HỒ CHÍ MINH ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA MÔ HÌNH TRỒNG THANH LONG THEO TIÊU CHUẨN VIETGAP Ở XÃ HÀM MINH, HUYỆN HÀM THUẬN NAM, TỈNH BÌNH THUẬN VÕ TẤN CHƯƠNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỂ N
Trang 1BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA MÔ HÌNH TRỒNG THANH LONG THEO TIÊU CHUẨN VIETGAP Ở XÃ HÀM MINH, HUYỆN HÀM THUẬN NAM, TỈNH BÌNH THUẬN
VÕ TẤN CHƯƠNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG TỐT NGHIỆP NGÀNH KINH TẾ NÔNG LÂM
Thành Phố Hồ Chí Minh Tháng 06/2010
Trang 2Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “ Đánh Giá Hiệu Quả Kinh Tế Của Mô Hình Trồng Thanh Long Theo Tiêu Chuẩn VietGAP Ở Xã Hàm
Minh, Huyện Hàm Thuận Nam, Tỉnh Bình Thuận ” do Võ Tấn Chương, sinh viên khóa
34, ngành Kinh Tế Nông Lâm, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày _
THÁI ANH HÒA Người hướng dẫn,
Trang 3LỜI CẢM TẠ
Đầu tiên, con xin ghi khắc công ơn ba mẹ đã sinh thành, giáo dưỡng cho con nên người, tạo cho con niềm tin, sức mạnh, chỗ dựa vững chắc để con có được như ngày hôm nay, con vô cùng yêu thương và biết ơn ba mẹ
Xin tỏ lòng biết ơn đến Ban Giám Hiệu, quý thầy cô của trường Đại Học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh, nhất là quý thầy cô trong khoa Kinh Tế đã tận tâm tận lực dạy dỗ, dìu dắt, truyền đạt cho tôi những kiến thức và kinh nghiệm quý báo, những tình cảm yêu thương nhiệt thành ấy sẽ mãi sánh bước cùng tôi trên đường đời
Tôi xin gửi lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến thầy Thái Anh Hòa, người
đã truyền đạt cho tôi nhiều kiến thức, giúp đỡ và tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành khóa luận Thầy đã luôn hòa đồng và gần gũi như người bạn, người anh, người thầy giúp tôi mạnh dạn và tự tin hơn trong cuộc sống, vững vàng hơn trong công việc Xin gửi lời chúc tốt đẹp nhất đến thầy cùng gia đình
Xin chân thành cảm ơn chú Nguyễn Thanh Hưng phó chủ tịch UBND xã Hàm Minh đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình thực tập thu thập dữ liệu Xin gửi lời chúc sức khỏe và hạnh phúc đến gia đình chú
Cuối cùng tôi xin cảm ơn chân thành đến những người bạn đã đồng hành, động viên và giúp đỡ tôi trong suốt chặng đường dài đã qua Đặc biệt là các bạn sinh viên lớp DH08KT, chúc các bạn sớm thực hiện được ước mơ của mình
TP.Hồ Chí Minh tháng 6 năm 2012
Trang 4NỘI DUNG TÓM TẮT
VÕ TẤN CHƯƠNG, Khoa Kinh Tế, Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh,
tháng 6 năm 2012 “Đánh Giá Hiệu Quả Kinh Tế Của Mô Hình Trồng Thanh Long Theo Tiêu Chuẩn VietGAP ở Xã Hàm Minh, Huyện Hàm Thuận Nam, Tỉnh Bình Thuận”
VO TAN CHUONG, Faculty of Economics, Nong Lam University, Ho Chi Minh
City, June – 2012 “Evaluation of Economic Efficiency of Dragon Fruit According
to VietGAP Standards in Ham Minh Commune, Ham Thuan Nam District, Binh Thuan Province”
Hiệu quả kinh tế và vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm trong nông nghiệp đang
là vấn đề cấp thiết trong xã hội hiện nay khi mà nguồn lương thực, thực phẩm đang bị cảnh báo ở mức báo động về an toàn, và vì đòi hỏi cũng như nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng cao Đề tài thực hiện nhằm phân tích hiệu quả kinh tế của cây Thanh long đi đôi với việc tìm kiếm mô hình đạt cả hai tiêu chí kinh tế và phúc lợi xã hội Khóa luận là kết quả của quá trình điều tra phân tích số liệu sơ cấp qua việc điều tra 60 nông hộ trồng Thanh long tại địa phương và số liệu thứ cấp tại phòng ban, sách, báo, internet và quá trình quan sát thực tế Bằng phương pháp xử lí và giải thích những số liệu tổng hợp thông qua excel, phân tích độ nhạy 1 chiều, hai chiều nhằm phân tích rủi
ro trong sản xuất Thanh long
Kết quả nghiên cứu cho thấy ở tất cả các tiêu chí thì mô hình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP luôn khả quan và hiệu quả hơn so với mô hình trồng Thanh long thông thường Bên cạnh đó thì cũng làm rõ hơn các hình thức sản xuất cũng như tiêu thụ trên địa bàn và tìm ra hướng phát triển lâu dài cho vùng
Trang 5MỤC LỤC
NỘI DUNG TÓM TẮT i
MỤC LỤC ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT iv
DANH MỤC CÁC BẢNG v
DANH MỤC CÁC HÌNH vii
DANH MỤC PHỤ LỤC viii
CHƯƠNG 1 1
1.1 Đặt vấn đề 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1
1.2.1 Mục tiêu chung 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
1.3 Phạm vi nghiên cứu 2
1.4 Ý nghĩa của đề tài 2
1.5 Cấu trúc khóa luận 2
CHƯƠNG 2 4
2.1 Tổng quan tài liệu nghiên cứu 4
2.2 Tổng quan về địa bàn nghiên cứu 5
2.2.1 Vị trí địa lí 5
2.2.1.1 Vị trí 5
2.2.1.2 Địa hình, địa mạo: 6
2.2.1.3 Khí hậu, thời tiết: 6
2.2.2 Hiện trạng dân số, lao động và tôn giáo 7
2.2.2.1Dân số: 7
2.2.2.2 Lao động: 7
2.2.2.3 Hiện trạng sử dụng đất 7
2.2.3 Đánh giá chung về tổng quan 10
a Thuận lợi 10
b Khó khăn 11
c Cơ hội: 11
CHƯƠNG 3 12
3.1 Cây Thanh Long 12
3.2 Khái niệm về VIETGAP 18
3.2.1 Quy Trình VIETGAP 19
3.3 Phương pháp nghiên cứu 21
3.3.1 phương pháp thu thập dữ liệu 21
3.3.2 Phương pháp xử lí số liệu: 21
3.3.3 Các chỉ tiêu kết quả 21
3.3.4 Các chỉ tiêu đánh giá dự án 21
3.3.5 Các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế: 23
CHƯƠNG 4 24
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 24
