Những vấn đề lý thuyết:

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam nhìn từ góc độ loại hình thể loại (qua việc khảo sát một số tác phẩm những năm gần đây (Trang 30)

6. KẾT CẤU LUẬN VĂN

2.1.1.Những vấn đề lý thuyết:

Trong lý thuyết của “trường phái” tự sự học do Genette đứng đầu thì

Người kể chuyện – NKC (narrator) có vai trò hết sức quan trọng. NKC là vấn

Guide to the Theory of Narrative (Trần thuật học: nhập môn lý thuyết trần

thuật), NKC là một trong hai yếu tố cơ bản của một truyện kể: “Một truyện kể

có một cốt truyện dựa trên hành động mà nhân vật tạo ra và trải nghiệm, và có một người kể chuyện kể về nó” [13,tr.2]. Trong Từ điển thuật ngữ văn học (A

Glossary of Literature terms), M.H.Abrams cho rằng “người kể chuyện biết

mọi thứ cần biết về nhân vật, sự kiện” [43;tr.134]. Tuy nhiên, cần phân biệt khái niệm NKC (narrator) với tác giả (authorial). NKC là một nhân vật (character) do tác giả hư cấu nên, đảm nhận chức năng dẫn dắt câu chuyện, hoặc vừa dẫn dắt câu chuyện vừa là một nhân vật tham gia vào câu chuyện. Còn tác giả là một con người thật (person) có cuộc sống thực ngoài đời. Đối tượng tiếp nhận mà tác giả hướng đến là chúng ta (người đọc có thực), còn đối tượng mà NKC hướng đến không phải là chúng ta mà chỉ là một người tiếp nhận giả tưởng, bởi vì NKC không biết người đọc thực ngoài đời. Để phân biệt mối quan hệ giữa tác giả-độc giả, NKC-người tiếp nhận giả tưởng… (những thành phần cơ bản của cấu trúc chuẩn mực cho giao tiếp trần thuật) Manfred Jahn đưa ra mô hình “Chinese Boxes” như sau:

(1)Tác giả và độc giả ở cấp độ giao tiếp không hư cấu

(2)NKC và người tiếp nhận ở cấp độ sắp xếp hư cấu và diễn ngôn (3)Các nhân vật ở cấp độ hành động

[13,tr.5]

Như vậy, NKC chỉ có mối liên kết giao tiếp với người tiếp nhận của mình ở cấp độ hư cấu. Tuy nhiên, trên thực tế lại có kiểu NKC vừa tham gia cấp độ thứ hai vừa tham gia cấp độ thứ ba, đó là khi NKC ở ngôi thứ nhất và là một nhân vật của câu chuyện. Vậy, có thể thấy lý thuyết tự sự về NKC khá là phức tạp.

Trong quá trình sáng tác, hầu hết các tác giả tiểu thuyết đều phải lựa chọn cho NKC của mình một trong hai cách chủ yếu: kể ở ngôi thứ nhất hoặc

ngôi thứ ba (cũng có những tác phẩm kể ở ngôi thứ hai như Linh sơn của Cao

Hành Kiện và một số tiểu thuyết Việt Nam đầu thế kỉ XXI thuộc “làn sóng thứ ba”. Tuy nhiên, kể ở ngôi thứ hai không phải là mô thức phổ biến). Dựa vào ngôi kể của NKC, các nhà nghiên cứu gọi tên các kiểu trần thuật. Genette (1972) đã đưa ra hai thuật ngữ được sử dụng rộng rãi: homodiegetic - trần

thuật ở ngôi thứ nhất (tức là những truyện kể có người kể chuyện ở ngôi thứ

nhất) và heterodiegetic – trần thuật ở ngôi thứ ba (tức là những truyện kể có người kể chuyện ở ngôi thứ ba).

