1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình lúa – cá của các nông hộ trên địa bàn xã thủy phương, huyện hương thủy, tỉnh thừa thiên huế

94 974 4
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 94
Dung lượng 1,08 MB

Nội dung

luận văn, khóa luận, chuyên đề, đề tài

Trang 1

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KINH TẾ VĂ PHÂT TRIỂN

c c c

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ MÔ HÌNH LÚA–CÁ CỦA CÁC NÔNG HỘ THUỘC XÃ THỦY PHƯƠNG, HUYỆN HƯƠNG THỦY, TỈNH THỪA THIÊN

Trang 2

Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy giáo: PGS.TS Bùi Dũng Thể, người đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tận tình cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.

Nhân đây, tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn đến Ban chủ nhiệm, cán bộ trong Hợp tác xã Thủy Phương, ban lãnh đạo, cán bộ ủy ban nhân dân xã Thủy Phương, và các cô chú trong phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Hương Thủy đã tạo điều kiện hướng dẫn, giúp đỡ và cung cấp số liệu giúp cho tôi hoàn thành đề tài.

Xin được bày tỏ lòng biết ơn tới bà con xã Thủy Phương đã rất nhiệt tình cung cấp cho tôi những thông tin sát thực, kinh nghiệm quý báu để đề tài được hoàn thành.

Và cuối cùng, tôi muốn gửi lời cảm ơn tới gia đình và tất cả các bạn

bè đã cổ vũ và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua.

Do thời gian thực tập ngắn, kiến thức và năng lực bản thân có hạn nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót Rất mong được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô và các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn Xin chân thành cảm ơn!

Huế, tháng 5 năm 2010

Trang 3

BQLĐNN Bình quân lao động nông nghiệp

BQLĐPNN Bình quân lao động phi nông nghiệp

BQNK Bình quân nhân khẩu

CN – XD Công nghiệp – xây dựng

Trang 4

TH, VC Thu hoạch, vận chuyển

ĐƠN VỊ QUY ĐỔI

1ha = 10.000 m2

1sào = 500 m2

1tấn 1.000 kg

Trang 5

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU

Được sự hướng dẫn, giúp đỡ của các cán bộ trong hợp tác xã nông nghiệpThủy Phương, bà con nông dân xã Thủy Phương cùng với sự giúp đỡ của thầy

giáo hướng dẫn Tôi đã lựa chọn đề tài “Đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình lúa

– cá của các nông hộ trên địa bàn xã Thủy Phương, huyện Hương Thủy, tỉnh

Thừa Thiên Huế” làm đề tài tốt nghiệp của mình Về cơ bản, đề tài được tóm tắt

theo các nội dung sau:

* Mục tiêu chính của nghiên cứu

- Hệ thống hóa các cơ sở lý luận và thực tiễn về mô hình hợp canh lúa –cá

- Đánh giá thực trạng đầu tư sản xuất, kết quả và hiệu quả kinh tế của

mô hình hợp canh lúa – cá Đông Xuân của các hộ nông dân trên địa bàn xã

- So sánh hiệu quả kinh tế của mô hình hợp canh lúa – cá vụ ĐôngXuân với mô hình độc canh cây lúa vụ Đông Xuân trên cùng một chân ruộngtrũng Xác định và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của

* Dữ liệu phục vụ nghiên cứu

- Số liệu sơ cấp và thứ cấp trong các báo cáo tổng kết của các phòng banchức năng ở xã và ở huyện

Trang 6

- Số liệu điều tra, thu thập thông tin qua quá trình điều tra, phỏng vấntrực tiếp các nông hộ thực hiện mô hình lúa – cá

- Các sách, báo, tạp chí có liên quan

- Nguồn thông tin từ Internet

* Phương pháp sử dụng trong nghiên cứu

- Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử

- Phương pháp thu thập số liệu từ sách báo, tạp chí, website

- Phương pháp điều tra phỏng vấn trực tiếp theo bảng câu hỏi để thu thậpthông tin

- Phương pháp sử dụng các bảng biểu và phân tổ để tổng hợp, phân tích,

so sánh và đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sảnxuất trong mô hình

- Phương pháp chuyên gia

* Các kết quả mà nghiên cứu đạt được

- Xã Thủy Phương có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển mô hình lúa– cá: Diện tích trồng lúa ở vùng trũng lớn nhưng hiệu quả sản xuất không cao,

có khả năng chuyển đổi sang hình thức lúa – cá kết hợp, có hệ thống thủy lợihàng năm được tu bổ thường xuyên, có nguồn nước dồi dào, người dân cần cùchịu khó…

- Phân tích được tình hình thực hiện lúa – cá trên địa bàn xã ThủyPhương qua 3 năm 2007 – 2009 và nhận thấy sự sụt giảm về diện tích và giảm

số hộ áp dụng mô hình, từ đó tìm ra được nguyên nhân của sự sụt giảm đó

- Tập trung phân tích, nghiên cứu các kết quả mà các hộ được điều trathực hiện mô hình lúa – cá vụ Đông Xuân trong năm 2009 đạt được để khẳngđịnh rằng mô hình này thực sự có hiệu quả và việc nhân rộng mô hình là điềucần thiết và đúng hướng Vì vậy, cần tìm ra những mặt mạnh, mặt yếu của môhình để khắc phục tình trạng sụt giảm về diện tích và số hộ áp dụng mô hình.Đồng thời khuyến khích và giúp đỡ người dân tham gia thực hiện mô hình

Trang 7

- Phân tích và so sánh các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hìnhlúa – cá Đông Xuân với mô hình lúa Đông Xuân để thấy được hiệu quả kinh tếtrong mô hình lúa – cá

- Phân tích được một số nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trong

+ Giá cả đầu vào và đầu ra luôn luôn biến động, ảnh hưởng tới kết quảsản xuất cũng như tâm lý của người dân

+ Thời gian nuôi cá ngắn nên chất lượng chưa cao lắm Bên cạnh đó,người dân thiếu thông tin thị trường nên thường bị tư thương ép giá

+ Người dân chưa nắm rõ kỹ thuật sản xuất nên quá lạm dụng phân bónlàm ảnh hưởng tới năng suất cây trồng và chất lượng đất

+ Nạn chuột phá hoại nhiều làm năng suất lúa giảm đi đáng kể mà côngtác diệt chuột chưa được thực hiện đồng bộ

+ Vì nông nghiệp mang tính thời vụ, đến thời điểm thu hoạch cá thì xảy

ra hiện tượng dư cung, trong khi địa bàn xã lại không có các cơ sở chế biếnthủy sản, chủ yếu người dân bán tươi nên thường bị tư thương ép giá

- Từ những cơ sở và lý luận và thực tiễn, việc đánh giá hiệu quả kinh tếcủa mô hình lúa – cá nhằm khẳng định rõ hiệu quả kinh tế mà mô hình đem lại

Từ đó, đưa ra các giải pháp góp phần ngăn tình trạng sụt giảm diện tích ápdụng mô hình Đồng thời, khuyến khích người dân mạnh dạn tham gia thựchiện mô hình

Trang 8

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong những năm qua, nền kinh tế nước ta đã có rất nhiều thay đổi trên tất cảcác lĩnh vực Trong sự phát triển chung đó, ngành nông nghiệp đã đóng góp mộtphần không nhỏ vào sự tăng trưởng kinh tế Các sản phẩm của nông nghiệp khôngchỉ cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người mà ngày nay với chính sáchchuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi hợp lý nó đã nâng cao thu nhập cho người dân,giúp nhiều người dân có cơ hội làm giàu trên chính những mảnh đất của mình,ngoài ra nó còn góp phần bảo vệ môi trường sinh thái

Nông nghiệp nước ta đã và đang từng ngày được thay đổi cả về cách thứclẫn phương thức sản xuất Để có thể hội nhập được với nền kinh tế thế giới và khuvực thì đòi hỏi phải có sự chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi hợp lý theo hướngsản xuất hàng hóa: kết hợp sản xuất nông nghiệp với nuôi trồng thủy sản, trồng trọtvới chăn nuôi trên cùng một đơn vị diện tích để vừa tăng thu nhập vừa tận dụng hếtcác phế phẩm góp phần bảo vệ môi trường sinh thái bền vững Tuy nhiên, hiện nayvẫn còn rất nhiều vùng nông thôn vẫn canh tác theo những hình thức cũ mà hiệuquả kinh tế đem lại thấp, không đáp ứng được sự đòi hỏi của nền kinh tế thị trường

Hệ thống sản xuất thuần lúa thường tồn tại ở những vùng trũng, quanh nămngập nước hoặc số ngày ngập nước ngắn, không đủ để trồng các loại cây khác Vìvậy, trong tiến trình chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, xây dựng một hệthống sản xuất mới nhằm phá thế độc canh cây lúa ở những vùng như vậy là điềurất cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và cải thiện môi trường sinh thái Môhình hợp canh lúa – cá là một trong những hệ thống sản xuất mới đó Ưu điểm của

mô hình là tận dụng được nguồn nước dồi dào, các hợp phần trong mô hình hỗ trợlẫn nhau tạo thành một hệ sinh thái khép kín, hạn chế được việc sử dụng hóa chấtnên an toàn cho con người và cho môi trường Bên cạnh đó làm tăng thu nhập, tạo

Trang 9

thêm việc làm, cải thiện đời sống, xóa đói giảm nghèo tạo nên bộ mặt nông thônmới

Hương Thủy là một huyện nằm ở phía Nam thành phố Huế, có diện tích đất

tự nhiên 45.817 ha, trong đó đất nông nghiệp 5.517 ha, phần lớn các thửa đất đềumanh mún, nhỏ lẻ Huyện có nhiều diện tích đất chiêm trũng chưa được khai thácđúng tiềm năng, nếu chỉ trồng lúa trên những diện tích đó thì hiệu quả mang lại chongười nông dân rất thấp Vì thế, trong những năm gần đây, huyện đã nhanh chóngvận động chuyển đổi đất đai và chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi để nông dân

có cơ hội đầu tư và áp dụng các mô hình sản xuất mới, nâng cao năng suất và chấtlượng cây trồng Một trong những mô hình đang được đông đảo nông dân trên địabàn áp dụng là mô hình lúa – cá

Xã Thủy Phương có 1.515,15 ha đất nông nghiệp, trong đó có 304 ha đấttrồng thuần lúa đa số là ở các vùng trũng chưa được khai thác hết tiềm năng Hòatheo sự phát triển chung của toàn huyện, chính quyền và những người dân ở đâycũng đã bước đầu thực hiện việc “dồn điền đổi thửa” và chuyển đổi cơ cấu câytrồng vật nuôi, bước đầu thực hiện các mô hình lúa – cá, lúa – cá – vịt, nuôi chimcút ở các vùng ven đồi núi Xã có lợi thế từ nguồn nước hồ Châu Sơn - hằng nămcung cấp một lưu lượng nước khá lớn, rất thuận lợi cho hoạt động nông nghiệp nóichung và nuôi cá ruộng lúa nói riêng Do vậy, mà mô hình lúa – cá đang được nhiềungười dân áp dụng Bên cạnh việc tận dụng những lợi thế về điều kiện tự nhiên (đấttrồng lúa, thức ăn, giống), Thuỷ Phương còn có lực lượng lao động dồi dào, đồngthời kĩ thuật thực hiện mô hình không quá phức tạp nên đã mang lại hiệu quả kinh tế

rõ rệt, góp phần nâng cao trách nhiệm của người dân đối với môi trường và tráchnhiệm đối với cộng đồng xã hội Đây là điều kiện chủ đạo nhằm phát triển mô hìnhlúa - cá một cách bền vững và mang lại hiệu quả kinh tế cao

