0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Giải pháp phát triển rau sạch CNC tập trung theo hướng VietGAP

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA VIỆC SẢN XUẤT RAU AN TOÀN THEO HƯỚNG CÔNG NGHỆ CAO TẠI HTX XUÂN HƯƠNG (Trang 86 -107 )

Trong những năm vừa qua ngành nông nghiệp sản xuất rau, hoa, quả tại Việt Nam phát triển rất mạnh và đã có mặt trên thị trường một số nước, tiêu biểu kể đến là cây rau bó xôi, hoa cúc cắt cành, cây thanh long và mới đây là cây chôm chôm đã xuất sang các thị trường khó tính như Nhật, Mỹ, Châu Âu. Để làm được như vậy các hộ

nông dân đã thực hiện tốt các quy trình của GAP do Nhà nước và các nước đối tác đưa ra. Chính vì vậy, ngành nông nghiệp nói chung và ngành sản xuất rau nói riêng muốn phát triển thì bắt buộc mỗi người nông dân phải tuân theo các quy tắc nghiêm ngặt mà các Cơ quan chức năng trong và ngoài nước đề ra. Việc thay đổi quy trình sản xuất sang hướng CNC theo tiêu chuẩn GAP là hướng đi chung cho nông nghiệp của các nước, vì vậy Nhà nước cần phải có nhiều hỗ trợ cho người nông dân để họ có đủ khả

thương hiệu và nâng cao năng lực cạnh tranh cũng như chỗ đứng trên thị trường rau hoa quả tươi cả trong và ngoài nước cho ngành sản xuất rau của Đà Lạt.

Gii pháp v thu hút vn.

Vốn luôn là nhân tố đầu tiên và quan trọng giúp cho người nông dân cải tiến quy trình sản xuất của mình. Liên hệ trực tiếp với các nước sẵn sàng hỗ trợ miễn phí về vốn và kỹ thuật cho người nông dân áp dụng, chuyển giao phương thức sản xuất thông thường sang sản xuất theo các quy tắc tiêu chuẩn có ứng dụng KHKT tiên tiến. Hiện tại, có hai nước đang thực hiện các chương trình hỗ trợđó là Mỹ và Canada. Hay có thể tìm kiếm nguồn tài trợ từ các bạn hàng.

Các nhân hàng như Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, Ngân Hàng Chính Sách, nên thành lập riêng một ngân sách riêng trong việc cho vay sản xuất nông nghiệp với lãi suất thấp; thủ tục cho vay đơn giản có thể không cần thế chấp mà cho vay dựa trên sự tín nhiệm giúp người nông dân chủđộng hơn (vì đối với một số hộ

nông dân sản xuất nông nghiệp trên đất thuê, nên họ không có giấy tờ thế chấp thích hợp để vay sản xuất nông nghiệp); thời gian vay trên 3 năm, số tiền cho vay trên 50 triệu/ người/ 1000m2 ( đối với hộ sản xuất theo mô hình công nghệ cao).

Gii pháp v tiếp cn KHKT mi phù hp.

KHKT phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội, tự nhiên và nhu cầu của các loại cây trồng sẽ giúp năng suất của các nông sản tăng cũng như rút ngắn khoảng cách về

trình độ tiến bộ công nghệ sản xuất với các tỉnh thành phố khác trong nước.

Tại mỗi cụm phường, xã nên xây dựng ít nhất một mô hình sản xuất rau an toàn công nghệ cao theo tiêu chuẩn VietGap mẫu cho người nông dân đến tham khảo, tìm hiểu, học hỏi và dễ dàng áp dụng theo.

Tập trung những khu nhân giống tại mỗi phường, xã dưới sự chỉ đạo nghiên cứu của Viện Khoa Học hay Sở Khoa Học.

Nơi bảo quản, chế biến nên nhờ đến phía đối tác sản xuất nước ngoài, để xây dựng được các quy trình chế biến bảo quản riêng cho từng cây rau khác nhau tránh sử

dụng các chất bảo quản có hại đến sức khoẻ người sản xuất và người tiêu dùng.

