7. Đóng góp mới của luận văn
3.3.2. Vẻ đẹp tài hoa, uyên bác
Kể về một vùng đất xa xôi huyền thoại - xứ Ngân Thành, ở một thời đại nay đã trở thành “vang bóng” - thời Vãn Thanh, người kể chuyện trong “Ngân Thành cố sự” thể hiện sự uyên bác với kho từ vựng phong phú, thuộc nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau. Có ngôn từ thuộc lĩnh vực lịch sử: “triều Minh Thanh”, “mùa thu năm một nghìn chín trăm mười dương lịch, tức là thời Đại Thanh năm Tuyên Thống thứ hai.. ”; lĩnh vực địa lí: “từ Thượng Hải ngồi thuyền ngược dòng Trường Giang bảy ngày đến Trùng Khánh, rồi lại từ Trùng Khánh đổi thuyền gỗ, thuê người chèo tiếp tục ngược dòng Trường Giang, Thanh Y, Ngân Khê” [29, 36]; lĩnh vực quân sự: “tiểu đoàn Một trung đoàn Hai, lữ đoàn hỗn hợp Một thuộc sư đoàn bộ binh số Mười Bảy, nội công ngoại kích, tổng chỉ huy, thống lĩnh tiểu đoàn quân, hữu tướng quân, tả tướng quân, doanh trại, đạn sung, đạn pháo,..”; lĩnh vực chính trị: “loạn đảng của Tôn Văn, tạo phản, vận mệnh của Đại Thanh…”; lĩnh vực ẩm thực: “cắt lấy một miếng thịt bắp rộng hai tấc, dày ba tấc, dùng lưỡi dao khía sâu từng nhát thế là cả tảng thịt bắp bây giờ thành búi sợi” [29, 227], “sợi thịt xốp mà không mềm, giòn mà không dai, khi nhai cảm thấy có mùi thơm của gỗ thông, vị cay của ớt” [29, 301]
Người kể chuyện kết hợp sử dụng ngôn từ cổ và hiện đại, phục chế thành công cảnh cũ người xưa trong bối cảnh giao thời của lịch sử Trung Quốc. Những từ như “trung thần liệt sĩ, quần thần, viên đại nhân, đại nguyên soái, đạo sĩ, Chế Đài đại nhân, bảo, giáp (bảo và giáp là đơn vị quản lí hành chính có từ thời Tống, mười hộ thành một giáp, mười giáp thành một bảo), xuất hiện cùng với các từ ngữ phiên âm nước ngoài: khẩu mauser, nhà máy Mode Đức chế tạo, bánh gatô…
85
Nhiều đoạn ngôn ngữ tự sự của người kể chuyện chính xác đến từng chi tiết nhỏ, các con số được đưa ra khá thuyết phục. Khi kể về dãy tường thành của Ngân Thành, người kể chuyện hoá thân thành nhà lịch sử, nhà nghiên cứu khảo cổ, nhà quân sự với những quan sát, đo, đếm tỉ mỉ:
“Vào những năm Gia Khánh Triều Thanh, họ - các thương nhân buôn muối – đã bỏ ra mười tám vạn lạng bạc trắng, mất chín năm ròng để xây lại toàn bộ tường thành… Nó được xây nên từ những tảng đá lấy từ lòng núi. Người ta sẽ mượn những khoảng đất trống của thế núi để đào nên những tảng đá cực lớn rồi xếp chồng lên nhau thành tường thành cao tới bốn trượng, chân dày hai trượng, đỉnh dày một trượng. Cả dãy tường thành từ Đông sang Tây rộng ba trăm năm mươi trượng, từ nam tới bắc dài tới bốn trăm trượng, chu vi mười dặm, ở bốn cổng thành đều có xây các lầu riêng biệt. Để tăng cường phòng thủ ở hai góc phía đông giáp sông Ngân Khê và phía tây giáp núi Ngọc Tuyền lại xây thêm hai thành nhỏ ở ngoài cổng thành. Trên bức tường thành như một pháo đài kiên cố mười dặm đó, người ta xây ba nghìn một trăm lỗ châu mai. Mỗi phía của cổng thành lại được xây thêm bốn cửa đã đặt súng đại bác. Với một địa hình ưu thế, toà thành như chiểu theo ý trời mà dựng lên vậy” [29, 105 - 105]
