GIỌNG ĐIỆU:

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam nhìn từ góc độ loại hình thể loại (qua việc khảo sát một số tác phẩm những năm gần đây (Trang 50)

6. KẾT CẤU LUẬN VĂN

2.2.GIỌNG ĐIỆU:

Theo Lê Bá Hán, Trần Đình Sử và Nguyễn Khắc Phi trong Từ điển thuật ngữ văn học thì giọng điệu là “thái độ, tình cảm, lập trường tư tưởng đạo đức của nhà văn đối với hiện tượng được miêu tả thể hiện trong lời văn qui định cách xưng hô, gọi tên, dùng từ, sắc điệu tình cảm…” [6,tr.91].

Manfred Jahn, tác giả cuốn Trần thuật học: nhập môn lý thuyết trần

thuật cho rằng “giọng điệu (voice) được hiểu là đặc điểm âm thanh hay chất

giọng thể hiện qua văn bản” [13,tr.44]. Ông chia ra hai cấp độ của giọng điệu:

1/ Giọng điệu thuộc văn bản là những giọng điệu của NKC (= giọng điệu trần

thuật của văn bản) và của các nhân vật. 2/ Giọng điệu ngoài văn bản là giọng điệu của tác giả.

Katies Wales trong Từ điển phong cách học (Dictionary of Stylistic) thì phân biệt hai thuật ngữ “voice” và “tone” như sau: Voice được dùng “để miêu tả ai là người nói trong trần thuật”. Tone “được dùng với nghĩa một phẩm chất âm thanh đặc biệt nào đó có liên quan đến những cảm xúc hoặc tình cảm đặc biệt nào đó” [45;tr.478].

Trong Từ điển thuật ngữ văn học, M.H.Abrams quan niệm: Tone là “thái độ của tác giả đối với người đọc”, còn voice được xác định: có một voice

đằng sau tất cả những nhân vật văn học, thậm chí kể cả người kể chuyện ngôi thứ nhất. [43,tr.218]

Phần lớn các ý kiến trên đều thống nhất: thuật ngữ “giọng điệu” phải được hiểu trên hai cấp độ: 1/ Giọng điệu thuộc văn bản: là giọng điệu trần thuật thể hiện thông qua giọng điệu của NKC và nhân vật . 2/ Giọng điệu ngoài văn bản: thái độ, tình cảm, lập trường tư tưởng của tác giả đối với hiện thực được miêu tả trong tác phẩm.

Khi khảo sát vấn đề giọng điệu trong các TTLS Việt Nam những năm gần đây chúng tôi cũng xuất phát từ hai cấp độ trên của giọng điệu.

Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy, ở cấp độ thuộc văn bản thì giọng điệu trong các tác phẩm đang xét không có gì nổi bật. Giọng điệu vẫn là đơn âm. Trong toàn bộ những tác phẩm đang xét thì giọng điệu trần thuật cơ bản vẫn là giọng của NKC hàm ẩn ngôi ba với ĐN thông suốt (điều này có thể thấy rõ trong khảo sát ở phần trên của luận văn). Ở đó không có ‘‘tính phức âm, tính phân tầng’’ mà Bakhtin cho rằng được tạo ra từ sự ‘‘đối thoại hóa ở mức độ này hay mức độ khác’’. Tính đối thoại không thể hiện ở việc các nhân vật đối thoại nhiều hay ít, mà thể hiện trong mối quan hệ giữa tác giả - người kể chuyện – nhân vật trên văn bản, trong việc “tổ chức những tiếng nói khác nhau trong tiểu thuyết (...) những tiếng nói xã hội khác nhau và những tiếng nói cá nhân khác nhau” [4;tr.137].

Vì không có gì đặc biệt trong giọng điệu ở cấp độ thuộc văn bản nên phần này chúng tôi chỉ xin khảo sát giọng điệu ở cấp độ thứ hai: giọng điệu ngoài văn bản.

Ở cấp độ ngoài văn bản, giọng điệu trong TTLS Việt Nam những năm gần đây chủ yếu chia thành các loại sau :

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam nhìn từ góc độ loại hình thể loại (qua việc khảo sát một số tác phẩm những năm gần đây (Trang 50)