Việc sử dụng văn hóa dân gian và mô típ “vật hóa” nhân vật:

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam nhìn từ góc độ loại hình thể loại (qua việc khảo sát một số tác phẩm những năm gần đây (Trang 90)

6. KẾT CẤU LUẬN VĂN

3.2.2.Việc sử dụng văn hóa dân gian và mô típ “vật hóa” nhân vật:

Một trong những thủ pháp huyền thoại hóa tác phẩm của Võ Thị Hảo và Nguyễn Xuân Khánh là tận dụng văn hóa dân gian (những truyện kể dân gian, các phong tục, lễ hội dân gian) như một chất liệu của tiểu thuyết.

Câu chuyện truyền thuyết về ông Đùng bà Đà và lễ hội Cổ Đình được coi là chìa khóa để giải mã tác phẩm Mẫu thượng ngàn. Bởi câu chuyện này mang đậm văn hóa phồn thực của đạo Mẫu. Câu chuyện ông Đùng bà Đà được khúc xạ đến câu chuyện của những nhân vật trong tác phẩm. Đầu tiên là câu chuyện tình giữa chàng Mường Rồ và cô Ngơ. Câu chuyện tình kì lạ này được kể trước truyền thuyết về ông Đùng bà Đà. Lúc câu chuyện được kể người đọc chỉ có cảm giác là lạ về câu chuyện này, chỉ cảm thấy có cái gì đó khác thường, chứ chưa biết cụ thể. Đến khi được biết truyền thuyết ông Đùng bà Đà thì người đọc mới xác định cái cảm giác kì lạ đó là bởi chuyện tình anh Mường Rồ và cô Ngơ là sự soi chiếu vào hiện thực của câu chuyện truyền thuyết. Cái hình dáng khổng lồ của anh Mường, cái khả năng phồn thực kì lạ của cô Ngơ, tất cả đều khác thường như ông Đùng bà Đà trong truyền thuyết. Cũng bởi sự khác thường ấy mà Mường Rồ và cô Ngơ cũng phải chạy trốn khỏi thế giới con người để đi vào rừng sâu. Và truyền thuyết này sau đó lại được soi chiếu vào một câu chuyện tình khác là chuyện tình giữa Điều và Nhụ. Hình ảnh “Người con trai cõng vợ trên lưng, chạy vào rừng sâu.” [55,tr.770] của Điều sau khi Nhụ bị Julien hãm hại phải chăng cũng giống như hình ảnh trong truyền thuyết “Người ta còn nhìn thấy bà Đà cõng chồng chạy trốn vào rừng sâu.” [55,tr.657] sau khi ông Đùng bị dân làng bắn tên trúng.

Nếu như trong Mẫu thượng ngàn những câu chuyện dân gian xuất hiện

trong tác phẩm như một khúc xạ vào thế giới nhân vật thì trong Giàn thiêu

chất liệu này được sử dụng trực tiếp hơn. Nó không là sự khúc xạ mà tác giả

lấy câu chuyện dân gian làm cốt truyện cho tác phẩm của mình.

Ví dụ câu chuyện dân gian được kể trong sách Thiền Uyển tập anh và được lưu truyền trong dân gian về sự đầu thai của nhà sư Từ Đạo Hạnh được Võ Thị Hảo lấy làm một biến cố quan trọng trong cuộc đời của nhân vật Từ. Hay những chuyện khác như xác Từ Vinh trôi trên sông Tô bất ngờ dựng ngược chỉ vào nhà Diên Thành hầu, Từ lên Thiên Trúc gặp sưu Tzu, Từ tu được phép đi mây về gió, dùng phép thuật giết chết Đại Điên…Ở đây chất liệu huyền thoại đã trở thành máu thịt của tác phẩm. Sự huyền thoại hóa đã đạt tới mức độ rất nhuần nhuyễn, không gượng ép: câu chuyện hoang đường nhưng không ai (cả người đọc lẫn người viết) thắc mắc về tính chân thực của nó.