Có khi người kể chuyện lại trở thành một nhà kế toán với những con số biết nói:
“Mỗi tháng cứ vào các ngày ba, sáu, chín là họp chọ trâu trong đó chợ xuân ngày hai mươi tháng ba và chợ thu ngày hai mươi ba tháng tám là rầm rộ nhất… chợ trâu được phân ba đẳng cấp, mỗi chú trâu được rao bán với giá từ mười ba lượng đến trên một trăm lượng. Nếu lấy mức giá tạm tính trung bình cho một đầu trâu là bảy mươi lượng, thì năm nghìn chú trâu là một phiên giao dịch lớn với trị giá ba mươi lăm vạn lượng bạc” [29, 8]
Thoắt cái người kể chuyện cải trang thành một nhà nội trợ với những lo toan tính toán thường nhật:
86
“Trong tám món thiết yếu của đời sống, là “củi, gạo, dầu, muối, xì dầu, dấm, trà, đường” thì bánh phân trâu chính là củi của người Ngân Thành. Một năm ba trăm sáu mươi lăm ngày, ngày nào cũng không thể thiếu. Được năm thu hoạch ổn định, một lạng bạc trắng có thể đổi được sáu trăm xu tiền đồng. Gặp năm không thuận lợi, một lạng bạc trắng đổi được đến một nghìn năm trăm xu. Ở Ngân Thành mua năm mươi cân than mất ba trăm xu tiền đồng, năm mươi cân củi mất hai trăm xu, còn năm mươi cân phân trâu bánh chỉ cần một trăm xu. Phân trâu bánh vừa rẻ vừa dễ dùng, tất nhiên là lựa chọn số một của người dân địa phương” [29, 6]
Chất sang trọng, quý phái, uyên bác trong ngôn từ của người kể chuyện đi liền với vẻ đẹp tài hoa khiến mỗi lời văn trở thành “lời hoa”, “tờ hoa”. Người kể chuyện trong “Ngân Thành cố sự” tiếp cận sự việc ở phương diện văn hoá - thẩm mĩ. Chuyện ăn uống vốn được coi là bình thường thậm chí là tầm thường, vậy mà qua ngôn từ của “người giấu mặt” ấy nó trở thành văn hoá của Ngân Thành. Ngân Thành nổi tiếng với ba món: mang phong vị quý tộc là cá tươi Thoái Thu của nhà Lưu Tam Công, phong vị trại lính là món khô trâu của Nhiếp Cần Hiên và dân giã mộc mạc với món tương của bà Sáu Thái. Chủ nhân của những món ăn đó là những nhà nghệ sĩ trong lĩnh vực ẩm thực. Mỗi đường dao của Nhiếp Cần Hiên thành thục đến điêu luyện:
“Dùng một con dao nhọn sắc, lưỡi mỏng xẻ từng lát từng lát dài hai tấc, mỏng từ một đến hai phân nhưng không được cắt rời mà vẫn phải dính hờ vào nhau… lại dùng lưỡi dao sắc khía sâu từng nhát, thế là cả tảng thịt bắp bây giờ chỉ là một búi sợi” [29, 227].
Nghệ thuật dùng dao của Nhiếp Cần Hiên có kém gì nghệ thuật dùng dao của tên đao phủ trong truyện của Nguyễn Tuân, một nhát chém chặt được ba cái đầu mà vẫn dính vào cơ thể nhờ một làn da mỏng ở dưới cổ.
