0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

Phong cách thơ haiku của Yosa Buson

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU PHONG CÁCH THƠ HAIKU CỦA MATSUO BASHO, YOSA BUSON VÀ KOBAYASHI ISSA (Trang 31 -31 )

Nhà thơ Buson đến với thơ haiku như một duyên tiền định, ông

đã thổi một làn gió mới vào thơ haiku, làn gió ấy mang màu sắc của ngàn hoa, của những vẻ đẹp mĩ miều, quyến rũ về mùa xuân. Buson có một gia tài thơ đồ sồ về mùa xuân với hơn 2000 bài thơ. Điều đó đã đưa ông lên vị trí “nhà thơ của mùa xuân” trên thi đàn Nhật Bản.

29

Không nhiều người thành tựu một lượt hai nghệ thuật thơ ca và

hội hoạ đến mức kỳ tài như Yosa Buson. Ông đã kết hợp nhuần nhuyễn giữa tính chất biểu hiện của hội hoạ và chất gợi tưởng của thi

ca để tạo ra những vần thơ mùa xuân tinh tế và tài hoa:

Nanohana ya Đồng cải nở hoa vàng Tsuki ha higashi ni Phương Tây mặt trời lặn Hi ha nishi ni Phương Đông vầng trăng lên

Những bông hoa cải nở vàng ươm như trải một tấm thảm vàng trên khắp cánh đồng, báo hiệu mùa xuân đã về. Trên cánh đồng vàng rực mùa xuân ấy, những con người lao động vẫn ngày đêm miệt mài,

chăm bón, vun xới cho mùa bội thu sắp tới. Ở phương trời phía bên kia quả đất xa xôi, mùa xuân cũng chảy tràn khắp nẻo, ở hai phương

trời của hai thiên thể đẹp đẽ, tất cả là mùa xuân phong nhiêu, là tháng ngày bắt đầu của vòng quay mới.

Thơ về mùa xuân của Buson đẹp lắm, ẩn chứa trong đó là

những quan niệm nhân sinh thấm đẫm tinh thần nhân văn của một tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống sâu sắc.

Mùa xuân hiện lên trong thơ Buson với những khoảnh khắc bừng sáng của cảm xúc, ẩn chứa trong từng âm tiết thơ đầy rung

động:

Samushiro wo Trải chiếu trên cánh đồng Hata ni shiite Ta ngồi ngắm

Umemi kana Vườn mận nở hoa

Nếu như đại thi hào dân tộc Nguyễn Du dùng hình ảnh hoa lê

để gợi mở mùa xuân, để tạo một gam màu chủ điểm cho bức tranh xuân qua câu:

Cỏ non xanh rợn chân trời

Cành lê trắng điểm một vài bông hoa

(Truyện Kiều)

thì ở đây, ta cũng bắt gặp một bức tranh xuân do Buson vẽ ra, cũng

30

không phải hoa lê mà là hoa mận. Vườn mận nở hoa trở thành tín hiệu nổi bật trong bức tranh xuân. Đó không phải là tín hiệu động mà rất tĩnh, tĩnh lặng nhưng khuấy động được cảm xúc của người đọc về

cái xốn xang của thời gian.

Đó là một bức tranh xuân bình yên thư thả, dạt dào sức sống trong bầu không khí trong lành, thanh thoát. Cánh đồng trở thành sân khấu cho cuộc thưởng ngoạn mùa xuân. Cả con người và cảnh vật

đều dung dị, thanh thản trong khoảnh khắc xuân sang ấy. Con người xuất hiện trong bài thơ thật an nhiên tự tại như đang hòa mình vào khoảnh khắc của đất trời. Tất cả như hòa thành một trong giờ phút ấy, tâm trí của con người đang hòa với vẻ đẹp của thiên nhiên để cảm nhận hơi thở cuộc sống.

Buson thường sử dụng những hình ảnh bình dị như thế để miêu tả những bức tranh xuân của mình. Không cần hoa mỹ, phô trương,

chỉ cần những điều nhỏ bé, đơn sơ nhưng thể hiện tầm vóc của cảm xúc, những rung động tinh tế của tâm hồn được khám phá thông qua cảnh vật:

Trong ngôi chùa cổ Hoa đào nở

Người đàn ông đập lúa

Nhịp đập của mùa xuân được tác giả bắt nhịp thông qua hành

động của thiên nhiên và con người: hoa nở và người đập lúa. Có một sự kết hợp hài hòa giữa ba hình ảnh: ngôi chùa cổ, hoa anh đào và người đàn ông trong khung cảnh mùa xuân ấy. Nó được thể hiện ở

ba nấc thang của không gian: trên cao, lưng chừng và dưới thấp. Ở

mỗi nấc thang đều có một chủ thể riêng, nhưng tất cả lại được một chủ thể lớn hơn bao bọc, đó là mùa xuân. Ta thấy được mùa xuân trong thơ Buson chuyển mình từ tất cả những vận động của vũ trụ,

