a) Nhà kính.
Theo điều tra quan sát, hiện nay các hộ nông dân trong HTX Xuân Hương có 4 kiểu nhà kính được xây dựng đó là:
Nhà kính được xây dựng hoàn toàn bằng tre với giá 65 triệu đồng/1000m2 – thời gian sử dụng 5-10 năm, nhưng hiện nay các hộ có điều kiện đều đang dần thay thế
các nhà kính bằng tre bằng nhà kính với các cột trụ bằng sắt kiên cố và có thể sử dụng trên 10 năm.
Nhà kính được xây dựng bằng sắt với giá trị trên 100 triệu đồng/1000m2, thời hạn sử dụng trên 10 năm. Trong đó có hai dạng phổ biến :
+ Nhà kính dạng vòm sắt với giá 85 triệu đồng/1000m2.
+ Nhà kính có mái bằng sắt với giá 100-110 triệu đồng/1000m2.
Trong 2 năm 2009-2010 trên thành phố có khoảng 10% diện tích nhà kính và nhà lưới được chuyển đổi sang kết cấu bền vững.
Ưu điểm: Cách ly được môi trường bên ngoài vì thế cây trồng tránh được những thay đổi thất thường của môi trường tự nhiên như: mưa, mưa đá, gió, bão, nắng gắt… và các côn trùng sâu bệnh có hại. Giữ ẩm đất, giảm bớt sự bốc hơi thất thoát nước, phân bón, thuốc BVTV.
Hạn chế: Chi phí đầu tư cao nếu xây dựng nhà kính nhà lưới đúng tiêu chuẩn. Khi xảy ra dịch bệnh thì khả năng lây truyền nhanh và khó chặn lại được. Mùa hè nhiệt độ
tăng cao thì khả năng xảy ra dịch bệnh cũng cao hơn. Thông thường nhiệt độ trong nhà kính thường cao hơn bên ngoài 1-20C.
e) Hệ thống tưới.
Hệ thống tưới phổ biến trong HTX Xuân Hương là tưới phun sương với giá 8- 10 triệu đồng/1000m2.
Hệ thống tưới nhỏ giọt trong HTX Xuân Hương được sử dụng hạn chế, và đã
được Tỉnh và Thành phốđầu tư 200 triệu đồng để có thể phát triển hệ thống tưới này. Hiện tại giá để lắp đặt và sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt khoảng 60 triệu/1000m2, đắt gấp 6 lần so với việc bắt hệ thống tưới phun sương nên mô hình này khó có thể phổ
biến trong hợp HTX. Với mức giá cao khoảng 60 triệu/1000m2 nên hệ thống tưới nhỏ
giọt chỉ được dùng phổ biến trong các công ty có nguồn vốn lớn như Labiang farm, Dalat Hasfarm.
Hiện tại,trong 2 năm 2009-2010, toàn thành phố diện tích áp dụng giải pháp tưới hiện đại là 1.600 ha tăng 33% , với hơn 120 ha diện tích đất canh tác được đầu tư
lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt tăng 1,5 lần so với năm 2008.
f) Phủ màng trên luống trồng.
Phủ màng trên luống trồng được dùng phổ biến với các cây như: xà lách xoăn,
ớt ngọt, bí ngồi,…, màng phủ có giá khoảng 600.000đ/400m tức là khoảng 1,5 triệu/1000m2 loại màng 1,2m.
Kỹ thuật phủ màng trên luống trồng.
Trước khi phủ màng cần dọn sạch đất, bón lón, cày xới, lên luống, tưới nước, sau đó trải màng phủ lên đất – màng phủ thường được trải rộng hơn luống trồng, kín cả hai chân luống để tránh cỏ mọc và giữ ẩm đất. Cố định màng phủ bằng dây chì ghim hai bên mé màng phủ hoặc bằng tre ghim bên mé luống trồng, hoặc lắp đất xung quanh mé luống để tránh gió. Cuối cùng, đục lỗ trên màng phủ hình tròn để cây chồi ra khỏi màng.
Ưu điểm: Hạn chế cỏ dại, côn trùng, giảm sự thoát hơi nước khoảng 90% nên giữ đất luôn có độ ẩm cần thiết, chống rửa trôi phân bón. Rau, quả sau khi thi thu hoạch khá sạch do không tiếp xúc nhiều với đất, tăng năng suất.
Hạn chế: Màng phủđược sử dụng chủ yếu với hệ thống tưới nhỏ giọt nên người nông dân thường ít khi sử dụng. Loại màng phủ này rất khó phân hủy nên có những tác động xấu tới môi trường.
35
g) Đánh giá.
Sở Khoa Học và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Lâm Đồng (Sở KH&PTNT tỉnh Lâm Đồng): Toàn bộ hệ thống canh tác đều áp dụng phương pháp canh tác mới có quy mô canh tác rõ ràng, luôn tuân theo tiêu chuẩn nhất định (VietGap) và vệ sinh an toàn thực phẩm của Việt Nam.
Người thực hiện đề tài: ngoài tiêu chuẩn VietGap HTX còn tuân theo một số
tiêu chuẩn khác như MetroGAP, tiêu chuẩn của sản xuất rau an toàn (RAT), tất cả các tiêu chuẩn mà HTX tuân theo còn phụ thuộc vào bên đối tác mà HTX cung cấp hàng. Ngoài ra, cơ sở vật chất của một số hộ trong HTX vẫn chưa hoàn thiện giống theo tiêu chuẩn của VietGap đã đề ra, nhưng trên hết việc canh tác sản xuất rau của các hộ xã viên đã đạt các yêu cầu mà Ban chủ nhiệm HTX đưa ra.