvới chính sách đúng đắn và hợp lý của thị xã và phường chắc chắn mô hình lúa - cátrên địa bàn phường sẽ phát triển hơn, từ đó góp phần nâng cao thu nhập, xây dựngmột hệ thống nông nghiệp sạch, an toàn và bền vững

Trang 27

2.3 Năng lực sản xuất của các nông hộ thực hiện mô hình lúa - cá được điều tra trên địa bàn phường Thủy Dương

Về cơ bản năng lực sản xuất bao gồm các yêu tố: lao động, đất đai, vốn, khoahọc kỹ thuật… Các yếu tố này có quan hệ hữu cơ lẫn nhau, mỗi yếu tố là một mắcxích quan trọng tạo nên năng lực sản xuất của các hộ Trong sản xuất, để đạt đượchiệu quả cao đòi hỏi người dân phải biết kết hợp hài hòa và sử dụng triệt để cácnguồn lực trong sản xuất Trong nông nghiệp, đối tượng sản xuất chính là nhữngcây trồng, vật nuôi, chúng có những đặc tính sinh học riêng đòi hỏi con người phảituân thủ theo thì mới đem lại hiệu quả cao

2.3.1 Tình hình nhân khẩu, lao động

Lao động là hoạt động có mục đích của con người, thông qua công cụ laođộng, con người tác động lên đối tượng lao động nhằm biến đổi chúng thành của cảivật chất cần thiết phục vụ cho nhu cầu của mình Để khai thác được hết tiềm năngtrong sản xuất thì cần thiết phải biết cân đối lại cơ cấu lao động, góp phần nâng caonăng suất cây trồng, vật nuôi Bảng 3 phản ánh tình hình nhân khẩu, lao động củacác nông hộ được điều tra trên địa bàn phường Thủy Dương

Bảng 3: Tình hình nhân khẩu và lao động của các nông hộ điều tra

(BQ/hộ)

2

Khu vực 3

Trang 28

Trong tổng số hộ điều tra là 60 hộ có tất cả là 274 nhân khẩu BQNK/hộ là4,57 nhân khẩu Trong đó khu vực 3 có BQNK/hộ cao nhất là 5,00 NK, tiếp đó làkhu vực 2 với BQNK/hộ là 4,40 NK và khu vực 4 là 4,30 NK Mức bình quân nhânkhẩu như vậy là trung bình so với mức bình quân nhân khẩu của toàn phường Vớimức nhân khẩu như vậy cũng là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế nóichung và phát triển nông nghiệp nói riêng.

Bình quân LĐ/hộ của các khu vực là 2,87 lao động, đây là lực lượng chủ yếutạo ra của cải vật chất nuôi sống gia đình BQLĐ/hộ ở khu vực 2 chiếm tỉ lệ caonhất là 3,15 LĐ, tiếp đến là khu vực 3 với 2,85 LĐ và cuối cùng là khu vực 4 với2,60 LĐ Những con số này tương đối khá cao nên tạo điều kiện thuận lợi cho việcphát triển kinh tế của địa phương

BQLĐPNN/hộ của các khu vực là 0,63 LĐ, BQLĐNN/hộ là 2,24 LĐ trongtổng BQLĐ/hộ là 2,87 LĐ Như vậy, tỉ lệ lao động trong nông nghiệp và lao độngphi nông nghiệp chênh lệch nhau đáng kể, BQLĐNN cao hơn BQLĐPNN là 1,61lao động Điều này chứng tỏ nông nghiệp vẫn đóng vai trò rất quan trọng trong pháttriển kinh tế của phường Tương ứng với BQLĐ/hộ, BQLĐNN/hộ ở khu vực 2 vàkhu vực 4 chiếm tỉ lệ cao nhất, và thấp nhất là khu vực 3 Con số này là khá cao sovới các vùng khác ở nước ta

