HỒ CHÍ MINH ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA MÔ HÌNH TƯỚI NƯỚC TIẾT KIỆM VÀ BÓN PHÂN QUA ĐƯỜNG ỐNG CHO CÂY TRỒNG TẠI HUYỆN CẨM MỸ – ĐỒNG NAI LÊ QUANG HIỆP KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỂ NHẬN
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA MÔ HÌNH TƯỚI NƯỚC TIẾT KIỆM VÀ BÓN PHÂN QUA ĐƯỜNG ỐNG CHO CÂY
TRỒNG TẠI HUYỆN CẨM MỸ – ĐỒNG NAI
LÊ QUANG HIỆP
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN NGÀNH PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VÀ KHUYẾN NÔNG
Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 07/2009
Trang 2Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Đánh giá hiệu quả kinh
tế của mô hình tưới nước tiết kiệm và bón phân qua đường ống cho cây trồng tại huyện
Cẩm Mỹ – Đồng Nai” do Lê Quang Hiệp, sinh viên khóa 31, ngành phát triển nông
thôn và khuyến nông, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày………
Người hướng dẫn Th.s Trần Đức Luân
Trang 3LỜI CẢM TẠ
Khi hoàn thành quyển luận văn này cũng là lúc kết thúc một chặng đường dài
học tập trên giảng đường đại học, những kết quả đạt được ngày hôm nay ngoài những
cố gắng của bản thân mà còn là công sức của cha mẹ, của chú thím, của thầy cô, của
những người bạn luôn bên cạnh động viên, chia sẻ và khuyến khích tôi
Xin gửi lời tri ân chân thành đến mọi người vì những gì tôi có được
Đầu tiên cảm ơn cha mẹ với những lời động viên nhắc nhở và là động lực để
con bước vững chãi trên giảng đường
Cảm ơn chú thím là những người cao cả, do hoàn cảnh gia đình con khó khăn
mà chú thím đã nuôi con ăn học trong những năm học đại học
Cảm ơn tất cả quý thầy cô trong trường đã dìu dắt, chỉ bảo
Cảm ơn thầy Trần Đức Luân đã hướng dẫn tận tình và chỉ bảo trong suốt quá
trình học tập cũng như quá trình làm luận văn
Cảm ơn sở khuyến nông tỉnh Đồng Nai, trạm khuyến nông huyện Cẩm Mỹ,
phòng thống kê huyện đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi tham gia học tập và cung
cấp những tài liệu có liên quan để tôi hoàn thành đề tài này
Xin gửi lời đến những người bạn – những người chia sẻ quãng đời sinh viên
Trang 4NỘI DUNG TÓM TẮT
LÊ QUANG HIỆP Tháng 07 năm 2009 Đánh Giá Hiệu Quả Kinh Tế Của
Mô Hình Tưới Nước Tiết Kiệm Và Bón Phân Qua Đường Ống Cho Cây Trồng Tại Huyện Cẩm Mỹ – Đồng Nai
LE QUANG HIEP July 2009 Evaluation on the economic efficiency of water saving and fertilizer (through water pipe) model for crop production in Cam My district, Dong Nai province
Khóa luận tìm hiểu đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình tưới nước tiết kiệm
và bón phân qua đường ống trên cơ sở điều tra phỏng vấn 20 hộ nông dân có lắp đặt hệ thống so sánh với 30 hộ nông dân không có lắp đặt hệ thống trên địa bàn huyện Cẩm
Mỹ Dựa trên các báo cáo của trung tâm khuyến nông tỉnh, trạm khuyến nông huyện
đề tài nhằm tìm hiểu đánh giá những hiệu quả chính mà mô hình đem lại
Kết quả nghiên cứu cho thấy, khi áp dụng mô hình tưới nước tiết kiệm và bón phân qua đường ống sẽ góp phần làm giảm công lao động, giảm chi phí bón phân, tiết kiệm nước, giảm dịch bệnh trên cây trồng, nâng cao năng suất, tăng tỷ lệ sản phẩm loại một và thân thiện với môi trường
Ngoài ra, khoá luận này cũng tìm ra những nguyên nhân làm cản trở việc lắp đặt hệ thống của các hộ nông dân và từ đó, giúp trung tâm khuyến nông tỉnh Đồng Nai
và trạm khuyến nông huyện Cẩm Mỹ nhân rộng mô hình cho nông dân trên địa bàn huyện nói riêng và cho các vùng lân cận khác nói chung
Trang 63.2.5 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả kinh tế 24
4.1 Thực trạng áp dụng mô hình TNTK và bón phân qua đường ống tại
4.1.2 Nhận xét ban đầu của Trung tâm Khuyến Nông tỉnh Đồng Nai
Trang 74.2.4 Kết Quả Đối Chứng Mô Hình Trình Diễn Ứng Dụng Hệ Thống TNTK Và Bón Phân Qua Đường Ống Của Một Số Loại Cây
4.2.4.1 Mô Hình Trên Cây Sầu Riêng 38 4.2.4.2 Mô hình trên cây Chôm Chôm 42
4.3 Sự Chênh Lệch Giữa Các Khoản Chi Phí Đầu 47
4.3.1 Sự chênh lệch trên một số cây chính 47 4.3.2 Các khoản thu tăng thêm khi lắp đặt hệ thống 50 4.4 Đánh giá tác động của việc chuyển giao công nghệ TNTK và bón phân qua đường ống lên đời sống các hộ dân huyện Cẩm Mỹ 55
5.2.3 Đối với ngân hàng chính sách xã hội huyện 62
PHỤ LỤC
Trang 8DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BVTV Bảo Vệ Thực Vật
HT.TNTK Hệ Thống Tưới Nước Tiết Kiệm
KH&CN Khoa Học Và Công Nghệ
KT – XH Kinh Tế Xã Hội
ST – PT Sinh Trưởng Phát Triển
TNTK Tưới Nước Tiết Kiệm
TTKN Trung Tâm Khuyến Nông
UBND Ủy Ban Nhân Dân
Trang 9DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang Bảng 2.1 Diện Tích Các Loại Đất – Huyện Cẩm Mỹ 9 Bảng 2.2 Diện Tích Đất Phân Theo Độ Dốc – Tầng Dày 11 Bảng 2.3 GDP và Cơ Cấu GDP của Huyện Cẩm Mỹ (theo giá cố định 1994) 12 Bảng 2.4 Diện Tích – Năng Suất – Sản Lượng Cây Hàng Năm của Huyện Cẩm
Bảng 2.5 Diện Tích – Năng Suất – Sản Lượng Cây Lâu Năm của Huyện Cẩm
Bảng 2.6 Hiện Trạng Chăn Nuôi Năm 2008 của Huyện Cẩm Mỹ 15
Bảng 4.2 Số Năm Kinh Nghiệm Trồng Trọt của Chủ Hộ 29 Bảng 4.3 Trình Độ Học Vấn của Các Chủ Hộ Điều Tra 30 Bảng 4.4 Mức Tăng Năng Suất Một Số Cây Trồng Tăng Khi Áp Dụng Hệ
Bảng 4.5 Quá Trình Tham Gia Tập Huấn Khuyến Nông 31
Bảng 4.7 So Sánh Diện Tích Sản Xuất Một Số Cây Trồng Chính Từ Năm 2005
Bảng 4.8 Diện Tích – Năng Suất – Sản Lượng Cây Lâu Năm năm 2008 34 Bảng 4.9 Định Mức Vật Tư Kỹ Thuật Hệ Thống TNTK Áp Dụng Cho Cây Sầu
Bảng 4.10 Định Mức Vật Tư Kỹ Thuật Hệ Thống TNTK Áp Dụng Cho Cây
Bảng 4.11 Quy Mô Mô Hình TNTK: Diện Tích 10.000 m2 Với 100 Cây Sầu
Bảng 4.12 Kết Quả So Sánh Đối Chứng 2 Mô Hình Trên Cây Sầu Riêng 39 Bảng 4.13 Kết Quả So Sánh Đối Chứng 2 Mô Hình Trên Cây Chôm Chôm 42 Bảng 4.14 Kết Quả So Sánh Đối Chứng 2 Mô Hình Trên Cây Tiêu 44