4.1 Một số đặc điểm kinh tế xã hội của nông hộ 24
Trang 64.1.2 Đặc diểm nông hộ 24
4.1.3 Tình hình tham gia VietGAP 24
4.2 Tình hình tiếp cận thông tin của các hộ điều tra 25
4.2.1 Tham gia hoạt động khuyến nông 27
4.2.2 Tình hình tiêu thụ Thanh long ở xã Hàm Minh 28
4.2.3 Hình thức bán Thanh long của nông hộ 28
4.2.4 Nhu cầu vốn cho sản xuất 25
4.3 Chi phí sản xuất 30
4.4 Giá bán và sản lượng bình quân 34
4.4.1 Sản lượng bình quân của Thanh long trên diện tích 10.000m2 (1 ha) 36
4.5 Kết quả - hiệu quả sản xuất Thanh long 38
4.5.1 Kết quả - hiệu quả của Thanh long VietGAP 38
4.5.2 Kết quả - hiệu quả của Thanh long thường 40
4.6 Lợi ích của mô hình Thanh long VietGAP 42
4.7 Phân tích thuận lợi và khó khăn thường gặp của người dân xã Hàm Mính 42
4.8 Phân tích rủi ro trong sản xuất Thanh Long 43
4.8.1 Phân tích độ nhạy 1 chiều 44
4.8.2 Phân tích độ nhạy 2 chiều 44
4.9 Một số giải pháp cho nhà làm chính sách 48
CHƯƠNG 5 49
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 49
5.1 Kết luận 49
5.2 Kiến nghị 49
5.2.1 Đối với người dân 49
5.2.2 Đối với chính quyền địa phương 50
5.2.3 Đối với nhà nước 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO 52
PHỤ LỤC 53
Trang 7DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
GAP Thực hành tốt nông nghiệp (Good Agricultural Practices)
NN và PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn
NPV Hiện giá ròng (Net Present Value)
PV Giá trị hiện tại (Present Value)
TTNCPTTL Trung tâm nghiên cứu và phát triển Thanh long
TT - TTTH Thu thập – tính toán tổng hợp
UBND Ủy Ban Nhân Dân
VSATTP Vệ sinh an toàn thực phẩm
Trang 8DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Hiện Trạng Sử Dụng Đất Toàn Xã 9
Bảng 3.1 Một số dưỡng chất trong quả thanh long 13
Bảng 3.2 Quy trình sản xuất Thanh Long theo VIETGAP 19
Bảng 4.1 tình hình tham gia VietGAP ở xã Hàm Minh 24
Bảng 4.2 nguồn cập nhật thông tin của các hộ 26
Bảng 4.3 Tình hình tham gia hoạt động Khuyến Nông của các hộ điều tra 27
Bảng 4.4 Nhu cầu vay vốn của nông hộ 25
Bảng 4.5 Chi phí sản xuất bình quân cho 1000 trụ Thanh long 31
Bảng 4.6 Phân bố công lao động trong sản xuất Thanh long 33
Bảng 4.7 Giá bán bình quân năm 2011 34
Bảng 4.8 Sản lượng bình quân của Thanh long trên diện tích 10.000m2 36
Bảng 4.9 Phân tích kết quả - hiệu quả sản xuất trên 1.000 trụ Thanh long VietGAP theo vòng đời 12 năm 38
Bảng 4.10 Các Tiêu Chí Đánh Giá Kết Quả Sản Xuất Thanh Long VietGAP Theo Vòng Đời 12 Năm 39
Bảng 4.11 Kết quả - hiệu quả sản xuất Thanh long thường tính theo vòng đời 12 năm 40
Bảng 4.12 Các Tiêu Chí Đánh Giá Đánh Giá Kết Quả Sản Xuất Thanh Long Thường Theo Vòng Đời 12 năm 41
Bảng 4.13 So Sánh Một Số Tiêu Chí Của Dự Án Thanh Long Thường Và Thanh Long VietGAP 42
Bảng 4.14 Ảnh hưởng của giá bán đến NPV và IRR 44
Bảng 4.15 Ảnh Hưởng Giá Bán Và Suất Chiết Khấu Đến NPV Của Mô Hình Thanh Long VietGAP 45
Bảng 4.16 Ảnh Hưởng Giá Bán Và Suất Chiết Khấu Đến NPV Của Mô Hình Thanh Long Thường 46
Bảng 4.17 Ảnh Hưởng Giá Bán Và Suất Chiết Khấu Đến IRR Của Mô Hình Thanh VietGAP 47
Trang 9Bảng 4.18 Ảnh Hưởng Giá Bán Và Suất Chiết Khấu Đến IRR Của Mô Hình Thanh
Long Thường 47
Trang 10DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1 Vị trí xã Hàm Minh trong huyện Hàm Thuận Nam 6
Hình 2.2 Hiện trạng sử dụng đất ỡ xã Hàm Minh 7
Hình 3.1 Cây Thanh Long tại xã Hàm Minh 13
Hình 3.2 Quả Thanh Long tại Hàm Minh 13
Hình 4.1 Biểu đồ tình hình tiêu thụ Thanh long ở xã Hàm Minh 28
Hình 4.2 Hình thức bán Thanh long của nông hộ 28
Hình 4.3 Biến động của giá bán Thanh long năm 2011 35
Hình 4.4 Năng suất cây Thanh long theo vòng đời 37
Trang 11DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Bảng câu hỏi phỏng vấn nông hộ
Trang 12Và cũng chính vì thế mà giờ đây nó đã trở thành một loại cây chủ lực của tỉnh này, nhưng đòi hỏi của người tiêu dùng thì ngày càng cao và họ đã đưa ra những chuẩn mực cho sản phẩm mà họ tiêu dùng Để đáp ứng nhu cầu đó thì bắt buộc người sản xuất Thanh Long phải tuân thủ các quy định về chuẩn GAP
Như vậy với việc thực hiện theo chuẩn GAP thì người sản xuất sẽ được những lợi ích gì, bên cạnh đó thì với mô hình này có hiệu quả hay không Qua việc xác định tính hiệu quả của mô hình này sẽ giúp cho người sản xuất hiểu rõ hơn về việc họ đang làm mang lại lợi ích như thế nào Từ đó sẽ đề xuất những phương pháp sản xuất hữu hiệu giúp cho người sản xuất cải thiện thu nhập và làm cho tiếng vang của Thanh Long Bình Thuận xa hơn
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài này nhằm vào mục tiêu phân tích hiệu quả kinh tế của cây Thanh long và thực trạng phát triển mô hình Thanh long theo hướng VietGAP Trong đó, khóa luận tập trung phân tích hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường, kĩ thuật và kinh nghiệm trồng Thanh long Nhận dạng những ưu, nhược điểm của mô hình Thanh long thường và
Trang 13Thanh long VietGAP Mặt khác kết quả nghiên cứu được kì vọng sẽ giúp cho người dân, chính quyền địa phương và nhà nước để từ đó có cái nhìn khách quan hơn về thực trang sản xuất Thanh long hiện tại và đưa ra nhiều biện pháp cho tương lai
