Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất và hiệu qua kinh tế

Một phần của tài liệu Luận văn: NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA VIỆC SẢN XUẤT RAU AN TOÀN THEO HƯỚNG CÔNG NGHỆ CAO TẠI HTX XUÂN HƯƠNG (Trang 59 - 107)

4.4.1 Các loại cây trồng được chọn trong điều tra.

Lựa chọn các loại cây có thời gian trồng và thu hoạch tương đương nhau giúp cho việc tính toán về hiệu quả kinh tế dễ dàng hơn; thuận lợi hơn trong việc so sánh các chỉ tiêu kinh tế.

Giống cây trồng của 15 hộ điều tra tại phường 11 đa số là các loại giống cũ được sử dụng trong nhiều năm qua và ít có sự thay đổi các loại giống mới. Những nông dân tại phường ít người sử dụng các giống cây trồng mới có giá trị bán ra lớn hơn vì họ không chắc chắn về đầu ra, nên việc chuyển đổi thường mang nhiều tính rủi ro, và họ không dám mạo hiểm nguồn thu nhập chính. Nếu họ trồng xà lách xoăn (lô lô) hay ớt ngọt, thì phải xây dựng nhà kính nhà lưới mà chi phí bỏ ra cho 1000m2

47

khoảng chừng trên 85 triệu, và đầu ra lại gặp nhiều khó khăn, nên dù biết giá trị sản phẩm cao nhưng người nông dân ởđây cũng không thể chuyển đổi cây trồng.

Bảng 4.8 Các loại rau được chọn trong điều tra. HTX Xuân Hương Phường 11

Loại cây Giá bán (đ/kg) Loại cây Giá bán (đ/kg)

Sú xanh (3-4 tháng) 2000-4000 Sú xanh (3-4 tháng) 1.500-3000 Sú tím (3-4 tháng) 6000-8000 Cà rốt (3-4 tháng) 2.000-5.000 Lơ xanh (1,5-2,5 tháng) 6.000-8000 10.000-12.000 Cải thảo (1 -2,5 tháng) 1.000-4.000 Xà Lách (1-1,5 tháng) 10.000-15.000 20.000-25.000 Ớt (6-8 tháng) Ớt vàng Ớt đỏ 30.000-50.000 45.000 30.000 Lơ trắng (5-7 tháng) 2.000-6.000

4.4.2 Trình độ học vấn và kinh nghiệm sản xuất.

Qua bảng 4.9 bên dưới ta thấy trình độ học vấn cấp 3 và trên cấp 3 của các hộ

trong HTX Xuân Hương chiếm tỷ lệ cao hơn các hộ có học vấn cấp 1 và 2 với 67% - 33%; nhưng trình độ học vấn của các hộ tại HTX Xuân Hương cao tập trung ở Ban chủ nhiệm HTX Còn các hộở phường 11 thì tỷ lệ các hộ có trình độ văn hoá cấp 1 và 2 cao hơn là 53%, các hộ có trình độ văn hoá cấp 3 và trên cấp 3 chiếm tỷ lệ 47%. Trình độ văn hoá của các hộ trong HTX Xuân Hương cao hơn các hộ được điều tra ở

phường 11. Trình độ văn hoá là một điều kiện thuận lợi giúp người nông dân chủđộng tiếp cận với KHKT mới, mạnh dạn hơn trong việc chuyển đổi kỹ thuật sản xuất của

mình. Việc thay đổi tập quán sản xuất khó hơn với những người có ít học vấn, vì họ

luôn sợ rủi ro, họ e ngại vì phải đầu tư lớn nhưng chưa biết được khả năng thu hồi vốn và lợi nhuận trong tương lai. Những người có học vấn ít hơn sẽ ít có độ nhạy trong việc nắm bắt cung-cầu của thị trường và họ chủ yếu sản xuất theo cảm tính.