Đến với món ăn bình dân - món tương - của bà Sáu Thái, người kể chuyện miêu tả cụ thể thao tác làm món tương: thời gian (qua tiết Xuân Phân),
87
chọn đỗ (loại đỗ răng ngựa), ngâm nước sạch (hai đến ba ngày), bóc vỏ, tách đôi hạt, hấp chín, hong đỗ nơi râm mát cho lên mốc, phơi nắng cho khô mốc rồi mới chuyển vào hũ, hoà muối nước sôi để nguội đổ vào hũ phơi suốt mùa hè đến cuối hạ sang thu,…Cái khó của món ăn này là sự cẩn thận và tinh tế. Nó quý ở cái sạch sẽ của người làm tương, “kị nhất là nước lã và mất vệ sinh” [29, 349]. Cả một quy trình không được để dính một giọt nước lã, mọi công cụ trộn tương, múc tương, đựng tương đều được tráng bằng nước sôi, phơi khô. Món tương hấp dẫn người ăn bởi màu sắc đằm thắm của nó: nâu đỏ, bởi mùi thơm ngào ngạt. Ăn tương mà ngẫm ra được một triết lí về hương sắc cuộc đời:
“Cuộc sống không có món tương thì không chỉ thiếu đi một loại gia vị, mà nó còn làm thiếu đi một chút gửi gắm, nhỏ nhoi mà làm nên hương vị nghĩa tình trong mối quan hệ gắn bó xóm giềng” [29, 286]
Món ăn bình dân giản dị ấy là sự gửi gắm nghĩa tình của con người. Hương thơm ngào ngạt của tương hay chính là hương vị của tình người. Nó làm ấm lòng ta trong những ngày đông tháng giá.
Người kể chuyện trong những trường đoạn này như mang cái phong thái của Thạch Lam, Nguyễn Tuân ở xứ sở Việt Nam -những con người nặng tình với phố cổ Hà Nội, với những món ăn đặc sản của Hà Thành: cốm làng Vòng, giò lụa, phở,…Họ là những nghệ sĩ phát hiện và nâng niu những cái đẹp giản dị của cuộc đời, làm đẹp thêm mỗi nếp nhà, mỗi góc phố ta qua: “Cái đẹp man mác khắp vũ trụ, len lỏi khắp hang cùng ngõ hẻm, tiềm tàng ở mọi sự vật bình thường. Công việc của nhà văn là phát hiện cái đẹp ở chỗ không ai ngờ, tìm cái đẹp kín đáo, che lấp của sự vật, cho người khác một bài học trông nhìn và thưởng thức” (Thạch Lam)
Người kể chuyện trong “Ngân Thành cố sự” mang bóng dáng của nhà văn Lý Nhuệ. Chất sang trọng, quý phái, tài hoa, uyên bác của ngôn từ ấy là chân dung tinh thần của một con người am tường, thông hiểu cuộc đời. Con người ấy không vội vã, gấp gáp, xô bồ. Lặng lẽ đến với đời, với văn chương,
88
Lý Nhuệ cuốn hút người đọc bởi chính cái vẻ lặng lẽ ấy. Nhưng ta phải tìm mà hiểu thì mới thấy đó là một tâm hồn uyên bác, trí tuệ. Chất “quý tộc” trong gia đình, dòng họ bàng bạc trên những trang văn Lý Nhuệ.