Trang 10Bảng 4.15 Chi Phí Chênh Lệch Cho 1 ha Cây Sầu Riêng 47 Bảng 4.16 Chi Phí Chênh Lệch Cho 1 ha Cây Tiêu 48 Bảng 4.17 Chi Phí Chênh Lệch Cho 1 ha Cây Cà Phê 49 Bảng 4.18 Năng Suất và Tỷ Lệ Trái Loại 1 Tăng Bình Quân 1 Năm 50 Bảng 4.19 Thu Nhập Bình Quân Trên 1 ha Cây Trồng Giữa Nhóm Hộ Có Lắp
Bảng 4.20 Hướng Mở Rộng Diện Tích Trồng Sắp Tới của Hộ Gia Đình 52 Bảng 4.21 Hướng Đưa Hệ Thống Vào Gia Đình Trong Tương Lai 52 Bảng 4.22 Những Khó Khăn Thường Gặp của Hộ Gia Đình Trong Sản Xuất 53 Bảng 4.23 Đánh Giá của Người Dân Về Hiệu Quả của Mô Hình 54
Trang 11DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang Hình 2.1 Bản Đồ Ranh Giới Huyện Cẩm Mỹ Tỉnh Đồng Nai 7 Hình 4.1 Biến Động Diện Tích Cây Lâu Năm tại Huyện Cẩm Mỹ 32 Hình 4.2 Sơ Đồ Hệ Thống TNTK Kết Hợp Bón Phân Qua Đường Ống 37 Hình 4.3 Hệ Thống Cho Cây Sinh Trưởng Tốt và Trái Đều Trên Cây Sầu Riêng 41 Hình 4.4 Mô Hình Trình Diễn Lắp Đặt Hệ Thống Trên Cây Tiêu 45 Hình 4.5 Hướng Dẫn Kỹ Thuật Lắp Đặt, Vận Hành Hệ Thống TNTK và Bón
Hình 4.6 Năng Suất Tiêu của Một Hộ Nông Dân Tại Huyện Cẩm Mỹ Khi Lắp
Trang 13Nhằm khắc phục những hạn chế trên thì việc tìm ra các biện pháp nhằm cung cấp vừa đủ và kịp thời cho cây trồng cũng như làm giảm chi phí tưới nước là cần thiết Trong những năm qua TTKN Đồng Nai đã xây dựng các mô hình tưới nước qua hệ thống tưới cho một số cây trồng cạn như chôm chôm, sầu riêng, xoài Mô hình tưới nước qua hệ thống tưới này ngày càng được cải thiện dần ngoài việc tưới nước còn dùng để bón phân trực tiếp đến cây trồng từ đó giúp giải quyết có hiệu quả một số vấn
đề như giúp tăng được năng suất chất lượng sản phẩm, giảm được chi phí sản xuất và thân thiện với môi trường
Từ những kết quả được đánh giá ban đầu của mô hình về những hiệu quả thiết thực mà mô hình mang lại cũng như những tồn tại khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai nhân rộng mô hình trong những năm tiếp theo Việc tìm ra giải pháp nhằm nhân rộng mô hình để phát triển kinh tế nông thôn ở huyện nói riêng và toàn tỉnh Đồng Nai nói chung là rất cần thiết Đề tài “Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình tưới nước tiết kiệm và bón phân qua đường ống cho cây trồng tại huyện Cẩm Mỹ –
Trang 14Đồng Nai” là đề tài mang tính thực tế cao, thiết thực, phù hợp với phát triển kinh tế trên địa bàn huyện Hiệu quả thiết thực của đề tài chính là việc đi sâu vào việc phân tích, đánh giá hiệu quả của mô hình đã mang lại trên cơ sở so sánh hiệu quả kinh tế của các nông hộ trước khi tham gia mô hình và sau khi tham gia mô hình, bên cạnh đó
sẽ chỉ ra những tồn tại của đề tài từ đó sẽ đề ra những giải pháp thiết thực hiệu quả nhằm nâng cao đời sống của người dân trong khu vực và nhân rộng mô hình ra các địa phương lân cận, phù hợp với quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, định hướng phát triển KT – XH của Huyện, Tỉnh và nhu cầu của người dân
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu tổng quát
Nhằm phân tích, đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình tưới nước tiết kiệm và bón phân qua đường ống trên địa bàn nghiên cứu Từ đó đề xuất những biện pháp, giải pháp nhằm nhân rộng mô hình góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp trên địa bàn nghiên cứu
Trang 151.4 Cấu trúc của luận văn
Cấu trúc của luận văn gồm 5 chương
Chương 1: Mở đầu
Nêu lên sự cần thiết của đề tài, mục tiêu của đề tài cần đạt được, giới hạn phạm
vi không gian và thời gian nghiên cứu đề tài
Chương 2: Tổng quan
Mô tả bức tranh tổng quát về mô hình mà đề tài phân tích cũng như đặc điểm tình hình kinh tế xã hội của khu vực mà đề tài nghiên cứu
Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Hệ thống các cơ sở lý luận cũng như các chỉ tiêu đánh giá
Chương 4: Kết quả và thảo luận
Đi sâu vào việc phân tích, so sánh đánh giá để làm sáng tỏ nội dung, mục tiêu
mà đề tài đã đề ra
Chương 5: Kết luận và đề nghị
Trên cơ sở phân tích đề xuất những kiến nghị có cơ sở lý luận vững chắc mang lại hiệu quả thiết thực
Trang 16CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN
2.1 Tổng quan tài liệu
Trong nhiều thập kỷ qua, việc ứng dụng các khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp để tăng năng suất và sản lượng cây trồng là giải pháp rất quan trọng được hầu hết các nhà khoa học trên thế giới, kể cả Việt Nam tập chung khai thác triệt để Những thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến được ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp
có vai trò quyết định đến tăng năng suất và sản lượng cây trồng như: Công nghệ sản xuất giống mới thay dần các giống địa phương, sử dụng phân hóa học và thuốc BVTV vào sản xuất nông nghiệp đã giúp nhiều quốc gia trên thế giới tự túc được lương thực
và thoát khỏi đói nghèo
Mô hình tưới nước tiết kiệm và bón phân qua đường ống tuy đã được phát triển
từ năm 1998 nhưng vẫn còn thiếu các nghiên cứu để đánh giá hiệu quả do hệ thống này mang lại trong sản xuất nông nghiệp Trên thực tế, chỉ có báo cáo kết quả và nhận xét hiệu quả ban đầu của hệ thống tưới nước tiết kiệm và bón phân qua đường ống của huyện Cẩm Mỹ và của Trung Tâm Khuyến Nông tỉnh Đồng Nai
Ngoài ra, các luận văn tốt nghiệp về ảnh hưởng của sản xuất nông nghiệp tới đời sống người dân nông thôn cũng như những tác động của sản xuất nông nghiệp tới môi trường để có những kết quả so sánh mang tính chính xác để đề tài vừa mang tính thực tế nhưng đồng thời cũng mang tính khoa học nhằm góp phần đưa sản xuất nông nghiệp phát triển bền vững và thân thiện với môi trường
2.2 Điều kiện tự nhiên
2.2.1 Vị trí địa lý
Huyện Cẩm Mỹ nằm ở phía Đông Nam tỉnh Đồng Nai Ranh giới huyện tiếp
Trang 17– Phía Nam giáp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