Tuy nhiên trong quá trình thực hiện mô hình, nhiều người dân vẫn gặp nhiềukhó khăn như đất đai chỉ mới chuyển đổi được một số thửa còn đa số vẫn còn nhỏ

lẻ, nhiều thửa ruộng xa nhà, thiếu vốn, thiếu kỹ thuật, giá cả luôn biến động … đãlàm cho nhiều hộ nông dân nghi ngờ về hiệu quả của mô hình lúa – cá và từ bỏkhông thực hiện mô hình nữa

Trang 10

Trước những thuận lợi và khó khăn, chúng ta cần giải quyết những mặt còntồn tại nhằm hướng tới phát triển mô hình lúa – cá một cách bền vững lâu dài, giúpngười dân nâng cao thu nhập, cải thiện môi trường

Xuất phát từ thực tế đó tôi đã chọn đề tài: “Đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình lúa – cá của các nông hộ trên địa bàn xã Thủy Phương, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế” làm đề tài tốt nghiệp của mình.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

- Hệ thống hóa các cơ sở lý luận và thực tiễn về mô hình hợp canh lúa – cá

- Đánh giá thực trạng đầu tư sản xuất, kết quả và hiệu quả kinh tế của

mô hình hợp canh lúa – cá Đông Xuân của các hộ nông dân trên địa bàn xã

- So sánh hiệu quả kinh tế của mô hình hợp canh lúa – cá vụ Đông Xuânvới mô hình độc canh cây lúa vụ Đông Xuân trên cùng một chân ruộng trũng

- Xác định và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của

1.3 Đối tượng nghiên cứu

Các nông hộ thực hiện mô hình lúa – cá trên địa bàn xã Thủy Phương,huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế

1.4 Phạm vi nghiên cứu

Trang 11

- Phạm vi không gian: Nghiên cứu tại địa bàn xã Thủy Phương, huyệnHương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế

- Phạm vi thời gian: Số liệu thu thập từ năm 2007 – 2009

- Phạm vi nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu hiệu quả kinh tế của môhình lúa – cá vụ Đông Xuân với mô hình lúa Đông Xuân trên cùng mộtchân ruộng trũng và so sánh hiệu quả kinh tế của hai mô hình sản xuất đó

1.5 Phương pháp nghiên cứu

Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu trên, đề tài sử dụng các phươngpháp nghiên cứu sau:

1.5.1 Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử

Là phương pháp được sử dụng xuyên suốt quá trình thực hiện đề tàinhằm nhận thức bản chất của các hiện tượng tự nhiên, kinh tế xã hội Nó yêucầu các hiện tượng phải được nghiên cứu trong mối liên hệ bản chất chặt chẽ,tác động lẫn nhau một cách khoa học, khách quan và lôgic, không phải đặttrong trạng thái tĩnh mà là trong sự phát triển không ngừng

1.5.2 Phương pháp thu thập số liệu

- Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp: Số liệu sơ cấp được thu thậpthông qua điều tra phỏng vấn 31 hộ thực hiện mô hình lúa - cá trên địa bàn xãnăm 2009 bằng phương pháp điều tra toàn bộ với nội dung điều tra: điều tra cácthông tin liên quan phục vụ cho đề tài nghiên cứu được phản ánh qua phiếuđiều tra đã được xây dựng sẵn để điều tra các hộ thực hiện mô hình lúa – cá.Trong 31 hộ đó chỉ còn 24 hộ đang thực hiện mô hình còn có 7 hộ đã ngừngthực hiện mô hình lúa – cá

- Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: Dựa vào số liệu điều tra củaHợp tác xã Thủy Phương, số liệu của phòng kinh tế huyện Hương Thủy Cáctạp chí, các sách báo có liên quan, qua các trang web trên internet…

1.5.3 Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu

- Phương pháp phân tổ thống kê:

Trang 12

Sử dụng phương pháp này để hệ thống hóa và phân tích các tài liệu đãthu thập được, từ đó nhận biết các quy luật kinh tế của quá trình sản xuất Bằngphương pháp này có thể tìm hiểu mối liên hệ lẫn nhau giữa các yếu tố riêngbiệt như năng suất, giá trị gia tăng, chi phi trung gian… Từ đó đánh giá mức độảnh hưởng của các nhân tố đến kết quả và hiệu quả, phải nghiên cứu các yếu tốtrong mối liên hệ với hiệu quả kinh tế

- Sử dụng các bảng biểu: Tổng hợp, phân tích, so sánh các chỉ tiêu cơbản của sản xuất nông nghiệp

1.5.5 Phương pháp chuyên gia

Trong thời gian thực hiện đề tài, tôi đã chủ động tham khảo ý kiến củathầy cô giáo, cán bộ lãnh đạo và người nuôi cá ở địa phương – những người cóliên quan và am hiểu sâu sắc các vấn đề nghiên cứu nhằm bổ sung, hoàn thiệncho bài viết của mình, đồng thời kiểm chứng kết quả nghiên cứu của đề tài

Trang 13

PHẦN II NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 Cơ sở lý luận

1.1.1 Một số khái niệm về hiệu quả kinh tế

Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thìyêu cầu đặt ra là kinh doanh phải có hiệu quả kinh tế, kinh tế phát triển phải kéotheo xã hội phát triển, môi trường được đảm bảo Vậy hiệu quả kinh tế không chỉ làmối quan tâm hàng đầu của mỗi nhà sản xuất, mỗi doanh nghiệp mà còn là mốiquan tâm hàng đầu của toàn xã hội

Có rất nhiều khái niệm hiệu quả kinh tế khác nhau, trong phạm vi doanhnghiệp thì hiệu quả kinh tế có thể được khái quát như sau:

- Theo một cách hiểu đơn giản nhất thì hiệu quả kinh tế biểu hiện mối quan

hệ so sánh giữa kết quả kinh tế xã hội đạt được so với chi phí bỏ ra để đạt được kếtquả đó Như vậy, muốn có hiệu quả kinh tế tối ưu thì phải tối đa hóa được kết quả

và làm thế nào để tối thiểu mức chi phí bỏ ra Người sản xuất muốn đạt được mộtkết quả nào đó trong sản xuất kinh doanh thì bắt buộc phải bỏ ra chi phí nhất định

để đạt được kết quả đó

- Hiệu quả kinh tế là tương quan so sánh giữa đơn vị kết quả đạt được vớichi phí bỏ ra, nó biểu hiện bằng các chỉ tiêu như: Tổng giá trị sản xuất (GO), thunhập tính trên một đơn vị chi phí bỏ ra

- Hiệu quả kinh tế có thể được xác định bằng cách so sánh tương đối (chỉtiêu hiệu quả tính được là chỉ tiêu tương đối) và tuyệt đối (chỉ tiêu hiệu quả tínhđược là chỉ tiêu tuyệt đối) Chỉ tiêu hiệu quả sinh ra từ các loại so sánh trên có tácdụng khác nhau trong đánh giá và phân tích kinh tế

- Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế khách quan thể hiện trình độ tổchức quản lý, trình độ sử dụng các nguồn nhân tài, vật lực của doanh nghiệp để tạo

ra kết quả lớn nhất

- Theo giáo trình kinh tế nông nghiệp: Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế

mà trong đó sản xuất đạt được cả hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ

Trang 14

- Mặc dù có nhiều khái niệm khác nhau nhưng tất cả đều thống nhất về bảnchất của nó Hiệu quả kinh tế là mối tương quan so sánh giữa đơn vị kết quả đạtđược với chi phí bỏ ra Có nghĩa là người sản xuất muốn đạt được kết quả thì phải

bỏ ra một khoản chi phí nhất định như chi phí lao động, vốn, trang thiết bị, kỹ thuật,công nghệ, trình độ quản lý… và so sánh kết quả đạt được với chi phí đã bỏ ra đểđạt được kết quả đó sẽ cho biết hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh Chênhlệch này càng lớn đồng nghĩa với hiệu quả kinh tế càng cao

- Hiện nay, chỉ tiêu hiệu quả không chỉ dừng lại ở hiệu quả kinh tế mà phảibao gồm hiệu quả về mặt xã hội cũng như hiệu quả về mặt môi trường Một doanhnghiệp được coi là kinh doanh có hiệu quả khi các hoạt động sản xuất của nó tạođiều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của toàn vùng, nâng cao đời sống vậtchất và bảo vệ môi trường sinh thái Như vậy, quá trình phát triển kinh tế và pháttriển xã hội có mối liên hệ mật thiết với nhau, là tiền đề của nhau, mục tiêu để pháttriển kinh tế là xã hội và ngược lại Vì thế, khi nói đến hiệu quả kinh tế chúng ta cầnphải đặt nó trong quan hệ với hiệu quả kinh tế xã hội

1.1.2 Mô tả về mô hình lúa - cá

1.1.2.1 Một số khái niệm về mô hình, mô hình sản xuất, mô hình nông nghiệp.

- Mô hình là những hình mẫu để làm đơn giản hệ thống, mô hình mangnhững tính chất của hệ thống giúp cho việc nghiên cứu hệ thống một cách dễ dàng,nghiên cứu mô hình để chọn cách quản lý, điều hành hệ thống

- Mô hình là một công cụ nghiên cứu khoa học giúp cho các nhà khoa họchiểu biết, đánh giá tối ưu hóa hệ thống Mô hình còn được dùng để đánh giá tácđộng của các biện pháp trong quản lý nguồn tự nhiên

- Mô hình sản xuất là hình mẫu sản xuất thể hiện sự kết hợp các nguồn lựctrong các điều kiện cụ thể nhằm đạt được mục tiêu về mặt sản phẩm và lợi ích vềmặt kinh tế

- Mô hình nông nghiệp là mô hình mô tả các hoạt động của hệ thống nôngnghiệp Nhờ đó mà chúng ta có thể mô tả các hoạt động sản xuất nông nghiệp tốthơn, hoàn thiện hơn

1.1.2.2 Mô tả khái quát về mô hình hợp canh lúa – cá

Trang 15

- Nuôi cá trong ruộng lúa là sự kết hợp giữa trồng lúa và nuôi cá trên mộtđơn vị diện tích đất ruộng Thông thường, diện tích của ao nuôi cá chiếm khoảng 15

- 20% diện tích đất ruộng, còn lại là diện tích trồng lúa, có các hình thức nuôi sau:

+ Nuôi luân canh (lúa – cá): Là nuôi vào vụ Hè Thu, còn cấy lúa vào vụĐông Xuân và được thực hiện ở vùng ruộng trũng, canh tác bấp bênh vào vụ mùa

+ Nuôi xen canh (lúa – cá – lúa): Vừa cấy lúa vừa nuôi cá trong ruộng Tức

là thả cá vào đầu vụ Đông Xuân và nuôi đến cuối vụ Hè Thu mới thu hoạch

+ Nuôi xen canh (lúa – cá): nuôi cá và trồng lúa ở vụ Đông Xuân, sau khithu hoạch lại trồng lúa và nuôi cá ở vụ Hè Thu

+ Nuôi cá vụ 3: Tiến hành sản xuất 2 vụ lúa và nuôi thêm cá vào mùa mưa

Mô hình này là mô hình nông nghiệp phát triển bền vững về nhiều mặt: vềkinh tế, đảm bảo hiệu quả kinh tế lâu bền, về xã hội thì tạo công ăn việc làm, về môitrường thì không làm cạn kiệt nguồn tài nguyên

