Quan niệm mới về nhân vật lịch sử

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tự sự trong Ngân thành cố sự của Lý Nhuệ (Trang 45)

7. Đóng góp mới của luận văn

2.2.Quan niệm mới về nhân vật lịch sử

Đã từng viết "Chốn xưa" trong mạch đề tài lịch sử, nhưng bản thân Lý Nhuệ không hài lòng. Ông cho đó là nỗi xấu hổ vì không biết tiết chế tình cảm của bản thân. Cảm xúc mãnh liệt của tác giả trước cái chết đau đớn nhiều khi mạn rợ của nhân vật (đặc biệt là nhân vật nữ: Lý Tử Hận) khiến cho mạch truyện đôi chỗ bị kéo dài hơn mức cần thiết. Lần thứ hai chạm bút vào lịch sử, nhân vật chính trong cuốn tiểu thuyết "Ngân Thành cố sự", Lý Nhuệ đã lấy lại được thần thái của bút lực.

44

Nhân vật lịch sử xuất hiện khá nhiều trong tiểu thuyết lịch sử của Trung Quốc. Theo Mạc Ngôn (ông dẫn lại lời của Trương Thanh Hoa) thì tư trào văn học chủ nghĩa lịch sử ở Trung Quốc sau 1976, xét về giai đoạn phát triển chủ yếu "nó trải qua ba giai đoạn: giai đoạn dạo đầu với chủ nghĩa tìm về cội nguồn, giai đoạn hạt nhân với chủ nghĩa lịch sử mới hay chủ nghĩa lịch sử thẩm mĩ, giai đoạn dư âm và vĩ thanh với chủ nghĩa lịch sử du hý" [24, 196].

Giai đoạn cội nguồn chính là văn học Trung Quốc mười năm sau đổi mới (1976 - 1986). Bối cảnh của nó chính là giai đoạn chuyển giao giữa hai thập kỉ. Mọi suy nghĩ sâu sắc và sự phê phán đối với hiện thực xã hội lúc đó đều tập trung vào vấn đề lịch sử. Nhưng lịch sử được xem xét một cách lí tính. Tác phẩm thường phản ánh những vấn đề trọng đại trong chính sử, phản ánh học thuyết đấu tranh giai cấp. Tiểu thuyết lịch sử giai đoạn này chứng minh cho mệnh đề "Tất cả lịch sử đều là lịch sử đấu tranh giai cấp".

Nhưng tiểu thuyết tân lịch sử lại chuyển đổi sang mệnh đề "Tất cả lịch sử đều là lịch sử dục vọng". "Đem lịch sử trả lại dân gian, viết về đời người của dân gian, viết về số phận của họ trong rất nhiều sự kiện lịch sử trọng đại thời kì cận đại bằng quan điểm dân gian thuần tuý" [24, 203].

Trong "Ngân Thành cố sự" của Lý Nhuệ, lịch sử được tiếp cận theo quan điểm của chủ nghĩa lịch sử mới. Nó được hình dung không phải như một guồng máy chỉ biết vận động khách quan. Với Lý Nhuệ, lịch sử hiện ra như một cái gì bí mật, mang tính ngẫu nhiên, không ai dám nói rằng nắm được nó. Giống như những hiện tượng tự nhiên, lịch sử là một cái gì vô thường, đỏng đảnh, luôn luôn dành cho người ta những bất ngờ. Có lúc nó giản dị hồn nhiên, lúc lại tàn nhẫn đến vô lí. Đúng như Vương Trí Nhàn nhận định: "Trong khi miêu tả lịch sử, ông Lý Nhuệ đã mang lại cho nó một bộ mặt người" [26]. Lý Nhuệ đã tước bỏ hết những đường nét giả dối trên khuôn mặt của lịch sử trong

45

sách giáo khoa hay trong chính sử. Ông vẽ những nét vẽ mới, chân thực hơn, sống động hơn, tươi ròng sự sống cho đứa con tinh thần của mình - lịch sử.