Tuổi bình quân của chủ hộ ở các khu vực là 49,73 tuổi Ở độ tuổi khá caonày, họ đã có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nên mọi quyết định đưa ra thường

có mức đúng đắn cao hơn

Với bình quân tuổi chủ hộ là 49,73 tuổi cộng với trình độ văn hóa bình quâncủa chủ hộ vào khoảng lớp 6, lớp 7 chứng tỏ trình độ của chủ hộ cũng không quáthấp, công tác giáo dục tai địa phương đã được quan tâm nhiều không chỉ bây giờ

mà trước đây cũng vậy

2.3.2 Tình hình sử dụng đất đai

Trong hoạt động sản xuất nông nghiệp thì đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt,chủ yếu và không thể thay thế được Nếu không có đất đai thì hoạt động nôngnghiệp sẽ không được tiến hành Để khai thác được hết tiềm năng đất đai thì đòi hỏingười dân phải biết sử dụng hợp lý và bảo vệ đất không bị ô nhiễm hay suy thoái

Trang 29

Bảng số liệu dưới đây sẽ cho thấy rõ hơn tình hình sử dụng đất đai của các nông hộđược điều tra ở phường Thủy Dương.

Bảng 4: Diện tích và cơ cấu đất đai của các nông hộ điều tra

DT (ha)

CC (%)

DT (ha)

CC (%)

DT (ha)

CC (%)

(Nguồn: Số liệu điều tra và xử lý năm 2011)

Diện tích đất nông nghiệp bình quân mỗi hộ điều tra là 1,30 ha Trong đó,bình quân diện tích đất nông nghiệp trên một hộ ở khu vực 3 cao nhất là 1,41 ha,tiếp đến là khu vực 2 có 1,27 ha và thấp nhất là khu vực 4 với diện tích là 1,24 ha

Do những năm gần đây một số khu đất được quy hoạch để xây dựng nhà ở, đườnggiao thông và xây dựng các cơ sở sản xuất nên diện tích đất nông nghiệp của khuvực 2 và khu vực 4 giảm xuống đáng kể

Diện tích đất canh tác của các nông hộ điều tra bình quân của 3 khu vực là1,01 ha Con số này cao như vậy là do các hộ được điều tra đều làm nông nghiệp,ngoài số ruộng đã được giao cấp đa số các hộ còn thuê thêm ruộng hoặc đấu thầuthêm những thửa ruộng có khả năng áp dụng mô hình lúa - cá của hợp tác xã nôngnghiệp Thủy Dương để sản xuất nông nghiệp Với diện tích này, các khu vực đã đủtiêu chuẩn về diện tích áp dụng mô hình lúa – cá Do đất canh tác của các khu vực

Trang 30

đều thuộc vùng trũng nên đất màu hầu như không đáng kể, diện tích đất canh tácgần như chỉ có trồng lúa thuần và làm lúa – cá.

Tuy nhiên, trong 3 khu vực lại có sự chênh lệch về diện tích đất canh tác.Khu vực 3 dẫn đầu về diện tích đất canh tác bình quân mỗi hộ là 1,14 ha chiếm80,85% trong tổng diện tích đất nông nghiệp của khu vực này Hai khu vực còn lại

có diện tích đất canh tác bình quân mỗi hộ thấp hơn so với khu vực 3, khu vực 2

có 0,98 ha chiếm 77,17% trong tổng diện tích đất nông nghiệp, còn khu vực 4 códiện tích đất canh tác bình quân mỗi hộ là 0,92 ha chiếm 74,19% trong tổng diệntích đất nông nghiệp của khu vực này Như vậy, khu vực 3 có khả năng tập trungruộng đất cao hơn hai khu vực kia, đây là điều kiện thuận lợi cho các nông hộ ởkhu vực 3 trong việc thực hiện mô hình sản xuất kết hợp như vừa trồng lúa vừanuôi cá, thả vịt …