Gii pháp v th trường.

Thị trường nên được hình thành qua các hợp đồng lâu dài từ 5-10 năm để có thể ổn định giá cả, và lượng cung-cầu. Các phương tiện truyền thông hằng ngày nên dành ít nhất 15 phút trong bản tin thời sự, hay nữa mặt báo đểđưa các thông tin mới nhất về

75

Mở rộng thị trường thông qua các bạn hàng tìm năng, các nước có cùng biên giới, các khu vực kinh tế mà Việt Nam tham gia như các nước trong khu vực ASEAN, Châu Á Thái Bình Dương, tổ chức WTO,… Thường thì nên tham gia những nước có những tiêu chuẩn đơn giản trước sau đó mới đến các nước có tiêu chuẩn khắc khe. Cần chú trọng thị trường trong nước lên trên hết, để bình ổn giá trong nước.

Nhà nước nên hạn chế dần việc nhập khẩu các mặt hàng nông sản, thay vào đó là việc khuyến khích và mở rộng thị trường cho các mặt hàng nông sản trong nước. Cũng giống như các hàng hoá khác, nông sản cũng kêu gọi người tiêu dùng “ Người Việt Nam dùng nông sản Việt Nam”.

Xây dựng mạng lưới điện vào những nơi sản xuất xa dân cư, để đảm bảo quá trình sản xuất thu hoạch chế biến bảo quản rau quảđúng tiêu chuẩn.

Gii pháp v ngun nhân lc.

Hiện tại nguồn nhân lực hoạt động trong nông nghiệp còn thiếu vì thế mà việc chuyển giao KHKT mới đến người nông dân còn chậm.

Cán bộ khuyến nông nên tham gia các lớp học thực tế từ đồng ruộng, các lớp học từ những người nông dân có kinh nghiệm thực thế, vì điểm khuyến khuyết của các cán bộ khuyến nông Việt Nam là thiếu kinh nghiệm thực tế.

Sinh viên tốt nghiệp các ngành có liên quan đến nông nghiệp thường không làm cùng ngành vì thu nhập thấp, và khó sinh việc; chính vì vậy cần mở rộng hệ thống hoạt

động nông nghiệp tại mỗi địa phương để giúp cho sinh viên nông học có thể tham gia vào hoạt động nông nghiệp.

Hướng sản xuất rau sạch cũng như các sản phẩm nông nghiệp khác theo hướng VietGAP giúp cho nông nghiệp Việt Nam phát triển bền vững, thị trường được mở

rộng. Bên cạnh đó, sức khở của người sản xuất và người tiêu dung được bảo vệ, môi trường sinh thái được phục hồi.

CHƯƠNG 5

KT LUN VÀ KIN NGH

5.1 Kết luận.

Qua điều tra khảo sát, tính toán tổng hợp so sánh giữa tình hình sản xuất của 15 hộ tại HTX Xuân Hương và 15 hộ tại phường 11 tôi đi đến một số kết luận:

Mô hình HTX Xuân Hương là một mô hình HTX kiểu mới về sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thành công tại TP.Đà Lạt. HTX đã giúp cho 21 hộ

nông dân trồng rau tại phường 9 tìm ra hướng đi mới cho nông sản của mình; các hộ

nông dân sản xuất tập trung có phân công và tự làm chủ đầu ra thông quá các hợp

đồng ký kết dài hạn, nên thu nhập của họ ổn định hơn trước thậm chí một số hộ có thu nhập khá cao. Mô hình sản xuất rau an toàn công nghệ cao của HTX Xuân Hương là mô hình sản xuất nông nghiệp điển hình thành công cả việc ứng dụng công nghệ và tiêu chuẩn VietGap tại vườn, giúp nâng cao thu nhập cho nông dân. Hiện tại, mô hình

đang được xem là bước chuyển tiếp từ sản xuất rau thông thường tự phát sang sản xuất rau an toàn CNC tập trung tiến đến sản xuất theo mô hình mà tiêu chuẩn VietGap đã

đề ra.