Lịch sử Trung Quốc giai đoạn những năm 1910, dưới thời Vãn Thanh, ở vùng đất Ngân Thành được tái hiện đến mức "thật thà" với những nhân vật và sự kiện, những sinh hoạt thường nhật và cả những cuộc cách mạng... Vùng đất Ngân Thành - vùng đất không có tên trên bản đồ Trung Quốc, vùng đất đi ngược dòng Trường Giang rẽ thêm mấy nhánh - được gắn liền với lịch sử nghề muối mỏ: "Ngân Thành có vô số giếng muối, vô số lái buôn, vô số bạc" [29, 7]; "Một thành phố phồn vinh thịnh vượng, sản xuất ra nhiều muối mỏ và khí thiên nhiên" [29, 9]. Lịch sử Ngân Thành còn đầy ắp khói phân trâu khô: "Mấy trăm năm ròng rã, cách dùng phân trâu khô đun nấu đã trở thành một thói quen không thể thiếu của những người dân thường ở Ngân Thành [29, 5]. Cùng với phân trâu khô, Ngân Thành còn có nhiều thứ khác liên quan đến trâu: chợ trâu (giao dịch bán trâu), lái trâu (người bán trâu), khách trâu (người nặn phân trâu), ngõ phân trâu (chợ bán phân trâu), dốc phân trâu (dốc núi để phơi phân trâu), cháy trâu (bánh phân trâu khô),... và không thể thiếu món khô trâu - món ăn đặc sản của Ngân Thành cùng với món cá tươi Thoái Thu của nhà Tam Công. Nếu phân trâu khô là nhiên liệu đun nấu phổ biến ở Ngân Thành, thì vật liệu quen thuộc tạo nên vật dụng thường ngày ở đây là tre trúc. Bất cứ đồ đạc nào người dân dùng cũng được làm từ tre trúc: từ nhà tre, bàn tre, ghế tre, giương tre đến giỏ tre, ống tre, bát tre, đũa tre, lược tre,... Và cũng chính cái thẻ tre dài hơn một thước rộng đến hai tấc đã được Lưu Lan Đình sử dụng để viết lên đó câu thơ quen thuộc của Vương Chi Hoán: "Hoàng Hà tuôn nước từ mây trắng". Câu thơ chính là mật khẩu để huỷ bỏ bạo động ở Ngân Thành. Tấm thẻ tre nhỏ bé ấy đã in dấu ấn của lịch sử Ngân Thành.

Bức tranh cách mạng cũng được miêu tả trong "Ngân Thành cố sự" với nhiều sự kiện khác nhau. Hành động ném bom ám sát tri phủ Đồng Giang của

46

Âu Dương Lang Vân, kế hoạch bạo động của Đồng Minh hội, cuộc tạo phản của nông dân Thiên Nghĩa quân. Lý Nhuệ cũng đề cập đến những sự kiện trọng đại của lịch sử Trung Quốc thời cận đại nhưng không tiếp cận nó từ phía học thuyết chính trị, đấu tranh giai cấp như các sách giáo khoa lịch sử. Trong cách miêu tả lịch sử của nhà văn, cách mạng trở nên cụ thể, gần gũi với người đối thoại (người đọc). Ở đó có sự bùng nổ của đám đông đầy ngẫu hứng. Thiên Nghĩa quân do Nhạc Thiên Nghĩa đứng đầu, nổi dậy tiêu diệt bọn nhà giàu ở trại Tam Tinh, thị trấn Bản Kiều trong một cơn phấn khích đầy ngẫu hứng. Nhưng sau đó, họ không biết sẽ tiếp tục làm gì? Sẽ tấn công phủ Đồng Giang hay Ngân Thành trước? Vậy là họ kéo quân về cửa ải Đồng Lĩnh - một nơi không binh không lính bảo vệ. Họ vào trận với sự hồn nhiên theo khí thế của đám đông. Lý Nhuệ ghi lại chân thực bức tranh cách mạng nông dân trong lịch sử, không tô vẽ. Ông cứ để nguyên cả đám đông áo vải, xô bồ hỗn loạn, tay dao, tay gậy xông vào chiến đấu với đám tân binh được trang bị đầy đủ súng ống, đạn, pháo. Cách mạng không phải chỉ có sự liều chết hi sinh anh dũng, không phải chỉ có anh hùng. Lý Nhuệ cho chúng ta một cái nhìn toàn diện hơn, đúng đắn hơn về lịch sử. Trong cách mạng có cả nỗi sợ hãi, tình yêu và những khoảng trống vắng. Âu Dương Lang Vân có gan ném bom ám sát tri phủ Đồng Giang nhưng không kìm được cảm xúc khi nhìn cảnh đổ nát mà mình vừa gây ra. Anh gào thét, khóc, nước mắt giàn dụa. Nhìn những người vô tội bị kéo đi, cận kề với cái chết, ban đầu "cái nghĩa khí của anh co rúm lại, níu kéo lấy cuộc đời vô nghĩa [29, 64]. Sau anh cũng đủ dũng cảm ra đầu thú để cứu những người dân vì mình chết oan. Nhưng rồi cũng chính vì không chịu được đòn tra tấn của Nhiếp Cần Hiên, anh đã khai tất cả. Lưu Lan Đình cũng chính vì do dự giữa gia đình, trường học và cách mạng mà quyết định huỷ bạo động cách mạng. Đó là những bức chân dung "tả thực" về người chiến sĩ cách mạng. Họ không phải là những người anh hùng theo quan niệm truyền thống, lạnh lùng, kiên quyết. Họ cũng là những con người của đời

