Không gian huyền ảo:

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam nhìn từ góc độ loại hình thể loại (qua việc khảo sát một số tác phẩm những năm gần đây (Trang 88)

6. KẾT CẤU LUẬN VĂN

3.2.1. Không gian huyền ảo:

Trong hai tác phẩm đang xét, mặc dù đều là những TTLS nhưng không gian được huyền ảo hóa một cách triệt để. Dường như tất cả những không gian ấy đều không có thực.

Trong Mẫu thượng ngàn, làng cổ Đình là một ngôi làng có thật. Hình ảnh những cây đa đầu làng, những ngôi đền, những ngọn núi, con sông là những hình ảnh đặc trưng của làng quê Việt Nam. Tuy nhiên, tất cả những cái bình dị ấy đều được gắn cho một màu sắc huyền bí. Cây đa làng được gọi là ông “Thần thụ”, được miêu tả dưới con mắt dân làng như sau: bốn rễ phụ xung quanh “các cụ bảo đó là bốn quân hầu”, các rễ nhỏ khác thõng xuống như những mớ tóc dài, những bình vôi treo trên cây đa được gọi là “ông bình vôi” nhìn xa như những đầu lâu…[55,tr.219]. Rõ ràng những miêu tả này mang đậm cái nhìn của tín ngưỡng dân gian, được tác giả sử dụng như một cách làm “thiêng hóa” những gì đã trở nên thân thuộc. Ngọn núi Đùng cũng mang dáng dấp huyền thoại, người dân làng Cổ Đình không ai dám lên đó. Rồi đền Mẫu được huyền hoặc bằng câu chuyện con mãng xà đuổi Julien Messemer. Đối với người dân làng đó là những không gian thiêng, là nơi bất khả xâm phạm, là nơi những người con của dân làng được bảo vệ: Ngôi chùa đổ bên gốc đa là nơi trú thân của ông hộ Hiếu, một nhân vật cũng mang màu sắc truyền kỳ. Còn khu rừng sau núi Đùng là ngôi nhà an toàn của đôi trai gái bị săn đuổi anh Mường Rồ và cô Ngơ. Đền Mẫu là nơi trở về của những

người con sau những đau khổ như bà tổ cô, cô Mùi và sau này là Nhụ và con gái. Đó là không gian mà câu chuyện được diễn ra.

Trong Giàn thiêu không gian bị huyền ảo hóa ở hai cấp độ: biến những

không gian thật trở nên kì bí, và xây dựng những không gian hoàn toàn không

có thực.

Những không gian như: Na Ngạn khi thiêu sống các cung nữ, thác Oán sông Gâm và túp lều của chàng cá Bơn, không gian lãnh cung khi Ngạn La chứng kiến cuộc đối thoại giữa những hồn ma… là những không gian thật được kì ảo hóa. Tiêu biểu là không gian lãnh cung trong cuộc hỏi tội Linh Nhân thái hậu của Dương hoàng hậu và 76 cung nữ. Đó là không gian được miêu tả với “lũ chuột khổng lồ”, với thứ “ánh sáng lành lạnh” , “những tiếng thì thào”, “những bộ xương cẳng tay cẳng chân, đầu lâu từ từ dựng dậy nối nhau chuyển động xếp lại theo trật tự răm rắp, thành hình người”, “khuôn mặt trắng bợt chỉ có đôi môi đỏ chót”, “những con mắt đỏ như than của lũ chuột”… Đó không thể là một không gian hiện thực mà chỉ có thể là không gian của địa ngục trong các truyền thuyết.

Tác giả Giàn thiêu cũng mất rất nhiều công sức trong việc thể hiện những không gian không hề có thực trên đời, mà chỉ có trong các câu chuyện dân gian thôi như: đường lên Thiên Trúc, những vùng núi cao tuyết phủ xa xôi nơi ở của Đức Phật…

Tất cả không gian ấy là tọa độ tồn tại của các nhân vật trong tác phẩm. Nó tạo cho người đọc một cảm giác mới lạ, huyền ảo như lạc vào cõi phi thực nào đó.

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam nhìn từ góc độ loại hình thể loại (qua việc khảo sát một số tác phẩm những năm gần đây (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)