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy diện tích đất lúa - cá bình quân mỗi hộ cao hơnhẳn diện tích đâtt trồng lúa thuần Điều này chứng tỏ rằng mô hình lúa - cá mang lạikết quả tốt nên người dân nơi đây mạnh dạn đầu tư đất để thực hiện mô hình Khuvực 3 có 0,77 ha diện tích đất lúa - cá bình quân trên mỗi hộ chiếm 67,54% trongtổng diện tích đất canh tác, khu vực 2 có diện tích đất lúa - cá bình quân mỗi hộ là0,70 ha nhưng lại chiếm 71,43% diện tích đất canh tác và cuối cùng là khu vực 4với diện tích đất lúa - cá bình quân mỗi hộ là 0,65 ha chiếm 70,65% trong tổng diệntích đất canh tác của khu vực này Phần còn lại trong tổng diện tích đất canh tác làđất trồng lúa thuần, ở khu vực 3 với diện tích đất trồng lúa bình quân mỗi hộ chiếm32,46% trong tổng diện tích đát canh tác, ở khu vực 4 là 29,35% và khu vực 2 là28,57% Điều này chứng tỏ các nông hộ đều dành phần lớn diện tích đất canh táccủa mình đê thực hiện mô hình lúa – cá

Đất vườn bình quân trên một hộ của các khu vực là 0,10 ha, như vậy bìnhquân mỗi hộ ở các khu vực có 2 sào đất vườn Khu vực 2 có diện tích đất vườn là0,11 ha, còn khu vực 3 và khu vực 4 có diện tích đất vườn bằng nhau là 0,10 ha Đấtvườn của các nông hộ khá rộng nhưng lại không được đưa vào sản xuất nhiều vì đấtkhông được tốt, hơn nữa người dân thường dành nhiều thời gian cho việc sản xuấtngoài đồng hơn nên đất vườn không được cải tạo nhiều

Trang 31

Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản ở các khu vực cũng chiếm tỉ lệ đáng

kể, bình quân diện tích đất nuôi trồng thủy sản bình quân trên một hộ là 0,19 ha.Trong đó khu vực 4 có 0,22 ha chiếm 17,74% trong tổng diện tích đất nông nghiệpcủa khu vực này, tiếp đến là khu vực 2 với 0,18 ha diện tích đất nuôi trồng thủy sảnbình quân trên mỗi hộ chiếm 14,17% và cuối cùng là khu vực 3 với 0,17 ha chiếm12,06% trong tổng diện tích đất nông nghiệp của khu vực này

Bình quân đất nông nghiệp trên một nhân khẩu của ba khu vực là 0,32 ha.Với bình quân diện tích tương đối lớn như vậy là điều kiện tốt cho các nông hộ đầu

tư sản xuất

Bình quân đất canh tác trên một lao động nông nghiệp của ba khu vực đượcđiều tra là 0,45 ha Đây là một diện tích rất lớn cho một lao động nông nghiệp Ởkhu vực 3 chỉ tiêu này chiếm ưu thế hơn cả, bình quân đất canh tác trên một laođộng nông nghiệp là 0,52 ha, kế đến là khu vực 2 với 0,43 ha và cuối cùng là khuvực 4 với 0,41 ha

Nhìn chung, các nông hộ được điều tra trên đây có nguồn đất đai dồi dào, rấtthuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là phát triển các mô hình kết hợp nhưlúa – cá Với quy mô đất như vậy, nếu các nông hộ biết sử dụng hợp lý thì chắcchắn sẽ mang lại hiệu quả cao trong sản xuất

2.4 Đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình lúa - cá vụ Đông Xuân cư các nông hộ được điều tra tại phường Thủy Dương

