1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ứng dụng công nghệ thông tin và cải thiện điều kiện vệ sinh thú y đàn bò sữa xã xuân thới thượng huyện hóc môn

63 341 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 63
Dung lượng 1,11 MB

Nội dung

1 Chƣơng 1: ĐẶT VẤN ĐỀ Thành phố Hồ Chí Minh là nơi có phong trào chăn nuôi bò sữa phát triển mạnh. Theo số liệu của Cục Thống kê, tổng đàn bò sữa vào thời điểm 01/8/2003 là 45.513 con, trong đó có 23.950 bò đang vắt sữa và cung cấp lượng sữa tươi là 95.000 tấn/năm. Đàn bò sữa tăng nhanh ở các khu vực ngoại thành chủ yếu tại các huyện Củ Chi, Hóc Môn và giảm mạnh ở khu vực nội thành và vùng ven do tình hình đô thị hóa xảy ra nhanh trong các năm gần đây. Xuân Thới Thượng là xã chuyên về nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thương mại dịch vụ, trong đó phong trào chăn nuôi bò sữa trong những năm gần đây luôn được phát triển. Ngoài ra, Xuân Thới Thượng còn được thành phố chọn làm xã điểm trong chương trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội cho người dân vùng ngoại thành. Theo kết quả thực hiện công tác chẩn đoán, xét nghiệm, điều trị từ các năm 1995 đến 2002, Chi cục thú y thành phố nhận thấy các hạn chế về vệ sinh môi trường, kiến thức, tay nghề của người chăn nuôi…., đã làm bộc phát một số bệnh dẫn tới giảm sức khỏe đàn bò, năng suất sữa thấp, từ đó đã ảnh hưởng đến yêu cầu phát triển đàn bò sữa của thành phố. Để đảm bảo kết quả phát triển đàn bò sữa thành phố đến năm 2005 là 50.000 con, công tác chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật thú y, chăn nuôi cho người chăn nuôi là rất quan trọng và cần thiết, đặc biệt là tại các vùng chăn nuôi bò sữa trọng điểm của thành phố. Do đó chúng tôi đã chọn xã Xuân Thới Thượng để thực hiện đề tài: “Ứng dụng công nghệ thú y để kiểm tra và phòng trừ những bệnh chủ yếu trên bò sữa tại xã Xuân Thới Thƣợng, huyện Hóc Môn”.  Mục tiêu của đề tài - Giám sát được tình hình sức khỏe đàn bò. - Tăng cường công tác vệ sinh, chăm sóc, nuôi dưỡng đàn bò. - Kiểm soát và từng bước loại trừ được các bệnh truyền nhiễm gây nguy hiểm cho người và gia súc. 2 - Bước đầu xây dựng được quy trình phòng trừ một số bệnh chủ yếu trên bò sữa.  Yêu cầu của đề tài - Khảo sát tỷ lệ bệnh Lao, Sẩy thai truyền nhiểm, Xoắn khuẩn, ký sinh trùng đường máu, Sán lá gan và viêm vú tiềm ẩn. Xây dựng quy trình điều trị phù hợp với tình hình thực tế của địa phương - Úng dụng tiêm phòng 2 bệnh quan trọng là Lở mồm long móng và Tụ huyết trùng vào cùng một thời điểm, đánh giá hiệu quả tiêm phòng Lở mồm long móng và Tụ huyết trùng. - Nâng cao được nhận thức, tay nghề của người chăn nuôi trong công tác vệ sinh, chăm sóc, nuôi dưỡng đàn bò. - Nâng cao được tay nghề thú y bò sữa cho cán bộ thú y và mạng lưới thú y. 3 Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1. Giới thiệu sơ lƣợc về xã Xn Thới Thƣợng 2.1.1. Đặc điểm địa lý, thổ nhƣỡng: Xn Thới Thượng là một xã nơng nghiệp ngoại thành thuộc huyện Hóc Mơn, thành phố Hồ Chí Minh. Tổng diện tích đất tự nhiên của xã là 1.856,24 ha, trong đó diện tích đất canh tác nơng nghiệp là 1.547,86 ha (83%). 2.1.2. Đặc điểm khí hậu, thuỷ văn: Gồm hai mùa khơ và mùa mưa, mỗi mùa trung bình kéo dài sáu tháng. Theo số liệu của Trạm Tân Sơn Nhất (2003), mùa mưa nhiệt độ khoảng 34°C (33 - 35°C) ẩm độ từ 65-75 %, mùa khơ nhiệt độ trung bình khoảng 37°C (36 - 39°C), ẩm độ từ 60 - 62 %. 