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích hiệu quả kinh tế của cây Thanh long trên địa bàn xã Hàm Minh và nhận dạng những ưu nhược điểm của mô hình sản xuất Thanh long theo và không theo tiêu chuẩn VietGAP
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Tìm hiểu thực trạng trồng thanh long trên địa bàn xã Hàm Minh
So sánh hiệu quả sản xuất của hai mô hình trồng thanh long theo và không theo tiêu chuẩn ViêtGAP
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới cây Thanh Long đặc biệt là yếu tố giá cả
Đưa ra một số kiến nghị cho chính quyền địa phương và người dân để có những định hướng sản xuất thanh long trong thời gian tới
1.3 Phạm vi nghiên cứu
Phân tích vụ mùa thanh long năm 2011
Khảo sát 60 hộ gia đình ở khu vực xã Hàm Minh huyện Hàm Thuận Nam tỉnh Bình Thuận để so sánh làm rõ lợi ích của ViêtGAP
Quá trình soạn thảo đề cương đến thu thập, xử lí số liệu, viết đề tài được thực hiện
từ tháng 2/2012 đến tháng 6/2012
1.4 Ý nghĩa của đề tài
Qua quá trình đánh giá tính hiệu quả của mô hình cùng với việc áp dụng những chuẩn tắc của GAP giúp bà con có căn cứ để xác định lại phương thức canh tác cho phù hợp với yêu cầu của người tiêu dùng hiện nay Bên cạnh đó thì giúp người sản xuất có cái nhìn đúng đắn hơn về tầm quan trọng của việc áp dụng chuẩn thanh long sạch trong sản xuất để có những giải phái kịp thời và phù hợp Còn đề xuất giải pháp
và phương hướng để đưa người nông dân thoát nghèo vươn lên làm giàu trên mảnh đất khô cằn giàu tiềm năng này
1.5 Cấu trúc khóa luận
Ngoài phần phụ lục mục lục và tài liệu tham khảo, đề tài gồm có 5 chương: chương 1: Mở Đầu: Trình bày lý do chọn đề tài và mục tiêu nghiên cứu và phạm vi nghiên
Trang 14cứu.chương 2: Tổng quan: Tổng quan các tài liệu liên quan, giới thiệu tổng quan về điều kiện tự nhiên của cây Thanh Long và xã Hàm Minh huyện Hàm Thuận Nam tỉnh Bình Thuận.chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu: trình bày cơ sở lý luận
và phương pháp nghiên cứu Chương 4: Kết quả và thảo luận: trình bày đăc điểm và kết quả trong vấn đè phân tích định lượng Chương 5: Kết luận và kiến nghị: Tóm tắt các chương trên rút ra kết luận từ đó đề ra giải pháp cho những nông hộ ở xã Hàm Minh và chính quyền địa phương
Trang 15CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN
2.1 Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Qua quá trình nhìn nhận thực tế tình trạng Thanh Long ở xã Hàm Minh huyện Hàm Thuận Nam tỉnh Bình Thuận cũng như những đòi hỏi của người tiêu dùng về sản phẩm này Đó là thời kì hội nhập hàng hóa cần được đồng nhất về chất lượng để đảm bảo độ tin cậy cho người tiêu dùng
Qua tài liệu luận văn của Bùi Thị Thùy Loan, 2010 về vấn đề Thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP, tài liệu đã cho thấy tính khả quan của mô hình Thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP so với mô hình Thanh long thường nhưng vẫn còn một số vấn đề chưa được đề cập đó là yếu tố đất đai chưa được đưa vào trong chi phí sản xuất đàu tư ban đầu Việc đưa yếu tô đất đai vào mô hình làm cho các giá trị kinh tế trở nên phù hợp hơn
Tham khảo “Kĩ thuật trồng Thanh long” của Phan Kim Hồng Phúc áp dụng đưa kĩ thuật sản xuất Thanh long vào đề tài và quan sát tình hình thực tế ở địa phương nghiên cứu đề tài đưa ra kĩ thuật mới trồng Thanh long đạt hiệu quả kinh tế cao
Từ vấn đề thực tế nhu cầu của xã hội về VSATTP đề tài tham khảo các tài liệu
“Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau quả tươi an toàn tại Việt Nam” của Võ Xuân Tân, “Đẩy mạnh sản xuất Thanh long theo tiêu chuẩn VietGap” của Vũ Trọng Đưa ra cái nhìn đúng đắn cho nông sản Việt Nam nói chung và Thanh long Bình Thuận nói riêng đó là đưa nông sản đi theo con đường sản xuất an toàn
Trang 162.2 Tổng quan về địa bàn nghiên cứu
2.2.1 Vị trí địa lí
2.2.1.1 Vị trí
Xã Hàm Minh nằm ở phía Tây Nam huyện Hàm Thuận Nam có tọa độ từ
108013’00’’ đến 108028’00’’ kinh độ Đông, từ 11001’00’’ vĩ độ Bắc, có tứ cận như sau:
Phía Bắc giáp xã Hàm Cường, Hàm Thạnh
Phía Nam giáp xã Tân Thuận và xã Thuận Quý
Phía Đông giáp xã Hàm Cường và xã Thuận Quý
Phía Tây giáp thị trấn Thuận Nam và xã Tận Lập
Diện tích toàn xã : khoảng 7.971,80 ha, bằng 1,42% diện tích toàn huyện
Xã Hàm Minh là một xã có vị trí địa lí rất thuận lợi, giáp ranh với các khu du lịch ven biển Phan Thiết - Thuận Quý – Kê Gà, có khu du lịch Tà Kóu, suối nước nóng Bưng Thị Với vị trí này, xã Hàm Minh sẽ là vùng động lực phát triển kinh tế quan trọng của huyện Hàm Thuận Nam trên con đường phát triển ngày càng đi lên của toàn tỉnh Mặt khác, xã Hàm Minh còn có Quốc lộ 1A chạy qua với chiều dài 5,5km nên việc giao lưu với các khu vực khác khá thuận lợi trên các lĩnh vực, khá thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - xã hội
Trang 17Hình 2.1 Vị trí xã Hàm Minh trong huyện Hàm Thuận Nam
Nguồn: UBND xã Hàm Minh
2.2.1.2 Địa hình, địa mạo:
Xã Hàm Minh có địa hình khá đa dạng với độ dốc trung bình từ 3 - 150
Dạng địa hình bằng phẳng (0 - 30) chủ yếu phân bố dọc Quốc lộ 1A từ cánh đồng tiếp giáp với Hàm Cường trải dài trong vòng cung tiếp giáp với các chân núi Găng, Tà Kóu và gò đồi cát ven biển
Dạng địa hình đồi núi nằm phía Bắc và phía Tây từ núi Găng đến núi Tà Kóu
Dạng địa hình đồi cát ven biển nằm phía Đông chạy dài từ xã Hàm Cường đến xã Thuận Quý
