ĐẶC ĐIỂM NGUYÊN VẬT LIỆU & CÔNG TÁC QUẢN LÝ NVL TẠI NHÀ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu ở Nhà máy Cơ Khí Gang Thép Thái Nguyên (Trang 25 - 29)

NVL TẠI NHÀ MÁY

Nhà máy Cơ Khí Gang Thép Thái Nguyên là doanh nghiệp có quy mô lớn, sản phẩm đầu ra của nhà máy là sản phẩm cơ khí, nhiều về số lượng, đa dạng về chủng loại và mặt hàng. Do vậy, nguyên vật liệu của nhà máy cũng hết sức đa dạng, số lượng lớn. Nguyên vật liệu mà nhà máy sử dụng chủ yếu như đồng. fero crom, fero mangan, gang, kẽm, ma nhê, niken, nhôm, ống thép, thép phế, vật liệu chụi lửa, vôi luyện kim, chất đốt…

+ Nguồn nhập: Nhà máy chủ yếu sử dụng vật tư mua nội bộ nên nguồn nhập vật tư chủ yếu ở các nhà máy thuộc Công ty Gang Thép Thái Nguyên như: Nhà máy Cốc Hóa, Nhà máy Cán Thép Lưu Xá, Xí nghiệp Phế Liệu Kim Loại, Nhà máy Luyện Gang, Nhà máy Hợp Kim Sắt….Còn vật tư mua ngoài thường sử dụng với số lượng ít hơn nên bộ phận thu mua tìm được những vật tư đáp ứng được nhu cầu sản xuất thì nhập nơi đấy. Hiện nay nhà máy chủ yếu nhập vật tư của các Công ty trong tỉnh, ngoài ra còn nhập mua của một số Công ty ở Lai Châu, Quảng Nam, Công ty ở Hà Nội như Công ty Thương Mại & Dịch Vụ Việt Cường, Công ty TNHH Hồng Phát….

+ Công tác thu mua vật tư: Nguyên vật liệu là tài sản dự trữ sản xuất, thường xuyên biến động trong khâu thu mua, nhà máy đã thành lập tổ tiếp nhận vật liệu có nhiệm vụ tìm hiểu thị trường để xem xét tình hình biến động giá cả của nguyên vật liệu để lựa chọn nơi nhập vật liệu sao cho giá vật liệu đầu vào không quá cao, địa điểm thu mua thuận tiện từ đó giảm chi phí thu mua, góp phần hạ giá thành sản phẩm.

Tuỳ theo kế hoạch sản xuất & định mức kinh tế kỹ thuật cho các sản phẩm chính, cán bộ phụ trách thu mua vật tư “Lập kế hoạch mua vật tư chủ yếu”. Sau đó trình trưởng phòng vật tư và Giám Đốc nhà máy phê duyệt.

Trong giá thành sản phẩm của nhà máy, chi phí nguyên vật liệu chiếm một tỷ trọng khá lớn (khoảng 60% ÷ 65%) vì thế nên chỉ một biến động nhỏ về chi phí nguyên vật liệu cũng làm ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm. Do vậy phải tổ chức quản lý tốt NVL, xây dựng định mức tiêu hao cho từng chi tiết sản phẩm để sử dụng nguyên vật liệu tiết kiệm và có hiệu quả.

Đối với các phân xưởng & các phòng ban chức năng khi cần vật tư để phục vụ sản xuất mang tính đột xuất ( không nằm trong phương án trùng tu, sửa chữa lớn, sửa chữa thường xuyên, XDCB…) thì các phân xưởng, các phòng ban

chức năng cần “Lập phiếu yêu cầu mua vật tư” trình Giám đốc phê duyệt để phòng vật tư có cơ sở tiến hành thu mua vật tư kịp thời theo đúng yêu cầu.

Nguyên vật liệu đầu vào của nhà máy rất nhiều, phong phú về chủng loại. Điều này đòi hỏi nhà máy phải tính toán một cách chi tiết, chính xác nhu cầu về nguyên vật liệu. Thiếu vật tư lúc nào thì bộ phận thu mua lập tức lập kế hoạch thu mua, thực hiện công tác thu mua để đáp ứng kịp thời cho quá trình sản xuất chế tạo sản phẩm, tránh tình trạng thừa thiếu vật tư.

+ Công tác dự trữ bảo quản vật tư: Về hệ thống kho tàng nhà máy thực hiện theo đúng chế độ bảo quản quy định. Nguyên vật liệu mua về hay tự sản xuất ra đều được kiểm tra trước khi nhập kho. Định kỳ 6 tháng một lần, thủ kho kết hợp với phòng kế toán, phòng luyện kim KCS tiến hành kiểm kê về số lượng, chất lượng và giá trị nguyên vật liệu, xác định số lượng vật tư tồn kho, từ đó có biện pháp lập kế hoạch cung cấp vật tư cho sản xuất.

