Trong quá trình nghiên cứu trên cơ sở thu thập thông tin của 9 hộ nhóm VietGAP và 30 hộ nhóm Thường cùng 30 người tiêu dùng rau, khóa luận vận dụng các phương pháp thống kê mô tả, phương
Trang 1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ RAU ĂN QUẢ THEO TIÊU CHUẨN VIETGAP TẠI XÃ XUÂN THỚI
THƯỢNG, HUYỆN HÓC MÔN
HOÀNG ANH TIẾN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN NGÀNH KINH TẾ NÔNG LÂM
Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 07/2010
Trang 2
Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Thực trạng sản xuất và tiêu thụ rau ăn quả theo tiêu chuẩn VietGAP tại xã Xuân Thới Thượng huyện Hóc Môn” do Hoàng Anh Tiến, sinh viên khóa 32, ngành Kinh Tế Nông Lâm, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày _
TRẦN ĐỨC LUÂN Người hướng dẫn,
Trang 3
LỜI CẢM TẠ
Trong quá trình thực hiện đề tài tốt nghiệp này tôi đã nhận được sự giúp đỡ rất nhiều từ phía gia đình, thầy cô, bạn bè, các cán bộ Nay tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến những người mà tôi luôn ghi nhớ sự giúp đỡ của họ dành cho tôi:
Trước hết, tôi muốn gửi lời tri ân sâu sắc đến ba mẹ tôi – những người đã sinh thành nuôi dưỡng và tạo mọi điều kiện để tôi có được thành quả như ngày hôm nay Tôi chân thành cảm ơn ban giám hiệu nhà trường, quý thành cô Khoa Kinh Tế
và tất cả các thầy cô giáo Trường Đại Học Nông Lâm, những người đã truyền đạt kiến thức và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập
Đặt biệt tôi xin cảm ơn thầy Trần Đức Luân, người đã tận tình giúp đỡ, truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm vô cùng quý báo và trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài tốt nghiệp
Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các cán bộ thuộc UBND xã Xuân Thới Thượng, Trung tâm Khuyến Nông huyện Hóc Môn, đặt biệt tôi xin cảm ơn các bác thuộc Hội Nông Dân xã Xuân Thới Thượng
Tôi xin cảm ơn bác Trần Ngọc Im – chủ nhiệm chương trình VietGAP của xã cùng toàn thể cô bác nông dân xã đã giúp cung cấp thông tin, kinh nghiệm sản suất để tôi có thể hoàn thành đề tài tốt nghiệp này
Cảm ơn tất cả những người bạn đã giúp đỡ, động viên tôi hoàn thành đề tài Xin chân thành cảm ơn !
TP.Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 7 năm 2010
Sinh viên
Hoàng Anh Tiến
Trang 4
NỘI DUNG TÓM TẮT
HOÀNG ANH TIẾN THÁNG 7 NĂM 2010 “Thực trạng sản xuất và tiêu
thụ rau ăn quả theo tiêu chuẩn VietGAP tại xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn”
HOANG ANH TIEN July 2007 “Study on Situation of Fruit Vegetable
Production and Consumption towards VietGAP Standard in Xuan Thoi Thuong Commune, Hoc Mon District”
Khóa luận tìm hiểu tình hình sản xuất và tiêu thụ rau ăn quả của 2 nhóm đối tượng là nhóm trồng rau ăn quả theo tiêu chuẩn VietGAP và nhóm không trồng theo tiêu chuẩn VietGAP hay còn gọi là nhóm Thường tại xã Xuân Thới Thượng nhằm đánh giá hiệu quả kinh tế của việc sản xuất rau ăn quả trên địa bàn xã Dựa trên các kết quả đánh giá được đề xuất một số giải pháp để giải quyết những vấn đề còn tồn tại trong việc sản xuất rau ăn quả của xã, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế cho các hộ trồng rau nơi đây Trong quá trình nghiên cứu trên cơ sở thu thập thông tin của 9 hộ nhóm VietGAP và 30 hộ nhóm Thường cùng 30 người tiêu dùng rau, khóa luận vận dụng các phương pháp thống kê mô tả, phương pháp so sánh cũng như sử dụng các chỉ tiêu kết quả, chỉ tiêu hiệu quả để xác định hiệu quả kinh tế của việc trồng rau ăn quả của địa phương
Kết quả điều tra cho thấy, hiệu quả kinh tế của các hộ nông dân nhóm VietGAP
là tốt hơn nhóm Thường và bên cạnh đó vẫn còn những vấn đề khó khăn: sản xuất còn đơn lẻ, đặt biệt tiêu thụ sản phẩm là vấn đề khó khăn nhất của cả 2 nhóm Nguyên nhân khó khăn trong khâu tiêu thụ là do người tiêu dùng không phân biệt được rau an toàn với rau thường Giải pháp đề xuất để khắc phục khó khăn này là xây dựng một chiến lược, một thương hiệu tạo sự khác biệt cho rau an toàn từ đó khuyếch trương sản phẩm rau an toàn
Trang 5v
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU ……… ……… …….… 1
1.1 Lý do thực hiện đề tài ……… ……….……… 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ……… ……….…….….2
1.3 Phạm vi nghiên cứu …….……… ……….… 2
1.4 Cấu trúc luận văn ……… ……… …… 2
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN ……….…… ……… ….4
2.1 Tổng quan về xã Xuân Thới Thượng ……… ……….……4
2.1.1 Vị trí địa lý ……… ….……… 4
2.1.2 Diện tích đất đai ……… …….……… 5
2.1.3 Địa hình ……… …… ……… 5
2.1.4 Khí hậu ………5
2.1.5 Thổ nhưỡng ……… ….……….5
2.1.6 Nguồn nước ……… …… ………6
2.2 Điều kiện kinh tế xã ……… ……… 6
2.2.1 Tình hình sử dụng đất ……… ……….……….6
2.2.2 Tình hình cơ sở hạ tầng ……… … ………… 7
2.2.3 Tình hình văn hoá – xã hội ……… ……… ………….8
2.2.4 Đánh giá chung về tình hình cơ bản của xã Xuân Thới Thượng ………9
CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ……… … …… 11
3.1 Cơ sở lý luận ……… ……… …… 11
3.1.1 Khái niệm rau an toàn ……….……… ……… 11
3.1.2 Vai trò của RAT trong đời sống ……… ……… ……… 11
Trang 63.1.3 Những hiểu biết chung về rau an toàn ……….……… …… 11
3.1.4 Một số vấn đề chung khi sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP ……… 12
3.1.5 Cơ sở vật chất kỷ thuât để sản xuất rau quả an toàn ……….…… ……….13
3.2 Phương pháp nghiên cứu ……….……… …….22
3.2.1 Phương pháp lấy thông tin ……….……… ……22
3.2.2 Phương pháp xử lý thông tin … ……… …… 22
3.2.3 Phương pháp phân tích chung ……… ……… ……….22
3.2.4 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả sản xuất ……… ……… …… 23
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ……… 24
4.1 Nhu cầu rau thành phố ……… ……… …………24