2.2.1.3 Khí hậu, thời tiết:
Xã Hàm Minh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới bán khô hạn, thời tiết trong năm chia làm 2 mùa rõ rệt Theo số liệu quan trắc của trạm khí tượng Phan Thiết thì khí hậu xã Hàm Minh có những đặc trưng:
Trang 18Nhiệt độ: Xã Hàm Minh có nhiệt độ tương đối ổn định qua các năm
Nhiệt độ trung bình: 26,50C – 27,50C
Nhiệt độ cao nhất: 30,00C – 31,00C
Nhiệt độ thấp nhất: 23,00C – 24,00C
Lượng mưa: Hàm Minh là xã có lượng mưa tương đối lớn ở Hàm Thuận Nam
Lượng mưa trung bình khoảng 1.300 – 1.500 mm/năm, tập trung chủ yếu vào các tháng 7, 8, 9 trong năm
Độ ẩm không khí: Hàm Minh có độ ẩm tương đối trung bình năm là 80%
Lượng bốc hơi: Lượng bốc hơi bình quân năm 1.345 mm
Chế độ gió: Xã Hàm Minh có hai mùa gió chính đối lập nhau rõ rệt đó là gió mùa
Đông Bắc và gió mùa Tây Nam
2.2.2 Hiện trạng dân số, lao động và tôn giáo
2.2.2.1Dân số:
Dân số toàn xã năm 2011 là 8782 người,1926 hộ, bình quân 4,5 người/hộ Mật độ dân số là 110 người/km2
Tỷ lệ tăng dân số các năm qua là 1,2 % (dân số năm 2005 là 8261 người)
Toàn xã có 3 đơn vị thôn: thôn Minh Thành, thôn Minh Tiến và thôn Minh Hòa
2.2.2.2 Lao động:
Nguồn lao động khá dồi dào, chiếm tỉ lệ 64,2% dân số, trong đó, có khả năng lao động là 5.408 người, phân bố trong các ngành như sau:
Lao động sản xuất nông – lâm – thủy sản: 73,52 %;
Lao động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp: 14,79 %;
Trang 19Hình 2.2 Hiện trạng sử dụng đất ỡ xã Hàm Minh
Nguồn:UBND Xã Hàm Minh
7511.91 325.84 134.05
CƠ CẤU CÁC NHÓM ĐẤT CHÍNH
Đất nông nghiệp Đất phi nông nghiệp Đất chưa sử dụng
Trang 20Bảng 2.1 Hiện Trạng Sử Dụng Đất Toàn Xã
Diện tích (ha)
Tỷ lệ (%)
Mật độ (m2/người) Tổng diện tích toàn xã (I + II) 7.971,8 100
2 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp 2,02 0,03 2,3
3 Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp 23,00 0,29 26,19
7 Đất sông suối, mặt nước chuyên dùng 12 0,15 13,66
Nguồn: UBND Xã Hàm Minh
Trang 212.2.3 Thực trạng sản xuất Thanh long tại địa phương
Năm 2011 thời tiết không thuận lợi, mưa nắng thất thường, nắng hạn kéo dài ảnh hưởng tới những thửa ruộng chủ yếu xuống giống nhờ nước trời, bão lũ ảnh hưởng làm nhiều vùng thu hoạch lúa gây ảnh hưởng tới đời sống của bà con nông dân
Mưa bão cũng làm tắt đường quốc lộ cản trở giao thông, ảnh hưởng đến khả năng vận chuyển Thanh long xuất khẩu qua Trung Quốc làm giá Thanh long giảm mạnh mỗi khi có bão Chịu ảnh hưởng không khí lạnh nhiều đợt làm cho người tiêu dùng ít
ăn Thanh long cũng làm giá cả thay đổi theo chiều hướng xấu Mặc dù vậy, sản lượng cũng như diện tích Thanh long của xã vẫn ngày được nâng cao và mở rộng
Toàn xã có khoảng 1.250 ha diện tích trồng Thanh long, trong đó đa số là Thanh long ruột trắng Có một số hộ đã tham gia trồng thử nghiệm giống ruột đỏ và mang lại hiệu quả kinh tế cao Nhưng do khó chăm sóc và khả năng sinh trưởng và phát triển chậm hơn ruột trắng, lại nặng vốn đầu tư hơn rất nhiều so với ruột trắng nên bà con chưa đưa vào sản xuất đại trà Phần lớn đất nông nghiệp của xã là Thanh long, các loại cây trông khác ít được ưa chuộng vì đặc điểm khí hậu, thổ nhưỡng của Bình Thuận rất phù hợp cho cây Thanh long, các cây trồng khác cho năng suất và hiệu quả không cao
2.2.4 Đánh giá chung về tổng quan
Để đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa, việc phát triển mở rộng các khu dân cư ngày càng nhiều thì việc đầu tư cải tạo, nâng cấp và xây dựng, phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng (giao thông, cấp thoát nước, các công trình phúc lợi xã hội như trường học, y tế …) là rất cần thiết, do đó để thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội lâu dài, bền vững, cần phải xem xét một cách nghiêm túc việc khai thác sử dụng tài nguyên theo hướng khoa học trên cơ sở : tiết kiệm, hợp lí, có hiệu quả cao; bố trí sử dụng tài nguyên cho phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội để cho bà con nông dân yên tâm sản xuất Đặc biệt cần quan tâm đến hệ thông cấp thoát nước đảm bảo nhu cầu tưới tiêu cho bà con vì Thanh long là cây rất cần nước trong các giai đoạn chong đèn trái vụ Như vậy, cần phải nhìn lại những thuận lợi và khó khăn cũng như cơ hội và thách thức trong hiện tại của địa phương
a Thuận lợi
Nằm trên quốc lộ 1A, tiếp giáp trực tiếp với thị trấn Thuận Nam, cách Thành phố Phan Thiết 20 km, thuận lợi thông thương hàng hóa đi đến các khu vực khác đặc biệt
Trang 22phát triển hình thức bán Thanh long cho hành khách lưu thông qua lại tuyến quốc lộ này, thuận lợi cho việc di chuyển xuất khẩu trái Thanh long trên thị trường quốc tế Các khu dân cư sống tập trung thuận lợi trao đổi học hỏi kinh nghiệm và tạo nên các vùng sản xuất Thanh long tập trung tạo điều kiện thu mua đồng bộ hơn, dễ dàng hơn Giao thông đi lại giữa các khu vực thuận lợi, dễ dàng tạo điều kiện cho việc di chuyển các loại nông sản đặc biệt là trái Thanh long
Thu hút được nhiều nguồn vốn và đầu tư phát triển nông nghiệp mà thế mạnh là cây thanh long
Hệ thống thủy lợi được đầu tư kiên cố, kênh mương hoàn chỉnh đảm bảo nguồn nước cho sản xuất nông nghiệp
b Khó khăn