Việc sản xuất rau của các hộ nông dân tại phường 11 chủ yếu là tự phát, mang mún vá ít có ứng dụng KHKT trong việc sản xuất, đầu ra của người nông dân chủ yếu bán cho các thương lái nên họ khó có thể nắm bắt giá của nông sản tại thị trường tiêu thụ. Chính vì những sản xuất theo cảm tính mà người nông dân thường chịu thiệt thòi về giá cả khi bán sản phẩm của mình ra ngoài thị trường.

Ngành rau an toàn CNC mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người sản xuất, bên cạnh đó ngành này còn bảo vệ sức khoẻ cho cả người sản xuất và người tiêu dùng. Hơn thế nữa, ngành sản xuất rau an toàn có chứng nhận của Quốc Gia và Quốc tế sẽ

giúp mang lại thương hiệu cho ngành sản xuất rau tại Đà Lạt, Lâm Đồng. Việc có

được những giấy chứng nhận đó sẽ giúp mang thương hiệu rau Đà Lạt có thể mở rộng xuất khẩu sang nhiều thị trường khác nhau trên thế giới, tăng vị thế cạnh tranh cả trong và ngoài nước.

77

5.2 Kiến nghị.

5.2.1 Đối với hộ nông dân.

Các hộ nông dân tại HTX Xuân Hương nên chủ động hơn trong việc đăng ký các chứng nhận Quốc Gia và Quốc tế cho cây rau của mình. Xã viên tại HTX kết hợp với Ban chủ nhiệm sữa chữa các kho chứa nông sản sau thu hoạch, xin vốn đầu tư từ

chính quyền địa phương để tăng cường các kỹ thuật tiên tiến được ứng dụng trong HTX.

Các hộ nông dân tại phường 11 nên chủđộng trong việc tìm và áp dụng giống, kỹ thuật canh tác, ứng dụng KHKT mới vào quá trình sản xuất của mình. Tích cực tham gia các khoá huấn luyện khuyến nông tại phường. Việc lựa chọn cây trồng trong hiện tại không nên phụ thuộc nhiều vào cảm tính hay phòng trào mà phụ thuộc vào

điều kiện kinh tế của gia đình. Thường xuyên bổ sung thông tin nông nghiệp (cách thức canh tác, KHKT, thị trường,…) qua báo đài, người nông dân có thể thấy được các thông tin nông nghiệp trước 7h tại VTV1, hay tại VTV2, và một số đài của nhiều địa phương khác nhau.

5.2.2 Đối với chính quyền địa phương.

Tăng cường các chính sách, nguồn vốn hỗ trợ cho cá hộ nông dân, HTX, doanh nghiệp để tại cơ hội cho người tham gia sản xuất nông nghiệp có được cơ sở vật chất tốt trong sản xuất, hay có cơ hội nâng cao năng lực sản xuất của mình, mạnh dạn đắng ký chứng nhận rau an toàn của Quốc Gia và Quốc tế.

Tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại với các địa phương khác trên toàn quốc, và các nước khác trên thế giới để mở rộng thị trường tiêu thụ cho cây rau

Đà Lạt cũng nhưổn định hơn đầu ra cho các mạt hàng nông sản tại địa phương.

Nhân rộng các mô hình HTX thành công trong địa phương, liên kết các HTX

đó với các hộ nông dân, phường, xã khác để họ có thể tham gia, tham khảo, học hỏi và có thể hình thành các HTX này tại nhiều phường, xã trong TP và trên toàn tỉnh. Đưa ra nhiều các chính sách ưu đãi hơn nữa đối với những cá nhân, tập thể có mong muốn sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGap và những tiêu chuẩn khác ở trong và ngoài nước.