Bảng 4.9 Trình độ học vấn của các chủ hộ. Trình độ học

vấn của các hộ điều tra

HTX Xuân Hương Phường 11

Số hộ (hộ) Cơ cấu (%) Số hộ (hộ) Cơ cấu (%)

Cấp 1 0 0 2 13 Cấp 2 5 33 6 40 Cấp 3 7 47 6 40 Trên cấp 3 3 20 1 7 Tổng 15 100 15 100 Nguồn: Điều tra – Tổng hợp, 2011.

Bảng 4.10 Kinh nghiệm trồng rau của các chủ hộ.

Kinh nghiệm HTX Xuân Hương Phường 11

Số hộ (hộ) Cơ cấu (%) Số hộ (hộ) Cơ cấu (%)

< 5 năm 1 7 3 20 5-10 năm 3 20 4 27 10-20 năm 8 53 6 40 >20 năm 3 20 2 13 Tổng 15 100 15 100 Nguồn: Điều tra – Tổng hợp, 2011

49

Hình 4.7 Kinh nghiệm trồng RAT CNC của 15 hộ tại HTX Xuân Hương.

Nguồn: Điều tra – Tổng hợp, 2011

Trình độ học vấn là một phần giúp cho người nông dân chấp nhận chuyển đổi canh tác, nhưng bên đó người nông dân cũng cần phải có kinh nghiệm. Kinh nghiệm là nhân tố quan trọng nhất giúp người nông dân sản xuất tốt mang lại nhiều thành công hơn. Việt Nam là một nước sản xuất nông nghiệp lâu năm vì thế kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp của nông dân cũng lâu năm, đa số kinh nghiệm sản xuất được truyền từ đời này sang đời khác, đó được xem là một thế mạnh của người nông dân Việt Nam. Kinh nghiệm kết hợp với trình độ học vấn, kinh nghiệm với KHKT tiến tiến, sẽ giúp cho người sản xuất thành công hơn.

4.4.3 Quy mô và tình hình sử dụng đất của các hộ điều tra. a) Quy mô canh tác của các hộ điều tra. a) Quy mô canh tác của các hộ điều tra.

Diện tích canh tác 15 hộ điều tra của HTX Xuân Hương là 1000-3000m2 (1-3 sào). Có những hộ diện tích canh tác lớn hơn nhưng các sản lượng các nông sản khác, nên chỉ chọn diện tích đất trồng các loại cây đã được lựa chọn để thuận tiện cho việc so sánh. Cũng như vậy, các hộ được điều tra của phường 11, diện tích đất tuy nhiều hơn nhưng chỉ chọn ra diện tích đất canh tác cây rau.

Bảng 4.11 Quy mô canh tác sản xuất nông nghiệp của các hộ điều tra. Diện tích

canh tác

HTX Xuân Hương Phường 11

Số hộ (hộ) Cơ cấu (%) Số hộ (hộ) Cơ cấu (%)

< = 1000m2 3 20 2 13 1000-3000 m2 7 47 4 27 3000-5000 m2 4 26 3 20 >5000 m2 1 7 6 40 Tổng 15 100 15 100 Nguồn: Điều tra – Tổng hợp, 2011

b) Tình hình sử dụng đất của các hộ điều tra.

Tại phường 11, người nông dân chủ yếu sử dụng những diện tích đất nằm gần trục

đường chính và những đoạn đường mà xe vận tải có thể vô được để trồng rau, còn lại, những diện tích đất nằm trong xa thì trồng cà phê, và các loại cây khác đểđỡ công vận chuyển, chăm sóc, và quản lý.

Bảng 4.12 Phân loại đất sử dụng trong nông nghiệp.

Diện tích HTX Xuân Hương Phường 11

Tổng diện tích đất (m2)

Cơ cấu (%) Tổng diện tích đất (m2) Cơ cấu (%) Rau 26.500 80 31.000 60 Khác 6.625 20 20.667 40 Tổng 33.125 100 51.667 100 Nguồn: Điều tra – Tổng hợp, 2011

51

c) Quy mô diện tích sản xuất rau của các hộ điều tra.

Hình 4.8 Quy mô canh tác của 15 hộ điều tra tại phường 11.