- Chọn ruộng nuôi cá: Ruộng trũng, vùng trũng, ngập úng quanh năm hoặcngập trong mùa mưa lũ, canh tác bấp bênh để chuyển qua nuôi cá, lúa chỉ làm 1 – 2

vụ Ruộng phải có mực nước đủ sâu, thuận tiện tưới tiêu, nguồn nước phải chủđộng, giàu ôxy, ít phèn, gần kênh rạch để tiện cấp thoát nước Khu vực nuôi cá phảikhông tiếp xúc với khu vực canh tác hoa màu để hạn chế nguy cơ nhiễm thuốc trừsâu khi cấp nước nuôi cá Diện tích nuôi tùy theo điều kiện của các nông hộ mà lựachọn diện tích nuôi phù hợp theo nguyên tắc ruộng càng rộng, vùng cho cá trú ẩncàng sâu càng tốt Thông thường, diện tích nuôi cá từ 1000m2 (0,1ha) trở lên và phảiđạt độ sâu tối thiểu từ 1m trở lên

- Kiến thiết ruộng nuôi cá: Trong ruộng phải có bờ bao quanh, mương bao, cống:

Trang 16

+ Bờ bao quanh: chiều rộng chân bờ 2 – 4 m chiều rộng mặt bờ 1 – 2 m,chiều cao của bờ phải cao hơn mực nước lũ hàng năm 0,5m, những nơi không cóđiều kiện làm bờ bao có thể dùng lưới bao quanh Tác dụng của bờ bao quanh là giữ

cá, giữ nước không bị rò rỉ, đi lại trên bờ để chăm sóc và quản lý lúa – cá, có thểtrồng thêm màu: mướp, đu đủ… để tạo bóng mát cho cá

+ Mương bao: diện tích mương bao chiếm 15 – 20 % diện tích ruộng, đàocách bờ khoảng 0,5m để tránh đất từ bờ bao lỡ xuống mương, ruộng đáy mương 1,5– 2,5 m rộng mặt mương 2,5 – 3 m, chiều cao 1 – 1,5 m Tác dụng của mương bao

là giữ được nước quanh năm để chứa cá, khi làm đất và khi thu hoạch cá, giữ cá khi

sử dụng thuốc trừ sâu, giữ cá lúc nhỏ và trữ cá lúc thu hoạch

+ Cống: tùy điều kiện kinh tế gia đình có thể làm cống bằng xi măng, câydừa, nhựa PVC… mỗi ruộng nuôi nên có cống cấp và thoát nước riêng biệt

- Chuẩn bị ruộng cấy lúa: Ruộng cấy lúa trong mô hình lúa – cá phải cải tạo

kĩ hơn ruộng trồng lúa truyền thống, vì ngoài việc trồng lúa còn ảnh hưởng tới việcthả cá Do vậy, phải làm ruộng thật kĩ, phải tát cạn, diệt tạp, nạo vét bùn đáy ao, lấpcác hang, lổ mọi và dọn cỏ quanh bờ ao Bón vôi: liều lượng 5 – 10 kg/100m2 đốivới ruộng ít chua, 10 – 15 kg/100m2 đối với ruộng chua nhiều và rải đều khắp ao,phơi ao 2 – 3 ngày, không phơi nứt nẻ để cải tạo độ PH và diệt mầm bệnh hại cá.Tạo thức ăn tự nhiên ban đầu cho cá bằng cách bón phân với lượng: đối với phânhữu cơ bón 7 – 10 kg/100m2, đối với phân vô cơ bón 150 – 200 kg/100m2 Và cấpnước vào qua lưới lọc tránh cá dữ lọt vào ao nuôi

- Thời vụ thả giống: Tùy theo các hình thức nuôi mà định thời gian thả giốngcho phù hợp Thường sau khi cấy 15 – 20 ngày thì thả cá vào ruộng, nếu gieo sạ thì

30 ngày sau mới thả và thả cá vào lúc sáng sớm hay chiều mát

- Mật độ thả giống: Tùy theo từng chân ruộng khác nhau mà áp dụng mât độthả cá cho phù hợp Nuôi cá trên ruộng lúa chủ yếu tận dụng được thức ăn tự nhiên

do đó chọn loài cá nuôi là những loài cá ăn tạp, những loài cá ăn lọc: cá chép, cá rôphi, cá trê, cá trôi, cá chim trắng, cá trắm cỏ… khi nuôi kết hợp nhiều loài cá khácnhau cũng cần phải có tỷ lệ phù hợp Có thể thả theo các cách sau:

Trang 17

10 – 15 con cá chép cỡ 6 – 8cm

10 – 15 con cá rô phi cỡ 4 – 6cm

8 – 10 con cá trê phi, trê lai cỡ 6 – 8cm

+ Đối với hình thức lúa – cá luân canh cứ 100m2 thả:

10 – 15 con cá chép cỡ 6 – 8cm

5 – 7 con cá trắm cỏ cỡ 10 – 15cm

5 – 10 con cá rô phi cỡ 4 – 6cm

10 – 15 con cá trê phi, trê lai cỡ 6 – 8cm

Nếu các hộ nông dân nuôi cá trong ruộng lúa theo hình thức xen canh và thuhoạch cá sau khi thu hoạch lúa nửa tháng thì lưu ý sau khi cấy lúa phải thả các giống

cá có kích thước lớn để kịp với thời gian thu hoạch cá là sau khi thu hoạch lúa Vìvậy, nếu thả cá có kích cỡ nhỏ thì phải bổ sung nhiều thức ăn nhân tạo hơn để cho

cá nhanh lớn

Đây là một trong những mô hình có giá trị cao trong sản xuất nông nghiệp,vừa có tính ổn định nhu cầu lương thực thực phẩm cho người dân và vừa đảm bảo

sự ổn định về môi trường sinh thái trong nông nghiệp

1.1.3 Đặc điểm của ruộng trũng, của cá nuôi ở ruộng, của cây lúa.

1.1.3.1 Đặc điểm của ruộng trũng.

Ruộng trũng là những chân ruộng luôn luôn ổn định nước, vào mùa mưathường bị ngập nước Ở ruộng trũng có nhiều loài sinh vật sinh sống, nó cung cấpmột nguồn thức ăn dồi dào cho cá, cụ thể là những loài động thực vật sau:

- Thực vật lớn: Đó là các loại rong Vào mùa nước lớn, các loài rong nàyphát triển rất mạnh và mọc thành từng vùng lớn trên mặt ruộng, mật độ trung bình là302g/m2 Tuy nhiên, vào mùa cấy lúa, chúng sẽ bị người dân phá đi để cấy lúa

- Thực vật thấp: Đó là các loại tảo, những loại này phát triển rất nhanh khiruộng ngập nước Đặc điểm nuôi cá ở ruộng lúa chủ yếu dựa vào thức ăn tự nhiên

Trang 18

- Động vật sống quanh gốc lúa và các bụi thủy sinh: Đây là nhóm động vậtchuyên sống bám dựa vào các động vật lớn và sống trong gốc lúa vào mùa cấy lúa.Nhóm này, qua điều tra người ta thu được kết quả bao gồm: giáp xác 12 loài, côntrùng 4 loài, giun tơ 1 loài… Tất cả là nguồn thức ăn tự nhiên dồi dào cho cá, nguồnthức ăn này càng dồi dào hơn nếu ta đầu tư thêm nhiều phân bón cho ruộng lúa.

1.1.3.2 Đặc điểm của các loài cá nuôi ở ruộng

Khi chọn loài cá nuôi trong ruộng lúa cần lưu ý chọn những loài cá có nhữngđặc điểm sau:

Loài cá nuôi cần có thời gian sinh trưởng ngắn, phù hợp với các điều kiệncanh tác của ruộng lúa

Đặc điểm loài cá sống phù hợp với môi trường của ruộng lúa là các loài cá

ăn chất hữu cơ, động vật phù du, sâu bọ và còn có khả năng ăn trực tiếp cám, bộtngô, khoai sắn và thức ăn hỗn hợp… Các loài cá thường được nuôi trong ruộng lúalà:

- Cá chép: Cá chép phân bố rộng, có ở gần khắp các nước trên thế giới Cáchép sống chủ yếu trong nước ngọt nhưng cũng sống được ở nước lợ có nồng độmuối thấp Cá chép là loài cá rộng nhiệt, nhưng nhiệt độ thích hợp cho cá chép từ 20– 280C, sống được ở độ PH thích hợp cho cá là 7 – 8 Cá cũng sống được ở nướctĩnh có hàm lượng oxy thấp hay ở sông nơi có nước chảy thường xuyên Cá chép làloài ăn tạp thiên về động vật đáy như: nhuyễn thể, giun, ốc, hến, ấu trùng, côn trùng,mùn bã hữu cơ, mầm non và củ thực vật… Cá cũng ăn được nhiều loài thức ăn docon người cung cấp như bột ngũ cốc các loại, bột cá, bột tôm, rau, bèo, phân độngvật, đồ thừa nhà bếp, phụ phẩm lò mổ… Nuôi trên ruộng, cá hao hụt nhiều vì cá cómàu sáng nên kẻ thù dễ phát hiện Cá chép nuôi ở ruộng ngập nước vào mùa mưasau 8 – 9 tháng có thể đạt trọng lượng 0,5 – 0,8 kg/con

Trang 19

- Cá rô phi: Cá rô phi là loài đặc trưng ở vùng nhiệt đới rất thích hợp vớiđiều kiện môi trường sống ở Việt Nam và hiện là đối tượng nuôi quan trọng chonhiều mặt nước trong nội địa và vùng ven biển nước ta Ở giai đoạn trưởng thành cá

ăn tạp Thức ăn gồm: mùn bã hữu cơ, tảo lắng ở đáy, ấu trùng, côn trùng, giun, sinhvật phù du Trong ao nuôi, cá cũng ăn thức ăn nhân tạo như: cám, bột ngô, thức ănviên, phân gia súc, gia cầm… Đây là loài cá được sử dụng phổ biến nhất trong cácloài cá nuôi trong ruộng lúa ở HTXNN Thủy Phương, nó được chọn làm đối tượngnuôi chủ yếu, chiếm 45 - 55% tỷ lệ cá trong ruộng nuôi

- Cá mè: Cá mè có 2 loại là cá mè trắng và mè hoa Đây là loài cá đặc trưngcủa khu hệ cá đồng bằng Trong thủy vực cá phân bố chủ yếu ở tầng mặt và tầnggiữa Cá thích sống trong môi trường nước thoáng, rộng, nước sâu, hàm lượng oxycao, nhiệt độ thích hợp là 22 – 250C, pH = 7 - 8 Khi trưởng thành cá ăn thực vậtphù du là chính, ngoài ra còn ăn thêm động vật phù du và chất hữu cơ lơ lững.Trong ao nuôi cá cũng ăn thêm thức ăn như cám mịn, bột mì, bột sắn Trong điềukiện những ao rộng hay ở ruộng lúa ngập nước sâu vào mùa mưa cá lớn rất nhanh,sau 1 năm đạt 0,8 – 1 kg/con

- Cá trắm cỏ: Cá sống ở tầng giữa và các vùng có nhiều cỏ ven bờ, tốc độsinh trưởng của cá rất nhanh Thức ăn chủ yếu là rong cỏ dưới nước và nguồn rauxanh trên cạn Chính vì thế, nuôi cá trắm cỏ kết hợp với trồng lúa sẽ làm sạch cỏ dạicho lúa Tuy nhiên, cần chú ý là: cá trắm cỏ chỉ nên thả khi lúa đã cứng thân nếukhông lúa sẽ trở thành thức ăn cho cá hoặc là nên nuôi theo hình thức luân canh

- Cá trôi thường sống ở tầng đáy, nguồn thức ăn chủ yếu là các loại mùn bãhữu cơ, các loại thức ăn bột, cám gạo Cá trôi có tác dụng sục bùn cho ruộng lúa nếuđược nuôi trong mô hình lúa – cá

