1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nghiên cứu thực trạng sản xuất và cung ứng rau an toàn trên địa bàn thừa thiên huế

60 1,2K 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 60
Dung lượng 659 KB

Nội dung

PHẦN 1 MỞ ĐẦU, MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Rau xanh là loại thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của con người trên khắp hành tinh. Đặc biệt, khi lương thực các thức ăn nhiều đạm đã được đảm bảo thì yêu cầu về chất lượng, số lượng rau lại càng gia tăng như một nhân tố tích cực trong cân bằng dinh dưỡng tăng sức đề kháng cho cơ thể kéo dài tuổi thọ. Chính vì thế, rau xanh trở thành sản phẩm nông nghiệp có giá trị kinh tế cao có thị trường tiêu thụ rộng lớn không chỉ trong nước mà còn xuất khẩu ra nước ngoài [1]. Để đáp ứng nhu cầu khách hàng, nhiều nông dân HTX đã tổ chức sản xuất rau an toàn cunh ứng cho thị trường. Có không ít dự án chuyển giao khoa học kỹ thuật đã hỗ trợ nông dân phát triển rau an toàn cấp vùng, cấp quốc gia được thực hiện. Nhưng hầu hết người trồng rau an toàn không tiêu thụ hết sản phẩm [2]. Tuy nhiên theo một số đánh giá một số chuyên gia, lượng rau an toàn hiện nay chỉ cung cấp khoảng 10% nhu cầu trên thị trường. Mặc khác trên thị trường hiện nay có nhiều siêu thị, cửa hàng bán rau an toàn lại bán rau “bẩn”, nhiều vùng sản xuất rau an toàn bị phát hiện rau không đảm bảo tiêu chuẩn an toàn [3]. Thừa Thiên Huế rất thuận lợi về giao thông, buôn bán hàng hóa, đặc biệt là rau sạch phục vụ cho nhu cầu đời sống hàng ngày của người dân trên địa bàn, chủ yếu là cung cấp cho thành phố. Thành phố Huế là một trong những trung tâm văn hóa, du lịch, giáo dục lớn của cả nước là thành phố Festival của Việt Nam, có nhiều nhà hàng, khách sạn trung tâm du lịch, năm 2007 có 1.3 triệu khách du lịch đến Huế, trong đó khoảng 667,000 khách trong nước khoảng 636,000 khách quốc tế. Do đó, việc phát triển rau an toàn đang là một yêu cầu cấp bách của xã hội vì sự an toàn cho sức khỏe môi trường [4]. Tuy nhiên, phần lớn lượng rau an toàn (RAT) sản xuất ra vẫn phải tiêu thụ với giá ngang hoặc thấp hơn giá rau thường, điều này đã gây ảnh hưởng rất lớn đến tâm lí người sản xuất. Trước thực trạng đó, việc tìm hiểu thực tiễn quá trình sản xuất cung ứng RAT tại Thừa Thiên Huế, xác định những thuận lợi khó khăn, góp phần đẩy mạnh quá trình sản xuất tiêu thụ RAT tại Thừa Thiên Huế là việc làm cần thiết. Do vậy tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu thực trạng sản xuất cung ứng rau an toàn trên địa bàn Thừa Thiên Huế”. Theo sở NN&PTNT tỉnh Thừa thiên Huế, vấn đề sản xuất RAT dựa vào nhu cầu thị trường, thị trường RAT của tỉnh chủ yếu ở thành phố Huế. Do 1 vậy, hiện tại có 5 vùng chuyên sản xuất rau của tỉnh đã được quy hoạch đầu tư phát triển RAT để cung ứng cho thành phố Huế là các vùng rau của HTX Kim Thành, xã Quảng Thành, huyện Quảng Điền; HTX Quảng Thọ 2, xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền; HTX Hương Long, TP Huế; HTX Hương Chữ, xã Hương Chữ, huyện Hương Trà; HTX Hương An, xã Hương An, huyện Hương Trà. Tuy nhiên, các vùng sản xuất RAT chỉ dừng lại ở cấp độ mô hình thử nghiệm, chưa nhân rộng ra được trong sản xuất, chỉ có HTX Kim Thành, xã Quảng Thành, huyện Quảng Điền HTX Quảng Thọ 2, xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền là 2 điểm sản xuất RAT được duy trì mở rộng. Do đó đề tài chỉ tập trung nghiên cứu 2 địa bàn này. