Chất sang trọng phong vị Đường thi

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tự sự trong Ngân thành cố sự của Lý Nhuệ (Trang 80)

7. Đóng góp mới của luận văn

3.3.1.Chất sang trọng phong vị Đường thi

Văn học Trung Quốc đương đại tồn tại hai loại: văn học thông tục và văn học tao nhã. Cơn gió “đổi mới” khiến cho nhiều nhà văn Trung Quốc đặc biệt là các nhà văn “thế hệ mới sinh” từ bỏ ngôn ngữ uyên bác, trang trọng đến với ngôn ngữ thông tục, bụi bặm, tạo ra sự “lệch chuẩn” so với ngôn từ truyền thống. Tiểu thuyết của Mạc Ngôn không được kể bằng ngôn ngữ trí thức mà bằng ngôn ngữ “sống sượng”, thô tục. Những “l”, “c”, “đ”, “d”… xuất hiện với tần số cao trong tác phẩm (Báu vật của đời, 41 chuyện tầm phào…) Những câu nói tục, chửi tục, chửi thề liên quan đến các bộ phận kín của cơ thể, các hành vi ăn uống, tính giao, bài tiết, chửa đẻ… nhiều khi khiến ta bị nhiễu về tính thẩm mĩ của ngôn từ:

79

“Lão Lan vừa nói chuyện với đám thương lái và đồ tể, vừa kéo khoá quần lôi cái của nợ đen trùi trũi ra, dòng nước tiểu vàng đục vọt ra trước mặt bố. Mũi tôi lập tức ngửi thấy mùi khai nồng. Lão đái mới dài làm sao, chí ít cũng mười lăm thước” (41 chuyện tầm phào, Mạc Ngôn, Nxb Văn học, 2004, trang 62)

Miên Miên và Vệ Tuệ - hai tác giả trẻ thuộc “thế hệ mới sinh” - viết nhiều tác phẩm về tình dục gây xôn xao dư luận xã hội. Ngôn ngữ tự sự trong tác phẩm của họ dường như trang nào cũng có sex hoặc cách làm tình.

Đối mặt với những tác phẩm của các tác giả trên, chúng ta không khỏi thấy mệt. Cuộc đời thật hỗn loạn, rối ren, ngầu đục. Đời sống tinh thần của con người tầm thường, thấp kém, chung quy cũng chỉ có một chuyện “lên giường”. Thế còn bao nhiêu điều tốt đẹp? Bao nhiêu sự thiêng liêng của đời sống? Vẻ thanh cao?... Những cái đó mất đi không trở lại nữa chăng trong đời sống văn chương đương đại?

Cả cuốn “Ngân Thành cố sự” của Lý Nhuệ cũng viết về đề tài lịch sử nhưng nó không thô tục như văn chương Mạc Ngôn. Tác phẩm của Lý Nhuệ hầu như tuyệt đối không có dòng nào gợi sex, chuyện tính giao, duy chỉ có một lần với dung lượng một trang trên tổng số 355 trang của cuốn tiểu thuyết. Đó là những dòng miêu tả cuộc sống chăn gối của đôi vợ chồng Lưu Lan Đình, Triệu Thuấn Thanh:

“Người đàn bà đang say giấc nồng, toàn thân mềm nhũn bị vòng tay đầy khao khát của chồng khuấy động, trong cơn nửa tỉnh nửa mơ vẫn vô cùng thích thú đón tiếp chồng. Bộ quần áo lụa dính sát người trong cơn hưng phấn được cô tuột ra một cách thành thạo mà vẫn hết sức nhẹ nhàng”

Đôi tay trắng ngần mềm mại ôm chặt thân thể rạo rực của Lưu Lan Đình. Lưu Lan Đình vốn đang gấp gáp thì lại rơi vào vòng tay và tấm thân mềm ấm của vợ, khiến anh không thể không chậm lại”

80

“Lưu Lan Đình đi vào thật sâu trong thân thể người đàn bà, dịu dàng tan chảy vào từng tấc da thịt, thấm sâu đến tận xương cốt giữa những động tác nhịp nhàng lên xuống…” [29, 96]

Vẫn là miêu tả quan hệ tình dục nhưng qua ngôn ngữ tự sự của Lý Nhuệ ta thấy nó trở nên tinh tế, nghệ thuật. Người kể chuyện tiếp cận hành động tính giao dưới góc độ văn hoá - thẩm mĩ, tước bỏ cái vẻ trần tục tầm thường bước sang miền thanh cao. Ngôn ngữ giàu sức gợi của người kể chuyện giúp người đọc có những liên tưởng thú vị về cuộc sống hạnh phúc của đôi vợ chồng trẻ Lưu Lan Đình. Niềm hạnh phúc trong vòng tay của vợ khiến Lưu Lan Đình quên đi những muộn phiền, lo lắng, quên đi nỗi bực tức vì mất ngủ, quên đi cảnh đầu rơi máu chảy đáng sợ trước mắt của gia đình.