- Cá tra: là hai loài thuộc cá ăn tạp, chúng ăn tất cả các loại cá con, tép con,

ấu trùng, các loại phân hữu cơ, phân chuồng… Do đặc điểm như vậy nên nếu nuôi

cá tra, trong ruộng lúa thì cần bón nhiều phân chuồng

Vì vậy, người dân cần phải nắm rõ đặc điểm của từng loại cá để có mức đầu

tư, mật độ thả cũng như thời gian thả phù hợp nhằm tăng hiệu quả của mô hình

Trang 20

1.1.3.3 Đặc điểm của cây lúa

Cây lúa (tên khoa học là Oryza sativa) là một trong những loại ngũ cốc cólịch sử trồng trọt có từ lâu đời và sản phẩm của cây lúa là hạt gạo đã trở thành loạithực phẩm hết sức quan trọng cho con người, được con người trồng trọt và pháttriển, nghề trồng lúa phát triển với nền văn minh của nhân loại Theo thống kê của

cơ quan thực phẩm Liên Hiệp Quốc trên thế giới thì có khoảng 147,5 triệu ha đấttrồng lúa và 90% diện tích này là thuộc các nước Châu Á, các nước Châu Á cũngsản xuất 92% tổng sản lượng lúa gạo trên thế giới Có thể nói rằng Châu Á là mộttrung tâm sản xuất gạo lớn nhất thế giới

Tuy hiện nay có nhiều giống lúa khác nhau nhưng về cơ bản có những đặcđiểm sau:

- Thời gian sinh trưởng của cây lúa: Thời gian sinh trưởng của cây lúa từ lúcnảy mầm cho đến lúc chín thay đổi từ 90 – 180 ngày, nó phụ thuộc vào giống vàđiều kiện ngoại cảnh như thời tiết, khí hậu, nhiệt độ, ánh sáng…

- Các thời kì sinh trưởng và phát triển:

+ Trong thời kì sinh trưởng và dinh dưỡng: từ lúc gieo cho đến khi làmđòng, cây lúa chủ yếu hình thành và phát triển các cơ quan dinh dưỡng như: lá, thân,rễ… Quá trình phát triển của cây lúa trong thời kì này trải qua 3 giai đoạn: Giaiđoạn mạ (từ khi gieo đến khi mạ có 5 lá thật), giai đoạn đẻ nhánh (bắt đầu từ khi cây

mạ có nhánh cho đến khi đạt được số nhánh tối đa) và cuối cùng là giai đoạn vươntốt Thời kì này dài hay ngắn phụ thuộc rất lớn vào giống và điều kiện ngoại cảnh

+ Thời kì sinh trưởng sinh thực: Là thời kì phân hóa cơ quan sinh sản, câylúa hình thành hoa, tập hợp thành bông lúa, bao gồm các quá trình làm đòng, trổbông và hình thành hạt Thời kì này kéo dài khoảng 30 ngày, nó quyết định số hoatrên một bông lúa, tiền đề cho việc quyết định số hạt trên tối đa

+ Thời kì chín: Bắt đầu từ khi phơi màu (chín sữa) đến khi hạt chín hoàntoàn, kéo dài khoảng 30 ngày ở tất cả các giống lúa Trong thời kì này, nhiệt độ ônhòa, độ ẩm vừa phải, lượng nước vừa đủ, trời nắng là điều kiện thuận lợi cho việctích lượng tinh bột, lúa chín, hạt chắc

Như vậy, quá trình sinh trưởng của cây lúa được chia làm nhiều giai đoạn,mỗi giai đoạn đòi hỏi các yếu tố như chất dinh dưỡng, nhiệt độ, ánh sáng khác nhau

Trang 21

Nắm được mối quan hệ này chúng ta mới có thể có cơ sở để xây dựng các kế hoạchsản xuất, áp dụng các biện pháp kĩ thuật phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuấtlúa Trong mô hình lúa – cá, nắm được đặc điểm này để chọn thời gian thả cũngnhư mật độ thả cá phù hợp

1.1.4 Các lợi ích từ phương thức nuôi cá kết hợp

- Tạo công ăn việc làm, tăng tính chủ động cho người dân

- Tăng thêm thu nhập trên một diện tích đất, góp phần cải thiện đời sống chonông dân, tận dụng mặt nước và thức ăn sẵn có trên ruộng lúa Cá và lúa sốngchung nhau trong ruộng lúa không có sự cạnh tranh về thức ăn, ngược lại chúng có

sự bổ sung, hỗ trợ lẫn nhau:

+ Ruộng lúa cung cấp thức ăn cho cá: các loài cỏ dại, rơm rạ mục, thóc rụng,hạt cỏ, sâu bọ, các loài động vật sống trong ruộng lúa…đều có thể là thức ăn chocác loài cá Nhờ hệ thống thức ăn này, nông dân đã tiết kiệm được chi phí thức ăncho cá

+ Cá cải tạo điều kiện sống cho cây lúa: các loại chất thải của cá tích tụ cótác dụng như một phần phân bón làm tăng độ mùn, độ xốp cho ruộng lúa Cáthường xuyên kiếm thức ăn bằng cách sục bùn, làm cho ruộng lúa thoáng khí, tăngquá trình phân giải chất hữu cơ trong ruộng, phân của cá làm tăng độ phì của đấtlàm tăng năng suất lúa, tầng oxi hoá hoạt động mạnh tạo điều cho cây lúa sinhtrưởng phát triển tốt Cá ăn các loài sâu bọ, côn trùng làm giảm dịch hại cho ruộnglúa Nuôi cá kết hợp trong ruộng lúa giúp người nông dân giảm được chi phí nhâncông làm cỏ, giảm chí phí bảo vệ thực vật, giảm chi phí đầu tư thức ăn cho cá và kếtquả sau cùng là tăng lợi nhuận/đồng vốn bỏ ra của nông dân

- Khuyến khích chăn nuôi phát triển để cung cấp nguồn phân bón cho môhình

- Nhờ mối quan hệ tương hỗ giữa cá và lúa nên hạn chế thuốc trừ sâu, giảm

ô nhiễm môi trường, tăng sức khỏe cộng đồng

1.1.5 Nông nghiệp bền vững và phát triển bền vững

1.1.5.1 Nông nghiệp bền vững

Ngày nay, mục tiêu phát triển nông nghiệp bền vững không chỉ là mục tiêu

Trang 22

vì, để có thể đứng vững trên thương trường thì người sản xuất không chỉ quan tâmtới lợi ích của cá nhân mình mà còn phải quan tâm đến lợi ích của tập thể

Nông nghiệp bền vững, nói một cách cụ thể là một hệ thống nông nghiệp:

Về kinh tế đảm bảo được hiệu quả lâu bền Về xã hội không tạo khoảng cách lớngiàu nghèo, không làm bần cùng hóa người nông dân và gây ra những tệ nạn xã hộinghiêm trọng Về tài nguyên thiên nhiên không làm cạn kiệt tài nguyên, không làmsuy thoái và hủy hoại môi trường Về văn hóa quan tâm đến việc bảo tồn và pháthuy bản sắc văn hóa dân tộc

Theo định nghĩa của TAC/CGIAR (Ban cố vấn kỹ thuật thuộc nhóm chuyêngia quốc tế về nghiên cứu nông nghiệp): “Nông nghiệp bền vững phải bao hàm sựquản lý thành công tài nguyên nhằm thỏa mãn nhu cầu của con người đồng thời cảitiến chất lượng môi trường và giữ gìn tài nguyên thiên nhiên”

Theo giáo sư Đào Thế Tuấn “Nông nghiệp bền vững là một nền nôngnghiệp có sức sống về mặt kinh tế, sạch về môi trường và công bằng về xã hội.Nông nghiệp bền vững trả lời cho nhu cầu hiện nay (thức ăn sạch, nước có chấtlượng, việc làm và chất lượng cuộc sống) và không làm tổn hại đến nguồn lực tựnhiên cho các thế hệ sau”

Như vậy, sự phát triển bền vững luôn bao hàm các mặt:

- Khai thác sử dụng hợp lý nhất tài nguyên thiên nhiên để có thể thỏa mãnnhu cầu ăn ở của con người

- Giữ gìn chất lượng tài nguyên thiên nhiên cho các thế hệ mai sau

- Tìm cách bồi dưỡng, tái tạo các năng lượng tự nhiên thông qua việc tìm racác năng lượng thay thế, nhất là năng lượng sinh học

Triết lý của nông nghiệp bền vững là phải hợp tác với thiên nhiên, tuân thủnhững quy luật của thiên nhiên, không chống lại thiên nhiên Phải xem xét toàn bộ

hệ thống trong sự vận động của nó, không tách rời từng bộ phận, phải chú ý tới lợiích toàn cục Vì vậy, nông nghiệp bền vững không chỉ thu hẹp trong phạm vi nôngnghiệp mà còn tham gia giải quyết nhiều vấn đề lớn toàn cầu

Nông nghiệp bền vững khuyến khích mọi người thay đổi phương thức mớihoàn thiện hơn, kích thích sự sáng tạo của người dân để giải quyết các vấn đề ở địaphương như: ô nhiễm nguồn nước, cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên…

Trang 23

Tuy nhiên, người dân chúng ta đã quen với phương thức cũ, để họ thừa nhận

và thực hiện chủ trương nông nghiệp bền vững trong thực tiễn là việc khó khăn, làmột cuộc đấu tranh gian nan Vì vậy, những người hoạch định chính sách cần có cáinhìn xa rộng và kiên trì thuyết phục người dân thì mới đem lại kết quả cao

1.1.5.2 Phát triển bền vững

Trong những năm gần đây, do dân số gia tăng mạnh mẽ, con người đã khaithác quá mức các nguồn lực, tài nguyên thiên nhiên làm cho sự cân bằng sinh thái bịphá vỡ dẫn tới các thảm họa thiên nhiên ngày càng gia tăng, hạn hán, lũ lụt xảy rakhắp nơi trên thế giới Trước những vấn đề trên, vào nửa cuối thế kỉ XX, Liên HợpQuốc (UN) đã đưa ra ý tưởng về phát triển bền vững

Định nghĩa chung nhất về phát triển bền vững là: “Phát triển bền vững là quátrình phát triển nhằm thỏa mãn nhu cầu của thế hệ ngày nay mà không làm giảmkhả năng đáp ứng những nhu cầu của thế hệ tương lai” (theo báo cáo củaBrundland)

Trên thực tế, phát triển bền vững nói cụ thể bao gồm 4 vấn đề chính yếu: sứchấp thu các vật phế thải của xã hội, sự cạn kiệt của tài nguyên thiên nhiên không thểtái sinh, sự bảo tồn các hệ sinh thái và sự giảm thiểu các tiện nghi môi trường

1.1.6 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

Để phục vụ cho việc đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình lúa – cá tại xã ThủyPhương, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế, tôi đã sử dụng một số chỉ tiêusau:

a Giá trị sản xuất nông nghiệp (GO): Là toàn bộ giá trị của cải vật chất và dịch

vụ được tạo ra trong nông nghiệp trong một thời gian nhất định, thường là 1năm

và chi phí dịch vụ mua hoặc thuê ngoài (không kể khấu hao)