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu - Tìm hiểu thực trạng sản xuất rau ở các vùng được qui hoạch sản xuất RAT cung ứng cho địa bàn thành phố Huế. - Tìm hiểu tình hình sản xuất tiêu thụ RAT ở 2 xã Quảng thành Quảng thọ. - Đưa ra giải pháp phát triển sản xuất RAT trên địa bàn tỉnh. 2 PHẦN 2 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất rau an toàn 2.1.1. Khái niệm nông nghiệp sạch Nông nghiệp sạch (hay còn gọi là nông nghiệp hữu cơ) là một hệ thống quản lý sản xuất nông nghiệp tránh sử dụng phân bón thuốc trừ sâu tổng hợp, giảm tối đa ô nhiễm không khí, đất nước, tối ưu về sức khỏe hiệu quả của các cộng đồng sống phụ thuộc lẫn nhau giữa cây trồng, vật nuôi con người (định nghĩa của Codex Alimentarius, cơ quan Liên hợp quốc giám sát các tiêu chuẩn về lương thực trên toàn thế giới) [5]. 2.1.2 Khái niệm về rau an toàn những quy định về sản xuất rau an toàn a. Khái niệm RAT: Rau an toànrau được sản xuất theo một quy trình nghiêm ngặt, nhằm sản xuất rau ở mức an toàn cho phép (ít độc khi sử dụng), không gây hại cho cơ thể. Được phép bón phân hóa học, dùng thuôc BVTV nhưng phải sử dụng đúng quy trình. Đảm bảo tiêu chuẩn RAT áp dụng theo quy định [6]. b. Những quy định về sản xuất rau an toàn Bộ NN&PTNT chính thức công bố các quy định (QĐ số 04/2007/QĐ- BNN) về quản lý sản xuất chứng nhận rau an toàn (RAT). RAT là những sản phẩm rau tươi được sản xuất, thu hoạch, sơ chế, bao gói, bảo quản theo quy trình kỹ thuật, đảm bảo tồn dư về vi sinh vật, hóa chất độc hại dưới mức giới hạn tối đa cho phép. Đặc biệt, trong quá trình sản xuất RAT không được phép sử dụng các loại phân có nguy cơ ô nhiễm cao như phân chuồng tươi, nước giải, phân chế biến từ rác thải; không sử dụng nước thải công nghiệp chưa qua xử lý, nước thải từ các bệnh viện, các lò giết mổ, nước phân tươi, nước ao tù đọng để tưới trực tiếp cho rau [7]. 2.1.3. Vai trò đặc điểm sản xuất của rau an toàn a. Vai trò của sản xuất rau an toàn - Bảo vệ sức khỏe con người, cộng đồng. - Giảm bớt chi phí không đáng có cho xã hội. - vừa mang lại hiệu quả kinh tế vừa giải quyết công ăn việc làm. - Góp phần bảo vệ môi trường nông nghiệp, cân bằng sinh thái. - Tránh ngộ độc thức ăn [6]. b. Đặc điểm của sản xuất rau an toàn 3 - Hầu hết các cây trồng đều trải qua vườn ươm trước khi ra đại trà. Sự chống chịu bệnh, sự phát triển cũng như chất lượng của các sản phẩm này phần nào phụ thuộc vào giai đoạn này, do vậy phải sử lý ngay từ đầu. - Là loại cây đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật cao, đầu tư vật chất cũng như sức lao động lớn hơn cây trồng khác. - Là sản phẩm tươi xanh, nhiều chất dinh dưỡng nên dễ mắc nhiều loại sâu bệnh [8]. 2.1.4. Nguyên nhân gây ô nhiễm sản phẩm rau quy trình sản xuất RAT - Do hóa chất bảo vệ thực vật (BVTV): Khi phun thuốc trừ sâu, bệnh, cỏ dại,…thuốc sẽ tạo thành một lớp mỏng trên mặt lá, quả, thân, mặt đất,…và một lớp chất lắng gọi là dư lượng ban đầu của thuốc. Hiện nay, ở Việt Nam đã đang sử dụng khoảng 270 loại thuốc trừ sâu, 216 loại thuốc trừ bệnh, 160 loại thuốc trừ cỏ, 12 loại thuốc diệt chuột, 26 loại thuốc kích thích sinh trưởng với khối lượng ngày càng tăng, tiêu tốn hàng triệu USD. Tuy chủng loại thuốc BVTV nhiều, song do thói quen hoặc ít hiểu biết về mức độ độc hại của thuốc hóa học nên nông dân chỉ dùng một số thuốc quen thuộc, nhưng những loại thuốc đó thường có độc cao như: Monitor, Wonfatow,…mặt khác thời gian cách li ngắn nên dư lượng thuốc còn