4.2 Các chương trình mục tiêu phát triển rau an toàn tại tp HCM ……… ………25
4.2.1 Mục tiêu ……….……… …………25
4.2.2 Yêu cầu ……….……… ……….25
4.2.3 Chương trình sản xuất nông nghiệp theo hướng GAP ……….…….26
- Đơn vị chủ trì thực hiện: Chi cục Bảo vệ thực vật ……… ……… ……….27
4.3 Đặt trưng của mẫu nghiên cứu ………….……… ………27
4.3.1 Thông tin về tuổi của các hộ sản xuất ……….………… …… 27
4.3.2 Trình độ học vấn của nông hộ ……… ……… …… 27
4.3.3 Hiện trạng sản xuất ……….……… …… 28
4.3.4 Lao động trong sản xuất rau ……… ………… ………….29
4.3.4 Lịch thời vụ ……….……… ……… 30
4.4 Phân tích kết quả, hiệu quả ……… ……… …………31
4.4.1.Các hộ trồng rau theo tiêu chuẩn VietGAP ……… … …… 31
4.4.2 Các hộ trồng rau thường ……….……… …… 34
Trang 7vii
4.6 Thuận lợi và khó khăn trong việc sản xuất Rau ở xã Xuân Thới Thượng …….41
4.6.1 Thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ rau của các hộ ……… ……… ……41
4.6.2 Khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ rau của các hộ ………….…… ……42
4.6.3 Phân tích ảnh hưởng từ sự biến động của giá đến lợi nhuận và thu nhập ……… …… 45
4.7 Tình hình tiêu thụ rau an toàn ……….……… ……54
4.8 Xây dựng một số giải pháp ……… …… ……58
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ……… ……….…….59
5.1 Kết luận ……….……… ……… 59
5.2 Kiến nghị ……….……… …60
Trang 8MỤC LỤC BẢNG
Bảng 2.1 Hiện Trạng Sử Dụng Đất Nông Nghiệp, 2009 6
Bảng 2.2 Cơ Cấu Lao Động Trong Xã 8
Bảng 3.1: Mức Giới Hạn Tối Đa Cho Phép của Hàm Lượng Nitrat (NO-3 ) Trong Một Số Sản Phẩm Rau Quả Tươi (mg/kg ) 19
Bảng 3.2: Hàm Lượng Tối Đa Cho Phép của Một Số Kim Loại Nặng và Độc Tố Trong Sản Phẩm Rau Tươi 19
Bảng 3.3: Số Lượng Một Số Vi Sinh Vật Tối Đa Cho Phép Trong Rau Tươi (Tiêu Chuẩn Việt Nam của Bộ Y Tế ) 20
Bảng 3.4: Mức Dư Lượng Tối Đa Cho Phép (MRLs) của Một Số Thuốc Bảo Vệ Thực Vật Trên Rau Tươi 20
Bảng 3.5: Chất Lượng Nước Tưới (Theo TCVN 6773: 2000 ) 21
Bảng: 4.1 Tuổi của Các Chủ Hộ 27
Bảng: 4.2 Trình Độ Học Vấn của Người Sản Xuất Chính 28
Bảng: 4.3 Quy Mô Sản Xuất Các Hộ 28
Bảng: 4.4 Cơ Cấu Lao Động Trong Sản Xuất Rau 29
Bảng 4.5 Chi Phí Vật Chất Cho Một Vụ Trồng Rau Trên 1000m2 của Các Hộ Nhóm VietGAP 31
Bảng 4.6.Chi Phí Lao Động Cho Một Vụ Trồng Rau Trên 1000m2 của Các Hộ Nhóm VietGAP 32
Bảng 4.7 Kết quả hiệu quả sản xuất Cho Một Vụ Trên 1000m2 của Các Hộ Nhóm VietGAP 33
Bảng 4.8 Chi Phí Vật Chất Cho Một Vụ Trồng Rau Trên 1000m2 của Các Hộ Nhóm Thường 34
Trang 9ix
Bảng 4.10 Kết quả hiệu quả sản xuất Cho Một Vụ Trên 1000m2 của Các Hộ Nhóm
Thường 36
Bảng 4.11 So Sánh Kết Quả Hiệu Quả của Hai Hình Thức Trồng Rau 38
Bảng 4.12 Khó Khăn Người Sản Xuất Rau Gặp Phải 42
Bảng4.13 Vay Vốn của Các Hộ Sản Xuất Rau 42
Bảng 4.14 Sự Biến Động Giá Cả Thị Trường của Các Hộ Trồng Rau VietGAP 43
Bảng 4.15 Sự Biến Động Giá Cả Thị Trường của Các Hộ Trồng Rau Thường 44
Bảng 4.16 Sự Thay Đổi của Lợi Nhuận Khi Giá Bán Thay Đổi Nhóm VietGAP 45
Bảng 4.17 Sự Thay Đổi của Thu nhập Khi Giá Bán Thay Đổi Nhóm VietGAP 47
Bảng 4.18 Sự Thay Đổi của Lợi Nhuận Khi Giá Bán Thay Đổi Nhóm Thường 49
Bảng 4.19 Sự Thay Đổi của Thu Nhập Khi Giá Bán Thay Đổi Nhóm Thường 52
Bảng 4.20 Sự Hiểu Biết về Rau An Toàn của Người Tiêu Dùng 54
Bảng 4.21 Nhu cầu về RAT của người tiêu dùng 54
Bảng 4.22 Địa Điểm Mua Rau của Người Tiêu Dùng 55
Bảng 4.23 Tiêu Chuẩn Chọn Lựa RAT của Người Tiêu Dùng 55
Bảng 4.24 Khó Khăn của Người Tiêu Dùng khi Mua RAT 56
Bảng 4.25 Mức Giá Chấp Nhận của Người Tiêu Dùng RAT so với Tau Thường 57
Trang 10MỤC LỤC HÌNH
Hình 2.1 Vị trí của xã Xuân Thới Thượng ………4
Hình 4.1 Lịch Thời Vụ của Các Cây Trồng 30 Hình 4.2 Sơ Đồ Kênh Tiêu Thụ 40
Trang 13
Rau ăn quả dễ bị nhiễm một số độc chất về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, kim loại nặng, nitrate, các vi trùng và ký sinh trùng Dư lượng thuốc bvtv làm ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng về bệnh cấp tính và mãn tính Hiện nay công tác kiểm tra đánh giá chất lượng rau lưu thông trên thị trường và các chợ còn khá hạn chế nên đã xảy ra một số trường hợp ngộ độc do ăn rau ăn quả bị nhiễm các chất độc hại Vì vậy việc lựa chọn một giải pháp sản xuất rau an toàn là một trong những yếu tố quan trọng giúp giảm thiểu được nguy cơ ngộ độc thực phẩm
Trước tình hình ô nhiễm thuốc bảo vệ thực vật trên rau ngày càng tăng, từ năm
1996 thành phố có chủ trương triển khai chương trình sản xuất rau an toàn trên địa bàn thành phố Qua nhiều năm thực hiện, chương trình đã đạt được những kết quả nhất định, đáng khích lệ Tuy nhiên vẫn còn đó những khó khăn nhất định, đó là vấn đề tiêu thụ: sản phẩm rau an toàn bị đánh đồng (thậm chí thấp hơn) với rau thường vì không
có bằng chứng cụ thể nào để nói với người tiêu dùng đó là sản phẩm rau an toàn Bên cạnh đó là sự quản lý và quan tâm hỗ trợ của các ban ngành liên quan chưa đem lại hiệu quả khiến một bộ phận người nông dân chán nản quay về với hình thức sản xuất
tự do thiếu quản lý
Trước vấn đề bức bách này đòi hỏi thành phố phải có giải pháp cụ thể và thiết thực, đó là lý do chương trình sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP ra đời
Trang 14Chương trình sẽ cụ thể hóa việc quản lý sản xuất bằng cách yêu cầu nông dân thực hiện ghi chép nhật ký sản xuất và đồng thời sẽ cấp logo thương hiệu cho sản phẩm của mình giúp phân biệt với rau thường từ đó tạo giá trị sản phẩm cao hơn Chương trình được thực hiện thí điểm ở một số nơi trong đó có xã Xuân Thới Thượng huyện Hóc Môn cho mặt hàng rau ăn quả Đó là lý do tôi chọn đề tài: “Thực trạng sản xuất và tiêu thụ rau ăn quả theo tiêu chuẩn VietGAP tại xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn”
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình trồng RAT theo tiêu chuẩn VietGAP so với mô hình trồng rau thường