Nguồn: Điều tra – Tổng hợp, 2011.

Hình 4.9 Quy mô canh tác của 15 hộ điều tra tại HTX Xuân Hương.

Nguồn: Điều tra – Tổng hợp, 2011.

Diện tích đất trồng rau của 15 hộ nông dân tại phường 11 và 15 hộ tại HTX Xuân Hương chủ yếu là dưới 3000m2. Điểm đặc biệt của các hộ nông dân được điều tra trong HTX Xuân Hương là trong tổng diện tích đất canh tác, họ không chỉ trồng 1 loại cây mà họ chia nhỏ diện tích ra để trồng nhiều loại cây. Khi được hỏi thì họ giải thích là có những loại cây như rau gia vị chỉ cần trồng một diện tích nhỏ vì số lượng cây rau gia vị cung cấp trong hợp đồng không nhiều và loại cây này trồng rất nhanh thu hoạch. Hay cây ớt ngọt, trong toàn bộ diện tích đất của mình không hộ nào trồng

hết toàn bộ diện tích đất là cây ớt ngọt vì loại cây này thu hoạch rất lâu từ 6-8 tháng mới có thể thu hoạch được, mặc dù doanh thu rất cao từ 30.000-50.000đ/kg.

Bảng 4.13 Điểm mạng và điểm yếu của các quy mô canh tác nhỏ.

Điểm mạnh Điểm yếu

Chủ yếu sử dụng nguồn lao động gia

đình nên giá lao động rẻ.

Quy mô canh tác nhỏ thích hợp với các loại cây trồng ngắn ngày, công chăm sóc nhiều như cây gia vị, xà lách.

Quy mô canh tác nhỏ thích hợp với các loại cây trồng cao cấp, thị trường cần số lượng ít như cây dược thảo, cây kiểng, hoa.

Quy mô canh tác nhỏ nên số lượng nông sản ít, khó chủ động bán ra thị

trường.

Quy mô canh tác nhỏ nên người nông dân thường ít áp dụng các kỹ thuật mới vì họ không thích mạo hiểm, và thu nhập của họ không cho phép họ

mạo hiểm.

Người sản xuất thường bán qua thương lái và không tự tin tìm đến công ty hay nhà bán sĩ để bán trực tiếp vì lượng hàng ít.

Nguồn: Điều tra – Tổng hợp, 2011.

4.4.4 Tình hình tham gia khuyến nông của các hộ điều tra.

Bảng 4.14 Tình hình tham gia khuyến nông của các hộ điều tra.

Khuyến nông HTX Xuân Hương Phường 11

Số hộ (hộ) (%) Số hộ (hộ) (%)

Tham gia khuyến nông 15 100 3 20

Không tham gia khuyến nông 0 0 12 80

Tổng 15 100 15 100

Nguồn: Điều tra –Tổng hợp, 2011. Công tác khuyến nông trong HTX Xuân Hương hoạt động khá hiệu quả, Ban chủ nhiệm luôn là những người đi đầu học hỏi những đổi mới trong nông nghiệp thông qua các hội thảo, các lớp học từ nhiều địa phương khác. Trong 15 hộđiều tra thì cả 15

53

hộđều tham gia hoạt động khuyến nông do Ban chủ nhiệm HTX tổ chức. Các buổi tập huấn luôn là những buổi trao đổi kinh nghiệm trong sản xuất và chuyển giao KHKT, giống, phương thức canh tác mới do chính Ban chủ nhiệm hướng dẫn, và hầu như

không có những cán bộ khuyến nông tham gia hướng dẫn.