31

Akindo wo Con chó

Hoyuru inu ari Sủa người bán hàng rong Momo no hana Hoa đào nở rộ

Con đường làng ngày nào với tiếng chó sủa thân quen hôm nay bỗng dưng đẹp lạ thường. Người bán hàng rong phải dồn bước

nhanh hơn vì xuân đã về, họ phải cố bán nhanh để kịp sắm cho đàn

con những bộ quần áo mới. Ngỡ rằng sự “chênh nhịp” này sẽ làm

cho bài thơ khập khiễng nhưng chủ ý của tác giả là vậy. Mùa xuân trong thơ của Buson là thế đấy.

Một khung cảnh mùa xuân khác cũng được nhà thơ Buson vẽ

ra :

Cành hoa đào đơn sơ

Buổi sáng mai đẹp trời

Trang điểm một hồ sâu

Dẫu bình dị nhưng mùa xuân trong bức tranh này cũng đầy uy nghiêm, cổ kính và cũng rất gợi ý, gợi tình. Cái đẹp bắt nguồn từ sự

hòa quyện khéo léo của hoa đào, buổi sáng tinh sương và mặt hồ yên tĩnh. Một khung cảnh thơ mộng hiện ra trước mắt với những cánh

hoa anh đào lả tả rơi xuống mặt hồ, điểm tô cho không gian yên bình

ấy đầy màu sắc. Mặt hồ trở thành một chiếc gương khổng lồ phản chiếu toàn bộ cảnh vật, như vậy cái đẹp được nhân đôi. Bài thơ là

một sự phát triển thuần nhất về không gian và thời gian. Tất cả nằm trong một chiều tiến lên theo sự thay đổi của tạo vật. Một cái đẹp hoàn mỹ xuất phát từ một cành đào đơn sơ. Hơn nữa, cảnh vật cũng

nhận được sựủng hộ của buổi sáng tinh sương và mặt hồ phẳng lặng nên nghiễm nhiên tạo thành một không gian đẹp, một bức tranh toàn bích.

Chỉ cần một cành đào nhỏ nhoi thôi cũng đủ mang khí xuân về

với mọi người. Hoa anh đào trở thành người đưa tin trong thơ haiku, nó được nhiều nhà thơ haiku sử dụng để chuyển tải ý thức về mùa.

32

Ngoài ra, mùa xuân trong thơ haiku của Buson cũng là mùa của tình yêu, hạnh phúc, mùa của những xúc cảm dịu vợi trong trái tim

con người. Mỗi khoảnh khắc của mùa xuân là mỗi khoảnh khắc của thời gian thổn thức, của phút giây trái tim thi nhân loạn nhịp, của những âm vang cuộc sống muôn màu trong khúc hát hoan ca:

Harusame ya Mưa xuân lất phất Monogatari yuku Bên nhau đôi bóng

Mino to kasa Ô và áo tơi

Nhà thơ Buson khắc hoạ khung cảnh mùa xuân bằng hình ảnh

đầy thi vị của đôi tình nhân dìu nhau dưới cơn mưa xuân lãng mạn.

Cơn mưa là chiếc cầu nối, là chứng nhân cho tình yêu của hai tâm hồn đồng điệu, là chất xúc tác để đưa hai người đến với nhau. Đó là

cái nhìn có tính nhân bản của nhà thơ. Con người hòa vào thiên nhiên, thiên nhiên ôm lấy con người trong khúc ca hòa điệu của tình yêu lãng mạn.

Buson vẫn thường đưa những cảm xúc lãng mạn vào thơ như

vậy. Bằng những nét chấm phá độc đáo, ông như đang vẽ nên những bức tranh bằng thơ và giúp nó hiện rõ trước mắt người đọc. Buson muốn dùng tiếng đời thường để xa rời cõi thường bằng phương pháp

mà ông gọi là “ly tục pháp”, nhưng nó không hề xa rời thực tại mà luôn gắn với chủ thể cuộc sống, gắn với những con người trần thế, xin trích một bài thơ trong tập “Vó ngựa gió xuân” như sau:

Haru kaze ya Gió mùa xuân Tsutsumi nagou shite Con đê dài

Ie toi shi Nhà còn xa xăm

Mùa xuân là mùa để những người xa quê hương có dịp nhớ lại và là thời khắc thích hợp để họ trở về thăm quê. Những người con khi xa quê ai cũng đau đáu trong lòng những nỗi hoài niệm, nhớ thương về nơi “chôn nhau cắt rốn”, đặc biệt lúc nhìn thấy hoa anh

đào rơi trong gió báo hiệu mùa xuân đã về thì nỗi niếm ấy lại dâng lên dằn vặt. Hiểu được nỗi lòng đó, khi nhìn thấy dáng dấp của một

33

người phụ nữ đang đi trên con đê Nagara dài thượt để về quê, Buson liền đặt bút viết hộcho người phụ nữ này đôi dòng tâm sự.