2.1.3. Tình hình kinh tế, xã hội: Tồn xã có 17.238 người với 3.482 hộ chun sống bằng nghề nơng. Ngồi sản xuất nơng nghiệp, trên địa bàn xã còn có các ngành nghề khác như tiểu thủ cơng nghiệp và thương mại, dịch vụ. Xã Xn Thới Thượng được huyện Hóc Mơn và thành phố Hồ Chí Minh chọn làm điểm xây dựng mơ hình phát triển nơng thơn theo hướng cơng nghiệp hố, hợp tác hố, dân chủ hố trong mục tiêu thúc đẩy kinh tế các xã vùng ngoại thành.  Về chăn ni thú y: Theo số liệu thống kê ngày 01/10/2003, xã có 2.565 trâu bò trong đó gồm có 1.278 con bò sữa, 10.400 con heo, 16.546 con gà cơng nghiệp, gà thả vườn. Ý thức về cơng tác phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc của người chăn ni trên địa bàn xã tương đối tốt, cụ thể trong tiêm phòng định kỳ đợt 1 năm 2003, tỷ lệ tiêm phòng bệnh lở mồm long móng và tụ huyết trùng trên đàn trâu bò đạt 81, 43 % tổng đàn, trong đó tiêm phòng cho đàn bò sữa đạt 86, 21% tổng đàn. 4 2.2. Tổng quan về các bệnh thƣờng gặp trên bò sữa 2.2.1. Bệnh Sẩy thai truyền nhiễm (Bovine Brucellosis) 2.2.1.1. Lịch sử bệnh - phân bố địa lý Bệnh do Brucella đã được phát hiện khắp nơi trên thế giới. Năm 1887, David Bruce phân lập được vi sinh vật gây bệnh trên người ở đảo Malta (Địa Trung Hải) và đặt tên giống là Micrococcus. Năm 1890, Bang phân lập từ thai sẩy ở bò loài vi khuẩn gọi là Brucella abortus. Năm 1914, Traum đã phân lập mầm bệnh từ heo bị sẩy thai gọi là Brucella suis Tại Việt Nam, năm 1998, qua khảo sát trên 100 mẫu trâu bò tại các vùng giáp với Hà Nội và khu vực xung quanh Tp. Hồ Chí Minh không phát hiện sự nhiễm Brucella arbotus (Nguyễn Tiến Dũng và ctv, 2000). Kết quả khảo sát 601 mẫu huyết thanh bò sữa trên địa bàn thành phố của Chi cục thú y Tp. Hồ Chí Minh trong năm 2003 đều cho kết quả âm tính (Chi cục thú y Tp. Hồ Chí Minh, 2003). 2.2.1.2. Căn bệnh học Vi khuẩn thuộc bộ Eubacteriales, họ Brucellaceae, giống Brucella, các loài B. abortus, B. canis, B. suis, B. melitensis, B. neotomae và B. ovis; có hình cầu trực nhỏ, kích thước 0,5-0,7 m x 0,6-1,5 m, không di động, không sinh bào tử, bắt màu Gram (-), hiếu khí, thường ở dạng đơn lẻ, bắt cặp hay thành từng nhóm nhỏ. Vi khuẩn có thể tìm thấy trong máu, nước tiểu, tinh dịch, dịch phôi, chất nhày âm đạo và có thể trong sữa của thú mắc bệnh, điều này đặc biệt nguy hiểm vì đó là nguy cơ cho cộng đồng. Bệnh thường lây do tiếp xúc trực tiếp với nhau, bào thai, dịch thai và dịch âm đạo từ thú nhiễm. Thông thường, bò nhiễm qua đường tiêu hoá nhưng cũng có thể nhiễm qua đường hô hấp, sinh dục, da, kết mạc (Lê Anh Phụng, 2000). Theo Nguyễn Vĩnh Phước (1978), vi khuẩn Brucella ưa thích núm nhau, dịch xoang niệu mô, dịch hoàn vì trong những cơ quan này có erythritol (C 20 H 22 O 10 ) là 1 carbonhydrate kích thích sự sinh trưởng của Brucella. 5 2.2.1.3. Miễn dịch học Sau khi nhiễm bệnh tự nhiên cơ thể thú hình thành kháng thể IgM trước và sau đó là IgG. Miễn dịch tế bào (thể hiện qua đại thực bào) có vai trò tiêu diệt vi khuẩn. 2.2.1.4. Triệu chứng và bệnh tích Triệu chứng đặc trưng chủ yếu là sẩy thai, chết thai và bê con sinh ra yếu. Trên thú cái mang thai bệnh thường bị viêm màng nhau (placentitis) nên thường dẫn đến sẩy thai vào giai đoạn 2 của thai kỳ (tháng thứ 5 đến tháng thứ 9 của thai kỳ). Trâu bò đực trưởng thành có thể bị viêm dịch hoàn (Lê Anh Phụng, 2000). 