Tình yêu thương dịu dàng đối với loài vật nhỏ bé

Một phần của tài liệu Tìm hiểu phong cách thơ haiku của MATSUO BASHO, YOSA BUSON và KOBAYASHI ISSA (Trang 47)

2. Phong cách thơ haiku của Kobayashi Issa

2.2.Tình yêu thương dịu dàng đối với loài vật nhỏ bé

Issa vốn là tín đồ của Tịnh Độ Chân tông. Tình yêu vô hạn của

Đức A Di Đà đối với chúng sinh trong cõi ta bà đã ảnh hưởng sâu sắc đến ông. Issa mang một trái tim tràn đầy yêu thương, yêu thương

không chỉ con người với con người mà ông còn yêu cả cỏ cây, muôn

thú. Đọc thơ Issa, độc giả Việt Nam nhớ đến nhà thơ Bùi Giáng:

Xin yêu mãi và yêu nhau mãi mãi

Trần gian ơi cánh bướm cánh chuồn chuồn Con kiến bé cùng hoa thơm cỏ dại

Con vi trùng cùng sâu bọ cũng yêu luôn

(Phụng Hiến)

Chính những bất hạnh trong cuộc sống đã tạo nên một đóa sen

thi ca, tạo nên “Một tách trà” mà mùi vị và sắc hương ôm ấp, dưỡng nuôi cõi lòng nhân thế với biết bao tình yêu thương.

Ông viết nhiều bài thơ lấy cảm hứng sáng tác từ những con vật nhỏ bé, ít ai để ý đến. Nhờ Issa, những loài vật này được đi vào thơ

ca, tạo nên một bức tranh thơ đầy màu sắc cùng muôn loài. Cụ thể, Issa viết 54 bài thơ về ốc, 15 bài về cóc, gần 200 bài về ếch, khoảng 230 bài về đom đóm, hơn 150 bài về muỗi, trên 90 bài về ruồi, hơn

100 bài về bọ chét, trên 90 bài về ve sầu và hàng trăm bài thơ về loài vật khác. Nâng tổng số thơ viết về loài vật nhỏ bé lên gần một ngàn bài.

45

Đầu tiên, hình ảnh chú ốc xuất hiện cùng ngọn Phú Sĩ xinh đẹp

được gợi ra qua bài thơ:

Katatsumuri Ốc sên

Sorosoro nobore Chầm chậm bò Fuji no yama Núi Phú sĩ

Hình ảnh con ốc nhỏ trên đường bò lên đỉnh núi Phú sĩ được

nhà thơ Issa ghi lại, chắc có lẽ con ốc sẽ không bao giờ sống lâu đủ để lên đến đỉnh núi. Nhưng nó đã chạm đến trái tim của một thiền sư Issa để nhà thơ viết nên một bài haiku tuyệt vời. Và giờ đây, năng lượng tích cực từ bài thơ ấy đã truyền đến hàng triệu người trên thế

giới. Còn nhiều bài về ốc cũng rất hay, sau đây là một số bài tiêu biểu:

Cảnh tượng một bầy ốc sắp bị nấu cũng làm rung động trái tim nhà thơ:

Yuuzuki ya Trăng soi

Nabe no naka nite Một bầy ốc nhỏ

Naku tanishi Khóc than đáy nồi

Nhà giàu đóng cổng bằng then khóa chắc chắn, còn cổng nhà thi sĩ đã được con ốc nhỏ nhắn "khóa" hộ:

Shiba no to ya Trên cổng bụi cây Jou no kawari no Nằm thay cho ổ khóa Katatsumuri Con ốc nhỏ này

Nhà thơ Issa rất yêu quê hương và cũng rất tin tưởng vào Đức Phật. Đối với Issa, Đức Phật hiện hữu khắp nơi, ngay cả trong từng con ốc nhỏ:

Furusato ya Quê tôi

Hotoke no kao no Gương mặt của Đức Phật Katatsumuri Trên những con ốc

Bên cạnh những bài thơ vềốc, Issa còn có những bài thơ viết về (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

những loài vật khác như:

46

Khi rời quê hương lên Edo, Issa nói chuyện với ruồi trên nón của mình:

Kasa no hae Ruồi trên nón ta ơi

Mo kyo kara wa Hôm nay vào thành phố

Edo mono zo Thành dân Edo rồi

Issa còn nhìn thấy ruồi cũng mang dòng triết lý của Phật giáo về

vạn vật bình đẳng:

Hito areba Nơi đâu có người Hae ari hotoke Nơi đó có ruồi Ari nikeri Và có Phật

Ếch

Issa rất trìu mến những sinh vật nho nhỏ của mùa xuân, khi thấy chú ếch mảnh mai, Issa an ủi:

Yase gaeru Chú ếch èo uột Makeru na issa Đừng bỏ cuộc nhé Kore ni ari Issa an ủi chú đây

Trong một khung cảnh yên bình nên thơ, hiện lên hình ảnh của chú ếch với tư thế ung dung, tự tại nhìn đất trời:

Yugen to shite Tự tại an nhiên Yama wo miru Chú ếch ngồi nhìn Kawazu kana Núi đồi thanh vắng

Sau khi cơn mưa qua đi, tiếng các chú ếch vang lên, nhà thơ

Issa có cái nhìn thật thú vị về chúng:

Đấy, chúng đang cãi nhau Những chú ếch kêu

ộp oạp

Muỗi

Là một thiền sư nên Issa rất hay ngồi tĩnh tâm, giữa lúc ấy, những âm thanh nhỏ nhất của cuộc sống xung quanh cũng được khoếch đại:

47

Tada hitotsu Như cơn gió nhẹ

Mimi sai ni ka no hane Sát tai tôi

Kaze kana Một con muỗi bay

Đến lúc nhà thơ đi ngủ hay tinh mơ thức dậy, người bạn bên cạnh là những chú muỗi vo ve:

Ka hitotsu no Con muỗi

Ichinichi sahagu Suốt ngày quẩn quanh Makura kana Bên gối tôi

Và đối với nhà thơ, âm thanh của những chú muỗi kêu râm ran

trong màn đêm cũng là điệu diệu kì:

Yuuzora ya Bầu trời đêm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ka ga nakidashite Tiếng muỗi kêu râm ran Utsukushiki Thật tuyệt

Ve sầu

Nhà thơ tả cảnh ngôi nhà vào buổi sáng rất yên tĩnh đến mức có thể nghe rõ từng giai điệu của ve sầu:

Semi naku ya Ve sầu rên rĩ

Yanagi aruie no Ngôi nhà chìm trong khóm liễu Asa no tsuki Trăng buổi sáng

Một chú ve xấu số đã vướng vào bẫy của mạng nhện. Trong lúc sinh tử, chú ve trong mắt nhà thơ vẫn đẹp lạ lùng:

Kumo no su ni Vướng vào mạng nhện Tsuki sashikonde Lấp lánh dưới trăng

Yoru no semi Con ve

Một khung cảnh thơ mộng được Issa bắt gặp, có trăng, mưa, ve

sầu. Thật đẹp:

Ooame ya Mưa lớn Oonatsuki ya Trăng lớn

Matsu no semi Ve sầu trên cây thông

Đọc thơ của Issa khó lòng không yêu ông. Chẳng những người Nhật Bản mà tất cả những người yêu thơ haiku trên toàn thế giới đều

48

yêu ông. Trong thơ Issa, ta như tìm thấy sự đồng cảm, ẩn sau từng câu chữ là những nhịp đập đầy tình người của trái tim nhà thơ. Cuộc sống này đổ ập nhiều cơn bão tố đến cuộc đời Issa nhưng không vì thế mà ông cay cú, hận thù mà ngược lại ông dùng tình yêu của mình

để tưới lên khắp thế gian này. Từ những vật vô trí vố giác như sỏi đá,

cây cối đến những sinh vật nhỏ bé không ai chú ý. Tất cả đều thành chất thơ để cùng tồn tại mãi với thời gian.

3.3. Mẹ nguồn thi ca vô tận

"MẸ"! là kiệt tác của vũ trụ, là bông hoa đẹp nhất của tạo hóa, là tiếng cười lan tỏa khắp nhân gian, là nốt nhạc trầm bỗng, là những cung thanh, cung điệu của bản đàn giữa cuộc đời này.

"MẸ"! là ánh sáng của ngọn đèn thắp bằng máu con tim.

"MẸ"! Có nghĩa là duy nhất! Một bầu trời! Một mặt đất! Một vầng trăng! Một mẹ!

"MẸ"! Có nghĩa là mãi mãi! Là - Cho - Đi - Không - Đòi - Lại Bao Giờ ...!

“MẸ”! là một mỹ từ đẹp nhất trên đời.

Cuộc đời Issa là cuộn phim buồn, là chuỗi dài những bất hạnh nối tiếp nhau. Ông đã bị số phận tước đi vòng tay Mẹ từ lúc lên ba, ánh mắt của đứa trẻ thơ lúc ấy như tối sầm đi bởi thiếu ánh sáng của tình mẫu tử. Trong cõi đời này, có thung lũng sâu ắt có núi cao, có những đêm trường u tối mới có những bình minh rực rỡ. Giữa đêm mù tăm tối ấy, ánh sánh của thơ ca đã chiếu sáng miền tuổi thơ của ông. Những vần thơ về Mẹ mà Issa sáng tác trở nên bất tử.