Dân cư phân bố chưa đồng đều, chủ yếu tập trung dọc theo 2 tuyến giao thông chính là Quốc lộ 1A và đường Hàm Minh – Thuận Quý làm cho việc tập hợp quần chúng hay tập hợp thông báo các thông tin khuyến nông gặp nhiều khó khăn
Nhiều vùng còn nằm trong điều kiện thiếu nước trong mùa khô gây khó khăn ảnh hương tói việc sản xuất Thanh long và các loại nông sản khác
c Cơ hội:
Phát triển một nền nông nghiệp vững mạnh, áp dụng khoa học kĩ thuật, nâng cao năng suất và sản lượng của cây Thanh long, đáp ứng các tiêu chuẩn xuất khẩu Đầu ra cho sản phẩm ổn định, đảm bảo thu nhập, tạo việc làm và nâng cao chất lượng cuộc
sống cho người dân
Thu hút được nhiều nguồn vốn và đầu tư phát triển nông nghiệp mà thế mạnh là cây thanh long Tìm hiểu thực trạng trồng thanh long trên địa bàn xã Hàm Minh
Hình thành một khu dân cư trung tâm phát triển thương mại dịch vụ tại khu vực ngã ba Quốc lộ 1A với đường Hàm Minh – Thuận Quý Đây sẽ là trung tâm tập kết hàng hóa, giao lưu mua bán và vận chuyển đi nơi khác
Trang 23CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Cây Thanh Long
3.1.1 Đặc điểm sinh thái của cây Thanh long
Cây Thanh Long (tên tiếng Anh là Pitahaya, hay còn gọi là Dragon fruit) một loài cây được trồng hay lấy quả, là tên của một vài chi của họ xương rồng, có nguồn gốc ở các vùng sa mạc thuộc Mêhico và Colombia.Thanh Long cũng được trồng ở các nước như Trung Quốc, Đài Loan và trong khu vực Đông Nam Á như Việt Nam, Malaisia, Thái Lan, Philiphin
Là cây có nguồn gốc nhiệt đới, chịu hạn giỏi nên được trồng ở những vùng nóng và khô hạn Chúng thích hợp trồng ở những nơi có cường độ ánh sáng mạnh, cây mọc trên nhiều loại đất khác nhau, ở Việt Nam cây được trồng ở những vùng có đất xám bạc màu, đất cát pha, đất đỏ latosol có khả năng thích ứng với độ pH khác nhau nhưng tốt nhất là từ 5-7
Cây leo, bò trên choái, có rễ khí sinh, bám vào các cây to hoặc trên bờ tường Hoa giống hoa quỳnh Quả to hình trái xoan, nặng bình quân 200-300 gam Có quả to, nặng
500 gam, vỏ màu tím đỏ Thịt quả trắng có nhiều hạt đen li ti như vừng đen, ăn được
cả thịt quả và hạt Quả thanh long có vị ngọt, mát, mềm, hơi chua, có chất bổ máu Cây thanh long được trồng nhiều ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ, có giá trị xuất khẩu Thanh long cũng đã được trồng ở Phủ Quỳ (Nghệ An) cho kết quả tốt Cây sống được trên đất khô cằn Năng suất bình quân 10 tấn quả/ha Quả thanh long được xuất khẩu sang nhiều nước trong khu vực đã cho giá trị kinh tế cao
Trang 24Hình 3.1 Cây Thanh Long tại xã Hàm Minh
Nguồn: Võ Tấn Chương, 2012 (ảnh chụp tại vườn hộ Trần Minh Quang)
Quả thanh long có vị ngọt, chua, tính mát, tác dụng thanh nhiệt, nhuận phế, chỉ khái, hóa đàm Do đó, người ta sử dụng quả thanh long để giải nhiệt, nhuận trường
Bảng 3.1 Một số dưỡng chất trong quả thanh long
Trang 253.1.2 Quy trình và kĩ thuật trồng Thanh long
Nguồn nước
Cây Thanh long có khả năng chịu hạn nhưng không chịu úng Để cây phát triển tốt, cho nhiều trái và trái to cần cung cấp đủ nước, nhất là trong thời kỳ phân hoá mầm hoa, ra hoa và kết trái Nhu cầu về lượng mưa cho cây là 800 - 2.000 mm/năm, nếu thấp hơn hoặc vượt quá sẽ dẫn tới hiện tượng rụng hoa và thối trái Có nguồn nước tưới chủ động trong mùa khô, vườn trồng không sử dụng các nguồn nước thải
Đất đai
Cây Thanh long trồng được trên nhiều loại đất khác nhau từ đất cát pha, đất xám bạc màu, đất phèn đến đất phù sa, đất đỏ Bazan, đất thịt Tuy nhiên, cây Thanh long đạt hiệu quả cao trong điều kiện đất tơi xốp, thông thoáng, thoát nước tốt, không bị nhiễm mặn và có pH từ 5 - 7
Để sản xuất Thanh long theo hướng an toàn cần phân tích đất, nước trước khi trồng Vườn trồng cách khu công nghiệp, nghĩa trang, bệnh viện khoảng 500 m, đất không bị nhiễm kim loại nặng Toàn bộ hồ sơ về vị trí lô đất và kết quả phân tích đất được lưu giữ tại HTX, nhóm sản xuất hoặc tại hộ gia đình có thể truy nguyên nguồn gốc theo yêu cầu
Chuẩn bị đất trồng
Đất được cày kỹ, tạo mặt phẳng để dễ thoát nước chống ngập úng, không nên sử
dụng thuốc khai hoang để xử lý thực bì
Trụ trồng
Có thể dùng gỗ, trụ gạch hoặc xi măng cốt sắt để trồng Thanh long Hiện nay trụ xi măng cốt sắt đang được khuyến cáo và sử dụng phổ biến trong sản xuất Trụ có kích
thước dài 2 - 2,2 m, cạnh vuông từ 15 - 20 cm
Khi trồng, phần trên mặt đất cao khoảng 1,5 - 1,6 m, phần chôn dưới mặt đất khoảng 0,5 - 0,6 m, phía trên trụ có 4 cọng sắt ló ra dài 20 - 25cm được bẻ cong theo 4 hướng dùng làm giá đỡ cho cành Thanh long
Mật độ - khoảng cách trồng
Cây Thanh long là cây ưa sáng và cần nhiều ánh nắng, nếu trồng mật độ dày cành đan chéo nhau khó đi lại chăm sóc Nên trồng với khoảng cách là 3m x 3m (hàng cách
hàng 3 m, trụ cách trụ 3m), mật độ khoảng 1.000 - 1.100 trụ/ha
Trang 26Giống trồng
Giống hiện trồng phổ biến là giống Thanh long ruột trắng Giống có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện khó khăn, cho năng suất cao, hình dạng trái
đẹp, vỏ màu đỏ, thịt trái màu trắng
Giống có thời gian ra hoa từ tháng 4 - 9 (chính vụ), thời gian từ đậu trái đến thu
hoạch khoảng 28 - 35 ngày
Cành được chọn làm hom giống cần chọn ở những cành tốt, khỏe và phải đạt các
tiêu chuẩn sau :
- Tuổi cành 12 tháng (đã cho trái vụ trước, không nên chọn những cành vừa mới
cho trái), cần chọn các cành có gốc cành đã bắt đầu hoá gỗ để hạn chế bệnh thối cành