NKC ở ngôi thứ nhất, theo Chatman là NKC lộ diện (overt narrator), được chia làm hai dạng: 1/ NKC xưng “tôi” chỉ có vai trò dẫn dắt câu

chuyện, không tham gia vào sự phát triển của cốt truyện. Tức là, “tôi” không

tham gia cấp độ hành động (theo mô hình “Chineses Boxes” của M. Jahn mà chúng tôi đã nhắc đến), mà “tôi” chỉ là chủ thể của hành vi kể (tức là chỉ tham gia cấp độ sắp xếp hư cấu). Chúng ta gọi đây là kiểu NKC ngôi thứ nhất – chứng nhân. 2/ NKC xưng “tôi” là một nhân vật trong câu chuyện, tác động trực tiếp vào sự phát triển của câu chuyện. Tức là, khi đó NKC tham gia cả hai cấp độ liên kết: cấp độ sắp xếp hư cấu và cấp độ hành động. Chúng ta gọi đây là kiểu NKC ngôi thứ nhất – nhân vật.

NKC ngôi thứ ba, Chatman gọi là NKC hàm ẩn (covert narrator). Đây là

kiểu NKC hoàn toàn chỉ tham gian cấp độ sắp xếp hư cấu mà thôi. Việc phân chia các kiểu NKC ngôi thứ ba còn phụ thuộc rất nhiều vào vấn đề điểm nhìn

của truyện kể.

cho câu hỏi “Ai nói?”, còn ĐN trả lời cho câu hỏi “Ai nhìn?”. So với vấn đề NKC, vấn đề ĐN phức tạp hơn với nhiều quan điểm khác nhau.

Henry James trong Nghệ thuật văn xuôi (1884) coi ĐN chính là “mô tả cách thức tồn tại của tác phẩm như một hành vi mang tính bản thể hoặc một cấu trúc hoàn chỉnh, tự trị đối với cá nhân nhà văn” và “Điểm nhìn là sự lựa chọn cự li trần thuật nào đó loại trừ được sự can thiệp của tác giả vào các sự kiện được miêu tả và cho phép văn xuôi trở nên tự nhiên hơn, phù hợp với cuộc sống hơn” (dẫn theo Thạc sĩ Cao Kim Lan trong Lý thuyết về điểm nhìn

nghệ thuật của R. Scholes và R. Kellogg). Còn J.A Cuddon trong Dictionary

of Literary Terms and Literary Theory cho rằng ĐN là “vị trí của người kể trong mối quan hệ với câu chuyện của anh ta” (dẫn theo Ths.Cao Kim Lan). Trong tiểu luận Điểm nhìn, Phối cảnh và Thời gian (Viewpoint, Perspective

and Time), Will Greenway quan niệm: “Viewpoint hoặc point of view (điểm

nhìn) là một kĩ thuật tự sự. Đó là vị trí mà người kể chuyện tồn tại trong phạm vi cơ cấu truyện kể”. [5,tr.142]. Trong Từ điển thuật ngữ văn học,

M.H.Abrams cho rằng ĐN là một kĩ thuật tự sự, nó tương đương với thức

(mode) hoặc phối cảnh (perspective). Ông phân biệt ĐN của người kể chuyện

ở ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba như sau: Ngôi thứ nhất có: Người kể chuyện tự (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

ý thức (self-conscious narrator), Người kể chuyện không đáng tin cậy hoặc có

khả năng sai lầm (fallible or unreliable narrator). Ngôi thứ ba cũng được chia

ra làm hai dạng: Điểm nhìn thông suốt (omniscient POV) với người kể chuyện thông suốt và người kể chuyện giáo huấn; Điểm nhìn hạn chế (limited POV), tức người kể chuyện hạn chế bản thân trước những gì đã được trải nghiệm mà sau này các nhà văn đã phát triển kiểu điểm nhìn này thông qua trần thuật dòng ý thức [43,tr.231-234]

focalization (tiêu điểm - TĐ). Vì theo Genette, xét về mặt chức năng, ĐN mang ý nghĩa của sự chọn lọc và giới hạn thông tin trần thuật. Cùng với thuật

ngữ focalization chúng ta có thêm thuật ngữ focalizer. Có rất nhiều cách dịch

thuật ngữ này sang tiếng Việt như: tiêu cự, người quan sát, người tiêu điểm hóa, hoặc người mang tiêu điểm. Trong luận văn của mình chúng tôi sử dụng cách dịch thuật ngữ focalizerngười tiêu điểm hóa (NTĐH) của TS. Nguyễn Thị Thu Thủy trong bài viết Về khái niệm “truyện kể ở ngôi thứ ba” và

“người kể chuyện ở ngôi thứ ba”. Vậy NTĐH là gì?

