Những nghiên cứu về Lạc tiên tây

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác dụng an thần và độc tính của cao chiết lạc tiên tây (passiflora incamata l) trên chuột nhắt trắng (Trang 28 - 34)

3. GIỚI THIỆU LẠC TIÊN TÂY

3.2 Những nghiên cứu về Lạc tiên tây

Tại châu Âu, Lạc tiên tây đƣợc sử dụng để làm giảm nhẹ các triệu chứng căng thẳng thần kinh (stress) và hỗ trợ giấc ngủ. Tác dụng điều trị của cây Lạc tiên tây đƣợc thừa nhận liên tục từ những năm 1938 tới nay và cây này cũng thƣờng đƣợc kết hợp với nhiều loại thảo dƣợc an thần khác. Bên cạnh đó, đã có những nghiên cứu chứng minh Lạc tiên tây không có độc tính (Weniger và Anton, 1996), nên tác dụng an thần, giảm lo âu của cây Lạc tiên tây có nhiều ƣu điểm so với các thuốc nguồn gốc hóa dƣợc. Thế giới đã có một số nghiên cứu sơ bộ về tác dụng an thần giải lo âu trên động vật của Lạc tiên tây ở dạng bột, trà thuốc, cao chiết cồn

(22)

Liều dùng: 0,5 – 8 g bột/ngày; 1 – 8 g trà/ngày; 8 – 16 ml cao lỏng/ngày (1:8, chiết bằng ethanol 25%); 2 – 6 ml cao lỏng/ngày (1:8, chiết bằng ethanol 45%); 0,5 – 8 ml cao lỏng/ngày (1:1, chiết bằng ethanol 25%); 2 ml cao lỏng x 3 lần/ngày (1:1, chiết bằng ethanol 70%) [23]

Các chỉ định chính: Cai nghiện Benzodiazepin, hội chứng nghiện thuốc, động kinh, mất ngủ, đau dây thần kinh

Thành phần hóa học[2]

:Thƣờng sử dụng dịch chiết ethanol (40% - 90% v/v) hoặc methanol (60% v/v) hoặc aceton (40% v/v) chứa ít nhất 2,0% flavonoid tính theo vitexin (Dƣợc điển châu Âu). Các phân tích cho thấy thành phần hóa học của cây thuốc khá đa dạng:

Flavonoid: Chủ yếu là các C-glycosides của apigenin và luteolin, ví dụ: vitexin, isovitexin và dẫn chất 2"-β-D-glucosides, schaftoside, isoschaftoside, vicenin-2 và swertisin [[Hänsel et aL, 1994; Bradley, 1992; Wichtl, 2004; Barnes et aL, 1996; ESCOP, 2003; PDR for herbal medicines, 1998; Weniger and Anton, 1996]apigenin, luteolin glycosid (orientin, homoorientin, lucenin), kaempferol,

quercetin, rutin. Đặc biệt có 1 dẫn chất benzoflavon có nhóm thế ở vị trí 3 [Dhawan et aL, 2004]

Maltol [Hänsel et aL, 1994; Bradley, 1992; Barnes et aL, 1996; ESCOP, 2003; Weniger and Anton, 1996].

Alkaloid: Là các β-carboline alkaloid (harmaline, harmalol, harmol, harmine) ở dạng vết. [Hänsel et aL, 1994; Bradley, 1992; Wichtl, 2004; Barnes et aL, 1996; ESCOP, 2003; PDR for herbal medicines, 1998; Weniger and Anton, 1996].

Tinh dầu chứa 150 thành phần [Hänsel et aL, 1994; Bradley, 1992; Wichtl, 2004; Barnes et aL, 1996; ESCOP, 2003; PDR for herbal medicines, 1998; Weniger and Anton, 1996].

Gynocardin (một cyanogenic glycosid) [Hänsel et aL, 1994; Bradley, 1992; Wichtl, 2004; ESCOP, 2003; PDR for herbal medicines, 1998; Weniger and Anton, 1996].