Mô hình lúa - cá đã và đang được nhiều người dân ở phường Thủy Dươngthực hiện khá hiệu quả Các nông hộ ở đây thường nuôi cá trong khoảng 5 thángnên chất lượng cá khá cao do có sự đầu tư lớn về thức ăn, công chăm sóc nên sảnlượng cá khá cao, đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn so với trồng lúa đơn thuần.Chính vì lịch thời vụ của các nông hộ trên địa bàn phường Thủy Dương là thực hiệnmột năm 2 vụ: vụ Đông Xuân nuôi cá kết hợp với trồng lúa và vụ Hè Thu trồng lúathuần hoặc 2 vụ lúa độc canh nên dễ tính toán, trong đề tài tôi chỉ tiến hành nghiêncứu hiệu quả kinh tế của mô hình lúa - cá vụ Đông Xuân và mô hình lúa Đông Xuântrên cùng một chân ruộng trũng, sau đó so sánh hiệu quả của hai mô hình này

Trang 32

2.4.1 Quy mô và cơ cấu diện tích đất trong mô hình lúa - cá vụ Đông Xuân của các nông hộ được điều tra ở phường Thủy Dương

Như đã nói ở trên, phần lớn đất canh tác của các nông hộ ở phường ThủyDương đều là chân ruộng trũng nên hầu hết các nông hộ nơi đây đều thực hiện sảnxuất theo hình thức nuôi cá xen với trồng lúa vụ Đông Xuân, và đến vụ Hè Thu chỉtiến hành trồng lúa thuần do đặc điểm lũ lụt ở miền Trung thường diễn ra vàokhoảng tháng 10 dương lịch nên không thể tiến hành nuôi cá xen lúa được Bảng 5dưới đây sẽ cho ta thấy quy mô hình lúa - cá và cơ cấu diện tích, năng suất và sảnlượng trong mô hình lúa - cá của các nông hộ được điều tra ở phường Thủy Dương.Với lợi thế đa số đất canh tác là ruộng trũng như vậy, cộng với việc hợp tác xãThủy Dương đã 2 lần thực hiện chủ trương “dồn điền đổi thửa” vào các năm 2004

và 2007 đã tạo điều kiện thuận lợi cho người dân sản xuất và chuyển đổi sang môhợp canh có hiệu quả nên các nông hộ được điều tra có quy mô diện tích đất lúa -

cá khá cao Bình quân mỗi hộ sử dụng 0,71 ha để thực hiện mô hình này Trong đócác nông hộ sử dụng 45,07% diện tích đất tức là 0,32 ha để đào mương thả cá Phầncòn lại là để trồng lúa, bình quân mỗi hộ dành 0,39 ha để trồng lúa, chiếm 54,93%trong tổng diện tích đất lúa – cá

Mương nuôi cá chỉ là nơi để cá về nghỉ ngơi và để dễ dàng cho người dânchăm sóc và thu hoạch Toàn bộ diện tích đất lúa - cá sẽ là nơi sinh sống và kiếm ăncủa các loài cá

Nhìn chung, không có sự chênh lệch lớn về diện tích lúa - cá giữa 3 khu vực.Khu vực 3 có diện tích lúa - cá bình quân trên một hộ cao nhất là 0,77 ha chiếm67,54% trong tổng diện tích đất trồng lúa của khu vực, tiếp đến là khu vực 2 với0,70 ha chiếm 71,43% và thấp nhất là khu vực 4 với 0,65 ha chiếm 70,65% trongtổng diện tích đất trồng lúa của mỗi khu vực này Như vậy, cả 3 khu vực điều códiện tích đất lúa – cá lớn hơn diện tích đất trồng lúa rất nhiều Và ta dễ nhận thấyrằng, đa số đất canh tác của các khu vực đã được chuyển đổi sang sản xuất theo môhình lúa – cá, hình thức sản xuất này đang là một trong những hoạt động sản xuấtnông nghiệp chính của những nông hộ ở các khu vực này Điều đó nói lên rằng,phong trào xây dựng mô hình lúa - cá của các khu vực là rất phát triển, người dânnơi đây đã biết tận dụng những lợi thế của khu vực mình để đào đắp quy hoạch cácvùng ruộng trũng và các vùng ruộng sản xuất vụ mùa bấp bênh sang sản xuất theo

Trang 33

mô hình lúa – cá Nó cũng thể hiện sự nỗ lực, cố gắng đầu tư không ngừng củanhững người dân ở đây trong việc phát triển kinh tế vươn lên làm giàu.