Năm Issa lên chín, làng tổ chức lễ hội, trẻ con trong xóm nô đùa

với bạn bè và được bố mẹ sắm sửa cho những bộ quần áo mới. Issa nhìn thấy đám trẻ được cưng chiều, yêu thương bỗng dưng ông thấy chạnh lòng, muốn bật khóc. Với bộ quần áo tồi tàn, Issa ngồi một mình, ông chợt nhìn thấy con chim sẻ lạc bầy. Như gặp người đồng cảnh ngộ, ông viết:

49

Ore to kite Đến đây nào, với tôi Asobe yo oya no Cùng chơi đùa, chim sẻ

Nai suzume Không còn mẹ trên đời

Dù chim sẻ không hiểu được Issa đang nói gì nhưng có thể đồng cảm được với ông, bởi vì cả hai đều cùng chung một tình cảnh “không còn Mẹ trên đời”. Câu cuối của bài thơ như một lời trách (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

móc nhưng chứa đựng trong đó một sự tủi thân của trẻ thơ mà bất cứ

ai cũng có quyền như vậy.

Có lẽ vì mất Mẹ từ sớm nên Issa rất nhạy cảm với những cảnh

tượng mất mát trong tự nhiên, vì ông hiểu được nỗi đau đó hơn ai hết. Khi nhìn thấy chim mẹ bị thợ săn cướp đoạt sự sống, ông thấy đó như là hình ảnh của mình hiện về. Nén nỗi đau, Issa nghẹn ngào:

Người mẹ và bầy con Xa nhau...

Những con chim bị bắn

Mất Mẹ là mất đi một phần quan trọng tạo thành sự sống. Cuộc

đời Issa trở nên lang thang, phiêu bạt khắp nơi trên nước Nhật và kiếm sống đủ mọi nghề. Những lúc cõi lòng cô đơn thì vẻ đẹp trên

đời dường như vô nghĩa đối với Issa, thậm chí còn như địa ngục ám

ảnh suốt cuộc hành trình :

Aki no kaze Gió mùa thu Ware wa mairu wa Địa ngục nào đấy Dono jigoku Cùng tôi giang hồ

Mất đi bàn tay Mẹ chở che, đường đời mà Issa đi qua đầy chông gai, mờ mịt, hệt như bị những áng mây mù che phủ. Trong thơ ca

Việt Nam, Mẹ như một nhịp cầu vững chắc đưa con qua nơi tối tăm:

Mẹ yêu bắc một nhịp cầu

Đưa con vượt khỏi nỗi sầu thế gian

Issa cũng muốn được Mẹ dìu dắt như thế, ông ước ao được gặp Mẹ một lần, được nằm gọn trong lòng Mẹ, được Mẹ truyền hơi ấm

50

cứu rỗi được cuộc đời con. Cớ sao! trong cõi trần này, lại có quá nhiều cuộc chia ly giữa Mẹ và con. Issa rất đau nhói khi nhìn thấy hình ảnh của mình trong khung cảnh:

Uma no ko no Con ngựa con bị bán Kokyou ha naruru Ngoái nhìn mẹ

Aki no ame Mưa Thu

Những giọt mưa của mùa thu hay đó chính là những giọt nước mắt của chính tác giả. Chú ngựa con có lẽ được may mắn hơn Issa vì

được nhìn thấy Mẹ, được những kí ức về Mẹ đọng lại trong tâm trí. Còn Issa, ngay cả gương mặt Mẹ ông cũng không nhớ rõ, trí óc của một đứa trẻ lên ba không thể lưu giữ hình ảnh một cách rõ ràng được.

Đối với Issa, Mẹ không còn là một hoài niệm cụ thể nữa, Mẹ bây giờ

là thiên nhiên, là biển khơi, là tất cả. Mẹ lúc nào cũng bên Issa, Mẹ

lúc nào cũng dõi theo ông:

Naki haha ya Ôi biển khơi

Umi miru tabi ni Khi tôi nhìn thấy biển Miru tabi ni Mẹ tôi ơi

Mẹ đã hoá thân vào thiên nhiên, cùng hoà vào thế giới nhiệm màu của vô ngã. Lòng Mẹ bao la, trải rộng khắp núi sông. Giờ đây, trước mắt Issa – một Thiền sư, tất cả đều có cuộc sống, có Phật tính, có sự bình đẳng trong ánh sáng và trong cát bụi. Mỗi hình ảnh trên trần thế đều là hiện thân của Mẹ:

Tsuyu no tama Ôi những hạt sương

Hitotsu hitotsu ni Trân châu từng hạt Furusato ni Hiện hình cố hương (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ở nơi Issa sinh ra, ở nơi an nghỉ cuối đời của Mẹ, nơi đó không

còn là cố hương nữa, mà nó đã trở thành “lòng Mẹ”, nó đã trở thành

nơi bình yên nhất, yên ả nhất cho việc dừng chân sau bao ngày phiêu bạt nơi đất khách quê người của Issa. Chính nơi đây đã vẽ nên câu chuyện đau buồn về cuộc đời của một nhà thơ lỗi lạc và cũng chính

51

nơi đây đã khép lại một phận đời bất hạnh cùng với bao nước mắt của thế nhân.

