Khái niệm về hiệu quả kinh tế Khi đề cập đến HQKT có nghĩa là làm sao với cơ sở vật chất kỹ thuật, tàinguyên, nguồn lực, lực lượng lao động nhất định có thể sản xuất được một khối lượngv
Trang 1ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ KHOA KINH TẾ PHÁT TRIỂN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP HIỆU QUẢ KINH TẾ MÔ HÌNH NUÔI CÁ TRẮM
LỒNG TẠI XÃ HƯƠNG TOÀN, THỊ XÃ HƯƠNG TRÀ,
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
LÊ THỊ DUYÊN
Huế, tháng 4 năm 2018
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 2ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 3ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ KHOA KINH TẾ PHÁT TRIỂN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP HIỆU QUẢ KINH TẾ MÔ HÌNH NUÔI CÁ TRẮM
LỒNG TẠI XÃ HƯƠNG TOÀN, THỊ XÃ HƯƠNG TRÀ,
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Sinh viên thực hiện: Giáo viên hướng dẫn:
Lớp: K48C Kinh tế nông nghiệp
Niên khóa: 2014-2018
Huế, tháng 4 năm 2018
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 4LỜI CÁM ƠN
Để hoàn thành được bài khóa luận thực tập cuối khóa này, em xin tỏ lòng biết
ơn sâu sắc đến quý thầy cô trường Đại học kinh tế Huế đã tận tình giảng dạy, chỉ bảotruyền đạt kiến thức cho chúng em trong suốt cả những 4 năm học vừa qua Với vốnkiến thức đã được tiếp thu trong quá trình học, đó không chỉ là nền tảng để em có thểhoàn thành bài khóa luận này mà còn là hành trang để em bước vào đời một cách vữngchắc và tự tin nhất
Cám ơn thầy Mai Văn Xuân là người thầy đã luôn tận tình hướng dẫn cho emtrong cả quá trình thực tập cuối khóa Cám ơn tập thể cán bộ phòng Kinh tế thị xãHương Trà đã cho phép và tạo điều kiện thuận lợi để em có thể hoàn thành tốt 3 thángthực tập tại cơ sở
Trong quá trình thực tập và viết báo cáo không thể không tránh khỏi những saisót em mong quý thầy cô có thể bỏ qua Do trình độ lý luận và kinh nghiệm thực tiễnchưa cao, em rất mong nhận được sự đóng góp của quý thầy cô, quý cô chú, quý anhchị tại phòng Kinh tế thị xã Hương Trà để em có thể rút kinh nghiệm và hoàn thiện bàikhóa luận của mình
Em xin chân thành cám ơn
Huế, tháng 4 năm 2018Sinh viên thực hiện
Lê Thị Duyên
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 5MỤC LỤC
PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Mục đích nghiên cứu đề tài 2
1.2.1 Mục tiêu chung 2
1.2.2 Mục tiêu riêng 2
1.3 Đối tượng nghiên cứu 2
1.4 Phạm vi nghiên cứu 2
1.5 Phương pháp nghiên cứu 2
1.5.1 Phương pháp luận 2
1.5.2 Phương pháp điều tra thu thập số liệu 3
1.5.3 Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu 3
PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 5
1.1 Cơ sở lý luận 5
1.1.1 Một số vấn đề liên quan đến hiệu quả kinh tế 5
1.1.2 Đặc điểm kỹ thuật nuôi cá trắm cỏ 11
1.1.3 Tầm quan trọng của hoạt động NTTS 15
1.2 Cơ sở thực tiễn 20
1.2.1 Tình hình khai thác, nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam 20
1.2.2 Tình hình nuôi trồng thủy sản ở tỉnh Thừa Thiên Huế 22
1.2.3 Tình hình nuôi trồng thủy sản ở thị xã Hương Trà 23
CHƯƠNG 2: HIỆU QUẢ KINH TẾ MÔ HÌNH NUÔI CÁ TRẮM LỒNG TẠI XÃ HƯƠNG TOÀN, THỊ XÃ HƯƠNG TRÀ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 26
2.1 Tình hình cơ bản của xã Hương Toàn 26
2.1.1 Điều kiện tự nhiên 26
2.1.2 Điều kiện kinh tế và xã hội 27
2.1.3 Điều kiện y tế, giáo dục 28
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 62.1.4 Những thuận lợi và khó khăn về tình hình của xã Hương Toàn 29
2.2 Tình hình nuôi cá trắm cỏ trong lồng của xã Hương Toàn 30
2.3 Đặc điểm cơ bản của các hộ điều tra tại xã Hương Toàn 31
2.3.1 Tình hình sử dụng đất đai và diện tích mặt nước của các hộ điều tra 31
2.3.2 Tình hình nhân khẩu và lao động của các hộ điều tra 33
2.3.3 Tình hình sử dụng vốn vay của các hộ điều tra 34
2.4 Diện tích, năng suất, sản lượng cá trắm cỏ của các hộ điều tra 36
2.5 Chi phí đầu tư nuôi cá trắm cỏ của các hộ điều tra 37
2.6 Kết quả và hiệu quả mô hình nuôi cá trắm cỏ trong lồng của các hộ điều tra tại xã Hương Toàn 40
2.6.1 Kết quả mô hình nuôi cá trắm cỏ trong lồng của các hộ điều tra 40
2.6.2 Hiệu quả mô hình nuôi cá trắm cỏ trong lồng của các hộ điều tra 42
2.7 Sử dụng mô hình hồi qui tuyến tính tổng thể để nghiên cứu mối quan hệ của chi phí đầu vào và lợi nhuận 43
2.8 Phân tích thị trường cá trắm cỏ của các hộ điều tra 44
2.8.1 Thị trường đầu vào 44
2.8.2 Thị trường đầu ra 46
2.8.3 Phân tích chuỗi cung ứng cá trắm 47
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP 49
3.1 Phân tích SWOT 49
3.1.1 Điểm mạnh 49
3.1.2 Điểm yếu 49
3.1.3 Cơ hội 50
3.1.4 Thách thức 50
3.2 Phương hướng phát triển 50
3.2.1 Quan điểm phát triển của xã Hương Toàn 50
3.2.2 Định hướng và mục tiêu phát triển của xã Hương Toàn 52
3.3 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả nuôi cá trắm cỏ 53
3.3.1 Giải pháp về quy hoạch 53
3.3.2 Giải pháp về chính sách đầu tư, tài chính, tín dụng 54
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 73.3.3 Giải pháp thị trường 55
3.3.4 Giải pháp khuyến nông- khuyến ngư 56
3.3.5 Giải pháp về bảo vệ môi trường 56
PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 58
3.1 Kết luận 58
3.2 Kiến nghị 59
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO 61
PHỤ LỤC I 62
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 8DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1: Sơ đồ nguồn cung cấp thức ăn cho cá trắm 46
Sơ đồ 2: Sơ đồ các kênh tiêu thụ cá trắm cỏ của các hộ điều tra 46
Sơ đồ 3: Chuỗi cung ứng cá trắm của các hộ điều tra 48
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 9DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1: Sản lượng thủy sản Việt Nam năm 2016/2017………20
Bảng 2: Sản lượng thủy sản ở tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2015, 2016, 2017…………22
Bảng 3: Sản lượng thủy sản năm 2016, 2017 ở thị xã Hương Trà………24
Bảng 4: Diện tích NTTS ở thị xã Hương Trà năm 2016, 2017……….24
Bảng 5: Tình hình nuôi cá trong lồng ở thị xã Hương Trà năm 2017……… 25
Bảng 6: Tình hình nuôi cá trắm lồng trên địa bàn xã Hương Toàn năm 2017……….31
Bảng 7 : Tình hình sử dụng đất và mặt nước của các hộ điều tra……….32
Bảng 8 : Tình hình nhân khẩu và lao động của các hộ điều tra………33
Bảng 9: Tình hình vay vốn của các hộ điều tra……….35
Bảng 10:Tình hình vay vốn và trả lãi vay của các hộ điều tra……… 35
Bảng 11: Tình hình hoạt động sản xuất cá trắm cỏ của các hộ điều tra……… 36
Bảng 12: Kết quả sản xuất cá trắm cỏ của các hộ điều tra……… 40
Bảng 13: Hiệu quả sản xuất cá trắm cỏ của các hộ điều tra……… 42
Bảng 14: Ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào đến lợi nhuận nuôi cá trắm cỏ……… 43
Bảng 15: Nguồn cung cấp cá giống của các hộ điều tra………45
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 10DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÍ HIỆU
KHTSCĐ khấu hao tài sản cố định
VAC vườn ao chuồng
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 11ĐƠN VỊ QUY ĐỔI
Trang 12PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây ngành thủy sản ở Việt Nam đã chiếm một vị trí quantrọng trong nền kinh tế quốc dân: cung cấp nhiều hàng hóa cho tiêu dùng, cho xuất khẩu