lại trên sản phẩm quá giới hạn cho phép. - Hàm lượng nitrat (NO) quá ngưỡng cho phép Ảnh hưởng của phân hóa học, phân đạm đến sự tích lũy Nitrat trong rau cũng là một nguyên nhân được xem là rau không sạch. Nitrat (NO 3 - ) vào cơ thể ở mức độ bình thường thì không gây độc, chỉ khi hàm lượng vượt chỉ tiêu cho phép mới nguy hiểm. Trong hệ thống tiêu hóa (NO 3 - ) bị khử thành (NO 2 ) hoặc Nitrodamin. Nitrit là một chất chuyển biến Oxyhemoglobin thành chất không hoạt động là Mêthmoglobin. Ở mức độ cao sẽ làm giảm hô hấp của tế bào, ảnh hưởng đến sự hoạt động của tuyến giáp, gây đột biến phát triển khối u. Trong cơ thể người, lượng Nitrit ở mức độ cao có thể gây phản ứng với amin thành chất gây ung thư gọi là Nitrosamin. - Tồn dư thuốc hoá học trong sản phẩm Sự lạm dụng hóa chất BVTV cùng với phân bón hóa học các loại đã làm cho một lượng lớn N, P, K hóa chất BVTV trên bề mặt rau đất trồng. Cùng với các chất dinh dưỡng các chất kim loại nặng như: Fe, Cu, Zn, As, Hg, Mn,…được cây hấp thụ. Kết quả là tồn dư kim loại nặng trong sản phẩm rau tươi tăng lên. - Sử dụng nước tưới không sạch 4 Những vi sinh vật gây hại trên rau đó là: E.coli, Salmonella, trứng giun, … Việc sử dụng nước phân tưới cho rau đã trở thành một tập quán canh tác của người nông dân. Đặc biệt là thói quen sử dụng phân tươi, phân bắc, phân chưa qua xử lí,…đã làm cho số lượng vi sinh vật gây hại tăng lên, ảnh hưởng đến chất lượng của rau [9]. 2.1.5. Nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất RAT a. Nhân tố về điều kiện tự nhiên Trong các hệ sinh thái, quần thể sinh vật sống là các thành phần như cỏ dại, các thực vật bậc thấp, các động vật nhỏ, côn trùng các thành phần này hoặc có lợi hay ảnh hưởng không nhiều, hoặc có hại cho sự sống của cây trồng. Do đó khi bố trí cơ cấu cây trồng lại phải chú ý tới các mối quan hệ này để lợi dụng được tính tích cực của mối quan hệ đó, bảo vệ cây trồng một cách có hiệu quả kinh tế cao nhất. b. Nhân tố về kinh tế - xã hội Các nhân tố kinh tế - xã hội chủ yếu ảnh hưởng đến sản xuất rau an toàn là cơ sở vật chất, kỹ thuật, nguồn lao động, thị trường tiêu thụ, các chính sách kinh tế, tập quán kinh nghiệm truyền thống. Cơ sở vật chất là quan trọng trong đó thuỷ lợi là yếu tố hàng đầu cho thâm canh tăng vụ đặc biệt là đa dạng hoá cây trồng. Ở đâu có hệ thống thuỷ lợi tốt, giải quyết tưới tiêu chủ động thì ở đó có điều kiện để phát triển cây trồng tăng vụ có hiệu quả cao (tác động thuận). Sử dụng lao động đầy đủ hợp lí cũng như nâng cao trình độ dân trí cho người lao động là những yêu cầu phát triển hệ thống cây trồng, tăng vụ giải quyết được việc làm cho người lao động. Tập quán canh tác kinh nghiệm truyền thống của người nông dân, kinh nghiệm tốt thúc đẩy chuyển dịch hệ thống cây trồng những tập quán lạc hậu sẽ hạn chế việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, hạn chế phát triển hệ thống cây trồng. Thị trường: Ảnh hưởng của thị trường đến sản xuất RAT là: Quy trình công nghệ sản xuất, yêu cầu của thị trường sẽ quyết định theo hệ thống sản xuất loại cây trồng nào? Quy trình công nghệ ra sao? Sản xuất bao nhiêu? đây là nhân tố đầu tiên nông dân quan tâm đến khi sản xuất các nông sản hàng hoá lựa chọn phương án có hiệu quả nhất. 2.2. Khái niệm, vai trò tiêu thụ RAT 2.2.1. Khái niệm tiêu thụ: Tiêu thụ được coi là giai đoạn cuối cùng của sản xuất, là quá trình chuyển hóa quyền sở hữu sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vị giữa các chủ thể kinh tế [10]. 