Trong thơ haiku của Kobayashi Issa, Mẹ hiện lên với tất cả xúc cảm của nỗi đau và vẻ đẹp nhẹ nhàng của sự giải thoát. Những hình

ảnh này trong thơ haiku long lanh như giọt sương, tinh khiết như giọt

nước mắt và trở nên lung linh, vĩ đại như ẩn chứa một linh hồn. Tuy Mẹ không còn nhưng những vần thơ bất hủ của Issa vẫn còn đó, nó đang tỏa những vầng sáng dịu hiền lên nền trời thi ca thế giới.

52

PHẦN KẾT LUẬN

Đảo quốc Nhật Bản với nền văn hóa độc đáo có thể làm ngạc nhiên và hấp dẫn đặc biệt người xứ khác. Những tác phẩm văn học thâm trầm, sâu lắng như tính cách của người Nhật nhưng lại chứa

đựng những ý nghĩa lớn lao mang tính nhân loại.

Qua việc tìm hiểu phong cách thơ haiku của bà nhà thơ lỗi lạc là Matsuo Basho, Yosa Buson và Kobayshi Issa, luận văn đem lại cái nhìn khái quát và sâu sắc về phong cách thơ haiku của ba trụ cột

trong thơ ca Nhật Bản. Nhà thơ Matsu Basho là người đầu tiên thổi hồn vào thơ haiku và đưa nó lên đỉnh cao của nghệ thuật, ông hình thành phong cách Sofu cho riêng mình. Thơ của Basho bàng bạc

hương vị Thiền và là mực thước, khuôn mẫu hoàn mỹ. Yosa Buson

là người có công lớn trong việc thăng hoa thơ haiku, ông đưa những nét chấm phá độc đáo, lãng mạn vào thơ, những vần thơ như được chắp cánh dưới ngòi bút của ông. Còn Kobayashi Issa, ông không khuôn mẫu, mực thước như Basho, không triết lý, lãng mạn như Yosan Buson, nhưng thơ của ông mang giá trị nhân bản cao nhất, gần gũi với đời sống con người nhất.

Xét cho cùng, thơ cũng là một yếu tố văn hóa. Việc tìm hiểu, nghiên cứu đã đóng góp thêm nhiều tri thức mới cho người viết về thơ ca của xứ sở hoa anh đào.

Thơ haiku đang trên đường lan tỏa, trở thành một dòng thơ độc

đáo của thế giới và gây ảnh hưởng đến thơ ca hiện đại. Phong cách

đặc trưng của ba nhà thơ sẽ là ngọn đuốc cho những ai dấn thân vào

con đường thơ haiku.

Nếu có điều kiện, người viết hy vọng có thể tìm hiểu, khám phá

sâu hơn về thơ haiku. Đọc thơ haiku, ta thấy tâm hồn mình thanh thản, yêu đời và yêu cuộc sống. Thơ haiku mở ra những thế giới về

Thiền tông, về nhân sinh rất cần cho tâm hồn con người trong cuộc sống hiện đại.

53

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nhật Chiêu, Nhật Bản Trong Chiếc Gương Soi, NXB Giáo Dục, 2007.

2. Nhật Chiêu, Thơ Ca Nhật Bản, NXB Giáo Dục, 1998

3. Nguyễn Nam Trân, Bản thảo: Tổng Quan Lich Sử Văn Học Nhật Bản, quyển thượng: Từ thượng cổ đến cận đại.

4. Mai Liên tuyển chọn và dịch, Hợp Tuyển Văn Học Nhật Bản Từ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Khởi Thuỷ Đến Giữa TK XIX, NXB Lao Động, 2010

5. David G. Lanoue, Issa's Best: A Translator's Selection of Master Haiku, Print Edition, NXB Haikuguy, 2012

6. Takehiko Saigo, Meiku no Bigaku, NXB Reimei Shobo, 1991

Ngoài ra, người viết còn tham khảo nhiều trang web trên internet thông qua công cụ tìm kiếm Google.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu phong cách thơ haiku của MATSUO BASHO, YOSA BUSON và KOBAYASHI ISSA (Trang 47)