Người phụ trách nông nghiệp hay các cán bộ khuyến nông tại phường, xã nên

đưa ra các hoạt động tuyên truyền người nông dân thay đổi tập quán canh tác cũ, chủ động hơn trong việc ứng dụng công nghệ mới, sản xuất rau an toàn mang chất lượng cao theo đúng tiêu chuẩn.

TÀI LIU THAM KHO

Phạm S, 2010. Tác động khoa học công nghệ trong việc nâng cao chất lượng và xuất khẩu nông sản ở Lâm Đồng, Hội thảo ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ

các tỉnh Tây Nguyên , Viên Khoa Học các tỉnh miền Nam, 8/2010.

Phạm S, 2008. Ngành rau Lâm Đồng trong xu thế hội nhập WTO, Hội nghị sản xuất rau an toàn và định hướng phát triển đến năm 2010 các tỉnh Nam, Bộ

NN&PTNT cục Trồng Trọt, 2008.

Nguyễn Công Thừa, 2011. Vai trò quản lý của hợp tác xã trong sản xuất, chế biến, bảo quan rau an toàn gắn liền với tiêu thụ sản phẩm, Báo cáo tổng kết chương trình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao giai đoạn 2004 – 2010 và mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện đến năm 2015, Đà Lạt 4/2011.

Nguyễn Văn Năm, Bài giảng Khuyến Nông, Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh, 2010.

Lê Văn Lạng, Bài giảng Markeing nông nghiệp, Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ

Chí Minh,2010.

Grahame Dixie, 2008. Sách hướng dẫn Marketing cho khuyến nông số 5 Marketing rau hoa quả (Tiến sĩ Phan Thị Giác Tâm, Thạc sĩ Nguyễn Thị Bích Phương dịch), Xuất bản với sự thoả thuận giữa Tổ chức Nông Lương của Liên Hợp Quốc Và Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh.

79

PH LC

Phụ lục 1: Bảng câu hỏi điều tra khảo sát 15 hộ xã viên tại HTX Xuân Hương. PHIẾU ĐIỀU TRA

Phục vụ cho nghiên cứu “Nghiên cứu hiệu quả kinh tế của việc sản xuất rau an toàn theo hướng công nghệ cao tại HTX Xuân Hương”.

Kính chào Ông/bà, tôi là sinh viên của trường Đại Học Nông Lâm TP. HCM,

đang thực hiện nghiên cứu về sản xuất rau an toàn công nghệ cao của HTX Xuân Hương. Tôi rất mong sự giúp đỡ và hợp tác của ông bà thông qua việc Ông Bà trả lời giúp các câu hỏi sau đây.

I. Thông tin chung về nông hộ điều tra.

1. Tên chủ hộ: ………Nam/Nữ: …..Tuổi: ….. 2. Địa chỉ……….. 3. Trình độ văn hoá: ………. 4. Số người trong hộ: ………người

Trong đó:

Số lao động trong nông nghiệp: ……….. người. Số lao động phi nông nghiệp: ……….. người.

5. Số năm ông (bà) trồng rau: ……….. năm.

6. Số năm ông (bà) tham gia chương trình rau an toàn của HTX: ……. năm. 7. Tổng diện tích đất nông nghiệp: ……….. m2.

Trong đó, diện tích các loại cây rau là:

Cây: ………. Diện tích: ………..m2. Cây: ………. Diện tích: ………..m2.

8. Ông (bà) có vay vốn khi tham gia chương trình rau an toàn công nghệ cao của HTX không?

Có Không

Nếu có, ông (bà) vay bao nhiêu? ………đ. Lãi suất .….% Thời gian….năm Vay ởđâu? ………

9. Ông (bà) có tham gia tập huấn khuyến nông không?

Có Không

Nếu có, ông (bà) đã tham gia: ………..lần/năm

II. Thông tin về sản xuất.

Doanh thu.