Các thành phần khác: Carbohydrat, benzopyron, acid béo, dẫn suất gamma- pyron (maltol, ethylmaltol), passicol [5][11][26]

Cơ chế tác động của Lạc tiên tây vẫn chƣa biết rõ. Hoạt hóa thụ thể GABA bởi maltol và dẫn suất gamma-pyrone có thể là cơ chế giải lo âu và giảm đau của Lạc tiên tây [12]

. Harman alkaloid có tác dụng ức chế monoamine oxidase [7]. Lạc tiên tây thể hiện hoạt tính kháng viêm nhẹ [36]. Dịch chiết cồn Lạc tiên tây làm giảm phù viêm do carrageenan, ức chế di chuyển bạch cầu và tạo u hạt trên chuột nhắt, mặc dù tác dụng này kém hơn aspirin [4]

.

Phản ứng quá mẫn: Rất hiếm gặp [ESCOP, 2003]. Có 1 trƣờng hợp quá mẫn viêm mạch máu đã đƣợc báo cáo (Smith et al, 1993). Ngoài ra, có một số tác dụng

phụ đã đƣợc báo cáo, nhƣ: buồn ngủ, mất cảm đau, dation, thất điều, dị ứng, rối loạn nhận thức [1]

.

Báo cáo trƣờng hợp: Buồn nôn, nôn mửa, chậm nhịp tim, thay đổi điện tâm đồ bao gồm không liên tục, kéo dài QTc thay đổi sóng ST-T chƣa rõ nguyên nhân. Các dấu hiệu này mất khi ngừng sử dụng [9]

.

Có một báo cáo trƣờng hợp về triệu chứng mạch nhanh thất kèm theo nôn mửa dữ dội, tình trạng lơ mơ và kéo dài đoạn QT [Fisher et al, 2000) ở bệnh nhân liều tƣơng đƣơng 1,5 – 2g dƣợc liệu trong 2 ngày. Nguyên nhân chƣa rõ ràng do dữ liệu đầu vào không đầy đủ

Về mặt lý thuyết, các sản phẩm chứa Lạc tiên tây có thể gây buồn ngủ, làm giảm khả năng vận hành máy móc và lái xe [ESCOP, 2003]. Liều cao có thể làm giảm cảm giác đau [Banners et al, 1996].

Chống chỉ định: quá mẫn

Tƣơng tác thuốc:

- Với pentobarbital: Lạc tiên tây làm tăng tác dụng của pentobarbital .

- Với các benzodiazepin: Lạc tiên tây làm tăng tác dụng giảm đau của benzodiazepin bằng cách gia tăng gắn kết benzodiazepin với thụ thể GABA .

- Với thuốc chống đông: Lạc tiên tây có tác dụng cộng hợp với thuốc chống đông máu

- Với rƣợu: Lạc tiên tây gia tăng tác dụng giảm đau của rƣợu .

Kết quả nghiên cứu độc tính thực nghiệm:

Kết quả nghiên cứu độc tính cấp của cao chiết Lạc tiên tây: Đã xác định LD50 > 15 g/kg (uống, chuột cống, chuột nhắt); 3510 mg/kg (phúc mô, chuột

cống); 900 và 3140 mg/kg (phúc mô, chuột nhắt); > 10 g/kg (dƣới da, chuột cống) [Committee of experts on cosmetic products, 2001]

Kết quả nghiên cứu độc tính bán trƣờng diễn: Trên chuột cống đực uống liều 5 g dƣợc liệu khô/kg thể trọng trong 21 ngày không thay đổi trọng lƣợng, thân nhiệt và vận động kết hợp [ESCOP, 2003]. Uống liều 400 mg/kg liên tục trong 4 tuần chƣa thấy xuất hiện các dấu hiệu độc tính trên chuột cống [Weniger and Anton, 1996]

Độc tính di truyền: Không xuất hiện độc tính di truyền nhị bội thể trên

Aspergilus nidulans D-30 ở nồng độ 1,3 mg/ml dịch chiết (dƣợc liệu khô 16,2%,

cao ethanol 0,32%) [ESCOP, 2003].

Chƣa có thông tin về tác dụng gây ƣng thƣ, độc tính trên sinh sản và phát triển

Kết quả nghiên cứu tác dụng dược lý thực nghiệm

Nhóm Hänsel đã bắt đầu những nghiên cứu một số tác dụng dƣợc lý của Lạc tiên tây từ 1994. Tác dụng giảm đau của cao chiết cồn – nƣớc trên động vật gặm nhấm đƣợc ghi nhận, bao gồm tác dụng ức chế vận động tự nhiên và kéo dài giấc ngủ pentobarbital ở liều 50 – 400 mg/kg (tiêm phúc mô).

