Cuộc đời và sự nghiệp của nhà thơ Yosa Buson

Một phần của tài liệu Tìm hiểu phong cách thơ haiku của MATSUO BASHO, YOSA BUSON và KOBAYASHI ISSA (Trang 29)

1.1. Cuộc đời

Sau khi Basho mất, thơ haiku được phổ biến trong quần chúng

nhân dân nhưng chất lượng dần trở nên thấp kém. Nó mất dần tính chất văn chương và người làm thơ để vụ lợi cầu danh thì nhiều.

Trước bối cảnh đó, trong làng thơ ca Nhật Bản xuất hiện một người tự nhận lấy trọng trách phục hưng thơ haiku, đưa thơ haiku trở lại với ánh sáng vốn dĩ của nó, người đó là nhà thơ: Yosa Buson.

Yosa Buson (与謝蕪村, 1716 – 1784), tên thật là Taniguchi

Buson, sinh năm 1716 ở làng Kema, tỉnh Settsu (Nhiếp Tân), ngoại ô thành Osaka. Ông là thi sĩ và hoạ sĩ nổi tiếng trong thời Edo, ông sinh sau Basho một thế kỷ và là người có công đầu trong việc đưa

haiku ra khỏi sự suy đồi mà nó rơi phải sau khi mất Basho. Buson còn mang đến cho haiku màu sắc lãng mạn mà trong thơ Basho còn thiếu. Người ta biết đến ông chủ yếu như một họa sĩ, và do là họa sĩ, thơ ông mang nhiều hình ảnh với những nét chấm phá độc đáo. Có

thể ví ông như Vương Duy2 của Trung Quốc đời Đường.

Năm 20 tuổi, Buson đến Edo học làm thơ và hội hoạ dưới sự

chỉ dẫn của nhà thơ Hayano Hajin (1677–1742) hiệu Yahantei, một

nhà thơ có khuynh hướng chống lại những tệ nạn đương thời. Tại

đây, Buson còn được tiếp thu tinh hoa của thể thơ haiku truyền thống

dưới sự chỉ dẫn cùa nhà thơ Hattori Ransetsu và Takarai Kikaku. Lúc đó, Buson lấy hiệu là Saicho, ông đào luyện nhiều môn đệ, trong số đó có các cao đồ Yoshiwake, Takai Kito,…

Sau khi Thầy Hajin mất, ông đổi hiệu là Buson (1744). Buson chuyển đến sống khá lâu ở Yuki, một vùng ở phía Bắc Edo. Tại đây,

ông dành ra thời gian cho việc vẽ tranh, luyện thơ haiku và viết tác phẩm: Thương tiếc Hokuji Rosen (Hokuji Rosen wo itamu). Sau đó,

2

Vương Duy (701-761), là người thuộc tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc. Ông là một nhà thơ, họa sĩ và là một chính khách nổi tiếng đời Đường. Ông được người đời gọi là Thi Phật, cùng với Lý Bạch (Thi Tiên) và Đỗ Phủ (Thi Thánh).

27

men theo những địa danh trong quyển nhật kí hành trình nổi tiếng “Lối lên miền Oku” của Basho, Buson đã thực hiện những chuyến đi lên vùng Đông Bắc và vùng Kanto Nhật Bản.

Đến cuối năm 1750, Buson đến Kyoto, ông hoạt động văn thơ trong thi đàn của nhà thơ Mochizuki Sooku (1688–1766), đồng thời ông cũng vẽ tranh theo phong cách thuỷ mặc của Trung Quốc.

Năm 45 tuổi, Buson lấy vợ và ông có một người con gái tên là Kuno.

Năm 1770, lúc đó Buson 55 tuổi, ông nối nghiệp thầy Hajin lấy hiệu là Yahantei Nhị thế và làm chủ một thi đàn. Buson chịu ảnh

hưởng của Hán thi và lý luận Bunjinga3 nên ông đề xướng thoát tục luận, đặt trọng tâm vào những sáng tác lãng mạn có phong vị cổ điển

nhưng đem lại cảm giác thanh tân. Với sự giúp đỡ đắc lực từ hai nhà

thơ Tan Taigi và Kuroyanagi Shoha, Buson đã làm sống dậy tâm hồn

thơ nguyên thuỷ của haiku – tâm hồn Basho, hay còn gọi là “Sự trở

lại của Basho”.

Năm 1772, Buson ra mắt tập thơ đầu tiên.

Năm 1776, Buson thành lập một câu lạc bộ thi ca, nơi đây được

xem như là “Ba Tiêu Am” thời Buson. Các nhà thơ tập hợp lại cùng nhau sáng tác và bàn luận nhằm phục hưng tinh hoa trong thơ haiku

của Basho, họ luôn tôn trọng và xem Bahso như là một vị thánh thơ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

haiku. Basho là khuôn mẫu, là mực thước cho Buson và các nhà thơ

khác trong phong cách sáng tác.

Buson đọc rất nhiều kinh thư và nghiên cứu phong cách khác nhau của các tác phẩm thơ ca trong Nhật Bản và Trung Quốc. Đồng thời, vì Buson vừa là một nhà thơ vừa là hoạ sĩ nên trong phong cách

thơ ông có sự đan xen, dung hợp, tác động lẫn nhau giữa thi ca và hội hoạ. Khác với khuynh hướng chủ quan của Basho, Buson đứng ngoài nhìn với con mắt hoạ gia, diễn tả sự vật một cách hoa lệ và

3

Bunjinga (Văn Nhân Họa) tức lý luận xem hội họa là một tài nghệ mà văn nhân cần phải có (theo Đổng Kỳ Xương, họa phái Nam Tông cuối đời Minh). Tư tưởng này phổ biến ở Nhật Bản thời Edo.

28

lãng mạn. Trong thơ của ông luôn giàu hình ảnh trữ tình, nhạy cảm với cảnh sắc vẻ đẹp của thiên nhiên. Buson đã dung nạp, hấp thu nhiều phong cách từ Trung Quốc, nhưng cuối cùng, ông vẫn tạo ra cho mình một phong cách thật riêng, thật đặc trưng mà không nhầm lẫn ở bất kỳ nhà thơ nào. Cùng với Matsu Basho và Kobayashi Issa,

Buson được xem là một trong những nhà thơ vĩ đại nhất của Nhật Bản thời Edo.

1.2. Sự nghiệp sáng tác

Tuy Buson không phải là người “phá rừng mở núi” để đưa

haiku lên hàng nghệ thuật cao quí, nhưng ông có công “dọn dẹp gai cỏ” để haiku được tỏa sáng như thuở ban đầu. Buson đã sáng tác hơn 3000 bài thơ, gần phân nửa là tranh thơ với chủ trương người nghệ sĩ

phải có tai nghe thính nhạy, mắt nhìn thông suốt và một tâm cảm sâu

đậm để ghi nhận và diễn đạt. Những tác phẩm tiêu biểu:

Thơ

Thương tiếc Hokuji Rosen (Hokuji Rosen wo itamu, 1745) Vó ngựa gió Xuân ( Shunpuu Batei no Kyoku, 1777) Khúc hát sông Yodo (Denga Ka, 1777)

Tranh

Vui thú cảnh mùa hè, mười thuận lợi và mười thú vui của đời sống nông thôn , cao 17,8 cm (Album Tranh)

Mưa tuyết buổi chiều, dài 128,6 cm (Tranh cuộn treo tường) Chân dung Baho

Một phần của tài liệu Tìm hiểu phong cách thơ haiku của MATSUO BASHO, YOSA BUSON và KOBAYASHI ISSA (Trang 29)