1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu tác dụng an thần và độc tính của cao chiết lạc tiên tây (passiflora incamata l) trên chuột nhắt trắng

96 1,7K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 96
Dung lượng 1,47 MB

Nội dung

diễn của cao chiết Lạc tiên tây trên chuột nhắt trắng học, sinh hóa, mô học sau thử nghiệm 60 ngày Thử tác dụng an thần trên mô hình chữ thập nâng cao Bảng kết quả thực nghiệm an thần ở

Trang 1

ỦY BAN NHÂN DÂN TP.HCM THÀNH ĐOÀN

Trang 2

BÁO CÁO NGHIỆM THU

Tên đề tài: Nghiên cứu tác dụng an thần và độc tính của cao chiết Lạc tiên tây

(Passiflora incarnata L.) trên chuột nhắt trắng

Chủ nhiệm đề tài: DS Vũ Thị Hiệp

Cơ quan chủ trì: Trung tâm Phát Triển khoa học và Công nghệ trẻ

Thời gian thực hiện: Tháng 12 năm 2011 đến tháng 12 năm 2012

Kinh phí được duyệt: 80.000.000 đ

Kinh phí đã cấp: 72.000.000 theo TB số: 207 TB-SKHCN ngày 20/12/2011

Mục tiêu nghiên cứu:

- Xây dựng một số tiêu chuẩn hóa lý cao chiết Lạc tiên tây

- Nghiên cứu tác dụng an thần của cao chiết Lạc tiên tây trên chuột nhắt trắng

- Nghiên cứu độc tính cấp và độc tính bán trường diễn của cao chiết Lạc tiên tây trên chuột nhắt trắng

Nội dung nghiên cứu:

Tiêu chuẩn nguyên liệu Lạc tiên tây Xác định độ tro, độ ẩm, vi phẫu, định

tính, định lượng flavonoid toàn phần và vitexin

Chiết cao dược liệu Cao đặc Lạc tiên tây

Xây dựng một số tiêu chuẩn lý hóa cao

đặc Lạc tiên tây

Xác định độ tro, độ ẩm, định tính, định lượng flavonoid toàn phần, vitexin Thử độc tính cấp và độc tính bán trường Xác định được Dmax, bảng kết quả huyết

Trang 3

diễn của cao chiết Lạc tiên tây trên

chuột nhắt trắng

học, sinh hóa, mô học sau thử nghiệm

60 ngày Thử tác dụng an thần trên mô hình chữ

thập nâng cao

Bảng kết quả thực nghiệm an thần ở liều 1/5 Dmax và liều 1/10 Dmax trên mô hình chữ thập nâng cao

Nghiên cứu tác dụng hiệp đồng với

thiopental

Đánh giá tác dụng an thần và giải lo âu của cao chiết Lạc tiên tây trên chuột nhắt trắng với mô hình hiệp đồng với barbituric ở liều 1/10Dmax và 1/5Dmax

Nghiên cứu tác dụng an thần với mô

hình đen trắng

Nghiên cứu tác dụng an thần trên mô hình đen trắng: Bảng kết quả thực nghiệm an thần ở liều 1/5 Dmax và liều 1/10 Dmax

Xử lý số liệu, báo cáo kết quả Số liệu đƣợc xử lý thống kê, báo cáo

toàn văn

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Trung tâm Phát Triển Khoa Học

và Công Nghệ Trẻ đã tài trợ và giúp đỡ cho nghiên cứu thực hiện thành công

Xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến thầy GS.TS Nguyễn Minh Đức và các thầy cô trong hội đồng xét duyệt đề cương, nghiệm thu đề tài đã dành thời gian đóng góp ý kiến và giúp tôi hoàn thành tốt công trình nghiên cứu này

Xin cảm ơn Trung tâm Nghiên Cứu và Sản Xuất Dược liệu Miền Trung đã cung cấp nguyên liệu cho tôi hoàn thành nghiên cứu

Xin chân thành cảm ơn cô PGS.TS Nguyễn Phương Dung và các thầy cô, anh chị đồng nghiệp tại Khoa Y Học Cổ Truyền – Đại Học Y Dược TPHCM đã luôn giúp

đỡ và ủng hộ tôi trong suốt thời gian thực hiện nghiên cứu tại Khoa

Xin cám ơn các anh chị, cán bộ tại sở Khoa Học Công Nghệ và Thành Đoàn TPHCM đã nhiệt tình hướng dẫn, hỗ trợ tôi trong suốt thời gian vừa qua

Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới gia đình, thầy cô đồng nghiệp và bạn bè đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện nghiên cứu này

Trang 5

TÓM TẮT ĐỀ TÀI

Mở đầu: Lạc tiên tây (Passiflora incarnata L.) là một dược liệu an thần, giải lo âu

có trong Dược điển Châu Âu và hiện nay đã được trồng thành công ở Việt Nam theo tiêu chuẩn VietGap Nhưng cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu nào về tác dụng dược lý và độc tính của Lạc tiên tây trồng tại Việt Nam

Mục tiêu: Đánh giá tác dụng an thần giải lo âu và độc tính của cao chiết Lạc tiên

tây trên chuột nhắt trắng

Nội dung: Xác định một số tiêu chuẩn hóa lý của dược liệu và cao chiết Lạc tiên

tây (độ tro, độ ẩm,soi bột, định tính, định lượng flavonoid toàn phần và vitexin) Nghiên cứu độc tính cấp (xác định LD50, D max) và độc tính bán trường diễn của cao chiết Lạc tiên tây Đánh giá tác dụng an thần, giải lo âu của chuột nhắt trắng bằng mô hình chữ thập nâng cao ,tác dụng hiệp đồng với thiopental và mô hình đen trắng

Kết quả: Lạc tiên tây không thể hiện độc tính ở liều 3,2g/kg Ở liều 150mg /kg

Lạc Tiên tây thời điểm sau 30 phút tác dụng an thần giải lo âu trên thử nghiệm mô hình chữ thập nâng cao.Thử trên mô hình kéo dài thời gian ngủ của thiopental và chữ thập nâng cao, liều LTT300 thời điểm sau 60 phút cho chuột uống thuốc có tác dụng an thần giải lo âu Thử nghiệm trên mô hình đen trắng, liều LTT150 thể hiện tác dụng giải lo âu Nghiên cứu độc tính bán trường diễn cho thấy không làm thay đổi số lượng hồng cầu, AST, ALT… nhưng lại làm thay đổi chỉ số ure , creatinin và hình ảnh mô học gan thận

Kết Luận: Lạc tiên tây đã thể hiện tác dụng an thần giải lo âu trên chuột nhắt trắng

ở liều 300mg/kg trên mô hình kéo dài thời gian ngủ của thiopental, cả hai liểu thử nghiệm đều thể hiện tác dụng giải lo âu trên mô hình chữ thập nâng cao ở liều

Trang 6

150mg/k.Thử nghiệm trên mô hình đen trắng, liều 150mg/kg thể hiện tác dụng an thần giải lo âu

Từ khóa: Passiflora Incarnata L , an thần giải lo âu, mô hình chữ thập nâng

cao,hiệp đồng với thiopental, mô hình đen trắng ,chuột nhắt trắng, LD50

ABSTRACT

Background: Passiflora incarnata L., which is a sedative and anxiolytic herb in

the European Pharmacopoeia, has been grown successfully in Vietnam by VietGap standards However, there has no research so far on the pharmacological and toxicological effects of this herb grown in Vietnam

Objective: Our research is aimed to evaluate the sedative and anxiolytic effects of

Passiflora incarnata L on mice

Method: In this research, some physicochemical standards of Passiflora incarnata

L and its extract (ash, moisture, identification, quantitative and total flavonoid

vitexin) were determined Acute toxicity (LD50, Dmax value) and sub acute toxicity

of P incarnata extract were also studied In addition to, the sedative and anxiolytic effects of Passiflora incarnata L on mice were examined by using three trials:

synergistic effect with thiopental in increasing mice’s sleeping time, advanced cross and light- dark test box model

Result: P incarnata did not expressed the toxicity at the dose 3.2 g / kg In

advanced cross model, after taking 30 minutes, P incarnata had the effects of sedative and anxiolytic at the dose of 150 mg / kg P incarnata has also shown the

sedative and anxiolytic effects at the dose of 300 mg/kg in two other models Due

to sub acute toxicity study, P incarnate did not change the number of red blood

cells, AST, ALT However, there were some changes in the urea, creatinine values and mice’s histology images of liver and kidney

