Thuận lợi.
Hình 4.14 Biểu độ ý kiến đánh giá của 15 hộ sau khi tham gia mô hình sản xuất tại HTX Xuân Hương.
Nguồn: Điều tra – Tổng hợp, 2011
Theo những hộ xã viên điều tra thì việc sản xuất rau an toàn công nghệ cao tập trung giúp cho ngành trồng rau của họ có nhiều thuận lợi hơn sản xuất rau tự phát như
trước kia, họ chỉ cần chăm chỉ sản xuất và hoàn toàn không lo thị trường đầu ra cho sản phẩm của họ khi mà việc sản xuất vẫn theo đúng các tiêu chuẩn của Ban chủ
69
Khó khăn
Khi được hỏi về những khó khăn thì các hộ đều tra cho biết khó khăn thường nằm trong khoảng thời gian đầu khi họ bắt đầu tham gia vào chương trình NNCNC
được thể hiện trong bảng 4.17.
Bảng 4.17 Vấn đề khó khăn của các hộ điều tra.
Khó khăn Số hộ % Thiếu vốn 10 67 Giá vật tư 9 60 Kỹ thuật sản xuất 9 60 Kỹ thuật ứng dụng CNC 7 47 Gía sản phẩm 7 47 Cơ sở hạ tầng 3 20 Nguồn: Điều tra – Tổng hợp, 2011 Vấn đề khó khăn nhất của các hộ điều tra là thiếu vốn, hầu hết các hộ điều tra không có đủ chi phí để đầu tư hoàn toàn vào cơ sở vật chất và quy trình sản xuất nên việc ứng dụng CNC vào sản xuất không được hoàn thiện ngay từđầu mà qua từng giai
đoạn tích luỹ vốn.
Kỹ thuật sản xuất hay kỹ thuật ứng dụng CNC là những vấn đề khó khăn cho các hộ trong thời gian đầu vì họ phải thay đổi tập quán sản xuất của mình trong một thời gian dài. Vấn đề này được giảm thiểu khi được sự hướng dẫn tận tình của các cán bộ khuyến nông tại địa phương.
Giá vật tư bao gồm vật liệu xây dựng nhà kính nhà lưới, hệ thống tưới và màng phủ PE (nilong, khung sắt, tre,..) có xu hướng ngày càng tăng. Vì một số hộ trong HTX là những người đi đầu trong việc ứng dụng KHKT mới nên chi phí đầu tư, khi
những sản phẩm này mới vào thị trường và tiếm kiếm nơi mua, người lắp đặt rất khó khăn và giá cả tương đối cao.
Cơ sở hạ tầng là đường giao thông vận chuyển từ địa điểm bán đến nơi tập trung rất khó, thường là đường đất; về sau các hộ có nhiều vốn hơn thì những con
đường này mới được cải tạo.
Giá thị trường trong thời gian đầu làm các hộ gặp khó khăn nhiều nhất, vì lúc này thị trường chưa thể phân biệt được RAT và rau thông thường, và địa điểm bán chưa có nên các hộ phải chấp nhận bán với giá của các loại rau thông thường.
Ngoài ra, vào mùa khô người sản xuất còn gặp phải tình trạng thiếu nước, thiếu
điện gây khó khăn trong quá trình sản xuất. Bên cạnh đó chất thải nông nghiệp còn chưa được xử lý triệt để, gây ô nhiễm nguồn nước hoặc môi trường sinh thái xung quanh.
Nguyện vọng
Mong muốn hiện tại của Ban chủ nhiệm và các hộ dân trong HTX Xuân Hương là sự hỗ trợ vốn cho người nông dân có thể sữa chữa, nâng cấp, thay đổi cơ sở
vật chất của họ như nhà kính nhà lưới, hệ thống tưới (hệ thống tưới phun, hệ thống tưới nhỏ giọt), kho chứa thuốc BVTV và phân bón, kho lạnh, nơi xử lý và chế biến sau thu hoạch để người dân có thểđạt được tiêu chuẩn VietGap như nhà nước đã quy định; nhằm giúp nâng cao giá trị sản phẩm và đưa được nông sản của họ đến với thị trường các quốc gia khác.
Qua bảng 4.19 bên dưới, ta thấy được vai trò quan trọng của Nhà nước trong việc phát triển nông nghiệp công nghệ cao – bền vững; sự hỗ trợ của Nhà nước sẽ giúp bảo vệ các mặt hàng nông sản trong nước cũng nhưđưa các mặt hàng nông sản này đi xa hơn.
71
Bảng 4.18 Nguyện vọng của hộ điều tra. Nguyện vọng Tỷ lệ %
Hỗ trợ vốn 80
Bảo vệ các sản phẩm nông nghiệp trong nước 80
Xây dựng thương hiệu 60
Kiểm soát giá các mặt hàng đầu vào 40
Mở rộng thị trường 40
Công tác khuyến nông 33
Cung cấp thông tin nông nghiệp 27
Đầu tư xây dựng hệ thống vận chuyển 20
Nguồn: Điều tra – Tổng Hợp, 2011