2.2.2. Vai trò tiêu thụ RAT: Sản phảm được chuyển từ hình thái vật chất sang hình thái tiền tệ, vòng quay chu chuyển vốn của đơn vị sản xuất, kinh doanh được hoàn thành. Cung ứng sản phẩm, dịch vụ, hàng 5 hóa tạo điều kiện thu hồi chi phí sản xuất, kinh doanh tích lũy để thực hiện tái sản xuất, kinh doanh mở rộng [10]. 2.2.3. Kênh cung ứng: Là luồng các sản phẩm, hàng hóa đi từ sản xuất đến người sử dụng cuối cùng, qua mỗi tác nhân giá trị của nó lại tăng lên. Các thành viên tham gia kênh cung ứng: Người sản xuất, người thu gom, người bán buôn, người bán lẻ, người tiêu dùng [10]. 2.2.4. Nhân tố ảnh hưởng tới tiêu thụ rau an toàn a. Nhóm nhân tố thị trường: Có ảnh hưởng rất lớn, chi phối quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, có thể xem xét 3 yếu tố sau: - Nhu cầu thị trường: Chính là sự thay đổi thị hiếu của người tiêu dùng. Nhu cầu này của người tiêu dùng có liên quan đến thu nhập, quá trình đô thị hoá, thông tin giáo dục. Những thông tin giáo dục về vấn đề sức khoẻ đã ảnh hưởng tới ưu tiên trong tiêu dùng đối với rau an toàn của người dân. Rất nhiều chiến dịch khác nhau đã cung cấp cho người tiêu dùng những thông tin về lợi ích đối với sức khoẻ từ việc ăn rau an toàn. Các nghiên cứu khoa học, các chiến dịch thông tin cộng đồng đều khẳng định vai trò của rau, khuyến khích tiêu thụ các sản phẩm rau an toàn. - Cung sản phẩm rau an toàn: có tính đa dạng cả về chủng loại, số lượng, chất lượng, vệ sinh an toàn về đối tượng tiêu dùng. Vì vậy tính không hoàn hảo của thị trường rau thể hiện đặc trưng của sản phẩm nông nghiệp. Khi số lượng cung của một sản phẩm tăng lên sẽ làm cho cầu sản phẩm đó giảm xuống ngược lại. Để tổ chức tốt tiêu thụ sản phẩm rau an toàn, các nhà sản xuất kinh doanh phải hiểu rõ được các đối thủ cạnh tranh của mình về số lượng, chất lượng về đối tượng khách hàng. - Giá cả là yếu tố quan trọng, là thước đo sự điều hoà cung cầu trong nền kinh tế thị trường. Giá cả tăng cho thấy sản phẩm đó đang khan hiếm, cầu lớn hơn cung ngược lại. b. Nhóm nhân tố về cơ sở vật chất kỹ thuật công nghệ sản xuất tiêu thụ RAT: - Nhân tố về cơ sở vật chất kỹ thuật: Bao gồm hệ thống cơ sở hạ tầng, đường sá giao thông, các phương tiện thiết bị vận tải, hệ thống bến cảng kho bãi, hệ thống thông tin liên lạc…Hệ thống này đóng vai trò quan trọng trong việc bảo đảm lưu thông nhanh chóng, kịp thời, an toàn cho việc tiêu thụ sản phẩm. - Các nhân tố về kỹ thuật công nghệ sản xuất tiêu thụ đặc biệt quan trọng trong việc tăng khả năng tiếp cận mở rộng thị trường tiêu thụ rau an toàn, hệ thống chế biến với những dây chuyền công nghệ tiên tiến sẽ làm tăng thêm giá trị của rau. Công nghệ chế biến, công nghệ sau thu hoạch của sản phẩm rau an toàn càng hiện đại càng tránh được sự hao hụt mất mát trong quá trình thu hoạch, làm tăng thêm giá trị chất lượng sản phẩm vẫn 6 không làm mất đi các chất dinh dưỡng. Đổi mới công nghệ chế biến còn tạo nên sản phẩm rau an toàn đổi mới tập quán tiêu dùng truyền thống, kích thích mở rộng tính đa dạng trong tiêu dùng sản phẩm rau an toàn. c. Nhóm nhân tố về trình độ tổ chức: Trong nền kinh tế thị trường khả năng tiêu thụ rau an toàn của người tiêu dùng phụ thuộc vào trình độ năng lực tổ chức sản xuất của người sản xuất, kinh doanh, nghệ thuật khả năng tiếp thị, Marketing, tổ chức hệ thống tiêu thụ rau an toàn đến người tiêu dùng. Vì vậy việc đào tạo bồi dưỡng trình độ kiến thức kinh tế quản lý cho các nhà sản xuất kinh doanh là rất cần thiết hết sức quan trọng [11]. 