2.2.1.5. Chẩn đoán - Giải phẫu bệnh: Những biến đổi đặc trưng là viêm nhau thai, tử cung có absess dẫn đến hoại tử làm tróc niêm mạc tử cung. Ngoài ra còn thấy absess trên phổi, lách, thận, não và buồng trứng. Trên thú đực bệnh tích chủ yếu trên dịch hoàn và tuyến sinh dục phụ (Viện Thú y, 2002). - Xác định căn bệnh: Bệnh phẩm có thể được phân lập từ nhiều loại mô khác nhau: núm nhau, chất tiết âm đạo, mô phôi chết, dịch khớp viêm, sữa, tinh dịch, chất chứa dạ dày, phổi, lách từ thai bị sẩy. Phết kính bệnh phẩm: bệnh phẩm được cố định bằng nhiệt hoặc cồn ethanol rồi nhuộm bằng 1 trong các phương pháp Ziehl Neelsen, Kosters, Gram, Machiavello hoặc với chất nhuộm huỳnh quang hay conjugate có đánh dấu peroxydase. Nuôi cấy phân lập: các loại môi trường được sử dụng như Serum dextro agar (SDA), Trypticase soy agar (TSA), môi trường Thayer-Martin cải tiến, môi trường Farrell và Glycerol dextro agar. Khuẩn lạc Brucella mọc chậm, có thể quan sát trên môi trường đặc sau 2-3 ngày. Khuẩn lạc tròn, lồi, mờ, bề mặt trơn láng đường kính 0,5 - 1mm. 6 - Phản ứng huyết thanh học o Phản ứng Rose Bengal (RBT: Rose Bengale Test) Rose Bengale là phản ứng ngưng kết nhanh, sử dụng kháng nguyên là canh khuẩn nuôi cấy Brucella abortus đã được giết chết và nhuộm màu Rose Bengale. Phản ứng thích hợp để chẩn đoán trong đàn hay cá thể thú, phản ứng rất nhạy nhất là trên các thú đã tiêm vaccine. Các mẫu dương tính cần được thử lại bằng phản ứng CFT hoặc tìm kháng thể IgG1 chuyên biệt. Các mẫu âm tính thử lại sau thời gian khoảng 3 tháng (Lê Anh Phụng, 2000). o Phản ứng kết hợp bổ thể (CFT: complement fixation test) Đây là phản ứng chính xác nhằm chẩn đoán bệnh (Viện Thú y, 2002). Thực hiện thuận lợi nhờ phương pháp vi chuẩn độ (Microtitration). Phản ứng dương tính giả có thể gặp ở thú đã tiêm vaccine và cũng có thể do thú nhiễm căn bệnh có cấu trúc kháng nguyên gần với Brucella. Thông thường các phản ứng dương tính giả trên chỉ xảy ra trong phản ứng ngưng kết chứ không ở phản ứng CFT (Lê Anh Phụng, 2000). o Phản ứng vòng sữa (Milk Ring Test) Phản ứng được tiến hành trên những thú đang cho sữa, có thể dùng phản ứng này phát hiện bệnh do Brucella trên đàn thú hay cá thể thú. Ở các đàn lớn, (trên 1000 bò sữa) độ nhạy của phản ứng sẽ bị giảm. Phản ứng dương tính giả có thể xảy ra trên thú mới tiêm phòng hoặc do mẫu sữa bất thường (colostrums, viêm vú). Phản ứng vòng sữa nếu dương tính cần được kiểm tra lại bằng phản ứng huyết thanh học trên mẫu máu của tất cả thú trong đàn (Lê Anh Phụng, 2000). 2.2.2. Bệnh Lao bò (Bovine Tuberculosis) 2.2.2.1. Lịch sử bệnh - phân bố địa lý Hippocrate (460-370 trước công nguyên) đã mô tả bệnh trên người. Năm 1865, Vienin chứng minh tính thống nhất lao bò và lao người. Năm 1891, Robert Koch áp dụng Tuberculine để chẩn đoán bệnh trên người. Từ 1908-1920, Calmette và Gruérin cấy được vi khuẩn lao trên môi trường thạch khoai tây và dùng chế vaccine 7 phòng bệnh cho người. Năm 1944, Waksman tìm ra kháng sinh đặc trị lao đầu tiên – Streptomycin. Bệnh xuất hiện khắp nơi trên thế giới, ở nước ta bệnh lao đã được phát hiện trên đàn gia súc nhập nội, chủ yếu là bò sữa. Tỷ lệ nhiễm lao trên đàn bò sữa Tp. Hồ Chí Minh trong giai đoạn 1993- 1995 là 0,42% (Chu Thị Mỹ, 1995). Kết quả khảo sát của Nguyễn Thành Nhơn (1999) cho biết tỷ lệ nhiễm bệnh lao trên đàn bò sữa tỉnh Long An là 1,99%. Tuy nhiên, kết quả khảo sát 601 mẫu huyết thanh bò sữa trên địa bàn thành phố của Chi cục Thú y Tp. Hồ Chí Minh trong năm 2003 đều cho kết quả âm tính (Nguyễn Hà Đông Đô, 2003). 