Việc tham gia các lớp tập huấn khuyến nông của 15 hộ điều tra tại phường 11 còn hạn chế chỉ có 20% số hộđiều tra tham gia vào hoạt động khuyến nông do phường tổ chức. Trong những năm gần đây, dù đã thay đổi cách thức trong các buổi tập huấn khuyến nông tại phường cho hợp với nhu cầu của người sản xuất tại phường nhưng hoạt động khuyến nông vẫn còn được nhận xét là kém hiệu quả và chưa thật sự đến gần với nông dân. Với hơn 900 hộ sản xuất nông nghiệp mà chỉ có 20-30 hộ trong mỗi khu phố tham gia các lớp huấn luyện khuyến nông, thì việc đưa các tiến bộ trong sản xuất nông nghiệp tới người dân còn chậm và khó phổ biến rộng rãi được. Hoạt động của các cán bộ khuyến nông tại phường thường không mang lại hiệu quả cao, người nông dân tại phường thường phải chủ động tìm kiếm các kiến thức nông nghiệp mới. Khi điều tra thì tôi nhận thấy những người nông dân tại phường chủ yếu tự tìm hiểu thông tin về các loại thuốc BVTV mới qua người bán sản phẩm, và nếu các cây trồng của họ bị bệnh thì người mà họ tìm đến là những người bán thuốc hay những người hàng xóm, ít khi họ tìm đến Trung tân khuyến nông của phường hay Chi cục bảo vệ

thực vật của thành phố.

Công tác khuyến nông là hoạt động quan trọng giúp người nông dân tìm đến với KHKT tiên tiến, các phương pháp canh tác mới,… và công tác khuyến nông cũng là cơ sở giúp cho nền nông nghiệp phát triển một cách bền vững. Cán bộ khuyến nông là những người có vai trò quan trọng vì họ không chỉ giúp người nông dân tìm hiểu các loại bệnh trên cây trồng, hay đưa các phương thức canh tác mới đến với người dân; mà ngày nay các cán bộ khuyến nông còn là người cung cấp thông tin về thị

trường tốt nhất cho người nông dân; để giúp người nông dân tựđưa ra các quyết định về việc bán sản phẩm của mình như thế nào. Trên thực tế, cán bộ khuyến nông tại địa phương không có nhiều kiến thức trong đối với các mô hình áp dụng NNCNC, hay các

tiêu chuẩn mới của Quốc Gia và Quốc Tế, để có thể giới thiệu, hướng dẫn, chuyển giao cho người nông dân.

4.4.5 Công nghệ được sử dụng trong các hộ điều tra.

Trong 15 hộ điều tra tại HTX Xuân Hương thì có một hộ chưa xây dựng nhà kính nhà lưới và hệ thống tưới tự động còn lại 14 hộ đều sử dụng nhà kính lưới, hệ

thống tưới phun sương tựđộng, phủ bạt trên luống trồng.

+ Nhà kính nhà lưới: các hộ điều tra đã xây dựng sữa chữa hệ thống nhà kính của mình sang dạng kiên cố có thời gian sử dụng trên 10 năm và chi phí khoảng 100 triệu đồng/1000m2.

+ Hệ thống tưới phun sương tựđộng với mức đầu tư từ 8-10 triệu/1000m2. Các hộđiều tra đều chưa có khả năng chuyển đổi hệ thống tưới phun sương sang hệ thống tưới nhỏ giọt do chí phí đầu tư cao.

+ Phủ bạt trên luống trồng chủ yếu được dùng cho 2 loại cây là xà lách xoăn và

ớt ngọt với giá 1,5 triệu/1000m2 loại 1m2.

Phần lớn các hệ thống nhà kính nhà lưới của các hộ nông dân tại HTX thường chưa hoàn chỉnh và đạt đúng tiêu chuẩn GAP mà nhà nước đã quy định. Việc sữa chữa các hệ thống nhà kính nhà lưới thường được ít sự quan tâm của các hộ xã viên, một phần vì quy mô sản xuất của HTX chưa đủ lớn để đăng ký tài trợ tham gia chương trình VietGAP, một phần vì không có sự bắt buộc trong việc nâng cấp nên người sản xuất không chú ý.

Trong 15 hộ điều tra tại phường 11 thì có 4 hộ sản xuất sử dụng hệ thống tưới phun sương tự động, không có hộ nào xây dựng nhà kính nhà lưới để trồng rau, hay dùng biện pháp phủ bạt trên luống trồng.