Trong đó, chúng ta phải kể đến chi tiết rất quan trọng : vua Thần Tông hóa hổ. Trong Đại Việt sử ký toàn thư, chuyện vua Thần Tông bị ốm và được đại sư Minh Không chữa trị chỉ được ghi như sau: “Vua bệnh nặng, chữa thuốc không khỏi, nhà sư Minh Không chữa khỏi, phong làm quốc sư…(Tục truyền rằng khi nhà sư Từ Đạo Hạnh sắp trút xác trong khi ốm đem thuốc và thần chú giao cho học trò là Nguyễn Chí Thành tức Minh Không và dặn rằng20 năm sau nếu thấy quốc vương bị bệnh nặng thì đến chữa ngay. Tức là việc này)” [35,tr.346] ; sách Thiền Uyển tập anh cũng không nói gì về chuyện vua hóa hổ. Có lẽ câu chuyện vua ốm qua lời kể của dân gian đã được thêm thắt vào để trở thành câu chuyện “vua hóa hổ”. Võ Thị Hảo đã sử dụng chi tiết huyền ảo này trong tác phẩm của mình ngoài những ý nghĩa về mặt nội dung còn như một thủ pháp huyền thoại hóa.

Chi tiết này, không khỏi khiến chúng ta nhớ đến một mô típ nhân vật bị “vật hóa” trong văn học (nằm trong xu hướng biến hình hóa) khởi đầu bởi nhà văn Franz Kafka. Theo quan điểm của Diệp Tú Sơn trong Mỹ học tiểu thuyết

thì nhân vật tiểu thuyết trải quá trình phát triển qua các giai đoạn: ma hóa – phàm hóa – biến hình hóa. Trong đó “ma hóa đặc trưng cho nhân vật tiểu thuyết trong giai đoạn phôi thai” [25,tr.13]. “Tiểu thuyết” ở đây được hiểu là tác phẩm tự sự, tiểu thuyết trong giai đoạn phôi thai chính là các thần thoại, truyền thuyết, các truyện kể kiểu Liêu trai chí dị. Còn phàm hóa là “Sự kiện các nhân vật tiểu thuyết từ trời cao trở về với nhân gian” [25,tr.12]. Đây là mô hình nhân vật của tiểu thuyết cổ điển cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX trên thế giới. “Biến hình hóa cũng chính là ma hóa, nhưng là ma hóa một cách tự giác, ở một cấp độ cao hơn”[25,tr.13]. Và biến hình cũng thể hiện khuynh hướng sáng tác huyền thoại hóa trong văn học thế giới

Nhân vật có thể được biến hình theo kiểu: vật hóa, dị dạng hóa hoặc thậm chí bị biến mất (kiểu nhân vật – phản nhân vật)

Sở dĩ xuất hiện xu hướng biến hình, là do “Những nhân vật được xây dựng trong tiểu thuyết kiểu cũ (với tất cả những thủ pháp cũ đã được dùng để xây dựng nhân vật) không còn chứa được hiện thực tâm lý ngày nay” (N.Sarraute – dẫn theo Diệp Tú Sơn trong Mỹ học tiểu thuyết). Có thể nói, biến hình không phải là xu thế phát triển cao độ, càng không phải là giai đoạn phát triển sau cùng của nhân vật tiểu thuyết, nhưng đó là một xu hướng khá phổ biến của các nhà tiểu thuyết để nhằm phản ánh hiện thực tâm lý ngổn ngang, nhiều chiều của thế giới hiện thực.

Với chi tiết “vua hóa hổ” phần nào Võ Thị Hỏa khiến chúng liên tưởng

đến kiểu nhân vật này trong tiểu thuyết thế giới. Tuy nhiên, sự “biến hình” ở nhân vật Thần Tông chỉ có hiệu ứng lạ hóa nhân vật chứ chưa đạt được đến

bản chất của sự biến hình nhân vật như “là sự ngoại hóa một cách siêu thực những tâm tư, những cảm giác của tác giả trong trạng thái tiềm thức, là sự ngoại hóa của các trạng thái sinh tồn, của vị trí bản thể của con người mà tác giả cảm nhận được.”[25, tr.13]

Và dĩ nhiên cũng không thể coi Giàn thiêu là một tiểu thuyết theo khuynh hướng huyền thoại như những tác phẩm của Kafka. Chúng tôi chỉ coi

Giàn thiêu có xu hướng huyền thoại hóa, được hiểu như một thủ pháp nghệ thuật làm cho thể loại TTLS mới lạ, hấp dẫn hơn.

