Giọng điệu tự hào trước lịch sử:

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam nhìn từ góc độ loại hình thể loại (qua việc khảo sát một số tác phẩm những năm gần đây (Trang 51)

6. KẾT CẤU LUẬN VĂN

2.2.1. Giọng điệu tự hào trước lịch sử:

Đây là giọng điệu truyền thống của văn học cách mạng Việt Nam trước 1975 và là giọng điệu đặc trưng của thể loại sử thi. Một số TTLS Việt Nam thừa hưởng và tiếp nhận giọng điệu này một cách hết sức tự nhiên. Đó là trường hợp của các TTLS loại thứ nhất (TTLS sử thi – như cách chúng tôi phân loại ở phần trên), tiêu biểu là Bão táp triều Trần. Ngoài ra, trong những tác phẩm đang xét thì Sông Côn mùa lũ (một TTLS thuộc loại thứ hai – TTLS thế

sự - tâm lý) cũng lấy giọng tự hào là giọng điệu chính.

Trong những tác phẩm này, giọng điệu tự hào thống nhất từ đầu cho đến cuối tác phẩm. Giọng điệu đó thể hiện trên tất cả phương diện của tác phẩm. Tất cả những phát ngôn, những quan điểm đều mang tính cộng đồng, tính “khả nhiên” được thừa nhận. Giọng điệu đó được truyền đến người đọc một cách trực tiếp, không tạo ra bất cứ quá trình đối thoại, cật vấn, hoài nghi nào ở người đọc khi họ tiếp nhận.

Trong bộ Bão táp triều Trần, những nhân vật như vua Trần Nhân Tông, Hưng Đạo Vương, Trần Quốc Toản, Huyền Trân, An Tư…được xây dựng là những nhân vật vô cùng đẹp đẽ, thập toàn thập bích…Những chiến công của vua tôi nhà Trần cũng chứa chất hào khí. Tất cả tạo nên một không khí tự hào về truyền thống yêu nước thấm đẫm chất sử thi.

Đối với Sông Côn mùa lũ, giọng điệu tự hào kia không hừng hực như

Bão táp triều Trần. Cái cung bậc hào sảng đó đôi khi bị trầm xuống bởi những mảng thế sự, tâm lý đan xen. Tuy nhiên, đó chỉ là những lắng đọng tạm thời để lòng tự hào lại vút lên. Dù có những suy tư, những điều chưa thật hoàn mỹ, nhưng cuối cùng, Nguyễn Huệ vẫn là một anh hùng kiệt xuất. Cả thời kì lịch sử ấy dù có nước mắt của những người mẹ, người vợ gánh chịu bao vất vả, đau thương thời loạn lạc ; dù có cảnh “nồi da nấu thịt” giữa anh em Tây Sơn nhưng đó vẫn là thời kì anh hùng với những con người kiệt xuất. Bè

chính trong tác phẩm vẫn là bè cao, bè hùng, phơi phới.

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam nhìn từ góc độ loại hình thể loại (qua việc khảo sát một số tác phẩm những năm gần đây (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)