Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Luận văn: NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA VIỆC SẢN XUẤT RAU AN TOÀN THEO HƯỚNG CÔNG NGHỆ CAO TẠI HTX XUÂN HƯƠNG (Trang 39 - 42)

3.3.1 Phương pháp nghiên cứu.

a) Điều tra khảo sát tình hình sản xuất rau ở Đà Lạt.

Điều tra thu thập thông tin thứ cấp: Là phương pháp thu thập gián tiếp các thông tin về diện tích, sản xuất và tiêu thụ rau công nghệ cao; tiêu chuẩn của VietGap; các ứng dụng công nghệ cao trong việc sản xuất rau (nhà kính, nhà lưới, công nghệ

tưới tựđộng,…) tại sở Khoa Học và Phát Triển Nông Nghiệp Lâm Đồng, hay qua các website của tỉnh thành phố, sách, báo,… Thông qua cách thu thập thông tin này có thể

biết được các nhận định của các chuyên gia đi đầu trong việc nghiên cứu, hướng dẫn, chuyển giao công nghệ cao trong sản xuất rau nói riêng và nông nghiệp nói chung trên thành phốĐà Lạt tỉnh Lâm Đồng, cũng như trên toàn quốc.

Điều tra thu thập thông tin sơ cấp: Tiến hành điều tra, khảo sát, phỏng vấn trực tiếp 15 nông hộ sản xuất rau công nghệ cao trong HTX Xuân Hương tại Phường 9 TP.Đà Lạt; 15 hộ sản xuất rau thông thường tại Phường 11 TP.Đà Lạt. Các hộ được chọn điều tra với những cây có số thời gian trồng và thu hoạch tương đương nhau để

dễ tính toán và so sánh.

Trong 30 hộđiều tra, các thông tin được thu thập gồm 3 phần chính là thông tin về nông hộ, thông tin sản xuất, đánh giá về việc trồng rau thông thường đối với các hộ

nông dân phường 11 hay rau an toàn đối với các hộ trong HTX Xuân Hương.

Trong các câu hỏi điều tra của phần thông tin sản xuất của phường 11 với HTX Xuân Hương là giống nhau; vì ởđây cần nắm thông tin như doanh thu, định phí, biến phí (giống, phân bón, thuốc BVTV,…), thu hoạch, tiêu thụ của 2 địa điểm này dùng để

so sánh. Còn lại, các thông tin khác phải khác nhau ởđiểm: tại phường 11 các hộ nông dân sản xuất rau thông thường, tự phát; còn tại HTX Xuân Hương trồng rau an toàn CNC, tập trung, có kí kết hợp đồng trước. Việc phân chia các câu hỏi khác nhau giúp nắm vững tình hình sản xuất của các mô hình sản xuất rau khác nhau, người điều tra dễ tiếp xúc và hỏi người nông dân tại từng khu vực canh tác riêng biệt.

27

b) Phân tích hiệu quả sản xuất – hiệu quả kinh tế.

Hiệu quả sản xuất là phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng nguồn lực (lao

động, thiết bị máy móc, nguyên vật liệu và tiền vốn) để đạt được mục tiêu cuối cùng của mọi hoạt động sản xuất - mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận.

Hiệu quả sản xuất thường được tính dựa vào sản lượng trong một năm trên 1000m2, số vụ có thể canh tác trong vòng một năm, và các loại chi phí đã bỏ ra trong một năm như định phí (đã khấu hao), giống, phân bón, thuốc BVTV, công lao động,... Khi đánh giá hiệu quả sản xuất sẽ nhìn thấy được sự khác biệt khi thay đổi mô hình sản xuất từ rau thông thường sang rau an toàn; từ đó có thể đánh giá được hướng đi trong tương lai của ngành sản xuất rau.

Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế nhằm phản ánh mối quan hệ giữa kết quả thu được và phần chi phí bỏ ra trong quá trình sản xuất. Và lúc đó người ta quan tâm đến kết quả sản xuất với mong muốn với những đầu ra vào hữu hạn mà vẫn thu

được kết quả hay năng suất cao.

Từ kết quả thu thập thông qua điều tra khảo sát tiến hành phân tích so sánh hiệu quả sản xuất rau sản xuất CNC và rau thông thường.

Sử dụng phương pháp thống kê mô tả phương pháp được sử dụng để đánh giá hiệu quả kinh tế của việc sản xuất rau, qua việc so sánh mô hình sản xuất rau tại HTX Xuân Hương và phường 11.

c) Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất và hiệu quả kinh tế.

Thay đổi giống cây trồng giúp tăng năng suất sản lượng trong một vụ sản xuất. Các yếu tốđầu vào: điều chỉnh các yếu tốđầu vào ảnh hưởng đến thu nhập của người sản xuất. Việc xác định các yếu tốđầu vào trong một năm của nông dân thường gặp nhiều khó khăn vì họ không chỉ trồng 1 loại cây mà trồng nhiều loại cây khác nhau. Sự thay đổi về giá trong những năm vừa qua cũng làm cho người nông dân thay

Giá cả thị trường: thị trường nông sản tại Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung thường rất bấp bênh do ảnh hưởng nhiều yếu tố khác nhau như thời tiết, sự ưa chuộng của người tiêu dùng. Khoá luận chỉ ra sự khác nhau về giá của một thị trường

được kí kết chặt chẽ giữa người sản xuất với người mua, và giá của một thị trường tự

phát không có hợp đồng kí kết nên sự mua bán phụ thuộc nhiều vào cung – cầu của thị

trường, người nông dân cũng không thể nắm bắt được mức giá mà mình sẽ bán được, hay mức giá hiện tại của thị trường.

Nhu cầu thị trường hay nhu cầu của nhiều NTD: nhu cầu biến động phụ thuộc vào thu nhập của NTD, bên cạnh đó là thông tin về sức khoẻ của sản phẩm đó. NTD

ưu chuộng các sản phẩm sạch, có đóng gói, có nguồn gốc, và đối với những người có thu nhập ổn định họ thường mua nông sản ở nơi an toàn để bảo đảm chất lượng.

Biến đổi khí hậu: sự thay đổi về nhiệt độ, sự thất thường của thời tiết, các đợt lũ

lụt hạn hán ngày càng nặng nề và khó đoán trước làm người nông dân quyết định thay

đổi phương thức canh tác của mình. Họ mong muốn chủ động hơn trong việc bảo vệ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

các sản phẩm của mình để có thể bán ra thị trường, và quan trọng hơn là họ không còn mong muốn phụ thuộc vào tự nhiên như trước.

Ứng dụng KHKT: nông nghiệp không còn là ngành sản xuất tay chân đơn thuần nữa, mà ngày nay việc ứng dụng các công nghệ vào sản xuất nông nghiệp ngày càng phổ biến do việc tăng hiệu quả sản xuất khi thay đổi công nghệ. Khoá luận chỉ ra sự

khác nhau của việc ứng dụng công nghệ vào quá trình canh tác và việc sản xuất thủ

công. KHKT giúp tiết kiệm được phần lớn chi phí lao động tay chân tại nơi sản xuất; cũng như giảm bớt sự thất thoát nước khi tưới tiêu, tiết kiệm nguồn nước cho tương lai, giảm thuê mướn công lao động.

d) Đề xuất giải pháp sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP.

Trên cơ sởđiều tra khảo sát và các kết quả phân tích, thông qua nhận định của các nhà chuyên gia tại địa phương tiến hành đề xuất các giải pháp sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGap.

29

Một phần của tài liệu Luận văn: NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA VIỆC SẢN XUẤT RAU AN TOÀN THEO HƯỚNG CÔNG NGHỆ CAO TẠI HTX XUÂN HƯƠNG (Trang 39 - 42)