- Chiều dài cành tốt nhất từ 40 - 50 cm
- Cành khỏe có màu xanh đậm, sạch sâu bệnh
- Các mắt trên cành phải mang chùm gai tốt, mẩy
Phần gốc cành được cắt bỏ phần vỏ khoảng 2 - 4 cm chỉ để lại lõi giúp nhanh ra rễ
và tránh thối gốc Cành được giâm nơi thoáng mát khoảng 20-30 ngày ra rễ có thể đem
- Tháng 5-6 : Đối với các vùng thiếu nước nên trồng vào đầu mùa mưa (tháng 5-6)
nhưng sẽ gặp khó khăn về hom giống
- Tốt nhất có kế hoạch giâm hom để chủ động xuống giống
Trang 27Mỗi trụ đặt 4 - 5 hom theo từng mặt trụ
ra hoa, tỉ lệ rụng hoa ở các đợt ra hoa đầu tiên cao > 80%, quả nhỏ Do đó, cần tưới
nước thường xuyên đảm bảo đủ độ ẩm cho cây phát triển
Tủ gốc giữ ẩm
Vào mùa nắng nên dùng rơm rạ, xơ dừa, rễ lục bình (bèo tây) để tủ gốc giữ ẩm cho cây Ngoài việc giữ ẩm cho cây biện pháp này còn giúp hạn chế sự phát triển của
cỏ dại và bổ sung dinh dưỡng cho đất
long và là nơi trú ẩn của sâu bệnh Trước mỗi đợt bón phân cần làm sạch cỏ gốc và xung Tỉa cành và tạo tán
Mục đích của tỉa cành và tạo tán là tạo cho cây có bộ khung cơ bản, thông thoáng
giúp cây sinh trưởng mạnh, cho năng suất cao và ổn định
Tỉa cành tạo bộ tán đẹp cho cây, hạn chế sâu bệnh và cạnh tranh dinh dưỡng
Từ mặt đất tới giàn, tỉa tất cả các cành xung quanh chỉ để lại một cành phát triển
tốt, áp sát cây trụ
Trên giàn, tỉa cành theo nguyên tắc 1 cành mẹ để lại 1-2 cành con, chọn cành sinh trưởng mạnh, phát triển tốt, tỉa bỏ các cành tai chuột (bánh mì), cành ốm yếu, cành sâu bệnh, cành già không còn khả năng cho quả, các cành nằm khuất trong tán không nhận được ánh sáng Khi cành dài 1,2m - 1,5m bấm đọt cành giúp cành phát triển tốt và
nhanh cho quả
Hàng năm, sau khi thu hoạch cần tỉa bỏ những cành đã cho quả 2 năm, cành bị sâu
bệnh, cành ốm yếu, cành nằm khuất trong tán
Cỏ dại
Cỏ dại cạnh tranh dinh dưỡng với cây Thanh quanh gốc
Phải dọn dẹp, cắt sạch cỏ trong vườn, hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc trừ cỏ nhằm hạn chế khả năng ô nhiễm đất do thuốc Nếu dùng chỉ được phép dùng các loại
Trang 28thuốc nằm trong danh mục cho phép của Bộ Nông nghiệp & PTNT, nếu sử dụng thuốc diệt cỏ để xử lý cỏ dại trong vườn thì phải ghi chép và lưu giữ trong hồ sơ của hộ gia
đình, HTX ngày phun, loại thuốc và liều lượng đã sử dụng
Phân bón
Tuỳ theo loại đất, giai đoạn sinh trưởng của cây Thanh long mà phải bón đầy đủ phân cho cây phát triển Riêng đối với phân chuồng phải có nơi ủ để hạn chế ô nhiễm
đất và nguồn nước
- Giai đoạn kiến thiết cơ bản : (1-2 năm đầu sau khi trồng)
Bón lót: Được áp dụng vào 1-2 ngày trước khi trồng, với liều lượng 5 - 10 kg phân
chuồng hoai, 0,5 kg Super lân hoặc Lân Văn Điển/trụ
Nếu không chủ động được nguồn phân chuồng có thể thay thế phân chuồng bằng các loại phân hữu cơ sinh học với liều lượng từ 0,5 - 1 kg theo khuyến cáo của nhà sản
xuất
Một tháng sau khi trồng, bón 25g Urea + 25g DAP/trụ, hoặc 80g NPK
20-20-15/trụ
Định kỳ bón 1 tháng/lần
Cách bón: rải phân xung quanh gốc (cách gốc 20 - 40 cm tuỳ theo tuổi cây), lấp lớp
đất mỏng hoặc dùng rơm tủ lên, tưới nước
- Giai đoạn kinh doanh : (Từ năm thứ 3 trở đi)
Phân hữu cơ :
Lần 1: (sau khi thu hoạch) bón 15 - 20 kg phân chuồng hoai mục hoặc thay thế bằng phân hữu cơ sinh học với liều lượng 2 -5 kg/trụ
Lần 2: (chuẩn bị ra hoa) bón 0,5 - 1,0 kg phân hữu cơ sinh học/trụ
Lần 3: (nuôi trái) bón 0,5 - 1,0 kg phân hữu cơ sinh học/trụ
Phân hoá học :
Trang 29Ngoài ra còn có biện pháp khác dành cho những hộ gia đình không có vốn đầu tư, nhưng sản phẩm có giá bán thấp hơn và khó chăm sóc hơn thanh long chong đèn Đó
là sử dụng hợp chất dinh dưỡng VSL-1 chấm vào mắt gai trên cây thanh long để kích thích ra hoa vào thời gian mong muốn
3.2 Khái niệm về VIETGAP
VietGAP là chữ viết tắt của Vietnamese Good Agricultural Practices (Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau quả tươi của Việt Nam) là những nguyên tắc, trình tự, thủ tục hướng dẫn tổ chức, cá nhân sản xuất, thu hoạch, sơ chế bảo đảm an toàn, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo phúc lợi xã hội, sức khoẻ người sản xuất và người tiêu dùng, bảo vệ môi trường và truy nguyên nguồn gốc sản phẩm
VietGAP cho rau, quả tươi an toàn dựa trên cơ sở ASEAN GAP, EUREPGAP/GLOBALGAP và FRESHCARE, nhằm tạo điều kiện thuận lợicho rau, quả Việt Nam tham gia thị trường khu vực ASEAN và thế giới, hướng tới sản xuất nông nghiệp bền vững Mặc dù nước ta có nhiều thế mạnh về xuất khẩu nông sản nhưng do thói quen sản xuất chủ yếu dựa vào kinh nghiệm nên lợi thế này bị lãng phí
Trang 30Từ thực tế một vài mô hình áp dụng quy trình VietGAP cho thấy, khi làm theo cách mới, nông dân sẽ hưởng lợi nhiều hơn
3.2.1 Quy Trình VIETGAP
Trong quá trình tiến lên nền sản xuất nông nghiệp hàng hóa, việc áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) là tất yếu để tạo ra sản phẩm sạch, đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu Nhưng do nhiều nguyên nhân, trong đó có việc sản xuất của nông dân còn manh mún, nhỏ lẻ khiến việc áp dụng quy trình này chưa rộng rãi, mới dừng lại ở các mô hình Vì vậy, việc làm thế nào để ngày càng có nhiều diện tích sản xuất áp dụng VietGAP là một yêu cầu bức thiết Sau đây là nhũng quy định về tiêu chuẩn do Trung Tâm Nghiên Cứu và phát triển Thanh long tỉnh Bình Thuận quy định Trong đó có nhiều quy định về sử dụng phân bón và thuốc BVTV, đây là một trong những điểm trội của mô hình sản xuất mới này so với mô hình Thanh long thường