Năng suất cây trồng vật nuôi là chỉ tiêu quan trọng đánh giá mức độ đầu tưthâm canh cũng như hiệu quả sản xuất của các nông hộ Các hộ sản xuất ở đây chỉthực hiện mô hình lúa - cá theo hình thức làm lúa - cá xen canh ở vụ Đông Xuâncòn vụ Hè Thu chỉ trồng lúa Vì thế, tôi chỉ tính toán năng suất, sản lượng lúa và cá

ở vụ Đông Xuân Năng suất lúa Đông Xuân bình quân trên một hộ của các khu vựcđạt 5,98 tấn/ha Trong đó, năng suất lúa của khu vực 3 cao nhất, đạt 6,00 tấn/ha, khuvực 2 đạt 5,98 tấn/ha và khu vực 4 đạt 5,96 tấn/ha Tuy đây không phải là năng suấttối đa mà mô hình có thể đem lại, nhưng cũng là một kết quả khá cao Năng suấtnhư vậy đã thể hiện được sự đầu tư chăm sóc của người dân rất lớn, đồng thời cũngphần nào thể hiện được tác dụng của việc nuôi cá kết hợp với trồng lúa

Trong mô hình lúa – cá, đáng nói hơn cả là năng suất cá Nhìn vào bảng 5 tathấy, năng suất cá trong một vụ của các hộ khá cao Năng suất cá bình quân mỗi hộđạt 3,01 tấn/ha với mức sản lượng là 0,97 tấn Với thời gian nuôi không dài nhưngvới sự đầu tư lớn cả về thức ăn lẫn công chăm sóc nên năng suất cá đạt được khákhả quan Khu vực 3 có năng suất cá bình quân trên hộ lớn nhất, đạt 3,06 tấn/ha vớisản lượng 1,06 tấn, thấp hơn là khu vực 2 đạt 3,03 tấn/ha với sản lượng 1,00 tấn vàthấp nhất là khu vực 4 đạt 2,95 tấn/ha với sản lượng là 0,86 tấn

Tổng thu từ cá và lúa của các hộ đạt được cũng khá cao Tổng thu bình quânmỗi hộ của 3 khu vực là 47.977 nghìn đồng trong đó tổng thu từ cá đạt 34.133nghìn đồng chiếm 71,15% và tổng thu từ lúa là 13.844 nghìn đồng chiếm 28,85%.Trong đó tổng thu bình quân trên một hộ của khu vực 3 cao nhất là 52.316 ngìnđồng, tiếp đến là khu vực 2 với 48.657 nghìn đồng và cuối cùng là khu vực 4 với42.957 nghìn đồng Cả 3 khu vực đều có nguồn thu từ cá chiếm ưu thế hơn cả, mặc

dù sản lượng cá bình quân trên một hộ của 3 khu vực chỉ có 0,97 tấn nhưng chiếmđến 71,15% trong tổng nguồn thu bình quân trên một hộ, còn sản lượng lúa bìnhquân trên một hộ là 2,33 tấn, cao hơn rất nhiều so với sản lượng cá bình quân trênmột hộ nhưng chỉ chiếm 28,85% trong tổng nguồn thu từ lúa và cá Cụ thể, nguồnthu từ cá của khu vực 2 chiếm 72,14%, khu vực 3 chiếm 70,79% và khu vực 4chiếm 70,46% trong tổng thu

Trang 34

Bảng 5: Diện tích, năng suất và sản lượng mô hình lúa - cá vụ Đông Xuân của các nông hộ điều tra