và nguyên liệu cho ngành chế biến, góp phần tăng thu nhập, thúc đẩy nền kinh tế pháttriển Trong đó sự phát triển nghề nuôi cá nước ngọt đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, gópphần xóa đói giảm nghèo tạo công ăn việc làm ở nhiều vùng nông thôn, miền núi
Việt Nam có đường bờ biển dài 3260 km, 112 cửa sông lạch, diện tích bề mặtnước ngọt lớn 653.000 ha sông ngoài, 394.000 ha chứa, 85.000 ha đầm phá ven biển,580.000 ruộng lúa nước Theo kết quả điều tra khoa học, đã xác định được 544 loài cánước ngọt phân bố ở Việt Nam Nhờ vậy, nguồn lợi để nuôi cá nước ngọt ở Việt Namrất phong phú
Được thiên nhiên ưu đãi, Thừa Thiên Huế có sẵn lợi thế để phát triển ngành thủysản Là một tỉnh duyên hải miền trung với diện tích nước mặt hơn 22.000 ha đó là tiềmnăng to lớn để phát triển nuôi trồng thủy sản nói chung và nghề nuôi cá nước ngọt nóiriêng
Hương Trà là một thị xã có diện tích rộng lớn ở tỉnh Thừa Thiên Huế, với diệntích nước mặt khá phong phú để nuôi trồng thủy sản Đặc biệt là xã Hương Toàn, nơi
có con sông Bồ chảy qua, người dân đã biết tận dụng lợi thế đó để nuôi cá lồng Hiệntại, xã Hương Toàn có trên 800 lồng cá thả nuôi với loại cá thả nuôi chủ yếu là cátrắm Nuôi cá trắm lồng đã mang đến sự chuyển biến tích cực về kinh tế cho xã HươngToàn góp phần tăng thu nhập, tạo công ăn việc làm, đời sống của người dân ngày càngđược cải thiện Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi thì hoạt động nuôi cá cũng gặpkhông ít khó khăn về vấn đề: thiếu vốn, thiếu kỹ thuật, tình trạng ô nhiễm môi trườngnước, dịch bệnh, đầu ra chưa ổn định, …đã làm cho nhiều hộ nông dân rơi vào tình
trạng khó khăn Trước những thực tế đó, tôi đã chọn đề tài “Hiệu quả kinh tế mô hình nuôi cá trắm lồng tại xã Hương Toàn, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế” để làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 131.2 Mục đích nghiên cứu đề tài
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về nuôi cá trắm theo mô hình trong lồng
và hiệu quả kinh tế nuôi cá trắm cỏ
- Tìm hiểu thực trạng của hoạt động nuôi cá trắm cỏ để đánh giá kết quả, hiệuquả của mô hình nuôi cá trắm trong lồng
- Đưa ra định hướng phát triển, hướng giải quyết, kiến nghị để nâng cao hiệu quảkinh tế nuôi cá trắm cỏ trong lồng tại xã Hương Toàn, thị xã Hương Trà, tỉnh ThừaThiên Huế
1.3 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu các vấn đề về hiệu quả kinh tế nuôi
cá trắm cỏ trong lồng của các hộ điều tra tại xã Hương Toàn, thị xã Hương Trà, tỉnhThừa Thiên Huế
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 141.5.2 Phương pháp điều tra thu thập số liệu
1.5.2.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Số liệu thứ cấp là những nguồn số liệu có sẵn, được công báo trong các báo cáohay website công bố (dữ liệu đã qua tính toán và xử lý)
Để phục vụ quá trình nghiên cứu, thực hiện đề tài của mình, tôi đã thu thập sốliệu thứ cấp từ các nguồn sau:
- Phòng Kinh tế thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế về các số liệu liên quanđến NTTS qua các năm
- Số liệu có liên quan đến hoạt động NTTS qua các năm từ các trang web củatổng cục thống kê
1.5.2.2 Phương pháp chuyên gia
Trong quá trình thực hiện đề tài khóa luận cuối khóa, tôi đã chủ động tham khảo
ý kiến, xin góp ý từ các chuyên viên về lĩnh vực NTTS ở phòng Kinh tế thị xã HươngTrà, thầy cô giáo của khoa Kinh tế phát triển, cũng như lãnh đạo địa phương nơinghiên cứu để bổ sung, hoàn thiện bài báo cáo đồng thời kiểm chứng kết quả nghiêncứu của đề tài
1.5.3 Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu
Sử dụng các bảng biểu để tổng hợp, phân tích, so sánh, nhận xét các chỉ tiêu cơbản của hoạt động NTTS
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 151.5.3.2 Phương pháp phân tổ thống kê
Sử dụng phương pháp này để hệ thống hóa và phân tích các tài liệu điều tra, từ
đó nhận biết các quy luật kinh tế của quá trình sản xuất Bằng phương phương này cóthể tìm hiểu mối liên hệ lẫn nhau giữa các yếu tố riêng biệt như năng suất nuôi, giá trịgia tăng, chi phí Từ đó đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến kết quả vàhiệu quả, phải nghiên cứu các yếu tố trong mối liên hệ với hiệu quả kinh tế
1.5.3.3Phương pháp hạch toán kinh tế
Hạch toán kinh tế là việc tính toán chi phí và kết quả kinh doanh (doanh thu) củadoanh nghiệp
Hạch toán kinh tế trong doanh nghiệp giúp cho chủ doanh nghiệp có biện phápđiều chỉnh hoạt động kinh doanh phù hợp
1.5.3.4Phương pháp phân tích hồi qui
Phân tích hồi quy là một phân tích thống kê để xác định xem các biến độclập (biến thuyết minh) quy định các biến phụ thuộc (biến được thuyết minh) như thếnào Đây là một phương pháp thống kê mà giá trị kỳ vọng của một hay nhiều biếnngẫu nhiên được dự đoán dựa vào điều kiện của các biến ngẫu nhiên (đã tính toán)khác
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 16PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Cơ sở lý luận
1.1.1 Một số vấn đề liên quan đến hiệu quả kinh tế
1.1.1.1 Khái niệm và bản chất hiệu quả kinh tế
a Khái niệm về hiệu quả kinh tế
Khi đề cập đến HQKT có nghĩa là làm sao với cơ sở vật chất kỹ thuật, tàinguyên, nguồn lực, lực lượng lao động nhất định có thể sản xuất được một khối lượngvật chất, tinh thần nhiều nhất hay nói cách khác là làm thế nào để đạt được lợi nhuậncao nhất trong khả năng cho phép của mình
Trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập nhưng các nguồn lực trên thế giới thì cóhạn, đòi hỏi người sản xuất phải biết khai thác tối ưu, có hiệu quả các nguồn lực để tạo
ra lượng hàng hóa tối đa, có giá trị sử dụng cao và hao phí lao động thấp nhất HQKTkhông chỉ là mối quan tâm của các doanh nghiệp mà còn là mối quan tâm của toàn xãhội Vậy HQKT là gì và nên hiểu HQKT như thế nào cho đúng ?
Về hiệu quả sản xuất trong nông nghiệp đã được nhiều tác giả bàn đến nhưFarrell (1957), Schultz (1964), Rizzo (1979) và Ellis (1993) Các học giả trên đều điđến thống nhất là cần phân biệt ba khái niệm cơ bản: Hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả kinh
tế, hiệu quả phân bổ
Hiệu quả kỹ thuật (TE: technical efficency) là số lượng sản phẩm có thể đạt
được trên một đơn vị chi phí đầu vào hay nguồn lực sử dụng vào sản xuất trong nhữngđiều kiện cụ thể về kỹ thuật hay công nghệ áp dụng vào nông nghiệp Hiệu quả kỹ thuậtđược áp dụng phổ biến trong kinh tế vi mô để xem xét tình hình sử dụng nguồn lực cụthể Hiệu quả này thường được phản ánh trong các mối quan hệ của hàm sản xuất
Hiệu quả phân bổ (AE: allocative efficiency) là chỉ tiêu hiệu quả trong các yếu
tố giá sản phẩm và giá đầu vào được tính để phản ánh giá trị sản phẩm thu thêm trênmột đồng chi phí thêm về đầu vào hay nguồn lực Thực chất của hiệu quả phân bổ làhiệu quả kỹ thuật có tính đến các yếu tố về giá của đầu vào và giá của đầu ra Vì thế nó
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 17còn gọi là hiệu quả giá (price efficiency) Việc xác định hiệu quả này giống như xácđịnh các điều kiện về lí thuyết biên để tối đa hóa lợi nhuận.