Ở một bài thơ khác, Buson cũng viết về những con người trần thế, viết về mối quan hệ hài hòa hai chiều giữa con người và thiên nhiên:

Ume saite Hoa mơ tưng bừng Obi kafu muro no Bên lầu, du nữ

Yuujo kana Mua sắm đai lưng

Mùa xuân đến khiến lòng người phơi phới, nôn nao chờ đợi.

Con người cũng hòa theo mùa xuân, hoa mơ nở cũng chính là lúc các du nữ sắm sửa, trang điểm cho mình. Đây là khoảnh khắc mà đất trời và lòng người đều thay đổi.

Hai đối tượng thẩm mỹ là “hoa” và “du nữ” đều nằm trong cùng một trường biểu hiện cái đẹp. Do đó, nếu xét về mặt hình tượng của bài thơ thì hai hình ảnh trên đồng cấp độ. Đó là mối quan hệ hài hòa giữa cái đẹp tinh thần kết hợp với cái đẹp về thể chất. Chính những mối quan hệ hai chiều hài hòa như vậy đã làm cho thơ haiku của Buson có một sức sống mãnh liệt.

Cái thần của mùa xuân được Buson nắm bắt trong tất cả những biến chuyển của đời sống. Từ cánh hoa đào đơn sơ đến hình ảnh

người nông dân đạp lúa, từ ngôi chùa cổ kính đến du nữ, từ con chim trĩ cho đến đỉnh núi...Tất cả đều được Buson ưu ái, khoác cho tấm áo

thi ca để bước vào thơ ông làm nên những khúc nhạc xuân bất tử:

Yama dori no Chim trĩ

O wo fumu haru no Trải đuôi

iri hi kana Xuân chiều tà

Hay

Zeni katte Đỉnh Yoshino Hairu ya Yoshino no Nuốt vào mây trắng Yamazakura Thở ra hoa đào

34

Trong giông bão

Áo rơm người chèo chống

Hoá áo anh đào

Những vần thơ haiku về mùa xuân của Yosa Buson đã thể hiện một tâm hồn tinh tế và nhạy cảm trước vẻ đẹp của thiên nhiên. Sự tài hoa kết hợp với những rung động huyền dịu trong tận sâu tâm hồn đã giúp Buson vẽ nên nhưng bức tranh xuân nhiều màu sắc và cuốn hút bằng thơ haiku. Đó là những bức tranh lột tả chân thật, hiện hữu trong cuộc sống đời thường nhưng cũng không kém phần thi vị, lãng mạn. Ai đã từng náo nức chờ xuân, đã từng vui vẻ với những phút giây xuân thì chắc hẳn cũng từng tiếc nuối khi mùa xuân dần trôi qua.

“Ông hoàng thơ Tình” Xuân Diệu đã từng giật mình thốt lên ngậm ngùi rằng:

Xuân đang đến nghĩa là xuân đang qua

Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già

(Vội vàng)

Ở hai đất nước cách xa vạn dặm nhưng cả Buson và Xuân Diệu cùng có chung nỗi niềm, một nỗi niềm luyến tiếc không muốn xuân

qua, nhưng đó vốn dĩ là quy luật của tự nhiên nên đành phải hòa theo vòng chu chuyển của đất trời. Buson viết:

Kari ittei Đàn nhạn đi rồi Kadota mo tooku Cánh đồng trước cửa Omoharuru Dường như xa xôi

Cánh nhạn mang mùa xuân về cùng với mọi người thì chính cánh nhạn cũng là dấu hiệu báo cho nhân sinh biết rằng: “xuân đã qua rồi”. Sự vắng bóng của chúng trước cánh đồng khiến cho cảnh vật trở nên lẻ loi, yên ắng lạ thường.

Buson không cần miêu tả nhiều, bằng cách đưa ra hai hình ảnh thân thuộc mà ông đã khơi gợi trong lòng độc giả sự ngậm ngùi, tiếc nuối trong những ngày tàn xuân. Như đưa tiễn mùa xuân, trời cũng

35

đổ mưa, khiến cho cõi lòng con người càng thêm nặng trĩu. Buson lắm lúc cũng thừa nhận rằng:

Mưa xuân thật tuyệt Thế mà buồn, rất buồn

Không đủ lời để nói

Xuân đến, xuân đi, xuân để rơi trên đường đi của mình những nỗi khắc khoải, luyến lưu của nhân thế. Dẫu có giữđược những cánh nhạn nhưng xuân vẫn cứ vô tình qua đi, dòng đời vẫn cứ trôi chảy, bởi vì đó là quy luật vĩnh hằng của vũ trụ. Nhưng giá trị thật sự mà mùa xuân muốn nhắn gửi đến nhân sinh là hãy trân quý những tháng

ngày được sống, nhận ra thế gian này là vô thường và hãy để cho cõi lòng tự do rung động trước vẻ đẹp của thiên nhiên, của cuộc sống.