Gần đây, 1 dẫn chất benzoflavon ở C3 bao gồm vòng benzene ở vị trí 6, 7 của flavone đã đƣợc ly trích và đƣợc cho là hoạt chất chủ yếu của Lạc tiên tây thể hiện tác dụng giải lo âu ở liều uống 10 mg/kg trên chuột nhắt trắng. Dẫn chất này cũng thể hiện tác dụng đảo chiều trên chuột nhắt nhiễm morphin (liều 10 – 100 mg/kg), ngăn ngừa lệ thuộc nicotine ở chuột nhắt (10 – 20 mg/kg), ngăn ngừa sự lệ thuộc và chịu đựng Δ9

-THC trên chuột nhắt (10 – 20 mg/kg) và ngăn ngừa phụ thuộc ethanol trên chuột nhắt trắng (10 – 50 mg/kg). Chất này cũng có tác dụng chống lại sự lệ thuộc benzodiazepine trên chuột nhắt và tăng dục năng trên chuột cống già và ngăn ngừa biểu hiện giảm dục năng bởi ethanol, Δ9

-THC hoặc nicotine. Cơ chế tác dụng có thể là do sự ức chế enzyme aromatase (một thành viên

thuộc họ cytochrome P-450), dẫn đến sự ức chế chuyển hóa androgen thành oestrogen, qua đó tăng nồng độ testosterone tự do và giảm oestrogen tự do [Dhawan et aL, 2004]. Cho đến nay, hàm lƣợng trong dƣợc liệu và cấu trúc của benzoflavon này chƣa đƣợc biết rõ.

Kết quả ngiên cứu lâm sàng

Một nghiên cứu tiền cứu, ngẫu nhiên, placebo-đối chiếu đánh giá tác dụng dịch chiết Lạc tiên tây 45 giọt/ngày (Passipay™) phối hợp với viên nang giả dƣợc (n=18) so sánh với viên nang oxazepam liều 30 mg/ngày phối hợp với dung dịch giả dƣợc (n=18) trên bệnh nhân rối loạn lo âu tổng quát và chỉ số Hamilton Anxiety Rating hơn 14. Chỉ tiêu chủ yếu là thay đổi thang điểm Hamilton Anxiety Rating (HAM-A). Kết quả cho thấy Lạc tiên tây có tác dụng tƣơng tự oxazepam sau 4 tuần điều trị, nhƣng trị số trung bình tại ngày 28 không đƣợc mô tả. tác dụng phụ cũng giống nhau giữa các nhóm, bao gồm giảm đau, chóng mặt và nhầm lẫn, mặc dù có nhiều bệnh nhân nhóm oxazepam giảm hiệu suất làm việc. Lạc tiên tây có tác dụng tƣơng tự nhƣ oxazepam, nhƣng cần tiếp tục những nghiên cứu với cỡ mẫu lớn hơn [Akhondzadeh S, et aL Passionflower in the treatment of generalized anxiety: a pilot double-blind randomized controlled trial with oxazepam. J Clin Pharm Ther 2001;26:363-7]

Một tiền cứu, ngẫu nhiên, mù đôi đánh giá tác dụng của clonidin liều 0.3-0.8 mg/ngày có hoặc không kèm theo 60 giọt dịch chiết Lạc tiên tây/ngày liên tục trong 14 ngày trên các nam giới lệ thuộc thuốc phiện tình nguyện cai nghiện. Chỉ tiêu theo dõi chủ yếu Phân chia ngẫu nhiên mỗi nhóm gồm 30 ngƣời. Không có sự khác biệt giữa các nhóm. Các tác giả đã nhận định rằng Lạc tiên tây có khả năng cai nghiện thuốc phiện, nhƣng cần bổ sung các nghiên cứu khác [Akhondzadem S, et aL Passionflower in the treatment of opiates withdrawal: a double-blind randomized controlled triaL J Clin Pharm Ther 2001;26:369-73]