Đến với ngôn ngữ tự sự trong “Ngân Thành cố sự” ta như được trở về một dòng văn xuôi có cái chất sang trọng, quý phái. Âm hưởng của tiểu thuyết cổ điển Trung Hoa, của Đường thi cứ vang vọng trên trang sách Lý Nhuệ.

Thơ Đường vốn được coi là tinh hoa của văn học Trung Quốc. Trong mọi sinh hoạt của người Trung Hoa, thơ Đường thường có mặt. Những câu thơ hay nhất của Lý Bạch, Mạnh Hạo Nhiên, Vương Duy, Đỗ Mục, Lý Thương Ẩn… thường được người ta viện dẫn ra khi xa nhà, chia li bạn bè, khi làm chính trị cũng như khi buôn bán làm ăn hoặc dấn thân trong những cuộc đi xa và băn khoăn không dứt về ý nghĩa của kiếp người. Ngôn ngữ thơ Đường hàm súc, tinh tế, dư ba, lời dừng mà ý không cùng.

Âm hưởng Đường thi được gợi ra ngay từ cách đặt nhan đề cho các chương. Đó chính là bốn câu thơ trong bài “Xuất tái” của Vương Chi Hoán:

Chương 1: Hoàng hà viễn thướng bạch vân gian (Hoàng Hà tuôn nước từ mây trắng) Chương 2: Nhất phiến cô thành vạn nhận san

81

Chương 3: Khương địch hà tu oán dương liễu (Sáo Khương sao nỡ oán dương liễu) Chương 4: Xuân phong bất đáo Ngọc môn quan

(Gió xuân không tới ải Ngọc môn)

Nội dung, tình tiết sự kiện trong các chương đều thích hợp với ý nghĩa nhan đề. Có thể thấy Lý Nhuệ sử dụng “Xuất tái” làm cảm hứng chính cho cả cuốn tiểu thuyết.

Cái bao la lộng lẫy của thiên nhiên trong thơ Đường dường như cũng gửi hồn vào thiên nhiên Ngân Thành. Đó là bờ sông Ngân Khê huy hoàng tráng lệ trong ánh chiều tà:

“Mặt nước lấp lánh như dát vàng. Chen chúc nơi khúc quanh của dòng sông, những chiếc thuyền gỗ chờ lấy muối nhấp nhô cột buồm vàng óng. Từng thân cây sậy đang phất phơ cũng như được dát vàng” [29, 14]

Cảnh “suối bay dưới trăng” ở biệt thự Tùng Sơn được kể lại với ngôn ngữ lãng mạn, phóng khoáng mang hơi hướng thi tiên Lý Bạch. Nếu bậc thi tiên miêu tả thác núi Lư bay vun vút đến chóng mặt với sức mạnh hoang dã của thiên nhiên:

“Phi lưu trực há tam thiên xích Nghi thị Ngân Hà lạc cửu thiên”

thì người kể chuyện trong “Ngân Thành cố sự”miêu tả cảnh “suối bay dưới trăng” cũng ấn tượng không kém:

“Đứng ở nơi cao nhất của lô cốt, tầm mắt được mở rộng, trải dài; bạn sẽ nhìn thấy sau khúc quanh nơi tận cùng sơn cốc là một vách đá. Trên vách đá có một chỗ trũng, một dòng suối trong vắt tựa như được tạo thành từ muôn vàn sợi tơ trắng muốt chảy qua đó, bắn tung toé trong không trung rồi rơi xuống thảm cỏ rêu xanh rì phía dưới. Mọc ngang nơi lưng chừng vách đá là một cây tùng cổ thụ với những cành lá quấn quýt giao nhau. Nếu quan sát từ

82

phía sợi tơ trắng kia, cây tùng đó chẳng khác gì một tấm bùa thiêng, nguyện cầu như ý được gắn vào giữa không trung” [29, 76]

Nếu cảnh trong thơ Lý Bạch mang vẻ hoành tráng dữ dội thì cảnh “Suối bay dưới trăng” ở biệt thự Tùng Sơn có phần hiền hoà hơn. Nhưng với cảm hứng lãng mạn, thi tiên Lý Bạch và người kể chuyện trong “Ngân Thành cố sự” cùng đưa người đọc đến với “tiên cảnh”. Dải Ngân Hà – nơi hò hẹn của Ngưu Lang, Chức Nữ trên cõi tiên cũng như “dòng suối bay dưới trăng” trở thành nơi nối liền trời với đất. Dòng suối, dòng thác ấy lấp láy muôn vì sao.