Tìm hiểu những khó khăn trở ngại trong sản xuất và tiêu thụ RAT theo tiêu chuẩn VietGAP
Đưa ra một số biện pháp phát triển ngành trồng RAT
1.3 Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài tập trung vào việc tìm hiểu thực trạng sản xuất và tiêu thụ rau ăn quả mà không
đi sâu vào phân tích kỹ thuật canh tác của các nông hộ
Không gian: xã Xuân Thới Thượng, Huyện Hóc Môn
Thời gian: 15/5/2010 – 15/6/2010
1.4 Cấu trúc luận văn
Chương I: Mở đầu
Nêu lên lý do chọn đề tài, hướng nghiên cứu của đề tài
Chương II: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Nêu là các khái niệm có liên quan về vấn đề cần nghiên cứu như là KN RAT & rau thường
Các phương pháp khoa học được sử dụng trong đề tài
Chương III: Tổng quan
Khái quát về địa phương nghiên cứu
Chính sách của chính quyền thành phố về RAT
Chương IV: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Trình bày nội dung nghiên cứu của đề tài về vấn đề nghiên cứu
Trang 153
Trình bày những kết quả nghiên cứu đạt được, phân tích những kết quả đó thông qua những hiểu biết khi thâm nhập thực tế và việc phân tích những số liệu thu thập Tính toán tổng hợp, đánh giá nhận định các vấn đề nghiên cứu
Chương V Kết luận và kiến nghị
Có một kết luận chung về những vấn đề đã nghiên cứu được
Đưa ra một số giải pháp kiến nghị
Trang 16
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN
2.1 Tổng quan về xã Xuân Thới Thượng
2.1.1 Vị trí địa lý
Xã Xuân Thới Thượng nằm về phía Tây-Tây Nam của ngoại thành TP.Hồ Chí Minh, cách trung tâm thành phố khoảng 17km
Phía Đông giáp: Xã Bà Điểm – huyện Hóc Môn
Phía Tây giáp: Xã Phạm Văn Hai – huyện Bình Chánh
Phía Nam giáp: Xã Vĩnh Lộc A – huyện Bình Chánh
Phía Bắc giáp: Xã Xuân Thới Thượng – huyện Hóc Môn
Hình 2.1 Vị trí của xã Xuân Thới Thượng
Nguồn: www.diadiem.com
2.1.2 Diện tích đất đai
Diện tích đất tự nhiên: 1857,17ha (năm 2009 ) chiếm 11,5% diện tích tự nhiên
Trang 17Từ tháng 2-5, có gió Đông Nam, vận tốc trung bình từ 1,5-2,5m/s Từ tháng 5 –
9, có gió Tây và Tây Nam, vận tốc trung bình từ 1,5-2,5m/s Các tháng còn lại trong năm đến tháng 2 năm sau, có gió Đông Bắc, vận tốc trung bình từ 1-1,5m/s
Bức xạ hấp thu trung bình hàng năm đạt 0,37-0,38Kcal/Em2/ngày Lượng bức
xạ cao nhất vào tháng 3 và thấp nhất vào tháng 9 Số giờ nắng trung bình trong ngày 8 giờ/ngày
Độ ẩm trung bình hàng năm khá cao, vào mùa khô đạt 79,5% và vào vụ mùa đạt từ 80-90% Trong một ngày đêm độ ẩm không khí thấp nhất vào lúc 13 giờ (khoảng 48%) và độ ẩm cao nhất đạt vào lúc 1 giờ - 7giờ sáng (khoảng 95%)
Trang 182.2 Điều kiện kinh tế xã
2.2.1 Tình hình sử dụng đất
Xã Xuân Thới Thượng là một xã ngoại thành, với diện tích đất nông nghiệp
chiếm 83,84% so với tổng diện tích đất tự nhiên trên toàn xã và với địa hình tương đối
bằng phẳng, rất thuận lợi cho việc phát triển các ngành nông nghiệp
Nhưng trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá – hiện đại hoá nông nghiệp
nông thôn đã làm cho diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp và manh mún
dần
Bảng 2.1 Hiện Trạng Sử Dụng Đất Nông Nghiệp, 2009
Nguồn tin: Phòng Thống Kê xã Qua bảng 2.1 cho thấy tổng diện tích đất của xã là 1857,17 ha Trong đó diện
tích đất khá lớn với diện tích là 1548,82 chiếm tỷ lệ 83,39% còn lại là đất phi nông
nghiệp chiếm tỷ lệ 16,44 với diện tích là 304,79
Trong diện tích đất nông nghiệp thì đất sản xuất nông nghiệp có diện tích lớn
nhất là 1542,32 ha chiếm 83,05%, trong đó đất trồng cây hàng năm là 1159,94 ha
chiếm 62,46%, tiếp theo là đất trồng cây lâu năm với diện tích là 328,38 chiếm
17,68% Còn lại là đất nuôi trồng thủy sản chiếm tỷ lệ 0,35% thấp nhất trong tổng diện
tích đất tự nhiên của xã Điều này cho thấy ngành nuôi trồng thủy sản chưa được phát
triển ở xã
Trang 19Do nhu cầu sử dụng điện cho sinh hoạt và sản xuất, kinh doanh ngày càng cao nên cần tăng cường năng suất hoặc lắp đạt thêm trạm biến áp để đáp ứng nhu cầu cho người dân
d) Trường học
Trên địa bàn xã hiện có 2 trường tiểu học là trường tiểu học Xuân Thới Thượng
có 27 lớp học với 952 học sinh, trường tiểu học Ngã Ba Giồng hiện có 958 học sinh,
25 lớp học (trong đó có 3 lớp bán trú) và trườn có số phòng học là 16 Trường THCS Xuân Thới Thượng với 24 phòng học và 1.351 học sinh Xã còn có 2 phân hiệu tiểu học và THCS để tạo điều kiện cho các em ở vùng xa được đến lớp Tuy nhiên xã vẫn chưa có trường cấp 3
Trường mẫu giáo Bé Ngoan 3 có 344 em, trong đó bán trú 2 buổi/ngày có 145
em, trường có 11 phòng học, diện tích 4912m2 Ngoài ra trên địa bàn xã hiện có 9 cơ
sở nuôi dạy trẻ ngoài công lập với 949 em nhỏ, UBND xã thường xuyên kiểm tra về an toàn thực phẩm tại các điểm này
Trang 20e) Y tế
Xã đang xây dựng mới trạm y tế đạt chuẩn quốc gia, dự kiến dưa vào hoạt động
cuối năm 2010 Ngoài ra xã còn có một phòng khám đông y hoạt động từ thiện hiệu
quả, góp phần nâng cao chất lượng phục vụ chăm sóc sức khỏe cho nhân dân trong xã
và vùng lân cận
f) Nhà ở
Toàn xã hiện có 3482 căn nhà, trong đó loại nhà kiên cố có 270 căn, chiếm
7,88%, loại nhà bán kiên cố có 2631 căn, chiếm 75,56%, loại nhà tạm: 581 căn,
chiếm16,68% Ngoài ra còn có 87 căn nhà tình nghĩa và 37 căn nhà tình thương
2.2.3 Tình hình văn hoá – xã hội
a) Dân số
Theo thống kê trên toàn xã hiện có 36.389 người và với 9671 hộ Trong đó hộ
nông nghiệp là 747 hộ chiếm 7,7% việc sản xuất của các hộ không còn thuần nông mà
kết hợp với ngành nghề nông thôn, buôn bán nhỏ, làm công nhân,… Ngoài ra các hộ
phi nông nghiệp có 8924 hộ chiếm 92,3 %
b) Lao động
Bảng 2.2 Cơ Cấu Lao Động Trong Xã
Khoản mục Số lượng (người) Tỷ lệ (%)
Nguồn: UBND xã Xuân Thới Thượng