Hiệu quả kinh tế (EE: economic efficiency) là phạm trù kinh tế mà trong đó
sản xuất đạt cả hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ Điều đó có nghĩa là cả hai yếu
tố hiện vật và giá trị đều tính đến khi xem xét việc sử dụng các nguồn lực trong nôngnghiệp Nếu đạt được một trong yếu tố hiệu quả kỹ thuật hay hiệu quả phân bổ mới làđiều kiện cần chứ chưa phải là điều kiện đủ cho hiệu quả kinh tế Chỉ khi nào việc sửdụng nguồn lực đạt cả chỉ tiêu hiệu quả kỹ thuật và phân bổ thì khi đó sản xuất mới đạthiệu quả kinh tế
b Bản chất hiệu quả kinh tế
Thực chất khái niệm HQKT nói chung và hiệu quả kinh tế của hoạt động sảnxuất kinh doanh nói riêng đã khẳng định bản chất của hiệu quả kinh tế trong hoạt độngsản xuất kinh doanh là phản ánh mặt chất lượng trong hoạt động sản xuất kinh doanh,phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực để đạt được mục tiêu cuối cùng của mọi hoạtđộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp – mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận
Để hiểu rõ bản chất của phạm trù HQKT của hoạt động sản xuất kinh doanh,cũng cần phân biệt ranh giới giữa khái niệm hiệu quả và kết quả của hoạt động sảnxuất kinh doanh Hiểu kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp lànhững gì mà doanh nghiệp đạt được sau một quá trình sản xuất kinh doanh nhất định,kết quả cần đạt cũng là mục tiêu cần thiết của doanh nghiệp Kết quả hoạt động sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp có thể là đại lượng cân đo đong đếm được và cũng
có thể các đại lượng phản ánh mặt chất lượng Như thế kết quả bao giờ cũng là mụctiêu của doanh nghiệp Trong khi đó, khái niệm về hiệu quả sản xuất kinh doanh người
ta sử dụng cả hai chỉ tiêu là kết quả đầu ra và chi phí các yếu tố đầu vào (nguồn lực) đểđánh giá hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh
Trong lý thuyết và thực tế quản trị kinh doanh cả hai chỉ tiêu kết quả và chi phíđều có thể xác định bằng đơn vị hiện vật và đơn vị giá trị Tuy nhiên, sử dụng đơn vịhiện vật để xác định HQKT sẽ vấp phải khó khăn là giữa “đầu vào” và “đầu ra” không
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 18có cùng một đơn vị đo lường còn việc sử dụng đơn vị giá trị luôn đưa các đại lượngkhác nhau về cùng đơn vị đo lường – tiền tề.
Trong thực tế, nhiều lúc người ta sử dụng các chỉ tiêu hiệu quả như mục tiêu cầnđạt và trong nhiều trường hợp khác người ta sử dụng chúng như công cụ để nhận biếtkhả năng tiến tới mục tiêu cần đạt được là kết quả
1.1.1.2 Các phương pháp xác định hiệu quả kinh tế
HQKT là mối quan hệ tương quan giữa kết quả thu được và lượng chi phí bỏ ratrong một chu kỳ sản xuất kinh doanh Do đó muốn xác định hiệu quả kinh doanh thìtrước tiên phải xác định chi phí bỏ ra và kết quả đạt được
Tùy theo mục đích tính toán HQKT mà người ta sử dụng các chỉ tiêu kết quảphản ánh khác nhau để phù hợp với mục đích đó Đối với các hộ nông dân sử dụng laođộng gia đình, chỉ tiêu kết quả cần quan tâm có thể là thu nhập hoặc thu nhập hỗn hợp.Còn với chi phí bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh là các chi phí đầu vào như:đất đai, lao động, giống, thức ăn, thuốc men,… Tùy theo mục đích nghiên cứu mà chiphí bỏ ra có thể tính toán toàn bộ hay có thể tính chi phí cho từng yếu tố
Sau khi đã xác định được chi phí bỏ ra và kết quả đạt được chúng ta có thể tínhtoán được HQKT, để tính HQKT có hai phương pháp sau:
- Phương pháp so sánh hiệu quả tuyệt đối:
H= Q – C
Trong đó: H là hiệu quả kinh tế
Q là lượng kết quả thu được
C là chi phí bỏ ra hay chi phí của các yếu tố đầu vào
= ∆Q - ∆C
Trong đó: ∆Q là lượng kết quả tăng (giảm) thêm
∆C là lượng chi phí hay lượng đầu vào tăng (giảm) thêm
- Phương pháp so sánh hiệu quả tương đối:
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 19+ Xác định toàn phần
Dạng thuận: H =
Trong đó: H là hiệu quả kinh tế
Q là lượng kết quả thu được
C là chi phí bỏ ra hay chi phí của các yếu tố đầu vào
Dạng nghịch: h =
Trong đó: h là hiệu quả kinh tế
Q là lượng kết quả thu được
C là chi phí bỏ ra hay chi phí của các yếu tố đầu vào
∆Q là lượng kết quả tăng (giảm) thêm
∆C là lượng chi phí hay lượng đầu vào tăng (giảm) thêm
Dạng nghịch: =∆
∆
Trong đó: cho biết để tăng một đơn vị đầu ra cần bổ sung thêm bao nhiêu đơn
vị đầu ra
∆Q là lượng kết quả tăng (giảm) thêm
∆C là lượng chi phí hay lượng đầu vào tăng (giảm) thêm
Các công thức tính toán trên đây có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đánh giáHQKT trong hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và HQKT NTTS nói riêng
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 201.1.1.3 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế
a Nhóm chỉ tiêu đánh giá mức độ đầu tư
- Chi phí làm lồng nuôi trên một đơn vị diện tích: chi phí này phản ánh giá trị đầu
tư lồng nuôi trên một đơn vị diện tích
- Chi phí xử lý, cải tạo, sửa chữa lồng nuôi trên một đơn vị diện tích: chỉ tiêu nàyphản ánh lượng giá trị vật tư, dịch vụ đầu tư cho việc cải tạo lồng nuôi, xử lý môitrường nước và phòng ngừa dịch bệnh
- Chi phí thức ăn trên một đơn vị diện tích: chỉ tiêu này phản ánh giá trị thức ăn(bao gồm cả thức ăn công nghiệp và thức ăn bổ sung) được đầu tư trên một đơn vị diệntích
- Chi phí giống, chi phí lao động trên một đơn vị diện tích: chỉ tiêu này phản ánhgiá trị giống cá và giá trị công lao động trên một đơn vị diện tích
- Mức KHTSCĐ trên một đơn vị diện tích: với chỉ tiêu này đối tượng để khấuhao là lồng nuôi cá trắm, máy bơm nước, …
b Nhóm chỉ tiêu đánh giá kết quả sản xuất
- Số lồng nuôi: chỉ tiêu phản ánh năng lực sản xuất của hộ nuôi
- Sản lượng cá trắm cỏ (Q): là toàn bộ số lượng cá trắm cỏ thu hoạch được trongmột kì nhất định (trong một vụ)
- Năng suất nuôi cá trắm cỏ: phản ánh sản lượng cá trắm cỏ trung bình thu hoạchđược trên số lồng nuôi
Công thức tính:N =
Trong đó: N là năng suất nuôi cá
Q là sản lượng cá
S là số lồng nuôi
- Tổng giá trị sản xuất (GO): là chỉ tiêu biểu hiện bằng toàn bộ kết quả hữu ích
mà lao động sáng tạo ra trong một khoảng thời gian nhất định Hiện nay, hầu hết lượng
cá trắm cỏ được tiêu thụ ra thị trường nên tổng giá trị sản xuất cũng chính là tổngdoanh thu
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 21Công thức tính: GO =∑
Trong đó: Pi là giá bán cá thứ i
Qi là sản lượng cá thứ i (i=1,n)
- Chi phí sản xuất (TC) bao gồm tất cả chi phí bỏ ra cho hoạt động nuôi cá trắm
cỏ bao gồm chi phí tự có và chi phí thuê ngoài
+ Chi phí tự có ( )là những khoản mà hộ gia đình tự có và họ dùng để đầu tưvào sản xuất Các chi phí này là chi phí cơ hội của hộ nông dân Ví dụ như công laođộng của gia đình, thức ăn cỏ xanh do gia đình trồng, …