2.2.2.2. Căn bệnh học Trực khuẩn lao thuộc bộ Actinomycetales, họ Mycobacteriaceae, giống Mycobacterium, theo OIE (1992) có 3 loài chính gây bệnh: Mycobacterium tuberculosis (trực khuẩn lao người), Mycobacterium bovis (trực khuẩn lao bò) và Mycobacterium avium (trực khuẩn lao loài cầm). Trực khuẩn có hình que nhỏ, kích thước 0,3-0,6 m x 1-4 m, Gram (+), không phân nhánh, không di động và không tạo bào tử (Tô Minh Châu, 1999). Thành tế bào trực khuẩn lao có cấu trúc 3 lớp, lớp giữa gồm các đại phân tử peptido-glycan liên kết với acid mycolic giúp cho Mycobacterium bền với môi trường bên ngoài (Trần Thanh Phong, 2002). 2.2.2.3. Truyền lây Trực khuẩn M. bovis gây bệnh chủ yếu cho trâu, bò nhưng cũng có thể gây bệnh cho người, heo, gà, chó, mèo và nhiều loài hữu nhũ đều cảm nhiễm (Lê Anh Phụng, 2000). Trực khuẩn được tìm thấy trong máu, nước mũi, nước bọt, phân, tinh dịch, trong sữa, trong thịt và trong phủ tạng thú mắc bệnh. Ngoài ra trực khuẩn lao có thể tồn tại ở ngoại cảnh (như trong không khí, thức ăn, dụng cụ, phân rác…) có nhiễm chất thải của thú bệnh. Trực khuẩn lao xâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua đường hô hấp và tiêu hoá. Đường hô hấp là đường nhiễm thường xuyên và quan trọng nhất (Tô Minh Châu, 1999). Mầm bệnh sau khi xâm nhập vào cơ thể thú sẽ gây bệnh tích tại chỗ và các hạch lâm ba lân cận. Khi sức đề kháng của cơ thể yếu đi cộng với sự bội nhiễm từ 8 bên ngoài vào làm cho bệnh trở nên trầm trọng hơn có thể gây tử vong (Phạm Sỹ Lăng, 2002). 2.2.2.4. Miễn dịch học Trong tự nhiên khi cơ thể nhiễm khuẩn, tế bào lympho T cảm ứng (Ti) sẽ tiết ra yếu tố hoạt hoá đại thực bào MAF (Macrophage Activating Factor). Các đại thực bào được hoạt hoá sẽ gia tăng hoạt động (bao vây, ly giải trực khuẩn) tiêu diệt yếu tố gây bệnh. Ở bệnh lao mặc dù cũng có các kháng thể được hình thành nhưng chúng không có chức năng bảo vệ cơ thể, trái lại đáp ứng miễn dịch tế bào đóng vai trò chủ yếu. Cơ thể thú không có khả năng loại bỏ hoàn toàn trực khuẩn gây bệnh mà chỉ làm giảm thiểu chúng. 2.2.2.5. Triệu chứng Đây là bệnh truyền nhiễm mãn tính trên bò, trong điều kiện tự nhiên thời gian nung bệnh ít khi dưới 2 tháng (Trần Thanh Phong, 2002). Bò bệnh có thể hoàn toàn không có biểu hiện, không ảnh hưởng đến trạng thái chung hoặc có biểu hiện khi những bệnh tích phát triển như: suy sụp dần tình trạng tổng quát, giảm trọng lượng, xù lông, giảm sản lượng sữa, nhiệt độ lên xuống thất thường. Tuỳ theo sự định vị của vi khuẩn ở các cơ quan khác nhau mà có những dấu hiệu lâm sàng khác nhau (Lê Anh Phụng, 2000). 2.2.2.6. Chẩn đoán o Giải phẫu bệnh (Histopathology): Bệnh tích đại thể đặc trưng được thấy trên thú nhiễm lao là sự hiện diện của hạt lao trong cơ thể, các hạt lao thường xuất hiện trong xoang ngực. Tuy nhiên, cũng có thể tìm thấy trong các tổ chức khác. Trên bò thường sẽ gây nên các bệnh tích trong các hạch lympho của động vật bị nhiễm. Vì thế trong mổ khám, các hạch lympho, đặc biệt là các hạch liên quan với đầu, ngực và bụng nên được kiểm tra (Patterson & ctv, 2000). o Nuôi cấy, phân lập vi khuẩn: Phân lập vi khuẩn từ bệnh phẩm (đàm, dịch phổi…). Trực khuẩn hiếu khí tuyệt đối, cần oxy để phát triển và đòi hỏi môi trường chuyên biệt như môi trường Lowenestein-Jensen. Trực khuẩn phát triển rất chậm, đạt được kết quả sau 8-16 tuần. Việc xác định dựa vào đặc điểm 9 khuẩn lạc mọc trên môi trường, làm các phản ứng sinh hoá (Tô Minh Châu, 1999). o Nhuộm kháng acid (Acid-fast Staining): Lớp chất sáp (lipid) ở thành tế bào của các loài