Trang 24

d Giá trị sản xuất trên chi phí trung gian (GO/IC): Chỉ tiêu này cho biết việc bỏ

ra một đồng chi phí trung gian thu được bao nhiêu đồng giá trị sản xuất

e Tổng giá trị sản xuất nông nghiệp trên tổng số ngày công lao động trên mộtđơn vị diện tích (GO/LĐ): chỉ tiêu này cho biết một ngày công lao động tạo

ra bao nhiêu giá trị sản xuất

f Các lượng tăng giảm, giá trị tuyệt đối của các chỉ tiêu nghiên cứu

1.2 Cơ sở thực tiễn

1.2.1 Tình hình thực hiện mô hình lúa – cá trên địa bàn huyện Hương Thủy trong 3 năm 2007 – 2009

Huyện Hương Thủy có rất nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển mô hình nuôi

cá trong ruộng lúa như có nhiều diện tích đất nông nghiệp là ruộng trũng, nơi tậptrung sinh sống của các động vật phù du là nguồn thức ăn dồi dào của tôm cá.Nguồn nước tưới tiêu ở đây khá thuận lợi, hệ thống kênh mương thủy lợi phát triển.Hơn nữa, người dân lại cần cù chịu khó ham học hỏi là điều kiện thuận lợi cho việcphát triển mô hình

Mô hình lúa – cá được người dân ở hầu hết các xã tham gia vào đầu nhữngnăm 2000 nhưng đến năm 2004, công tác “dồn điền đổi thửa” hoàn thành là điềukiện tốt cho việc xây dựng và phát triển mô hình nuôi cá trong ruộng lúa trên cácchân ruộng trũng

Năm 2006, được sự hỗ trợ của Chương trình phát triển nông thôn, PhòngNN&PTNT huyện Hương Thủy đã triển khai mô hình “Nuôi kết hợp cá lúa” vụ HèThu trên 30 hộ nông dân thuộc 4 xã, gồm Thủy Thanh: 10 hộ, Thủy Phương: 12 hộ,Thủy Lương: 4 hộ, Thủy Phù: 4 hộ với tổng diện tích thực hiện là 22,9 ha Trongnăm 2006, thời tiết xảy ra bất thường với nhiều đợt lũ bão lớn và diễn ra sớm hơnmọi năm, đặc biệt là cơn bão số 4 xảy ra ngày 13/8 – sớm hơn mọi năm 1 tháng và

Trang 25

cơn bão số 6 xảy ra ngày 30/9 với cấp độ 10 – 11 đã làm cho một số hộ chưa kịp thuhoạch đã bị thất thoát nặng nề Tuy nhiên, do việc chăm sóc, nuôi dưỡng của các hộtốt, vì vậy kết quả đạt được bình quân thu nhập đạt 5.120.000đ/hộ, lãi ròng đạt4.786.000đ/hộ, lãi trên sào đạt 220.000đ/vụ, bình quân lợi nhuận gấp 2 lần so vớisản xuất lúa độc canh

Nuôi cá trong ruộng lúa có khả năng được áp dụng ở hầu hết các xã trên địabàn huyện đã đáp ứng được nhu cầu cung cấp thực phẩm tại chỗ, quy trình sản xuất

ổn định, có thể tận dụng được lao động phụ trong gia đình, đem lại thu nhập ổnđịnh, tăng hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích sản xuất Chính vì vậy, nhiềunăm qua việc nuôi cá trong ruộng lúa đã có bước phát triển nhanh về cả diện tích và

số hộ áp dụng mô hình, đặc biệt là ở các xã Thủy Tân, Thủy Phương, Thủy Dương,Thủy Phù, Thủy Lương, Thủy Châu, Thủy Thanh đã chuyển dần diện tích ruộngtrũng sang nuôi cá kết hợp với trồng lúa mang lại hiệu quả kinh tế Qua số liệu ởbảng 1 là một minh chứng cho điều này

Qua bảng số liệu ta thấy, trong vòng 3 năm, tuy chỉ có xã Thủy Phương

có giảm một ít về diện tích và số hộ áp dụng nhưng nhìn chung là các xã đều có

sự tăng lên rõ rệt về diện tích và số hộ áp dụng mô hình lúa – cá Diện tích lúa– cá từ 178,4 ha (năm 2007) đã tăng lên 206,8 ha (năm 2008) tương ứng với15,92% và tăng nhanh hơn ở năm 2009 là 262,9 ha tương ứng tăng 47,37% sovới năm 2008 Điều này chứng tỏ các xã đã từng bước biết tận dụng những ưuthế của địa phương mình để thực hiện mô hình có hiệu quả hơn Điều này cũngđồng nghĩa với việc thực hiện mô hình lúa – cá được áp dụng ngày càng nhiềutrên địa bàn huyện Mặc dù đã được áp dụng qua nhiều năm nhưng người dânnơi đây vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong vấn đề vốn, con giống, kỹ thuật, giá

cả đầu vào, đầu ra và rủi ro thiên tai nên hiệu quả mang lại chưa đúng với tiềmnăng của mô hình Cho nên, trên địa bàn huyện vẫn còn rất nhiều người dânđang thực hiện mô hình thuần lúa kiểu cũ trên những chân ruộng mà vụ mùabấp bênh Vì vậy, vấn đề đặt ra là các cấp chính quyền cùng với người dân phảichú trọng hơn trong việc điều tra quy hoạch lại vùng đất thực hiện mô hình lúa– cá một cách khoa học, hợp lý hơn, cần chú trọng tới vấn đề chuyển giao kỹ

Trang 26

thuật, hỗ trợ người dân nhằm mở rộng quy mô trên địa bàn huyện, để mô hìnhthực sự mang lại hiệu quả cao tương xứng với tiềm năng của nó

Trang 27

Số hộ

Diện tích (ha)

Số hộ

Diện tích (ha)

2009/2008 2008/2007 2009/2008 2008/2007 +/- % +/- % +/- % +/-

Bảng 1: Tình hình thực hiện mô hình lúa – cá của các xã trên địa bàn huyện Hương Thủy qua 3 năm 2007 – 2009

(Nguồn: Báo cáo tình hình nuôi trồng thủy sản của huyện Hương Thủy, phòng NN&PTNT huyện Hương Thủy)

Trang 28

CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ MÔ HÌNH LÚA – CÁ CỦA CÁC NÔNG HỘ TRÊN ĐỊA BÀN XÃ THỦY PHƯƠNG, HUYỆN HƯƠNG THỦY,

TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

2.1 Tình hình cơ bản của xã Thủy Phương

2.1.1 Điều kiện tự nhiên

2.1.1.1 Vị trí địa lý

Xã Thủy Phương nằm ở phía Tây huyện Hương Thủy, nằm gần trung tâm huyện lị,

có vị trí trung tâm giữa thành phố Huế và thị trấn Phú Bài, có đường quốc lộ 1A chạy qua,giao thông đi lại thuận tiện Địa giới hành chính của xã như sau:

- Phía Bắc giáp xã Thủy Thanh

- Phía Nam giáp xã Phú Sơn

- Phía Đông giáp xã Thủy Châu

- Phía Tây giáp xã Thủy Dương

Tổng diện tích tự nhiên của xã là 2.825,06 ha, chiếm 6,2% diện tích tự nhiên củahuyện Hương Thủy

2.1.1.2 Địa hình

Toàn bộ diện tích xã Thủy Phương được chia thành hai vùng với đặc điểm khác biệt

về điều kiện địa hình

- Vùng đồng bằng ven biển nằm phía Bắc của đường Quốc Lộ 1A, chiếm 25% diệntích đất tự nhiên của xã Độ cao bình quân 1 – 1,5m so với mặt nước biển, độ dốc < 50 Đây làvùng sản xuất nông nghiệp chính của xã, chủ yếu là đất lúa nước 2 vụ, bên cạnh đó là nuôi cánước ngọt và một số hộ làm mô hình lúa – cá

- Vùng gò đồi nằm phía Nam quốc lộ 1A của xã, chiếm 75% diện tích tự nhiên Độcao bình quân 20 – 50m, độ dốc bình quân 5 – 200 Nằm phía Đông trên ranh giới xã ThủyChâu, có những đỉnh núi cao hơn 100m như núi Đá Nài cao 142m, núi Mố Câu cao 203m.Phần lớn diện tích gò đồi đã được trồng rừng

2.1.1.3 Đặc điểm thời tiết, khí hậu

Khí hậu xã Thủy Phương mang đặc thù chung của khí hậu tỉnh Thừa Thiên Huế lànằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng của khí hậu chuyển tiếp giữa miền Bắc

và miền Nam nước ta, với những đặc điểm cơ bản sau:

Trang 29

- Chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình năm là 24 – 250, chênh lệch nhiệt độ trung bìnhtháng thấp nhất so với tháng cao nhất khoảng 100C Mùa khô do chịu ảnh hưởng của gió mùaTây Nam nên khô hạn Nhiệt độ trung bình của các tháng mùa khô là 290 – 320 Mùa mưa từtháng 10 đến tháng 2 năm sau, chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc nên mưa nhiều, nhiệt

độ trung bình thấp nhất trong năm khoảng 20 – 220, tháng có nhiệt độ thấp nhất (tháng 1)khoảng 14,50C

- Chế độ mưa: Thủy Phương là một xã có lượng mưa khá lớn ở tỉnh Thừa Thiên Huế.Lượng mưa trung bình hàng năm là 2500mm Mùa bắt đầu từ tháng 10 tới tháng 2 năm saunhưng chủ yếu vào 4 tháng (đầu tháng 9 đến gần cuối tháng 12), lượng mưa trong nhữngtháng này chiếm hơn 85% lượng mưa năm Số ngày mưa trong năm khoảng 150 ngày

- Độ ẩm bình quân năm là 85%, độ ẩm cao nhất là 90% (tháng 10,11,12), độ ẩm thấpnhất là 72% (tháng 5,6,7)

Trên địa bàn xã có sông Lợi Nông chảy qua phía Bắc xã và khe Vực, tuy nhiên do cócông trình hồ Châu Sơn nên chế độ Thủy Văn tương đối ổn định

Nhìn chung, khí hậu có nền nhiệt độ cao, lượng mưa lớn thuận lợi cho sinh trưởng vàphát triển của cây trồng Tuy nhiên, mưa tập trung, cường độ lớn nên gây nhiều khó khăn chosản xuất nông nghiệp

2.1.1.4 Thổ nhưỡng

- Phía Bắc của xã là đất phù sa ven biển, độ dày tầng đất > 80cm, độ cao thấp, mùamưa thường bị ngập lụt (tháng 10,11,12) Hiện tại, đây là vùng sản xuất lúa của xã ThủyPhương

- Phía Nam của xã là đất feralit phát triển trên đá sét, độ dày tầng đất 30 – 80cm, kếtvon nhiều Những nơi khô cằn vùng dẫn đến mòn mạch, hàm lượng mùn ít Phần lớn vùngnày đã được trồng rừng

Nhìn chung về điều kiện tự nhiên xã Thủy Phương có nhiều thuận lợi để tiến hành môhình lúa – cá

2.1.1.5 Thủy văn nguồn nước

Chế độ thủy văn của xã chịu ảnh hưởng của sông Lợi Nông và hồ chứa nước ChâuSơn Sông Lợi Nông tuy nhỏ nhưng đóng vai trò rất quan trọng cho việc phát triển sản xuấtnông nghiệp, nâng cao năng suất cây trồng và đi lại bằng thuyền đò của người dân ThủyPhương và cả khu vực

2.1.1.6 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên của xã Thủy Phương

Trang 30

- Thuận lợi:

Nhìn chung, với vị trí địa lý,điều kiện tự nhiên xã Thủy Phương có rất nhiều thuận lợi