Yosa Buson nhìn mùa xuân ở nhiều góc độ, khía cạnh khác

nhau. Dù đứng ở điểm nào thì ông cũng chọn cho mình những bố

cục, gam màu rất phù hợp cho từng bức tranh xuân. Ở từng khung cảnh, mùa xuân hiện ra bằng nhiều tín hiệu:

Bước qua vũng nông

Bàn chân cô gái

Vẩn bùn lên nước xuân trong

Hẳn đã có sự trách móc nhẹ nhàng của Buson đối với cô gái.

Nàng đã cố ý hay không cẩn thận làm vẩn đục làn nước mùa xuân của tác giả. Đừng trách hờn cô gái, chính mưa mùa xuân đã rải những hạt nước khắp nơi và cô gái vô tình chạm trúng đấy chứ.

Nếu Buson là một đạo diễn, thì trong trường hợp này ông đã

hướng ống quay về một khung cảnh tầm thường để xây dựng hình

tượng về cái đẹp. Những cảnh quay tưởng chừng như đã nhoè màu vì

bước chân vấy bẩn nước của cô gái, “đạo diễn” tưởng chừng như đã thất vọng vì điều đó. Nhưng thật ra, bức tranh xuân vẫn giữ nguyên giá trị. Hành động nghịch chiều thẩm mỹ của cô gái không hẳn phá vỡ đi cái đẹp của bức tranh, duy chỉ có điều, nhà thơ đã phát hiện ra

36

nó từ chiều đối lập với cái đẹp mà thôi. Đôi khi, Buson cảm thấy xót xa cho những cái đẹp kiểu như vậy:

Hi kururu ni Hoàng hôn

Kiji utsu haru no Tiếng bắn chim trĩ vang dội Yamabe kana Trên triền núi xuân

Âm điệu của bài thơ bàng bạc chất cay nghiệt vì cái đẹp của bài

thơ được xây dựng từ sự hủy diệt. Hoàng hôn đang phủ xuống triền núi xuân là một khung cảnh tuyệt đẹp, an bình rồi, cớ sao nhà thơ lại thêm vào những âm thanh từ các cuộc săn bắn như vậy. Âm thanh ấy

như xé nát cả bầu trời đang thơ mộng thành nhiều mảnh, độc giả cảm thấy chính trái tim của nhà thơ cũng bị vỡ tan tành trước khung cảnh

như thế. Con người đang tạo lập cái đẹp hay tàn phá nó? Nhà thơ

cũng đượm buồn về bản chất của cuộc sống. Sinh tồn và hoại diệt cứ

diễn ra từng phút từng giây trên cõi đời này. Đó chính là một cái nhìn có tính triết học cũng như đẫm chất nhân văn của Yosa Buson.

Thơ haiku về mùa xuân của Buson không chỉ là những khoảnh khắc bừng sáng của thiên nhiên mà ẩn hiện trong đó là sự rung cảm tinh tế và huyền diệu trong tâm hồn nhà thơ. Con người chính là chủ

thể trong những bài thơ mùa xuân của Buson. Đó là những đối tượng thẩm mỹ hết sức nhân bản, cái đẹp thể hiện trong sự hòa phối nhịp nhàng giữa con người và thiên nhiên.

Yosa Buson đã đem đến cho haiku những gam màu mới, lãng mạn, quyến rũ và đầy tính nhân bản. Ông như người nghệ sĩ cất lên những khúc hoan ca về mùa xuân. Ông đã đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của một người hậu thế trong vai trò tiếp bước người khai sinh vĩ đại Matsu Basho. Nếu như R.H.Blyth đã khẳng định rằng:

“Nước Nhật sinh ra cùng thời với Basho vào năm 1644. Ông chính là người sáng tạo ra linh hồn Nhật Bản” thì chúng ta cũng có thể nói rằng: “ Linh hồn Nhật Bản đã được thăng hoa cùng những vần thơ

37

CHƯƠNG 4: THƠ HAIKU CỦA NHÀ THƠ KOBAYASHI ISSA

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU PHONG CÁCH THƠ HAIKU CỦA MATSUO BASHO, YOSA BUSON VÀ KOBAYASHI ISSA (Trang 31 -31 )

×