+ Chi phí thuê ngoài ( ) là tất cả các khoản mà hộ phải chi tiền mặt ra phục
vụ cho quá trình sản xuất của mình trong khoảng thời gian nhất định Ví dụ như tiềnmua giống, thức ăn , thuê lao động ngoài, chi phí tài chính, …
-c Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất
- Thu nhập hỗn hợp trên giá trị sản xuất (MI/GO): chỉ số này cho biết cứ mỗiđồng giá trị sản xuất thu được thì có bao nhiêu đồng thu nhập hỗn hợp
- Thu nhập hỗn hợp trên chi phí trực tiếp (MI/TC): chỉ tiêu này phản ánh mộtđồng chi phí thì tạo ra được bao nhiêu đồng thu nhập hỗn hợp Đây là chỉ tiêu quantrọng để đánh giá hiệu quả sản xuất
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 221.1.2 Đặc điểm kỹ thuật nuôi cá trắm cỏ
1.1.2.1 Đặc điểm sinh học của cá trắm cỏ
a Khái niệm cá trắm cỏ
Cá trắm cỏ là một loài cá thuộc họ cá Chép Cá lớn có thể dài tới 1,5m, nặng tới45kg và sống tới 21 năm Thân cá trắm thon dài và có dạng hình trụ, bụng tròn, thóplại ở gần đuôi Chiều dài lớn gấp 3,6 – 4,3 lần chiều cao của thân và lớn gấp 3,8 – 4,4lần chiều dài của đầu, chiều dài của đuôi dài hơn chiều rộng của nó Đầu trung bình,miệng rộng và có dạng hình cung, hàm trên dài rộng hơn hàm dưới, phần cuối của nó
có thể sát xuống phía dưới mắt, không có xúc tu Các nếp mang ngắn và thưa thớt, vảylớn và có dạng hình tròn Hậu môn gần với vây hậu môn Màu cơ thể: phần hông màuvàng lục nhạt, phần lưng màu nâu sẫm, bụng màu trắng xám nhạt
Thức ăn chủ yếu của cá trắm cỏ là các loại cỏ, rong rêu, các động vật phù du nhưtôm, tép, ấu trùng cá,… Trong điều kiện chăn nuôi nhân tạo, cá trắm cỏ có thể ăn cáloại thức ăn nhân tạo như cám, thức ăn bột cá viên,
Cá trắm cỏ là loại cá bán di cư, đến mùa sinh sản chúng di chuyển lên đầu nguồn
để đẻ Nước chảy và sự thay đổi của mực nước là các điều kiện thiết yếu để kích thích
cá đẻ Trong điều kiện nhân tạo thì cần phải tiêm hooc môn sinh dục cũng như tạo sựchuyển động của nước trong khu vực nuôi cá sinh sản để cá có thể đẻ Sau 4 đến 5năm cá đạt đến trình độ trưởng thành có khả năng sinh đẻ
Hiện nay, có rất nhiều quốc gia báo cáo với tổ chức FAO về việc chăn nuôi cátrắm cỏ Các quốc gia có sản lượng cá trắm cỏ lớn như: Bangladesh, Trung Quốc, ĐàiLoan, Ai Cập, Ấn Độ, Iran, Lào, Malaysia
Cá trắm cỏ có thể nuôi trong các ao thâm canh và bán thâm canh, cũng như tronglồng và bè nuôi nhân tạo Điều kiện để cá trắm cỏ sinh trưởng và phát triển tốt:
+ Môi trường: nước ngọt, độ sâu sinh sống từ 0 đến 30m trong các sông, ao hồ,trong các ao nuôi nhân tạo Chúng sinh sống ở tầng nước giữa và thấp, ưa nước sạch.+ Nhiệt độ: 0 – 35 C
+ Vĩ độ:65 bắc 25 nam
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 23b Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động nuôi cá trắm cỏ
- Thời tiết: Nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, các yếu tố này thay đổi thất thường sẽảnh hưởng rất lớn đến hoạt động nuôi cá trắm cỏ, làm cho cá kém phát triển, dễ xảy radịch bệnh
- Môi trường nước: Chính là môi trường sống của cá , nó ảnh hưởng đến việc traođổi chất ở cá Môi trường nước trong sạch, không bị ô nhiễm sẽ giúp cá sinh trưởng vàphát triển tốt và ngược lại Trong môi trường nước, một khi đã xảy ra ô nhiễm, dịchbệnh ở cá thì mức độ lây lan rất nhanh do đó phải luôn chú trọng trong khâu xử lýnước
- Giống: Giống tốt, không bệnh tật, không chứa các mầm bệnh Chọn giống làkhâu rất quan trọng trong hoạt động nuôi cá nó quyết định mức độ sinh trưởng, pháttriển sau này của cá Nếu con giống không tốt thì có chăm sóc tốt đến đâu thì năng suất
1.1.2.2 Yêu cầu kỹ thuật cơ bản trong nuôi cá trắm cỏ
a Thiết kế, cấu tạo lồng nuôi
- Vật liệu làm lồng nuôi cá
+Lồng có hình khối chữ nhật được làm bằng tre (nhôm, gỗ, sắt), lưới nylon, lướiB40, dây buộc và các cọc cố định lồng
+ Tre làm lồng: các loại tre dài thẳng tắp, thường có đường kính 3 – 4cm
+ Vật liệu làm phao: Thường được dùng các loại phi nhựa, hoặc các loại cannhựa và phao để nâng lồng nuôi
+ Lưới: kích thước mắc lưới 2a = 20mm
+ Lưới B40 để bảo vệ lồng
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 24+ Các loại dây buộc: Thông thường được làm bằng dây nylon hoặc dây thép để vịtrí cố định các vị trí buộc.
- Kích thước lồng nuôi cá trắm cỏ
+ Lồng có hình dạng khối hình chữ nhật, kich cỡ phụ thuộc vào địa điểm nuôi.+ Lồng cá nuôi trên sông: thường có chiều dài 6m, chiều rộng 3m, chiều cao1,7m Tùy theo điều kiện của gia đình mà kích thước lồng có thể lớn hơn
+ Trên nắp lồng làm 1 cửa lồng để tiện chăm sóc và cho ăn
+ Dùng lưới B40 để bao xung quanh bảo vệ lồng
+ Ráp phao vào khung lồng: dùng các thùng phi, can nhựa hoặc phao nổi cố địnhvào 4 cạnh của nắp lồng
- Neo lồng
+ Sau khi lắp ráp, đưa lồng xuống vị trí đặt lồng
+ Dùng dây gấc, dây nylon, dây mây hoặc dây thép cố định lồng bằng các neo trụ
ở giữa sông hoặc nối lồng với dây buộc ở trên bờ (đóng cọc ven bờ để buộc dây)
- Môi trường nước nơi đặt lồng nuôi cá trắm cỏ:
+ Đặt lồng nuôi trên sông co độ pH: 6,5 – 7
+ Hàm lượng oxy hòa tan: > 5mg/l
+ Chất đáy nơi đặt lồng: đất pha cát bùn
b Tiêu chuẩn kỹ thuật chọn giống
- Chọn cá giống:
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 25+ Chọn cá đồng đều kích cỡ, khỏe mạnh không xây xát, không mất nhớt, không
dị tật, bơi lội nhanh nhẹn, kích cỡ đạt trên 20 cm
+ Không nên thả cá khi thấy đốm đỏ, hoặc đốm trắng, vây bị ăn mòn hay trầy xát.+ Con giống có màu sắc tươi sáng, có ngoại hình đẹp, khỏe
- Thả cá giống:
+ Mùa vụ thả: lồng nuôi trên sông thả vào tháng 2 – 3 hoặc thả sau khi lũ
+ Mật độ cá: nuôi cá lồng trên sông với mật độ 25 – 30 con/
+ Cách thả giống: khi vận chuyển giống cá về, ngâm bao cá trong lồng khoảng 10đến 15 phút nhằm cân bằng nhiệt độ, sau đó mở túi ra cho nước vào từ từ để cá tự bơi.+ Thời gian thả cá: nên thả cá vào thời gian sáng sớm hoặc buổi chiều, tốt nhất lànên thả vào 6 – 8 giờ hoặc 16 – 18 giờ Tránh thả vào lúc giữa trưa, trời sắp mưa vànhững ngày mưa lớn kéo dài
c Thức ăn và khẩu phần ăn cho cá
- Chủ yếu cho cá ăn các thức ăn xanh như: cỏ, rong rêu, lá sắn, lá bắp,… khôngchứa các độc tố, lượng thức ăn xanh chiếm 40% lượng thức ăn trong ngày
- Cho ăn từ 5 – 7% trọng lượng cơ thể
- Trong quá trình nuôi cần bổ sung các loại TACN dạng bột nổi để cá tăng trưởng tốt
- Thức ăn đưa xuống lồng thành nhiều đợt để tất cá đều được ăn
- Quan sát hoạt động bắt mồi của cá, theo dõi mức tiêu thụ thức ăn để điều chỉnhlượng thức ăn cho phù hợp
- Nên vớt thức ăn thừa trước khi thả thức ăn mới xuống
d Chăm sóc và quản lý lồng nuôi
Trang 26+ Hằng ngày, trước khi cho ăn vớt bỏ thức ăn dư thừa ở trong lồng, cho cá ăn cácloại thức ăn sạch.