để phát triển kinh tế - xã hội

+ Với vị trí trung tâm giữa thành phố Huế và thị trấn Phú Bài (là hai thị trường có khảnăng tiêu thụ rất lớn các sản phẩm nông nghiệp…), có hệ thống đường giao thông đường bộ,đường sắt rất phát triển (tuyến quốc lộ 1A, đường tránh thành phố Huế, đường sắt thống nhấtBắc Nam), Thủy Phương có rất nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển một nền kinh tế đadạng và phong phú theo hướng: Dịch vụ - công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp – nông nghiệp

+ Điều kiện tự nhiên (khí hậu, địa hình, thổ nhưỡng…) của xã phù hợp với nhiều loạicây trồng, phù hợp với nền sản xuất nông lâm sản hàng hóa theo hướng tập trung thành cácvùng chuyên canh lớn trồng cây lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp ngắn ngày, cây ănquả có kinh tế cao Vùng gò đồi chiếm phần lớn diện tích của xã chưa được khai thác đầy đủ,đây sẽ là cơ sở cho việc phát triển lâm nghiệp, kinh tế vườn, trang trại nông lâm kết hợp, pháttriển chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản

Khi hồ Tả Trạch xây xong cùng với các hồ nước Châu Sơn, Nam Lăng, Xuân Sơn vàrừng thông của xã sẽ trở thành các điểm du lịch sinh thái hấp dẫn

- Khó khăn, hạn chế:

+ Điều kiện khí hậu, thời tiết một số năm gần đây biến động thất thường gây nên lũ lụt

và hạn hán ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của người dân(trận lũ lụt năm 1999, hạn hán năm 2002, dịch cúm gia cầm và trận lụt tháng 11 năm 2004)

+ Vùng gò đồi của xã chiếm diện tích 75% nhưng xấu, thiếu nguồn nước, dân cư thưathớt, gặp hạn chế trong việc phát triển kinh tế xã hội

2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội

2.1.2.1 Tình hình đất đai của xã Thủy Phương

Xã Thuỷ Phương có tổng diện tích tự nhiên 2.825,06 ha, với diện tích đất nôngnghiệp là 1.515,15 ha chiếm 53,6%, đất lâm nghiệp 863,35 ha, đất mặt nước nuôi trồng thuỷsản là 73 ha, chiếm 2,6% Đây là một nguồn lực cơ bản và quan trọng nhất đối với một xãnông nghiệp như Thuỷ Phương

Đất đai của xã Thuỷ Phương trong mấy năm gần đây không có sự thay đổi nào đáng

kể Bảng số liệu sau sẽ cho ta thấy rõ tình hình đất đai của xã Thủy Phương

Trang 31

Bảng 2: Tình hình đất đai của xã Thủy Phương năm 2009

Chỉ tiêu Diện tích (ha) Tỉ lệ (%)

* Đất trồng cây hàng năm còn lại 77,80 2,7

-Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 52,80 1,9

(Nguồn: Báo cáo tình hình sử dụng đất xã Thuỷ Phương)

Nhìn vào bảng ta thấy, diện tích dùng cho nông nghiệp là 1.515,15 ha, chiếm 53,6%,nhất là trồng lúa còn nhiều 304 ha, chiếm tỷ trọng lớn 10,8%, trong khi hiệu quả kinh tế cây lúakhông cao Điều đó phải được thay đổi, chính quyền địa phương nên phân bổ lại đất đai để có

cơ cấu đất đai hợp lý Đất trồng cây lâu năm là 197 ha, chiếm 7% tổng đất nông nhiệp, trong đóchủ yếu là cây ăn quả lâu năm và đất vườn tạp Đất nuôi trồng thủy sản năm 2008 là 73ha,chiếm 2,6% Điều này cho ta biết phong trào nuôi trồng thuỷ sản có bước phát triển đáng kể

Hiện nay công tác “dồn điền đổi thửa” đang được triển khai kịp thời tại các địaphương này nhằm chuyển đổi một số diện tích trồng lúa vùng trũng năng suất thấp, khônghiệu quả kinh tế vào nuôi thủy sản kết hợp với trồng lúa mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn Đất lâm nghiệp có 863,35 ha, chiếm 30,6% tổng diện tích đất nông nghiệp là mộtthuận lợi để phát triển trồng rừng và lập các vùng cây nguyên liệu

Trang 32

Đất khu dân cư đã tăng lên 418,18 ha do xã có những đợt quy hoạch đổi đất lấy cơ sở

hạ tầng Trong khi đó đất chưa sử dụng vẫn còn 11,96 ha Đây là một tiềm năng lớn nếu biết

khai thác và sử dụng đúng mục đích Diện tích đồi núi có thể phát triển trồng rừng, trồng cây

nguyên liệu, đất đồng bằng phát triển chuyển thành đất sản xuất, chăn nuôi Nghiên cứu và có

chính sách khuyến khích để sử dụng đất đai phù hợp sẽ góp phần đáng kể vào việc cải thiện

đời sống của người dân, làm cho nền kinh tế - xã hội ngày càng phát triển

2.1.2.2 Tình hình dân số và lao động

Hiện nay, xã Thủy Phương gồm có 11 thôn với tổng diện tích là 2.825,06 ha với dân

số trung bình năm 2007 là 12.758 người, mật độ dân số là 451 người/km2

Lao động là chỉ tiêu quan trọng nhất cho sự phát triển của một quốc gia nói chung và một địa

phương nói riêng Chính quyền địa phương cần phải có một chính sách phát triển dân số và

lao động hợp lý, để cùng với đó là có một cơ cấu lao động trong các ngành nghề khoa học để

tăng cường sự phát triển của địa phương Bảng số liệu 3 sẽ cho ta thấy rõ tình hình nhân khẩu

của xã Thủy Phương qua 3 năm (2007- 2009)

Bảng 3: Tình hình nhân khẩu và lao động của xã Thủy Phương qua 3 năm (2007 –

( Nguồn: Phòng địa chính thống kê xã Thủy Phương)

Qua bảng 3 ta thấy, tổng số hộ của toàn xã liên tục tăng lên, năm 2007 là 3055 hộ,năm 2008 là 3099 hộ, năm 2009 là 3340 hộ Trong thời gian này, địa phương quan tâm

đến việc quy hoạch đất ở cho nhân dân nên nhiều hộ tách ra ở riêng để được nhà nước cấp

đất ở Mặt khác, địa phương đang hoàn tất việc cấp đổi sổ hộ khẩu nên trong dịp này

nhiều hộ tách ra ở riêng làm cho tổng số hộ trong toàn xã tăng Năm 2008 hộ nông nghiệp

Trang 33

có nhỉnh hơn so với năm 2007 nhưng so với năm 2009 đã có chiều hướng giảm, nguyênnhân là do xã nhà đã chú trọng phát triển các ngành nghề dịch vụ, cộng với tiểu thủ côngnghiệp ở làng nghề Dạ Lê, Thanh Lam của xã nên lao động nông nghiệp giảm

Tình hình nhân khẩu không có sự biến động lớn do địa phương chú trọng côngtác kế hoạch hóa gia đình nên dân số chỉ tăng trong phạm vi chỉ tiêu mà Nghị quyếtcủa Hội đồng nhân dân đã đề ra Đây là nguồn lao động chủ yếu của các nông hộ, dovậy muốn tăng thu nhập cho người lao động phải tạo cho họ công ăn việc làm bằngnhiều hình thức khác nhau như: hỗ trợ vay vốn để phát triển sản xuất, mở rộng cácngành nghề dịch vụ… Vì vậy, cần có sự tác động từ các cấp chính quyền trên cơ sởcác mục tiêu kinh tế, định hướng cụ thể cho quá trình phát triển sản xuất

2.1.2.3 Tình hình cơ sở hạ tầng

Trong những năm qua, được sự quan tâm và đầu tư của Nhà nước, hệ thống cơ

sở hạ tầng của Thủy Phương có sự chuyển biến đáng kể so với trước, phần nào đápứng được nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của người dân

Hệ thống giao thông trên địa bàn xã khá phát triển và được phân bố khá hợp lývới tổng chiều dài 78,1 km, bình quân 2,76km/km2 Trong đó:

+ Đường quốc lộ gồm: quốc lộ 1A dài 3,5 km mới được nâng cấp, đường vòngtránh Huế dài 4km, là tuyến giao thông quan trọng đối với vùng gò đồi và vùng pháttriển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và làng nghề của huyện Hương Thủy nóichung và xã Thủy Phương nói riêng

+ Đường tỉnh lộ: gồm tỉnh lộ 3 và tỉnh lộ 7 với chiều dài 10,6 km Tỉnh lộ 3 dài2,1 km nối giữa quốc lộ 1A với huyện Phú Vang Tỉnh lộ 7 dài 8,5km, đây là tuyến giaothông liên xã nối với 2 xã miền núi của huyện Hương Thủy là Phú Sơn và Dương Hòa

+ Đường giao thông liên thôn xóm có tổng chiều dài 79km, trong đó có 52kmđược bê tông hóa, mặt đường rộng từ 3 đến 5m

Trong những năm gần đây, được sự quan tâm của các cấp chính quyền và cácban ngành, hệ thống giao thông của xã đã được nâng cấp, cứng hóa trên 20,2km, trong

đó bê tông hóa 14,5km, nhựa hóa 5,7km tạo nên mạng lưới giao thông đồng bộ đápứng ngày càng tốt hơn nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa của người dân

Bên cạnh đó, hệ thống giáo dục cũng có nhiều chuyển biến đáng kể, các trườnghọc được xây dựng, sửa sang kiên cố hơn, chất lượng giảng dạy và học tập tăng lên rõrệt Trạm y tế xã Thủy Phương đã được xây dựng kiên cố bố trí khá hợp lý tại khu vực

Trang 34

trung tâm xã, đảm bảo cho việc khám chữa bệnh thường xuyên và chăm sóc sức khỏecho người dân Chương trình tiêm chủng mở rộng, bảo vệ, chăm sóc sức khỏe bà mẹ

và trẻ em được thực hiện khá tốt Được sở y tế chọn làm điểm của tỉnh, đã được Bộ y

tế công nhận trạm đạt chuẩn quốc gia

2.1.2.4 Công trình thủy lợi

Thủy lợi là yếu tố vô cùng quan trọng trong phát triển nông nghiệp Trên địabàn xã Thủy Phương, các công trình phục vụ tưới tiêu tương đối phát triển Sông LợiNông ở phía Bắc và Hồ Châu Sơn ở phía Đông của xã có khả năng cung cấp đủ nướctưới cho sản xuất nông nghiệp, kênh mương đã được chú ý cải tạo và cứng hóa

- Hệ thống kênh mương có chiều dài 21,1km, phân bố tương đối hợp lý, trong đó:+ Kênh mương bê tông: 5,8km

Do công suất của các trạm bơm hạn chế, hệ thống đê bao không đảm bảo, đồngruộng không bằng phẳng dẫn đến thời gian chống úng vụ Đông Xuân kéo dài, chi phílớn, gây nhiều khó khăn cho sản xuất Giai đoạn 2003 – 2010 cần kiên cố hóa toàn bộ

hệ thống kênh mương và hệ thống đê bao còn lại, nâng cấp trạm bơm dã chiến đảmbảo chủ động tưới tiêu

2.1.2.5 Về kinh tế

Thủy Phương là một xã có nền sản xuất chủ yếu là sản xuất nông nghiệp(67,59%) nhưng do phải gánh chịu nhiều hậu quả của thiên tai, dịch bệnh thườngxuyên xảy ra nên tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp không cao hơn so với ngànhTiểu thủ công nghiệp – Xây dựng và Thương mại – Dịch vụ Số liệu ở bảng 4 sẽ minhchứng cho điều này

Bảng 4: Cơ cấu giá trị sản xuất ngành kinh tế của xã Thủy Phương năm 2007 –

2009.