"Focalizer là một tác nhân mà điểm nhìn của nó hướng vào văn bản trần

thuật” [13,tr.50]. NTĐH là “người thể hiện quan điểm, đánh giá của nhân vật về thế giới nhân vật, sự kiện trong tác phẩm – người mà qua những hành động, cảm nhận, suy nghĩ làm điểm tựa cho NKC thực hiện hành vi kể” [40, tr.144]. Cần phân biệt NTĐH với NKC là “người thực hiện hành vi kể, ghi lại những gì mà nhân vật thấy, nhân vật nghĩ…” [40,tr.144]. Ngoài ra, cũng cần phân biệt thuật ngữ NTĐH (focalizer) với thuật ngữ focalized character.

Focalized character (nhân vật được quan sát) thuần túy là nhân vật được quan

sát bởi người khác chứ nó không có những cảm nhận, những quan sát về nhân vật khác như focalizer (NTĐH, hay còn có cách gọi khác là Người quan sát).

Trong khi Genette và Chatman chỉ quan tâm đến vấn đề giới hạn điểm nhìn, đến nhân vật tiêu điểm (focal characters) thì các nhà trần thuật học khác như Micke Bal hoặc Rimmon Kenan lại đề xuất ý kiến cho rằng: một NTĐH có thể hoặc là “bên ngoài” (một người kể chuyện) hoặc “bên trong” (một nhân vật). NTĐH bên ngoài được gọi là người kể chuyện – NTĐH (narrator – focalizer), hay có cách gọi khác là người kể chuyện mang tiêu điểm. NTĐH bên trong (internal focalizer) được gọi bởi những thuật ngữ khác nhau: nhân

(filter characters).

Như vậy có thể thấy, vấn đề Người kể chuyện, Điểm nhìn, Tiêu điểm có mối quan hệ hết sức chặt chẽ với nhau và có vai trò vô cùng quan trọng trong lý thuyết tự sự học. Cũng bởi tầm quan trọng của các vấn đề này mà rất nhiều nhà lý luận nghiên cứu về nó theo những hướng khác nhau. Tóm lại, để tiện cho việc áp dụng lý thuyết vào nghiên cứu tác phẩm, chúng tôi xin tổng hợp lại mối quan hệ giữa NKC, ĐN, TĐ theo cách hiểu của mình như sau:

Truyện kể ngôi thứ nhất (homodiegetic): NKC xưng “tôi” (hoặc “chúng tôi”, “ta”, “chúng ta”…) gồm hai trường hợp: 1/ NKC xưng “tôi” chỉ đóng vai

trò dẫn chuyện, tức là NKC “tôi” không mang tiêu điểm (NKC khác NTĐH).

2/ NKC xưng “tôi” là một nhân vật trong câu chuyện. NKC “tôi” vừa là chủ

thể của hành vi kể vừa mang tiêu điểm. (NKC = NTĐH = “tôi”).

Truyện kể ngôi thứ ba (heterodiegetic): NKC kể từ ngôi thứ ba, chia làm ba trường hợp: 1/ NKC hàm ẩn, không kể từ điểm nhìn của mình mà “tựa

vào điểm nhìn của nhân vật để kể”. Giọng NKC hòa với giọng nhân vật đến

mức khó phân biệt, và thường người đọc cứ ngỡ đó là giọng kể của nhân vật. Khi đó dù kể ở ngôi thứ ba nhưng tiêu điểm của truyện kể là tiêu điểm bên

trong. 2/ NKC hàm ẩn, kể một cách khách quan từ vị trí quan sát của chính

mình, tức là từ điểm nhìn bên ngoài. 3/ NKC hàm ẩn có khả năng “biết tuốt”, có khả năng soi tỏ, lý giải mọi vấn đề, cả những vấn đề từ bên ngoài lẫn những vấn đề bên trong chỉ nhân vật mới biết (tâm sự, tình cảm…). Anh ta trở thành NKC “toàn tri”, và có điểm nhìn thông suốt từ ngoài vào trong

(omniscient POV).