KẾT LUẬN

Tất cả những vấn đề mà luận văn đặt ra đều nhằm mục đích:

- Tìm hiểu sự vận động, biến đổi của TTLS Việt Nam từ 1986 đến nay về phương diện thể loại trên hai trục: lịch đại (trong tiến trình vận động, phát triển của TTLS Việt Nam ) và đồng đại (so sánh tương quan với sự vận động của thể loại tiểu thuyết với tư cách là một bộ phận trong đó).

- Tiến hành phân tích tác phẩm trên các vấn đề thuộc về lý thuyết thể loại tiểu thuyết là: phương thức tự sự hình tượng thẩm mỹ.

- Bước đầu nêu lên quy luật vận động của TTLS Việt Nam từ 1986 đến nay; đồng thời tìm hiểu xu hướng biến đổi của TTLS Việt Nam trong bối cảnh cách tân của tiểu thuyết Việt Nam nói chung.

Hướng tới những mục đích trên, chúng tôi tiến hành khảo sát tác phẩm và đưa ra một số kết luận sau:

- TTLS Việt Nam từ 1986 đến nay nằm trong bối cảnh vận động chung của tiểu thuyết Việt Nam nói chung. Trong đó, đã có những cố gắng trong việc cách tân nội dung cũng như hình thức.

- Tuy nhiên, sự cách tân về kỹ thuật tự sự của TTLS không mạnh mẽ, táo bạo như các loại hình tiểu thuyết khác mà chỉ dừng ở bước đầu. Sự đổi mới phương thức tự sự chỉ là những cố gắng học hỏi, nó chưa xuất phát từ đòi hỏi nội tại của cấu trúc tác phẩm. Đó chưa hẳn là điểm yếu của TTLS. Vì trong

khi những thử nghiệm về kỹ thuật tự sự mới của tiểu thuyết nói chung còn chưa thật sự đem lại hiệu quả như mong muốn thì TTLS chỉ đổi mới kỹ thuật ở mức độ vừa phải, tạo ra sự mới lạ cho tác phẩm nhưng vẫn duy trì được độ ổn định khiến độc giả dễ chấp nhận.

- Có lẽ, sự cách tân đáng kể nhất của TTLS chính là ở nội dung, hay chính xác hơn là ở cách tiếp cận và phản ánh lịch sử của các nhà văn. Bên cạnh lối tiếp cận truyền thống: Tiếp cận lịch sử như vốn có trong chính sử và tâm

thức chung của cộng đồng, các nhà văn đã có cách tiếp cận mới hơn: Tiếp cận

lịch sử trên quan điểm cá nhân, cảm hứng xét lạiTiếp cận lịch sử như “chất liệu để phản chiếu những vấn đề của Con Người ở tầm phổ quát”.

THƯ MỤC THAM KHẢO

I/ TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tiếng Việt (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

[1]. Trần Thị An, Sức ám ảnh của tín ngưỡng dân gian trong tiểu thuyết Mẫu

thượng ngàn, Tạp chí nghiên cứu văn học

[2]. Lại Nguyên Ân, Tiểu thuyết và lịch sử, chuyên đề “Tiểu thuyết Việt Nam đang ở đâu” trên http://www.vnn.vn ngày 31/10/2005

[3]. Arixtot,Nghệ thuật thơ ca, Tạp chí Văn học nước ngoài, số 1/1997.

[4]. M. Bakhtin, Lý luận và thi pháp tiểu thuyết, Phạm Vĩnh Cư tuyển dịch và giới thiệu, Nxb Hội nhà văn, 2003.