Bảng 3.2 Quy trình sản xuất Thanh Long theo VIETGAP
STT TÓM LƯỢC QUY TRÌNH
1 Phân chuồng phải qua xữ lý, phải ủ hoai mục ít nhất 2 tháng, ghi chép lại phương pháp, thời gian xử lý, nguồn gốc phân chuồng
2 Ghi chép lại các loại thuốc BVTV, phân bón sử dụng trong vườn
3 Ghi chép đầy đủ thông tin thu hoạch ( thời gian, vị trí, sảm lượng, người thu hoạch, người mua và địa chỉ
4 Ghi chép hồ sơ mua phân, thuốc BVTV ( thời gian, tên phân, tên thuốc, tên sâu bệnh phòng trừ, số lượng, đơn giá, nơi bán),cách sử dụng phân bón, thuốc BVTV
5 Bao bì sử dụng phải được thu gom vào các hố rác ( có cắm biển cảnh báo)
6 Thực hiện đúng quy định sử dụng an toàn hóa chất Tuân thủ đúng các khuyến cáo về liều lượng, thời gian xử lý
7 Ghi chép nhật kí sau khi bán hàng
8 Có quy trình sử dụng phân bón, thuốc BVTV
9 Có cắm biển cảnh báo khu vực vừa mới phun thuốc
10 Có chuồng trại cho vật nuôi ( chú ý xử lý chất thải không gây ô nhiễm môi
Trang 31trường, đảm bảo trong giai đoạn thu hoạch vật nuôi không gây ô nhiễm lên sản phẩm)
11 Tham gia tập huấn ( sử dụng thuốc BVTV, an toàn lao động, sơ cấp cứu)
12 Dụng ụ thu hoạch phải sạch sẽ, thu hoạch không để trái tiếp xúc với đất
13 Có nơi chứa phân, thuốc BVTV
14 Có bản phân lô ( nếu vườn chia nhiều lô)
15 Phân tích dư lượng trong trái
16 Trang bị thuốc, dụng cụ y tế, và bảng hương dẫn sơ cứu khi có tai nạn xảy
ra
17 Nơi lưu trữ nhiên liệu, xăng dầu, hóa chất khác phải đảm bảo cách ly không làm ô nhiễm sản phẩm
18 Có danh mục phân bón, thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam
19 Có biện pháp chóng xói mòn thoái hóa đất, có nội quy vườn
20 Nội quy sử dụng và lưu trữ nông dược, phân bón
21 Giấy phép kinh doanh của điểm bán thuốc BVTV
22 Có quy trình sử lý sản phẩm bị ô nhiễm ( ví dụ cách ly, ngừng phân phối, thông báo khách hàng, xử lý nội bộ, bồi thường chi phí …
23 Ghi chép lại các biện pháp xử lý hom, nguồn gốc hom giống
24 Đưa ra các nguy cơ có thể gây nguy hiểm sản phẩm từ việc sử dụng phân bón ( như bón quá nhiều bón không đúng lúc)
25 Kiểm tra tình hình thực hiện ( có thể kiểm tra tình hình nội bộ) 1 năm/ lần
26 Có hồ sơ cá nhân người lao động ( nếu có thuê mướn lao động)
27 Có mẫu đơn khếu nại cho khách hàng
Trang 323.3 Phương pháp nghiên cứu
3.3.1 phương pháp thu thập dữ liệu
Thu thập dữ liệu sơ cấp bằng cách phỏng vấn 60 hộ gia đình gồm 30 hộ theo tiêu chuẩn ViêtGAP và 30 hộ trồng thanh long theo kiểu thông thường ở khu vực xã Hàm Minh Trên cơ sở đó về phân tích đánh giá hiệu quả thông qua chi phí và doanh thu Đồng thời cũng đến ủy ban xã để xin số liệu thứ cấp về số lượng nông hộ cũng như
số lượng chung về thanh long của vùng Chủ yếu tập trung vào những nông hộ mới trồng thêm để lấy ý kiến của hộ về vấn đề tham gia sản xuất theo tiêu chuẩn ViêtGAP
để đánh giá về tính khả thi cũng như tính hiệu quả
3.3.3 Các chỉ tiêu kết quả
Doanh thu:
Sản lượng: là lượng thu hoạch hay sản xuất được trong quá trình sản xuất
Giá bán: là giá đầu ra khi bán sản phẩm trên thị trường
Doanh thu ( R ) là tổng số tiền thu được khi bán sản phẩm ra thị trường
R = P*Q ( P: giá bán, Q: sản lượng )
Thu nhập:
Thu nhập ( I ) là phần thu được từ tất cả các sản phẩm bán ra trừ đi chi phí vật chất
và chi phí lao động thuê
Thu nhập = Doanh thu – (chi phí vật chất – chi phí lao động nhà)
Lợi nhuận:
Lợi nhuận = tổng doanh thu – tổng chi phí
Tổng chi phí = chi phí biến đổi ( VC ) + chi phí cố định ( FC )
3.3.4 Các chỉ tiêu đánh giá dự án
Hiện giá ròng NPV :
Trang 33Là hiệu số giữa giá trị hiện tại được tính theo một suất chiết khấu nào đó của dòng ngân lưu thu nhập mà dự án sẽ mang lại trong tương lai so với hiện giá của các khoản đầu tư phải bỏ ra cho dự án
NPV ≥ 0 thì của cải của xã hội, của công ty hay mô hình được phát triển Nói đơn giản thì nó cho biết hiện giá của tổng lãi ròng mà dự án đem lại suốt dòng đời,dự án nào có tổng lãi ròng lớn hơn thì sẽ có lợi hơn
Công thức tính toán :
NPV = (B T - C T ) /(1+r) t Trong đó:
Bt: lợi ích vào thời điểm t Ct: chi phí vào thời điểm t r: suất chiết khấu (lấy r = 14% bằng với lãi suất huy động vốn năm 2011)
t : năm
Ra quyết định
Nếu NPV ≥ 0 ta chấp nhận dự án
Nếu NPV < 0 thì ta bác bỏ dự án
Suất nội hoàn IRR:
Là tỉ suất chiết khấu mà tại đó hiện giá thuần bằng không (NPV =0), tức giá trị hiện tại của dòng thu nhập tính theo tỉ suất sinh lời tối thiểu của dự án Nghĩa là khi NPV = 0 thì dự án cũng tạo ra được một tỉ lệ lợi nhuận ít nhất bằng IRR IRR dùng để thẩm định sự sinh lời của dự án, nếu nó lớn hơn suất sinh lời kì vọng hoặc lớn hơn tỉ suất lãi vay hay chiết khấu thị trường thì dự án được đánh giá cao có hiệu quả và được chấp nhận
Cách tính IRR: có hai cách tính là dung phương pháp nội suy và phương pháp hình học Trong đó cách tính theo phương pháp nội suy là phổ biến nhất
Phương pháp nội suy: Chỉ cần lựa chọn hai suất chiết khấu cao và thấp, để cho hai giá trị NPV tương ứng: một giá trị âm và một giá trị dương Trị tuyệt đối của hai giá trị này càng nhỏ thì độ chính xác của IRR càng cao