Trang 35

Giá trị (tỷ đồng)

Cơ cấu (%)

Giá trị (tỷ đồng)

Cơ cấu (%) Tổng giá trị sản xuất

Trong đó: 117,12 100 122,65 100 131,90 100Ngành nông nghiệp 34,13 29,14 31,47 25,66 35,66 27,04

Ngành tiểu thủ CN - XD 40,85 34,88 45,02 36,71 46,96 35,60

Thương mại dịch vụ 42,14 35,98 46,16 37,64 49,28 37,36

(Nguồn: Báo cáo tình hình kinh tế của xã Thủy Phương qua các năm)

Qua bảng trên ta thấy: tổng giá trị sản xuất tăng lên rõ rệt qua các năm, năm

2007 đạt 117,12 tỷ đồng, năm 2008 đạt 122,65 tỷ đồng, năm 2009 đạt 131,90 tỷ đồng.Trong đó, tổng giá trị sản xuất của các ngành CN – XD và thương mại dịch vụ vẫnchiếm tỉ trọng cao hơn ngành nông nghiệp qua các năm Như vậy, trên địa bàn xã, cácngành phi nông nghiệp đã phát triển khá, tạo việc làm cho nhiều lao động, từ đó nângcao thu nhập cho người dân

Diện tích đất nông nghiệp chiếm 53,6% trong tổng diện tích đất đai của xãThủy phương nhưng giá trị sản xuất của ngành không cao hơn các ngành khác vì ở đâythường xuyên xảy ra nhiều thiên tai và dịch bệnh gia súc, gia cầm và nạn chuột pháhoại trên đồng ruộng gây ảnh hưởng không nhỏ năng suất cây lúa Do chịu nhiều ảnhhưởng của các nhân tố bên ngoài nên giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp có biếnđộng qua các năm

Ngành tiểu thủ công nghiệp và xây dựng trên địa bàn xã đang được chú trọngphát triển nhiều Các ngành nghề truyền thống như mộc, nề, gò, hàn, mây tre có hướngphát triển ổn định, riêng các cơ sở sản xuất chổi đót đã phát triển mạnh đã đảm bảođược việc làm cho lao động nông nhàn của địa phương Trên địa bàn đã xuất hiện cáclàng nghề có tiếng là làng nghề Dạ Lê và Thanh Lam

Ngành thương mại – dịch vụ trên địa bàn không ngừng được mở rộng, hiện có

500 cơ sở kinh doanh lớn nhỏ, chủ yếu tập trung vào lĩnh vực như: sửa chữa xe máy,điện tử, kinh doanh xăng dầu, vật liệu xây dựng Đặc biệt, dịch vụ vận tải, dịch vụ ănuống, giải khát… phát triển mạnh, chất lượng của các ngành dịch vụ cũng được nânglên Ngoài cụm dịch vụ dọc quốc lộ 1A và tỉnh lộ 7, cụm dịch vụ thôn 8 cũng đượcphát triển dần dần, hình thành trung tâm dịch vụ của xã

Trang 36

2.1.3 Đánh giá chung về điều kiện kinh tế xã hội

Về cơ bản, toàn xã Thủy Phương đoàn kết, có quyết tâm cao trong chủ trươngphát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng của Đảng bộ và chính quyền trong thời

kì đổi mới Dân cư tập trung, thuận tiện cho việc bố trí các công trình phúc lợi côngcộng Trong những năm qua, nhờ có sự chỉ đạo đúng đắn của các cấp, các ngành, xã đã

có những đổi mới, bước đầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý và tăng trưởng cao,chuyển đổi đất đai phù hợp với các loại cây trồng, vật nuôi

Bên cạnh đó với việc hệ thống giao thông liên thôn, nội đồng được bố trí tươngđối hợp lý, đáp ứng cho việc sản xuất và đi lại của nhân dân Hệ thống thủy lợi cơ bảnphục vụ đủ nước tưới, cơ cấu cây trồng, vật nuôi đa dạng theo hướng sản xuất hàng hóa

Tuy nhiên, trong những năm tới, xã cần chú trọng hơn nữa công tác chuyển đổiđất, “dồn điền đổi thửa” vì hiện nay diện tích đất nông nghiệp của xã còn manh mún,nhỏ lẻ, ảnh hưởng tới việc sản xuất và chuyển đổi cơ cấu cây trồng Cần nhận thứcrằng giống và tiến bộ khoa học kĩ thuật là yếu tố quan trọng nhằm tăng năng suất vàsản lượng cây trồng Vì vậy, cần áp dụng các giống cây trồng mới, nhằm phát triển cơcấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa, có chất lượng tốt để đưa ra thị trường.Khuyến khích phát triển chăn nuôi và thực hiện mở rộng hơn những mô hình đạt hiệuquả kinh tế cao như mô hình lúa – cá, góp phần vào công cuộc công nghiệp hóa, hiệnđại hóa nông nghiệp – nông thôn

2.2 Tình hình thực hiện lúa – cá qua 3 năm của xã Thủy Phương (2007- 2009)

Do còn gặp nhiều bỡ ngỡ, khó khăn trong việc quản lý, giữ cá để nuôi tiếp vụsau và do thói quen của người dân ở đây là làm vụ nào thì thu hoạch luôn vụ đó nên họthực hiện mô hình lúa – cá theo hình thức xen canh, mỗi năm làm 2 vụ là nuôi cá kếthợp với trồng lúa vụ Đông Xuân và nuôi cá kết hợp với trồng lúa vụ Hè Thu Vụ ĐôngXuân thường được bắt đầu thực hiện vào giữa tháng 12 dương lịch và kết thúc vàogiữa tháng 4 dương lịch Vào đầu vụ, nguời dân sạ lúa trên ruộng lúa đồng thời thả cánuôi ở dưới mương, mực nước trong ruộng ở thời điểm này chỉ ngập mương nuôi cácòn trên ruộng lúa nước chỉ lấp xấp mặt ruộng sau đó có tăng dần khi lúa lớn dầnnhưng mức tăng không đủ cho cá lên ruộng lúa Đến khoảng một tháng sau khi sạ lúathì người dân tiến hành bơm nước để cho cá vào sinh sống và kiếm ăn trong ruộng lúa

Trang 37

8 dương lịch, thời gian nuôi cá ở vụ này ngắn hơn vụ Đông Xuân vì người dân phải tiếnhành thu hoạch nhanh để kịp tránh lũ lụt đến, cá đi mất Như vậy, trong mô hình lúa –

cá, thời gian nuôi trồng dài hơn gần 1 tháng so với mô hình trồng lúa đơn thuần

Xã Thủy Phương là một xã bắt đầu thực hiện mô hình hợp canh lúa – cá vàonăm 2005 của huyện Hương Thủy sau các xã Thủy Tân, Thủy Thanh, Thủy Châu,Thủy Bằng Sau khi công tác “dồn điền đổi thửa” hoàn thành năm 2004, sang năm

2005 xã Thủy Phương bắt đầu có một số hộ tiến hành thực hiện mô hình lúa – cá, tuynhiên phong trào thực hiện chỉ phát triển mang tính tự phát, manh mún Đến năm

2006, được sự hỗ trợ của Chương trình phát triển nông thôn, Phòng NN&PTNT huyệnHương Thủy đã triển khai mô hình “Nuôi kết hợp cá lúa” vụ Hè Thu trên 12 hộ ở xãThủy Phương và kết quả cho thấy bình quân lợi nhuận gấp 2 lần so với sản xuất lúađộc canh Nhìn thấy được hiệu quả của mô hình lúa – cá từ một số hộ, ví dụ như giađình ông Nguyễn Duy Cang ở thôn 8, Hà Lãm ở thôn 8, Võ Quyết ở thôn 11, các hộgia đình khác đã học hỏi kinh nghiệm và cũng đã xây dựng được mô hình lúa – cá choriêng mình bước đầu mang lại hiệu quả khá cao Tổng diện tích của mô hình nuôi cátrong ruộng lúa năm 2005 là 7,1 ha, năm 2006 là 8,0 ha Diện tích này đã tăng lên rõ

Trang 38

rệt vào những năm sau, số liệu ở bảng dưới đây sẽ cho ta thấy sự thay đổi về quy mô

và diện tích của toàn xã về việc thực hiện mô hình lúa – cá

Bảng 5: Tình hình thực hiện mô hình lúa – cá trong 3 năm 2007 – 2009 của xã Thủy

Phương

Chỉ tiêu ĐVT 2007 2008 2009

So sánh 08/07 So sánh 09/08 +/- % +/- %

(Nguồn: Số liệu điều tra và xử lý năm 2010)

Qua bảng số liệu trên ta dễ dàng nhận thấy rằng số hộ áp dụng mô hình lúa - cácũng như diện tích đất lúa – cá giảm dần trong 3 năm Năm 2007 là 31 hộ, sang năm

2008 giảm xuống còn 28 hộ tương đương giảm 9,68% và đến năm 2009 giảm 7 hộ sovới năm 2007 và giảm so với năm 2008 là 4 hộ tương đương giảm 14,29%

Cùng với sự giảm xuống số hộ thực hiện mô hình thì diện tích lúa – cá của xãđang có xu hướng giảm dần qua các năm, năm 2007 diện tích lúa – cá là 18,75 ha, năm

2008 so với năm 2007 giảm xuống còn 18,05 ha (giảm 0,7 ha) tương đương với 3,73%

và năm 2009 so với năm 2008 giảm còn 16,85 ha (giảm 1,2 ha) tương đương với6,65% Càng về sau, diện tích lúa – cá càng giảm nhiều hơn nhưng tốc độ giảm khôngnhanh và ta có thể dễ dàng nhận thấy từ năm 2007 đến năm 2009, số hộ giảm xuống là

7 hộ tương đương với diện tích giảm 1,9 ha thì con số này cũng không phải là cao,giảm 7 hộ mà diện tích chỉ giảm 1,9 ha thì chắc chắn những hộ này có bình quân diệntích thực hiện mô hình lúa – cá là không lớn Và ta có thể dễ dàng biết được một trongnhững lý do mà những hộ này bỏ việc áp dụng mô hình là do diện tích của họ manhmún, nhỏ lẻ, một số ruộng lại xa nhà nên người dân ngại đầu tư cả về công sức lẫn chiphí cho mô hình

Trang 39

Số hộ áp dụng và diện tích mô hình giảm xuống nhưng năng suất lúa khônggiảm đi đáng kể, năm 2007 năng suất lúa là 5,57 tấn/ha, sang năm 2008 năng suấtgiảm xuống còn 5,51 tấn/ha, giảm 0,06 tấn/ha tương đương với 1,08% Nhưng sangnăm 2009, năng suất lại nhỉnh hơn năm 2008 là 0,03 tấn/ha tương đương với tăng0,54% Điều đó cho thấy sự sụt giảm về diện tích áp dụng không gây ảnh hưởng đáng

kể tới năng suất lúa trên những diện tích đang được áp dụng

Không những không giảm xuống mà năng suất cá lại tăng dần lên qua các năm,năm 2007 năng suất cá là 2,08 tấn/ha, năm 2008 tăng lên 2,09 tấn/ha tương đương vớităng 0,48% và sang năm 2009 tăng lên 2,13 tấn/ha đạt 1,91% so với năm 2008 Điều

đó cho thấy người dân áp dụng mô hình lúa – cá rất có hiệu quả do họ có sự đầu tư lớn

về công sức cũng như những nguồn lực cần thiết cho mô hình, nó thể hiện sự cố gắngrất lớn của người nông dân xã Thủy Phương trong 3 năm qua Tuy nhiên, do sự sụtgiảm về diện tích nên sản lượng lúa và cá cũng giảm theo qua các năm Năm 2007, sảnlượng lúa là 86,2 tấn sang năm 2008 giảm xuống còn 82,6 tấn, giảm 3,6 tấn Năm