- Môi trường nước nuôi cá:
+ Dùng vôi khử trùng và khử chua cho môi trường nước
+ Treo túi vôi 2 – 4 kg/túi ở vị trí đầu nguồn nước, khi vôi tan hết tiếp tục treo túikhác
+ Định kỳ 7 – 10 ngày hòa tan 2 – 3 kg vôi tạt trong lồng và khu vực nuôi đểphòng bệnh cho cá, làm sạch môi trường nước xung quanh
+ Định kỳ 7 ngày/ lần dùng vitamin C trộn vào TACN với liều lượng 2 – 3 g/kgthức ăn để tăng sức đề kháng cho cá
1.1.3 Tầm quan trọng của hoạt động NTTS
Nhu cầu về tiêu dùng thủy hải sản của thế giới đã và đang tiếp tục gia tăng.Chính vì thế, nguồn cung cấp thủy sản ngày càng được chú trọng, nhất là khi tình trạngkhai thác thủy sản giảm mạnh do việc khai thác quá mức, sử dụng các phương tiệnkhai thác mang tính hủy diệt Điều này có nghĩa phải đẩy mạnh việc nuôi trồng thủysản để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng trên thế giới
Ngành Thuỷ sản Việt Nam đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong sự pháttriển kinh tế của đất nước Quy mô của Ngành Thuỷ sản ngày càng mở rộng và vai tròcủa Ngành Thuỷ sản cũng tăng lên không ngừng trong nền kinh tế quốc dân
Ngành Thuỷ sản là một ngành kinh tế kĩ thuật đặc thù bao gồm nhiều lĩnh vựchoạt động mang những tính chất công nghiệp, nông nghiệp, thương mại và dịch vụ, cơcấu thành một hệ thống thống nhất có liên quan chặt chẽ và hữu cơ với nhau Trongkhi các ngành khai thác, đóng sửa tàu thuyền cá, sản xuất ngư lưới cụ, các thiết bị chếbiến và bảo quản thuỷ sản trực thuộc công nghiệp nhóm A (các ngành công nghiệpnặng), ngành chế biến thuỷ sản thuộcnhóm công nghiệp B (các ngành sản xuất mặthàng tiêu dùng, công nghiệp chế biến), ngành thương mại và nhiều hoạt động dịch vụhậu cần như cung cấp vật tư và chuyên chở đặc dụng thuộc lĩnh vực dịch vụ thì nuôitrồng thuỷ sản lại mang nhiều đặc tính của ngành nông nghiệp
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 271.1.3.1 Khái niệm về nuôi trồng thủy sản
Theo luật thủy sản (26/22/2003) “ Hoạt động thủy sản là việc tiến hành khai thác, nuôi trồng, vận chuyển thủy sản khai thác, bảo quản, chế biến, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu thủy sản; điều tra, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản”.
Theo FAO ( Food and Agriculture Organization of the United Nations: tổ chức
Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc): “ Nuôi trồng thủy sản là canh tác thủy sinh vật bao gồm cá, nhuyễn thể, giáp xác và thủy sinh vật Canh tác có nghĩa là một dạng tác động vào quá trình ươm nuôi để nâng cao năng suất như thả giống, thường xuyên cho ăn, ngăn chặn dịch hại,…”
Như vậy, “Nuôi trồng thủy sản là ngành sản xuất vật chất, sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên như đất đai, diện tích mặt nước, thời tiết khí hậu, để sản xuất ra các sản phẩm thủy sản phục vụ cho đời sống con người.”
1.1.3.2 Vai trò của ngành nuôi trồng thủy sản
- Cung cấp thực phẩm, tạo nguồn dinh dưỡng cho mọi người dân Việt Nam
50% sản lượng đánh bắt hải sản ở vùng biển Bắc Bộ, Trung Bộ và 40% sảnlượng đánh bắt ở vùng biển Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ được dùng làm thực phẩmcho nhu cầu của người dân Việt Nam Nuôi trồng thuỷ sản phát triển rộng khắp, tới tậncác vùng sâu vùng xa, góp phần chuyển đổi cơ cấu thực phẩm trong bữa ăn của ngườidân Việt Nam, cung cấp nguồn dinh dưỡng dồi dào Từ các vùng đồng bằng đến trung
du miền núi, tất cả các ao hồ nhỏ đều được sử dụng triệt để cho các hoạt động nuôitrồng thuỷ sản Trong thời gian tới, các mặt hàng thủy sản sẽ ngày càng có vị trí caotrong tiêu thụ thực phẩm của mọi tầng lớp nhân dân Việt Nam
- Đảm bảo an ninh lương thực, thực phẩm
Ngành Thuỷ sản là một trong những ngành tạo ra lương thực, thực phẩm, cungcấp các sản phẩm tiêu dùng trực tiếp Ở tầm vĩ mô, dưới góc độ của ngành kinh tếquốc dân, Ngành Thuỷ sản đã góp phần đảm bảo an ninh lương thực thực phẩm, đápứng được yêu cầu cụ thể là tăng nhiều đạm và vitamin cho thức ăn Có thể nói Ngành
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 28không những thế nó còn là một ngành kinh tế tạo cơ hội công ăn việc làm cho nhiềucộng đồng nhân dân, đặc biệt ở những vùng nông thôn và vùng ven biển Những nămgần đây, công tác khuyến ngư đã tập trung vào hoạt động trình diễn các mô hình khaithác và nuôi trồng thuỷ sản, hướng dẫn người nghèo làm ăn Hiện tại, mô hình kinh tế
hộ gia đình được đánh giá là đã giải quyết cơ bản công ăn việc làm cho ngư dân venbiển Bên cạnh đó, mô hình kinh tế tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân đã góp phần giảiquyết việc làm cho nhiều lao động ở các vùng, nhất là lao động nông nhàn ở các tỉnhNam Bộ và Trung Bộ Nghề khai thác thuỷ sản ở sông Cửu Long được duy trì đã tạocông ăn việc làm cho 48.000 lao động ở 249 xã ven sông
- Xoá đói giảm nghèo
Ngành Thuỷ sản đã lập nhiều chương trình xóa đói giảm nghèo bằng việc pháttriển các mô hình nuôi trồng thuỷ sản đến cả vùng sâu, vùng xa, không những cungcấp nguồn dinh dưỡng, đảm bảo an ninh thực phẩm mà còn góp phần xoá đói giảmnghèo Tại các vùng duyên hải, từ năm 2000, nuôi thuỷ sản nước lợ đã chuyển mạnh
từ phương thức nuôi quảng canh sang quảng canh cải tiến, bán thâm canh và thâmcanh, thậm chí nhiều nơi đã áp dụng mô hình nuôi thâm canh theo công nghệ nuôicông nghiệp Các vùng nuôi tôm rộng lớn, hoạt động theo quy mô sản xuất hàng hoálớn đã hình thành, một bộ phận dân cư các vùng ven biển đã giàu lên nhanh chóng, rấtnhiều gia đình thoát khỏi cảnh đói nghèo nhờ nuôi trồng thuỷ sản
Hoạt động nuôi trồng thuỷ sản ở các mặt nước lớn như nuôi cá hồ chứa cũng đãphát triển, hoạt động này luôn được gắn kết với các chương trình phát triển trung dumiền núi, các chính sách xoá đói giảm nghèo ở vùng sâu vùng xa
- Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, nông thôn
Việt Nam có đầy đủ điều kiện để phát triển một cách toàn diện một nền kinh tếbiển Nếu như trước đây việc lấn ra biển, ngăn chặn những ảnh hưởng của biển để mởrộng đất đai canh tác là định hướng cho một nền kinh tế nông nghiệp lúa nước thì hiệnnay việc tiến ra biển, kéo biển lại gần sẽ là định hướng khôn ngoan cho một nền kinh
tế công nghiệp hoá và hiện đại hoá
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 29Trong những thập kỉ qua, nhiều công trình hồ thuỷ điện đã được xây dựng, khiếnnước mặn ngoài biển thâm nhập sâu vào vùng cửa sông, ven biển Đối với nền canhtác nông nghiệp lúa nước thì nước mặn là một thảm hoạ, nhưng với nuôi trồng thuỷsản nước mặn, nước lợ thì nước mặn được nhận thức là một tiềm năng mới, vì hoạtđộng nuôi trồng thuỷ sản có thể cho hiệu quả canh tác gấp hàng chục lần hoạt độngcanh tác lúa nước.