– Phía Đông giáp huyện Xuân Lộc và tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
– Phía Tây giáp huyện Long Thành
Diện tích tự nhiên toàn huyện 46.828 ha, dân số năm 2007: 156.472 người huyện Cẩm Mỹ gồm 13 xã (01 thị trấn đang quy hoạch)
Huyện có Quốc lộ 56 đi TX Long Khánh và tỉnh Bà Rịa – Vũng tàu, trung tâm huyện nằm trên Hương lộ 10 giao với Quốc lộ 56, có lợi thế về phát triển kinh tế hướng ngoại, nhất là mối giao lưu giữa Đồng Nai với các địa phương của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
2.2.2 Khí hậu
Huyện Cẩm Mỹ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới cận xích đạo, với những đặc trưng chính như sau:
– Năng lượng bức xạ dồi dào (trung bình 154 – 158 Kcal/cm2/năm)
– Nắng nhiều (trung bình từ 5,7 – 6 giờ/ngày)
– Nhiệt độ cao và cao đều trong năm (trung bình 25,40 C/năm)
– Tổng tích ôn lớn (trung bình 9.2710 C/năm)
– Hầu như không có thiên tai như: Bão, lũ lụt, rất thuận lợi cho phát triển kinh
tế
Lượng mưa lớn (trung bình từ 1.965 – 2.139 mm/năm), có xu hướng giảm dần theo hướng từ Đông Bắc xuống Tây Nam Mùa mưa thường bắt đầu vào tháng 5 và kết thúc vào cuối tháng 11, vào những năm mưa thuận có thể làm được 2 vụ màu hoặc 1
vụ màu + 1 vụ lúa với các giống ngắn ngày Hạn chế rõ nét nhất trong chế độ mưa ở đây là thường có những đợt hạn ngắn vào đầu vụ hè thu, mưa nhiều và mưa to vào thời
kỳ từ tháng 7 và tháng 9, kết hợp với ẩm độ không khí cao, số giờ nắng giảm nên năng suất vụ thứ 2 thường thấp mùa khô thường bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 4, do bị mất cân đối nghiêm trọng trong cán cân ấm vào mùa này nên để tiến hành sản xuất cần phải có tưới và khi đã cung cấp đủ nước thì sản xuất thường cho hiệu quả cao và ổn định
2.2.3 Địa hình
Có 3 dạng địa hình chính là: địa hình núi, đồi thoải lượn sóng và các giải đất tương đối bằng ven sông
Trang 18Địa hình núi Phân bố dải rác thành các ngọn núi độc lập có độ dốc lớn (núi
Hàng Gòn và núi Cam Tiêm ở xã Long Giao), diện tích chiếm khoảng 2% tổng diện tích toàn huyện, không thích hợp với sản xuất nông nghiệp chỉ thích hợp cho trồng rừng
Địa hình đồi thoải lượn sóng Là dạng địa hình chính, hiện chiếm 40% – 50%
tổng diện tích toàn huyện, độ dốc phổ biến từ 3 – 80, khá thuận lợi cho phát triển nông nghiệp với các loại hình cây lâu năm Tuy nhiên trên các khu vực có độ dốc trên 30 cần chú trọng biện pháp xây dựng đồng ruộng để hạn chế tình trạng xói mòn đất trong mùa mưa
Địa hình bằng ven sông Phân bố thành các dải dài ven sông Ray, chỉ chiếm 8
– 10% tổng diện tích toàn huyện, độ dốc chủ yếu là cấp 1 (từ 0 – 30), gần các nguồn nước mặt, mực nước ngầm nông, một số khu vực đất thấp thường bị ngập vào các tháng mưa lớn Hầu hết diện tích trên dạng địa hình này đã được sử dụng trồng lúa và các loại cây ngắn ngày
Trang 19Hình 2.1 Bản Đồ Ranh Giới Huyện Cẩm Mỹ Tỉnh Đồng Nai
Nguồn: http://www.congdulich.com, truy cập ngày 15.05.2009
Trang 202.3 Các nguồn tài nguyên
2.3.1 Tài nguyên nước
Nước mặt Phần lớn sông suối trong địa phận Cẩm Mỹ thường ngắn và dốc nên
khả năng dữ nước rất kém, nghèo kiệt về mùa khô Việc xây dựng các hồ chứa kết hợp với chuyển tải nước từ ngoài vùng vào là rất cần thiết cho phát triển kinh tế – xã hội
mà đặc biệt là cho phát triển sản xuất nông – công nghiệp của huyện
Hệ thống sông Ray: Sông Ray bắt nguồn từ khu vực phía Nam và Tây Nam núi Chứa Chan, diện tích lưu vực trong phạm vi huyện Cẩm Mỹ khoảng 300km2 với các nhánh suối chính như: suối Gia Hoét, suối Tầm Bó, suối Trung, suối Thề… Chiều dài sông chính 60km, đoạn chảy qua huyện dài 20 – 25km, lưu lượng trung bình 10,6
m3/s Ngoại trừ dòng chính có nước quanh năm, đại bộ phận các nhánh suối đều cạn kiệt vào cuối mùa khô Trên hệ thống sông Ray đã xây dựng được các hồ chứa nước nhỏ như: Hồ suối Vọng, Hồ suối Rang, Hồ suối Đôi, đã có tác dụng tốt trong việc cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất, nhưng do diện tích lượng nước trong hồ không lớn, địa hình vùng tưới bị chia cắt nên phạm vi tưới thường hẹp, chi phí cho tưới khá cao
Các nhánh tưới thuộc hệ thống sông Thị Vải: Các nhánh suối này bắt nguồn từ khu vực phía Tây Nam núi Đầu Rùi và núi Hàng Gòn, diện tích lưu vực: 300 – 400km2, bao gồm các suối chính như: suối Quýt, suối Thái Lan, suối Rùi, suối Rầm, suối Sóc,… Nhưng do thảm phủ kém, mùa khô kéo dài nên các suối này đều bị cạn kiệt vào cuối mùa khô
Nước ngầm theo bản đồ địa chất – thủy văn tỉnh Đồng Nai tỉ lệ 1/100.000,
huyện Cẩm Mỹ nằm trong khu vực nghèo nước ngầm Trên đất đỏ được phong hóa từ
đá bazan nước ngầm thường xuất hiện ở độ sâu từ 80 – 120m Hiện nay nước ngầm đang được khai thác cho sinh hoạt và tưới cà phê, tiêu, cây ăn quả
Trang 21+ Đặc điểm phát sinh: Đất được hình thành trên đá bọt núi lửa, có lớp bề mặt thỏa các yêu cầu của đặc tính Andic dày trên 35cm, được xếp vào nhóm đá bọt Andosols
+ Thành phần cơ giới: Đất AN có thành phần cơ giới nhẹ, đá chưa phong hóa chiếm tỷ lệ khá cao
+ Tính chất lý hóa học: Độ chua hoạt tính và chua trao đổi trong đất đạt mức trung bình
+ Đặc tính nông học: Đất giàu mùn, đạm, lân, mức độ giữ chặt lân rất cao (71 – 88%), tuy nhiên lân dễ tiêu vẫn khá cao, kali tổng số thấp
Bảng 2.1 Diện Tích Các Loại Đất – Huyện Cẩm Mỹ
Tên đất
Ký hiệu
Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)
+ Đặc điểm phát sinh: Đất hình thành trên đá mẹ bazan trung tính
+ Thành phần cơ giới: Đất có thành phần cơ giới nặng, cấu tượng viên hạt, tơi xốp
+ Tính chất lý hóa học: Đất thường chua, CEC (khả năng trao đổi catrion), catrion trao đổi, kiềm trao đổi và độ no bazơ thấp
Trang 22+ Đặc tính nông học: Đất FR giàu đạm, lân, nghèo kali