47

thường, có đời sống nội tâm phức tạp, có những phút yếu lòng như bao người khác. Ngay người lính già Nhiếp Cần Hiên - người lật ngược tình thế tài tình trong cuộc chiến với bọn "tạo phản - cách mạng" - cũng có những tâm tư không bình yên. Đó là tâm tư của một người ở vào buổi mạt vận, thấy mình là một cây đại đao đã lỗi thời, là "quần thần còn sót lại của triều đại cũ mà thôi. Anh tận trung với triều Đại Thanh nhưng ai sẽ hài lòng khi thấy sự tận trung vô ích đó của anh [29, 23].

Lịch sử qua những trang văn của Lý Nhuệ chân thực, bi tráng đến khốc liệt. Trên bức tranh lịch sử ấy là những câu chuyện đời thường, những thân phận tan nát cả theo nghĩa đen và nghĩa bóng. Có thể chính những trải nghiệm hồi Đại cách mạng văn hoá. Trong đại cách mạng văn hoá, Lý Nhuệ bị đưa về núi Lục Lương ở Sơn Tây cải tạo sáu năm, ở một ngôi làng biệt lập, có tất cả mười một gia đình, đã giúp nhà văn hiểu, cảm nhận được sâu sắc hơn thế nào là nhân sinh, con người và lịch sử Trung Quốc. Ông muốn trả lại cho lịch sử Ngân Thành nói riêng, lịch sử Trung Quốc nói chung bộ mặt thật vốn có. Nó không giống như những trang sử trong sách giáo khoa - phần lớn là những điều nói dối, có nói đến những sự kiện thì cũng đánh bóng, khoa trương đến mức biến dạng. Lý Nhuệ đi về với dã sử, giải thích lịch sử mang đậm màu sắc dân gian. Chính Lỗ Tấn từng viết: "Dã sử và tạp thuyết cũng không tránh khỏi lệch lạc và ân oán nhưng nhìn về chuyện cũ có thể tương đối phân minh vì rút cục thì nó cũng không thổi phồng như chính sử" [24, 200]. Chúng ta có một phép so sánh rất đơn giản được đưa ra như sau. Viết về lịch sử của Ngân Thành, chắc chắn người ta phải nói đến một thành phố phồn vinh chuyên kinh doanh muối mỏ. Nhưng chính sử quên hay cố tình quên đằng sau sự phồn vinh ấy, Ngân Thành còn đầy ắp khói phân trâu khô:

"Tất cả các tài liệu lịch sử liên quan tới Ngân Thành đều cố tình bỏ quên mùi khói của phân trâu bánh. Tất cả những người biết dăm ba chữ đều tự cho mình là đúng khi nghĩ rằng lịch sử của loài người không phải là lịch sử

48

của trâu. Vì lẽ đó, có giở hết mọi loại sách lịch sử bạn cũng không thể ngửi thấy mùi khói phân trâu, cũng như tìm được manh mối gì về những cư dân sừng dài, cũng không thể phát hiện được mối quan hệ giữa những người khách trâu và một Ngân Thành phồn vinh thịnh vượng" [ 29, 7].

