VietGap (Vietnamese Good Agricultural Practices) – thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau quả tươi của Việt Nam là những nguyên tắc, trình tự, thủ tục hướng dẫn tổ chức, cá nhân sản xuất, thu hoạch, sơ chế bảo đảm an toàn, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo phúc lợi xã hội, sức khoẻ người sản xuất và người tiêu dùng, bảo vệ mội trường và truy nguyên nguồn gốc sản phẩm.
VietGap cho rau, quả tươi an toàn dựa trên cơ sở ASEAN GAP, EUREPGAP/GLOBALGAP và FRESHCARRE, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho rau, quả Việt Nam tham gia thị trường khu vực ASEAN và thế giới, hướng tới sản xuất nông nghiệp bền vững.
Bảng so sánh các mô hình sản xuất rau xem ở phụ lục 5
Như vậy, tiêu chuẩn GAP không chỉ quan tâm đến sản phẩm đầu ra mà việc quản lý chất lượng sản phẩm nghiêm ngặt khép kín ngay từ lúc sản xuất giống, gieo trồng đến cả khi thu hoạch. GAP không chỉ quản lý chất lượng thành phẩm của rau quả mà còn buộc nhà cung ứng phải quản lý được quy trình, con người sản xuất, môi trường mang tính bền vững và truy nguyên nguồn gốc sản xuất khi cần thiết. Quy trình sản xuất rau, quả tươi theo tiêu chuẩn GAP là lý tưởng nhất cho nông sản sạch - an toàn tại Việt Nam, ngoài ra nó còn mang tính nhân bản đối với cộng đồng và thân thiện với môi trường đảm bảo nền nông nghiệp sinh thái bền vững. Bên cạnh đó, GAP
đòi hỏi mỗi một cá nhân và tổ chức tham gia phải có những điều kiện về cơ sở vật chất
đảm bảo tiêu chuẩn và trình độ quản lý thật sự chặt chẽ có khoa học, để có thể kiểm tra và tự kiểm tra các thành viên tham gia vào hoạt động sản xuất theo hướng GAP vào
định kỳ trong một vụ mùa.