Cả trong đời sống lẫn văn chương, thời hiện đại là thời của phong cách bình dân, đơn giản và xuề xoà, nếu đi quá có phần thô tục. Phong cách ấy từ lâu bị đè nén nay trong cơn bùng phát chưa từng có dòng văn bình dân này nổi trội với những tên tên tuổi: Mạc Ngôn, Vệ Tuệ, Miên Miên, Khâu Hoa Đông… Những ngòi bút ấy đều bình dân, tuy mỗi người mỗi phong cách, nồng nàn bản năng có, mộc mạc thôn dã có, xô bồ thành thị hiện đại có. Còn Lý Nhuệ đến với chúng ta bằng một ngôn ngữ tự sự tinh tế có sự chắt lọc với những yêu cầu cao. Tính thẩm mĩ trong ngôn từ Lý Nhuệ giúp ta biết sống chậm hơn trong nhịp sống gấp gáp hàng ngày. Sống để cảm nhận những vẻ đẹp thanh cao của con người, cuộc đời và văn chương như nhà văn Thạch Lam tâm niệm:
“Văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực… để tố cáo và thay đổi một thế giới giả dối và tàn ác vừa làm cho lòng người thêm trong sạch và phong phú hơn”
3.3.3. Ngôn ngữ tượng trưng, biểu tượng
Trong “Ngân Thành cố sự” Lý Nhuệ xây dựng được nhiều chi tiết, hình ảnh mang ý nghĩa tượng trưng, biểu tượng. Văn phong Lý Nhuệ hàm súc, tinh tế, lời ít ý nhiều.
Thành phố Ngân Thành trong cuốn tiểu thuyết là một không gian mang tính chất tượng trưng. Trên bản đồ Trung Quốc không có tên Ngân Thành. Mảnh đất ấy cũng như bao mảnh đất khác trên đất nước Trung Hoa rộng lớn, lạc hậu, vừa xa xôi vừa lạ quá chừng.
Hai nhân vật người Nhật trong truyện, anh Ojiro và cô Hoko cũng là những hình tượng mang ý nghĩa tượng trưng, khiến ta phải bận tâm suy nghĩ. Những con người đó đại diện cho sự văn minh hiện đại của phương Tây. Trung Quốc muốn học tập sự hiện đại ấy, cho người sang Nhật du học. Lưu
89
Lan Đình còn mời hai anh em người Nhật về làm giáo viên cho trường học kiểu mới của mình. Nhưng người Trung Quốc có biết rằng: trong cái nhìn của người Nhật, họ luôn bị khinh rẻ. Ojiro lúc nào cũng gọi người Trung Quốc là “người China”, “Bọn China” với thái độ miệt thị, coi thường. Tiếp thu cái mới là tốt, nhưng tiếp thu mà bị người khinh rẻ là nỗi nhục quốc thể!
Nguyên do đâu mà người Nhật khinh thường Trung Quốc? Phải chăng là qua những con người như Âu Dương Lang Vân vì lo sợ cái thảm cảnh đầu rơi máu chảy trước mắt mà bỏ đi mục đích lâu dài là cuộc bạo động ở Ngân Thành; hay vì những con người như Vượng Tài – khách trâu bên lề lịch sử. Hành động Vượng Tài biến thẻ tre cách mạng thành giá phơi phân trâu đã trở thành một biểu tượng phản phúng đối với lịch sử. Lịch sử chỉ đáng giá bằng giá phơi phân trâu không hơn!
Vùng đất Ngân Thành nổi tiếng với ba món ăn, mang ba phong vị khác nhau: phong vị đại gia là món cá tươi Thoái Thu của Lưu Tam Công. Món này mùi thơm quyến rũ bay khắp hang cùng ngõ hẻm. Còn mang phong vị dân gian là món tương nổi tiếng của bà Sáu Thái. Món ăn này tượng trưng cho sự cẩn trọng, tỉ mỉ, ấm áp tình người:
“Cuộc sống không có món tương thì không chỉ thiếu đi một loại gia vị, mà nó còn thiếu đi một chút gửi gắm, nhỏ nhoi mà làm nên hương vị nghĩa tình trong mối quan hệ gắn bó xóm giềng” [29, 286]
Và tiêu biểu cho phong vị trại lính là món khô trâu. Món này tiện dụng trong quân đội, được chế biến với nghệ thuật sử dụng dao điêu luyện của Nhiếp Cần Hiên. Món khô trâu cũng trở thành một biểu tượng văn hóa của Ngân Thành. Khi mà tất cả mọi thứ thuộc về Ngân Thành đều đã trở thành quá khứ, nhòa dần ở một góc nào đó của lãng quên thì món khô trâu vẫn thay sách vở và lịch sử được lưu giữ trong khẩu vị của mỗi người, đời nọ truyền qua đời kia. Giá trị của nó không thay đổi theo thời gian. Một giá trị vĩnh hằng!
