1.1. Cuộc đời
Kobayashi Issa (小林一茶, 1763 – 1827) là thơ và nhà sư Nhật Bản. Ông là một trong bốn bậc thầy thơ haiku, cùng với Basho, Buson và Shiki. Số sách vở viết về ông nhiều hơn cả Buson, Shiki và
tương đương với Basho.
Kobayashi Issa sinh ra trong một gia đình trung nông tại làng Kashiwabara ở địa hạt Shinano (nay là tỉnh Nagano), lúc mới sinh ông có tên là Kobayashi Nobuyuki. Bố Issa tuy là một nông dân
nhưng ông có thể trang trải mọi chi phí trong gia đình và mua đất đai.
Nếu xét về địa vị kinh tế, gia đình của Issa gần với giới trung lưu hơn là nông dân. Vật chất chắc hẳn không phải là một bước cản khó
khăn của tuổi thơ Issa nhưng những giá trị về tinh thần, tình yêu
thương của bố mẹ mới chính là nỗi ám ảnh đau đáu trong suốt quãng
đời của ông. Cuộc đời Issa gặp nhiều trắc trở, cứ như là chúng được sắp đặt sẵn để đợi Issa vướng vào.
Năm 3 tuổi, người Mẹ yêu thương Issa nhất qua đời. Đây là nỗi
đau khổ đầu tiên trong chuỗi đau khổ mà ông phải chịu đựng sau này. Khi tình mẫu tử thiêng liêng bị số phận tước đoạt, Issa như đứa trẻ
lạc loài khỏi vòng tay Mẹ. Ông được chăm sóc bởi tình yêu thương
của bà nội. Lúc này, Issa được theo học thầy giáo làng – một người rất yêu thơ ca và ông cũng học sáng tác thơ haiku từ rất sớm.
Năm năm kể từ khi mẹ mất, bố cưới một người vợ khác tên là Satsu và người vợ này đã sớm hạ sinh một cậu con trai. Từ đó, Issa phải sống dưới bóng của người mẹ kế, tưởng đâu người mẹ này sẽ cưu mang, chăm sóc cho Issa nhưng ngược lại, bà ta đối xử với ông rất tàn nhẫn, cay nghiệt. Tuy vậy, bố của Issa tỏ ra bất lực trước tình cảnh này, cứ thế sóng gió dần nổi lên.
Khi Issa lên 14 tuổi, người yêu thương ông nhất lúa này là bà nội cũng bỏ ông mà đi. Bà mất. Trái tim của Issa một lần nữa bị nỗi
38
đau giày xéo, một đứa trẻ mới 14 tuổi mà đã hai lần bị nỗi đau xé nát
trái tim, cuộc đời này thật tàn nhẫn với ông. Issa đã hoàn toàn bị bỏ rơi, ông cảm thấy lạc lõng trong gia đình với mẹ kế và người anh em cùng cha khác mẹ. Do vậy, ông rất đỗi cô đơn, trầm cảm và thích lang thang một mình ngoài đồng.
Năm 15 tuổi, Issa được bố gửi lên Edo để tự kiếm sống. Cũng
giống như Basho, Issa rời bỏ quá khứ đau buồn tìm đến một chân trời mới. Nếu ở Basho cái chết của người bạn thâm giao Todo Yoshitada là nguyên nhân của việc rời bỏ quê hương thì ở Issa đó là
cái chết của người bà yêu quý. Con người trong cuộc sống sẽ trưởng thành từ những lần ra đi như vậy. Tại Edo, Issa gia nhập đoàn lao động nhập cư từ các tỉnh lân cận đổ về và ông làm đủ mọi ngành nghề để kiếm sống. Người ta không biết rõ về quãng đời của Issa 10
năm đầu tại Edo như thế nào, chỉ biết ông kết thân với một người tên là Kobayashi Chikua thuộc trường phái haiku Nirokuan. Ông và
Chikua thường cùng nhau nghiên cứu thơ ca và sáng tác, xem nhau như đôi bạn tâm giao.
Từ năm 1787, ông lấy bút hiệu là Issa (Nhất Trà) để sáng tác
thơ ca trên tinh thần phục hưng phong cách tao nhã của Basho. Một
người bị tổn thương về mặt tâm hồn, một người con bị vứt bỏ đã tìm
đến thơ ca, hoặc có lẽ thơ ca đã tìm đến ông. Issa quyết định trao gửi cuộc đời mình vào con đường này – con đường thơ haiku.