Nhìn chung chất lượng của đất đỏ có độ phì tương đối cao, thích hợp cho nhiều loại cây trồng có giá trị kinh tế cao như cao su, cà phê cây ăn quả,… Tuy nhiên, khả năng sử dụng phụ thuộc rất nhiều vào độ dày của tầng đất mặt Nếu đất có tầng đất mặt dày thì nên trồng cây dài ngày, ngược lại thì nên dành cho cây ngắn ngày như bắp, đậu đỗ,…
– Đất nâu thẫm (Luvisols – LV): Đất nâu thẫm có vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp của Cẩm Mỹ Nhóm đất này có diện tích khá lớn, chiếm 47,1% tổng diện tích toàn huyện Phân bố tập trung ở các xã vùng Sông Ray Hiện là địa bàn sản xuất cây lương thực trọng điểm của huyện, với các cây ngắn ngày cho năng xuất cao như: Bắp, Đậu đỗ, Mía, Lúa nước Yếu tố hạn chế chính của nhóm đất này là kết von
và một số diện tích có tầng đá nông
+ Đặc điểm phát sinh: Đất hình thành trên đá mẹ giàu kiềm
+ Thành phần cơ giới trung bình, thịt pha cát mịn đến thịt pha sét
+ Tính chất lý hóa học: Đất đen giàu đạm, kali tổng số nghèo
Khả năng sử dụng đất phụ thuộc rất nhiều vào địa hình và khả năng thoát nước, trên chân đất cao có thể sử dụng để trồng nhiều loại cây trồng cạn: Thuốc lá, Đậu đỗ, Bông vải, Bắp,… Trên chân đất thấp có khả năng trồng lúa nước trong mùa mưa, cây trồng cạn vào đầu mùa khô
– Đất tầng mỏng (LP): Nhóm đất tầng mỏng chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng diện tích toàn huyện (46ha), phân bố chủ yếu ở xã Xuân Mỹ Nhóm đất tầng mỏng chủ yếu được hình thành trên địa hình núi với mẫu chất là đá granit, số ít trên đá bazan Chất lượng đất xấu nhất, bị thoái hóa nghiêm trọng, chỉ dành cho trồng rừng hoặc cây có độ che phủ thay thế cây rừng
Trang 23Bảng 2.2 Diện Tích Đất Phân Theo Độ Dốc – Tầng Dày
Nhìn chung, trong 4 nhóm đất, nhóm đất đỏ (Ferasols) có nhiều ưu điểm nhất, khá thích hợp với các loại cây lâu năm Kế đến là đất đen và đất bọt núi lửa, nhưng do
bị hạn chế bởi yếu tố tầng dày nên chỉ thích hợp với cây hàng năm và rất nhạy cảm với điều kiện khô hạn
2.3.3 Tài nguyên khoáng sản
Tài nguyên khoáng sản trên địa bàn huyện Cẩm Mỹ không nhiều, chủ yếu là đất
và đá được sử dụng làm nguyên vật liệu xây dựng Nguồn nguyên liệu này lấy từ núi Cẩm Tiên (xã Nhân Nghĩa),…
2.3.4 Tài nguyên rừng
Diện tích đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện Cẩm Mỹ không đáng kể (77ha), phân bố chủ yếu ở Xuân Đông (68ha) và Bảo Bình (9ha) Trong tương lai, những khu
Trang 24vực có độ dốc cao không có khả năng sản xuất nông nghiệp cần chuyển sang trồng rừng
2.4 Thực trạng phát triển kinh tế xã hội
Năm 2007, tổng GDP trên địa bàn huyện Cẩm Mỹ đạt 979,85 tỷ đồng (theo giá
so sánh năm 1994) Trong đó nông nghiệp (73,16%), công nghiệp (11,57%), dịch vụ (15,27%) Đến năm 2008, tổng GDP tăng cao nhưng chủ yếu vẫn là nông nghiệp là chính: tổng GDP năm 2008 đạt 1.278,01 tỷ đồng Trong đó, nông nghiệp (63,65%), công nghiệp (12,14%), dịch vụ (24,20%)
Ước thực hiện trong năm 2009 tổng GDP đạt 1.512,53 tỷ đồng, trong đó cơ cấu theo ngành là: ngành nông nghiệp (60,43%), công nghiệp (13,59%), dịch vụ (25,98%)
Bảng 2.3 GDP Và Cơ Cấu GDP Của Huyện Cẩm Mỹ (theo giá cố định 1994)
Năm Chỉ tiêu Đơn vị
Trang 25Phát triển các ngành kinh tế:
Nông – Lâm nghiệp Nông – Lâm nghiệp là ngành sản xuất chính của huyện,
hiện đóng góp 63,65% trong tổng số GDP của huyện và thu hút 75 – 80% lao động
toàn huyện
– Trồng trọt: những ưu thế và đặc thù về điều kiện tự nhiên đã là nhân tố quan
trọng trong định hướng phát triển các loại cây lâu năm, cây lương thực và cây công
nghiệp ngắn ngày trên địa bàn huyện Cẩm Mỹ với các loại cây trồng chính là: cao su,
cà phê, cây ăn quả, điều, lúa nước, bắp, bông, các loại đậu đỗ,…
+ Kết quả sản xuất cây hàng năm: Trong nhóm cây hàng năm, diện tích gieo
trồng cây bắp chiếm đến 66,5% diện tích gieo trồng, kế đến là cây lúa và các loại đậu
đỗ Cây dâu tằm sản xuất với quy mô nhỏ, chủ yếu gắn với hộ gia đình trồng dâu nuôi
tằm, toàn huyện có khoảng 35 – 50 hộ nuôi tằm, sản lượng kén tằm đạt được 142 tấn
Sản lượng (tấn)
Trang 26Kết quả sản xuất cây lâu năm: Diện tích sản xuất 31.538,2 ha, trong đó diện tích
cây công nghiệp lâu năm 26.594,3 ha (85.5%), diện tích cây ăn quả 4.923,9 ha
(15,6%) Các loại cây tiêu, chôm chôm, sầu riêng có triển vọng phát triển lâu dài
Riêng cây điều hiện cho năng suất thấp, một số hộ đã chuyển sang trồng điều cao sản
Diện tích cây cà phê có xu thế giảm, do giá cà phê thấp nên nhiều hộ đã chuyển từ cà
phê sang trồng tiêu, điều cao sản, cây ăn quả
Bảng 2.5 Diện Tích – Năng Suất – Sản Lượng Cây Lâu Năm của Huyện Cẩm
Sản lượng (tấn)
Nguồn tin: Báo cáo tổng kết KT – XH huyện Cẩm Mỹ, 2009 Bên cạnh sản xuất các cây truyền thống, nghề nuôi nấm mèo cũng có biểu hiện
phát triển, toàn huyện có 76 hộ sản xuất và nuôi trồng nấm mèo (tập chung chủ yếu ở
xã Xuân Bảo)
Chăn nuôi: Chăn nuôi phát triển khá, các vật nuôi chính có triển vọng phát triển
trong tương lai là bò đàn, heo và gia cầm
Trang 27Bảng 2.6 Hiện Trạng Chăn Nuôi Năm 2008 Của Huyện Cẩm Mỹ
Lâm nghiệp: Diện tích đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện Cẩm Mỹ không đáng
kể, chỉ có 77 ha (Bảo Bình: 9 ha, Xuân Đông: 68 ha)
Công nghiệp Cẩm Mỹ ở vị trí rất thuận lợi cho phát triển công nghiệp, nhưng trước mắt gặp nhiều khó khăn, tương lai xây dựng hoàn thành hương lộ 10 (Nối huyện Long Thành – Thị trấn Long Giao – Bảo Bình – Xuân Đông – Xuân Tây – Quốc lộ 1A huyện Xuân Lộc), đây là vị trí chiến lược cho phát triển công nghiệp
Giá trị sản phẩm ngành công nghiệp năm 2005 (giá cố định năm 1994) đạt 53,3
tỷ đồng, chiếm 7,38% trong tổng giá trị sản phẩm toàn huyện và chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng giá trị sản phẩm công nghiệp toàn tỉnh
Sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp ở Cẩm Mỹ bao gồm: sửa chữa cơ khí, gia công sắt, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến, may mặc, sơ chế nông sản, sản xuất đồ mộc gia dụng…