Mycobacterium làm cho trực khuẩn lao có tính kháng acid và kỵ nước. Do đó phải sử dụng một phương pháp nhuộm đặc biệt (Ziehl Neelsen) mới có thể quan sát và phân biệt được trực khuẩn lao. Các mẫu mô được xử lý để phá huỷ các vi khuẩn khác Mycobacterium, ly tâm lấy phần cặn và nhuộm (Patterson & ctv, 2000). o Chẩn đoán bằng phản ứng dị ứng với Tuberculine: Là một xét nghiệm rất nhạy để kiểm tra tình trạng nhiễm lao trên trâu bò sống. Xét nghiệm dựa vào việc đưa vào cơ thể thú chất trích canh cấy trực khuẩn (Tuberculine PPD) và theo dõi phản ứng quá mẫn muộn chuyên biệt trên thú nhiễm trực khuẩn lao (Trần Thanh Phong, 2002).  Tiêm Tuberculine ở cổ (Cervical Tuberculine Test, CTT): Xét nghiệm được thực hiện bằng việc tiêm Tuberculine trong da 0,1ml (3000IU) ở vùng giữa cổ. Việc xác định sự hiện diện của bệnh lao được thực hiện bằng cách quan sát theo dõi vị trí tiêm sau 72 giờ ( 6 giờ) . Những bò có đáp ứng được xếp vào nhóm có phản ứng. Những bò này có thể bị nhiễm Mycobacterium bovis. Tuy nhiên, bò nhiễm các vi khuẩn có liên quan gần gũi với M. bovis như M. avium , M. paratuberculosis cũng có thể có đáp ứng khi thực hiện CTT gây nên dương tính giả.  Tiêm Tuberculine ở khấu đuôi (Caudal-fold Tuberculine test, CFT): Xét nghiệm này được thực hiện bằng việc tiêm 0,1ml PPD Tuberculine bò (Purified Protein Derivative -PPD) trong da ở khấu đuôi với kim tiêm nhỏ. Kết quả được đọc sau 72giờ ( 6giờ), bất kỳ sự bất thường nào như nhạt màu hay sưng lên nơi tiêm của thú được xem như thú có đáp ứng với Mycobacterium bovis. Tuy nhiên, đáp ứng này cũng có thể là đáp ứng của thú nhiễm vi khuẩn liên quan gần gũi khác M. avium, M. paratuberculosis và được xem là dương tính giả (Grooms & ctv, 2000). 10  Tiêm Tuberculine so sánh ở cổ (Comparative Cervical Tuberculine Test, CCT): So sánh phản ứng của thú tiêm Tuberculine bò với tiêm Tuberculine gà. Xét nghiệm được thực hiện bằng việc tiêm trong da ở vùng cổ PPD Tuberculine bò và PPD Tuberculine của gia cầm tại hai điểm tách biệt ở vùng cổ. Việc so sánh đáp ứng miễn dịch đối với PPD Tuberculine của bò và của gia cầm bằng CCT sau 72 giờ ( 6 giờ) giúp ta có thể đánh giá chính xác hơn về nguồn gốc nhiễm trùng. Thú được đánh giá là có phản ứng khi độ tăng bề dày da vị trí tiêm > 4mm.  Phản ứng ELISA: Là một phản ứng miễn dịch trung gian tế bào để chẩn đoán nhanh bệnh lao bò. Thông thường khi gia súc nhiễm vi khuẩn lao bò thì trong máu xuất hiện các lympho T có khả năng nhận biết các kháng nguyên của Mycobacterium có trong PPD Tuberculine (Purified Protein Derivative). Khả năng nhận biết này liên quan đến việc sản sinh và tiết ra interferon (IFN- ) của lympho T và đây là cơ sở của phản ứng này. Với PPD Tuberculine bò, IFN- được sản sinh ra nhiều lần so với PPD Tuberculine gia cầm. Do đó PPD Tuberculine gia cầm thường dùng để so sánh cùng với đối chứng âm.  PCR (Polymerase Chain Reaction): Đây là phương pháp phát hiện sự hiện diện vật chất di truyền đặc hiệu và khuếch đại lượng nhỏ DNA đặc hiệu của vi sinh vật. Trong chẩn đoán bệnh lao, PCR được sử dụng để xác định M. bovis trong mẫu mô được lấy từ bệnh phẩm bò bị nhiễm. Phản ứng dương tính và kết hợp với các kết quả xét nghiệm khác có thể kết luận bò nhiễm lao (Grooms & ctv, 2000). 2.2.3. Bệnh Xoắn khuẩn (bệnh do Leptospira, Leptospirosis) 2.2.3.1. Lịch sử bệnh Bệnh do Leptospira được phát hiện đầu tiên trên chó năm 1850 ở Stuttgard (Đức). Năm 1936, Nikonxki, Dexiatop và Mactrenco tìm ra mầm bệnh ở bò. Những năm gần đây đã tìm ra nhiều serovar gây bệnh, chế huyết thanh, kháng huyết thanh và đề ra các biện pháp phòng chống bệnh (Trích dẫn bởi Nguyễn Vĩnh Phước, 1978). [...]