THỜI GIAN:

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam nhìn từ góc độ loại hình thể loại (qua việc khảo sát một số tác phẩm những năm gần đây (Trang 56)

6. KẾT CẤU LUẬN VĂN

3.3. THỜI GIAN:

3.3.1. Xét từ góc độ triết học, phạm trù “thời gian” luôn đi liền với phạm trù “không gian”, đó là “hình thức cơ bản của mọi tồn tại” (Ănghen). Trên thực tế, không có tồn tại nào nằm ngoài không gian và thời gian.

Thời gian và không gian trong văn học chính là sự soi chiếu thời gian và không gian hiện thực vào tác phẩm. Từ góc độ thể loại tiểu thuyết, vấn đề thời gian có vai trò quan trọng hơn vấn đề không gian rất nhiều. Vì thế, trong phần này, chúng tôi chỉ đề cập đến vấn đề thời gian trong các TTLS Việt Nam những năm gần đây.

Khi nhắc đến “thời gian” trong tiểu thuyết người ta phân biệt: 1/ Thời

gian kể (tức là thời gian của diễn ngôn, trong văn bản được nhận biết bằng số

trangthứ tự các sự kiện chính được kể). 2/ Thời gian của cái được kể (tức

là thời gian của cốt truyện: gồm khoảng thời gian của sự kiện- bao nhiêu năm,

trật tự niên biểu của các sự kiện đó – cái nào diễn ra trước). Cách thức tổ

chức thời gian kể và thời gian được được kể thể hiện kĩ thuật tự sự.

Xem xét vấn đề thời gian trong các TTLS Việt Nam chúng tôi nhận thấy:

- Thời gian kể và thời gian được kể thường rất dài. Tức là các TTLS đều nói về một thời kì lịch sử dài với dung lượng rất lớn. Trong số các TTLS đang xét thì Bão táp triều Trần kể về gần 200 năm thời nhà Trần trong 1748 trang văn bản, Sông Côn mùa lũ kể về toàn bộ cuộc khởi nghĩa và lên ngôi cho đến khi chết của Quang Trung trong 1442 trang văn bản cỡ lớn, Hồ Quý Ly kể về hơn 30 năm cuối thời nhà Trần trong 834 trang văn bản, Giàn thiêu

kể về hơn 50 năm lịch sử trong 542 trang văn bản, Mẫu thượng ngàn kể về khoảng hơn 50 năm cuối thế kỉ XIX, đầu XX trong 807 trang văn bản. (Đơn vị trang văn bản được dựa và các bản mà chúng tôi khảo sát). Có một lưu ý nhỏ là những tiểu thuyết mang giọng điệu tự hào thì có dung lượng rất lớn, có

tàm vóc của một sử thi. Trong khi đó, các tác phẩm có cái nhìn mới đối với lịch sử (Hồ Quý Ly, Mẫu thượng ngàn, Giàn thiêu) thì độ dài văn bản được rút ngắn hơn. Tuy nhiên, ở khía cạnh này của thời gian, các tác phẩm đang xét không có điều gì đặc biệt. Ở đây, chúng tôi không nhận thấy hiện tượng dồn nén hoặc kéo dãn của thời gian như các tiểu thuyết Việt Nam đầu thế kỉ XXI.

- Trật tự thời gian niên biểu của sự kiện trong phần lớn các tác phẩm không có sự xáo trộn đáng kể. Trong 5 tác phẩm thì Bão táp triều Trần

Sông Côn mùa lũ được kể theo đúng trật tự thời gian niên biểu (kiểu kể chuyện theo thời gian tuyến tính truyền thống của các tiểu thuyết chương hồi). Chỉ có ba tác phẩm còn lại có sự xáo trộn thời gian kể so với thời gian niên biểu. Trong đó chỉ có Giàn thiêu là cách tổ chức thời gian có ý nghĩa từ góc độ phương thức tự sự.

Vì vậy, chúng tôi chỉ khảo sát trường hợp của Giàn thiêu.