Ngành dịch vụ Dịch vụ ở Cẩm Mỹ chủ yếu phục vụ cho nông nghiệp, xây
dựng, văn hóa xã hội Tỷ trọng giá trị sản phẩm ngành dịch vụ trong tổng giá trị sản phẩm toàn huyện ở mức trung bình (16,6%), còn thấp hơn nhiều so với tỷ trọng toàn tỉnh và so với yêu cầu chuyển đổi cơ cấu kinh tế huyện
Mạng lưới dịch vụ ở Cẩm Mỹ bao gồm các chợ xã, các cửa hàng kinh doanh, các điểm cung ứng vật tư nông nghiệp, vật liệu xây dựng, các tổ chức và hộ thu mua tiêu thụ sản phẩm, giao thông vận tải, dịch vụ tài chính, thông tin, bưu điện… Các tổ chức này hoạt động khá tốt nhưng chưa được hỗ trợ thỏa đáng bằng các chính sách điều tiết và chỉ đạo kịp thời của các cấp chính quyền, các cơ quan chức năng, nên chưa
Trang 28tạo được mối quan hệ lâu bền giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, chưa kiểm soát tốt được chất lượng hàng hóa và các vấn đề kinh doanh có liên quan đến vấn đề bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng và tiêu thụ sản phẩm của các nông hộ
2.4.2 Phát triển cơ sở hạ tầng
So với mặt bằng chung toàn tỉnh Đồng Nai, cơ sở hạ tầng Cẩm Mỹ còn thiếu về
số lượng, yếu về chất lượng, cần phải được ưu tiên vào đầu tư xây dựng mới đáp ứng được yêu cầu phát triển theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa
Giao thông Mạng lưới đường bộ với tổng chiều dài: 156,5km bao gồm:
– Quốc lộ 56: 12,8 km, đường bê tông nhựa
– Đường tỉnh: 66,4 km (đường tỉnh 764 và 765), đường cấp phối đá sỏi, nền đường hư hỏng trên 50%, giao thông trong mùa mưa gặp nhiều khó khăn, hiện đang được tu sửa
– Đường huyện: 77,3 km, hiện có 35 – 40 km đường nhựa, còn lại là đường cấp phối và đất, giao thông khó khăn
Ngoài ra, còn có mạng lưới đường nông thôn, đường trong khu dân cư và đường đi trong các khu sản xuất
Thủy lợi Thủy lợi có vai trò vô cùng quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội
mà nhất là nâng cao hiệu quả sử dụng đất một cách lâu bền Hiện nay, trên địa bàn huyện đã xây dựng được 14 hồ chứa nước, trong đó có 3 hồ lớn: Hồ Suối Vọng, Hồ Suối Rang, Hồ Suối Đôi Các công trình này đã phát huy tác dụng tốt nhưng so với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội nói chung và phát triển nông nghiệp nói riêng thì còn rất nhỏ bé Hiện nay đang xây dựng công trình thủy lợi Hồ Cầu Mới ở Thừa Đức (đã đền bù giải tỏa), khi công trình này được hoàn thành sẽ có khả năng tưới cho phần lớn diện tích canh tác ở các xã Xuân Hưng, Thừa Đức Nhìn chung, tốc độ xây dựng các công trình còn chậm nên đã hạn chế đáng kể khả năng khai thác các tiềm năng đất đai
và lao động trong phát triển kinh tế xã hội của huyện
Nước sinh hoạt chủ yếu là nước ngầm từ các giếng đào và giếng khoan Vào cuối mùa khô nhiều giếng đào bị cạn kiệt nước, sinh hoạt của nhân dân gặp nhiều khó khăn Hiện nay, toàn huyện có 79% hộ dùng nước hợp vệ sinh
Mạng lưới điện Hiện nay, mạng lưới điện quốc gia đã xuống tới tất cả các xã,
Trang 29chỉ có điện tới trung tâm xã, tỷ lệ hộ có điện còn rất thấp do dân cư phân bố rải rác trong các khu sản xuất nên việc kéo điện đến từng hộ gặp nhiều khó khăn
2.4.3 Dân số, lao động, việc làm và mức sống dân cư
Dân số: huyện Cẩm Mỹ là một trong những huyện tiếp nhận nhiều dân di cư từ ngoài tỉnh vào nên tốc độ tăng dân số trong các năm qua khá nhanh Cuối năm 2003 toàn huyện có 147.150 người (100% dân số ở nông thôn) Mật độ dân số trung bình
314 người/km2, thấp hơn mức trung bình toàn tỉnh Đồng Nai (330 người/km2) Tính đến năm 2008 dân số toàn huyện là 157.687 người, tốc độ tăng bình quân khoảng 1,3%/năm (năm 2008) Dân cư phân bố không đều, mật độ dân số cao ở các xã trung tâm các khu vực: Sông Ray, Xuân Bảo, Xuân Mỹ (từ 415 – 515 người/km2) và rất thấp
ở các vùng sâu như: Sông Nhạn, Xuân Đường (190 người/km2)
Lao động: Cẩm Mỹ hiện có 89.156 người trong độ tuổi lao động, chiếm 56,5% dân số, trong đó có 79.383 người đang làm việc, chiếm 98,3% tổng số lao động xã hội, bao gồm:
– Lao động nông – lâm nghiệp: 62.257 người, chiếm 78,4%
– Lao động công nghiệp – xây dựng: 3.654 người, chiếm 4,6%
– Lao động dịch vụ: 13.472 người, chiếm 17%
Lực lượng lao động nông nghiệp đa phần là cần cù chịu khó, có ý thức tích lũy cho phát triển kinh tế gia đình, nhưng mặt bằng dân trí chưa cao, tiếp thu các tiến bộ
kỹ thuật mới vào sản xuất còn hạn chế Đội ngũ cán bộ ở huyện xã đang được trẻ hóa
và đào tạo chính quy, nhưng còn thiếu về số lượng và chưa hợp lý về cơ cấu đào tạo
Việc làm và mức sống dân cư Cùng với việc đẩy mạnh sản xuất và mở rộng diện tích đất nông nghiệp, đã có những tiến bộ lớn về giải quyết công ăn việc làm Năm 2007 đã tạo việc làm cho khoảng 2.300 – 2.500 lao động, cán bộ nông nghiệp đều có đất canh tác, kinh tế phát triển, bình quân thu nhập đầu người từng bước tăng lên, nhưng tỷ lệ giàu và khá còn thấp (dưới 25%), hộ trung bình trên 60%, hộ nghèo 9,8% cao hơn toàn tỉnh Đồng Nai (5,6%) Xu thế tập trung đất đai đã có tác động lớn đến phân hóa giàu nghèo Mặt khác, thu nhập bình quân đầu người ở Cẩm Mỹ vào loại thấp so với các huyện khác ở tỉnh Đồng Nai (chỉ bằng 52% mức trung bình toàn tỉnh) Huyện cần có biện pháp hữu hiệu để tăng thu nhập, giảm dần khoảng cách về thu nhập
Trang 30giữa huyện với mức chung toàn tỉnh và giữa các nhóm hộ trong huyện Đây là một trong những cơ sở quan trọng trong bố trí sử dụng đất trong tương lai
2.5 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội
2.5.1 Thuận lợi
– Vị trí địa lý tương đối thuận lợi cho phát triển nền kinh tế hướng ngoại với các thế mạnh về nông nghiệp – dịch vụ – công nghiệp Huyện có QL56 chạy qua, nối
2 vùng du lịch biển Duyên Hải Trung Bộ và Bà Rịa – Vũng Tàu Tương lai, hương lộ