Trang 35

Như vậy, nhìn chung cả 3 khu vực đều có sự đồng đều tương đối về cả diệntích, năng suất, sản lượng và tổng thu từ lúa cá Trong đó khu vực 3 tỏ ra có hiệuquả hơn cả trong việc thực hiện mô hình lúa – cá Có được kết quả như vậy chứng

tỏ cả 3 khu vực đều có sự đầu tư cao cả về vốn và lao động Qua bảng số liệu trên tathấy nuôi cá trong ruộng lúa đạt được kết quả cao về năng suất và sản lượng Môhình lúa – cá có thể được nhân rộng hơn nữa , không chỉ trong 3 khu vực này màcòn ở các khu vực khác trong phường Thủy Dương Điều quan trọng là các nông hộcần tận dụng và khai thác tối đa các nguồn lực hiện có của mình Đồng thời, các cấpchính quyền cần làm tốt công tác “dồn điên đổi thửa”, xây dựng mương rãnh, hỗ trợ

kĩ thuật giúp nhân dân có điều kiện phát huy mô hình lúa – cá

2.4.2 Chi phí sản xuất và cơ cấu chi phí trong mô hình lúa - cá Đông Xuân

Bất kì một hoạt động sản xuất nào, để đánh giá được hiệu quả kinh tế của nóthì phải kể đến chi phí Chi phí càng cao thì giá trị gia tăng càng giảm xuống Tuynhiên, sự đầu tư hợp lý và cân đối các yếu tố trong chi phí trung gian là điều kiệnquyết định đến giá trị gia tăng và thu nhập

Số liệu ở bảng 6 sẽ cho ta thấy mức đầu tư chi phí trong mô hình lúa - cá ĐôngXuân của các nông hộ được điều tra trên địa bàn phường Thủy Dương

Như chúng ta đã biết, ưu điểm nổi trội trong việc nuôi cá kết hợp với trồng lúa

là chi phí thuốc bảo vệ thực vật và chi phí phân bón đã giảm đi rất đáng kể Nhìnvào bảng số liệu ta cũng thấy rõ được điều này Trước hết là chi phí thuốc bảo vệthực vật, nếu như trồng lúa đơn thuần thì thuốc bảo vệ thực vật cũng chiếm mộtkhoảng đáng kể trong tổng chi phí thì đối với mô hình lúa - cá thì chí phí thuốc bảo

vệ thực vật chỉ chiếm một mức rất nhỏ trong tổng chi phí, hầu như là không đáng

kể, bình quân trên một ha các hộ chỉ dùng 56,69 nghìn đồng, chiếm tỷ lệ nhỏ nhấttrong tổng chi phí là 0,15% Đa phần là những hộ có diện tích sản xuất lớn khókiểm soát triệt để thì họ mới dùng để phòng bệnh là chính, các loại thuốc mà các hộlàm mô hình lúa - cá thương dùng là thuốc kích thích, thuốc lem lép hạt và khô vằn.Còn các loại thuốc diệt cỏ, bọ trĩ, rầy nâu, sâu cuốn lá… thì không cần thiết nữa bởi

vì cá chính là một phương thuốc hữu hiệu diệt hết sâu bọ, côn trùng và cỏ dại choruộng lúa, đó chính là một nguồn thức ăn tự nhiên cho cá Do vậy, khi thực hiện mô

Trang 36

hình này, các hộ nông dân tiết kiệm được một khoản chi phí mà giá trị của nó manglại khó có thể lượng hóa hết được Bên cạnh đó, lợi ích về mặt sức khỏe cho ngườidân và lợi ích về mặt môi trường của việc không dùng thuốc bảo vệ thực vật manglại rất lớn, nó đảm bảo sức khỏe cho người dân và góp phần xây dựng một nền nôngnghiệp sạch, an toàn, bền vững mà trong phương thức sản xuất thuần lúa khổng thểmang lại.