... Cán bộ thú y tiêm phòng cho đàn bò thí nghiệm Hình 4.2: Chuồng vệ sinh tốt 34 4.1.2 Tổ chức tập huấn, hội thảo về quy trình thú y và kỹ thuật chăn ni bò sữa Tham quan mơ hình chăn ni bò sữa tiên tiến 4.1.2.1 Tổ chức tập huấn, hội thảo Trong q trình thực hiện đề tài chúng tơi tổ chức 04 lớp tập huấn, hội thảo về quy trình thú y và kỹ thuật chăn ni bò sữa cho người chăn ni bò sữa tại xã Xn Thới Thượng. .. một quy trình khảo sát và điều trị chung những bệnh chủ y u trên đàn bò sữa, đồng thời chưa thực hiện các biện pháp nâng cao nhận thức, tay nghề của người chăn ni trong cơng tác vệ sinh, chăm sóc, ni dưỡng đàn bò Để khắc phục tình hình 21 trên, chúng tơi x y dựng một quy trình ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật thú y nhằm kiểm tra, phòng trừ những bệnh chủ y u phù hợp với quy mơ chăn ni bò sữa vừa và nhỏ... một xã ngoại thành, kết hợp với biện pháp nâng cao tay nghề về thú y bò sữa của cán bộ thú y và thú y mạng lưới và biện pháp tập huấn nhằm nâng cao nhận thức, tay nghề của người chăn ni trong cơng tác vệ sinh, chăm sóc, ni dưỡng đàn bò với mong muốn phục vụ thiết thực cho nhu cầu phát triển bền vững ngành chăn ni bò sữa của Thành phố 22 Chƣơng 3: NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Thời gian và địa... thực hiện khảo sát  Địa điểm bố trí thí nghiệm: 30 hộ ni bò sữa tại xã Xn Thới Thượng, huyện Hóc Mơn Tổng số mẫu chúng tơi khảo sát là 237/1.278 con bò sữa của tồn xã chiếm tỉ lệ 18,50% tại 30/200 hộ chăn ni bò sữa chiếm tỉ lệ 15 % tổng số hộ trên tồn xã Xn Thới Thượng  Địa điểm xét nghiệm: Trạm Chẩn đốn, Xét nghiệm và Điều trị, Chi cục thú y Tp Hồ Chí Minh  Sơ đồ bố trí thực hiện khảo sát: Bảng... nhập vào bầu vú g y bệnh viêm vú Tuổi thú mẹ: bò càng lớn tuổi, bệnh viêm vú càng dễ x y ra Bò đẽ nhiều lứa thì bệnh viêm vú hay x y ra Giai đoạn cho sữa: ở giai đoạn đầu kỳ sữa và giai đoạn cạn sữa, bò dễ bị viêm vú Sức đề kháng: bò có sức đề kháng y u thì bệnh viêm vú càng dễ x y ra Tạo những giống bò có sức đề kháng với bệnh viêm vú, bò ít bị viêm vú Mùa vụ: vào những mùa có khí hậu nóng ẩm, vi sinh. .. Tổng cộng 5 30 3.2 Tổng đàn 37 51 46 54 49 237 Bò cái > 12 tháng tuổi 26 37 35 39 35 172 Nội dung đề tài:  Điều tra tình hình chăn ni thú y; tập huấn cho người chăn ni về một số biện pháp chăm sóc ni dưỡng và phòng trị một số bệnh chủ y u trên bò sữa; tập huấn cho cán bộ thú y cơ sở về cơng tác chẩn đốn, l y mẫu xét nghiệm và quy trình điều trị một số bệnh trên bò sữa  Ứng dụng một số kỹ thuật xét... bệnh chủ y u về sinh sản trên bò sữa (viêm vú, viêm đường sinh dục, sát nhau, đẻ khó…), các ngun tắc phòng bệnh trên bò sữa Số người tham dự 72 người - Đợt 2: ng y 17/10/2003, chủ đề: phòng và trị những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm Lở mồm long móng, Tụ huyết trùng, bệnh truyền nhiễm của bò sữa có thể l y cho người Lao, Xoắn khuẩn, S y thai truyền nhiễm Số người tham dự 66 người - Đợt 3: ng y 12/4/2004,... Vũ Phương Bình, ấp Xóm Mới, xã An Nhơn T y, huyện Củ Chi Số người tham gia: 42 người (trong đó có 30 hộ tham gia đề tài) 4.1.3 Tổ chức tập huấn cán bộ thú y Đã đào tạo 04 cán bộ thú y (03 cán bộ thuộc Trạm thú y Hóc Mơn và Q 12, 01 cán bộ Hội Nơng dân xã Xn Thới Thượng) học chương trình CEVEO của Pháp tại Xí nghiệp chăn