10 hướng vào đường cao tốc Long Thành – Dầu Giây, đặc biệt khi hình thành sân bay quốc tế Long Thành thì Cẩm Mỹ có cơ hội phát triển công nghiệp
– Các yếu tố đất đai, khí hậu thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp và xây dựng cơ sở hạ tầng
– Nguồn nước mặt tương đối khá khi được chú trọng đầu tư sẽ đáp ứng khá tốt cho phát triển kinh tế và sinh hoạt cho nhân dân
– Nguồn lao động dồi dào, ở một số khu vực có trình độ thâm canh khá cao – Nền kinh tế phát triển khá, cơ cấu kinh tế đang chuyển đổi theo xu hướng tích cực, đời sống nhân dân ngày một cải thiện
– Cơ sở hạ tầng đã được chú trọng phát triển
– Năng suất một số cây trồng tăng khá, đã hình thành được các vùng chuyên canh phát huy được thế mạnh của từng tiểu vùng
2.5.2 Hạn chế
– Thiếu nước tưới cho cây trồng vào mùa khô, nhất là ở khu vực phía Đông Nam của huyện
– Đất có tầng mỏng chiếm tỷ lệ lớn, độ phì không cao, dễ bị rửa trôi
– Thiếu lao động có kỹ thuật cao
– Cơ cấu kinh tế chuyển đổi còn chậm, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp còn chiếm tỷ trọng nhỏ
– Cơ sở hạ tầng còn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng
Trang 31CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
b) Hiệu quả kinh tế nông nghiệp
Hiệu quả kinh tế nông nghiệp là tổng hợp các chi phí: lao động và lao động vật chất để tạo ra sản phẩm nông nghiệp Vậy hiệu quả kinh tế nông nghiệp được thể hiện bằng cách so sánh kết quả sản xuất đạt được với giá trị lao động và chi phí vật chất bỏ
ra Trong đó, yếu tố lao động là yếu tố quan trọng trong nền kinh tế nông nghiệp, đây
là yếu tố tạo ra mọi của cải, giá trị lao động cũng là yếu tố tạo ra sản phẩm thặng dư
trong lý luận cũng như trong sản xuất thực tế
c) Phát triển bền vững
Là một loại hình phát triển mới, lồng ghép quá trình sản xuất với bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và nâng cao chất lượng môi trường Phát triển bền vững cần phải đáp ứng các nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không phương hại đến khả năng của các thế hệ tương lai trong việc đáp ứng những nhu cầu của họ
d) Nền nông nghiệp bền vững
Phát triển nông nghiệp được xem là yếu tố chính ở nước ta vì nó có thể giải quyết vấn đề về lương thực và thực phẩm cho cả một quốc gia Vì vậy, việc sử dụng các giống mới, sử dụng các loại phân hóa học, hóa chất BVTV là vấn đề cần thiết
Trang 32Nhưng chính việc sử dụng liên tục không đúng lúc, không đúng trong các giai đoạn sinh trưởng của cây trồng đã mang lại những hiệu quả tiêu cực như: gây tổn hại môi trường, dịch bệnh bộc phát gây ảnh hưởng không nhỏ tới năng suất cũng như chất lượng của sản phẩm nông nghiệp Vì vậy, phát triển nông nghiệp phải chú ý đến sự bền vững của ngành nông nghiệp
3.1.2 Hệ thống tưới nhỏ – những lợi ích
3.1.2.1 Lịch sử phát triển của hệ thống tưới nhỏ giọt
Ý tưởng ban đầu về hệ thống tưới nhỏ giọt đã có từ giữa thế kỷ 19, nhưng lúc
đó chưa có vật liệu thích hợp nên chưa triển khai được Từ khi có phát minh về chất dẻo Polyethylene (PE) mật độ cao (HD – PE: High Density – Polyethylene) và PE mật
độ thấp – thẳng (LLD – PE: Linear Low Density – Polyethylene) với độ chịu lực căng kéo cao đã mở ra khả năng ứng dụng rộng rãi kỹ thuật tưới nhỏ
Mô hình hệ thống tưới nhỏ thương mại đã bắt đầu từ cuối những năm 60 Ngày nay, tưới nhỏ đã là kỹ thuật mũi nhọn về thủy nông ở Australia, Nam California và Trung Đông Đây là những nơi rất khó khăn về nguồn nước ngọt, với kỹ thuật tưới nhỏ, người ta đã giảm lượng nước sử dụng từ 25 – 50% mà lại tăng năng suất, nhanh chóng mang lại lợi nhuận cho nhà nông
3.1.2.2 Các yếu tố kỹ thuật trong mô hình tưới nước tiết kiệm
Định nghĩa về thống tưới nhỏ – những lợi ích
Hệ thống tưới nhỏ là từ dùng để mô tả một phương pháp tưới với những đặc điểm sau:
1/ Nước tưới được dùng ở mức độ thấp và tiết kiệm
2/ Nước tưới được dùng từ từ trong suốt một thời gian dài
3/ Có thể kiểm soát được lượng nước, lượng dinh dưỡng và hóa chất dùng cho cây trồng
4/ Nước được dùng trực tiếp ở vùng rễ cây trồng
5/ Nước được dùng qua một hệ thống dẫn có áp lực thấp
Một hệ thống tưới nhỏ dẫn nước đến cây trồng, sử dụng mạng lưới các đường dẫn chính, dụng cụ quan trắc và phân bổ nước đến các đường nhánh Các đường dẫn nhánh này có những điểm lấy nước suốt dọc theo chiều dài của chúng Mỗi nguồn hay
Trang 33dùng giống nhau: những thành phần cần thiết cho sự tăng trưởng đến trực tiếp ở vùng
rễ cây trồng
Nước và các chất dinh dưỡng vào đất từ những lỗ nhỏ, di chuyển vào vùng rễ cây trồng qua những lực phối hợp giữa trọng lực và lực mao dẫn Bằng cách này, việc cung cấp nước và dinh dưỡng được thực hiện liên tục và ổn định để cây trồng không bao giờ phải chịu thiếu hay thừa nước và dinh dưỡng: điều này cho phép cây trồng đạt mức tối ưu về tăng trưởng và năng suất, hệ sinh thái đất vùng rễ cây trồng có sự phát triển cân bằng
3.1.2.3 Những lợi ích của kỹ thuật tưới nhỏ
– Mức độ sử dụng nước thấp
– Sự phân phối nước đồng đều
– Điểm tưới nước ngay chính vùng rễ của cây trồng
– Kiểm soát được môi trường vùng rễ cây
– Cải thiện việc kiểm soát dịch hại
– Áp dụng cho tất cả các vùng đất dốc, ruộng bậc thang
– Bảo quản nước
– Nâng cao hiệu quả sử dụng hóa chất
– Tiết kiệm năng lượng
– Tạo cân bằng đất – nước – muối ở vùng rễ cây trồng
– Tăng năng suất cây trồng
– Cải thiện chất lượng cây trồng
– Giảm chi phí lao động
– Cải thiện việc kiểm soát cây trồng
3.1.2.4 Quan hệ đất – nước – cây trồng
Đất là một kho dự trữ, cung cấp nước và các chất dinh dưỡng cho cây trồng, là một môi trường qua đó nước và các chất dinh dưỡng di động Đất còn là nơi để cây bám vào, và là hồ chứa nước cung cấp cho sự tăng trưởng của cây trồng
Tính chất của đất thay đổi theo bản chất cơ lý của nó và thường được dùng làm