90
Nếu kể đến món khô trâu thì cũng không thể không kể đến những cư dân sừng dài của thành phố Ngân Thành: con trâu. Chung sống với hai chục vạn người Ngân Thành còn có hơn ba vạn chú trâu lông xám. Hình trượng con trâu chính là một ẩn dụ văn hóa, tượng trưng cho bộ phận văn hóa tích tụ lâu đời. Bộ phận văn hóa ấy do tập quán cuộc sống tạo thành. Có thể nói không quá rằng chính ba vạn cư dân sừng dài này góp phần tạo nên lịch sử của vùng đất Ngân Thành:
“Ba vạn chú trâu lông xám lắc lư cái cơ thể khổng lồ cùng những cặp sừng rất đẹp, chớp chớp đôi mắt hiền lành thân thiện, thản nhiên kéo Ngân Thành về một câu chuyện cổ xưa sứt mẻ, thật giả khó lường…” [29, 9]
Con trâu tượng trưng cho cuộc sống phồn hoa của Ngân Thành. Nếu không có ba vạn cư dân sừng dài, sao có “một nghìn hai trăm nài trâu”, “sáu nghìn phụ xe trâu”, rồi khách trâu (chuyên sống bằng nghề nặn phân trâu bánh), chợ trâu, ngày hội Ngưu Vương... Nếu không có ba vạn cư dân sừng dài, những cần trục, ròng rọc ở các giếng muối liệu có hoạt động được? Tiền bạc ở các nơi liệu có chảy về Ngân Thành?. Hình ảnh con trâu trong tiểu thuyết “Ngân Thành số sự” đã không còn gắn bó với vật dụng quen thuộc hàng ngày ở xứ sở nông nghiệp: cái cày. Nó khoác lên mình sợi dây thừng to, dài, nặng để kéo những cần trục ở giếng muối mỏ. Vòng quay của cần trục ấy tạo nên sự giàu có cho Ngân Thành đồng thời tạo nên sự vận động của bánh xe lịch sử.
“Lịch sử Ngân Thành đầy ắp khói phân trâu khô”. Tất cả các sách sử đều cố tình bỏ qua bánh phân trâu, khói phân trâu. Duy chỉ có các bà nội trợ đời nọ nối tiếp đời kia tin rằng: “nếu không có trâu, không có bánh trâu khô, rẻ và tiện dụng thì khó mà sống thanh thản, khó mà có Ngân Thành và tất cả những thứ của Ngân Thành” [29, 7]. Phải chăng bánh phân trâu khô chính là trầm tích văn hóa của cuộc sống. Giá trị của những bánh phân trâu khô được
91
khẳng định bởi bề dày lịch sử các thế hệ người Ngân Thành, dần dần trở thành một giá trị văn hóa. Dù lịch sử có thay đổi nhưng có những giá trị vĩnh hằng cùng thời gian, trong đó có bánh phân trâu khô của xứ Ngân Thành.
Bên cạnh đó, sự tồn tại của những cư dân trâu còn như một lời nhắc nhở người dân Ngân Thành về tội lỗi con người mắc ở kiếp trần. Họ “sử dụng trâu, nuôi trâu, yêu trâu, kính trọng trâu nhưng cũng giết trâu ăn thịt trâu” [29, 144]. Một con trâu được người chủ mua về lao động cật lực dưới những cần trục phục vụ chủ, cả đời tận tụy với “nghề”, với người vậy mà điểm dừng chân lại là mấy chục cái lò sát sinh. Chúng bị giết, “dâng hiến toàn bộ máu huyết, thịt da, lục phủ ngũ tạng , xương cốt và cả sừng móng của mình cho con người hưởng dụng” [29, 144]. Mặc cảm tội lỗi trước lương tâm, người Ngân Thành tìm