Trong truyện kể từ ngôi thứ hai, NKC đồng thời là một nhân vật, kể chuyện dưới dạng đối thoại với nhân vật khác và sử dụng ngôi nhân xưng thứ

hai. Tuy nhiên, mô thức truyện kể ngôi thứ hai không phổ biến trong tự sự nói chung và tiểu thuyết nói riêng.

2.1.2. Khảo sát tác phẩm:

Có một khẳng định là các TTLS mà luận văn khảo sát chỉ có hai mô thức trần thuật: từ ngôi thứ ba và ngôi thứ nhất, còn hoàn toàn không xuất hiện trần thuật ở ngôi thứ hai.

Dưới đây là những khảo sát của chúng tôi về ngôi kể của NKC và điểm nhìn trong các TTLS đang xét: Tác phẩm Trần thuật ngôi thứ nhất (NKC xưng “tôi”) Trần thuật ngôi thứ ba (NKC dùng ĐTNX ngôi thứ 3) NKC-người chứng (dẫn chuyện) A1 NKC - nhân vật (tham gia vào cốt truyện) A2 NKC hàm ẩn -Điểm nhìn bên trong B1 NKC hàm ẩn – Điểm nhìn khách quan bên ngoài B2 NKC hàm ẩn – Điểm nhìn thông suốt B3 Bão táp triều Trần Toàn bộ tác phẩm Sông Côn mùa lũ xen kẽ phần lớn tác phẩm Giàn thiêu thỉnh thoảng phần lớn Hồ Quý Ly “tôi” (Hồ Nguyên Trừng) trong các chương II, VI, XII (P.1,2), XIII (P.3,4,5) thỉnh thoảng phần lớn Mẫu thượng ngàn “tôi” kể về lý do biết câu chuyện tình của bà tổ cô (chương VII) “tôi” (bà Ba Váy) (chương XI: kể chuyện về cuộc đời mình, phần 3 chương XII: kể về việc cứu Lý Cỏn bằng sữa của mình Phần 3 chương XIII: NKC ngôi 3 kể về huyền thoại ông Đùng bà Đà từ điểm nhìn của Hoa phần lớn

Nhìn bảng trên chúng ta có thể thấy, bốn trong năm mô hình NKC và điểm nhìn trần thuật đều xuất hiện trong các TTLS đang xét. Chỉ riêng mô hình B2 (NKC hàm ẩn với ĐN khách quan từ bên ngoài) được các nhà tiểu thuyết đương đại sử dụng rộng rãi như một sự thay thế cho mô hình B3 (NKC (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

hàm ẩn với ĐN thông suốt) thì không thấy xuất hiện. Ngoài ra, tần suất xuất

hiện của các mô hình A1, A2, B1, B3 cũng không đồng đều nhau và không đồng đều giữa các tác phẩm, thậm chí trong chính bản thân một tác phẩm. Mô hình NKC ngôi ba hàm ẩn với điểm nhìn thông suốt (B3) truyền thống vẫn chiếm vị trí lớn. Xét trên phương diện sử dụng các mô hình NKC và ĐN, có thể chia các tác phẩm khảo sát thành ba nhóm:

Thứ nhất là bộ tiểu thuyết Bão táp triều Trần. Chúng ta có thể thấy xuyên suốt từ đầu đến cuối bốn tập của bộ tiểu thuyết này là sự thống nhất trong việc sử dụng mô hình NKC ngôi ba hàm ẩn với điểm nhìn thông suốt

(B3). Sự thống nhất đó có lẽ do mô hình B3 này hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu của tác giả trong việc thể hiện câu chuyện của mình. Đó là một câu chuyện cũng thống nhất về tư tưởng thẩm mỹ, quan niệm nhân sinh, dẫn đến hình thức thể hiện nó cũng không cần sự khác biệt. Mô hình B3 là mô hình NKC và ĐN truyền thống đã được sử dụng vô cùng rộng rãi trong các tiểu thuyết trước đây. Sức mạnh của mô hình này là sự thống nhất giữa cái khách quan và chủ quan. Ngoài ra, khả năng thông tỏ mọi sự việc của NKC ngôi thứ ba với ĐN thông suốt từ ngoài vào trong giúp tác phẩm tái hiện chân thực một thời kì lịch sử hào hùng của dân tộc với rất nhiều chi tiết, sự kiện cũng như những nhân vật lịch sử đã trở thành những biểu tượng đầy tự hào trong lòng người đọc.