cơ sở để xác định mức độ mà cây trồng có thể sinh trưởng và phát triển, đó cũng là cơ
sở để xác định cách tưới và mức tưới cho loại cây trồng
Trang 34Các hệ thống tưới nhỏ thường tùy thuộc vào sự hấp thụ, di chuyển, tích chứa và cung cấp nước, dưỡng chất trong đất đến cây trồng Do vậy, cần có một kiến thức đầy
đủ về bản chất đất đai làm cơ sở cho việc thiết kế hệ thống tưới
Khi nước được tưới chậm vào đất tại một điểm, nó chịu tác động của trọng lực (hướng xuống dưới) và lực mao dẫn (hướng lên trên), tạo ra một trạng thái hay tính cách ẩm ướt của đất Đây là đặc trưng ngấm hút và di chuyển của nước trong đất của mẫu đất và khoảng nước tưới trên bề mặt đất
Điều cần thiết là năng lượng dùng để di chuyển nước từ đất Nếu áp lực dữ nước của đất tăng, cây trồng cần nhiều năng lượng hơn để lấy nước Nước mao dẫn lên chậm và khi ít nước trong đất, cây trồng phải ra rễ dài hơn đến vùng đất có nước
Chính điều này giải thích vì sao chất lượng và năng suất tối ưu của cây trồng đòi hỏi một mức độ ẩm trong vùng rễ cây phải được giữ gần với độ ẩm đồng ruộng trong các thời kỳ sinh trưởng, ra hoa, kết quả Ở độ ẩm đồng ruộng, việc cung cấp nước và oxigen cho rễ cây đạt mức tối ưu, giúp cây trồng tăng trưởng mạnh, cũng như
hệ sinh thái đất ở trạng thái tốt
3.2 Phương pháp nghiên cứu
b) Thu thập số liệu sơ cấp
– Phỏng vấn trực tiếp hộ nông dân có gắn hệ thống tưới nước tiết kiệm và cả những hộ nông dân không gắn hệ thống, bằng phương pháp sử dụng bảng câu hỏi soạn sẵn có kết hợp giữa câu hỏi đóng và câu hỏi mở Tổng số hộ được phỏng vấn là 50, trong đó có 20 hộ có gắn hệ thống tưới nước tiết kiệm và bón phân qua đường ống và
30 hộ không gắn hệ thống này
– Tham quan trực tiếp, chụp hình vườn có lắp đặt hệ thống và không lắp đặt
Trang 35– Tham gia trực tiếp vào lớp học “Thiết kế, vận hành hệ thống tưới nước tiết kiệm và bón phân qua đường ống” do Trung Tâm Khuyến Nông tỉnh Đồng Nai tổ chức dạy cho các trạm Khuyến Nông của các huyện trong tỉnh
3.2.2 Xây dựng bảng câu hỏi
Bảng câu hỏi được xây dựng nhằm mục đích thu thập những thông tin đáp ứng cho mục tiêu nghiên cứu Nội dung của bảng câu hỏi bao gồm những thông tin:
– Thông tin cơ bản về hộ điều tra
– Thông tin về tình hình sản xuất nông nghiệp của hộ nông dân
– Thông tin về các khoản chi phí đầu tư vào chăm sóc cây trồng, cũng như công lao động
– Thông tin về sản lượng đầu ra của nông sản
– Ý kiến hộ nông dân về lợi ích của việc lắp đặt hệ thống tưới nước tiết kiệm và hiệu quả của hệ thống
3.2.3 Phương pháp phân tích
a) Phương pháp mô tả
Phương pháp mô tả là cách thức thu thập thông tin nhằm kiểm chứng những giả thiết hay giải thích các câu hỏi liên quan đến tình trạng hiện tại của đối tượng nghiên cứu
Đối với việc nghiên cứu đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình tưới nước tiết kiệm và bón phân qua đường ống thông qua phương pháp mô tả nhằm làm rõ, trả lời chính xác được các mục tiêu sau:
– Mô tả nhằm xác định và báo cáo tiến trình áp dụng lắp đặt hệ thống của các
hộ nông dân trên địa bàn huyện
– Nhằm đánh giá có ý kiến của hộ nông dân khi có lắp đặt hệ thống về các mặt:
tự nhiên, kinh tế của các hộ, hiệu quả đem lại của mô hình
Từ đó có cơ sở nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng, hiệu quả mang lại từ mô hình TNTK và bón phân qua đường ống vào sản xuất của các hộ nông dân
Trang 36Dùng phương pháp lịch sử và phương pháp mô tả sẽ góp phần bổ sung, hỗ trợ qua lại giúp ta đánh giá sự việc một cách khách quan và chính xác hơn
c) Phương pháp phân tích chi phí và thu nhập nông hộ
Để đánh giá sự khác biệt về thu nhập của nông hộ trước và sau khi lắp đặt hệ thống, cũng như các hộ có lắp đặt và các hộ không lắp đặt hệ thống
Phương pháp này nhằm phân tích kết quả và hiệu quả sản xuất ở cấp hộ, xem
đó là chỉ tiêu định lượng các tác động của việc lắp đặt hệ thống tưới nước tiết kiệm Các khoản chi phí bao gồm: phân bón, công lao động, nhiên liệu, thuốc BVTV…
3.2.4 Xử lý số liệu
Sử dụng phần mềm Excel để xử lý và phân tích số liệu
3.2.5 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả kinh tế
¾ Doanh thu tăng thêm/chi phí tăng thêm
Doanh thu = tổng sản lượng * đơn giá
Chi phí sản xuất = Chi phí vật chất + Chi phí lao động thuê + Chi phí lao động nhà
¾ Hiệu quả sản xuất = Lợi nhuận tăng thêm/chi phí tăng thêm
– Lợi nhuận = Tổng doanh thu – Tổng chi phí
– Lợi nhuận tăng thêm = Lợi nhuận hộ có lắp đặt hệ thống – Lợi nhuận hộ không có lắp đặt hệ thống
– Chi tăng thêm = Chi của hộ có lắp đặt hệ thống – Chi của hộ không lắp đặt hệ thống
Lợi nhuận: Lợi nhuận là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp, biểu hiện kết quả của
quá trình sản xuất của hộ nông dân Nó phản ánh đầy đủ các mặt số lượng, chất lượng thu được của sản phẩm, lợi nhuận là mục tiêu phấn đấu của các hộ nông dân trong hoạt động đầu tư sản xuất
Lợi nhuận là nguồn vốn cơ bản của tái sản xuất, mở rộng quy mô sản xuất của từng hộ nông dân, cũng như toàn bộ nền kinh tế Lợi nhuận là đòn bẩy kinh tế, có tác dụng khuyến khích các hộ nông dân gia tăng đầu tư sản xuất để nâng cao lợi ích kinh
tế cho từng hộ nông dân và của toàn bộ nền kinh tế
Trang 37CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Thực trạng áp dụng mô hình TNTK và bón phân qua đường ống tại tỉnh Đồng Nai
trong sản xuất nông nghiệp
Qua theo dõi, điều tra của Trung Tâm Khuyến Nông Tỉnh về mô hình trồng cây
có gắn hệ thống tưới nước tiết kiệm và tưới nước tiết kiệm có kết hợp bón phân qua đường ống, trên toàn tỉnh (mô hình khuyến nông thực hiện và nông hộ tự làm thêm) là
458 ha, năm 2008 tăng 119,5 ha so với cuối năm 2007 Trong đó mô hình trồng cây có thiết kế hệ thống tưới nước tiết kiệm là 352,3 ha, mô hình tưới nước tiết kiệm có kết hợp bón phân qua đường ống là 105,7 ha