Một nghiên cứu mù đôi – giả dƣợc đƣợc thực hiện trên 60 bệnh nhân uống Lạc tiên tây (500 mg, Passipy™ IranDarouk) với mục đích giảm lo âu trƣớc phẫu thuật 90 phút. Tác dụng giải lo âu và giảm đau đƣợc đánh giá bằng thang điểm NRS (numerical rating scale) tại các thời điểm khác nhau trƣớc phẫu thuật. Chỉ số lo âu NRS giảm có ý nghĩa thống kê ở nhóm can thiệp tƣơng đƣơng nhƣ nhóm dùng giả dƣợc, cho thấy tác dụng giải lo âu trƣớc phẫu thuật của Lạc tiên tây không liên quan với thay đổi chức năng vận động. Cần tiếp tục các nghiên cứu khác để đánh giá tác dụng giảm lo âu của Lạc tiên tây trên bệnh nhân phẫu thuật [Movafegh A, et aL Preoperative oral Passiflora incarnata reduces anxiety in ambulatory surgery patients: a double-blind, placebo-controlled study. Anesth Analg. Jun 2008;106(6):1728-1732]

Theo công bố năm 2005 của Akhondzadeh, một thiết kế nghiên cứu ngẫu nhiên, mù đôi thực hiện trên 34 trẻ em (6 - 13 tuổi) đƣợc chẩn đoán mắc chứng rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD). Trong đó, 17 trẻ em đƣợc uống viên nén Lạc tiên tây (0.04 mg/kg/ngày) so sánh với 17 trẻ em khác uống methylphenidate (1 mg/kg/ngày). Chỉ tiêu theo dõi đƣợc đánh giá bởi cha mẹ và thầy cô ở các trƣờng học Iran. Chỉ số ADHD đều đƣợc cải thiện ở cả 2 nhóm sau 8 tuần và cũng không có sự khác biệt giữa 2 nhóm trẻ.

Tóm lại, Lạc tiên tây bắt đầu đƣợc sử dụng từ những năm 30 của thế kỷ (Madaus, 1938), bộ phận dùng thân cây (Dƣợc điển châu Âu) để điều trị mất ngủ, lo âu, động kinh, đau dây thần kinh và hội chứng cai nghiện thuốc phiện hoặc benzodiazepin. Hoạt chất của Lac tiên tây vẫn chƣa biết rõ. Ngƣời ta cho rằng các alkaloid (harman, harmaline) ức chế tạo thành monoamine oxidase, trong khi các thành phần khác, nhƣ maltol và các dẫn suất gamma-pyron là nguyên nhân kích hoạt thụ thể GABA receptors [7]. Về mặt lý thuyết, Lạc tiên tây có tác dụng giống nhƣ các thuốc giảm đau trung ƣơng (benzodiazepin, barbiturat, alcol) [37]. Một

nghiên cứu nhỏ đánh giá tác dụng giải lo âu của Lạc tiên tây tƣơng đƣơng oxazepam [3], nhƣng một báo cáo mang tính hệ thống khác lại cho rằng cần phải kiểm chứng tác dụng này thông qua các nghiên cứu ngẫu nhiên có đối chiếu [18]. Sử dụng Lạc tiên tây cho bệnh nhân trƣớc phẫu thuật có hiệu quả giảm nhẹ lo âu [19]

. Tuy nhiên, có một nghiên cứu lại nhận thấy 5 loại cao chiết khác nhau từ Lạc tiên tây thể hiện tác dụng giải lo âu trên chuột nhắt trắng. 2 trong các loại cao này không thể hiện tác dụng chống co giật gây bởi pentylenetetrazol [8]. Một số tác dụng phụ có thể gặp là giảm cảm giác đau, chóng mặt, suy giảm nhận thức, buồn nôn, nôn mửa, thay đổi ECG. Các tác dụng bất lợi này sẽ giảm khi ngƣng sử dụng thuốc[3][10]

Hiện nay, các nhà khoa học Việt nam đã bắt đầu nghiên cứu tác dụng an thần của một số cây thuốc tuy nhiên chƣa thấy có công trình nghiên cứu nào về về cây Lạc tiên tây .Lạc tiên tây chỉ mới đƣợc sử dụng nhƣ là những cây thuốc qua kinh nghiệm dân gian khác

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác dụng an thần và độc tính của cao chiết lạc tiên tây (passiflora incamata l) trên chuột nhắt trắng (Trang 28 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)