Giọng điệu hoài nghi trước lịch sử:

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam nhìn từ góc độ loại hình thể loại (qua việc khảo sát một số tác phẩm những năm gần đây (Trang 53)

6. KẾT CẤU LUẬN VĂN

2.2.2.Giọng điệu hoài nghi trước lịch sử:

Đó là trường hợp của tác phẩm Hồ Quý Ly. Tất cả những sự kiện lịch sử, con người lịch sử đều được đưa ra xem xét lại với con mắt hoài nghi trước lịch sử. Tác giả không bị những định kiến lịch sử làm cho nhầm lẫn. Những vấn đề lịch sử được soi rọi ở nhiều khía cạnh khác nhau. Lịch sử cho rằng Hồ Quý Ly là bạo chúa. Chưa chắc. Tác phẩm cho thấy mọi hành động của ông ta đều có lý do. Để tạo điều kiện cho cái mới tồn tại, ông ta phải dọn dẹp hết những cái cũ đi, đó là lẽ thường. Vậy Hồ Quý Ly phải chăng là một nhân vật cách tân vĩ đại như một số ý kiến khác. Cũng không hẳn, bởi trong cách làm của ông vẫn thiếu một cái gì đó, cái mà nhân vật Sử Văn Hoa (một nhân vật mang tư tưởng của tác giả) gọi là “hồn sông núi”. Chính vì thế ông đã thất bại.

Tất cả mọi vấn đề lịch sử đều được xem xét với tinh thần hoài nghi như vậy. Những nhân vật đã đi vào tâm thức của người dân như Trần Khát Chân cũng được xem xét ở những khía cạnh khác. Ông có hoàn toàn là một người quân tử, một vị anh hùng không khi cũng dùng mưu mô, thủ đoạn để đạt mục đích của mình (sai Thanh Mai và Phạm Sinh làm nội gián bên Hồ Nguyên Trừng và Hồ Quý Ly, và ông cũng có thể là người đã ra lệnh giết chết vợ chồng Sử Văn Hoa). Chiến thắng Chế Bồng Nga của Trần Khát Chân có hoàn toàn là nhờ tài thao lược của vị thượng tướng này không, khi mà một yếu tố quan trọng tạo nên nó là sự đầu hàng của tên hầu cận vua Chiêm Thành, Ba Lậu Kê ?

Người đọc bị rối rắm trong mớ câu hỏi đó, và luôn phải tự tìm cho mình câu trả lời từ nhiều điểm nhìn khác nhau.

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam nhìn từ góc độ loại hình thể loại (qua việc khảo sát một số tác phẩm những năm gần đây (Trang 53)