Số người trong độ tuổi lao động là 22.561 người chiếm 62% dân số Trong đó
có 23,87% lao động qua đào tạo ngắn hạn đến trên đại học Lao động nông nghiệp có
1894 người, chiếm 8,39% tổng số lao động, còn lao động công nghiệp có 15.912
người, chiếm 70,52% Sòn số lao động thương mại dịch vụ và ngành nghề khác là
4.755 người, chiếm 21,09%
Trang 219
c) Thông tin Văn hóa - Thể dục – Thể thao
Xã chưa có trung tâm văn hoá thể dục thể thao, nhưng đã xây dựng được trung tâm truyền thông với 6 cụm loa ở 5 ấp để người dân cập nhật thông tin kịp thời Hiện nay xã có đề nghị xin huyện xây dựng khu trung tâm văn hoá có sân vận động, có thư viện, nhà truyền thống phát triển thể dục thể thao và tổ chức văn hoá – văn nghệ trên địa bàn xã
Đời sống văn hóa, hoạt đông thể dục thể thao trên địa bàn xã cũng phát triển mạnh mẽ Năm 2009 xã đã tổ chức Đại hội TDTT cấp xã với 4 môn là cờ tướng, bida, việt dã, và bóng đá Có hơn 300 vận động viên tham gia Đăng ký tham gia đại hội thể dục thể thao năm 2009 cấp huyện Xã cũng kết hợp với xã đoàn tổ chức cho các em tham gia thi đấu trò chơi vận động, bóng đá, bóng chuyền, cầu lông,… tranh giải thể thao hè năm 2009, tham gia đại hội thể dục thể thao huyện môn bida, cờ tướng
d) Chính sách xã hội
Đãng bộ và nhân dân xã Xuân Thới Thượng luôn chú trọng công tác giáo dục
và phát huy truyền thống cách mạng xã anh hùng lực lượng võ trang do nhà nước phong tặng
Về công tác xóa đói giảm nghèo thì trên địa bàn xã có 697/9671 hộ chiếm 7,21% và tổ chức xét cho ra khỏi chương trình 186 hộ, hiện còn 511 hộ chiếm tỷ lệ 5,28%
2.3 Đánh giá chung về tình hình cơ bản của xã Xuân Thới Thượng
2.3.1 Thuận lợi
Xã Xuân Thới Thượng có vị trí thuận lợi, gần chợ đầu mối Nông Sản Hóc Môn, nơi cung cấp một lượng lớn nông sản cho thành phố Hồ Chí Minh vì vậy chi phí vận chuyển và chế biến nông sản là tương đối thấp, tạo lợi thế cạnh tranh về giá cả so với các loại rau sản xuất ở các vùng khác như: Lâm Đồng, các tỉnh Miền Tây…
Xã Xuân Thới Thượng có điều kiện tự nhiên, khí hậu thời tiết ôn hòa, sự chênh lệch nhiệt độ giữa vụ Hè Thu và vụ Mùa cũng như giữa ngày và đêm không đáng kể tạo điều kiện cho việc phát triển các loại rau ăn quả
Đường giao thông vận tải được nâng cấp từng bước nên thuận tiện cho việc tiêu thụ cũng như cung cấp sản phẩm đầu vào
Trang 22Cùng với sự thay đổi cơ cấu lao động là việc thay đổi mục đích sử dụng đất Đất nông nghiệp liên tục giảm kéo theo việc giảm diện tích và sản lượng rau tại địa phương
Lực lượng lao động kế thừa cũng là một vấn đề đáng quan tâm Hiện nay rất ít người trẻ mặn mà với công việc đồng án, đa số họ muốn thoát khỏi nông nghiệp để tìm kiếm cơ hội ở những ngành nghề khác có thu nhập cao và ổn định hơn
Trình độ văn hóa chưa cao nên chưa thể tiếp cận một cách nhanh chóng các kỹ thuật tiên tiến, dẫn đến việc sản xuất rau an toàn còn nhiều hạn chế, năng suất chưa cao
Chi phí giống và thuốc cao ảnh hưởng đến giá thành của sản phẩm Trong khi
đó giá bán không ổn định, lên xuống thất thường làm ảnh hưởng đến tâm lý người nông dân rất nhiều, khiến họ không còn thiết tha với nông nghiệp
Trang 23
CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Cơ sở lý luận
3.1.1 Khái niệm rau an toàn:
Rau an toàn là nhũng sản phẩm rau tươi (bao gồm rau ăn củ, thân, lá, hoa, quả)
có chất lượng đúng như đặc tính giống của nó, hàm lượng các hoá chất độc và mức độ nhiễm các vi sinh vật gây hại ở dưới mức gây tiêu chuẩn cho phép, đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng và môi trường thì được coi là rau đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, gọi tắt là RAT (Theo quyết định số 67-1998/QĐ-BNN-KHCN ngày 28/4/1998 của Bộ NN & PTNT) Theo viện nghiên cứu rau quả TP.HCM năm 1994 thì RAT là rau không chứa thuốc BVTV ở mức độ có thể gây ra bất kỳ một tác động có hại nao cho sức khỏe của con người và động vật, hay nói cách khác là dư lượng thuốc BVTV chứa trong rau không được vượt quá “mức dư lượng tối đa”
3.1.2 Vai trò của RAT trong đời sống
Giúp người tiêu dùng an tâm khi dùng ra, không còn lo sợ ngộ độc, sản xuất RAT không gây ô nhiễm môi trường RAT chiếm một tỷ lệ không nhỏ trong mặt hàng nông nghiệp xuất khẩu Mang một nguồn ngoại tệ lớn về cho đất nước Không chỉ rau tươi mà cả những sản phẩm của rau đã quan chế biến cũng đóng vai trò đáng kể trong xuất khẩu
Rau an toàn là nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thực phẩm và đồ hộp: tạo công ăn việc làn cho nông dân Rau an toàn cũng như rau thường là nguồn thức ăn cho gia súc Đó là phần rau lá bị già, kém phẩm chất do vận chuyển, chế biến thảy ra
3.1.3 Những hiểu biết chung về rau an toàn
Để quy định và hướng dẫn việc sản xuất rau an toàn Bộ Nông nghiệp và PTNT
đã có các quyết định sau:
Trang 24Quyết định số 379/QĐ-BNN-KHCN ngày 28/1/2008 của bộ Nông nghiệp và PTNT về việc ban hành quy trình thực hiện sản xuất nông nghiệp tốt cho rau quả, tươi
Sản phẩm rau an toàn phải hội đủ các tiêu chuẩn sau:
Dư lượng nitrat ở mức cho phép
Dư lượng bảo vệ thuốc BVTV ở mức cho phép
Dư lượng kim loại ở mức cho phép
Không nhiễm các vi sinh vật gây hại cho sức khỏe con người
Do vậy khi canh tác rau chúng ta phải biết đánh giá các nguyên nhân gây ra dư lượng các yếu tố nêu trên trong rau để có biện pháp hạn chế, giảm thiểu các chất độc hại có trong rau
3.1.4 Một số vấn đề chung khi sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP
Vùng sản xuất rau, quả áp dụng theo tiêu chuẩn VietGAP phải được khảo sát, đánh giá sự phù hợp giữa điều kiện sản xuất thực tế với quy định hiện hành của nhà nước đối với các mối nguy gây ô nhiễm về hóa học, sinh học về vật lý lên rau, quả là vùng được nhà nước công nhận đủ điều kiện sản xuất rau an toàn