Trang 7

Conclusion: Passiflora incarnata L exhibited the sedative and anxiolytic effects

on mice at the doses of 150 mg / kg and 300 mg/kg in various trials

Key words: Passiflora incarnata L., sedative, anxiolytic, mice, light- dark test

box

Trang 8

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 16

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 18

1 MẤT NGỦ THEO Y HỌC HIỆN ĐẠI 18

1.1 Định nghĩa giấc ngủ 18

1.2 Phân loại mất ngủ 19

1.3 Điều trị mất ngủ 22

2 MẤT NGỦ THEO QUAN ĐIỂM YHCT 24

2.1 Nguyên nhân - Cơ chế bệnh sinh[] 25

2.2 Một số bệnh cảnh thường gặp 25

3 GIỚI THIỆU LẠC TIÊN TÂY 27

3.1 Đặc điểm thực vật 27

3.2 Những nghiên cứu về Lạc tiên tây 28

4 MỘT SỐ MÔ HÌNH THỬ NGHIỆM TÁC DỤNG AN THẦN GIẢI LO ÂU VÀ GÂY NGỦ TRÊN THỰC NGHIỆM 34

4.1 Mô hình chữ thập nâng cao .34

4.2 Thử nghiệm tác dụng kéo dài thời gian ngủ của thiopental .35

4.3 Mô hình đen trắng (light – dark test) .35

4.4 Mô hình môi trường mở .36

CHƯƠNG II: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 37

2.1 Tiêu chuẩn dược liệu và cao chiết 37

2.1.1 Nguyên liệu nghiên cứu 37

2.1.2 Hóa chất và thiết bị 37

2.1.3 Phương pháp nghiên cứu 37

2.2 Chiết xuất cao và khảo sát tiêu chuẩn cao Lạc tiên tây 43

2.2.1 Chiết xuất cao 43

Trang 9

2.2.2 Khảo sát một số tiêu chuẩn 43

2.3 Thử độc tính cấp 49

2.3.2 Súc vật thử nghiệm 49

2.3.2 Phương pháp nghiên cứu 49

2.4 Thử tác dụng hiệp đồng với thiopental 54

2.4.1 Súc vật thử nghiệm 54

2.4.2 Hóa chất 54

2.4.3 Phương pháp nghiên cứu 54

2.5 Thử tác dụng an thần giải lo âu với mô hình chữ thập nâng cao 55

2.5.1 Súc vật thử nghiệm 55

2.5.2 Hóa chất 55

2.5.3 Dụng cụ thí nghiệm 55

2.5.4 Phương pháp nghiên cứu 56

2.5.5 Điều kiện thí nghiệm 57

2.6 Thử tác dụng an thần giải lo âu với mô hình đen trắng 57

2.6.1 Súc vật thử nghiệm 57

2.6.2 Phương pháp nghiên cứu 57

2.7 Thử độc tính bán trường diễn 58

2.7.1 Súc vật thử nghiệm 58

2.7.2 Phương pháp nghiên cứu 58

2.8 Phương pháp thống kê xử lý số liệu 59

CHƯƠNG III: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 60

3.1 Tiêu chuẩn dược liệu 60

3.2 Chiết xuất và khảo sát tiêu chuẩn cao Lạc tiên tây 68

3.2.1 Chiết xuất cao Lạc tiên tây 68

3.2.2 Khảo sát chỉ tiêu chất lượng của cao Lạc tiên tây 69

3.3 Kết quả thử nghiệm độc tính và tác dụng an thần của cao Lạc tiên tây 75

Trang 10

3.3.1 Độc tính cấp 75

3.3.2 Kết quả thử nghiệm tác dụng hợp đồng của cao Lạc tiên tây với Thiopental 76

3.3.3 Kết quả thử nghiệm tác dụng an thần giải lo âu với mô hình chữ thập nâng cao 77

3.3.4 Kết quả thử nghiệm mô hình hai ngăn sáng tối 80

3.3.5 Kết quả thử nghiệm độc tính bán trường diễn 81

Nhận xét chung 83

CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 87

4.1 Kết luận 87

4.2 Đề nghị 88

TÀI LIỆU THAM KHẢO 91

HÌNH ẢNH THỬ NGHIỆM 96

Trang 11

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ALT : Alanime Aminotransferase

AST : Aspartate aminotransferase

DĐVN : Dƣợc Điển Việt Nam

Dmax : Dose Maximun

HCL : Acid hydrochloric

LD50 : Lethal dose 50

NaOH : Natri hydroxyd

SEM : Standard Error of Mean (sai số chuẩn của số trung bình)

SD : standard Derivatives (độ lệch chuẩn)

LTT150 : Liều Lạc tiên tây 150mg/kg

LTT300 : Liều Lạc tiên tây 300mg/kg

CTNC : Chữ thập nâng cao

Trang 12

EtOAC : Ethyl Acetate

MeOH : Methanol

GABA : Gamma amino butyric acid

FDA : Food and Drug Administration

Trang 13

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1 Các hành vi của chuột cần chú ý trong thời gian theo dõi…… 52

Bảng 3.1 Kết quả khảo sát độ ẩm dược liệu Lạc tiên tây………60

Bảng 3.2 Kết quả khảo sát độ tro toàn phần của dược liệu Lạc tiên tây………….60

Bảng 3.3 Kết quả khảo sát độ tro không tan trong HCl của DL LTT……….60

Bảng 3.4 Kết quả định lượng flavonoid toàn phần theo phương pháp cân ………65

Bảng 3.5 Kết quả định lượng flavonoid toàn phần theo vitexin……… 67

Bảng 3.6 Bảng tóm tắt kết quả kiểm nghiệm DL Lạc tiên tây……… 68

Bảng 3.7 Kết quả khảo sát độ ẩm cao chiết Lạc tiên tây………69

Bảng 3.8 Kết quả khảo sát tro toàn phần cao chiết Lạc tiên tây……….69

Bảng 3.9 Kết quả định lượng flavonoid toàn phần theo phương pháp cân cao chiết Lạc tiên tây……….73

Bảng 3.10 Kết quả định lượng flavonoid toàn phẩn theo vitexin cao chiết Lạc tiên tây………74

Bảng 3.11 Kết quả thử nghiệm độc tính cấp của cao Lạc tiên tây……….76

Bảng 3.12Kết quả thử nghiệm tác dụng kéo dài thời gian ngủ của thiopental……76

Bảng 3.13 Kết quả khảo sát mô hình Chữ thập nâng cao ……… 77

Bảng 3.14 Kết quả thử nghiệm tác dụng an thần giải lo âu MH sáng tối ………80

Bảng 3.15 Bảng trị số huyết học và sinh hóa chuột sau 60 ngày uống thuốc…….82

Trang 14

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1 Hình ảnh dược liệu Lạc tiên tây………27

Hình 2.1 Hình ảnh mô hình Chữ thập nâng cao……… 56

Hình 2.2 Hình ảnh mô hình sáng tối ……… 56

Hình 3.1 Hình ảnh soi bột dược liệu Lạc tiên tây ……… 62

Hình3.2 Hình ảnh vi phẫu là Lạc tiên tây ………60

Hình 3.3 HÌnh ảnh vi phẫu thân dược liệu Lạc tiên tây ………64

Hình 3.4 Sắc ký đồ flavonoid trong dược liệu Lạc Tiên Tây ………65

Hình 3.5 Hình ảnh đỉnh hấp thu cực đại Vitexin trong methanol ………66

Hình 3.6:Hình ảnh hấp thu cực đại Vitexin trong mẫu nguyên liệu Lạc tiên tây ……… ……….67

Hình 3.7 :Sắc ký đồ flavonoid trong cao qua hệ DM toluene – ethyl acetat……70

Hình 3.8 : Sắc ký đồ flavonoid trong cao chiết bằng PP SKLM hệ DM n butanol – acid acetic – nước………71

Hình 3.9 : sắc ký đồ flavonoid trong cao chiết bằng PP SKLM hệ DM ethyl acetat - methanol – nước và hệ DM ethyl acetat – acid formic – nước ……… 72

Hình 3.10 :Hình ảnh hấp thu cực đại Vitexin trong methanol ………73

Hình3.11:Hình ảnh hấp thu cực đại Vitexin trong mẫu thử………74

Hình 3.12 Biểu đồ so sánh tác dụng kéo dài thời gian ngủ mê của thiopental… 77

Trang 15

Hình 3.13 Biểu đố so sánh số lần ra nhánh mở CTNN thời điểm 30 phút sau uống thuốc………79 Hình 3.14 Biểu đồ so sánh số lần ra nhánh mở trên mô hình CTNN thời điểm sau

60 phút uống thuốc……… 80 HÌnh 3.15Biểu đồ so sánh số lần ra ngăn sáng của chuột nhắt………81 Hình 3.16 Biểu đồ so sánh tổng thời gian chuột lưu lại ngăn sáng……….81 Hình 3.17 Hình ảnh mô học thận của chuột nhắt lô thử nghiệm………… …… 83 Hình 3.18 Hình ảnh mô học gan thận của chuột nhắt lô chứng………… 83

Trang 16

MỞ ĐẦU

Chứng mất ngủ tại Mỹ chiếm tỷ lệ khoảng 33 – 50 % dân số trưởng thành

[39], ở Việt Nam, theo một số người đến khám vì mất ngủ chiếm 10 – 20% ở chuyên khoa thần kinh[14].

Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nữ nhiều hơn nam, người già nhiều hơn người trẻ Theo bác sĩ Nguyễn Xuân Bích Huyên – trưởng phòng chăm sóc giấc ngủ của trungt âm Sức khỏe cộng đồng TP HCM cho biết, một khảo sát tại TP HCM trên 800 người cho thấy có 20% số người được khảo sát

bị mất ngủ [14]

Các yếu tố nguy cơ của mất ngủ có thể kể đến như tuổi tác, giới nữ, bệnh lý đi kèm, lạm dụng thuốc và các chất gây nghiện, thay đổi công việc, stress trong cuộc sống và gia đình…[39] [17] [29] Tác động tích lũy lâu dài của mất ngủ có liên quan đến dàng loạt các hậu quả của sức khỏe nguy hiểm, bao gồm gia tăng nguy cơ huyết áp, đái tháo đường, béo phì, nhồi máu cơ tim, và đột quỵ, còn có thể

là nguyên nhân hoặc là yếu tố làm nặng các bệnh lý khác như gia tăng tần suất trầm cảm, lo âu, Alzheimer, động kinh, đột quỵ… [22] [29] [30] [34] [40] [22]

Ngoài ra mất ngủ còn có tác động kinh tế quan trọng Hàng tỷ đô lai một năm được chi cho các chi phí y tế trực tiếp liên quan đến khám bác sĩ, dịch vụ bệnh viện, dược phẩm kê đơn và không cần kê đơn, cũng như các chi phí gián tiếp khác[21] [40].So với người khỏe mạnh, cá nhân bị mất ngủ nam tính giảm năng suất lầm việc, có nhu cầu chăm sóc sức khỏe lớn hơn và khả năng tăng các chấn thương, ví dụ người ta ước tính có khoảng 110.000 chấn thương liên quan đến mất ngủ và 5.000 ca tử vong mỗi năm do tai nạn giao thông [2] Nhiều phương pháp vệ sinh giấc ngủ khác thường kém hiệu quả, thời gian điều trị và theo dõi kéo dài, trung bình với các nhóm thuốc an thần và gây ngủ chủ yếu là nhóm bezodiazepin gây ra nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng như: dị ứng, độc tính trên gan và máu, ác mộng, lo âu, tăng kích động, nhịp tim nhanh, vã mồ hôi, giảm tập trung hoặc suy giảm trí nhớ, chứng quên, ảo giác, mất phối hợp vận động, hưng cảm, trầm cảm, tự tử hoặc làm dụng

Trang 17

thuốc … [6] [15] [16] [23] [24] [22] [28] [35] Từ thực tế đó, việc tìm các phương pháp điều trị hiệu quả ít hoặc không gây tác dụng phụ, giảm chi phí y tế là rất cần thiết.

Trong khi nguồn nguyên liệu thuốc đến từ tự nhiên vô cùng phong phú Rất nhiều bài thuốc cũng như dược liệu đã được ghi nhận và chứng minh có tác dụng an thần giải lo âu như bài thuốc Toan táo nhân thang, shu sa an thần hoàn, một số dược liệu đã được nghiên cứu như Bình vôi, vông nem…[25].Đặc biệt trong đó Lạc tiên

tây (Passiflora incarnata L.) một loài cây đã được trồng thành công ở Phú Yên,

Việt Nam với quy mô mở rộng đạt tiêu chuẩn VietGAP Lạc tiên tây được ghi nhận trong dược điển Châu Âu có tác dụng an thần giải lo âu và đã được sử dụng tại Châu Âu từ những năm 1938, bên cạnh đó đã có những chứng minh Lạc tiên tây không có độc tính Cho nên tác dụng an thần giải lo âu của Lạc tiên tây có nhiều ưu điểm hơn so với một số dược liệu khác

Trong phạm vi nghiên cứu này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu độc tính cấp và bán trường diễn, tác dụng an thần giải lo âu của cao chiết cây Lạc tiên tây được trồng tại Tuy Hòa, Phú Yên, Việt Nam

Gồm các mục tiêu cụ thể sau:

- Xây dựng tiêu chuẩn nguyên liệu Lạc tiên tây

- Chiết xuất cao đặc Lạc tiên tây

- Xây dựng tiêu chuẩn cao chiết Lạc tiên tây

- Đánh giá tác dụng an thần giải lo âu bằng mô hình chữ thập nâng cao, mô hình đen trắng và mô hình hiệp đồng thiopental trên chuột nhắt trắng

- Thử độc tính cấp và bán trường diễn của cao chiết Lạc tiên tây trên chuột nhắt trắng

Trang 18

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1 MẤT NGỦ THEO Y HỌC HIỆN ĐẠI

1.1 Định nghĩa giấc ngủ

Được chẩn đoán mất ngủ khi thỏa cả 3 tiêu chuẩn sau đây:

- Than phiền có khó khăn bắt đầu giấc ngủ, khó duy trì giấc ngủ, hoặc thức dậy quá sớm, hoặc không giúp phục hổi sức khỏe hoặc là giấc ngủ kém chất lượng

- Khó ngủ ở trên xuất hiện mặc dù có cơ hội và hoàn cảnh thích hợp để có thể có giấc ngủ ngon

- Ít nhất một dạng suy giảm chức năng ban ngày liên quan đến sự khó khăn khi ngủ ban đêm được thông báo bởi bệnh nhân:

o Mệt mỏi, khó chịu

o Suy giảm sự chú ý, tập trung trí nhớ

o Rối loạn trong hoạt động xã hội hoặc nghề nghiệp hoặc kết quả học tập kém

o Rối loạn khí sắc kích thích

o Buồn ngủ vào ban ngày

o Giảm động lực, năng lượng sống, hoặc giảm sự chủ động

o Lỗi/ tai nạn tại nơi làm việc hoặc trong khi lái xe

o Căng thẳng, đau đầu, hoặc các triệu chứng tiêu hóa xuất hiện do cơ thể đáp ứng lại tình trạng thiếu ngủ

o Mối quan tâm hay lo lắng về giấc ngủ

Trang 19

o Mất ngủ do rối loạn sinh lý (Psychophysiological insomnia)

Là một rối loạn hành vi, trong đó bệnh nhân lo lắng với nhận thức của bản thân không có khả năng để ngủ đủ vào ban đêm Rối loạn giấc ngủ này khởi đầu giống như bất kỳ mất ngủ cấp tính nào khác, tuy nhiên, thói quen ngủ kém và lo âu liên quan đến giấc ngủ vẫn còn kéo dài sau khi biến cố ban đầu được loại bỏ Những bệnh nhân này bị thức nhiều hơn bởi chính những lỗ lực của bản thân để ngủ hoặc bởi môi trường xung quanh và do vậy, mất ngủ thành một phản ứng có điều kiện hoặc học hỏi Ở thời điểm bất chợt, mặc dù không cố gắng để ngủ hoặc khi ra khỏi nhà, bệnh nhân có khi lại dễ ngủ hơn Mặc dù những bện nhân này quan tâm và tập trung nhiều vào các vấn đề giấc ngủ, nhưng họ không bị chứng lo âu toàn thể, rối loạn ám ảnh hoặc các rối loạn tâm thần khác

o Mất ngủ nghịch thường (Paradoxical insomnia)

Trang 20

Bệnh nhân mất ngủ nghịch thường luôn than phiền mất ngủ, thậm chí do đa ký giấc ngủ về đêm cho thấy các giai đoạn giấc ngủ dường như là bình thương Nhưng bệnh nhân này luôn đánh giá quá cao thời gian họ phải bỏ ra để vào giấc ngủ và đánh giá quá thấp tổng thời gian ngủ của họ Bệnh nhân mất ngủ nghịch thường có hoạt động điện não tần số cao và tăng tỷ lệ chuyển hóa toàn bộ cơ thể trong khi ngủ, gợi ý có sự tăng kích hoạt hệ thống thần kinh trung ương trong khi ngủ

o Mất ngủ tự phát (Idiopathic insomnia)

Mất ngủ tự phát bắt đầu từ trong giai đoạn nhũ nhi hoặc trẻ nhỏ, và xảy ra ở khoảng 1% hoặc ít hơn ở tuổi vị thanh niên Bệnh nhân gặp khó khăn suốt đời trong việc khởi phát và duy trì giấc ngủ, dẫn đến suy giảm chắc năng vào ban ngày Nguyên nhân của hội chứng này không rõ, tuy nhiên nhiều bệnh nhân có bệnh sử khiếm khuyết trong việc học hỏi, hoặc rối loạn tăng động thiếu tập trung trong thời thơ ấu mà không có sự thiếu hụt thần kinh nào đẻ xác định được.mất ngủ

tự phát chỉ có thể chẩn đoán được khi những bệnh lý thần kinh, bệnh lý y khoa khácvà các vấn đề tâm thần đã đươec loại trừ

o Vệ sinh giấc ngủ không đầy đủ (Inadequate slepp hygiene)