2.3. Tình hình sản xuất tiêu thụ rau an toàn Việt Nam Thế Giới. 2.3.1. Đối với thế giới Sản xuất tập trung, chuyên canh, có cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất rau tốt, quy trình công nghệ sản xuất rau tiên tiến. Từ sản xuất đến tiêu thụ nằm trong một hệ thống khép kín. Các thông tin về thị trường, sản xuất được cập nhật, họ có cơ sở chủ động sản xuất cho từng loại rau vào các thời điểm thích hợp cung cấp cho thị trường. Chất lượng sản phẩm được đặt lên hàng đầu cùng với các dịch vụ phục vụ người tiêu dùng [10]. 2.3.2. Đối với Việt Nam Theo số liệu của Tổng cục thống kê, diện tích trồng rau cả nước đến năm 2005 là 644 nghìn ha, năng suất đạt 150 tạ/ha sản lượng trên 9,5 triệu tấn. Đã hình thành nên các vùng chuyên canh rau lớn ở Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng Sông cửu Long Đông Nam Bộ. Nhu cầu đối với rau an toàn khả năng sản xuất rau an toàn là rất lớn. Nói đúng hơn, về lâu dài, trên thị trường chỉ được phép cung ứng tiêu thụ rau an toàn, tất cả diện tích trồng rau cần phải chuyển sang sản xuất rau an toàn. Các biện pháp dù đơn lẻ hay đồng bộ cũng đều nằm trong khuyến cáo của quy trình sản xuất rau an toàn trong nhà lưới với 2 dạng: - Sản xuất rau trong nhà lưới không sử dụng các hoá chất, chỉ sử dụng nông dược hữu cơ. - Sản xuất trong nhà lưới có sử dụng hạn chế các hoá chất bảo vệ thực vật phân khoáng [12]. 7 PHẦN 3 NỘI DUNG, ĐỐI TƯỢNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Nội dung - Điều tra tình hình sản xuất rau của các vùng quy hoạch sản xuất RAT của tỉnh Thừa Thiên Huế + Tình hình sản xuất rau của tỉnh Thừa Thiên Huế + Các vùng sản xuất rau + Các loại rau sản xuất + Tình hình sản xuất RAT - Điều tra đặc điểm của địa bàn nghiên cứu + Điều kiện tự nhiên * Vị trí địa lí * Địa hình * Thời tiết khí hậu + Điều kiện kinh tế - xã hội * Dân số lao động * Tình hình sử dụng đất * Giao thông, thủy lợi - Tình hình sản xuất rau an toàn tại 2 xã Quảng Thành Quảng Thọ + Đặc điểm của rau an toàn + Các loại rau an toàn + Diện tích, sản lượng, năng suất + So sánh hiệu quả kinh tế của RAT rau thường - Tình hình cung ứng rau an toànđịa bàn nghiên cứu + Giá cả + Kênh cung ứng - Những khó khăn, thuận lợi trong sản xuất cung ứng RAT - Sự tham gia của người dân trong chương trình RAT - Quy trình sản xuất RAT - Định hướng phát triển các giải pháp phát triển 3.2. Đối tượng phạm vi nghiên cứu a. Đối tượng: Đối tượn nghiên cứu là người sản xuất RAT của 2 xã Quảng Thành quảng Thọ. Ngoài ra, cán bộ xã, sở Nông Nghiệp tỉnh cũng là đối tượng của đề tài. b. Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tiến hành nghiên cứu hoạt động sản xuất cung ứng RAT ở 2 xã Quảng Thành Quảng Thọ huyện Quảng Điền tỉnh Thừa Thiên Huế. 3.3. Phương pháp nghiên cứu 3.3.1. Phương pháp thu thập thông tin 8 Đề tài nghiên cứu được thực hiện theo phương pháp đánh giá nông thôn có dự tham gia, các công cụ được sử dụng: * Thu thập thông tin thứ cấp: Thu thập tài liệu thông qua các tài liệu đã công bố như niên giám thống kê 2009, các báo cáo của cơ quan các cấp, UBND xã Quảng Thành, Quảng Thọ, HTX Kim Thành, HTX Quảng Thọ 2 * Thu thập số liệu sơ cấp: Đối tượng nghiên cứu đề tài là hộ sản xuất RAT, nên đề tài đã tiến hành thảo luận 4 nhóm của 2 xã. Trong đó 2 nhóm trồng RAT 2 nhóm trồng rau thường. Các hộ được chọn theo phương pháp ngẫu nhiên. Nội dung câu hỏi