2009 giảm so với năm 2008 là 5,25 tấn tương đương giảm 6,36% Sản lượng cá cũnggiảm theo sự sụt giảm của diện tích, năm 2007, sản lượng cá là 33,43 tấn sang năm

2008 giảm xuống còn 32,3 tấn giảm 1,13 tấn và giảm thêm 1,81 tấn ở năm 2009

Như vậy, trong giai đoạn 2007 – 2009, diện tích và số hộ áp dụng mô hình lúa –

cá có giảm xuống 7 hộ kèm theo diện tích giảm 1,9 ha và sản lượng lúa – cá cũng giảmtheo Nhưng nhìn vào bảng ta dễ dàng nhận thấy trong 2 năm, sự sụt giảm về cả diệntích và sản lượng lúa - cá là không đáng kể so với diện tích và sản lượng lúa – cá củatoàn xã Điều đó chứng tỏ sản lượng lúa - cá mà các hộ sản xuất đã ngừng làm đạtđược kết quả không cao Nguyên nhân chính là do:

+ Diện tích sản xuất của các nông hộ đó rất nhỏ lẻ, một số thửa ruộng lại xa nhàthì liệu người nông dân có chịu bỏ công ra nằm ngoài chòi để canh giữ cá cả hàngtháng trời hay không? Chưa kể là họ phải đầu tư một khoản tiền khá lớn cho việc muagiống, thức ăn cho cá trong khi giá cả đầu vào ngày càng tăng mà giá cả đầu ra thì luônbiến động, hay bị tư thương ép giá Công tác “dồn điền đổi thửa” đã được triển khainhưng chưa được thực hiện triệt để do người dân không chịu đổi đất Lý do là chấtlượng ruộng đất không đồng đều, có thửa tốt thửa xấu nên người dân không chịu đổi

Trang 40

+ Chất lượng cá sẽ cao hơn nếu người dân kéo dài thời gian nuôi cá sau khi thuhoạch lúa Nhưng do thói quen của người nông dân là sản xuất theo thời vụ, làm vụnào là thu hoạch luôn vụ đó Bên cạnh đó, sau khi thu hoạch lúa, việc giữ cá khỏi chết

để cải tạo lại đất tiếp tục trồng lúa vụ sau đối với các hộ còn gặp rất nhiều khó khănnên họ chỉ làm lúa – cá vụ Đông Xuân sau đó lại tiếp tục làm lúa – cá vụ Hè Thu

+ Một nguyên nhân rất đáng quan tâm là chuột trên đồng rất nhiều Trong thiết

kế ruộng nuôi cá kết hợp trồng lúa ở vùng trũng đòi hỏi phải đắp đê cao hơn mực nước

lũ hàng năm khoảng 0,5m nên đây là chỗ trú ẩn rất lý tưởng cho chuột Vào mùa mưa

lũ, nước ngập úng nhiều, chuột kéo nhau vào đê tránh nước và sinh sôi nảy nở ngàycàng nhiều, chúng phá lúa rất nhiều gây thiệt hại không nhỏ cho người sản xuất Đây

là nguyên nhân chính làm cho năng suất và sản lượng lúa trong mô hình lúa – cákhông cao như tiềm năng vốn có của nó Mà công tác diệt chuột lại chưa được thựchiện đồng bộ nên sản lượng lúa giảm rõ rệt Qua điều tra cho thấy, đa số các hộ thựchiện mô hình lúa – cá đều có năng suất và sản lượng lúa không cao, có những hộ bịchuột phá gần 1/3 số lúa trên ruộng

+ Ngoài ra, tính thời vụ trong nông nghiệp cũng gây ảnh hưởng rất lớn, đến thờiđiểm thu hoạch cá thì xảy ra hiện tượng dư cung, trong khi trên địa bàn xã lại không cócác cơ sở chế biến thủy sản, chủ yếu người dân bán tươi mà các hộ này lại không đầu

Ngày đăng: 27/09/2013, 21:38

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
8. Nguyễn Văn Vượng (1999), Bài giảng thống kê kinh tế, Khoa kinh tế, Đại học Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng thống kê kinh tế
Tác giả: Nguyễn Văn Vượng
Năm: 1999
9. TS. Hoàng Hữu Hòa (1999), Lý thuyết thống kê kinh tế, Khoa kinh tế, Đại học Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý thuyết thống kê kinh tế
Tác giả: TS. Hoàng Hữu Hòa
Năm: 1999
10. Phạm Vân Đình, Giáo trình kinh tế nông nghiệp, nhà xuất bản nông nghiệp, Hà nội 1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình kinh tế nông nghiệp
Nhà XB: nhà xuất bản nông nghiệp
11. Hồ Thị Lệ Thu (2008), Khóa luận tốt nghiệp đại học, Trường đại học kinh tế Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khóa luận tốt nghiệp đại học
Tác giả: Hồ Thị Lệ Thu
Năm: 2008
12. Đỗ Thị Thảo (2009), Khóa luận tốt nghiệp đại học, Trường đại học kinh tế Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khóa luận tốt nghiệp đại học
Tác giả: Đỗ Thị Thảo
Năm: 2009
13. Hoàng Thị Thanh Thúy (2009), Khóa luận tốt nghiệp đại học, Trường đại học kinh tế Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khóa luận tốt nghiệp đại học
Tác giả: Hoàng Thị Thanh Thúy
Năm: 2009
15. Kỹ sư Nguyễn Hồng Việt (2004), Kỹ thuật nuôi cá trong ruộng lúa, Phó giám đốc trung tâm khuyến nông - lâm - ngư Thừa Thiên Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ thuật nuôi cá trong ruộng lúa
Tác giả: Kỹ sư Nguyễn Hồng Việt
Năm: 2004
1. Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Hương Thủy (2007, 2008, 2009), Báo cáo tình hình nuôi trồng thủy sản của huyện Hương Thủy năm 2007, 2008 và 2009 Khác
2. Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Hương Thủy (2008), Đề án phát triển chăn nuôi, thủy sản giai đoạn 2008 – 2013 Khác
3. Hợp tác xã nông nghiệp Thủy Phương (2007), Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch kinh tế xã hội năm 2007 và phương hướng nhiệm vụ năm 2008 Khác
4. Hợp tác xã nông nghiệp Thủy Phương (2008), Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch kinh tế xã hội năm 2008 và phương hướng nhiệm vụ năm 2009 Khác
5. Hợp tác xã nông nghiệp Thủy Phương (2009), Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch kinh tế xã hội năm 2009 và phương hướng nhiệm vụ năm 2010 Khác
6. Phòng địa chính xã Thủy Phương (2009), Báo cáo tình hình sử dụng đất xã Thuỷ Phương năm 2009 Khác
7. Ủy ban nhân dân xã Thủy Phương (2007, 2008, 2009), Báo cáo tình hình nhân khẩu và lao động của xã Thủy Phương năm 2007, 2008 và 2009 Khác
14. Tạp chí nông nghiệp và phát triển nông thôn (2009) Khác
16. Một số trang web:- www.kinhtenongthon.com.vn - www.Agro.gov.vn- www.google.com.vn/ lúa – cá- www.google.com.vn/ kỹ thuật nuôi cá ruộng lúa - www.tailieu.vn Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Tình hình thực hiện mô hình lúa – cá của các xã trên địa bàn huyện Hương Thủy qua 3 năm 2007 – 2009 - Đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình lúa – cá của các nông hộ trên địa bàn xã thủy phương, huyện hương thủy, tỉnh thừa thiên huế
Bảng 1 Tình hình thực hiện mô hình lúa – cá của các xã trên địa bàn huyện Hương Thủy qua 3 năm 2007 – 2009 (Trang 26)
Bảng 3: Tình hình nhân khẩu và lao động của xã Thủy Phương qua 3 năm  (2007 – 2009) - Đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình lúa – cá của các nông hộ trên địa bàn xã thủy phương, huyện hương thủy, tỉnh thừa thiên huế
Bảng 3 Tình hình nhân khẩu và lao động của xã Thủy Phương qua 3 năm (2007 – 2009) (Trang 31)
Bảng 7: Diện tích và cơ cấu đất đai của các nông hộ điều tra giữa các thôn (BQ/hộ) - Đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình lúa – cá của các nông hộ trên địa bàn xã thủy phương, huyện hương thủy, tỉnh thừa thiên huế
Bảng 7 Diện tích và cơ cấu đất đai của các nông hộ điều tra giữa các thôn (BQ/hộ) (Trang 42)
Bảng 8: Quy mô và cơ cấu diện tích, năng suất và sản lượng trong mô hình lúa – cá vụ Đông Xuân của các nông hộ. - Đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình lúa – cá của các nông hộ trên địa bàn xã thủy phương, huyện hương thủy, tỉnh thừa thiên huế
Bảng 8 Quy mô và cơ cấu diện tích, năng suất và sản lượng trong mô hình lúa – cá vụ Đông Xuân của các nông hộ (Trang 48)
Bảng 9: Cơ cấu chi phí sản xuất trong mô hình lúa – cá vụ Đông Xuân                           (BQ/ha) - Đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình lúa – cá của các nông hộ trên địa bàn xã thủy phương, huyện hương thủy, tỉnh thừa thiên huế
Bảng 9 Cơ cấu chi phí sản xuất trong mô hình lúa – cá vụ Đông Xuân (BQ/ha) (Trang 51)
Bảng 11: Cơ cấu chi phí sản xuất lúa trong mô hình lúa vụ Đông xuân (BQ/ha) - Đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình lúa – cá của các nông hộ trên địa bàn xã thủy phương, huyện hương thủy, tỉnh thừa thiên huế
Bảng 11 Cơ cấu chi phí sản xuất lúa trong mô hình lúa vụ Đông xuân (BQ/ha) (Trang 60)
Bảng 12: Kết quả và hiệu quả sản xuất mô hình lúa Đông Xuân - Đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình lúa – cá của các nông hộ trên địa bàn xã thủy phương, huyện hương thủy, tỉnh thừa thiên huế
Bảng 12 Kết quả và hiệu quả sản xuất mô hình lúa Đông Xuân (Trang 62)
Bảng 14: Ảnh hưởng của mức đầu tư công lao động đến hiệu quả sản xuất trong mô hình  lúa – cá - Đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình lúa – cá của các nông hộ trên địa bàn xã thủy phương, huyện hương thủy, tỉnh thừa thiên huế
Bảng 14 Ảnh hưởng của mức đầu tư công lao động đến hiệu quả sản xuất trong mô hình lúa – cá (Trang 66)
Bảng 15: Ảnh hưởng của mức đầu tư thức ăn cho cá đến hiệu quả sản xuất     mô  hình “lúa- cá” - Đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình lúa – cá của các nông hộ trên địa bàn xã thủy phương, huyện hương thủy, tỉnh thừa thiên huế
Bảng 15 Ảnh hưởng của mức đầu tư thức ăn cho cá đến hiệu quả sản xuất mô hình “lúa- cá” (Trang 68)
Bảng 17: Ảnh hưởng của quy mô đất đai đến hiệu quả kinh tế trong mô hình “ lúa- cá” - Đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình lúa – cá của các nông hộ trên địa bàn xã thủy phương, huyện hương thủy, tỉnh thừa thiên huế
Bảng 17 Ảnh hưởng của quy mô đất đai đến hiệu quả kinh tế trong mô hình “ lúa- cá” (Trang 71)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w