Diện tích các loại cây trồng có sử dụng hệ thống tưới nước tiết kiệm và tưới nước tiết kiệm có kết hợp bón phân qua đường ống cụ thể như sau: Tiêu: 55,1 ha; Cà Phê: 13,7 ha; Sầu riêng: 24 ha; Quýt: 77 ha; Điều: 4,4 ha; Chôm chôm: 21,45 ha; Bưởi: 28,7 ha; Xoài: 191,8 ha; Mận: 1 ha; Mãng Cầu: 8,5 ha; Tre Bát Độ: 1,1 ha; Rau: 17,7 ha; Ca cao: 1 ha; Ổi: 0,5 ha; Thanh Long: 0,2 ha; Nhãn: 0,5 ha, trên địa bàn 11 huyện, thị xã, thành phố (Tân Phú, Định Quán, Xuân Lộc, Cẩm Mỹ, Long Khánh, Trảng Bom, Vĩnh Cửu, Long Thành, Thống Nhất, Nhơn Trạch, Biên Hòa)
Trang 38Với cây trồng, thông qua hệ thống TNTK lượng nước tưới được điều tiết luôn
đủ ẩm, tạo điều kiện cho cây trồng phát triển, tránh được hiện tượng cây lúc thừa lúc thiếu nước như tưới tràn (trong giai đoạn mùa khô cây thường có hiện tượng thiếu nước và suy kiệt) Hạn chế đáng kể sâu bệnh hại cây trồng Đặc biệt, giúp kiểm soát được nấm bệnh gây hại ở vùng rễ cây (Với mô hình TNTK trên cây tiêu nằm trong
vùng bị nhiễm bệnh chết nhanh, chết chậm tại huyện Cẩm Mỹ đã giảm đáng kể)
Hiệu quả từ mô hình TNTK trên một số cây như: quýt, mãng cầu, tiêu Sau 4 –
5 năm có thể hoàn đủ vốn đầu tư ban đầu vào hệ thống TNTK
b) Về mô hình TNTK kết hợp bón phân qua đường ống:
Mô hình TNTK kết hợp bón phân qua đường ống thực hiện trên một số loại cây trồng như: Sầu riêng, tiêu, chôm chôm, xoài, bưởi, cam, quýt, điều đã mang lại hiệu
quả cao như:
Cây trồng giai đoạn kiến thiết cơ bản, phân bón được bón kết hợp qua đường ống tưới, góp phần tiết kiệm được trên 20% lượng phân bón so với bón phân theo cách bón truyền thống, nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón, giúp cho cây sinh trưởng phát
triển tốt
Cây trồng thời kỳ kinh doanh TNTK kết hợp bón phân qua đường ống tưới cung cấp cho cây trồng đầy đủ dinh dưỡng, năng suất cây trồng cao hơn so với tưới
nước bón phân theo phương pháp truyền thống khoảng 30%
Đất đai cấu trúc luôn được tơi xốp, không bí chặt, tạo điều kiện cho hệ vi sinh
Trang 39Chất lượng sản phẩm cây trồng được cải thiện: Cây sầu riêng, hiện tượng rụng trái sớm và trái sượng được giảm hẳn; trái chôm chôm không bị nứt vỏ, trái to hơn và đồng đều (mô hình chôm chôm tại xã Suối Cao huyện Xuân Lộc năng suất đạt 9,5 – 11 tấn/ha, trái chín đồng đều, trái loại 1 chiếm trên 90%), Bệnh chết nhanh, chết chậm trên cây tiêu cũng được giảm rõ rệt, tỷ lệ hạt lép ít
Mô hình tưới nước tiết kiệm, bón phân qua đường ống là mô hình cho hiệu quả kinh tế khá cao trên cây công nghiệp và cây ăn trái, tiết kiệm được lượng nước tưới, công lao động, tăng năng suất và chất lượng trái, tăng tuổi thọ của cây và hạn chế được
sâu bệnh
Hộ ông Phạm Văn Tám ở ấp Lò Than, xã Bảo Bình, huyện Cẩm Mỹ đã áp dụng
hệ thống tưới nước tiết kiệm trên diện tích 1,5 ha sầu riêng Mongthong kết quả đã tăng
năng suất từ 7 tấn lên 10 tấn/ha, tiết kiệm được 30% chi phí tưới nước
Hộ ông Bùi Ngọc Lắng ấp 2, xã Tà Lài, huyện Tân Phú đã áp dụng hệ thống tưới nước tiết kiệm cho vườn tiêu Vĩnh Linh trên diện tích 1 ha cho hiệu quả khá cao, tiết kiệm được 4,1 triệu tiền công tưới và 4,5 triệu tiền nhiên liệu trong một vụ mà
năng suất đạt 4 tấn/ha, trước đây chỉ đạt 3 tấn/ha
4.1.2 Nhận xét ban đầu của Trung tâm Khuyến Nông tỉnh Đồng Nai về mô hình
Mô hình TNTK và TNTK kết hợp bón phân qua đường ống trong thời gian qua
đã thu được một số kết quả trong sản xuất nông nghiệp, cụ thể:
– Tiết kiệm được công chăm sóc, phân bón và nguồn nước tưới góp phần giảm đáng kể chi phí đầu tư và giảm giá thành sản phẩm
– Chất lượng sản phẩm được nâng cao, hiện tượng sượng trái ở sầu riêng, nứt
vỏ trái ở cây chôm chôm, tỷ lệ hạt lép ở cây tiêu giảm hẳn
– Cây sinh trưởng và phát triển tốt, sức đề kháng cao, giảm đáng kể hiện tượng sâu bệnh hại trên cây trồng
– Nguồn nước tưới và phân bón được cung cấp một cách hợp lý giúp cho cây trồng sinh trưởng phát triển tốt, năng suất cây trồng được cải thiện rõ rệt
– Mô hình TNTK và TNTK kết hợp bón phân qua đường ống đã giảm đáng kể công chăm sóc khắc phục được tình trạng thiếu nhân công lao động ở nông thôn như
hiện nay
Trang 40– Từ mô hình trình diễn của Trung Tâm Khuyến Nông, thông qua các bước hội
thảo, tham quan đến nay số lượng mô hình và diện tích của bà con nông dân đã không
ngừng được nhân rộng
Tuy nhiên với số lượng mô hình TNTK và TNTK kết hợp bón phân qua đường
ống hiện nay chưa tương xứng với thực tế diện tích vườn cây ăn trái trên địa bàn tỉnh,
do còn một số lý do nông dân ngại đầu tư: Kinh phí đầu tư ban đầu cao (khoảng 15 –
20 triệu đồng/ha, tuỳ vào từng đối tượng cây trồng và loại vật tư lắp đặt), vật tư hệ
thống tưới sau khi lắp đặt khó bảo quản vì diện tích vườn cây ăn trái thường xa nơi ở
dễ bị mất, giá nông sản không ổn định
Trong thời gian tới để phát huy hơn nữa tính hiệu quả của mô hình TNTK và
mô hình TNTK kết hợp bón phân qua đường ống, Trung Tâm Khuyến Nông tiếp tục
theo dõi, đánh giá, từng bước cải tiến thiết kế lắp đặt hệ thống đảm bảo đơn giản hơn,
dễ vận hành Ứng dụng và nhân rộng trên nhiều loại cây trồng khác với các điều kiện
địa hình canh tác cụ thể, phát huy được hiệu quả cao nhất
4.2 Mô tả kết quả điều tra
Để đánh giá cụ thể tác động, lợi ích của mô hình tưới nước tiết kiệm và bón
phân qua đường ống trên cây trồng một cách chính xác và có cơ sở cụ thể Do đó việc
điều tra phỏng vấn trực tiếp các hộ nông dân có lắp đặt hệ thống và những hộ không
lắp đặt hệ thống, để kết luận cho những nhận xét ban đầu của trung tâm khuyến nông
tỉnh, trạm khuyến nông huyện cũng như chính quyền địa phương về hiệu quả mô hình
mang lại ta có những so sánh như sau:
4.2.1 Thông tin chung
Bảng 4.1 Số Người Trong Hộ Điều Tra
Hộ có hệ thống Hộ không có hệ thống Quy mô nhân khẩu