tập trung vào tình hình sản xuất, chủng loại, sản lượng, năng suất, khó khăn, định hướng. - Phỏng vấn sâu: + Mỗi xã phỏng vấn chủ nhiệm HTX, cán bộ phụ trách kỹ thuật, đội trưởng đội sản xuất RAT. + Phỏng vấn trạm khuyến nông, sở khuyến nông tỉnh. Nội dung câu hỏi tập trung vào nhu cầu RAT, khó khăn trong tiêu thụ sản xuất, định hướng cho phát triển RAT. * Quan sát địa điểm: Tiến hành quan sát một cách tổng thể các điệu kiện cơ bản của HTX Kim Thành HTX Quảng Tho 2: điều kiện, các yếu tố phục vụ sản xuất nông nghiệp RAT của HTX quan sát thực trạng sản xuất cung ứng RAT. 3.3.2. Phương pháp xử lý số liệu Số liệu được xử lý trên máy tính, theo lập trình Excel. 9 PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1 Tình hình sản xuất rau của các vùng quy hoạch sản xuất RAT của tỉnh Thừa Thiên Huế Thừa Thiên Huế là tỉnh ven biển nằm ở vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam có tọa độ ở 16-16.8 độ vĩ Bắc 107.8-108.2 độ kinh Đông. Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Trị, phía Đông giáp biển Đông, phía Nam giáp thành phố Đà Nẵng, tỉnh Quảng Nam, phía Tây giáp dãy Trường Sơn Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Thừa Thiên Huế cách Hà Nội 654 km, Nha Trang 627 km Thành phố Hồ Chí Minh 1,071 km. Về khí hậu, mùa mưa trùng với mùa bão lớn từ tháng 8 đến tháng 11 với lượng mưa trung bình từ 2,500-2,700 mm. Mùa khô kéo dài từ tháng 3 đến tháng 7, mưa ít, lượng nước bốc hơi lớn, thường xuyên bị hạn hán, nước mặn đe dọa. Nhiệt độ trung bình hàng năm cao nhất là 35.9 o C, thấp nhất là 12 o C, nhiệt độ trung bình trong năm là 21.9 o C, tháng lạnh nhất là tháng 11. Ðộ ẩm tương đối trung bình các tháng trong năm là 87.3%. Mùa mưa trùng với mùa bão lớn từ tháng 8 đến tháng 11 với lượng mưa trung bình từ 2.500- 2,700 mm. Mùa khô kéo dài từ tháng 3 đến tháng 7, mưa ít, lượng nước bốc hơi lớn, thường xuyên bị hạn hán, nước mặn đe dọa. Nhiệt độ trung bình hàng năm cao nhất là 35.9 o C, thấp nhất là 12 o C, nhiệt độ trung bình trong năm là 21.9 o C, tháng lạnh nhất là tháng 11. Ðộ ẩm tương đối trung bình các tháng trong năm là 87,3%. Dân số tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2009 có 1,088,822 người (538,163 nam; 550,659 nữ). Tốc độ tăng dân bình quân số 0.4% . Tổng số dân sống ở khu vực thành thị hơn 392,000 người, chiếm 36.1%, tăng gần 6% so với năm 1999 (27.6%). Về mật độ dân số, ở thời điểm năm 1999 là 209 người/km2 thì tính đến năm 2009 tăng 6 người: 215người/km2. Dân số nông thôn chiếm 63.9% tổng dân số; lao động trong nông thôn chiếm trên 65% trong tổng lao động toàn xã hội, đây là nguồn lực quan trọng trong phát triển sản xuất nông nghiệp. Tỉnh Thừa Thiên - Huế có 505,399 ha đất tự nhiên. Trong đó, diện tích đất nông nghiệp là 58.996 ha, chiếm 11.67%. Trong đất nông nghiệp, diện tích đất trồng cây hàng năm là 44,879 ha, chiếm 76.67%; diện tích đất trồng cây lâu năm là 3,996, chiếm 6.77%; diện tích đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản là 1,937 ha, chiếm 3.28%. Diện tích đất trống, đồi núi trọc cần phủ xanh là 139,953 ha, diện tích đất có mặt nước chưa sử dụng là 26,183 ha. Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng dần. Năm 2006 tổng giá trị sản xuất thu được từ nông nghiệp đạt 1,617,371đ, trong đó trồng trọt đạt 1,053,275đ chiếm 65.12%. Đến năm 2009 tổng giá trị thu nhập từ nông nghiệp đạt 3,007,075đ, trong đó trồng trọt đạt 2,069,162đ chiếm 68.81%. 10 [...]