[5]. Hoàng Cẩm Giang, Cấu trúc thể loại tiểu thuyết Việt Nam đầu thế kỷ XXI, Luận văn thạc sĩ văn học, ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội, 2007. [6]. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi chủ biên, Từ điển thuật ngữ

văn học, Nxb Giáo dục, 1992.

[7]. Đỗ Đức Hiểu, Thi pháp hiện đại, Nxb Hội nhà văn, 2000.

[8]. Lê Thị Bích Hòa, Hư cấu nghệ thuật và sự thật lịch sử qua Hồ Quý Ly và

Giàn thiêu, Luận văn thạc sĩ văn học, ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà

[9]. Nguyễn Thái Hòa, Những vấn đề thi pháp của truyện, Nxb Giáo dục, 2000.

[10]. Nguyễn Hòa, Tiểu thuyết Việt Nam năm 2005, những tín hiệu tốt lành, Tạp chí Văn nghệ Quân đội số 2/2006.

[11]. Kate Humburger, Logic học các thể loại văn học, Vũ Hoàng Địch, Trần Ngọc Vương dịch, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2005.

[12]. Nguyễn Xuân Khánh, Ngô Văn Phú, Viết tiểu thuyết lịch sử cũng cần hư cấu, trên http://vietbao.com, cập nhật ngày 3/5/2003.

[13]. Manfred Jahn, Trần thuật học - Nhập môn lý thuyết trần thuật, Nguyễn Thị Như Trang dịch, tài liệu Khoa Văn học, ĐHKHXH & NV.

[14]. Julia Kristeva, Một thi học đổ nát, Phạm Xuân Thạch dịch, http://thachpx.googlepages.com

[15]. Milan Kundera, Nghệ thuật tiểu thuyết, Nguyên Ngọc dịch, Nxb Đà Nẵng, 1998.

[16]. Cao Kim Lan, Lý thuyết về điểm nhìn nghệ thuật của R. Scholes và R.

Kellogg, Tạp chí nghiên cứu Văn học số 10.2008.

[17]. Mã Giang Lân (chủ biên), Quá trình hiện đại hoá văn họcViệt Nam 1900

- 1945, Nxb Văn hóa thông tin, 2000.

[18]. Nguyễn Văn Lợi, Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến năm 1999, Luận án Tiến sĩ văn học, ĐHSP Hà Nội, 1999.

[19]. IU. Lotman, Cấu trúc văn bản nghệ thuật, Trần Ngọc Vương, Trịnh Bá Đĩnh, Nguyễn Thu Thủy dịch, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2004

[20]. E.M.Meletinsky, Thi pháp của huyền thoại, Trần Nho Thìn, Song Mộc dịch, Nxb Đại học Quốc Gia, 2004.

[21]. Hoài Nam, Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam: tiểu thuyết hay truyện kể, chuyên đề “Tiểu thuyết Việt Nam đang ở đâu” trên http://www.vnn.vn ngày 17/10/2008.

[22]. Nguyễn Danh Phú, Tiểu thuyết lịch sử Sông Côn mùa lũ của Nguyễn

Mộng Giác (từ góc độ thể loại), Luận văn thạc sĩ văn học, ĐH Khoa học Xã

hội và Nhân văn Hà Nội, 2005.

[23]. Salman Rushdie, Tiểu thuyết chưa chết, Báo Văn nghệ trẻ số 9/2005. [24]. Guy Scarpetta, Sử thi hay tiểu thuyết, Tạp chí Le monde diplomatique (Thế giới ngoại giao) số tháng 3/2003, đăng trên tạp chí Tia sáng số 2/2004. [25]. Diệp Tú Sơn, Mỹ học tiểu thuyết, Nguyễn Kim Sơn dịch, tài liệu khoa Văn, Hà Nội, 2004.

[26]. Borix Suskov, Số phận lịch sử của chủ nghĩa hiện thực, Nxb Tác phẩm mới, Hội nhà văn Việt Nam, 1980. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

[27]. Trần Đình Sử, Dẫn luận thi pháp học, Nxb Giáo dục, 1998.