Một phần lớn diện tích canh tác nông nghiệp kém hiệu quả đã được chuyển sangnuôi trồng thuỷ sản Nguyên nhân của hiện tượng này là do giá thuỷ sản trên thị trườngthế giới những năm gần đây tăng đột biến, trong khi giá các loại nông sản xuất khẩukhác của Việt Nam lại bị giảm sút dẫn đến nhu cầu chuyển đổi cơ cấu diện tích giữanuôi trồng thủy sản và nông nghiệp càng trở nên cấp bách Chính phủ đã đưa ra nghịquyết 09 NQ/CP ngày 15/6/2000 về chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp vàtiêu thụ sản phẩm nông nghiệp và đó cũng là yếu tố giúp cho quá trình chuyển đổi diệntích nuôi trồng thuỷ sản càng diễn ra nhanh, mạnh và rộng khắp hơn Quá trình chuyểnđổi diện tích, chủ yếu từ lúa kém hiệu quả, sang nuôi trồng thuỷ sản diễn ra mạnh mẽnhất vào các năm 2000-2002: hơn 200.000 ha diện tích được chuyển đổi sang nuôitrồng thủy sản hoặc kết hợp nuôi trồng thủy sản, tuy nhiên từ 2003 đến nay ở nhiềuvùng vẫn tiếp tục chuyển đổi mạnh, năm 2003 đạt 49.000 ha và năm 2004 đạt 65.400
ha Có thể nói nuôi trồng thủy sản đã phát triển với tốc độ nhanh, thu được hiệu quảkinh tế - xã hội đáng kể, từng bước góp phần thay đổi cơ cấu kinh tế ở các vùng venbiển, nông thôn, góp phần xoá đói giảm nghèo và làm giàu cho nông dân
Tại nhiều vùng nông thôn, phong trào nuôi cá ruộng trũng phát triển mạnh mẽ.Đây là hình thức nuôi cho năng suất và hiệu quả khá lớn, được đánh giá là một trongnhững hướng chuyển đổi cơ cấu trong nông nghiệp, góp phần làm tăng thu nhập chongười lao động và xoá đói giảm nghèo ở nông thôn Tính đến nay, tổng diện tích ruộngtrũng có thể đưa vào nuôi cá theo mô hình cá - lúa là 446.151 ha Năm 2001, diện tích
đã nuôi được xác định là 239.379 ha, con số này vẫn tiếp tục tăng trong những nămtiếp theo
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 30- Tạo nghề nghiệp mới, tăng hiệu quả sử dụng đất đai
Ao hồ nhỏ là một thế mạnh của nuôi trồng thuỷ sản ở các vùng nông thôn ViệtNam Người nông dân sử dụng ao hồ nhỏ như một cách tận dụng đất đai và lao động.Hầu như họ không phải chi phí nhiều tiền vốn vì phần lớn là nuôi quảng canh Tuynhiên, ngày càng có nhiều người nông dân tận dụng các mặt nước ao hồ nhỏ trongnuôi trồng thuỷ sản nước ngọt với các hệ thống nuôi bán thâm canh và thâm canh cóchọn lọc đối tượng cho năng suất cao như mè, trắm, các loại cá chép, trôi Ấn Độ vàcác loài cá rô phi đơn tính
- Nguồn xuất khẩu quan trọng
Trong nhiều năm liền, Ngành Thuỷ sản luôn giữ vị trí thứ 3 hoặc thứ 4 trongbảng danh sách các ngành có giá trị kim ngạch xuất khẩu lớn nhất đất nước NgànhThuỷ sản còn là một trong 10 ngành có kim ngạch xuất khẩu đạt trên một tỷ USD.Năm 2005, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản đạt gần 2,7 tỷ USD
- Đảm bảo chủ quyền quốc gia, đảm bảo an ninh quốc phòng ở vùng sâu, vùng
xa, nhất là ở vùng biển và hải đảo
Ngành Thuỷ sản luôn giữ vai trò quan trọng trong bảo vệ an ninh, chủ quyền trênbiển, ổn định xã hội và phát triển kinh tế các vùng ven biển, hải đảo, góp phần thựchiện chiến lược quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân
Năm 1997, Thủ tướng chính phủ đã ký Quyết định số 393/TTg phê duyệt Chươngtrình cho vay vốn tín dụng đầu tư đóng tàu khai thác hải sản xa bờ Thực hiện quyết địnhnày, từ năm 1997 đến năm 1999, Tổng cục Đầu tư và Phát triển đã cho vay 867.871triệu đồng, tương đương với 802 con tàu Năm 2000, Thủ tướng Chính phủ ký Quyếtđịnh số 64/2000/QĐ-TTg về việc sửa đổi quy chế quản lý và sử dụng vốn tín dụng đầu
tư phát triển của Nhà nước cho các dự án đóng mới, cải hoán tàu đánh bắt tàu dịch vụ vàđánh bắt hải sản xa bờ, tổng số vốn đã duyệt cho vay từ năm 2000 đến năm 2005 là182.372 triệu đồng để đóng mới 166 con tàu Việc gia tăng số lượng tàu lớn đánh bắt xa
bờ không chỉ nhằm khai thác các tiềm năng mới, cung cấp nguyên liệu cho chế biến màcòn góp phần bảo vệ an ninh quốc phòng trên các vùng biển của nước ta
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 31Tính đến nay, rất nhiều cảng cá quan trọng đã được xây dựng theo chương trìnhBiển đông hải đảo, cụ thể là: Cô Tô (Quảng Ninh), Bạch Long Vĩ và Cát Bà (HảiPhòng), Hòn Mê (Thanh Hoá), Cồn Cỏ (Quảng Trị), Lí Sơn (Quảng Nam), Phú Quí(Bình Thuận), Côn Đảo (Bà Rịa-Vũng Tàu), Hòn Khoai (Cà Mau), Nam Du, Thổ Chu
và Phú Quốc (Kiên Giang) Hệ thống cảng cá tuyến đảo này sẽ được hoàn thiện đồng
bộ để phục vụ sản xuất nghề cá và góp phần bảo vệ chủ quyền an ninh vùng biển của
tổ quốc
1.2 Cơ sở thực tiễn
1.2.1 Tình hình khai thác, nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam
Ở Việt Nam, nghề nuôi trồng thủy sản phát triển rất năng động Nghề nuôi trồngthủy sản truyền thống bắt đầu từ những năm 1960, tuy nhiên trong vòng 10 năm trở lạiđây, nghề nuôi trồng thủy sản có tốc độ phát triển rất nhanh chóng và vượt bậc
Việt Nam nằm bên bờ Tây của Biển Đông, là một biển lớn của Thái Bình Dương,
có diện tích khoảng 3.448.000 km2, có bờ biển dài 3260 km Vùng nội thuỷ và lãnhhải rộng 226.000km2, vùng biển đặc quyền kinh tế rộng hơn 1 triệu km2 với hơn4.000 hòn đảo, tạo nên 12 vịnh, đầm phá với tổng diện tích 1.160km2 được che chắntốt dễ trú đậu tàu thuyền Biển Việt Nam có tính đa dạng sinh học (ĐDSH) khá cao,cũng là nơi phát sinh và phát tán của nhiều nhóm sinh vật biển vùng nhiệt đới Ấn Độ -Thái Bình Dương với chừng 11.000 loài sinh vật đã được phát hiện
Bảng 1: Sản lượng thủy sản Việt Nam năm 2016/2017
ĐVT: (triệu tấn) Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 % Tăng (giảm)
Sản lượng khai thác 3,2 3,42 + 5,7
Sản lượng nuôi trồng 3,6 3,86 + 5,5
(Nguồn: Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam)
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 32Theo báo cáo của Tổng cục Thủy sản, cả năm 2017, tổng sản lượng thủy sản đạthơn 7,28 triệu tấn, tăng 5,6% so với năm 2016 là 6,8 triệu tấn Sản lượng thủy sản baogồm sản lượng khai thác và sản lượng nuôi trồng, trong đó sản lượng thủy sản khaithác đạt gần 3,42 triệu tấn, tăng 5,7% so với năm 2016 chỉ được 3,2 triệu tấn; sảnlượng thủy sản nuôi trồng trên 3,86 triệu tấn, tăng 5,5% so với năm 2016 là 3,6 triệutấn; diện tích nuôi trồng 1,1 triệu ha Tỷ trọng sản lượng nuôi trồng chiếm 53,0% tổngsản lượng (năm 2016 là 54,2%).