3.3.2. Khảo sát về trật tự thời gian của những sự kiện chính trong tác phẩm Giàn thiêu, chúng tôi có bảng sau:

Phần Sự kiện chính Qui chiếu thời

gian niên biểu

Chương I: Giàn thiêu

Cuộc hành hình cung nữ sau khi Nhân Tông chết

1127 Chương II:

Đêm nguyên tiêu

Biến cố đến với gia đình Từ Lộ: Cha bị Diên Thành hầu hãm hại

Năm Quảng Hựu thứ 4 Chương III:

Công đường Từ Lộ kêu oan cho cha trên công đường nhưng thất bại Ngay sau thời điểm trên Chương IV:

Đại đăng khoa

Từ Lộ vì mối thù từ chối tình yêu của Nhuệ Anh, Lý Câu tìm cách cưới N.Anh

Ngay sau thời điểm trên Chương V:

Cửu trùng

Từ Lộ kêu oan cho cha với Nhân Tông và Ỷ Lan đường nhưng thất bại

Ngay sau thời điểm trên Chương VI:

Tiếng gọi

Từ Lộ tìm Đại Điên trả thù cho cha nhưng bị Đại Điên đánh cho ngất đi

Ngay sau thời điểm trên Chương VII:

Tiểu đăng khoa

Đám cưới không thành của Lý Câu – Nhuệ Anh

Ngay sau thời điểm trên Chương VIII:

Ngược thác oán

Trên đường đi Thiên Trúc, gặp Nhuệ Anh ở Thác Oán

Ngay sau thời điểm trên

Lãnh cung cảnh Dương thái hậu và Ỷ Lan hành hình cung nữ Chương X:

Long sàng

Dương Hoán thả Ngạn La khỏi lãnh cung 1128

Chương XI: Niệm xứ

Thần Tông gặp sư bà chùa Trầm trong buổi lễ Phật

1129 Chương XII:

Đọa xứ

Thần Tông mời sư bà chùa Trầm vào

cung nói chuyện 1129, sau thời điểm trên

Chương XIII: Hổ

Vua hóa hổ 1136

Chương XIV: Cô Phong

Sư bà đi tìm Minh Không chữa bệnh cho vua

1136, ngay sau thời điểm trên Chương XV:

Nghiệp chướng

Chữa bệnh cho vua 1136, ngay sau

thời điểm trên Chương XVI:

Hành cước

Từ Lộ được Dã nhân nuôi và tu luyện thành công

Sau sự kiện gặp N.Anh ở thác Oán Chương XVII:

Báo oán

Từ Lộ giết chết Đại Điên trả thù cho cha mẹ

Ngay sau sự kiện trên Chương XVIII:

Thiền sư

Từ cảm hóa vợ chồng đồ tể, lập chùa tu hành trên núi Phật tích

Ngay sau sự kiện trên Chương XIX:

Vinh hoa

Từ trở thành đại sự Từ Đạo Hạnh nhưng

vẫn khát khao dục vọng 10 năm sau sự kiện trên

Chương XX: Đầu thai

Từ Đạo Hạnh đầu thai làm Thần Tông Sau sự kiện trên Chương XXI:

Giải thoát

Quay lại việc chữa bệnh cho Thần Tông, Từ không muốn rời bỏ hình hài vua Thần tông

1136

Chương XXII: Lãnh tiếu nhân

gian

Thần Tông và Ngạn La du ngoạn hồ Dâm Đàm, sư bà giải thoát cho Lý Câu và gặp lại cá chàng Cá Bơn

1138

Chương XXIII: Tà thư

Lý Trác với mưu đồ xử tử cuốn “tà thư”

của Lê Thị Đoan 1138, sau thời điểm trên

Chương XXIV:

Đoạn đầu đài Cuộc xử tử cuốn “tà thư” và cái chết đầy khí tiết của Lê Đan 1138, sau thời điểm trên Chương XXV:

Lửa

Thần Tông chết. Cung nữ bị hỏa thiêu. Ngạn La tự tử trên giàn thiêu

1138, sau thời điểm trên

Dựa vào bảng trên, chúng ta có thể nhận thấy, cốt truyện của tác phẩm được triển khai theo hai mạnh chính:

Mạch 1 theo cuộc đời Từ Lộ: các chương II, III, IV, V , VI , VII, VIII,

Mạch 2 theo cuộc đời Lý Thần Tông: các chương I , IX , X, XI, XII, XIII, XIV, XXI, XXII, XXIII, XIV, XV.