Tại phường 11 khi các hộ nông dân xây dựng nhà kính nhà lưới họ thường dùng

55

lợi nhuận. Chi phí xây dựng hệ thống nhà kính nhà lưới thường tốn kém, mà trong những năm gần đây giá cả các loại rau thường thấp, không ổn định và khó bán.

4.5 Tình hình thu hạch và tiêu thụ sản phẩm. 4.5.1 Tình hình thu hoạch. 4.5.1 Tình hình thu hoạch.

15 hộ điều tra tại HTX Xuân Hương các hộ nông dân cũng bán sản phẩm tại vườn. Sau khi thu hoạch HTX phân loại tại vườn và vận chuyển tới kho chứa của HTX

đểđóng hàng và chuyển đi theo đơn đặt hàng.

15 hộ điều tra tại phường 11 thì 100% số hộ bán sản phẩm của mình tại vườn , người mua tự thu hoạch và phân loại. Các sản phẩm nông sản thu hoạch tuỳ theo giá thị trường, có lúc nông sản được thu hoạch sớm khi giá thị trường tăng hay kéo dài thời gian thu hoạch để chờ giá bán tăng lên. Trong một số trường, sản phẩm nông sản

được bán rất sớm vì thương lái nắm bắt được sự thiếu hụt của nông sản đó trong tương lai, và trả giá rất cao. Sản phẩm luôn được thu hoạch một lần để tiện cho khâu vận chuyển của thương lái và thuận tiện cho người nông dân chuẩn bịđất cho vụ tiếp theo.

4.5.2 Tình hình tiêu thụ.

Tại HTX Xuân Hương có tới 80% số nông sản thu hoạch được bán cho HTX, còn lại 20% các nông sản còn lại được cho thương lái. Thị trường tiêu thụ của HTX thường là các hợp đồng ký kết từ trước. Hiện tại, các nông sản của các hộ xã viên trong HTX được bán cho trên 10 đơn vị trong nhiều tỉnh thành khác nhau như Hà Nội,

Đà Nẵng, Bình Thuận, Khánh Hoà, đặc biệt là TP.Hồ Chí Minh (chiếm khoảng 60%). HTX ký kết các hợp đồng cung cấp các lọai rau xanh thường xuyên cho các siêu thị

lớn như BigC, Metro,…

Thị trường tiêu thụ của các hộ trồng rau ở phường 11 chủ yếu là TP.Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận, nhưng rất khó xác định đúng thị trường có các mặt hàng rau do phường cung cấp. Thông thường, các sản phẩm rau trong thành phố được các thương lái thu mua và tập trung vào một địa điểm nhất định (chợ Rau) do thành phố

xây dựng, rồi từ đó các sản phẩm rau này được đóng gói và chuyển đến địa điểm mà các thương lái đã có ký kết trước.

Trong thời gian đầu năm 2011 thị trường nông sản có nhiều biến động hầu hết các mặt hàng nông sản đều hạ giá, và rất khó bán; đã có nhiều hộ nông dân mất trắng vì không có người mua hay mua với giá quá thấp và cũng không ít thương lái cũng giống như nông dân gặp phải những khó khăn với sự xuống giá nhanh chóng của các mặt hàng nông sản. Một sự mẫu thuẫn xảy ra khi người sản xuất thì bán sản phẩm của mình với giá quá thấp còn người tiêu dùng thì phải mua các nông sản với giá quá cao, vì tại một số chợ, siêu thị không có đủ nông sản để bán. Giải quyết mâu thuẫn này sẽ

giúp được cho cả người nông dân sản xuất nông nghiệp và người tiêu dùng tránh được những rủi ro nhất định khi tham gia vào quá trình mua bán các mặt hàng nông sản.

Một phần của tài liệu Luận văn: NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA VIỆC SẢN XUẤT RAU AN TOÀN THEO HƯỚNG CÔNG NGHỆ CAO TẠI HTX XUÂN HƯƠNG (Trang 59 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)