... để người trồng rau an toàn yên tâm hơn trong sản xuất Như vậy, RAT có giá bán cao hơn rau thường từ 1,000 – 2,000đ Tuy nhiên, chi phí sản xuất cao hơn, năng suất lại thấp hơn nên thu nhập (trừ chi phí) sản xuất RAT thấp hơn sản xuất rau thường Ảnh hưởng rất lớn đến người trồng RAT 4.4 Tình hình cung ứng rau an toànđịa bàn nghiên cứu 4.4.1 Tình hình giá cả của rau an toàn tại địa bàn điều tra Cùng... xuất RAT được duy trì mở rộng Do vậy đề tài tập trung vào nghiên cứu 2 địa bàn này Hình 1 chỉ rõ các vùng quy hoạch sản xuất RAT của tỉnh cung cấp cho thành phố Huế Chú giải: : Các vùng quy hoạch sản xuất RAT Địa bàn nghiên cứu Hình 1: Các vùng quy hoạch sản xuất RAT của tỉnh Thừa Thiên Huế Các vùng sản xuất RAT này chỉ mang tính thí điểm, với mục đích cung cấp RAT cho thành phố Huế Do vậy, khoảng... các hộ sản xuất rau ở xã Quảng Thành, Quảng Thọ nói riêng các hộ sản xuất rau ở tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung Nguồn thu nhập của các hộ sản xuất rau an toàn cũng như rau thường không ổn định Do giá rau trên thị trường không ổn định, nên bảng dưới đây (bảng 10) được thể hiện theo giá bình tại thời điểm điều tra của các loại rau trên thị trường so sánh sự chênh lệch giữa rau an toàn rau thường... khai thác mở rộng diện tích trồng rau trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế 4.1.2 Các vùng sản xuất rau của tỉnh Thừa Thiên Huế Tỉnh Thừa Thiên Huế nằm trong khu vực bắc miền Trung, nên chịu ảnh hưởng của khí hậu khắc nghiệt nơi đây Tuy nhiên, trong những năm qua cùng với sự tăng trưởng của các ngành khác trong sản xuất nông nghiệp thì ngành sản xuất rauThừa Thiên Huế cũng có những bước tiến đáng kể... tỉnh khác đến học tập cư trú Do vậy, nhu cầu sử dụng rau nói chung nhu cầu rau an toàn nói riêng là rất lớn Nhưng so với sản lượng rau thường thì lượng rau an toàn mỗi năm sản suất với số lượng khá khiêm tốn Bảng 9 trình bày sản lượng rau an toàn ở 2 xã nghiên cứu năm 2011 Bảng 9: Sản lượng các loại rau an toàn: Đơn vị: Tấn/năm Điểm điều tra Loại rau 1 Xà lách 2 Cải các loại 3 Rau dền 4 Mồng tơi... thường Giá bán được hỏi tại nơi sản xuất Bảng 11: Giá của các loại rau an toàn, rau thường ở thời điểm nghiên cứu sản xuất Đơn vị: vnđ/kg 34 Loại rau Rau an toàn (A) 1 Xà lách 2 Cải các loại 3 Rau dền 4 Mồng tơi 5 Đọt bí 6 Cải cúc 7 Rau khoai 8 Rau muống 9 Bông ngót 10 Rau thơm 11 Ngò rí 12 Mướp đắng 13 Rau má 14 Đậu Côve 15.Ớt xanh cao sản Rau thường (B) Chênh lệch giữa (A) (B) 6,500 5,500 1,000 8,000... kiệu rau thơm Tuy vậy, tình hình sản xuất rau an toàn vẫn còn dừng lại ở cấp độ mô hình thử nghiệm, chưa nhân rộng ra được trong sản xuất Vì nhiều lý do 16 khác nhau mà các HTX trồng rau an toàn trên địa bàn Thừa Thiên Huế có diện tích rải rác hoặc bị thu hẹp sau một thời gian trồng thử nghiệm Chỉ có HTX Kim Thành xã Quảng thành HTX Quảng Thọ II xã Quảng Thọ huyện Quảng Điền là 2 điểm sản xuất. .. của rau thường (91 tấn/ha đối với rau cải, 104 tấn/tạ đối với xà lách) lớn hơn rau an toàn( 70 tấn/ha đối với rau cải 88 tấn/ha đối với xà lách) nên sản lượng cũng lớn hơn vì vậy giá trị thu nhập của rau an toàn thấp hơn so với rau thường Lãi ròng của rau thường lớn hơn nhiều so với rau an toàn (chênh lệch của rau thường /rau an toàn là 51,100,000đ/ha đối với rau cải 21,275,000đ/ha đối với xà lách)... mua qua trung gian nên không đảm bảo chất lượng Từ những yếu tố trên đã làm cho năng suất của rau xanh cũng như rau an toàn thường không cao Được thể