Cái tài của Võ Thị Hảo là đã sắp xếp các sự kiện của cuộc đời hai nhân vật này thành cuộc đời của một nhân vật. Chúng ta có thể hình dung trật tự niên biểu bằng sơ đồ sau: (qui ước kí hiệu đoạn văn bản Chương I là I, Chương II là II…)

I(13)-II(1)-III(2)- IV(3)-V(4)-VI (5)-VII (6)-VIII(7)-IX(14)-X(15)-XI(16)- XII(17)-XIII(18)-XIV(19)-XV(20)-XVI(8)-XVII(9)-XVIII(10) -XIX(11)- XX(12)-XXI(21)-XXII(22)-XXIII(23)-XXIV(24)-XXV(25)

Nếu chia các sự kiện làm 3 nhóm: nhóm 1 là các sự kiện về cuộc đời Từ Lộ cho đến lúc gặp Nhuệ Anh trên thác Oán (Chương II đến VIII), Nhóm 2 là các kiện về cuộc đời Từ Lộ đi Thiên Trúc tu hành và trở thành Từ Đạo Hạnh đến khi thoát xác đầu thai vào con Sùng Hiền hầu (Chương XVI đến XX), Nhóm 3 là các sự kiện về cuộc đời Thần Tông (Chương I, chương IX đến XV, chương XXI đến XXV),

thì qua sơ đồ trên chúng ta sẽ thấy thấy hiện tượng sau: Trật tự niên biểu của sự kiện giữa các nhóm khác nhau thì có sự xáo trộn, còn sự kiện trong cùng một nhóm thì hầu như được kể theo theo đúng trật tự niên biển, chỉ riêng trật tự các sự kiện của nhóm 3 là trong bản thân nhóm cũng có sự xáo trộn.

Cụ thể trong tác phẩm, sự kiện vua Thần Tông tham dự cuộc hành hình các cung nữ sau khi Nhân Tông chết mở đầu -> Sau đó là đến cuộc đời Từ Lộ đoạn từ đầu, khi bố bị giết đến sự kiện trên đường đi Thiên Trúc gặp Nhuệ Anh (những sự kiện trong quãng đời này được kể theo đúng trật tự thời gian) -> Tiếp theo quay lại các sự kiện trong cuộc đời vua Thần Tông (từ sau khi tham dự cuộc hành hình cung nữ cho đến khi bị hóa hổ) -> Sau đó lại là các

sự kiện cuộc đời Từ Lộ (từ lúc chia tay Nhuệ Anh ở thác Oán đến khi trở thành đại sư Từ Đạo Hạnh và đầu thai là con trai Sùng Hiền hầu) -> Cuối cùng quay lại quãng đời cuối cùng của Thần Tông cho đến chết (từ chương XXI đến XXV, lần đầu tiên thứ tự thời gian kể và thời gian niên biểu trùng nhau).

Có thể thấy, sự xáo trộn thời gian trong Giàn thiêu không tạo ra hiệu ứng rối bời, đan xen, chồng chéo của văn bản như thủ pháp mà các nhà tiểu thuyết thuộc “làn sóng thứ ba” thực hiện. Nhưng cách thức tổ chức thời gian của Giàn thiêu đã góp phần rất lớn trong việc tổ chức cốt truyện của tác phẩm. Nó khiến cho việc lắp ghép tiểu sử của hai nhân vật khác nhau trong sử sách thành cuộc đời một nhân vật tiểu thuyết hết sức hợp lý. Đồng thời tạo được sự hứng thú, tạo cảm giác mới lạ ở người đọc khi tiếp nhận tác phẩm. Thiết nghĩ đó đã là thành công của tác giả Giàn thiêu rồi.

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam nhìn từ góc độ loại hình thể loại (qua việc khảo sát một số tác phẩm những năm gần đây (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)