Vệ sinh giấc ngủ là thói quen duy trì hoặc thúc đẩy quá trình ngủ ngon Bệnh nhân bị mất ngủ liên quan đến vệ sinh giấc ngủ không đủ có hoạt động cuộc sống hàng ngày không có lợi cho giấc ngủ đạt chất lượng và sự tỉnh táo vào ban ngày Sau đây là những ví dụ vệ sinh giấc ngủ không đầy đủ:

- Thời biểu ngủ thất thường, không theo quy luật (thời điểm ngủ và thức dậy thất thường, thời gian nằm trên giường lâu, ngủ trưa nhiều và thường xuyên )

- Thường xuyên sử dụng các chất gây rối loạn giấc ngủ (rượu, cafein, nicotine) trước khi ngủ

Trang 21

- Những hoạt động có tính kích thích về mặt tinh thần hoặc thể chất trước khi đi ngủ

Thường xuyên sử dụng giường ngủ hoặc phòng ngủ cho các hoạt động không liên quan đến giấc ngủ (ví dụ lập kế hoạch, ăn vặt, đọc sách, xem ti vi ), không duy trì một môi trường ngủ thoải mái (ví dụ như ồn ào, quá nóng hoặc quá lạnh )

o Mất ngủ kết hợp (Comorbid insomnia)

Mất ngủ mạn tính và rối loạn tâm thần thường cùng tồn tại Trong một nghiên cứu, gần 45% bệnh nhân mất ngủ mạn tính cũng có tình trạng rối loạn tâm thần như trầm cảm, lo âu

Mất ngủ còn là một yếu tố dự báo lạm dụng chất, bao gồm cả rượu và các chất gây nghiện khác

Bệnh lý thần kinh: gây sự gián đoạn giấc ngủ thông qua cả hai cơ chế gián tiếp

và không đặc hiệu (ví dụ đau trong thoái hóa đốt sống cổ hoặc đốt sống thắt lưng) hoặc bằng cách làm suy giảm cấu trúc thần kinh trung ương tham gia khởi phát và kiểm soát giấc ngủ: bệnh lý Parkinson, bệnh Alzheimer, múa vờn Huntington Các bệnh lý khác liên quan đến mất ngủ ví dụ như do cơn đau man tính từ các bệnh lý về khớp (viêm khớp dạng thấp) hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính , suy tim Hoặc mất ngủ cũng có thể là kết quả của việc sử dụng các loại thuốc điều trị các bệnh lý này như glucocorticoids, theophylline, đồng vận adrenergic, thuốc lợi tiểu Mất ngủ có thể gây ra bởi nhiều loại thuốc như các chất kích thích

hệ thống thần kinh trung ương (caffeine ) các chất kích thích hô hấp (thophylline ) các thuốc chẹn kênh canxi, thuốc gây chán ăn, thuốc chống trầm cảm (như thuốc chống trầm cảm ba vòng, ức chế monoamine oxidase, ức chế tái hấp chọn lọc serotonin, norepinephrine và dopamine) đối kháng beta (propranolol, metoprolol, pindolol) glucocorticoids (prednison và cortisol) Các dạng rối loạn

Trang 22

giấc ngủ khác liên quan đến mất ngủ như: hội chứng nhưng thở khi ngủ, hội chứng chân không yên, rối loạn cử động chi có chu kỳ rối loạn nhịp sinh học

o Mất ngủ hành vi của trẻ nhỏ (behavioral insomnia of children)

Mất ngủ hành vi trẻ nhỏ mô tả trong trường hợp trẻ em cần có những điều kiện

cụ thể mới ngủ, chẳng hạn như sự hiện diện của cha mẹ, hoặc đồ chơi yêu thích Sự vắng mặt của các đối tượng này gây khởi phát giấc ngủ hoặc khó khăn để dỗ trẻ ngủ

o Mất ngủ dạng khác, không xác định (Unspecified insomnia)

Mất ngủ không xác định khi không xếp loại phù hợp với bất kỳ loại nào kể trên

1.3 Điều trị mất ngủ

1.3.1 Liệu pháp nhận thức – hành vi (Cognitive Behavioral Therapy)

Được chứng minh là có hiệu quả trong điều trị mất ngủ mạn tính do nhiều nguyên nhân Mặc dù thuốc có thể có tác dụng điều trị mạnh hơn, nhưng liệu pháp nhận thức – hành vi có hiệu quả gây ngủ về lâu dài tốt hơn khi so với điều trị thuốc đơn độc Khả năng hạn chế của điều trị nhận thức – hành vi là cần nguồn nhân lực được huấn luyện và đủ nhân lực để theo dõi, hướng dẫn cho từng bệnh nhân trong những đợt liệu trình điều trị

o Liêu pháp kích thích – hạn chế

Chỉ đi nằm trên giường khi buồn ngủ

Chỉ sử dụng phòng ngủ cho mục đích để ngủ và quan hệ sinh lý

Di chuyển sang phòng khác khi không thể ngủ được sau 15 đến 20 phút đọc sách hoặc làm những động tác yên tĩnh khác, và quay lại giường chỉ sau khi cảm thấy buồn ngủ, lặp lại nếu cần thiết

Trang 23

Có thời gian biểu thức dậy đều đặn bất kể khoảng thời gian ngủ

Tránh ngủ trƣa kéo dài vào ban ngày

1.3.2 Điều trị bằng thuốc

Thuốc an thần gồm 2 nhóm chính: Benzodiazepin (nhƣ Triazolam, Estozolam, Temazepam, ) và nhóm Non – benzodiazepin (bao gồm Zolpidem, Zolpidem tartrate, Zaleplon, Eszipiclone)

Cơ chế tác dụng: Thụ thể benzodiazepin trên thần kinh trung ƣơng có liên hệ chặt chễ về chức năng với thụ thể của hệ thống dẫn truyền GABA (gama amino

Trang 24

butyric acid) Sau khi gắn với thụ thể, benzodiazepin tăng tác dụng ức chế dẫn truyền GABA trong não

Thuốc ngủ nhóm Non – Benzodiazepin ít gây lệ thuộc thuốc, dung nạp và hội chứng cai thuốc nhưng có thể liên quan đến khả năng mất ngủ dội ngược và phản ứng quên khi sử dụng liều cao

Thuốc đồng vận thụ thể melatonin như Ramelteon được FDA phê chuẩn để điều trị mất ngủ do khó đi vào giấc ngủ Những thuốc hỗ trợ giấc ngủ bán không cần kê đơn khác như kháng histamin (Diphenhydramine) có thể làm giảm tiềm thời ngủ nhưng có thể gây ra nhiều tác dụng phụ, như an thần vào ban ngày, suy giảm nhận thức Thuốc kháng histamin không được phê duyệt trong sử dụng hỗ trợ ngủ

và hiệu quả lâu dài vẫn chưa được chứng minh Mặc dù FDA không phê duyệt chỉ định nhưng liều thấp thuốc chống trầm cảm thường dùng điều trị mất ngủ

Thuốc chống trầm cảm ba vòng như amitriptyline và doxepin có thể cải thiện hiệu quả gây ngủ nhưng có khả năng gây tác dụng phụ kháng cholinergic, an thần vào ban ngày, làm chậm giấc ngủ REM, gây ra những giấc mơ nhiễu loạn trong giấc ngủ REM Các phương thuốc thảo dược khác nhau được đề nghị, nhưng chỉ có chiết xuất Valerian là có tác dụng gây ngủ có thể được giả định

2 MẤT NGỦ THEO QUAN ĐIỂM YHCT

Mất ngủ được mô tả trong chứng thất niên theo Y học cổ truyền là tình trạng có thể

là không đi vào giấc ngủ ngay được, hoặc khi ngủ thì dễ vào giấc nhưng trong đêm

dễ thức giấc và không ngủ lại được, hoặc lúc ngủ lúc tỉnh hoặc thức trắng đêm không chợp mắt được

Trang 25

2.1 Nguyên nhân - Cơ chế bệnh sinh []

Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh thường là do suy nghĩ quá độ (tình chí) làm tâm

tỳ hư yếu, hoặc can thận âm hư là tướng hỏa vượng, hoặc lo lắng mệt mỏi, nhọc quá độ làm Tâm đởm hư hoặc đàm thấp ủng trệ là Vị bất hòa

2.2 Một số bệnh cảnh thường gặp

2.2.1 Tâm tỳ huyết hư

Triệu chứng: Cả đêm không ngủ hoặc lúc ngủ lúc tỉnh, hoặc mộng nhiều dễ tỉnh, hồi hộp, hay quên, người mệt mỏi, ăn không ngon miệng, sắc không nhuận, lưỡi nhạt, rêu mỏng, mạch tế nhược

Cơ chế bệnh sinh: Do suy nghĩ quá độ làm tổn thương tâm tỳ, huyết hư không nuôi được tâm, tỳ kém không sinh được huyết, huyết hư càng khó phục hồi, do đó tâm không an và gây mất ngủ kéo dài

Điều trị bệnh chứng: Dùng Quy tỳ hoàn (Tế sinh phong) để bổ dưỡng tâm tỳ, sinh huyết