+ Công tác sử dụng vật tư: Có những vật tư sử dụng theo định mức kế hoạch đặt ra, những vật tư sử dụng theo yêu cầu của phân xưởng đưa lên. Nhưng nhà máy chủ yếu sử dụng vật tư khi có yêu cầu của phân xưởng là chủ yếu, đối với những vật tư thường xuyên sử dụng như nguyên vật liệu chính …thì được sử dụng theo nhu cầu định mức kế hoạch. Khi sử dụng vật tư còn thừa có những vật tư được thu hồi nhập lại kho và có thể có những vật tư để lại phân xưởng để tiện cho kỳ sau sử dụng. Phế liệu thu hồi được thu lại nhập kho ngay.

+ Công tác tổ chức quản lý vật tư: Do đặc điểm sản xuất của nhà máy là đa dạng, nhiều sản phẩm phục vụ tất cả các đơn vị nội bộ trong & ngoài Công ty. Do vậy nguyên vật liệu sử dụng trong nhà máy rất phong phú, nhiều chủng loại nên nhà máy cũng tăng cường quản lý quy cách chủng loại của nguyên vật liệu theo mã vật tư mà kế toán vật tư quy định để dễ kiểm tra & kiểm kê cụ thể là:

- Nguyên vật liệu nhà máy được phân loại theo công dụng & được quản lý theo mã vật tư, các vật tư chi tiết của một loại vật tư được quản lý theo số thứ tự được phòng vật tư quy định.

1- Tất cả vật tư chính đều ký hiệu với mã đầu là chữ A và vật tư phụ, nhiên liệu, phụ tùng sửa chữa thay thế được ký hiệu với mã đầu là chữ B, P chữ cái tiếp theo được ký hiệu theo tên của vật tư đó và số thứ tự được ký hiệu các loại vật tư thuộc một loại vật tư.

VD: NVL chính Cán thép được ký hiệu mã là ACT

Cán thép Φ 19,5 được ký hiệu mã là: ACT06 ……… Cán thép Φ 24 được ký hiệu mã là: ACT25

NVL phụ: Bột xây lò siêu bền CRP được ký hiệu mã là:BBD57 Bột siêu bền CO15 được ký hiệu mã là :BBD55 ………. Que hàn Φ 3 + Φ 4 được ký hiệu mã là: BQH03

2 - Tất cả các kho vật tư đều được ký hiệu mã đầu là chữ V và để phân biệt các kho vật tư chính, phụ, nhiên liệu ….thì kế toán vật tư ký hiệu theo mã tài khoản vật tư tương ứng.

VD: Kho nguyên vật liệu chính ký hiệu mã là V1521 Kho nguyên vật liệu phụ ký hiệu mã là V1522 Kho nhiên liệu ký hiệu mã là V1523

Kho phụ tùng sửa chữa thay thế ký hiệu mã V1524

3 - Khi nhập các chứng từ thì kế toán vật tư cũng hạch toán và nhập vào máy theo mã vật tư quy định như trên.

BẢNG DANH MỤC VẬT TƯ

Kho vật tư Mã vật tư Tên nhãn hiệu quy cách phẩm chất vật tư ĐVT Ghi chú

Kho NVLC 1521 Tài khoản 1521

V1521 ACD02 Cáp đồng Kg

ADD01 Đồng đỏ Kg

………

AFR01 Ferô 78% Kg

AFR06 Ferô silic 75% Kg

………

ANK Niken tấm Kg

AMN Manhê thỏi Kg

………

Kho NVLP 1522 Tài khoản 1522

V1522 BBD18 Bột đất sét tấn

BCC13 Chai axetylen Chai

BCV01 Cát vàng tấn

GA02 Gạch xây lò A+B tấn

BQH03 Que hàn Φ 3+Φ 4 kg

BQH05 Que hàn thép không gỉ Φ 3+Φ 4 kg

……… Kho nhiên liệu 1523 Tài khoản 1523

V1523 BDD02 Dầu Diejen Lit

BTC01 Than cám cốc tấn

BTK01 Than cốc luyện kim tấn

BXA01 Xăng Lit

………..

Kho phụ tùng 1524 Tài khoản 1524

V1524 PB654 BR côn xoắn Vòng

PDR49 Dây đai 2790 Sợi

PV056 Vòng bi cầu Vòng

PV141 Vòng bi chặn vòng

………

+ Công tác quản lý vật tư về mặt giá trị: Khi mua và xuất vật tư đều có các chứng từ liên quan. Do vậy, công tác quản lý vật tư về mặt giá trị thì được kế toán nguyên vật kiệu đảm nhận ghi chép, hạch toán, phản ánh tình hình tăng giảm của nguyên vật liệu cả về mặt số lượng và giá trị trên các sổ sách kế toán.

Việc hạch toán chi tiết và tổng hợp vật liệu thực hiện theo hình thức nhật ký chứng từ trên máy tính. Kế toán hàng ngày có nhiệm vụ thu thập, kiểm tra

các chứng từ như: Phiếu xuất kho, phiếu nhập kho, biên bản kiểm nghiệm, hoá đơn GTGT….Sau đó định khoản, đối chiếu với sổ sách của thủ kho( qua các thẻ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu ở Nhà máy Cơ Khí Gang Thép Thái Nguyên (Trang 25 - 29)