ni bò sữa An Phước, Đồng Nai và tại Trung tâm huấn luyện kỹ thuật chăn ni Bình Thắng... tra và phòng trừ các bệnh chủ y u trên bò sữa bao gồm bệnh Lao, S y thai truyền nhiễm, Xoắn khuẩn, ký sinh trùng đường máu, Sán lá gan và viêm vú tiềm ẩn  Áp dụng tiêm phòng đồng thời 02 loại vaccine Lở mồm long móng (LMLM) và Tụ huyết trùng (THT) trên đàn bò Kiểm tra hiệu giá kháng thể sau tiêm phòng 23  Cấp sổ sức khỏe cá thể bò sữa, sử dụng để ghi chép những nội dung liên quan cơng tác thú y đối... ẩm ướt, bò dễ bị viêm vú, vắt sữa khơng đúng kỹ thuật, vắt sữa khơng sạch, khơng tn thủ các phương pháp vệ sinh về sữa, bệnh viêm vú rất dễ x y ra o Do bản thân thú: bầu vú q to và dài, dễ bị chân sau bò đá làm cho x y xát Bầu vú có đầu núm vú q thấp, dễ bị bùn đất làm ơ nhiễm, là điều kiện thuận lợi để vi sinh vật xâm nhập và phát triển Lổ đầu vú q to, sản lượng sữa cao dễ bị rò rỉ sữa, vi sinh vật . tài: Ứng dụng công nghệ thú y để kiểm tra và phòng trừ những bệnh chủ y u trên bò sữa tại xã Xuân Thới Thƣợng, huyện Hóc Môn .  Mục tiêu của đề tài - Giám sát được tình hình sức khỏe đàn bò. . được nhận thức, tay nghề của người chăn nuôi trong công tác vệ sinh, chăm sóc, nuôi dưỡng đàn bò. - Nâng cao được tay nghề thú y bò sữa cho cán bộ thú y và mạng lưới thú y. . Phản ứng được tiến hành trên những thú đang cho sữa, có thể dùng phản ứng n y phát hiện bệnh do Brucella trên đàn thú hay cá thể thú. Ở các đàn lớn, (trên 1000 bò sữa) độ nh y của phản ứng sẽ

Ngày đăng: 10/02/2015, 01:16

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Chi cục Thú y Tp. Hồ Chí Minh, 2003. Báo cáo kết quả kiểm tra bệnh Lao, Xoắn khuẩn và Sẩy thai truyền nhiễm. Đề tài khoa học, Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường Tp. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo kết quả kiểm tra bệnh Lao, Xoắn khuẩn và Sẩy thai truyền nhiễm
3. Nguyễn Hà Đông Đô, 2003. Khảo sát tình hình nhiễm Tuberculosis trên đàn bò Tp. Hồ Chí Minh. Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ Thú y Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo sát tình hình nhiễm Tuberculosis trên đàn bò Tp. Hồ Chí Minh
4. Lê Đăng Đảnh, 1999. Khảo sát khả năng sinh trưởng và phát dục của bê cái lai Holstein-Friesian ở Long Thành tỉnh Đồng Nai. Đề tài khoa học, Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường tỉnh Đồng Nai Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lê Đăng Đảnh, 1999. "Khảo sát khả năng sinh trưởng và phát dục của bê cái lai Holstein-Friesian ở Long Thành tỉnh Đồng Nai
5. Lương Văn Huấn và Lê Hữu Khương, 1999. Ký sinh và bệnh ký sinh ở gia súc, gia cầm. Tập 2, NXB Nông Nghiệp Tp. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lương Văn Huấn và Lê Hữu Khương, 1999. "Ký sinh và bệnh ký sinh ở gia súc, gia cầm
Nhà XB: NXB Nông Nghiệp Tp. Hồ Chí Minh
6. Lê Văn Hùng, 1999. Giáo trình miễn dịch học thú y .Tủ sách trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lê Văn Hùng, 1999. "Giáo trình miễn dịch học thú y
7. Phạm Sỹ Lăng, Phan Địch Lân, 2000. Bệnh thường gặp ở bò sữa Việt Nam và kỹ thuật phòng trị -tập 1: bệnh truyền nhiễm và ký sinh trùng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bệnh thường gặp ở bò sữa Việt Nam và kỹ thuật phòng trị
8. Nguyễn Lương, 1987. Dịch tễ học thú y. Tủ sách trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Lương, 1987. "Dịch tễ học thú y