Đoạn văn trên là lời đối thoại, tranh luận của tác giả về cách viết lịch sử trong sách giáo khoa, trong chính sử. Lịch sử được lí tưởng hoá bởi vỏ bọc hào quang mất đi vẻ đẹp mộc mạc từ trong bản chất. Vì vậy những điều viết về lịch sử sẽ chỉ là những lời sáo rỗng, lịch sử của Ngân Thành cũng sẽ mất đi động lực phát triển.

Lịch sử trong "Ngân Thành cố sự" bi tráng, khốc liệt nhưng có lẽ không ám ảnh, kinh hoàng như trong cuốn tiểu thuyết "Chốn xưa" của chính nhà văn. Với "Chốn xưa" đó là những con số có ma lực cứ giở đi giở lại từng trang. Cuộc bạo động của nông dân năm huyện thuộc Ngân Thành tháng 12 năm 1927, hơn 3.800 người nông dân bị bắn chết và chém cổ bêu đầu; 57 Đảng viên bị chém và bêu đầu cho tới khi nhìn thấy 57 bộ xương sọ. Ngày 14 tháng 12 năm 1951 , 108 người bị hành hình tại đại hội trấn áp phản cách mạng. Có thể nói "Chốn xưa" đã tái hiện một giai đoạn lịch sử huy hoàng và đau thương viết bằng máu của người dân Trung Quốc.

Vẫn là thành phố Ngân Thành quen thuộc, nhưng mười năm sau, khi tiếp tục chạm bút vào nhân vật lịch sử, Lý Nhuệ đã viết với sự tỉnh táo và lí trí hạn chế bớt sự biểu lộ trực tiếp cảm xúc. Ông không gây áp lực lên thần kinh người đọc bằng những con số biết nói. Ông chỉ miêu tả một cuộc tạo phản của đám nông dân ô hợp, một vụ ném bom ám sát, đặc tả một thây ma:

"Trong cái sọt đầm đìa máu đó là một ít vải quần áo nát vụn. Có thể nhận ra nửa miếng xương đầu người còn dính theo bím tóc đuôi sam, hai mảnh xương hàm dính vài chiếc răng sâu, ba miếng thịt đùi, già nửa cánh tay,

49

vài thanh xương sườn gãy vụn, một đống tim phổi lung nhùng máu thịt, một ít ruột và vài đốt ngón tay chỏng chơ trên chốc" [29,18].

Một cái nhìn điềm tĩnh, lạnh lùng. Lý Nhuệ như muốn đối diện với lịch sử để hiểu được bản chất của nó. Lịch sử tàn nhẫn như một cối xay thịt khổng lồ, nghiến nát bao thân phận. Những cuộc chiến "nồi da xáo thịt", cha con đứng ở hai chiến tuyến, những người ruột thịt thân yêu bị cả hai làn đạn tiêu diệt... Hiện thực lịch sử được trả về với đúng ý nghĩa thông tục và đa chiều của nó trong mối liên hệ chặt chẽ làm nên thân phận con người.