[28]. Phạm Xuân Thạch, Cá nhân hóa hư cấu, báo cáo khoa học đăng trên trang web cá nhân http://sites.google.com/site/thachpx/

[29]. Phạm Xuân Thạch, Kết cấu truyện ngắn Thạch Lam, http://sites.google.com/site/thachpx/

[30]. Phạm Xuân Thạch, Tiểu thuyết Việt Nam đương đại, suy nghĩ từ những

tác phẩm mang chủ đề lịch sử, http://sites.google.com/site/thachpx/

[31]. Nguyễn Thị Phương Thanh, Những cách tân đáng chú ý của tiểu thuyết lịch

sử Việt Nam thời kỳ đổi mới, Luận văn Thạc sĩ văn học, ĐHSP Hà Nội, 2005.

[32]. Tzvetan Todorov, Dẫn luận về văn chương kì ảo, Đặng Anh Đào, Lê Hồng Sâm dịch, Nxb Đại học Sư Phạm Hà Nội, 2008.

[33]. Tzvetan Todorov, Thi pháp văn xuôi, Đặng Anh Đào, Lê Hồng Sâm dịch, Nxb Đại học Sư Phạm Hà Nội, 2004.

[34]. Nguyễn Như Ý, Đại từ điển Tiếng Việt, Nxb Văn hóa – Thông tin, 1998. [35]. Nhiều tác giả, Đại Việt sử ký toàn thư, Tập 1, Cao Huy Giu dịch, Đào Duy Anh hiệu đính, Nxb Văn hóa – Thông tin, 2006.

[36]. Nhiều tác giả, Đại Việt sử ký toàn thư, Tập 2, Cao Huy Giu dịch, Đào Duy Anh hiệu đính, Nxb Văn hóa – Thông tin, 2006.

[37]. Nhiều tác giả, Đổi mới tư duy tiểu thuyết, Nxb Hội nhà văn, 2002. [38]. Nhiều tác giả, Lý luận văn học (ĐHKHXH & NV), Nxb Giáo dục, 1997. [39]. Nhiều tác giả, Thiền Uyển tập anh, http://www.quangduc.com/lichsu/79thienuyentapanh-ha.html/

[40]. Nhiều tác giả, Tự sự học, một số vấn đề lý luận và lịch sử, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội, 2003.

[41]. Nhiều tác giả, Từ điển văn học, Nxb Thế giới, 2004.

[42]. Nhiều tác giả, Văn học Việt Nam thế kỷ XX, Nxb Giáo dục, 2005

2. Tiếng Anh

[43]. Abrams, M.H, A Glossary of Literature terms, I.N.C New York, 1971. [44]. Talib, Ismail, Narrative Theory: A brief introduction, http://courses.nus.edu.sg/course/ellibst/NarrativeTheory/

[45]. Katie Wales, A dictionary of stylistics, Longman, London, 1990.

[46]. Dr. Wheeler, Literature terms and definitions,

http://web.cn.edu/kwheeler/lit_terms_H.html

II/ TÁC PHẨM

[47]. Hoàng Quốc Hải, Bão táp cung đình, Nxb Phụ Nữ, 2006. [48]. Hoàng Quốc Hải, Huyền Trân công chúa, Nxb Phụ Nữ, 2006. [49]. Hoàng Quốc Hải, Thăng Long nổi giận, Nxb Phụ Nữ, 2006. [50]. Hoàng Quốc Hải, Vương triều sụp đổ, Nxb Phụ Nữ, 2006.

[51]. Võ Thị Hảo, Giàn thiêu, Nxb Phụ Nữ, 2005.

[52]. Nguyễn Mộng Giác, Sông Côn mùa lũ, Tập 1, Nxb Văn học, 2003. [53]. Nguyễn Mộng Giác, Sông Côn mùa lũ, Tập 2, Nxb Văn học, 2003. [54]. Nguyễn Xuân Khánh, Hồ Quý Ly, Nxb Phụ Nữ, 2002.

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam nhìn từ góc độ loại hình thể loại (qua việc khảo sát một số tác phẩm những năm gần đây (Trang 90)