2.2.2 Tâm huyết âm hư

Triệu chứng: Hư phiền mất ngủ, hồi hộp, đánh trống ngực, tâm thần suy nhược, mộng tinh, quanh miệng lở loét, mạch tế sác

Cơ chế bệnh sinh: Do âm hư huyết không nuôi dưỡng được tâm, làm suy giảm chắc năng tâm chủ thần minh

Điều trị: Dùng bài Thiên vương bổ tâm đơn (Nhiếp sinh bí mẫu) để bổ ích tâm âm

2.2.3 Tâm hỏa thượng cang

Triệu chứng: Khó ngủ, mới ngủ được thì tỉnh Tâm phiền, miệng khô, đầu váng tai

ù, ngũ tâm phiền mệt, lưỡi đỏ mạch tế sác

Trang 26

Nguyên nhân: Do tâm âm hư làm hỏa dễ động bốc lên trên gây mất ngủ

Biện pháp điều trị: Thanh hỏa an thần Thường dùng Chu sa an thần hoàn (Y học phát minh)

2.2.3 Tâm đởm khí hư

Triệu chứng: Ngủ không yên, dễ tỉnh, mộng mị nhiều, người nhút nhát, gặp việc thì

sợ, hồi hộp, lưỡi nhạt, mạch huyền tế

Nguyên nhân: Do lo lắng quá độ làm giảm chức năng đởm chủ huyết đoán, tâm chủ thần minh, thần và hồn không yên

Điều trị: Ích khí trấn kinh, an thần định chí Thường dùng thang Định chí hoàn (Tạp bệnh nguyên lưu tế lạc), Toan táo nhân thang (Kim quỹ yếu lược)

Nguyên nhân: Thận âm hư, thủy suy, tâm thận ký tế, gây hỏa bốc, rối loạn tâm chủ thần minh

Trang 27

Điều trị: Giao thông tâm thận Thường dùng Lục vị hoàng liên, nhục quế (Hải Thượng Lãn Ông)

3 GIỚI THIỆU LẠC TIÊN TÂY

3.1 Đặc điểm thực vật

Cây Lạc tiên tây có tên khoa học là Passiflora incarnata L , thuộc họ Lạc

tiên (Pasifloraceae) Loài dây leo bằng tua cuốn, thân mềm tròn và rỗng, có lông thưa Lá mọc so le, chia 3 thùy, thùy giữa lớn hơn hai thùy bên, mép uốn lượn có lông mịn Gốc lá hình tim, đầu lá nhọn Hoa to đều lưỡng tính, mọc riêng lẻ ở kẽ

lá Quả mọng, hình trứng, độ dài 3cm, bao bọc bởi bao lá bắc còn tồn tại

HÌnh 1.1: Dược liệu Lạc tiên tây

Bộ phận dùng: lá và ngọn non (Herba Passiflorae incarnata)

Cây Lạc tiên tây thích hợp với điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu Việt nam, Trung tâm Dược liệu Miền Trung đã trồn thành công tại Tuy Hòa và có khả năng cung cấp nguồn nguyên liệu Lạc tiên tây đạt tiêu chuẩn VietGap Đây là điều kiện thuận lợi cho việc triển khai các dự án sản xuất thuốc an thần từ cây thuốc này

Trang 28

3.2 Những nghiên cứu về Lạc tiên tây

Tại châu Âu, Lạc tiên tây được sử dụng để làm giảm nhẹ các triệu chứng căng thẳng thần kinh (stress) và hỗ trợ giấc ngủ Tác dụng điều trị của cây Lạc tiên tây được thừa nhận liên tục từ những năm 1938 tới nay và cây này cũng thường được kết hợp với nhiều loại thảo dược an thần khác Bên cạnh đó, đã có những nghiên cứu chứng minh Lạc tiên tây không có độc tính (Weniger và Anton, 1996), nên tác dụng an thần, giảm lo âu của cây Lạc tiên tây có nhiều ưu điểm so với các thuốc nguồn gốc hóa dược Thế giới đã có một số nghiên cứu sơ bộ về tác dụng an thần giải lo âu trên động vật của Lạc tiên tây ở dạng bột, trà thuốc, cao chiết cồn

(22)

Liều dùng: 0,5 – 8 g bột/ngày; 1 – 8 g trà/ngày; 8 – 16 ml cao lỏng/ngày (1:8, chiết bằng ethanol 25%); 2 – 6 ml cao lỏng/ngày (1:8, chiết bằng ethanol 45%); 0,5 – 8 ml cao lỏng/ngày (1:1, chiết bằng ethanol 25%); 2 ml cao lỏng x 3 lần/ngày (1:1, chiết bằng ethanol 70%) [23]

Các chỉ định chính: Cai nghiện Benzodiazepin, hội chứng nghiện thuốc, động kinh, mất ngủ, đau dây thần kinh

Thành phần hóa học[2]

:Thường sử dụng dịch chiết ethanol (40% - 90% v/v) hoặc methanol (60% v/v) hoặc aceton (40% v/v) chứa ít nhất 2,0% flavonoid tính theo vitexin (Dược điển châu Âu) Các phân tích cho thấy thành phần hóa học của cây thuốc khá đa dạng:

Flavonoid: Chủ yếu là các C-glycosides của apigenin và luteolin, ví dụ: vitexin, isovitexin và dẫn chất 2"-β-D-glucosides, schaftoside, isoschaftoside, vicenin-2 và swertisin [[Hänsel et aL, 1994; Bradley, 1992; Wichtl, 2004; Barnes

et aL, 1996; ESCOP, 2003; PDR for herbal medicines, 1998; Weniger and Anton, 1996]apigenin, luteolin glycosid (orientin, homoorientin, lucenin), kaempferol,

Trang 29

quercetin, rutin Đặc biệt có 1 dẫn chất benzoflavon có nhóm thế ở vị trí 3 [Dhawan et aL, 2004]

Maltol [Hänsel et aL, 1994; Bradley, 1992; Barnes et aL, 1996; ESCOP, 2003; Weniger and Anton, 1996]

Alkaloid: Là các β-carboline alkaloid (harmaline, harmalol, harmol, harmine) ở dạng vết [Hänsel et aL, 1994; Bradley, 1992; Wichtl, 2004; Barnes et

aL, 1996; ESCOP, 2003; PDR for herbal medicines, 1998; Weniger and Anton, 1996]

Tinh dầu chứa 150 thành phần [Hänsel et aL, 1994; Bradley, 1992; Wichtl, 2004; Barnes et aL, 1996; ESCOP, 2003; PDR for herbal medicines, 1998; Weniger and Anton, 1996]

Gynocardin (một cyanogenic glycosid) [Hänsel et aL, 1994; Bradley, 1992; Wichtl, 2004; ESCOP, 2003; PDR for herbal medicines, 1998; Weniger and Anton, 1996]

Các thành phần khác: Carbohydrat, benzopyron, acid béo, dẫn suất pyron (maltol, ethylmaltol), passicol [5][11][26]

gamma-Cơ chế tác động của Lạc tiên tây vẫn chưa biết rõ Hoạt hóa thụ thể GABA bởi maltol và dẫn suất gamma-pyrone có thể là cơ chế giải lo âu và giảm đau của Lạc tiên tây [12]

Harman alkaloid có tác dụng ức chế monoamine oxidase [7] Lạc tiên tây thể hiện hoạt tính kháng viêm nhẹ [36] Dịch chiết cồn Lạc tiên tây làm giảm phù viêm do carrageenan, ức chế di chuyển bạch cầu và tạo u hạt trên chuột nhắt, mặc dù tác dụng này kém hơn aspirin [4]

Phản ứng quá mẫn: Rất hiếm gặp [ESCOP, 2003] Có 1 trường hợp quá mẫn viêm mạch máu đã được báo cáo (Smith et al, 1993) Ngoài ra, có một số tác dụng

Trang 30

phụ đã được báo cáo, như: buồn ngủ, mất cảm đau, dation, thất điều, dị ứng, rối loạn nhận thức [1]

Báo cáo trường hợp: Buồn nôn, nôn mửa, chậm nhịp tim, thay đổi điện tâm

đồ bao gồm không liên tục, kéo dài QTc thay đổi sóng ST-T chưa rõ nguyên nhân Các dấu hiệu này mất khi ngừng sử dụng [9]

Có một báo cáo trường hợp về triệu chứng mạch nhanh thất kèm theo nôn mửa dữ dội, tình trạng lơ mơ và kéo dài đoạn QT [Fisher et al, 2000) ở bệnh nhân liều tương đương 1,5 – 2g dược liệu trong 2 ngày Nguyên nhân chưa rõ ràng do

dữ liệu đầu vào không đầy đủ

Về mặt lý thuyết, các sản phẩm chứa Lạc tiên tây có thể gây buồn ngủ, làm giảm khả năng vận hành máy móc và lái xe [ESCOP, 2003] Liều cao có thể làm giảm cảm giác đau [Banners et al, 1996]

Chống chỉ định: quá mẫn

Tương tác thuốc:

- Với pentobarbital: Lạc tiên tây làm tăng tác dụng của pentobarbital

- Với các benzodiazepin: Lạc tiên tây làm tăng tác dụng giảm đau của benzodiazepin bằng cách gia tăng gắn kết benzodiazepin với thụ thể GABA

- Với thuốc chống đông: Lạc tiên tây có tác dụng cộng hợp với thuốc chống đông máu

- Với rượu: Lạc tiên tây gia tăng tác dụng giảm đau của rượu

Kết quả nghiên cứu độc tính thực nghiệm:

Kết quả nghiên cứu độc tính cấp của cao chiết Lạc tiên tây: Đã xác định

LD50 > 15 g/kg (uống, chuột cống, chuột nhắt); 3510 mg/kg (phúc mô, chuột

Trang 31

cống); 900 và 3140 mg/kg (phúc mô, chuột nhắt); > 10 g/kg (dưới da, chuột cống) [Committee of experts on cosmetic products, 2001]

Kết quả nghiên cứu độc tính bán trường diễn: Trên chuột cống đực uống liều

5 g dược liệu khô/kg thể trọng trong 21 ngày không thay đổi trọng lượng, thân nhiệt và vận động kết hợp [ESCOP, 2003] Uống liều 400 mg/kg liên tục trong 4 tuần chưa thấy xuất hiện các dấu hiệu độc tính trên chuột cống [Weniger and Anton, 1996]

Độc tính di truyền: Không xuất hiện độc tính di truyền nhị bội thể trên

Aspergilus nidulans D-30 ở nồng độ 1,3 mg/ml dịch chiết (dược liệu khô 16,2%,

cao ethanol 0,32%) [ESCOP, 2003]

Chưa có thông tin về tác dụng gây ưng thư, độc tính trên sinh sản và phát triển

Kết quả nghiên cứu tác dụng dược lý thực nghiệm

Nhóm Hänsel đã bắt đầu những nghiên cứu một số tác dụng dược lý của Lạc tiên tây từ 1994 Tác dụng giảm đau của cao chiết cồn – nước trên động vật gặm nhấm được ghi nhận, bao gồm tác dụng ức chế vận động tự nhiên và kéo dài giấc ngủ pentobarbital ở liều 50 – 400 mg/kg (tiêm phúc mô)

Gần đây, 1 dẫn chất benzoflavon ở C3 bao gồm vòng benzene ở vị trí 6, 7 của flavone đã được ly trích và được cho là hoạt chất chủ yếu của Lạc tiên tây thể hiện tác dụng giải lo âu ở liều uống 10 mg/kg trên chuột nhắt trắng Dẫn chất này cũng thể hiện tác dụng đảo chiều trên chuột nhắt nhiễm morphin (liều 10 – 100 mg/kg), ngăn ngừa lệ thuộc nicotine ở chuột nhắt (10 – 20 mg/kg), ngăn ngừa sự lệ thuộc và chịu đựng Δ9

-THC trên chuột nhắt (10 – 20 mg/kg) và ngăn ngừa phụ thuộc ethanol trên chuột nhắt trắng (10 – 50 mg/kg) Chất này cũng có tác dụng chống lại sự lệ thuộc benzodiazepine trên chuột nhắt và tăng dục năng trên chuột cống già và ngăn ngừa biểu hiện giảm dục năng bởi ethanol, Δ9

-THC hoặc nicotine Cơ chế tác dụng có thể là do sự ức chế enzyme aromatase (một thành viên

Trang 32

thuộc họ cytochrome P-450), dẫn đến sự ức chế chuyển hóa androgen thành oestrogen, qua đó tăng nồng độ testosterone tự do và giảm oestrogen tự do [Dhawan et aL, 2004] Cho đến nay, hàm lượng trong dược liệu và cấu trúc của benzoflavon này chưa được biết rõ

Kết quả ngiên cứu lâm sàng

Một nghiên cứu tiền cứu, ngẫu nhiên, placebo-đối chiếu đánh giá tác dụng dịch chiết Lạc tiên tây 45 giọt/ngày (Passipay™) phối hợp với viên nang giả dược (n=18) so sánh với viên nang oxazepam liều 30 mg/ngày phối hợp với dung dịch giả dược (n=18) trên bệnh nhân rối loạn lo âu tổng quát và chỉ số Hamilton Anxiety Rating hơn 14 Chỉ tiêu chủ yếu là thay đổi thang điểm Hamilton Anxiety Rating (HAM-A) Kết quả cho thấy Lạc tiên tây có tác dụng tương tự oxazepam sau 4 tuần điều trị, nhưng trị số trung bình tại ngày 28 không được mô tả tác dụng phụ cũng giống nhau giữa các nhóm, bao gồm giảm đau, chóng mặt và nhầm lẫn, mặc dù có nhiều bệnh nhân nhóm oxazepam giảm hiệu suất làm việc Lạc tiên tây

có tác dụng tương tự như oxazepam, nhưng cần tiếp tục những nghiên cứu với cỡ mẫu lớn hơn [Akhondzadeh S, et aL Passionflower in the treatment of generalized

anxiety: a pilot double-blind randomized controlled trial with oxazepam J Clin Pharm Ther 2001;26:363-7]

Một tiền cứu, ngẫu nhiên, mù đôi đánh giá tác dụng của clonidin liều 0.3-0.8 mg/ngày có hoặc không kèm theo 60 giọt dịch chiết Lạc tiên tây/ngày liên tục trong 14 ngày trên các nam giới lệ thuộc thuốc phiện tình nguyện cai nghiện Chỉ tiêu theo dõi chủ yếu Phân chia ngẫu nhiên mỗi nhóm gồm 30 người Không có sự khác biệt giữa các nhóm Các tác giả đã nhận định rằng Lạc tiên tây có khả năng cai nghiện thuốc phiện, nhưng cần bổ sung các nghiên cứu khác [Akhondzadem S,

et aL Passionflower in the treatment of opiates withdrawal: a double-blind

randomized controlled triaL J Clin Pharm Ther 2001;26:369-73]

Trang 33

Một nghiên cứu mù đôi – giả dược được thực hiện trên 60 bệnh nhân uống Lạc tiên tây (500 mg, Passipy™ IranDarouk) với mục đích giảm lo âu trước phẫu thuật 90 phút Tác dụng giải lo âu và giảm đau được đánh giá bằng thang điểm NRS (numerical rating scale) tại các thời điểm khác nhau trước phẫu thuật Chỉ số

lo âu NRS giảm có ý nghĩa thống kê ở nhóm can thiệp tương đương như nhóm dùng giả dược, cho thấy tác dụng giải lo âu trước phẫu thuật của Lạc tiên tây không liên quan với thay đổi chức năng vận động Cần tiếp tục các nghiên cứu khác để đánh giá tác dụng giảm lo âu của Lạc tiên tây trên bệnh nhân phẫu thuật [Movafegh A, et aL Preoperative oral Passiflora incarnata reduces anxiety in ambulatory surgery patients: a double-blind, placebo-controlled study Anesth Analg Jun 2008;106(6):1728-1732]

Theo công bố năm 2005 của Akhondzadeh, một thiết kế nghiên cứu ngẫu nhiên, mù đôi thực hiện trên 34 trẻ em (6 - 13 tuổi) được chẩn đoán mắc chứng rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) Trong đó, 17 trẻ em được uống viên nén Lạc tiên tây (0.04 mg/kg/ngày) so sánh với 17 trẻ em khác uống methylphenidate (1 mg/kg/ngày) Chỉ tiêu theo dõi được đánh giá bởi cha mẹ và thầy cô ở các trường học Iran Chỉ số ADHD đều được cải thiện ở cả 2 nhóm sau 8 tuần và cũng không

Trang 34

nghiên cứu nhỏ đánh giá tác dụng giải lo âu của Lạc tiên tây tương đương oxazepam [3], nhưng một báo cáo mang tính hệ thống khác lại cho rằng cần phải kiểm chứng tác dụng này thông qua các nghiên cứu ngẫu nhiên có đối chiếu [18] Sử dụng Lạc tiên tây cho bệnh nhân trước phẫu thuật có hiệu quả giảm nhẹ lo âu [19]

Tuy nhiên, có một nghiên cứu lại nhận thấy 5 loại cao chiết khác nhau từ Lạc tiên tây thể hiện tác dụng giải lo âu trên chuột nhắt trắng 2 trong các loại cao này không thể hiện tác dụng chống co giật gây bởi pentylenetetrazol [8] Một số tác dụng phụ có thể gặp là giảm cảm giác đau, chóng mặt, suy giảm nhận thức, buồn nôn, nôn mửa, thay đổi ECG Các tác dụng bất lợi này sẽ giảm khi ngưng sử dụng thuốc[3][10]

Hiện nay, các nhà khoa học Việt nam đã bắt đầu nghiên cứu tác dụng an thần của một số cây thuốc tuy nhiên chưa thấy có công trình nghiên cứu nào về về cây Lạc tiên tây Lạc tiên tây chỉ mới được sử dụng như là những cây thuốc qua kinh nghiệm dân gian khác