Lý Bạch tiễn Mạnh Hạo Nhiên lên đường trong bối cảnh tháng ba “giữa mùa hoa khói”, nhìn theo con thuyền đưa bạn đi xa mất hút mà lòng buồn. Quá trình dịch chuyển ngày càng xa của con thuyền song hành với quá trình ngóng trông theo vời vợi của cặp mắt người đưa tiễn. Thuyền đã mất hút song người tiễn vẫn còn đứng đó chơ vơ, đơn côi trên lầu Hoàng Hạc. Trời mênh mông, sông bất tận, vũ trụ bao la, con người nhỏ bé:

“Cô phàm viễn ảnh bích không tận Duy kiến trường giang thiên tế lưu” (Bóng buồm đã khuất bầu không

Trông theo chỉ thấy dòng sông bên trời) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng) Cái không khí ấy, cái tình biệt li ấy của thơ Lý Bạch rõ nét trong những câu văn cuối của “Ngân Thành cố sự”. Chỉ có điều người tiễn ở đây là người cha già Lưu Tam Công, là quê hương Ngân Thành tiễn đưa người con của gia đình, quê hương vừa trở về đã vội vã ra đi trong thất bại, chưa kịp “đổi gió” cho quê nhà. Lưu Chấn Võ ra đi trong một bối cảnh bi tráng: thiên nhiên rộng lớn, xanh ngắt một màu – màu của sự biệt li, xa cách:

83

“Thuận gió xuôi dòng, cánh buồm của chú Hồng thoắt cái đã vượt trăm dặm giữa hai bên núi non trùng điệp, để lại sau lưng dòng sông vắt ngang trời xanh cùng mây trắng” [29, 316]

Cảm giác cô đơn bế tắc, mênh mông khôn cùng của trời đất và lòng người trong “Đăng U Châu đài ca” của Trần Tử Ngang:

“Tiền bất kiến cổ nhân, Hậu bất kiến lai giả. Niệm thiên địa chi du du. Độc thương nhiên nhi thệ hạ”.

Cũng được tái hiện trong lời kể về tình cảnh của người lính già sắp về vườn Nhiếp Cần Hiên. Ở vào thời buổi hỗn loạn, cái cũ chao đảo, cái mới chưa hình thành, Nhiếp Cần Hiên biết số mệnh mình rồi cũng chẳng đi đến đâu. Ông là quần thần còn sót lại của triều đại nhà Thanh. Ông trung thành với triều đình, ai biết? Tử bỏ chức vụ hiện tại? Nhưng đi đâu? Làm gì sau đó? Ông chưa biết! Về quê nhà? Con người trở nên mất phương hướng, gần như bế tắc trước ngã ba đời mình, trước dòng chảy tàn nhẫn, lạnh lùng của lịch sử:

“Nghe tiếng trống nặng nề cất lên từ lầu gác trống, Nhiếp Cần Hiên không cầm được một nụ cười méo xệch. Chỉ có trời mới biết cái toà thành toàn đá là đá này thật ra đang giam cầm kẻ địch của ông hay chính bản thân ông” [29, 104]

“Nhiếp Cần Hiên dừng bước, giữa bóng tối mịt mùng, toà thành đá này trông giống như một ổ yêu ma quỷ quái, khiến ông bỗng thấy nhớ quê da diết” [29, 111]

Có thể nói, ngôn ngữ tự sự trong “Ngân Thành cố sự” là sự trở về với văn học cổ điển. Âm hưởng Đường thi phảng phất ở “Chốn xưa” nay đặc biệt rõ rệt trong “Ngân Thành cố sự”. Học tập Đường thi, Lý Nhuệ đã mang đến cho người kể chuyện trong tác phẩm một ngôn ngữ tự sự khêu gợi, ý tại ngôn

84

ngoại, lấy cảnh nói tình…. Sự tinh luyện trong ngôn từ tưởng đã một đi không trở lại trong thời hiện đại, nay vẫn vang vọng trên những trang văn của nhà văn họ Lý.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tự sự trong Ngân thành cố sự của Lý Nhuệ (Trang 80)