2. Phong cách thơ haiku của Matsuo Basho
2.4. Cảm thức Karumi
Karumi (Khinh) bắt nguồn từ chữ karushi, nghĩa là nhẹ nhàng, thanh thoát. Nó dung hợp giữa tính chân phương trong phong cách
và sự tinh tế trong nội dung. Karumi được nói đến như một phong thái ung dung, tự tại. Đó còn là một niềm khinh thanh êm đềm bay
lượn giữa tro than và cát bụi trần gian. Chính tâm thế đó đã tạo nên ở
các thi sĩ haiku có cái nhìn rất hiện thực khi phản ánh cuộc sống và thấy được vẻ đẹp của con người và sự vật dẫu cho nó bé nhỏ và
tưởng chừng như bị quên lãng. Basho nói về karumi trong thơ mình
ở cuối đời như một phong thái ung dung tự tại. Một bông hoa mới nở
cũng làm ta ngất ngây:
Kiku no hana Mong manh mong manh Saku ya ishiya no Một nhành hoa cúc ishi no ai Vừa đơm nụ vàng
Hay một đóa phù dung cũng góp phần tạo nên hương sắc của mùa:
Kirisame no Mưa mù sương
Sora wo fuyou no Phù dung một đoá
Tenki kana Làm mùa lên hương
Ta cùng ngồi với Basho trong túp lều ở Fubagawa vào buổi chiều mùa xuân. Những áng mây do hoa anh đào kết thành bồng bềnh mơ ảo ở cả hai nơi Ueno và Asakusa:
Hana no kumo Hoa đào như áng mây xa
Kane wa Ueno ka Chuông đền Ueno vang vọng Asakusa ka Hay đền Asakusa
Tiếng chuông vọng đến, có cần gì biết nó phát ra từ ngôi đền nào. Hoa thì mờ ảo như mây, tiếng chuông thì mơ hồ trong gió.
24
Haiku cố gắng diễn tả cái không rõ, cái không thể diễn tả. Nó được phản ánh đậm nét qua bài thơ:
Yoku mireba Khi nhìn kỹ
Nazuna hana saku Tôi thấy nazuna nở hoa Kakine kana Bên hàng giậu
Nazuna là loài hoa mọc bên vệ đường, giống như loài hoa dại. Khóm hoa màu trắng, không rực rỡ như hoa hồng, hoa cúc, thường nở bên bờ rào nhũn nhặn, có mấy ai đoái hoài nghĩ đến. Thế nhưng, nhà thơ Basho không chỉ để ý đến loài hoa bé nhỏ ấy mà còn chăm
chú nhìn, biểu lộ một niềm ngạc nhiên, hân hoan trước sự vật. Đó là đối với những loài hoa nhỏ bé, còn đối với những phận đời cơ cực trong xã hội, nhà thơ Basho viết:
Shidu no ko ya Em bé nhọc nhằn Inesuri kakete Trong khi xay gạo Tsuki wo miru Vẫn nhìn lên trăng
Cuộc sống biết bao lo toan, nhọc nhằn cũng không làm mất đi
sự thi vị, lãng mạn. Em bé cơ cực là vậy nhưng tâm hồn em vẫn trải rộng cùng thiên nhiên, cùng ánh trăng trong đêm yên tĩnh, thanh
vắng, chỉ còn một mình trăng là vẫn dõi theo khi em bé làm việc. Tâm hồn trong sáng, thuần khiết của em bé sẽ giúp em vượt qua mọi sự ô trọc, nhơ nhuốc của cuộc đời để hướng tới cái tốt lành, thánh thiện.
Và vào mùa xuân, khi những cánh hoa anh đào vương vãi khắp nơi theo làn gió, “đọng” vào bữa ăn khiến cho cả người và thức
ăn đều thấm một màu hồng của anh đào:
Ki no moto ni Dưới cây lao xao Shiru mo namasu mo Chén canh, đĩa cá
Sakura kana Đều vương anh đào
Nhà thơ đã mô tả một bức tranh đơn sơ, mộc mạc và thanh bần của một bữa cơm đạm bạc nhưng chính những cánh anh đào vương vào chén canh, đĩa cá làm cho “bữa tiệc hoa” trở nên thú vị, nên thơ.
25
Phát hiện từ trong những cái bình thường, cái đẹp bình dị, thể
hiện ý nghĩa nhân sinh cao thượng cũng là một cảm thức mang tính
karumi. Con người phải biết chiêm ngưỡng cái đẹp để vơi đi những khổ đau nhọc nhằn của cuộc sống phức tạp, bề bộn thường ngày.
Đến các loài chim muông, ong bướm cũng không lãng quên cái đẹp:
Aki wo tate Bươm bướm cũng nhận ra Chou mo nameru Một bông hoa chớm nở
Kiku no tsuyu Bên trời mùa thu
Karumi thường mang đến cho người đọc những cảm thức nhẹ
nhàng, thanh thoát thông qua những khám phá xung quanh đời
thường. Trong cuộc sống, con người bị cuốn hút vào vòng danh lợi,
đam mê danh vọng mà quên mất những cảm xúc lãng mạn và những phút giây thần tiên, thăng hoa của cuộc đời.
26
CHƯƠNG 3: THƠ HAIKU CỦA NHÀ THƠ YOSA BUSON