4 MỘT SỐ MÔ HÌNH THỬ NGHIỆM TÁC DỤNG AN THẦN GIẢI LO

ÂU VÀ GÂY NGỦ TRÊN THỰC NGHIỆM

4.1 Mô hình chữ thập nâng cao [13][42][27][20]

Mô hình này được ưa dùng nhất để sang lọc các thuốc có tác dụng trên sự lo

âu Bộ dụng cụ gồm 2 cánh tay mở và 2 cánh tay đóng vuông góc với nhau tạo thành hình chữ thập Cánh tay đóng có tường bao quanh, cánh tay mở không có Phần giao nhau giữa các cánh tay là một hình vuông Gọi là vùng trung tâm Bộ cánh tay được nân cao hơn nền nhà Mỗi thú thử nghiệm được đặt vào vùng trung tâm, hướng về phía cánh tay mở Mỗi thú được thử nghiệm trong 5 phút, dùng camera ghi lại số lần ra vcaof và thời gian lưu lại ở cách vùng cánh tay (đóng hoặc mở) của thú

Trang 35

Cách đánh giá: Mô hình này được xây dựng trên sự tương phản nhu cầu khám phá vùng lãnh thổ mới của chuột và bản năng tránh xa vùng có thể có nguy hiểm (không gian mở và cao so với nền nhà của cánh tay mở) Số lần ra vùng cánh tay mở và thời gian ở vùng cánh tay mở của thú được xem là hành vi thể hiện mức

độ lo âu của thú khi ở môi trường mới Những thuốc có tác dụng giải lo âu có khả năng làm tăng thời gian và số lần vào cánh tay mở của thú

4.2 Thử nghiệm tác dụng kéo dài thời gian ngủ của thiopental [1][9]

Thử nghiệm này được dùng để đánh giá tác động của thuốc lên hệ thần kinh trung ương, không chỉ là tác dụng gây ngủ, an thần, gây mê mà còn đánh giá tác dụng chống trầm cảm ở liều cao thông qua đánh giá kéo dài thời gian ngủ bằng 1 liều duy nhất hexobarbital

Cách đánh giá: tác động gây ngủ của barbituric thể hiện tức thì ngay sau khi tiêm tĩnh mạch, cụ thể là chuột bị mất phản xạ thăng bằng (khi đặt nằm ngửa chuột không có phản xạ lật mình lại sau 5 giây) Thời gian ngủ được tính từ lúc sau khi tiêm barbituric đến khi chuột lấy lại phản xạ thăng bằng

4.3 Mô hình đen trắng (light – dark test) [13][42][27][32]

Bộ dụng cụ gồm 1 hộp làm bằng Plexiglas, có hai ngăn, trong đó một ngăn được chiếu sáng, ngăn còn lại được giữ tối chuột được đặt ở cửa ngăng cách vùng sáng và tối, hướng ra ngăn sáng Sau đó chuột được tự do khám phá trong 5 phút> ghi nhận lại số lần ra vào vùng sáng của chuột và thời gian ở vùng sáng Chuột được tính là ra vùng sáng khi cả 4 chân vượt qua lằn phân cách giữa 2 vùng

Cách đánh giá: khi ở môi trường mới, chuột có xu hướng ở vùng tối hơn là

ra ngăn sáng Do vậy, thời gian ở vùng sáng và số lần ra vùng sáng của thú có tỉ lệ thuận với mức độ giải lo âu Những thuốc có tác dụng giải lo âu có khả năng làm tăng thời gian và số lần ra vùng sáng của thú,

Trang 36

4.4 Mô hình môi trường mở [13][42][27][38]

Đây là mô hình khá phổ biến để đánh giá khả năng vận động cũng như tính

lo âu của thú Bộ dụng cụ gồm 1 hộp hình lập phương một ngăn hở, làm bằng Plexiglas, với tường trong suốt Đáy mô hình được chia làm vùng rìa và vùng trung tâm bằng các ô vuông Mỗi thú thử nghiệm được đặt ở 1 góc cố định của mô hình Thử nghiệm được tiến hành trong 5 phút, khảo sát số lần thú thử nghiệm

đứng lên, thời gian và số lần vào vùng trung tâm

Cách đánh giá: Đặc tính của thú chỉ thích ở vùng rìa mà tránh vào vùng trung tâm khi ở môi trường lạ (thigmotaxis) vì vùng trung tâm là khu vực đem lại cảm giác nguy hiểm nhiều hơn Do đó, thời gian và số lần vào vùng trung tâm của thú tỉ lệ nghịch với biểu hiện lo âu của thú Những thuốc có tác dụng giải lo âu có khả năng làm tăng thời gian và số lần vào vùng trung tâm Số ô vuông di chuyển cho phép đánh giá tác động của thuốc lên khả năng vận động của thú

Trang 37

CHƯƠNG II: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Tiêu chuẩn dược liệu và cao chiết

2.1.1 Nguyên liệu nghiên cứu

Lạc tiên tây (Pasiflora incarnata L.) toàn cây trên mặt đất được cung cấp

bởi Trung tâm nghiên cứu và sản xuất Dược liệu Miền Trung cung cấp vào tháng 01/2011 Mẫu dược liệu được lưu lại tại Bộ môn Bào Chế Đông Dược – Khoa Y Học Cổ Truyền – ĐH Y Dược TP Hồ Chí Minh

2.1.2 Hóa chất và thiết bị

Hóa chất: Vitexin (Sigma Aldrich, CAS number 3681934, Lot#BCBD6147V P code 101029833, product ò Bulgaria)

Methanol, diethyl ether, chloroform, ethyl acetat, acid sulfuric

Thiết bị: Máy soxhlet, máy siêu âm, tủ sấy, bể cách thủy, bình sắc ký, …

Súc vật: Chuột nhắt trắng đực Swiss albino, 6-8 tuần tuổi, trọng lượng 22-25 g, bởi viện Pasteur TP HCM cung cấp Chuột được nuôi bầy trong bocal và được đảm bảo chu kỳ 12/12 giờ sáng tối (5g00 –17g00 là chu kỳ sáng) Chuột được làm quen với điều kiện phòng thử nghiệm ít nhất 24 giờ Tất cả các thử nghiệm được tiến hành giữa

trong khoảng 8 giờ-16 giờ

2.1.3 Phương pháp nghiên cứu

Khảo sát một số tiêu chuẩn hóa lý của dược liệu Lạc tiên tây

Độ ẩm

Trang 38

Cân chính xác khoảng 1g dược liệu vào một chén cân (đã sấy ở 105 0C đến khối lượng không đổi và đã cân bì), đem sấy ở 105 0C trong tủ sấy dưới áp suất thường đến khối lượng không đổi (chênh lệch giữa 2 lần cân không quá 0,5mg)

Công thức tính độ ẩm: % 100

a

b a H

Trong đó:

a: khối lượng bột dược liệu trước khi sấy (g) b: khối lượng bột dược liệu sau khi sấy (g) H%: độ ẩm (kl/kl)

Đặt chén đựng tro vào lò nung và lại tiếp tục nung ở nhiệt độ trên trong 1 giờ nữa Lấy chén ra, để nguội khoảng 30 phút trong bình hút ẩm Cân

Tiếp tục làm như vậy đến khi kết quả 2 lần cân liên tiếp, khối lượng chén

có tro (a) chênh lệch không quá 0,5 mg

Tro toàn phần tính trên dược liệu khô kiệt theo công thức:

Trang 39

100

h c c

b a A

Trong đó:

A%: tro toàn phần (%) của dược liệu a: khối lượng chén có tro

b: khối lượng chén không c: khối lượng dược liệu dùng h: độ ẩm (%) của dược liệu

Tro không tan trong HCl

Lấy chén nung đã xác định tro toàn phần ở trên, thêm vào đó 15 ml nước cất

và 10 ml HCl 2N Đậy chén bằng một mặt kính đồng hồ, đun sôi cẩn thận 10 phút rồi để nguội Rửa mặt kính đồng hồ với 5ml nước cất nóng rồi cho vào chén nung

Tập trung chất không tan vào một phễu lọc thủy tinh xốp đã cân bì hoặc vào một giấy lọc không tro Rửa (cả lọc và tro) bằng nước cất nóng tới khi dịch lọc cho phản trung tính (thử bằng giấy quỳ)

Cho cả giấy lọc và tro trở lại chén nung, sấy khô, đốt, rồi nung ở 500-600 0

C trong 2 giờ Để nguội trong bình hút ẩm và cân Nung tiếp tới khi giữa hai lần cân liên tiếp, khối lượng chênh lệch nhau không vượt quá 1,0 mg

Tính tỷ lệ phần trăm của tro không tan trong acid so với lượng dược liệu đã

sử dụng

Định tính bằng phản ứng hóa học

Trang 40

Lấy khoảng 20 g bộtdược liệu cho vào bình nón 250 ml, thêm 100 ml ethanol 90%, lắc đều và đun hồi lưu cách thủy khoảng 30 phút Lọc, lấy dịch lọc chia đều thành 2 phần, và cô cách thủy tới cắn khô