1.2.1.1Khai thác thủy sản
Năm 2017 do tình hình thời tiết trên biển không thuận lợi đối với hoạt động khaithác hải sản, trong khu vực biển Đông xuất hiện nhiều cơn bão và áp thấp nhiệt đới (16cơn bão và 04 áp thấp nhiệt đới) Trong đó, cơn bão số 10 được đánh giá là mạnh nhấttrong vòng 4 năm qua (sau siêu bão HAIYAN) với tâm bão kéo dài từ Hà Tĩnh đếnQuảng Bình với sức gió mạnh cấp 11-12, giật cấp 15 đã gây ra những hậu quả hết sứcnặng nề cho người dân miền Trung; cơn bão số 12 gây thiệt hại nặng nề đối với cáctỉnh Khánh Hòa, Phú Yên Bên cạnh đó, Ủy ban Châu Âu chính thức cảnh báo thẻvàng với thủy sản Việt Nam ngày 23/10 Tuy nhiên, giá xăng dầu thấp, dịch vụ hậucần nghề cá phát triển tạo điều kiện cho ngư dân bám biển dài ngày nên việc khai thácthủy sản biển ở các tỉnh còn lại tương đối ổn định Sản lượng khai thác thủy sản vẫnđạt được những kết quả khả quan
Ước cả năm 2017 sản lượng khai thác thủy sản ước đạt 3.421 ngàn tấn, tăng 5,7% sovới năm 2016, trong đó: ước khai thác biển đạt 3.221 ngàn tấn, tăng 5,7% so với năm2016; khai thác nội địa ước đạt 200 ngàn tấn, tăng 5,7% so với năm 2016
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 33Tuy nhiên, tại một số địa phương, năm 2017, sản lượng hoặc diện tích nuôi giảm
so với năm trước như: Tiền Giang, Hậu Giang, Trà Vinh
+ Tôm: Năm 2017, diện tích nuôi tôm nước lợ cả nước đạt 721,1 nghìn ha; tăng3,8% so với năm 2016 trong đó diện tích tôm sú là 622,4 nghìn ha; tăng 3,7% và diệntích tôm chân trắng là 98,7 nghìn ha; tăng 4,7% so với năm 2016
Sản lượng tôm nước lợ năm 2017 đạt 683,4 nghìn tấn, tăng 4% so với năm 2016trong đó sản lượng tôm sú 256,4 nghìn tấn; giảm 2,8% và sản lượng tôm chân trắng
427 nghìn tấn, tăng 8,5% so với năm 2016
1.2.2 Tình hình nuôi trồng thủy sản ở tỉnh Thừa Thiên Huế
Ngành Thủy sản đóng vai trò kinh tế - xã hội quan trọng đối với tỉnh Thừa ThiênHuế Nuôi trồng thủy sản là một trong những thế mạnh của tỉnh khi tỉnh có đường bờbiển dài 126 km, hệ thống đầm phá rộng lớn với 21.594 ha được xếp vào loại lớn củathế giới Đây chính là tiềm năng vô cùng quý giá mà thiên nhiên đã ban tặng cho tỉnhThừa Thiên Huế
Trong những năm gần đây, tỉnh đã không ngừng đẩy mạnh phát triển ngành Thủysản, đóng góp vào ngân sách cho tỉnh một nguồn thu lớn Hiện nay, các loại thủy sản
có giá trị kinh tế cao như: cá, tôm, cua, Trong đó, có nhiều loại cá có giá trị dinhdưỡng cao ở môi trường nước lợ như: cá dìa, cá kình, cá chẽm, Các loại thủy sản nàykhông những mang lại giá trị kinh tế cao cho nền kinh tế của tỉnh mà còn góp phần tạoviệc làm, xóa đói giảm nghèo cho người dân của tỉnh
Bảng 2: Sản lượng thủy sản ở tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2015, 2016, 2017.
ĐVT: (tấn)
Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 2016/2015 2017/2016
Tổng sản lượng 53.766 44.450 50.923 -17,3% +12,2%Sản lượng khai thác 38.515 30.607 36.242 -20,5% +15,4%Sản lượng nuôi trồng 15.251 13.843 14.681 -9,2% +4,8%
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 34Theo số liệu của cục thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế, quan sát bảng 2 ta thấy:Trong năm 2017, tổng sản lượng của tỉnh ước đạt 50.923 tấn tăng 12,2% so với năm
2016, bao gồm: Lượng khai thác thủy sản 36.242 tấn tăng 15,4% so với năm 2016,trong đó khai thác biển 32.244 tấn tăng 17,8%, khai thác nội địa 3.998 tấn giảm 0,7%;sản lượng nuôi trồng đạt 14.681 tấn tăng 4,8% so với năm 2016
Tỉnh Thừa Thiên Huế là một tỉnh còn gặp nhiều khó khăn, trở ngại trong việcNTTS khi hằng năm phải hứng chịu nhiều thiên tai, biến đổi khí hậu Tuy nhiên,chúng ta có thể tin vào một kết quả tốt đẹp ở tương lại khi các hoạt động NTTS nhữngnăm trở lại đây hoạt động năng động, những khó khăn đang dần tháo gỡ Hiện tại,nghề nuôi cá nước ngọt đặc biệt là nuôi cá lồng đang thực sự thu hút các hộ nông dân
và chính quyền ở đây tạo chuyển biến tích cực trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế,tăng thu nhập, tạo việc làm, góp phần xóa đói giảm nghèo, …
1.2.3 Tình hình nuôi trồng thủy sản ở thị xã Hương Trà
Thị xã Hương Trà ở vị trí giữa trung độ của tỉnh Thừa Thiên Huế, nằm trong tuyếnhành lang kinh tế Đông - Tây; có tuyến quốc lộ 1a và tuyến đường sắt Bắc - Nam đi quavới chiều dài 12km, tuyến đường phía Tây thành phố Huế dài 19 km, có Quốc lộ 49a dài
6 km Hương Trà có 16 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm 07 phường và 09 xã; với diệntích tự nhiên là 51.853,4 ha và 118.354 nhân khẩu Trung tâm hành chính - kinh tế - vănhóa của Thị xã là phường Tứ Hạ, cách thành phố Huế 15 km về phía Bắc
Với diện tích mặt nước để NTTS khá phong phú, trong những năm trở lại đâyngành Thủy sản ở thị xã Hương Trà có bước phát triển nhanh chóng về cả diện tích,năng suất, sản lượng với chủ yếu là nuôi cá nước ngọt Việc nuôi cá nước ngọt đã đemlại thu nhập ổn định, tăng hiệu quả kinh tế trên một đơn vị sản xuất nông nghiệp Việcnuôi cá nước ngọt đã đáp ứng nhu cầu cung cấp thực phẩm tại chỗ, qui trình sản xuất
cố định, có thể tận dụng được lao động phụ trong gia đình, chính vì vậy mà nhiều nămqua diện tích nuôi cá nước ngọt ở đây đã phát triển rất mạnh đặc biệt là nuôi cá tronglồng chủ yếu là ở các xã: Hương Xuân, Hương Toàn, …
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 35Bảng 3: Sản lượng thủy sản năm 2016, 2017 ở thị xã Hương Trà
(Nguồn: Phòng Kinh tế thị xã Hương Trà)
Quan sát số liệu ta thấy: Sản lượng thuỷ sản năm 2017 chỉ đạt 1.573 tấn giảm7,5% tương ứng giảm 127 tấn so với năm 2016 là 1.700 tấn Trong đó: Sản lượng khaithác biển ước đạt 573 tấn giảm 127 tấn so với năm 2016 là 700 tấn tương ứng giảm18,1%, sản lượng khai thác sông đầm ước đạt 1.000 tấn bằng với năm 2016 Tổng sảnlượng nuôi trồng năm 2017 đạt 1650 tấn tăng 230 tấn tương ứng tăng 16,2% so vớinăm 2016, trong đó sản lượng từ nuôi trong ao hồ nước lợ năm 2017 là 250 tấn bằngsản lượng năm 2016 là 250 tấn, nuôi ao hồ nước ngọt năm 2017 chiếm 290 tấn bằngnăm 2016 và sản lượng nuôi lồng năm 2017 đạt 1110 tấn tăng 230 tấn tương ứng tăng26,1% so với năm 2016
Bảng 4: Diện tích NTTS ở thị xã Hương Trà năm 2016, 2017
ĐVT: (ha)
(Nguồn: Phòng Kinh tế thị xã Hương Trà)
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 36Qua số liệu ta thấy: Diện tích nuôi ao hồ nước lợ năm là 303 ha tăng 0,06% sovới năm 2016 (trong đó: nuôi cao triều chiếm thấp nhất là 30,2ha giảm 5,22% so vớinăm 2016 , nuôi thấp triều chiếm diện tích nuôi trồng thủy sản lớn nhất với 236,48hagiảm 1,66% so với năm 2016, nuôi quảng canh đạt 36,3ha tăng 8,04% so với năm