Quan niệm mới về lịch sử của Lý Nhuệ có sự gặp gỡ với quan niệm của các nhà văn Trung quốc từ: Lỗ Tấn đến Tô Đồng, Trương Vĩ, Lưu Chấn Vân... đặc biệt là Mạc Ngôn. Tiểu thuyết "Cao lương đỏ" của Mạc Ngôn là cuốn tiểu thuyết tân lịch sử đầu tiên. Còn "Báu vật của đời" là cuốn tiểu thuyết tân lịch sử mang ý nghĩa tổng quát tiêu biểu và điển hình. Trong "Báu vật của đời", Mạc Ngôn đã thông qua gia tộc nhà Thượng Quan Lỗ Thị và các cá nhân trong gia tộc ấy để phản ánh lịch sử. Tác giả kể lại bằng giọng điệu lịch sử và nhân loại học nhưng điều khác trước là những nội dung nhân loại học có liên quan đến tình dục, tiềm ý thức, sinh nở, chủng tộc... chỉ là bộ phận bề mặt cảm tính. Điều mà Mạc Ngôn muốn đi sâu nghiên cứu và trả lời là câu hỏi: lịch sử rút cục là gì? Nhà văn đã hoàn nguyên lịch sử Trung Quốc cận đại, đem nó trở về với dân gian.

Ở Việt Nam, tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Huy Thiệp cũng gây ra nhiều tranh cãi. Tác phẩm tiêu biểu là "Kiếm sắc", "Vàng lửa", "Phẩm tiết". Nhân vật lịch sử trong bộ ba truyện ngắn này là: Nguyễn Du, Nguyễn Huệ, Nguyễn Ánh. Trước đối tượng lịch sử, Nguyễn Huy Thiệp không có ý định đối lập lại hoàn toàn những gì công chúng đã biết, đã thừa nhận. Nhà văn không phủ định tất cả. Nhưng với cảm hứng đời thường, Nguyễn Huy Thiệp đã hư cấu lịch sử, đào sâu thêm vào mặt sau của chữ LỊCH SỬ viết hoa trong

50

sách giáo khoa. Vì vậy, Nguyễn Huy Thiệp luôn sử dụng kiểu kết cấu mang tính mâu thuẫn, đối ngẫu, đối sánh và phản đề. Đó là những mặt giống nhau và khác nhau ở nhà chính trị Quang Trung, Gia Long (truyện "Kiếm sắc", "Phẩm tiết"); người nghệ sĩ và nhà chính trị Nguyễn Du (truyện "Vàng lửa"). Nghệ thuật; cái đẹp trong những chính khách: Nguyễn Ánh (truyện "Phẩm tiết"). Mâu thuẫn trong bản thân từng nhân vật về suy tư, tình cảm, xử thế: Nguyễn Du, Nguyễn Huệ, Nguyễn Ánh trong cả ba truyện. Các nhân vật lịch sử trên được soi chiếu qua lăng kính vạn hoa, với đủ màu sắc, phong phú và chân thật. Có thể nói, Nguyễn Huy Thiệp đã "giải thiêng" các nhân vật lịch sử, đưa họ trở về với đời thường: "Anh cho người đọc thấy một quan niệm thế giới có tính chất triết lí lịch sử. Lịch sử là gì? Lịch sử có ý nghĩa gì?... Từ đó dẫn đến quan niệm về nhận thức lịch sử và cuối cùng thể hiện quan niệm về sáng tác văn chương của anh" [1]. Quan niệm lịch sử của Nguyễn Huy Thiệp khiến nhiều nhà phê bình lên tiếng, khen có, chê có. Nhưng rõ ràng, chúng ta thấy: quan niệm lịch sử của Nguyễn Huy Thiệp có sự gặp gỡ với quan niệm của các nhà văn thuộc tư trào chủ nghĩa lịch sử mới của Trung Quốc. Họ gửi đến người đọc một lịch sử toàn diện, "hồn nhiên", chân thực. Lịch sử của cảm xúc.

Hướng tiếp cận lịch sử mới mẻ của Lý Nhuệ trong "Ngân Thành cố sự" giúp nhà văn thành công khi viết về một đề tài quen thuộc trong văn học Trung Quốc. Không đi theo hướng của tiểu thuyết lịch sử cũ. Tiểu thuyết lịch sử của Lý Nhuệ được xếp vào loại tân tiểu thuyết lịch sử nhưng vẫn mang màu sắc riêng. Không có các tình tiết liên quan đến tình dục, tiềm ý thức...

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tự sự trong Ngân thành cố sự của Lý Nhuệ (Trang 45)