Năm 1790, Chikua qua đời, Issa trở thành một thi tăng và ông
cũng nối gót các tiền nhân, hòa mình vào con đường của các lữ nhân, du hành trên khắp mọi nẻo đường để sáng tác. Ông đã mô tả mình
trong giai đoạn này: “Phiêu bạt về phía Tây, lang thang về phía
Đông, như kẻ ngẩn ngơ không bao giờ tồn tại ở một nơi. Ăn sáng ở
Kazusa và vào buổi tối nương náo tại Musashi”. Issa cũng đi thăm
viếng nhiều nhà thơ, nhất là những bạn thơ vùng Kansai (Kyoto – Osaka). Ông bắt đầu in thơ từ năm 1794.
39
Năm 1801, Issa về quê thăm bố bị bệnh đang hấp hối. Sau khi bố mất, Issa là người thừa kế tài sản chính thức theo di chúc, nhưng người mẹ kế đã thông đồng với bọn cường quyền tước đoạt lấy tài sản, đẩy Issa dấn thân vào con đường tha hương thêm mười ba năm
nữa. Nhưng khoảng mười ba năm đó là mười ba năm đỉnh cao của Issa, ông trở thành một nhà thơ lỗi lạc và khẳng định được phong
cách và tài năng của mình.
Năm 1815, nhờ sự giúp đỡ của một nhà sư, Issa lấy lại được chút tài sản, tranh chấp và thừa kếđã kéo dài 11 năm sau khi bố mất. Issa quyết định rời Edo về quê cũ sinh sống. Issa lúc này đã hơn năm mươi tuổi, ông nghĩ đến việc lập gia đình và ông kết hôn với một cô gái trong làng tên là Kiku. Sau thời gian ngắn hạnh phúc, bi kịch bắt
đầu xảy ra. Trong cái khoảnh khắc đáng lý ra người ta phải được nghĩ ngơi, tĩnh dưỡng thì Issa lại lao đao với hạnh phúc của mình. Từ 54 dến 60 tuổi, Issa đã mất bốn đứa con và cuối cùng là vợ, Kiku. Các con của ông sinh ra và chết trong tuổi ấu thơ.
Năm 1816: Sentaro, con trai đầu lòng chết sau khi sinh.
Năm 1819: Sato, con gái đầu lòng chết lúc 13 tháng tuổi do bệnh đậu mùa.
Năm 1821: Ishitaro, con trai thứ hai chết lúc 3 tháng tuổi do bị
ngạt khi được địu trên lưng mẹ.
Năm 1823, Issa lại nhận tiếp hai cú đánh chí mạng của định mệnh: người vợ mà ông thương yêu hết lòng đã vĩnh viễn ra đi, và sau đó bảy tháng là sự ra đi của Konzaburo – đứa con trai cuối cùng của ông.
Mong có một đứa con nối dõi, một năm sau đó Issa đã cưới Yuki, 38 tuổi, con gái của một Samurai, để rồi đau đớn li dị chỉ 3
tháng sau khi cưới. Hai năm sau, ông lấy người vợ thứ ba, Yao. Lần này cuộc đời cũng không cho ông hưởng hạnh phúc.
Năm 1827, một trận hỏa hoạn lớn đã thiêu rụi ngôi nhà của Issa.
40
trong nhà kho tạm bợ và lạnh lẽo, kết thúc cuộc hành trình của một tâm hồn đã nhiều lần thương đau.
Và trong khoảng thời gian này, đứa con cuối cùng của ông vừa
ra đời từ người vợ thứ ba.
1.2. Sự nghiệp sáng tác
So với bậc tiền bối haiku, Issa không mực thước như Basho,
không cách tân ấn tượng như Buson. Ở Issa, độc giả bắt gặp những khúc ca bi ai về tình yêu thương đồng loại, từ những trái tim trầy
xước, rớm máu đến khoảnh khắc bừng sáng của tình cảm con người.
Ông đã để lại khoảng 20000 bài thơ, được độc giả xưa lẫn nay mến mộ. Các tác phẩm nổi tiếng của ông như:
Nhật ký mất cha (Chichi No Shuen Nikki, 1801)
Thơ viết vào năm Kyowa (Kyowa Kujo, 1803)
Thơ viết vào năm Bunka (Bunka Kujo, 1804)
Nhật ký số bảy (Shichiban Nikki, 1810–1818) Mùa xuân của tôi (Ora Ga Haru, 1819)
Nhật ký số tám (Hachiban Nikki, 1819–1821)
Sổ tay ghi chép vào năm Bunsei (Bunsei Kucho, 1822–1825)