Công thức:
IRR = r1 + (r2 – r1) * NPV1/(NPV1 + |NPV2|)
Trong đó:
Trang 34r1 là suất chiết khấu ứng với NPV1 > 0
r2 là suất chiết khấu ứng với NPV2 < 0, với r2 > r1
Ra quyết định: Nếu IRR ≥ suất chiết khấu (mức sinh lời mong muốn tối thiểu hay chi phí cơ hội trên thị trường vốn) dự án này được chấp nhận, và ngược lại
3.3.5 Các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế:
Hiệu quả kinh tế là một đại lượng kinh tế so sánh kết quả sản xuất với chi phí bỏ
ra Hiệu quả kinh tế trong nông nghiệp là tổng hợp các chi phí: chi phí lao động và chi phí vật chất để sản xuất ra các sản phẩm nông nghiệp
Khi xác định hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp phải tính đến việc sử dụng đất đai, các nguồn dự trữ vật chất lao động tức là phải sử dụng đến nguồn tiềm năng trong sản xuất nông nghiệp Các nguồn tiềm năng này bao gồm: vốn sản xuất, lao động, đất đai,… trong đó yếu tố đầu tiên phải kể đến là lao động
a Tỉ suất lợi nhuận trên chi phí:
Tỉ suất này nói lên rằng cứ một đồng chi phí bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận
Tỉ suất lợi nhuận trên chi phí = lợi nhuận / chi phí
b Tỉ suất thu nhập trên chi phí:
Tỉ suất này nói lên rằng cứ một đồng chi phí bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng thu nhập
Tỉ suất thu nhập trên chi phí = thu nhập / chi phí
Cả hai tỉ suất đều ảnh hưởng lớn đến việc quyết định sản xuất của nông hộ Tỉ suất càng lớn thì càng mang lại hiệu quả kinh tế cho nông hộ
Trang 35CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 Một số đặc điểm kinh tế xã hội của nông hộ
4.1.1 Đặc diểm nông hộ
Phân tích đặc điểm nông hộ giúp ta co cách đánh giá đúng về trình độ kĩ thuật cũng như kinh nghiệm trồng trọt của nông hộ Trình độ học vấn của chủ hộ và lao động cho thấy sự quan tâm đến giáo dục của người dân, hay nói cách khác là tư tưởng của người dân là tiến bộ hay lạc hậu Quá trình tạo ra sản phẩm đạt năng suất cao, chất lượng tốt, phát triển nông nghiệp bền vững, có quan tâm đến tài nguyên thiên nhiên và môi trường hay không phụ thuộc vào trình độ canh tác, nhận thức và kinh nghiệm của người dân Do đó việc phân tích đặc điểm của nông hộ là cần thiết
4.1.2 Tình hình tham gia VietGAP
Theo số liệu thống kê của ban khuyến nông xã tính đến tháng 11 năm 2011 toàn xã
có 963 hộ trồng Thanh long với diện tích 1250 ha Trong đó có 672 hộ đã tham gia VietGAP vói diện tích 877,8 ha chiếm tỉ lệ 70,2 % diện tích Thanh long toàn xã Dự kiến đến hết năm 2012 sẽ đưa tất cả các hộ còn lại vào chuẩn Thanh long VietGAP cho đồng bộ, dễ dàng kiểm soát
Bảng 4.1 Bảng về hoạt động điều tra ở các thôn
Nhóm hộ VietGAP Nhóm hộ không VietGAP
Trang 364.1.3 Nhu cầu vốn cho sản xuất
Bảng 4.2 Nhu cầu vay vốn của nông hộ
Khoản mục
Số hộ Vay vốn Tỉ lệ(%) Thanh
long VietGAP
Thanh long Thường
Thanh long VietGAP
Thanh long Thường
Không có nhu cầu
Nguồn: Điều tra & TTTH
Kết quả của bảng 4.6 cho ta thấy những hộ có nhu cầu vốn vay cao, trên 100 triệu đồng chủ yếu rơi vào các hộ theo VietGAP vì họ là những hộ đang từng bước mở rộng quy mô sản xuất
Kết quả của bảng 4.6 cũng cho thấy số hộ vay vốn chiếm tỉ lệ 65 %, do trồng Thanh long cần nhiều vốn đầu tư, đặc biệt những vườn lớn cần đầu tư rất nhiều trong những năm đầu chưa có nguồn thu Bên cạnh đó thì Thanh long cũng là cây nặng vốn đầu tư nên việc vay vốn ngân hàng là không thể tránh khỏi Và lại đã đầu tư thì phải vay vốn đó là điều hiển nhiên
Tuy nhiên có nhiều hộ cũng không vay vốn, trong đó tâm lí sợ nợ của một số hộ là chủ yếu Vì vậy mà mặc dù có nhu cầu vay tới 25 % nhưng vẫn không dám vay vì sợ
nợ Đây là tâm lí chung của những nông hộ làm ăn nhỏ lẻ, không có gan làm giàu Theo kết quả thực tế điều tra thì những hộ này chỉ hơi khá chứ không giàu và số lượng trụ Thanh long cũng ít
Trang 37Những hộ vay vốn ngân hàng trên 100 triệu là nhũng hộ mới mở rộng quy mô sản
xuất trồng thêm Thanh long Với tỉ lệ 17% cũng là con số đáng chú ý vì đây là những
hộ muốn làm giàu bằng việc mở rộng quy mô, đây là những hộ có gan làm giàu, trong
xã hội cần có những con người như vậy để đưa nền kinh tế đi lên, để xây dựng co sở
hạ tầng, kích thích quá trình kinh doanh đạt hiệu quả kinh tế, thúc đẩy phát triển kinh
tế địa phương và đất nước
4.2 Tình hình tiếp cận thông tin của các hộ điều tra
Trong các hộ tham gia điều tra thì đa số các hộ đều có diện thoại di động, nhà nào
cũng có ti vi, riêng thôn Minh Hòa có gần 25% số hộ sử dụng máy vi tính nối mạng
internet Dấu hiệu này cho thấy bà con nông dân dễ dàng trao đổi thông tin với nhau,
năm bắt thông tin từ đài truyền hình Đặc biệt khi các nông dân đã tiếp cận được với
internet thì khả năng cập nhật thông tin về thế giới bên ngoài cũng đa dạng và phong
phú hơn Nó giúp người nông dân cập nhật thông tin nông nghiệp, kinh tế kĩ thuật
trong nước và quốc tế…
Bảng 4.3 nguồn cập nhật thông tin của các hộ
Nguồn: Điều tra & TTTH
Kết quả của bảng cũng cho thấy nguồn thông tin là do các nông hộ học hỏi kinh
nghiệm từ khuyến nông, từ tivi, từ những mối quan hệ học hỏi lẫn nhau Vai trò của
khuyến nông cũng đóng góp một phần không nhỏ trong việc trao dồi kinh nghiệm cách
thức sản xuất cho bà con.Tuy nhiên thì bên cạnh đó cán bộ khuyến nông cũng phải