Giống phải có nguồn gốc rõ ràng Giống có chất lượng tốt nhất nên mua giống
từ các công ty, cơ sở cung cấp có uy tín Phân bón trong quá trình sử dụng có thể gây nguy cơ ô nhiễm lên rau Vì vậy, chỉ sử dụng các loại phân bón có trong danh mục được cho phép sản xuất và kinh doanh tại Việt Nam Không sử dụng phân hữu cơ chưa qua xử lý (ủ hoại mục)
Nơi chứa phân bón hay khu vực để trang thiết bị phục vụ phối chọn và đóng gói phân bón chất phụ gia cần phải được xây dựng và bảo dưỡng để đảm bảo giảm nguy
cơ gây ô nhiễm vùng sản xuất và nguồn nước Lưu giữ hồ sơ phân bón khi mua (ghi rõ
Trang 2513
Về hóa chất thuốc BVTV, để sản xuất rau an toàn cần phải tham gia các lớp tập huấn về phương pháp sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và các biện pháp sử dụng đảm bảo an toàn Trường hợp cần lựa chọn các loại thuốc BVTV và chất điều hòa sinh trưởng cho phù hợp, cần có ý kiến của người có chuyên môn về lĩnh vực thuốc BVTV Chỉ sử dụng thuốc BVTV trong danh mục được phép sử dụng cho từng loại rau quả tại Việt Nam Chỉ nên mua thuốc BVTV từ các cửa hàng được phép kinh doanh thuốc BVTV
Nên áp dụng các biện pháp quản lý sâu bệnh tổng hợp (IPM), quản lý cây trồng tổng hợp (ICM) nhằm hạn chế việc sử dụng thuốc BVTV Khi sử dụng thuốc BVTV phải đúng kỹ thuật và thời gian cách ly theo hướng dẫn ghi trên nhãn thuốc hoặc hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật để đảm bảo an toàn cho vùng sản xuất và sản phẩm Kho chứa hóa chất phải đảm bảo theo quy định, xây dựng nơi thoáng mát, an toàn có nội quy và được khóa cẩn thận
Vấn đề nước tưới cũng phải được lưu ý Nước tưới dùng cho sản xuất và xử lý sau thu hoạch rau, quả phải đảm bảo theo tiêu chuẩn hiện hành của Việt Nam hoặc tiêu chuẩn mà Việt Nam đang áp dụng Cần có đánh giá nguy cơ ô nhiễm hóa chất và sinh học từ nguồn nước sử dụng cho tưới, phun thuốc BVTV, để có biện pháp khắc phục Không dùng nước thải công nghiệp, nước thải từ các bệnh viện, các khu chung cư tập trung, các trang trại chăn nuôi, các lò giết mỗ gia súc gia cầm, nước phân tươi, nước giải chưa qua sản xuất và sử lý trong sản xuất và xử lý sau thu hoạch
Đối với khâu thu hoạch và xử lý sau thu hoạch, cần có thiết bị vật tư và dụng cụ chứa để thu hoạch rau Thiết bị, thùng chứa hay vật tư phải bảo đảm chắc chắn và vệ sinh sạch sẽ trước khi sử dụng Sản phẩm sau khi thu hoạch không được để tiếp xúc trực tiếp với đất và hạn chế để qua đêm
3.1.5 Cơ sở vật chất kỹ thuật để sản xuất rau quả an toàn
Hiện nay, phát triển ngành trổng rau có hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với ngành nông nghiệp đô thị phải đảm bảo các tiêu chí:
Có năng suất chất lượng cao
Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
Sản phẩm phải đa dạng, nhiều chủng loại để hỗ trợ trong sản xuất cũng như trong tiêu thụ, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng
Trang 26Giái thành sản phẫm thấp để nâng khả năng cạnh tranh
Không gây ô nhiễm môi trường
Do vậy cần phải chuẩn bị cơ sở vật chất – kỹ thuật tốt để tiến hành trồng thâm canh
Chọn đất
Đa số các loại cây là cây trồng cạn,không phát triển khi bi ngập úng, nhưng lại rất cần nước Do vậy, cần chọn các vùng không bị ảnh hưởng trong vụ Mùa, thiếu nước tưới trong mùa khô Các vùng đất cao, triền chủ động tưới tiêu phù hợp với việt phù hợp với việt phát triển rau
Về đất, cần chú ý chọn các loại đất các pha, thịt nhẹ tức là các loại đất có sa cấu nhẹ dễ thoát nước, từ hơi chua đến trung tính (pH của đất biến động từ 5,5 – 7,0 ) là tốt nhất
Rau là một loại cây trồng cho năng suất cao, thời gian gieo trồng ngắn nên chúng đòi hỏi sự luân canh thường xuyên trong quá trình gieo trồng ngắn nên chúng đòi hỏi sự luân canh thường xuyên trong quá trình gieo trồng Do vậy, cần bố trí quy hoạch theo từng ô, thửa, từng khu vực Kết hợp thống kê và giao thông nội đồng nhắm
áp dụng cơ giới hoá, vận chuyển vật tư và sản phẩm thu hoạch Tránh trường hợp bố
dỡ nhiếu lần làm dập nát, thất thoát, giảm giá trị sản phẩm
Đất không được tồn dư hoá chất độc hại và kim loại nặng
Nằm trong khu vực được cơ quan có chức năng thậm định nhận đủ điều kiện để sản xuất rau an toàn
Nguồn nước tưới – tiêu
Việc quy hoạch thiết kế hệ thống tưới tiêu, giao thông nội đồng phục vụ việc vận chuyển phải đáp ứng các yêu cấu sau:
Tiêu nhanh, chống ngập úng cát đức được mực nước ngầm
Chủ động sử dụng nguồn nước tưới
Hệ thống giao thông nội đồng thuận tiện cho cơ giới
Tiết kiệm được lao động, đất đai
Hệ thống tưới tiêu kết hợp với giao thông nội đồng phù hợp với điều kiện địa
lý, địa hình của khu vực
Trang 2715
Chuẩn bị giống
Giống là loại vật tư kỹ thuật đặt biệt, là nguyện liệu sản xuất quan trọng trong việc trồng rau Đủ hạt giống, hạt giống có chất lượng tốt thì mới chủ động được thời điểm gieo trồng, để chủ tạo sản phẩm đáp ứng tốt kế hoạch tiêu thụ sản phẩm
Hiện nay tất cả các loại giống đều sữ dụng hạt giống F1 hoặc giống OP do các công ty trong nước sản xuất hoặc nhập từ nước ngoài Tại thành phố có rất nhiều công
ty cung cấp các loại giống có chất lượng cao Tuy nhiên cần chú ý các yếu tố sau: Chất lượng hạt được quyết định bởi: tỷ lệ nẩy mần phải trên 90% Độ sạch phải trên 98% ẩm độ hạt nhỏ hơn 10%, không có hiện tượng bị sâu mọt
Có rất nhiều loại hạt giống râu Tuy vậy, có những hạt giống chĩ phù hợp gieo trồng trong vụ Mùa, có giồng phù hợp gieo trồng trong vụ Hè Thu Do vậy cần nắm bắt các thông tin về hạt giống thật chính xác để quyết định giống phù hợp với đất đai
và thời tiết khí hậu, phù hợp với thị hiếu của thành phố