hiện qua bảng 8 Bảng 8: Năng suất các loại rau an toàn rau thường Đơn vị: Tạ/500m 2/lứa Điểm điều tra Rau an toàn Rau thường Loại rau 1 Xà lách 2 Cải các loại 3 Rau dền 4 Mồng tơi 5 Đọt bí 6 Cải cúc 7 Rau khoai 8 Rau muống 9 Bông ngót 10 Rau thơm 11 Ngò... họ cà (Solanaceae), họ đay (Titiaceae), họ cúc (Copositae) Rau của Thừa Thiên Huế gồm 4 nhóm rau ăn lá, thân; ăn quả, hoa; ăn quả nhóm ăn gia vị thì nhóm ăn quả ăn lá có số lượng tương đương nhau là 17 loại chiếm 33%, 10 loại rau ăn củ chiếm 19.6%, 7 loại rau ăn trái hạt chiếm 13.7% [1] 4.1.4 Tình hình sản xuất RAT ở địa bàn Thừa Thiên Huế Nền kinh tế thị trường đòi hỏi người sản xuất phải . đề tài Nghiên cứu thực trạng sản xuất và cung ứng rau an toàn trên địa bàn Thừa Thiên Huế . Theo sở NN&PTNT tỉnh Thừa thiên Huế, vấn đề sản xuất RAT dựa vào nhu cầu thị trường, và thị trường. trung nghiên cứu 2 địa bàn này. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu - Tìm hiểu thực trạng sản xuất rau ở các vùng được qui hoạch sản xuất RAT cung ứng cho địa bàn thành phố Huế. - Tìm hiểu tình hình sản xuất. hình sản xuất rau của tỉnh Thừa Thiên Huế + Các vùng sản xuất rau + Các loại rau sản xuất + Tình hình sản xuất RAT - Điều tra đặc điểm của địa bàn nghiên cứu + Điều kiện tự nhiên * Vị trí địa

Ngày đăng: 02/05/2014, 14:48

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2: Diện tích, năng suất, sản lượng của thành phố Huế và các huyện - nghiên cứu thực trạng sản xuất và cung ứng rau an toàn trên địa bàn thừa thiên huế
Bảng 2 Diện tích, năng suất, sản lượng của thành phố Huế và các huyện (Trang 12)
Bảng 3: Các loại rau trồng có ở tỉnh Thừa Thiên Huế - nghiên cứu thực trạng sản xuất và cung ứng rau an toàn trên địa bàn thừa thiên huế
Bảng 3 Các loại rau trồng có ở tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 13)
Bảng 4 : Diện tích, chủng loại rau, quả an toàn của tỉnh TT. Huế - nghiên cứu thực trạng sản xuất và cung ứng rau an toàn trên địa bàn thừa thiên huế
Bảng 4 Diện tích, chủng loại rau, quả an toàn của tỉnh TT. Huế (Trang 15)
Hỡnh 1 chỉ rừ cỏc vựng quy hoạch sản xuất RAT của tỉnh cung cấp cho thành phố Huế. - nghiên cứu thực trạng sản xuất và cung ứng rau an toàn trên địa bàn thừa thiên huế
nh 1 chỉ rừ cỏc vựng quy hoạch sản xuất RAT của tỉnh cung cấp cho thành phố Huế (Trang 17)
Bảng 7: Diện tích các chủng loại rau an toàn của các xã điều tra: - nghiên cứu thực trạng sản xuất và cung ứng rau an toàn trên địa bàn thừa thiên huế
Bảng 7 Diện tích các chủng loại rau an toàn của các xã điều tra: (Trang 29)
Bảng 8: Năng suất các loại rau an toàn và rau thường - nghiên cứu thực trạng sản xuất và cung ứng rau an toàn trên địa bàn thừa thiên huế
Bảng 8 Năng suất các loại rau an toàn và rau thường (Trang 30)
Bảng 9: Sản lượng các loại rau an toàn: - nghiên cứu thực trạng sản xuất và cung ứng rau an toàn trên địa bàn thừa thiên huế
Bảng 9 Sản lượng các loại rau an toàn: (Trang 31)
Sơ đồ 3: Kênh tiêu thụ RAT và rau thường của xã Quảng Thọ - nghiên cứu thực trạng sản xuất và cung ứng rau an toàn trên địa bàn thừa thiên huế
Sơ đồ 3 Kênh tiêu thụ RAT và rau thường của xã Quảng Thọ (Trang 40)
Hình thành tập quán sản  xuất RAT và nâng cao ý  thức trách nhiệm cho mọi  người. - nghiên cứu thực trạng sản xuất và cung ứng rau an toàn trên địa bàn thừa thiên huế
Hình th ành tập quán sản xuất RAT và nâng cao ý thức trách nhiệm cho mọi người (Trang 45)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w