Điều khó khăn nhất là sựđiều tiết về giá cả trong một thị trường, việc này quá sức với một nông dân hoạt động riêng lẻ vì thế nếu một nông dân muốn tăng lợi nhuận (hay thu nhập) thì họ cần phải giảm các chi phí như phân bón, thuốc BVTV,…, và nhất là chi phí trong Marketing (tức là cần hạn chế tối đa các khâu trung gian trong quá trình đưa mặt hàng nông sản đến với người tiêu dùng).
57
Trong nhiều hoạt động, cán bộ khuyến nông và các cơ quan chức năng luôn cố
gắng tăng thu nhập của người nông dân qua việc tăng sản lượng và năng suất của cây trồng; nhưng những người nông dân sản xuất nông nghiệp lại luôn mong muốn là không chỉ tăng năng suất mà phải tăng cả thu nhập và lợi nhuân của họ. Đảm bảo cuộc sống của họ từ chính các nông sản mà họ sản xuất là những điều mà người nông dân cần, tuy nhiên, nếu muốn làm được việc này thì người làm nông phải biết được nhu cầu của thị trường, lượng bán ra, hay quá trình mà nông sản của hộ từ vườn đến tay người tiêu dùng.
Nói chung nông dân có là những người có nhiều kinh nghiệm về kỹ thuật nông nghiệp, nhưng nhu cầu và cách thức hoạt động của thị trường thì họ khó thể nắm bắt nhanh chóng và đầy đủ. Người nông dân có thể thay đổi kỹ thuật làm tăng năng suất, nhưng với từng cá nhân họ không thể giảm được chi phí trong quá trình đưa nông sản của họ tới người tiêu dùng. Khi người nông dân nhận ra điều này, thì ngay lập tức họ
sẽ sản xuất tập trung lại, có phân công rõ ràng; chính điều này giúp họ giảm hay tiết kiệm được một số chi phí cần trong quá trình lưu thông của cây rau như: như phí vận chuyển, chi phí đóng gói, quảng bá sản phẩm – thương hiệu. Các khâu trung gian trong quá trình đưa nông sản đến thị trường càng ít thì các chi phí kèm theo cũng sẽ giảm,
điều này sẽ làm ổn định thị trường hơn.
Qua hình 4.11 bên dưới, ta thấy được phần lớn lượng rau mà các xã viên sản xuất đã có được thị trường ổn định, nhưng vì các hợp đồng chưa được nhiều nên vẫn còn một lượng nhỏ lượng rau sản xuất tại HTX phải bán ra ngoài thị trường cho các thương lái; và lượng ra được bán ra thị trường phải chịu giá bán như các loại rau sản xuất thông thường bên ngoài. Như vậy, ban chủ nhiệm HTX cần phải chủ động tìm kiếm thêm một số hợp đồng tại các siêu thị, các điểm cửa hàng bán rau sạch để có thể
giúp các xã viên bán được hết các sản phẩm rau của mình cho HTX, tránh được hiện tượng trôi nổi về giá các loại rau an toàn.
Hình 4.11 Kênh phân phối RAT CNC của 15 hộ tại HTX Xuân Hương.
Nguồn: Điều tra – Tổng hợp, 2011. HỘ NÔNG DÂN
HTX XUÂN HƯƠNG THƯƠNG LÁI
Khác (Công ty, địa phương ) Siêu thị Nhà hàng Chợđầu mối Địa phương Nơi bán sĩ Nơi bán lẻ Nơi bán lẻ NTD NTD NTD NTD NTD Chợ NTD 80% 20%
59
Hình 4.12 Kênh phân phối rau của 15 hộ điều tra tại phường 11.
Nguồn: Điều tra – Tổng hợp, 2011. Qua hai kênh phân phối rau (Hình 4.11 và 4.12) ta thấy việc những người nông dân sản xuất tập trung và hình thành HTX mang lại nhiều lợi ích. HTX cũng làm công việc như thương lái đó chính là câu nối giữa nông sản tại vườn đến người tiêu dùng, và người nông dân chính là những người thành lập HTX, điều đó đồng nghĩa với việc người nông dân tự làm cầu nối với thị trường giống thương lái, như thế họ sẽ tự bảo vệ
HỘ NÔNG DÂN THƯƠNG LÁI Địa phương Chợđầu mối (TPHCM và các tỉnh phía Nam) Khác (công ty) Nơi bán lẻ Nơi bán sĩ Siêu thị Nơi bán lẻ NTD NTD NTD NTD Nơi bán sĩ Nơi bán lẻ NTD Nhà hàng Xuất khẩu
được các nông sản của mình cho tới khi nông sản được đưa đến nơi cuối cùng để bán cho người tiêu dùng. Lúc này, người nông dân sẽ không bị mất một khoảng thu nhập vào thương lái.
Trong thực tế, chúng ta không thể loại bỏ nhiệm vụ của thương lái vì một người nông dân không thể làm gì nếu không có thương lái, thương lái là cầu nối tốt nhất của người nông dân, họ giúp nông dân bán sản phẩm ra thị trường mà một người nông dân sản xuất đơn lẻ không thể tự bán sản phẩm của mình ra thị trường được. Mặc dù người nông dân biết là giá bán trực tiếp sẽ cao hơn nhưng bên cạnh đó họ phải đối diện với mức độ rủi ro cao hơn.