Số lượng hạt giống cũng là yếu tố quang trọng để thực hiện kế hoạch sản xuất Trong vụ Hè Thu lượng hạt giống trên một đơn vị diện tích ít hơn khi gieo trồng trong
vụ Mùa D yếu tố ngoại cảnh tác động, cần tính toán hạt giống dự phòng
Chuẩn bị phân bón
Rau là loại cây ngắn ngày nhưng cho khối lượng sản phẩm khá lớn Do vậy, để muốn tạo ra một sản lượng lớn nên cây trồng đã lấy đi từ đất một lượng dinh dưỡng tương ứng
Trong canh tác rau, phân hưu cơ chiếm một vai trò rất quan trọng Ngoài việc chúng cung cấp chất dinh dưỡng đa lượng NPK cho cây phân hưu cơ, phân hưu cơ còn
là nguồn cung cấp các nguyên tố vi lượng mà chúng không thể thiêu trong quá trình phát triển và tạo năng suất như BO, Mangan, Moliden … Phân hưu cơ còn một vai trò khác là làm đất tươi xốp đất, tăng độ mùn, góp phần cải tạo đất, giữ ẩm cho đất trong mùa khô Khi gia tăng hàm lượng mùn chúng kết hợp với các loại phân hoá học khi bón vào đất, chống làm trôi phân, tăng hiệu suất sữ dụng của phân
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại phân hưu cơ, hưu cơ vi sinh rất tốt cho để sữ dụng cho rau Đặc biệt có những loại hưu cơ vi sinh có chứa các loại vi sinh vật đối kháng khi bón vào đất chúng sẽ phát triển hạn chế sự phát triễn của các loại vi sinh gây bênh cho cây
Trang 28Khi sử dụng phân hưu cơ để bón cho cây cần bón đúng cách mới phát huy tác dụng, và nên dùng loại phân được ủ hoại, bón lót chon vào trong đất
Phân hoá học: là các loại phân cung cấp các nguyên tố đa lượng cho cây chủ yếu NPK Có loại phân đơn chỉ chứa một chất như Ure chứa đạm, KCL chĩ chứa kali, Super lân chỉ chứa lân … Có những loại phân hỗn hợp đượ phối chế chứa từ 2 chất trở lên như phân DAP, NPK …
Hiện nay, có nhiều loại phân bón hoá học rất tốt cho quá trình sản xuất rau như WEGH, NEP 26 đã được khuyến cáo sự dụng cho rau
Chuẩn bị phân hoá học cần lưu ý các vấn đề sau:
Đủ lượng, đúng loại
Phân hữu cơ phải được ủ hoại mục trước khi sử dụng
Bón vào đất đúng cách, đúng thời điểm, đúng loại, đúng loại
Tính toán lượng và loại phân bón đảm bảo có hiệu lực kinh tế cao nhất
Phòng trừ sinh vật hại
Rau quả là một giống cây trồng chứa nhiều dinh dưỡng nên có rất nhiều sâu bệnh gây hại trong suốt quá trình sinh trưởng của cây, từ gieo trồng đến thu hoạch Rau được sản xuất quanh năm nên sâu bênh dễ lây lan mà không sử lý triệt để được; vì chúng ẩn nấu tốt, tồn tại tìm tàn nên khi có điều kiện sẽ phát triền một cách nhanh chóng
Cây rau có thời gian sinh trưởng ngắn, do vậy khi sữ dụng các loại thuốc BVTV
có thời gian cách ly dài thường làm cho dư lượng thuốc BVTV cao
Việc trồng rau quy mô nhỏ lẻ, áp dụng các biên pháp BVTV không đồng bộ dẫn đến sâu bệnh tồn tại và dễ bộc phát gây hại
Để phòng trừ sâu bệnh có hiệu quả, người nông dân cần nắm chắc đặc điểm, quy luật phát sinh phát triển của sâu bênh, kỹ thuật sử dụng thuốc BVTV
Cần áp dụng triệt để các biện pháp IPM trong phòng trừ dịch hại Nếu làm tốt công tác này thì đây là biện pháp hiệu quả nhất không những về kinh tế mà còn đem lại hiệu quả rất lớn trong việc bảo vệ môi trường
Vì vậy, các kiến thức về BVTV cũng như nắm bắt các thông tin về các loại
Trang 2917
Chuẩn bị thiết bị - công cụ sản xuất
Rau bị ảnh hưởng rất lớn bởi điều kiện thời tiết Việc thâm canh cần có các thiết
bị chuyên dụng
Dụng cụ làm đất: bao gồm các loại máy móc phục vụ làm đất như cốc các loại, cào nhiêu răng phục vụ san bằng mặt luống
Dụng cụ gieo ươm cây con: khay gieo hạt, nylon làm bầu …
Thiết bị tưới: mô tơ, máy bơm nước, bình tưới, hệ thống tưới phun, bình phun thuốc …
Phương tiên vận chuyển: Xe cải tiến vận chuyể sản phẩm, vật tư phân bón Chú
ý phải có phương tiện chuyên dùng, tránh gây ô nhiễm sản phẩm rau
Người lao động
Sản xuất rau quả đòi hỏi người lao động phải được trang bị các kiến thức về khoa học kỹ thuật nhất định để có thể tiến hành sản xuất theo hướng thâm canh tăng năng suất, chất lượng; đảm bảo sản phẩm đạt tiêu chuẩn an toàn, sạch như:
Hiểu biết về giống: đây là một đề quan trọng Năng suất, chất lượng và thu nhập
có gia tăng hay không một phần lớn do vai trò của giống Nông dân cần biết chọn giống theo mùa vụ, chọn giống luân canh cây trồng hợp lý … Nắm chắc đặc tính từng loại giống để có các giải pháp canh tác phù hợp, khi đó giống mới có điều kiên phát huy lợi thế
Hiểu biết về dinh dưỡng cây trồng : để từ đó áp dụng chế độ canh tác thích hợp, bón phân nào loại nào, lượng bao nhiêu để vừa đảm bảo cho cây trồng cho năng suất cao vừa đảm bảo chất lượng, không tạo dư thừa bất lợi, tiết kiệm giảm giá thành tăng tính cạnh tranh cho sản phẫm Từ dinh dưỡng của cây trồng có nhận biết tình trạng cây cần gì, dư gì, để bổ sung đúng lúc, đúng cách
Kiến thức về phòng trừ sâu bênh: đây là môt lĩnh vực đòi hỏi người nông dân phải chịu học và lắng nghe các chỉ dẫn của cán bộ kỹ thuật chuyên ngành chuyễn giao trong quá trình tập huấn, cần biết nhận biết phân biệt các loại sâu bệnh phá hại và cách phòng trừ Hiểu biết về cách sử dụng thuốc theo nguyên tắc 4 đúng, các biện pháp phòng trừ tổng hợp IPM …
Biết sử dụng các thiết bị phục vụ sản xuất rau an toàn, hợp lý, tiết kiệm …
Trang 30Biết tổ chức sản xuất: thể hiện qua trình độ quản lý, biết sắp xếp công việc, xây dựng lịch canh tác, biết áp dụng quy trình sản xuất theo mùa vụ, biết luân canh cây trồng hợp lý … Sự hiểu biết này của nông dân giúp họ tiết kiệm chi phí, tạo điều kiện cây trồng phát triển, hạn chế sâu bệnh Tạo ra các sản phẩm an toàn
Hiểu biết về thị trường: cần phải giúp nông dân đổi mới nhận thức theo nền kinh tế thị trường “chỉ bán cái ta có không biết thị trường cần hay không“ Biết tính toán hiệu quả để có quyết định đầu tư đúng mang lại lợi ích cao
Tổ chức sản xuất:
Sản xuất rau phải được quy hoạch thành một vùng theo yêu cầu như đã nêu trên Việc tập hợp nông dân hình thành các Tổ sản xuất, Hợp tác xã là một điều kiện tất yếu không thể không thiếu được vì những lý do sau:
Theo nền kinh tế thị trường một nông dân không thể sản xuất các loại rau để phục vụ cho nhu cầu tiêu thụ, do vậy phải liên kết phân chia nhiệm vụ sản xuất các chủng loại khác nhau trong cơ cấu luân canh theo thời gian
Nhu cầu thị trường đa dạng, phong phú nên một nông họ hay một nhóm nhỏ nông họ không thể đáp ứng được, cần lien kết để đáp ứng cho thị trường
Có liên kết với nhau hình thành một tổ chức mới có đủ năng lực để tiến hành tiếp thị, triển khai hợp đồng tiêu thụ sản phầm với các doanh nghiệp , nhà tiêu thụ lớn Quá trình liên kết tạo cho nông dân có điều kiện trao đổi kinh nghiệm, nâng cao trình độ sản xuất, hoàn thiên các quy trình đổi mới sản xuất Có lien kết thì mới có thể
áp dụng đồng bộ các biện pháp cơ giới hoá trong sản xuất cây giống, làm đất, canh tác, mua sắm trang thiết bị cũng như tiến hành sơ chế bảo quản nông sản thu hoạch tốt hơn
Trang 31Theo: Cẩm nang trồng rau ăn quả an toàn
Bảng 3.2: Hàm Lượng Tối Đa Cho Phép của Một Số Kim Loại Nặng và Độc Tố Trong Sản Phẩm Rau Tươi
TT Tên nguyên tố và độc tố Mức giới hạn (mg/kg,l)
Trang 32Bảng 3.3: Số Lượng Một Số Vi Sinh Vật Tối Đa Cho Phép Trong Rau Tươi (Tiêu
Chuẩn Việt Nam của Bộ Y Tế )
1 Salmonella (25g rau ) 0/25g
3 Staphylococcus aureus Giới hạn bởi GAP
4 Escherichia coli Giới hạn bởi GAP
5 Clostridium perfingens Giới hạn bởi GAP
Theo: Cẩm nang trồng rau ăn quả an toàn
Chú ý: số lượng Salmonella không được có trong 25 gram
Bảng 3.4: Mức Dư Lượng Tối Đa Cho Phép (MRLs) của Một Số Thuốc Bảo Vệ
Thực Vật Trên Rau Tươi
Stt Loại rau Tên hoạt chất MRLs (dư lượng thuốc BVTV
tối đa cho phép ) (≤ mg/ kg ) (≤ ppm )
Trang 3321
Bảng 3.5: Chất Lượng Nước Tưới (Theo TCVN 6773: 2000 )
TT Thông số chất lượng Đơn vị Mức các thông số
Theo: Cẩm nang trồng rau ăn quả an toàn
3.1.6 Các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất
Diện tích đất sản xuất: Khi năng suất không đổi việc đầu tư mở rộng diện tích
gieo trồng sẽ làm thay gia tăng sản lượng do đó việc khuyến khích các hộ trồng rau
tham gia và sản xuất rau an toàn là hết sức cần thiết
Thời vụ gieo trồng: Trong nghề trồng rau vấn đề thời tiết là mối quan tâm nhất
của người dân, thời tiết thuận lợi thì rau sẽ đạt năng xuất caoo hơn và ngược lại khi
thời tiết không thuận lợi thì sẽ đạt năng suất thấp thậm chí mất mùa Việc bố trí chọn
lựa thời điểm gieo trồng cho từng loại cây là rất quan trọng, thể hiện trình độ kinh
nghiệm của người trồng rau Khi có sự lựa chọn chính xác thì sẽ tạo điều kiện thuận
lợi cho sản xuất đạt kết quả tốt
Trang 34Nguồn vốn của người dân: Vốn sản xuất của người dân tại địa phương ngoài
ngồn vốn tự có thì còn được hội nông dân cho vay vốn để mua các trang thiết bị như là máy tưới, máy bơm nên việc sản xuất của nông dân cũng giảm bớt được công lao động
Về kinh tế: Việc phát triển diện tích rat sẽ giúp gia tăng khả năng đáp ứng nhu
cầu sử dụng rat của thành phố tạo điều kiện cho sản xuất rau phát triển ổn định và bền vững theo xu hướng hội nhập hiện nay Sản xuất rau an toàn cũng sẽ góp phần giảm thiểu và ngăn ngừa chi phí y tế do ngộ độc thực phẩm, đồng thời bảo đảm ổn định sản xuất kinh doanh, học tập và sinh hoạt hằng ngày
Về xã hội: Giúp nông dân trồng rau nắm bắt được các thông tin khoa học kỹ
thuật trong việc sản xuất RAT Dự án nâng cao nhận thức an toàn thực phẩm nói chung và rat nói riêng cho cộng đồng từ đó nâng cao sức khỏe của người dân Tạo ra sản phẩm rat cung cấp cho thị trường, ngăn chặn sản phẩm rau nhiễm độc trên thị trường, góp phần bảo vệ sức khỏe cộng đồng Giới thiệu một số mô hình vườn rau gia đình, giúp cho các hộ có thu nhập cao trong các đô thị có thể tự sản xuất rat phục vụ cho nhu cầu ngày càng cao của gia đình
3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Phương pháp lấy thông tin
Lấy thông tin từ phòng kinh tế huyện
Thu thập số liệu sơ cấp bằng cách sử dụng bảng câu hỏi để phỏng vấn 30 hộ trồng rau
ăn quả thường và 9 hộ trồng rau ăn quả theo VietGAP
Thông tin từ niên giám thống kê, internet, sách báo có liên quan
3.2.2 Phương pháp xử lý thông tin
Tính toán và xử lý số liệu bằng phần mềm Excel,…
3.2.3 Phương pháp phân tích chung
Phương pháp thống kê mô tả: đây là phương pháp thu thập thông tin, số liệu nhằm đánh giá tổng quát về đặt trưng của một mặt nào đó của tổng thể cần nghiên cứu Phương pháp so sánh: so sánh các chỉ tiêu kết quả - hiệu quả của hai nhóm mẫu được phân tích là RAT và rau thường
Trang 3523
3.2.4 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả sản xuất
a) Chỉ tiêu đánh giá kết quả sản xuất
Năng suất: là sản lượng sản phẩm cuối cùng trên một đơn vị diện tích
Doanh thu: là chỉ tiêu được tính bằng tiền bao gồm tất cả các khoản thu
Doanh thu = Sản lượng * Gía bán
Lợi nhuận: là chỉ tiêu được tính bằng tiền, thể hiện giá trị còn lại sao khi đã trừ đi một khảo chi phí phải bỏ ra cho quá trình sản xuất
Lợi nhuận = Tổng doanh thu – Chi phí sản xuất
Chi phí sản xuất: là chỉ tiêu được tính bằng tiền bao gồm tất cả các chi phí đầu tư cho quá trình sản xuất
Thu nhập: là phần thu được từ việc bán các sản phẩm đầu ra trừ đi chi phí vật chất là lao động thuê Do đặc thù của sản xuất nông nghiệp nên nó được tính là khoản lợi nhuận và công lao động nhà Đây là chỉ tiêu rất quan trọng đối với nông hô, qua đó có thể đánh giá mức sống của họ
Thu nhập = Lợi nhuận + Lao động nhà
b) Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế
Tỷ suất lợi nhuận/ chi phí = Tổng lợi nhuận / Tổng chi phí