1. Số vụ trồng rau: ………./năm. 2. Sản lượng thu hoạch và giá bán sau mỗi vụ.

Loại rau Din tích (m2)

Sản lượng thu hoạch (kg) Giá bán (đ/kg)

81

Giống.

3. Ông (bà) sử dụng nguồn giống ởđâu? ... 4. Số lượng giống trong 1 vụ.

Loại Đơn v tính

Số lượng Đơn giá

Vụ I Vụ II Vụ III Vụ I Vụ II Vụ III

5.Chi phí sản xuất. Chi phí cốđịnh.

Tên Số lượng (cái) Đơn giá (đồng) Năm sử dụng (năm)

Máy bơm Bình phun thuốc Hệ thống tưới Tựđộng Thủ công Nhà kính, nhà lưới Nilong

Dàn nhà, cọc Dây Các chi phí khác Chi phí biến đổi. Chi phí Đơn v tính

Số lượng Đơn giá

Vụ I Vụ II Vụ III Vụ I Vụ II Vụ III Thuốc Thuốc trừ bệnh BVTV Khác Phân bón NPK Lân Vi sinh Làm Đất Nhà Thuê

83 Gieo trồng Nhà Thuê Chăm sóc Nhà Thuê Thu hoạch Nhà Thuê Thu hoạch và tiêu thụ.

6. Có phân loại sau thu hoạch không?

Có Không

Nếu có thì như thế nào?

……….. 7. Có xử lý sau thu hoạch không ?

Có Không Nếu có thì xử lý như thế nào ………. 8. Hình thức tiêu thụ. Bán qua HTX Bán trực tiếp Nơi bán ……….

III. Đánh giá của việc trồng rau an toàn công nghệ cao tại HTX.

1. Những khó khăn ông (bà) gặp phải khi tham gia vào việc sản xuất rau an toàn công nghệ cao tại HTX:

………….………... ……….. 2. Ông (bà) đánh giá như thế nào khi tham gia vào chương trình trồng rau của

HTX.

Sản lượng rau cả năm ………. Doanh thu cả năm (1000 VND) ..……….. Thị trường:……… 3. So sánh mức độ rủi ro về kinh tế (lợi nhuận) trước và sau khi trồng rau an toàn

công nghệ cao tại HTX.

Nhiều rủi ro hơn Ít rủi ro hơn Không khác 4. Xếp thứ tự tăng dần một số loại rủi ro khi trồng rau.

Rủi ro Thứ tự trước khi tham gia HTX

Thứ tự sau khi tham gia HTX

Giá thị trường của rau không ổn định Giá vật tư Cung cấp lao động Thời tiết thay đổi Sâu, bệnh 5. Đề xuất của ông (bà) để giải quyết những khó khăn: ……… ………

85

Phụ lục 2: Phiếu điều tra 15 hộ sản xuất rau tại phường 11. PHIẾU ĐIỀU TRA

Phục vụ cho nghiên cứu “Nghiên cứu hiệu quả kinh tế của việc sản xuất rau an toàn theo hướng công nghệ cao tại HTX Xuân Hương”.

Kính chào Ông/bà, tôi là sinh viên của trường Đại Học Nông Lâm TP. HCM,

đang thực hiện nghiên cứu về sản xuất rau thông thường tại phường 11, để có thểđánh giá tốt hơn vềđề tài nghiên cứu của mình. Tôi rất mong sự giúp đỡ và hợp tác của ông bà thông qua việc Ông Bà trả lời giúp các câu hỏi sau đây.

I. Thông tin chung về nông hộ điều tra.

1. Tên chủ hộ: ………Nam/Nữ: …..Tuổi: ….. 2. Địa chỉ……….. 3. Trình độ văn hoá: ………. 4. Số người trong hộ: ………người

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA VIỆC SẢN XUẤT RAU AN TOÀN THEO HƯỚNG CÔNG NGHỆ CAO TẠI HTX XUÂN HƯƠNG (Trang 86 -107 )

×