Nhóm thứ hai là các tác phẩm Sông Côn mùa lũ Giàn thiêu. Hai tác phẩm này cũng chủ yếu sử dụng mô hình B3. Sông Côn mùa lũ là một thiên

tiểu thuyết hoành tráng dựng lại toàn bộ giai đoạn lịch sử thời Tây Sơn. Thực ra, về cơ bản tác phẩm này có đặc điểm rất giống với bộ tiểu thuyết Bão táp

triều Trần của Hoàng Quốc Hải. Tác giả dựng lại lịch sử với cảm hứng đầy tự

hào, khá trung thành với chính sử. Vì vậy, thiết nghĩ việc tác giả chủ yếu sử dụng mô hình NKC và ĐN B3 là điều dễ hiểu. Còn đối với Giàn thiêu, cách tiếp cận lịch sử của Võ Thị Hảo khác hẳn so với Nguyễn Mộng Giác và Hoàng Quốc Hải. Cũng là một thời kì lịch sử dài, cũng là những nhân vật đã định hình trong chính sử, nhưng mục đích của nữ nhà văn không phải ở cái hiện thực lịch sử ấy, mà là số phận của những con người trong quá trình tìm kiếm hạnh phúc và ý nghĩa đích thực của cuộc sống. Một điểm nhìn toàn tri và một người kể chuyện ngôi ngôi thứ ba (hàm ẩn nhưng vẫn có thể thể hiện giọng điệu của mình) là đủ để Võ Thị Hảo đi đến cuối mục đích của mình, vẫn đủ để đưa những số phận con người, những khao khát, ước mơ, những bi kịch, ẩn ức…đến với bạn đọc. Dù không dụng công nhiều trong kĩ thuật tự sự trên phương diện NKC và ĐN, nhưng đó không phải là hạn chế của tác phẩm này. Nếu như sử dụng cái bình thường, truyền thống mà vẫn tạo được hiệu quả như mong muốn còn hơn việc cách tân một cách gượng ép. Bởi vì sự cách tân hình thức phải xuất phát từ sự phát triển nội tại của nội dung. Giàn

thiêu dù sử dụng một mô hình NKC-ĐN truyền thống nhưng vẫn mê hoặc

người đọc, bởi tác phẩm này còn có những điều khác nữa.

Tuy nhiên, ngoài mô hình B3, Sông Côn mùa lũ Giàn thiêu còn sử dụng thêm một mô hình nữa là NKC hàm ẩn với ĐN bên trong (B1). Sau đây là khảo sát sơ lược của chúng tôi về mô hình NKC-ĐN này trong hai tác phẩm.

- (1): “Lãng nghĩ: như vậy là cả nhà ghét bỏ mình. Chỉ có mẹ thương mình (…). Cha không thương mình (…). Anh Kiên thì lạnh lẽo quá, chắc không thương ai. Anh Chinhchị An, rõ ràng họ ghét mình hơn ai hết. Ngồi khóc thút thít ngoài bờ tre, Lãng nhìn vào nhà chờ một tiếng gọi. Cửa sổ đóng, nhưng cửa lớn mở. Ánh đèn bên trong vẫn còn, tiếng nói chuyện lao xao từ

nhà mợ Hai Nhiều và nhà Lãng vẫn còn nghe được. “Họ” vẫn còn đó, nhưng

“họ” không thèm biết mình đang chờ họ gọi vào, họ an ủi, họ vỗ về…” [52,tr.71]

- (2): “Đột nhiên An cảm thấy trong thân thể mình có điều gì khác thường. Đầu cô nhức, tay chân rã rời. Chỉ vì mình vật vã khóc mấy ngày đấy thôi. Nhưng…nhưng sao mình tệ thế này? Thằng Út mới lên ba còn có thể đái dầm,

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam nhìn từ góc độ loại hình thể loại (qua việc khảo sát một số tác phẩm những năm gần đây (Trang 30)