Sự xâm nhập của các thể loại vào trong kết cấu tiểu thuyết:

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam nhìn từ góc độ loại hình thể loại (qua việc khảo sát một số tác phẩm những năm gần đây (Trang 63)

6. KẾT CẤU LUẬN VĂN

2.4.2.Sự xâm nhập của các thể loại vào trong kết cấu tiểu thuyết:

Như Bakhtin từng nhận xét: tiểu thuyết là thể loại có thể “thu hút nhiều thể loại khác” do cấu trúc rất linh hoạt của mình.

Trong các TTLS Việt Nam, chúng ta nhận thấy có sự xâm nhập của rất nhiều thể loại khác vào kết cấu của tác phẩm: thơ, sử ký, lời hát chầu văn, lời kinh Phật…

Thể loại sử ký xuất hiện nhiều nhất trong Sông Côn mùa lũ. Đó là những đoạn ghi chép của nhân vật Lãng về những trận chiến của Quang Trung Nguyễn Huệ. Lãng như một sử quan bên cạnh Nguyễn Huệ. Những ghi chép của xuất hiện dầy đặc trong những đoạn văn bản kể về những trận đánh của Nguyễn Huệ. Đây như một cách để miêu tả các trận đánh của Nguyễn Huệ ở góc độ khác. Thực chất, những đoạn ghi chép của Lãng cũng là sản phẩm hư cấu nhưng ở dạng sử ký.

Còn văn bản sử ký thật sự xuất hiện trong tác phẩm Hồ Quý Ly. Đó là đoạn viết về âm mưu giết Hồ Quý Ly ở hội thề Đốn Sơn của Trần Khát Chân thất bại được ghi trong Đại Việt sử ký toàn thư. Đoạn sử này được trích nguyên văn, đưa vào tác phẩm một cách trực tiếp (được đặt trong dấu ngoặc kép) với mục đích đưa ra một cái nhìn lịch sử đối với sự kiện này. Hồ Quý Ly

cũng có những văn bản thơ (Phượng hoàng hề của Hồ Nguyên Trừng, thơ của thiền sư Huyền Giác, Trần Thái Tôn, Nguyễn Trãi…).

Trong Giàn thiêu thì có rất nhiều văn bản thuộc thể loại thơ. Đó là thơ do tác giả sáng tác (Ru cá Bơn, Bài ca đầu lâu dã nhân, Bài ca chu sa đỗ tễ). Có một điều đáng chú ý, cả ba bài thơ này xuất hiện độc lập trong văn bản, xen giữa các chương. Xét về mặt kết cấu thì mỗi bài thơ được coi như một chương văn bản (xem xét dấu hiệu văn bản mỗi bài thơ được sắp xếp như một chương, nhưng không có tên chương), đồng thời như lời mở đầu cho một phần tác phẩm. Cụ thể, Ru cá Bơn mở đầu phần văn bản gồm các chương từ XVII đến XXII, Bài ca đầu lâu dã nhân mở đầu phần văn bản gồm các chương từ IX đến XVI, Bài ca chu sa đỗ tễ mở đầu phần văn bản gồm các chương từ XXIII đến XXV. Ngoài ra, trong Giàn thiêu cũng có rất nhiều lời trong kinh Phật. Lời kinh Phật xen kẽ trong văn bản, nhưng có một đoạn lời kinh Phật rất dài có vai trò chức năng như các bài thơ Ru cá Bơn, Bài ca đầu

lâu dã nhân, Bài ca chu sa đỗ tễ. Lời Phật đứng như một chương mở đầu tác

phẩm, đứng trước các chương từ I đến VIII. Xem xét bố cục tác phẩm, chúng tôi nhận thấy bên cạnh các chương nội dung văn bản, lời phật và ba bài thơ mang tính huyền ảo trên dường như nằm trong một kết cấu riêng, có sức sống nội tại nhằm thể hiện nội dung tư tưởng tác phẩm.

Còn với Mẫu thượng ngàn do viết về đạo Mẫu nên những lời chầu văn được đưa vào tác phẩm rất nhiều.

Sự qui tụ của các thể loại khác trong TTLS, xét từ khía cạnh kết cấu, phần nào làm cho tác phẩm trở nên mềm mại và đa dạng hơn.

VẤN ĐỀ HƯ CẤU VÀ XU HƯỚNG HUYỀN THOẠI HÓA TRONG TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ VIỆT NAM NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY

“Hư cấu” là thuộc tính nổi bật của tự sự nói chung và tiểu thuyết nói riêng. Chính vì vậy mà thuật ngữ “tiểu thuyết” trong tiếng Anh là fiction(điều

hư cấu, điều tưởng tượng). Trong Từ điển thuật ngữ văn học (Việt Nam), “hư

cấu” được định nghĩa là “vận dụng trí tưởng tượng để sáng tạo nên những nhân vật, câu chuyện, những tác phẩm nghệ thuật nhằm phản ánh cuộc sống và thực hiện những mục đích nghệ thuật nhất định” [6,tr.103] Khi nói đến nghệ thuật hư cấu là nói đến một vấn đề bản chất của tiểu thuyết. Đối với TTLS thì vấn đề hư cấu lại có một đặc điểm khác: hư cấu trên những sử liệu sẵn có. Chính điều đó tạo nên đặc trưng thể loại của loại hình tiểu thuyết này. Hư cấu là phạm trù thuộc cả hai cấp độ: phương thức tự sự và hình tượng thẩm mỹ. Trong chương 2, chúng tôi đã đề cập đến các phương thức tự sự trong TTLS Việt Nam những năm gần đây, nghĩa là cũng đã đề cập đến một khía cạnh của nghệ thuật hư cấu.

Trong chương này, chúng tôi xin đi sâu hơn về vấn đề hư cấu của TTLS Việt Nam những năm gần đây trên hai phương diện: nhân vật xu hướng huyền thoại hóa.

3.1. NHÂN VẬT:

Trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học, M. H. Abrams giải thích về thuật ngữ nhân vật (character) như sau: “Dưới con mắt của độc giả, nhân vật là người mang những phẩm chất đạo đức, tính cách, xúc cảm được biểu hiện bằng lời nói – tức đối thoại – và bằng việc làm – tức hành động.” [43;tr.33]

Theo quan điểm truyền thống của các nhà nghiên cứu Việt Nam thì

nhân vật hay còn gọi là nhân vật văn học là “con người cụ thể được miêu tả

trong tác phẩm văn học (…) Nhân vật văn học là một đơn vị nghệ thuật đầy tính ước lệ, không thể đồng nhất nó với con người có thật trong đời sống (…) Chức năng cơ bản của nhân vật văn học là khái quát tính cách của con người.” [6, tr.162]

Nhân vật được coi là phạm trù trung tâm ở cấp độ hình tượng thẩm mỹ

của tiểu thuyết.

Đối với các TTLS đang xét, chúng tôi khảo sát vấn đề nhân vật theo hai hệ thống: Hệ thống nhân vật có thực trong lịch sửHệ thống nhân vật hoàn toàn hư cấu.

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam nhìn từ góc độ loại hình thể loại (qua việc khảo sát một số tác phẩm những năm gần đây (Trang 63)