2016 ); Diện tích nuôi ao hồ nước ngọt là 142 ha tăng 5,03% so với năm 2016
Bảng 5: Tình hình nuôi cá trong lồng ở thị xã Hương Trà năm 2017
(Nguồn: Phòng Kinh tế thị xã Hương Trà)
Với diện tích mặt nước rộng lớn nên thị xã Hương Trà có lợi thế rất lớn để nuôi
cá trong lồng Năm 2017, các hộ dân trong thị xã đã thả nuôi được 2.516 lồng cá cácloại, sản lượng thu hoạch dự ước đạt lên đến 1.110 tấn.Trong đó bao gồm lồng nước lợ
là 543 lồng chiếm tỉ lệ 21,58% tổng số lồng, đạt sản lượng 90 tấn Lồng nước ngọt có
số lồng nuôi lớn nhất với 1.973 lồng chiếm 78,42% tổng số lồng nuôi sản lượng ướcđạt 1.020 tấn (trong đó: nuôi cá lồng trên hồ chứa thủy điện, thủy lợi có 500 lồng vớisản lượng là 250 tấn và nuôi cá lồng trên sông có đến 1.473 lồng đạt sản lượng ướctính là 770 tấn)
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 37CHƯƠNG 2: HIỆU QUẢ KINH TẾ MÔ HÌNH NUÔI CÁ TRẮM LỒNG TẠI XÃ HƯƠNG TOÀN, THỊ XÃ HƯƠNG TRÀ, TỈNH
THỪA THIÊN HUẾ
2.1 Tình hình cơ bản của xã Hương Toàn
2.1.1 Điều kiện tự nhiên
2.1.1.1 Ví trí địa lý
Xã Hương Toàn có diện tích 12,23 km², nằm cách trung tâm thị xã Hương Tràkhoảng 6km về phía Đông Bắc, cách trung tâm TP Huế khoảng 5km về phía TâyNam
Ranh giới hành chính xã Hương Toàn được xác định như sau:
- Phía Đông giáp phường Hương Sơ, thành phố Huế
- Phía Tây giáp phường Hương Xuân
- Phía Nam giáp phường Hương Chữ
- Phía Bắc giáp xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền
Xã Hương Toàn có 12 thôn tổ dân cư: Nam Thanh, Vân Cù, An Thuận, GiápĐông, Giáp Trung, Giáp Kiền, Giáp Tây, Giáp Thượng, Triều Sơn Trung, Liễu Cốc
Hạ, Cổ Lão và Dương Sơn
2.1.1.2 Thời tiết, khí hậu
Hương Toàn có đặc điểm khí hậu chung với khí hậu của thị xã Hương Trà là khíhậu nhiệt đới ẩm gió mùa và chịu tác động của khí hậu biển nên tạo cho xã có một sốđặc trưng khí hậu như sau:
- Nhiệt độ: nhiệt độ trung bình: 25,4o
- Nhiệt độ cao nhất vào tháng 5,6,7,8 và thấp nhất vào các tháng 2 năm sau
- Độ ẩm trung bình: 84,5% các tháng có độ ẩm cao là 9,10,11
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 382.1.1.3 Địa hình, thổ nhưỡng
Tổng diện tích tự nhiên toàn xã là 1220 ha Địa hình của xã là một vùng đồngbằng với bề mặt tương đối bằng phẳng có giới hạn độ cao so với mặt nước biển caonhất không quá 2,2m, thấp nhất 0,2m, được cấu tạo bởi lớp trầm tích trẻ gồm chủ yếu
là phù sa được bồi đắp, thành phần cơ giới thịt trung bình, tầng canh tác thường dàytrên 20 cm rất thuận lợi cho cây trồng phát triển
- Đất nông nghiệp: diện tích 739,50 ha chiếm 60,61% diện tích đất tự nhiên
- Đất trồng lúa nước là 658,70 ha, chiếm 53,99 % diện tích đất tự nhiên
Về nước mặt chủ yếu là nguồn nước ở Sông Bồ, chảy qua xã dài 9,5km, trữlượng 22,8 triệu m ; hệ thống hói dài hơn 30km, trữ lượng 1,5 triệu m ; trong nhữngnăm gần đây, nhờ có đập Thảo Long nên lượng nước ngọt dùng sản xuất nông nghiệp
và sinh hoạt tương đối đầy đủ không còn thiếu nước ngọt như những năm hạn mặntrước đây
2.1.2 Điều kiện kinh tế và xã hội
Nằm tiếp giáp với thành phố Huế, có đầu mối giao thông quan trọng, có xu thế
đô thị hóa, một số ngành nghề phát triển, dịch vụ phát triển, trên địa bàn có các làngnghề bún Vân cù, rượu Dương Sơn, cốm An Thuận, nón lá Hương Cần ; con sông Bồ
đi qua hầu hết các thôn trong xã tạo cảnh quan ven sông để phát triển dịch vụ du lịch ;
là xã đồng bằng có thế mạnh về sản xuất nông nghiệp đặt biệc là cây lúa, rau màu, cây
ăn quả đặc sản quýt Hương Cần và chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại thủy sảnnước ngọt hệ thống hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật tương đối ổn định và đầy đủ.Nền kinh tế tiếp tục phát triển theo cơ cấu nông nghiệp – tiểu thủ công nghiệp –thương mại dịch vụ; về Nông nghiệp tiếp tục duy trì và giữ vững diện tích, năng suất,sản lượng cây lương thực và cây ăn quả; đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật để đẩy mạnhchăn nuôi; ngành tiểu thủ công nghiệp và thương mại dịch vụ ngày càng được đầu tưmáy móc, thiết bị để nâng cao năng suất và chất lượng, hạ giá thành sản xuất nâng caothu nhập người dân; kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng khá và cơ cấu kinh tế chuyển dịchtheo xu hướng tích cực, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 39Đảng bộ và nhân dân Hương Toàn không ngừng phấn đấu tháo gỡ khó khăn, nhanhchóng hoà nhập cơ chế mới đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nôngnghiệp, nông thôn.ng năm qua nền kinh tế của xã có tốc độ tăng trưởng khá; tổng giátrị sản xuất trên địa bàn toàn xã năm 2017 ước đạt 478 tỷ 916 triệu đồng.Nhìn chungcác ngành nghề tiểu thủ công nghiệp vẫn duy trì giữ vững tốc độ phát triển và ngàycàng được mở rộng về quy mô như: Sản xuất bún tươi, nấu rượu gạo, mộc dân dụng,xây dựng, nước đá Đến nay xã đã có 430 cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp - xâydựng hoạt động có hiệu quả góp phần tăng thu nhập và giải quyết việc làm cho ngườidân trên địa phương.
- Tổng giá trị về lĩnh vực dịch vụ thương mại đạt 78,764 tỷ đồng; số hộ kinhdoanh trên toàn xã là 767 hộ
- Nông nghiệp: tổng giá trị về lĩnh vực nông nghiệp đạt 201,525 tỷ đồng
- Trồng trọt: thu nhập từ trồng trọt xã Hương Toàn với cây trồng chính và chủ lựcvẫn là cây lúa, màu và cây ăn quả Tuy quá trình sản xuất gặp không ít khó khăn dothời tiết và sâu bệnh, giá vật tư phân bón tăng cao…, nhưng trong quá trình sản xuấtvới sự cố gắng không ngừng của cán bộ và nhân dân xã, với quá trình chuyển đổi cơcấu cây trồng, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất lúa, màu sử dụngcác giống mới, cải thiện hệ thống thủy lợi, dự báo phòng trừ sâu bệnh, vì vậy năng suất
và sản lượng ngày càng tăng
- Chăn nuôi: chủ yếu với hình thức chăn nuôi theo quy mô hộ gia đình và gia trại.Tổng đàn trâu bò: 389 con tăng 33 con so với năm 2016 Đàn lợn: 5735( lợn nái: 874con, lợn thịt: 4861con) giảm 630 con so với năm 2016 Đàn gia cầm: 59.000 con, tăng9.000 con so với năm 2017 Tổng lồng cá 810 lồng tăng 119 lồng so năm 2016 Ướcsản phẩm trong chăn nuôi: 85,141 tỉ đồng Tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp là46,22%
2.1.3 Điều kiện y tế, giáo dục
Đảng bộ và chính quyền xã luôn ưu tiên đầu tư cho sự nghiệp giáo dục cả 3 bậchọc: THCS, Tiểu học, Mầm non, xã có 3 trường đạt chuẩn quốc gia Sự nghiệp giáodục đào tạo của xã có những chuyển biến rất đáng kể về qui mô trường lớp cũng như
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