Định tính alkaloid

Thêm vào phần cắn thứ hai 4 giọt amoni hydroxyd đậm đặc và 5 ml chloroform, khuấy kĩ, lọc vào bình gạn 50 mL thêm vào bình gạn 10 ml dung dịch acid sulfuric 1% Lắc kĩ và gạn lớp acid vào 3 ốngnghiệm:

- Ống nghiệm 1: thêm 1 giọt thuốc thử Mayer sẽ cho tủa màu trắng đục

- Ống nghiệm 2: thêm 1 giọt thuốc thử Bouchardat sẽ cho tủa đỏ nâu

- Ống nghiệm 3: thêm 1 giọt thuốc thử Dragendorff sẽ cho tủa màu vàng cam

Ngày đăng: 07/02/2015, 13:51

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3. AKhon dzadeh S, Naghavi HR, Vazirian M, et aL Passiflora in the treatment ò generalize anxiety: a pilot double blind randomized controlled trial with oaepam J Clin Pharm Ther. Oct 2001;26(5):363-367 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Passiflora in the treatment ò generalize anxiety: a pilot double blind randomized controlled trial with oaepam
4. Borrelli F, Pinto L, Izzo Â, et aL Anti- inflammatory activity of Passiflora incarnate L in rats.Phytotherappy Res.1996;10:S104-S106 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Anti- inflammatory activity of Passiflora incarnate L in rats
5. Dhawan K, Kumar S, Sharma A. Anxiolytuc activity of aerial and underground parts of Passiflora incarnate. Fitoterapia.Dec 2001;72(8):922-926 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Anxiolytuc activity of aerial and underground parts of Passiflora incarnate
6. Đào Trần Thái, bộ môn Tâm Thần học, ĐH Y-Dƣợc TPHCM(2003), Tâm thần học, NXB Y Học,tr78- 104 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm thần học
Tác giả: Đào Trần Thái, bộ môn Tâm Thần học, ĐH Y-Dƣợc TPHCM
Nhà XB: NXB Y Học
Năm: 2003
7. Dhawan K, Kumat S, Sharma A. Anti anxiety studies on extracts of Passiflora incarnate Linneaus.J EthnopharmacoL Dec 2001;78(2-3):165-170 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Anti anxiety studies on extracts of Passiflora incarnate Linneaus
8. Elsas S-M, Rossi DJ, Raber J, et aL Passiflora incarnate L (passionflower) extract elicit GABA currents in hippocxampal neurons in vitro and show anxiogenic and anticonvulsant effects on vivo, vary with extraction method.Phytomedicine .2010 Oct;17(12):940-9 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Passiflora incarnate L (passionflower) extract elicit GABA currents in hippocxampal neurons in vitro and show anxiogenic and anticonvulsant effects on vivo, vary with extraction method
10. Fisher AA, Purcell P, Le Couteur DG. Toxicity of Passiflora incarnate L J Toxicol clin ToxicoL 2000;38(1):63-66 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toxicity of Passiflora incarnate L J Toxicol clin ToxicoL
11. Grice ID, Ferreira LA, Griffiths LR Identification and Simultaneous analysis of harmane, harmine, harmol, isovitexn, and vitexin in Passiflora incarnate extracts with a novel hplc method.J Liq Chrom Rel Technol 2011;24(16):2513- 2523 Sách, tạp chí
Tiêu đề: J Liq Chrom Rel Technol
12. Grundmann O, Wang J, McGregor GP, et aL Anxiolytic Activity of a Phytochemically Characterized Passiflora incarnate Extract is Mediated Via the GABAergic System Planta Med.2008 Dec ;74(15):1769-73 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Anxiolytic Activity of a Phytochemically Characterized Passiflora incarnate Extract is Mediated Via the GABAergic System
13. Holbrook AM, Croether R, Lotter A, Cheng C, King D (2000), “ Metanalysis of benzodoazepam use in the treatment of insomnia” CMAJ; VoL162, pp. 225- 33 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Metanalysis of benzodoazepam use in the treatment of insomnia
Tác giả: Holbrook AM, Croether R, Lotter A, Cheng C, King D
Năm: 2000
14. Lori A.Panossia, Alon Y. Avidan (2009), “ Review of sleep Disorders,” Med Clin N Am, VoL 93, pp. 407 – 425 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Review of sleep Disorders
Tác giả: Lori A.Panossia, Alon Y. Avidan
Năm: 2009
15. Maribel Herrera-Ruiz, Yolanda García-Beltrán, Sergio Mara, Gabriela Díaz- Vesliz, Glauce S.B. Viana, Jaime Tortoriello, Guillermo Ramirez(2006), “ Antidepressant and anxiolytic effects ò hydroalcoholic extract from Salvia elegans” Journal ò Ethnopharmacology, VoL107,pp.53-58 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Antidepressant and anxiolytic effects ò hydroalcoholic extract from Salvia elegans
Tác giả: Maribel Herrera-Ruiz, Yolanda García-Beltrán, Sergio Mara, Gabriela Díaz- Vesliz, Glauce S.B. Viana, Jaime Tortoriello, Guillermo Ramirez
Năm: 2006
16. Morin CM, Hauri PJ, Espie CA, Spielman Ạ, Buysse DJ, Bootzin RR(1999), “ Nonpharmacologic treatment of chronic insomnia.An Ameri – can Academy of sleep Medicine review” ,sleep, VoL22, pp.1134-56 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nonpharmacologic treatment of chronic insomnia.An Ameri – can Academy of sleep Medicine review
Tác giả: Morin CM, Hauri PJ, Espie CA, Spielman Ạ, Buysse DJ, Bootzin RR
Năm: 1999
17. Marcenac F, Jin GZ Go non F (1986), “ effect of L- tetrahydropalmatine on dopamine release and metabolism in the rat striatum”, Psychopharmacology (Berl), VoL 89(1), pp. 89-93 Sách, tạp chí
Tiêu đề: effect of L- tetrahydropalmatine on dopamine release and metabolism in the rat striatum
Tác giả: Marcenac F, Jin GZ Go non F
Năm: 1986
19. Movafegh A, Alizadeh R, Hajimohamadi F, et al .Preoperative oral Passiflora incarnate Reduces anxiety in ambulatory surgery patient: a doubke blind, placebo controlled study. Anesth. Jun 2008;106(6):1728-1732 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Preoperative oral Passiflora incarnate Reduces anxiety in ambulatory surgery patient: a doubke blind, placebo controlled study
20. Morin CM, Hauri PJ, Espie CA, Spielman Ạ, Buysse DJ, Bootzin RR(1999), “ Nonpharmacologic treatment of chronic insomnia. An Ameri – can Academy of sleep Medicine review”, sleep,VoL22,pp.1134-56 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nonpharmacologic treatment of chronic insomnia. An Ameri – can Academy of sleep Medicine review
Tác giả: Morin CM, Hauri PJ, Espie CA, Spielman Ạ, Buysse DJ, Bootzin RR
Năm: 1999
21. Ngô Anh Dũng (2008), Y lý Y học cổ truyền, Nhà xuất bản Y học,tr.62-78.10 22. Nguyễn Văn Hùng, Hoàng Tích Huyền (1989). “ Đánh giá tác dụng an thần củacao lá sen, tâm sen, lá vông và củ bình vôi trên súc vật thử nghiệm” Y học thực hành, Số 5 (tập 282),tr.28- 29 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Y lý Y học cổ truyền", Nhà xuất bản Y học,tr.62-78.10 22. Nguyễn Văn Hùng, Hoàng Tích Huyền (1989). “ Đánh giá tác dụng an thần của cao lá sen, tâm sen, lá vông và củ bình vôi trên súc vật thử nghiệm
Tác giả: Ngô Anh Dũng (2008), Y lý Y học cổ truyền, Nhà xuất bản Y học,tr.62-78.10 22. Nguyễn Văn Hùng, Hoàng Tích Huyền
Nhà XB: Nhà xuất bản Y học
Năm: 1989
24. Nguyễn Thiên Quyến, Đào Trọng Cường (2003), Chẩn đoán phân biệt chứng trạng trong đông y, Xí nghiệp in Bến Thành, tr 298-306 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chẩn đoán phân biệt chứng trạng trong đông y
Tác giả: Nguyễn Thiên Quyến, Đào Trọng Cường
Năm: 2003
26. Newall CA, Anderson LA, Philipson JD.Herbal Medicines:A Guide for health- Care ProfessionaL 1 st ed.London: Pharmaceutic Press;1996 Sách, tạp chí
Tiêu đề: A Guide for health- Care ProfessionaL
27. Nguyễn Thiên Quyến (1998), Chẩn đoán phân biệt chứng hậu trong đông y, Xí nghiệp in trường đại học kỹ thuật TP HCM, tr.232-236,302-307,492-497,646-650 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chẩn đoán phân biệt chứng hậu trong đông y
Tác giả: Nguyễn Thiên Quyến
Năm: 1998

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w