Lập dự phòg giảm giá hàng tồn kho

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu ở Nhà máy Cơ Khí Gang Thép Thái Nguyên (Trang 107 - 108)

Nhà máy cần trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho

- Xét về phương diện kinh tế: Nhờ các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho mà bảng cân đối kế toán của nhà máy phản ánh chính xác hơn giá trị thực tế của tài sản

- Xét về phương diện tài chính: Do dự phòng giảm giá, nhà máy có thể tích luỹ được một số vốn. Số vốn này được bù đắp các khoản giảm giá hàng tồn kho thực sự phát sinh. Thực chất các khoản dự phòng là một nguồn tài chính của nhà máy tạm thời nằm trong các tài sản lưu động trước khi sử dụng thật sự

- Việc trích lập dự phòng được thực hiện ở thời điểm khoá sổ kế toán để lập báo cáo tài chính năm, sau khi tiến hành kiểm kê nguyên vật liệu. Để lập dự phòng thì nguyên vật liệu phải có điều kiện sau:

+ Nguyên vật liệu là những vật tư tồn kho tại thời điểm lập báo cáo tài chính có giá trị thường thấp hơn giá trị ghi sổ kế toán

+ Có chứng từ hoá đơn hợp lý, hợp lệ hoặc các chứng từ khác chứng minh giá vốn tồn kho

Phương pháp xác định mức dự phòng hàng tồn kho Mức dự phòng giảm giá cần lập cho từng loại tồn kho i = Số lượng hàng tồn kho cuối niên độ

loại i x Giá đơn vị thực tế ghi sổ của vật liệu i - Giá đơn vị thực tế trên thi trường của vật liệu i Tài khoản được sử dụng để hạch toán là TK 159 - Dự phòng giảm giá hàng tồn kho

Bên nợ: Hoàn nhập dự phòng giảm giá Bên có: Trích lập dự phòng giảm giá

Dư có: Dự phòng giảm giá hàng tồn kho hiện còn Phương pháp hạch toán:

Cuối niên độ kế toán hoàn nhập toàn bộ số dự phòng đã lập năm trước Nợ TK 159:

Có TK 711 Đồng thời trích lập dự phòng cho năm tới Nợ TK 642

Có TK 159

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu ở Nhà máy Cơ Khí Gang Thép Thái Nguyên (Trang 107 - 108)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w