Chỉ tiêu này cho biết cứ mỗi đồng bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng thu nhập
Tỷ suất thu nhập trên chi phí = Tổng thu nhập / Tổng chi phí
Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng chi phí bỏ ra thì thu được bao nhiêu đông thu nhập
Trang 36
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 Nhu cầu rau thành phố
Đến năm 2009, TP Hồ Chí Minh có hơn 100 xã, phường sản xuất rau với diện tích gieo trồng gần 11.000ha, tập trung chủ yếu ở các huyện Củ Chi, Bình Chánh, Hóc Môn, Thủ Đức và quận 12
Năng suất trung bình đạt 22 tấn/ha, đáp ứng được 30% nhu cầu TP Hiện tại, có rất nhiều HTX, cơ sở sản xuất rau có đủ khả năng để đáp ứng tiêu chuẩn ViệtGAP (Good Agricultural Practices) của Bộ NN&PTNT ban hành Nhưng vấn đề không phải nằm ở khâu kỹ thuật mà đầu ra - hệ thống phân phối mới quyết định sự "tồn vong" của những cơ sở này Mỗi ngày, chỉ có 4-6 tấn rau an toàn được đưa vào các siêu thị, bếp
ăn tập thể, còn lại 30-35 tấn phải bán ra chợ đầu mối với giá rẻ hơn rau thường Theo
Sở NN&PTNT TP Hồ Chí Minh, nhu cầu tiêu thụ rau xanh mỗi ngày của người dân khoảng 1.200 tấn/ngày Trong đó, chỉ có 5-6 tấn rau là được sản xuất theo tiêu chuẩn rau an toàn, chủ yếu cung cấp cho hệ thống các nhà hàng, khách sạn trên địa bàn thànhphố
Nông dân sản xuất rau an toàn tại TP Hồ Chí Minh làm ra hàng mà không biết bán cho ai, bị tư thương ép giá Trong khi đó, siêu thị lại cho rằng họ không có đủ rau
an toàn để bán nên phải lấy hàng từ các địa phương khác Vì vậy, người trồng rau phải đem hàng ra chợ bán như rau thường Nhiều HTX rau an toàn hiện nay chỉ sản xuất cầm chừng hoặc giải thể do giá cả quá thấp, không đủ tái đầu tư sản xuất Khu vực HTX Ngã Ba Giồng, Xuân Thới Thượng (huyện Hóc Môn), sản xuất từ 15-20 tấn/ngày nhưng lượng hàng có hợp đồng đưa vào siêu thị (Co.opMart, Maximark, Công ty Rau quả V.F) chưa tới 1 tấn Khu vực ấp Đình, xã Tân Phú Trung và xã
Trang 374.2 Các chương trình mục tiêu phát triển rau an toàn tại tp HCM
4.2.1 Mục tiêu
Tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước, xây dựng hệ thống kiểm soát, tự kiểm soát dư lượng thuốc Bảo vệ thực vật trong sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ rau an toàn Hạn chế đến mức thấp nhất dư lượng thuốc Bảo vệ thực vật, không để xảy ra hiện tượng ngộ độc cấp tính đối với rau lưu thông trên địa bàn thành phố
Sản xuất rau an toàn với giá thành hạ, chất lượng và năng suất cao theo hướng 3 giảm (giống, phân hóa học, thuốc bảo vệ thực vật) và ứng dụng công nghệ sinh học, hạn chế thấp nhất các chỉ tiêu độc chất, đảm bảo an toàn để nâng cao sức cạnh tranh trong nội địa và trong điều kiện hội nhập với các nước trong khu vực
Mở rộng diện tích sản xuất rau an toàn Xây dựng vùng rau tập trung để đầu tư công nghệ quản lý GIS, tiêu chuẩn GAP và công nghệ truy nguyên nguồn gốc xuất xứ hàng hóa bằng mã vạch, phục vụ xuất khẩu
Đẩy mạnh hoạt động truyền thông nhằm nâng cao nhận thức của người sản xuất cũng như người tiêu dùng đối với rau an toàn, góp phần tác động đến sản xuất rau tại thành phố đủ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng
4.2.2 Yêu cầu
Tiếp tục tập huấn, chuyển giao tiến bộ khoa học, công nghệ và giống mới cho nông dân trồng rau nhằm nắm vững quy trình sản xuất rau an toàn Tổ chức khảo sát, đánh giá và công nhận vùng rau an toàn chuyển đổi khoảng 3.500 ha đất trồng lúa để
ha, năng suất trung bình đạt trên 24 tấn/ha gieo trồng, sản lượng đạt 580.000 tấn/năm nâng tổng diện tích canh tác là 5.700 ha, tương ứng diện tích gieo trồng khoảng 20.000
2010
-Xây dựng và triển khai thực hiện tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt (GAP) một số loại rau của thành phố
Trang 38-Hoàn thiện hệ thống kiểm soát, kiểm tra để chứng nhận và cấp nhãn sản phẩm rau an toàn hoặc rau sản xuất theo quy trình GAP; tổ chức quản lý chặt chẽ về dư lượng độc chất, vi sinh vật trong rau tại các chợ đầu mối trên địa bàn thành phố -Các sản phẩm rau sản xuất và kinh doanh trên địa bàn thành phố đảm bảo các tiêu chuẩn về chất lượng rau an toàn có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, kim loại nặng, nitrate, vi sinh vật đều dưới mức quy định của Nhà nước
4.2.3 Chương trình sản xuất nông nghiệp theo hướng GAP
Mục tiêu: Xây dựng mô hình điểm ứng dụng quy trình sản xuất nông nghiệp
tốt (GAP) trên một số rau về để phổ biến, nhân rộng Đáp ứng nhu cầu thị trường nước ngoài về sản phẩm rau ăn quả đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường
Nội dung thực hiện: Xây dựng thí điểm mô hình GAP trên 4 loại cây rau chủ
lực với tổng diện tích canh tác 200 ha, và nhân rộng mô hình trên diện tích canh tác ha 1.140 ha, với sản lượng khoảng 120.000 tấn đạt tiêu chuẩn theo GAP Hình thành vùng sản xuất chuyên canh cây rau được ứng dụng quy trình sản xuất nông nghiệp tốt (GAP) và đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm có giá trị cao phục vụ thị trường trong nước và hướng đến xuất khẩu Xây dựng và công bố tiêu chuẩn cơ sở sản xuất rau GAP Xây dựng hệ thống kiểm tra giám sát quy trình sản xuất và chứng nhận sản phẩm rau sản xuất theo quy trình GAP Nâng cao trình độ sản xuất, kỹ năng xúc tiến thương mại và kinh doanh cho hộ nông dân, xây dựng các tổ kinh tế hợp tác và hợp tác
xã sản xuất rau an toàn theo quy trình GAP
- Thời gian thực hiện: 2006 - 2010
- Dự trù kinh phí: 4.200 triệu đồng, trong đó:
+ Nguồn kinh phí ngân sách thành phố cấp: 2.000 triệu đồng
+ Nguồn kinh phí địa phương, các doanh nghiệp: 2.200 triệu đồng
- Cơ quan quản lý: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Đơn vị chủ trì thực hiện: Chi cục Bảo vệ thực vật