9. Hoàng Minh, 1992. Bài giảng sau đại học Lao và bệnh phổi. NXB Y học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoàng Minh, 1992. "Bài giảng sau đại học Lao và bệnh phổi
Nhà XB: NXB Y học
10. Chu Thị Mỹ, 1995. Khảo sát bệnh Lao, Xoắn khuẩn và Sẩy thai truyền nhiễm trên đàn bò sữa Tp. Hồ Chí Minh. Đề tài khoa học, Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường Tp. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo sát bệnh Lao, Xoắn khuẩn và Sẩy thai truyền nhiễm trên đàn bò sữa Tp. Hồ Chí Minh
11. Nguyễn văn Phát và ctv, 2004. Nghiên cứu qui trình phòng và trị một số bệnh trên bò sữa để góp phần tăng nguồn sữa sạch cho nhà máy sữa tại khu vực Tp.Hồ Chí Minh. Đề tài khoa học, Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường Tp. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu qui trình phòng và trị một số bệnh trên bò sữa để góp phần tăng nguồn sữa sạch cho nhà máy sữa tại khu vực Tp. "Hồ Chí Minh
12. Lê Anh Phụng, 1998. Giáo trình bệnh truyền nhiễm trâu bò . Tủ sách trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lê Anh Phụng, 1998. "Giáo trình bệnh truyền nhiễm trâu bò
13. Nguyễn Vĩnh Phước, 1987. Giáo trình bệnh truyền nhiễm gia súc. NXB Nông nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Vĩnh Phước, 1987. "Giáo trình bệnh truyền nhiễm gia súc
Nhà XB: NXB Nông nghiệp Hà Nội
14. Bùi văn Quyền, 1995. Khảo sát tình hình nhiễm Leptospirosis, Tuberculosis và Brucellosis trên đàn bò Tp. Hồ Chí Minh. Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ Thú y Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo sát tình hình nhiễm Leptospirosis, Tuberculosis và Brucellosis trên đàn bò Tp. Hồ Chí Minh
15. Trịnh Công Thành, 1998. Thống kê ứng dụng trong nghiên cứu thú y. Tủ sách trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trịnh Công Thành, 1998. "Thống kê ứng dụng trong nghiên cứu thú y
16. Hồ Thị Thuận và ctv, 2000. Tình hình nhiễm ký sinh trùng đường máu và ký sinh trùng đường ruột ở đàn bò sữa nuôi tại thành phố Hồ Chí Minh và biện pháp phòng trị. Đề tài khoa học, Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường Tp.Hồ Chí Minh.Tiếng nước ngoài Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tình hình nhiễm ký sinh trùng đường máu và ký sinh trùng đường ruột ở đàn bò sữa nuôi tại thành phố Hồ Chí Minh và biện pháp phòng trị
1. Ahlner S., 2003. Prevalence of subclinical mastitis in Uruguay. Department of Veterinary Microbiology, National Veterinary Institute, Veterinary programe Faculty of veterinary Medicine Sách, tạp chí
Tiêu đề: Prevalence of subclinical mastitis in Uruguay
4. Frank W., 1990. THI for Dairy Cows. Dept. of Ag. Engineering, The University of Arizona, Tucson Arizona Sách, tạp chí
Tiêu đề: THI for Dairy Cows
5. Kennedy B. W., Sethar M. S., Tong A.K.W., Moxlay J. E., and Downey B.R., 1982. Environment factors influencing test-day somatic cell counts in Holsteins. Journal of dairy Science, 65: 275-280 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Journal of dairy Science
8. WHO, 2002. Human Lepstospirosis : Guidance for diagnosis, surveillance and control. Geneva, Switzerland Sách, tạp chí
Tiêu đề: Human Lepstospirosis : Guidance for diagnosis, surveillance and control
9. Williams B. M. and Adrews A. H, 1992. Bovine mecidine, Diseases and Husbandry of cattle. Oxford Blackwell Scientific publication, UK Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bovine mecidine, Diseases and Husbandry of cattle

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w