PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CUNG ỨNG, SỬ DỤNG NGUYÊN VẬT LIỆU

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu ở Nhà máy Cơ Khí Gang Thép Thái Nguyên (Trang 108 - 111)

VẬT LIỆU

Trong quá trình sản xuất của nhà máy giá trị nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản xuất sản phẩm. Vì vậy, nâng cao hiệu quả của công tác quản lý nguyên vật liệu góp phần rất lớn vào việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trong toàn nhà máy. Để công tác quản lý nguyên vật liệu ngày càng tốt hơn, nhà máy cần phải thường xuyên hoặc định kỳ phân tích tình hình sử dụng nguyên vật liệu. Trên cơ sở các kết quả phân tích đó, nhà máy có hướng điều chỉnh kế hoạch, tìm ra các biện pháp kịp thời để phát huy những mặt tốt khắc phục những mặt còn hạn chế , không ngừng nâng cao hiệi quả của công tác quản lý nguyên vật liệu. Việc phân tích tình hình sử dụng nguyên vật liệu có thể dựa trên một số chỉ tiêu sau đây:

- Phân tích tình hình sử dụng khối lượng nguyên vật liệu vào sản xuất sản phẩm: Để phân tích tình hình sử dụng khối lượng nguyên vật liệu cần xác định mức biến động tuyệt đối và mức biến động tương đối.

Quy ước:

Chỉ số 1: kỳ thực hiện Chỉ số k: kỳ kế hoạch + Mức biến động tuyệt đối :

Số tương đối = M1 x 100%

Mk

Số tuyệt đối: ∆M=M1-Mk

Kết quả tính toán trên cho thấy khối lượng nguyên vật liệu tiêu dùng cho sản xuất sản phẩm thực tế so với kế hoạch tăng hay giảm. Việc tổ chức cung cấp nguyên vật liệu tốt hay xấu.

+ Mức biến động tương đối:

Số tương đối = M1 x 100%

M k x Q1

Qk

Số tuyệt đối = ∆M=M1-Mk x Q1/Qk

Kết quả tính toán phản ánh lúc sử dụng nguyên vật liệu vào sản xuất sản phẩm đã tiết kiệm hay lãng phí.

- Phân tích mức tiêu dùng nguyên vật liệu cho đơn vị sản xuất sản phẩm:

Sản phẩm của Công ty được sản xuất từ nhiều loại nguyên vật liệu khác nhau. Vì vậy lúc chi phí nguyên vật liệu để sản xuất đơn vị sản phẩm chịu ảnh hưởng của hai yếu tố: Mức tiêu dùng nguyên vật liệu từng loại cho từng mức sản phẩm (mi) và giá đơn vị nguyên vật liệu xuất dùng cho sản xuất sản phẩm (si).

+ Mức tiêu dùng nguyên vật liệu cho sản xuất đơn vị sản phẩm: mi = ki + fi + hi

ki: Trọng lượng tịnh của sản phẩm

fi: Mức phế liệu bình quân một sản phẩm

hi: Mức tiêu phí nguyên vật liệu cho sản phẩm hỏng bình quân của đơn vị sản phẩm hoàn thành.

Mức tiết kiệm nguyên vật liệu cho sản xuất đơn vị sản phẩm: ∆m = m1 - mk = (k1 - kk )+ (f1 - fk) + (h1 - hk)

∆m = Σmi1si1 - mi1sik

+ Ảnh hưởng của nhân tố giá đơn vị nguyên vật liệu: ∆m = (si1 - sik ) mik

Qua kết quả phân tích trên đây giúp cho Công ty xác định rõ nguyên nhân làm thay đổi mức chi phí cho sản xuất đơn vị sản phẩm. Trên cơ sở đó đề ra các biện pháp thích hợp làm giảm mức tiêu hao nguyên vật liệu, đây là nhân tố cơ bản để giảm chi phí sản xuất hạ giá thành sản phẩm.

- Phân tích hệ số quay kho vật tư của thực tế so với kế hoạch:

Hệ số

quay kho = Giá trị vật tư xuất dùng trong kỳ Giá trị vật tư bình quân vật tư tồn kho Hệ số này càng lớn thì số vốn lưu động quay càng nhiều, điều đó chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao.

Trên dây là một số ý kiến đóng góp vào việc hoàn thiện công tác quản lý, hạch toán kế toán nguyên vật liệu tại nhà máy Cơ Khí Gang Thép Thái Nguyên. Do kiến thức bản thân còn hạn chế, có thế giải pháp đề của em chưa đầy đủ, chưa phải là tối ưu, em rất mong được nhà máy tham khảo.

KẾT LUẬN

Vật liệu là một trong ba yếu tố cơ bản không thể thiếu được trong quá trình sản xuất kinh doanh. Trong các doanh nghiệp sản xuất, chi phí nguyên vật liệu thường chiếm tỉ trọng lớn trong giá thành sản phẩm. Vì vậy tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu một cách hợp lý có hiệu quả sẽ góp phần làm giảm giá thành và tăng lợi nhuận cho nhà máy.

Quá trình thực tập tại nhà máy Cơ Khí Gang Thép đã giúp em có điều kiện vận dụng những kiến thức tiếp thu ở trường vào thực tế. Với bài học thực tế đã tích luỹ trong thời gian thực tập tại nhà máy đã giúp em củng cố nắm vững kiến thức đã học trên lớp. Trên cơ sở lý luận và thực tế đó với lòng mong muốn được góp phần nhỏ bé vào việc hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán nguyên vật liệu của nhà máy Cơ Khí Gang Thép. Song công tác quản lý và hạch toán nguyên vật liệu là một lĩnh vực khá rộng, bên cạnh đó do trình độ nghiệp vụ và kinh nghiệm còn hạn chế nên bài viết của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em mong muốn nhận được sự góp ý của cô giáo để bài viết của em hoàn thiện hơn.

Trong thời gian thực tập tại nhà máy Cơ Khí Gang Thép Thái Nguyên, với sự giúp đỡ nhiệt tình của các cô chú trong phòng kế toán của nhà máy. Đồng thời được sự chỉ bảo tận tình của cô giáo hướng dẫn Th. S Lê Kim Ngọc đã giúp em hoàn thành đề tài này.

Em xin chân thành cảm ơn!

Ngày 31 tháng 10 năm 2006

Sinh viên thực hiện

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu ở Nhà máy Cơ Khí Gang Thép Thái Nguyên (Trang 108 - 111)