Tiếp đến là phân bón hóa học cũng chỉ chiếm một tỉ lệ rất nhỏ, bình quân mỗi

ha các hộ chỉ dùng 486,29 nghìn đồng, chiếm 1,33% trong tổng chi phí Trong môhình lúa – cá, hầu hết các hộ chỉ sử dụng phân tổng hợp NPK mà không dùng loạiphân hóa học khác Các nông hộ chỉ bón một lượng nhỏ phân hóa học để giúp câylúa phát triển, hạt lúa săn chắc hơn, ngoài ra nó còn giúp các động vật phù du pháttriển tốt tạo nên nguồn thức ăn cho cá

Trong cơ cấu tổng chi phí cho mô hình lúa - cá của các nông hộ thì chi phí vềthức ăn bột cho cá chiếm tỷ lệ cao nhất, bình quân một ha các hộ đầu tư 13.468,61nghìn đồng, chiếm 36,75% trong tổng chi phí Điều đó chứng tỏ các hộ ở đây khôngchỉ chú trọng đến trồng lúa mà còn rất chú trọng đầu tư lớn cho cá Thức ăn bột lànguồn thức ăn chủ yếu giúp cá mau lớn, khỏe mạnh, đạt năng suất cao Trong đó,khu vực 2 đầu tư chi phí thức ăn bột cá lớn nhất, bình quân mỗi ha là 13.903,57nghìn đồng, chiếm 37,15% trong tổng chi phí làm lúa – cá của khu vực này, tiếpđến là khu vực 4 với 13.616,28 nghìn đồng, chiếm 37,10% trong tổng chi phí vàthấp nhất là khu vực 3 với 12.885,99 nghìn đồng, chiếm 35,96% trong tổng chi phí.Bênh cạnh thức ăn bột cho cá, các nông hộ ở đây con cho cá ăn thêm thức ăntận dụng Đó là các loại rau cỏ, phân chim cút, cám… Mức đầu tư bình quân củacác hộ là 1.519,45 nghìn đồng, chiếm 4,15% trong tổng chi phí Khu vực có nguồnthức ăn tận dụng cho cá lớn nhất vẫn là khu vực 2 với 1.533,21 nghìn đồng, chiếm4,10%, khu vực 4 là 1.524,81 nghìn đồng, chiếm 4,16% và khu vực 3 là 1.500,33nghìn đồng, chiếm 4,19% trong tổng chi phí của mỗi khu vực Điều này chứng tỏcác hộ nông dân ở đây rất cần cù và biết cách tận dụng các nguồn thức ăn tự nhiêncho cá

Trang 37

Bảng 6: Cơ cấu chi phí sản xuất trong mô hình lúa - cá vụ Đông Xuân

(BQ/ha)

CHỈ TIÊU

Giá trị (1000đ)

Cơ cấu (%)

Giá trị (1000đ)

Cơ cấu (%)

Giá trị (1000đ)

Cơ cấu (%)

Giá trị (1000đ)

Cơ cấu (%) I- Chi phí bằng tiền (C bt ) 33.880,78 90,52 32.669,72 91,16 33.205,18 90,49 33.251,89 90,72

Trang 38

Như vậy, nguồn thức ăn cho cá và nguồn phân bón cho lúa được các hộ nôngdân ở đây rất chú trọng Ngoài thức ăn tự nhiên như thực vật phù du, cỏ dại, côntrùng, sâu bọ, việc nuôi cá còn được đầu tư thêm nhiều thức ăn tinh giúp cá maulớn, cho năng suất cao Điều này chứng tỏ các hộ nông dân rất chú trọng trong việcnuôi cá.

Trong tổng chi phí của mô hình lúa - cá thì chi phí cá giống chiếm tỉ lệ caothứ hai sau chi phí thức ăn cho cá Bình quân một ha các hộ đầu tư 5.134,39 nghìnđồng tiền cá giống , chiếm 14,01% trong tổng mức chi phí đầu tư Trong đó, khuvực 3 có mức đầu tư cho chi phí cá giống cao nhất là 5.407,82 nghìn đồng, chiếm15,09% trong tổng chi phí của khu vực này, kế đến là khu vực 4 với mức đầu tưbình quân là 5.145,35 nghìn đồng/ha, chiếm 14,02% và thấp hơn cả là khu vực 2với 4.850,00 nghìn đồng chiếm 12,96% trong tổng chi phí của mỗi khu vực Cá ởđây được nuôi trong thời gian 5 tháng nên giống được sử dụng thường là cá giống

đã lớn Tùy vào diện tích đất đai, nguồn lực gia đình và nguồn giống tại địa phương

mà mật độ thả của các hộ ít nhiều có sự chênh lệch nhau Tuy nhiên, mật độ thảthông thường là từ 6 – 8 con/ m2 Hầu hết các hộ đều mua giống cá tại trại giống CưChánh và ở địa phương Các loài cá được nuôi chủ yếu ở đây là: cá trê, cá cỏ, cá rôphi, cá mè, cá basa, cá chép Đó là những loài cá truyền thống có giá trị kinh tế, rấtphù hợp với điều kiện nuôi của phường Thủy Dương và dễ tiêu thụ

Đối với mô hình lúa - cá chi phí bơm nước là một khoản chi phí đáng kể đốivới các hộ nông dân Bình quân trên một ha mỗi hộ phải bỏ ra 3.834,78 nghìn đồngcho việc bơm nước, chiếm 10,46% trong tổng chi phí của hộ Thời điểm cần tháonước là khi lúa để nhánh, lúc này nước cạn sẽ có lợi cho lúa sinh rễ và đẻ nhánh, tớithời kì vươn dài làm đòng lúa lại cần nhiều nước thì phải bơm nước vào Thời kìgiữ nước nông thì cá còn nhỏ, lúc phơi ruộng (7 – 10 ngày) nên chúng có thể rútxuống mương hố để sinh sống, sau đó cá lớn dần, nước ruộng cũng cho sâu dần.Ngoài ra, còn cần bơm nước khi phun thuốc bảo vệ thực vật cho lúa, người dân phảitháo cạn nước và rút cá về mương để đảm bảo an toàn cho cá, sau một thời gian lạiphải bơm nước vào cho cá lên ruộng lúa Đến mùa thu hoạch cá thì đây cũng là chiphí không thể thiếu Trong khi đó giá dầu lên cao, vào thời điểm năm 2011, 1 lít dầu

Ngày đăng: 02/02/2018, 08:19

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Phòng Kinh tế thị xã Hương Thủy (2009, 2010, 2011), Báo cáo tình hình nuôi trồng thủy sản của thị xã Hương Thủy năm 2009, 2010, 2011 Khác
2. Hợp tác xã nông nghiệp Thủy Dương (2009, 2010, 2011), Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch kinh tế xã hội năm 2009, 2010, 2011 và phương hướng nhiệm vụ năm 2010, 2011, 2012 Khác
3. Ủy ban nhân dân phường Thủy Dương (2009, 2010,2011), Báo cáo tình hình nhân khẩu và lao động của phường Thủy Dương năm 2009, 2010, 2011 Khác
4. Phòng địa chính phường Thủy Dương (2011), Báo cáo tình hình sử dụng đất phường Thủy Dương năm 2011 Khác
5. Phạm Văn Đình. Giáo trình kinh tế nông nghiệp, nhà xuất bản nông nghiệp, Hà Nội 1997 Khác
6. Nguyễn Văn Vượng (1999), Bài giảng thống kê kinh tế, khoa Kinh tế, Đại học Huế Khác
7. Trần Thị Thanh (2010), khóa luận tốt nghiệp đại học, Trường đại học Kinh tế Huế Khác
8. Một số trang web:www.kinhtenongthon.com.vn www.agro.gov.vn Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w